Giới thiệu chung:Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kỳ thuận lợi về phát triển giao thương, kinh tế nên quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tương đối sớm và rất nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
MÔN HỌC: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN:
Tác động của đô thị hóa đối với thành phố Hồ Chí Minh
LỚP: L15 – NHÓM: Trinh Ngoạn Hưng GVHD: NGUYỄN THÁI ANH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Trang 2Mục lục
I Giới thiệu chung: 3
II Nội dung: 4
1 Khái niệm: 4
2 Thực trạng, nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh: 4 2.1 Nguyên nhân: 4
2.2 Thực trạng: 5
3 Tác động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh 9
3.1 Tác động tích cực: 9
3.2 Tác động tiêu cực: 10
4 Giải pháp cho những vấn đề tiêu cực của đô thị hóa: 11
III Kết luận: 13
IV Tài liệu tham khảo: 14
Trang 3I Giới thiệu chung:
Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kỳ thuận lợi về phát triển giao thương, kinh
tế nên quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tương đối sớm và rất nhanh chóng Là thành phố lớn nhất Việt Nam, phát triển còn rất trẻ, thành phố này còn là khu vực có nền kinh tế năng động nhất cả nước- vừa là trung tâm văn hóa đồng thời là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước Với dân số gần 9,2 triệu (chiếm 9.3% dân số Việt Nam) nhưng thành phố đã nộp ngân sách gần 469.375 tỷ đồng(chiếm 26% tổng thu ngân sách cả nước), GDP chiếm tới 22% Đánh giá đúng vị trí trọng yếu của thành phố đối với đất nước, chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố công nghiệp có công nghệ cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam
Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự gia tăng dân số đô thị tại TP.HCM là điều khó tránh khỏi do làn sóng nhập cư từ các vùng lân cận và xa xôi Điều này đã và đang gây áp lực ngày càng lớn lên hệ thống hạ tầng, môi trường sống và tài nguyên của thành phố
Thứ nhất, hệ thống giao thông đường bộ ngày càng quá tải, ùn tắc trầm trọng khi nhu cầu di chuyển của dân cư đô thị tăng cao Việc nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại, bền vững là vấn đề cấp bách cần được giải quyết
Thứ hai, ô nhiễm môi trường từ khí thải, nước thải và rác thải sinh hoạt gia tăng là mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững Cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tình trạng ô nhiễm, đảm bảo môi trường sống lành mạnh
Bên cạnh đó, sự đô thị hóa cũng dẫn đến những thách thức về văn hóa, xã hội khi dân cư đô thị ngày càng đa dạng về nguồn gốc, trình độ Vấn đề an ninh trật tự, xung đột
xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được quan tâm
Để giải quyết các thách thức trên, cần có sự quản lý thông minh, bài bản từ chính quyền địa phương kết hợp với sự đầu tư hợp lý của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư
Trang 4Chỉ khi vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, giữ gìn ổn định xã hội, TP.HCM mới có thể tiếp tục phát triển đô thị bền vững trong tương lai
II Nội dung:
1 Khái niệm:
Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian Được phân loại thành như sau:
Loại thứ nhất, đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa
Loại thứ hai, đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa
2 Thực trạng, nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh:
2.1 Nguyên nhân:
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại TP.HCM có nhiều nguyên nhân góp phần Nguyên nhân hàng đầu là làn sóng nhập cư từ các vùng nông thôn, khu vực lân cận
đổ về thành phố với hy vọng tìm kiếm cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
Sự gia tăng dân số đô thị này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đô thị hóa
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của TP.HCM trong thời gian qua cũng
là một nhân tố lớn góp phần thúc đẩy đô thị hóa Với vai trò là trung tâm kinh tế hàng đầu
