1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài - ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP ( Tiểu luận - ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP )

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức Kinh Doanh Trong Nội Bộ Doanh Nghiệp
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đạo Đức Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 68,14 KB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có thể được xem là tất cả những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG NỘI BỘ

DOANH NGHIỆP

BỘ MÔN:

ĐẠO ĐỨC

KINH

DOANH

VÀ VĂN

HÓA

DOANH

NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

I Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp 1

1 Khái niệm 1

1.1 Đạo đức kinh doanh 1

1.2 Nội bộ doanh nghiệp 1

1.3 Đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp 1

2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 2

II Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với nội bộ doanh nghiệp 3

1 Đối với các thành phần trong công ty: 3

2 Ý nghĩa: 3

III Xây dựng đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp 5

1 Biểu hiện của đạo đức trong nội bộ doanh nghiệp 5

1.1 Đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực 5

1.2 Đạo đức trong các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp 6

2 Xây dựng đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp 7

2.1 Thiết lập một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả 7

2.2 Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức 7

2.3 Thiết lập hệ thống kiểm tra và việc tuân thủ đạo đức 8

2.4 Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức 8

IV Ví dụ về đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp 8

Trang 3

I Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

1 Khái niệm

1.1 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh

1.2 Nội bộ doanh nghiệp

Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp Việc phân tích các yếu tố này của môi trường vĩ mô và môi trường ngành luôn đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, khi những yếu tố này có tác động gần như nhau đến các doanh nghiệp, thì yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công là các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp

1.3 Đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có thể được xem là tất cả những nguyên tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực của ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với cổ đông, nhân viên của mình Các tổ chức được xem là có đạo đức trong nội bộ doanh nghiệp thường có đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi luôn tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau trong các mối quan hệ Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn Các nhà lãnh đạo có thể cung cấp cơ cấu này bằng cách thiết lập các chương trình đạo đức chính thức và không chính thức, cũng như các hướng dẫn khác, giúp các nhân viên phải lưu tâm đến khía cạnh đạo đức trong quá trình đưa ra quyết định của mình Nhận thức của các nhân viên về công ty của mình là có một môi trường đạo

Trang 4

đức sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức Bên cạnh đó, khi các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng nhận được các chính sách phù hợp, được thõa mãn tâm lý bởi tính trung thực trong số liệu doanh thu và chất lượng sản phẩm thì sẽ tạo nên sự tin tưởng về mặt đạo đức của doanh nghiệp

2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh Nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô,

- Tôn trọng con người:

• Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác

• Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh  là chủ thể hoạt động kinh doanh

- Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể

Trang 5

chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công,…

• Với người lao động: Đãi ngộ, giao tiếp, lãnh đạo…

• Với cổ đông: Huy động vốn, thông tin, chia lãi…

II.Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với nội bộ doanh nghiệp

1 Đối với các thành phần trong công ty:

Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán

bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp; mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến khoa học công nghệ

Trong môi trường được xây dựng tốt đạo đức kinh doanh:

- Người lao động sẽ có một môi trường làm việc lành mạnh, mối quan hệ giữa

đồng nghiệp và với cấp trên hài hòa và ăn ý hơn

- Đối với những người lãnh đạo: làm việc với sự tôn trọng, sòng phẳng và góp ý

tranh luận tích cực đưa ra những quyết định đúng đắn hơn

- Giữa hội đồng quản trị cũng như giữa các cổ đông: Công ty phải đưa các báo

cáo, thông tin số liệu chính xác để đảm bảo tính minh bạch, lành mạnh, đảm bảo sự công bằng cũng như quyền lợi cho các cổ đông; luôn tìm hướng gia tăng giá trị thực của cổ phiếu để đảm bảo cổ tức cho cổ đông, tăng sự tín nhiệm

và kỳ vọng của cổ đông đối với công ty

Trang 6

2 Ý nghĩa:

Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh được coi là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Sự tồn vong cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình

Việc xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh chính là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Theo một công trình nghiên cứu của hai giáo sư thuộc Trường Đào tạo quản lý kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ) là John Kotter và James Heskeu (tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”), các công ty với những chuẩn mực và truyền thống đạo đức kinh doanh khác nhau thì đạt được những thành quả khác nhau Công trình nghiên cứu của hai giáo sư đã đưa ra những con số thống kê khá ấn tượng, theo đó, trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng thực hành đạo đức kinh doanh đã nâng được mức thu nhập của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Các công ty này cũng tăng được 90% giá trị

cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty không thực sự coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuận ròng, vượt xa các công ty không coi trọng việc thực hành đạo đức kinh doanh

Trang 7

Cụ thể ý nghĩa của đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp:

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng doanh nghiệp:

 Hiệu quả công việc ngày càng cao

 Chất lượng sản phẩm được cải thiện ngày càng tốt hơn

 Nhân viên và lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn hơn

 Lợi ích về kinh tế lớn hơn

 Các công ty liêm chính hơn sẽ được khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm

 Trở thành các đối tác lâu dài đáng tin tưởng khi hợp tác với các công ty, đơn

vị khác

 Các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp mà họ đầu tư, vì những yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự trung thành của người lao động:

 Trách nhiệm hợp đồng đầy đủ của doanh nghiệp, tạo được uy tín đối với người lao động

 Người lao động tin tưởng vào tương lai và sự phát triển của doanh nghiệp

 Việc doanh nghiệp trợ giúp cộng đồng làm cho người lao động tin rằng hình ảnh doanh nghiệp đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng

 Làm cho người lao động trung thành hơn với cấp trên và càm thấy vai trò có ích của họ

 Người lao động làm việc trong môi trường đạo đức sẽ tin rằng họ phải tôn trọng tất cả các đối tác và khách hàng

Trang 8

III Xây dựng đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

1 Biểu hiện của đạo đức trong nội bộ doanh nghiệp

1.1 Đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực

- Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động

Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử Phân biệt đối xử xuất phát từ định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác

- Đạo đức trong đánh giá người lao động

Đó là hành vi mà người quản lý đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến Nghĩa là người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó

để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó Các nhân tố như quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển

sự định kiến

- Đạo đức trong bảo vệ người lao động

Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo

vệ người lao động Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2 Đạo đức trong các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Tính ghen tỵ và lòng đố kỵ luôn tồn tại, nhất là trong xã hội hiện đại, khi cạnh tranh giữa các cá nhân ngày càng gay gắt, đặc biệt là tại công sở, nơi lòng đố kỵ thể hiện rõ nét nhất Có thể do ảnh hưởng của lối sống văn hóa xã hội và giáo dục, khi tại các nước phương Tây con người luôn ý thức đấu tranh với thiên nhiên, khi cạnh tranh ở công sở luôn cố gắng làm tốt công việc của mình, chính vì vậy sự đố

kỵ ở đây không quá rõ nét Còn tại các quốc gia châu Á, khi tư tưởng văn hóa mang đậm sự đấu tranh giữa con người và con người, cộng với phong cách làm việc lạc hậu và một môi trường lý tưởng để "lòng đố kỵ" tồn tại và phát triển

Một việc xảy ra gần như thông thường tại các cơ quan, đó chính là một khi sếp mới lên, sẽ là một sự thay mới hàng loạt các vị trí chủ chốt và các phòng ban quan

Trang 9

trọng Mọi người đều cho rằng lý do đơn giản là sếp mới muốn có một êkíp mới riêng của mình, để làm việc tốt hơn Nhưng cũng có trường hợp sếp mới lên đập tan bộ máy cũ, tạo dựng bộ máy mới cho dù bộ máy cũ làm việc hiệu quả, chỉ để chứng tỏ rằng mình hơn hẳn sếp cũ và thành công của mình không hề dựa vào những gì sếp cũ đã vạch ra, hay chỉ là tư tưởng muốn có cái gì đó cao xa hơn vị giám đốc cũ Nhưng để có được thành công của ngày hôm trước thì những người mới lại cần có một thời gian dài để thích nghi

