1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học 'đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá là nhân tố quan trọng để phát triển tư duy độc lập sáng tạo và đổi mới phương pháp học tập trong sinh viên địa lí, trường

6 996 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 327,26 KB

Nội dung

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRONG SINH VIÊN ĐỊA LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ P

Trang 1

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

ĐÁNH GIÁ LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN

TƯ DUY ĐỘC LẬP SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRONG SINH VIÊN ĐỊA LÍ,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

INNOVATION OF MODE AND METHOD OF CONTROLLING AND

EVALUATING IS THE KEY FACTOR TO DEVELOP INDEPENDENT AND CREATIVE THINKING TO INNOVATE THE STUDY METHOD OF

PEDAGOGY STUDENTS OF DANANG UNIVERSITY

ĐẬU THỊ HOÀ

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Bài viết này phân tích nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học và sự cần thiết của việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học nói chung và sinh viên địa lí nói riêng Đồng thời đề xuất một số hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá có

ưu thế trong việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học và tự nghiên cứu cho sinh viên

ABSTRACT

This article aims to analyse and clarify the scientific basis and the need of the innovation of the forms, methods of study and study results of students in general, especially Geography students Concurrently, the writer puts forward some pre-eminent forms and methods of controlling and evaluating students' study results that can develop their independent and creative thinking and train their self-conciousness in study and research

1 Đặt vấn đề

Việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của sinh viên có vai trò rất quan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học, nó lại vừa có vai trò bánh lái, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy và giúp sinh viên thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao Thập niên gần đây để đáp ứng với nhu cầu của thời kì mới, giáo dục đại học đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo, tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nghiên cứu một cách đúng mức, nhiều khi còn tùy tiện, chủ quan, thiếu chính xác, hình thức chủ nghĩa, nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thực chất còn nhiều vấn đề bất cập trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho

xã hội Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt được mục đích mong muốn

Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Vấn đề đặt ra là phải xác định cho được những cơ sở lí luận, thực tiễn của việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó xác định các hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra

Trang 2

đánh giá cho phù hợp Về thực chất đây là những nghiên cứu của việc đổi mới dạy học theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại

2 Cơ sở khoa học của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên

2.1 Cơ sở lí luận của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá

- Để đáp ứng với nhu cầu CNH, HĐH đất nước, hòa nhập vào trào lưu chung của thế giới, mục đích chung của nền giáo dục nước ta là tạo nên nhân cách Việt Nam: Đào tạo ra lớp thanh niên có văn hóa, có khoa học kỹ thuật, tích cực, năng động, sáng tạo, có khả năng lao động với năng suất cao trong một nền công nghệ tiên tiến, có ý chí vươn lên vì sự thành đạt, tiến bộ của bản thân và sự phồn vinh của đất nước Từ mục đích chung này, mỗi cấp học, ngành học đều phải xác định mục đích cho mình nhằm đạt đuợc mục đích chung

- Mục đích của giáo dục đại học hiện nay là: Đào tạo ra lớp sinh viên có trình độ chuyên môn và kĩ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn đào tạo Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có các năng lực chủ động, sáng tạo, có óc phê phán, có tính nhạy cảm với thực tiễn Do đó nhiệm vụ của giáo dục đại học phải tập trung vào 3 lĩnh vực: Thứ nhất là dạy nghề: giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành về một ngành nghề nhất định Thứ hai là dạy phương pháp: giúp sinh viên phát triển năng lực trí tuệ (tư duy, nhận xét, di chuyển các hành động trí tuệ, tổ chức lao động trí óc một cách khoa học ), năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học và tự nghiên cứu Thứ ba là dạy thái độ: bồi dưỡng cho sinh viên trở thành người có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân

Sự thay đổi về mục đích, nhất thiết đòi hỏi phải thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học, và vì thế trong hệ thống các thành tố của quá trình dạy học, với sự tương quan nhất định cần phải có cách kiểm tra, đánh giá phù hợp với sự thay đổi của mục đích, nội dung và phương pháp dạy học Việc kiểm tra đánh giá ở đại học cũng phải nhằm vào các hướng trên,

để các thành tố của quá trình dạy học mới có thể tác động tương hỗ và thúc đẩy cả hệ thống phát triển, có như thế chất lượng giáo dục mới được nâng cao

- Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức Đó là nền kinh tế đặc trưng bằng sự đổi mới kiến thức liên tục với sự bùng nổ thông tin phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực liên ngành và đa ngành Khối lượng thông tin lớn, hiện đại, được truyền tải dưới nhiều loại hình

và trên nhiều phuơng tiện, chúng ta có thể tiếp cận thông tin và lấy thông tin ở mọi nơi, mọi lúc Trong bối cảnh này, việc đào tạo sinh viên ở bậc đại học cần phải thay đổi Người dạy không hướng chủ yếu vào cung cấp kiến thức, tích lũy kiến thức và cũng không nên chú trọng vào kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ kiến thức và tích lũy được bao nhiêu kiến thức, mà phải dạy cho sinh viên phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin vào những trường hợp cụ thể một cách sáng tạo, phải bồi dưỡng cho sinh viên khả năng thích ứng, mềm mại nhằm phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đáp ứng với nhu cầu của xã hội Vậy kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi: kiểm tra, đánh giá phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin, cách vận dụng thông tin để giải quyết những vấn đề cụ thể một cách sáng tạo Đây chính là nhu cầu mà xã hội đòi hỏi ở giáo dục đại học trong việc cung cấp nguồn nhân lực