cả nước, thành phố đã thu hút được đông đảo lao động, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, dịch chuyển hoạt động về đây Điều này kích thích nhu cầu phát triển đô thị để đáp ứng
sự gia tăng dân số và hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị hóa đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng và ảnh hưởng sâu rộng Một số yếu tố chính đã thúc đẩy quá trình này bao gồm phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, chính sách phát triển đất đai, cải tạo và
Trang 5chỉnh trang đô thị, phát triển hạ tầng giao thông và đô thị, di dân và tăng trưởng dân số, cùng với sự mở rộng đô thị tự phát Từ những năm đầu của thập niên 90, TP HCM đã chủ động khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế thông qua việc cải tạo và phát triển thị trường bất động sản Sự thay đổi trong quan điểm về giá trị đất đai từ những năm 1990 đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ Thành phố cũng
đã tiến hành nhiều dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị, bao gồm tái định cư cho người dân
và xây dựng các khu dân cư mới Quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông đã được chú trọng thông qua các luật và quy định từ năm 2009 Sự xuất hiện liên tục của các khu nhà mới và con đường mới, cùng với sự lộn xộn về nhà đất ở các quận, huyện vùng ven, đã góp phần vào quá trình mở rộng đô thị tự phát của thành phố, khiến cho nó trở nên "lớn lên từng ngày"
Thực trạng:
Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố trực thuộc trung ương – là đô thị đặc biệt nằm trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh Có diện tích khoảng 2.095,239 kilomet vuông và mật độ dân số khoảng 4481 người/ kilomet vuông Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học,…; là đầu tàu về giao lưu kinh tế trong khu vực cũng như quốc tế;… Những yếu tố thuận lợi về vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên, con người và xã hội giúp cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành trọng điểm kinh tế ở phía Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung Sau đây là thực trạng đang diễn ra do đô thị hóa trên thành phố Hồ Chí Minh:
Nâng cấp cơ sở hạ tầng: PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Trưởng khoa Đô thị học, Đại học Quốc gia TP.HCM có bài luận từ tháng 12/2022 liên quan đến đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh: “Những thay đổi từ đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, ông nhận định rằng những thay đổi mạnh mẽ và ngoạn mục của đô thị hóa chỉ diễn ra sau những năm 1990
“Ở khu vực trung tâm của thành phố có một sự thay đổi đến chóng mặt, hơn 100 toà cao
ốc từ 30 tầng trở lên được nén chặt trong một diện tích chỉ có 930ha Các khu nhà ổ chuột
ở TP.HCM như nhà ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm dần nhường
Trang 6chỗ cho những khu nhà cao tầng, khu tái định cư khang trang hơn Mỗi lần đến các khu phố mới của Phú Mỹ Hưng ở khu vực Nam Sài Gòn, người ta không chỉ ngạc nhiên về cảnh quan môi trường lý tưởng ở đây, mà còn về cả một hệ thống dịch vụ đa chức năng hoàn hảo như: trường học, bệnh viện, siêu thị, ngân hàng, công viên, khu vui chơi giải trí.” 1
Thông qua các ví dụ, ta cũng có thể cảm nhận được một phần sự phát triển của đô thị hóa trước những năm 2000 Cho đến hiện nay, những thay đổi đó còn ngoạn mục hơn khi chứng kiến các công trình kiến trúc tại thành phố, những tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau, không thể không kể đến công trình biểu tượng của thành phố là Landmark 81 – tòa nhà cao nhất Việt Nam Hệ thống tàu cao tốc sắp đưa vào sử dụng và hệ thống dịch vụ công ngày càng nâng cấp của thành phố Hệ thống các công trình giao thông lớn như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Võ Văn Kiệt, cầu rạch Chiếc, cầu Phú Mỹ,… nối tiếp các khu vực trong thành phố hoặc việc kết nối các vành đai nhằm liên thông thành phố với các tỉnh, thành phố lân cận
Phát triển kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích cả
nước những lại đóng góp khoảng 47% GDP cả nước cũng như cho ngân sách quốc gia.