Tình trạng ma cũ ganh tỵ ma mới đã không còn là chuyện lạ Nhưng ngay cả các

ma cũ cũng sẵn sàng tỵ hiềm lẫn nhau khi có những xung đột nhỏ không giải quyết được Những chuyện như tranh giành khách hàng của nhau, can thiệp vào "đất" của người này người kia, kỹ năng chăm sóc khách hàng , luôn là những xung đột xảy

ra giữa chị và nhiều đồng nghiệp Không dừng lại ở đó, họ còn móc cạnh, nói xấu, nhằm hạ gục đối phương nhanh chóng Tình trạng cạnh tranh, nói xấu, châm chích nhau xảy ra phần lớn ở các công ty nhà nước và tư nhân, riêng công ty nước ngoài thì ít bộc lộ ra bên ngoài hơn

Ví dụ: Chị Thu Thủy, nhân viên kế toán mới công ty Cao su Việt Nam (quận 3) kể,

chẳng hiểu vì lý do gì, một đồng nghiệp nữ rất ghét mình Cô ta thường xuyên lôi những lỗi trời ơi ra để "đấu tranh tâm lý" với chị Đỉnh điểm là người này đã lên phòng Tổ chức nhân sự mách chị đi làm không đúng giờ, gây mất đoàn kết trong công ty

Chị Quỳnh Hoa, marketing manager công ty bất động sản (quận 1) nói như than Dưới cấp của chị là 10 nhân viên, nhưng chia bè cánh đến 2, 3 phe Chỉ một việc dàn xếp trật tự ổn thỏa của các phe đã khiến chị nhức đầu Trong khi công việc cuối năm cần tăng tốc để chốt hợp đồng, thu tiền dự án, thì chị lại phải nghe những bản thưa tội của nhân viên Cách duy nhất để chị yên ổn là áp dụng doanh số, không thì cắt thưởng, trừ lương

2 Xây dựng đạo đức kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp

2.1 Thiết lập một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả

Thiết lập một chương trình đạo đức sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các trách nhiệm pháp lý, giảm những khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công

Trang 10

chúng đối với những hành động sai trái Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều khi phải đối mặt không chỉ các vấn đề đạo đức mà còn phạm vào các vấn đề pháp lý, nhưng người quản lý không biết cách nào để đưa ra quyết đinh đúng đắn để giải quyết vấn đề

Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cao cấp, phải có sự tham gia của ban giám đốc hoặc là người chủ của tổ chức

Các cán bộ phụ trách chương trình đạo đức thường có những trách nhiệm sau:

- Phối hợp chương trình tuân thủ đạo đức với ban giám đốc, hội đồng quản trị

- Phát triển, duyệt và phổ biến bản quy định đạo đức

- Phát triển giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức

- Thiết lập hệ thống kiểm tra để xác định tính hiệu quả của chương trình

- Xem xét và chỉnh sửa để nâng cao hiệu quả của chương trình

Các cán bộ phụ trách chương trình phải làm cho chương trình phù hợp với phạm

vi, kích cỡ và lịch sử của doanh nghiệp

2.2 Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức

Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được những mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo

ra một môi trường có đạo đức

Các doanh nghiệp có thể phổ biến các quy tắc đạo đức trong tổ chức của họ thông qua các chương trình đào tạo

Những mục tiêu của một chương trình đào tạo đạo đức có thể là nhằm nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên về các vấn đề đạo đức, thông báo cho nhân viên các quy trình và luật lệ liên quan, nhằm xác định những người có thể giúp các nhân viên giải quyết các rắc rối về đạo đức

2.3 Thiết lập hệ thống kiểm tra và việc tuân thủ đạo đức.

Sự tuân thủ đạo đức có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên Doanh nghiệp tiến hành thành lập một hệ thống kiểm soát nội bộ để các nhân viên

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w