Để đạt được con số đó không thể không kể đến 3 ngành: ngành dịch vụ đóng góp 62,48% tổng sản phẩm trên địa bàn
1 https://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/6754-nhung-doi-thay-tu-do-thi-hoa-o-tphcm.html
Trang 7Theo thông tin từ bảng số liệu thống kê ta thấy “Năm 2021, tỷ trọng của 9 ngành dịch vụ lúc này đã chiếm tới 58,6% trong GRDP, chiếm 92,5% trong khu vực dịch vụ Trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp (15,3%), vận tải kho bãi (9,3%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,8%), tài chính ngân hàng (10,2%) - đây là những ngành là chủ đạo chiếm 40,6% trong GRDP, chiếm 64,1% nội bộ khu vực dịch vụ”.2
Các khu công nghiệp đóng góp 24,08% và nông nghiệp đóng góp 0,74% Theo
đó, thành phố đã đầu tư các khu công nghiệp từ đầu những năm 90, cho đến nay, TP có
3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.900 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%, và đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng là 24,08% Theo tin tức được đăng trên website “Cơ quan trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” lúc 8:44 ngày 16/6/2023, “lũy kế đến tháng 10/2022, các khu chế xuất, khu công nghiệp đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 45%; bình quân hàng năm các khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút hơn 260 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 58% vốn đầu tư nước ngoài của TP trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.” 3 Những con số lớn cho thấy sự thành công của các khu công nghiệp đem đến cho thành phố Hồ Chí Minh cũng như nước ta Đồng thời, ngành
Gia tăng dân số: Sự di dân từ các cùng lân cận đến thành phố khiến cho dân số ở đây
tăng cao trong nhiều năm trở lại đây Đô thị hóa sẽ khiến cho nền kinh tế ở đây phát triển mạnh dẫn đến cần nguồn nhân công dồi dào, người dân không chỉ đến đây để tìm kiếm một công việc ổn định dài lâu mà đồng thời họ cũng bị thu hút bởi các tiện ích và dịch vụ mà đô thị hóa mang lại Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số vào năm 2015 là khoảng 8,3 triệu người và chỉ mới 5 năm sau đó từ 2015 đến 2020 mà dân số đã tăng lên đến hơn 9,2
2 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-9-nganh-dich-vu-trong-tang-truong-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh-102967.htm#:~:text=HCM%3A%20ng%C3%A0nh%20D%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB
%A5%20%C4%91%C3%B3ng,d%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5%20(n%C4%83m%202020).
3 https://tphcm.dangcongsan.vn/tin-tuc/tp-ho-chi-minh-dong-gop-quan-trong-vao-phat-trien-cong-nghiep-cua-ca-nuoc-601663.html
Trang 8triệu người Nhưng theo nguồn tin từ báo Công an Nhân dân, được đăng lên website “Công
an nhân dân online” từ 24/08/2022 có đề cập đến số dân thực tế mà Công an thành phố thu
thập được là khoảng 13 triệu người bao gồm cả 3 triệu người nhập cư
6,230,090
7,401,078
8,307,090
9,226,160 9,166,084 9,388,177
Số dân
Số dân
Biểu đồ dân số của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1995 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê Quyết định số 24/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ “Dự báo dân số
TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 đạt khoảng 10 triệu người, khách vãng lai và người tạm
trú dưới 6 tháng khoảng 2,5 triệu người” nhưng thực tế, chúng ta đã đạt được những số
liệu này từ năm 2020, sớm hơn 5 năm so với dự kiến Dân số tăng nhanh dẫn đến báo
động trong giáo dục của thành phố, học kỳ mới tính từ ngày đăng bài báo này, “Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học mới này tổng số lượng học sinh các cấp của
thành phố lên đến 1,7 triệu em, tiếp tục tăng 21.800 em so với năm học trước”.4
3 Tác động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
4https://cand.com.vn/doi-song/he-luy-tu-tang-dan-so-thuc-te-o-tp-ho-chi-minh-i665063/
Trang 93.1 Tác động tích cực:
Quá trình đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã mang lại nhiều tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội Trước hết, đô thị hóa
đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế của thành phố thông qua phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn, thu hút hàng triệu lao động và tạo ra nguồn giá trị sản xuất lên tới hàng chục tỷ USD hàng năm Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm khoảng 30% GDP của thành phố Hoạt động du lịch cũng đạt được những kết quả ấn tượng với lượng khách gần 30 triệu lượt người, doanh thu 45 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 500.000 lao động năm 2022
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh, cơ sở hạ tầng của thành phố cũng được cải thiện đáng kể Hệ thống giao thông công cộng được mở rộng với 3 tuyến metro đi vào hoạt động, giúp giảm ùn tắc giao thông Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông ngày càng hoàn thiện với tỷ lệ cấp nước sạch đạt 95% hộ gia đình Hệ thống y tế, giáo dục cũng được đầu tư mạnh với hàng chục bệnh viện, trường học và cơ sở y tế mới
ra đời
Đô thị hóa tại TPHCM cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của thành phố thông qua việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài lên tới 8 tỷ USD năm 2022, cũng như sự hiện diện của hàng trăm nghìn doanh nghiệp nước ngoài Thành phố còn là điểm đến của nhiều sự kiện văn hóa, học thuật quốc tế lớn, thúc đẩy giao lưu và trao đổi quốc tế
Đô thị hóa không chỉ mang lại tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc hiện đại hóa các tiện ích công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí và xây dựng các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao Đồng thời, quá trình này cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt trong các ngành dịch vụ và công nghiệp, giúp nâng cao thu nhập và đời sống của người dân Sự phát triển về hạ tầng giáo dục, đào tạo cũng là một tác động tích cực đáng kể khi thành phố đã có nhiều trường đại học, cao đẳng mới và các chương trình giảng dạy chất lượng cao được triển khai
Trang 10Tóm lại, quá trình đô thị hóa đang mang lại những tác động rất tích cực trên nhiều bình diện khác nhau cho Thành phố Hồ Chí Minh, từ tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, hội nhập quốc tế, cải thiện chất lượng cuộc sống đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đây là những bước đi quan trọng để TPHCM ngày càng giữ vững vai trò trung tâm kinh tế - tài chính - đô thị lớn nhất cả nước
3.2 Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những thành tựu tích cực, quá trình đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề và thách thức lớn Một trong những tác động tiêu cực nghiêm trọng nhất là gia tăng ô nhiễm môi trường Số lượng phương tiện giao thông
cá nhân đã tăng lên đáng kể, với 9,5 triệu xe máy và 800.000 ô tô, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí Hơn 70% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý một cách đầy đủ, gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt và ngầm Tiếng ồn cao từ giao thông và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân
Một thách thức khác mà đô thị hóa tại TPHCM phải đối mặt là tình trạng chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống giữa các tầng lớp trong xã hội Khoảng 7% dân số thành phố, tương đương 700.000 người vẫn phải sinh sống trong các khu ổ chuột với điều kiện rất khó khăn Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đạt 6.000 USD/năm, gấp 2,5 lần mức trung bình cả nước, nhưng khoảng cách giữa nhóm giàu và nghèo vẫn rất lớn Tỷ lệ học sinh bỏ học ở khu vực nghèo cao gấp 2-3 lần so với khu vực giàu có
Quá trình đô thị hóa còn gây ra nhiều vấn đề xã hội đáng lo ngại Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp tiếp tục gia tăng ở một số khu vực trung tâm thành phố Nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục tăng cao trong khi năng lực cung ứng chưa theo kịp, dẫn đến tình trạng quá tải và chất lượng dịch vụ giảm sút Điều này làm gia tăng những phản ứng bất bình từ người dân thể hiện qua các cuộc biểu tình phản đối bất bình đẳng xã hội diễn ra thường xuyên hơn