Trang 3

2.2 Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá

Từ gần nửa thế kỉ trước đây, thế giới đã đưa ra 3 mục tiêu dạy học là: nhận thức (cognitive), kĩ năng (psychomotor) và cảm xúc (affective) hay còn gọi là phẩm chất nhân văn, [Bloom, 1956] Ở nước ta, hơn nửa thế kỉ qua, việc dạy học mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhận thức, còn các mục tiêu khác bị xem nhẹ hoặc không chú ý tới Ngay trong mục tiêu nhận thức vốn có 8 bậc: biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo, thì chúng ta cũng chỉ chú ý và cố gắng đạt các mục tiêu ở bậc thấp là biết và hiểu Hay trong mục tiêu kĩ năng có 5 bậc: bắt chước, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự động hóa, giáo viên nếu có chú ý tới thì cũng chỉ ở mức bắt chước mà chưa hướng tới các mục tiêu ở mức độ cao hơn Điều này thể hiện rất rõ ràng trong chế độ thi cử và kiểm tra đánh giá kết quả của nước ta Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên từ nhiều năm nay được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ GD - ĐT hoặc của các trường qua các kì thi học phần, thi tốt nghiệp

- Về hình thức kiểm tra, thi: hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức như: viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Đề thi viết thời gian có thể từ 60 phút đến 180 phút, các vấn đề nêu ra trong đề nhiều nhất cũng chỉ là 3 câu hỏi

Thi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhưng thời lượng kiến thức và thời gian kiểm tra cho sinh viên càng eo hẹp hơn, mỗi sinh viên được hỏi một vấn đề nhỏ trong thời gian từ 5 đến 10 phút

Trắc nghiệm có thể có từ vài chục đến trăm câu hỏi với nhiều cách khác nhau như: lựa chọn, đúng sai, sóng đôi, tự luận

Nhưng tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằm mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà sinh viên đã được học Cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận được

Ví dụ: Đối với khoa Địa lí, các đề thi, kiểm tra thường là: Trình bày khái niệm, phân tích mối quan hệ, mô tả hiện tượng và giải thích nguyên nhân Điều này cũng chỉ đánh giá được mức độ nhận thức biết và hiểu của sinh viên, chưa thể đánh giá được các mức độ nhận thức như: tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo của sinh viên

Việc đánh giá về kĩ năng cũng chỉ là việc bắt chước lập lại một kĩ năng nào đó, hoặc hoàn thành một kĩ năng theo chỉ dẫn mà thôi

Ví dụ: Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng thường là: Hãy thành lập các biểu đồ, lát cắt, sử dụng bản đồ để xác lập mối quan hệ giữa một số yếu tố

- Về thời lượng và thời gian: mỗi một học phần có từ 2 đến 6 đơn vị học trình, theo quy định mỗi học trình có một bài kiểm tra và kết thúc học trình có một bài thi Kết quả các bài kiểm tra học trình không được tính vào kết quả thi, chỉ là điều kiện thi cho nên cả giáo viên và sinh viên đều không quan tâm chú trọng Bài thi được tiến hành vào cuối học kì nên trong suốt quá trình học tập sinh viên không có động lực thúc đẩy quá trình tự học, đến cuối học kì chỉ cần dành một thời gian ngắn trong 2- 3 tuần ôn và thi để tu luyện, việc tự học và tự

Trang 4

nghiên cứu trong đại đa số sinh viên rất hạn chế Không những thế để đối phó với đề thi nhiều sinh viên còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chưa khách quan Thực tế việc kiểm ta đánh giá ở các trường đại học hiện nay đã phản ánh rõ nét việc dạy và học, điều đó chưa thể nói được chất lượng đào tạo đại học của nước ta đã đạt được mục tiêu đào tạo và đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kì mới

Trong lí luận dạy học đại học có nêu: kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học, điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học Trong bối cảnh và nội hàm chất lượng đã trình bày, việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường đại học là cần thiết và cấp bách Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như:

- Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậc của năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong

- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, đặc biệt ở đại học cần chú trọng và ưu tiên cho các hình thức: bài tập lớn, tiểu luận, tổng luận môn học Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập

- Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đào tạo (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức đào tạo)

3 Một số hình thức kiểm tra đánh giá có ưu thế trong việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho sinh viên nói chung và sinh viên địa lí nói riêng

Trong dạy học đại học hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập, niên luận Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn chế riêng trong kiểm tra các mặt chất lượng học tập của sinh viên

Kiểm tra viết (tự luận), đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó dễ

sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài Hạn chế của hình thức này được nhiều người nói đến là nếu đề thi và đáp án không tốt thì rất khó có thể đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề của người học, hình thức này cũng rất dễ làm cho sinh viên học tủ, học lệch

Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: đây là hình thức có nhiều ưu điểm, cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ học lệch Nhưng nếu bộ câu hỏi không đúng chất lượng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, bắt sinh viên học vẹt mà thôi

Các hình thức như, tiểu luận, bài tập lớn, còn ít được coi trọng và đôi khi được sử dụng khá tùy tiện, nhiều giáo viên thiếu cẩn trọng dẫn tới sinh viên chủ yếu là sao chép tài liệu

Chúng ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học đại học, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá được sự hiểu biết và vận

Trang 5

dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề thì còn rất hạn chế Để bổ khuyết cho vấn đề này chúng tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và nội dung của mỗi học phần, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ vào cuối học trình, kết hợp các loại hình khác nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng điểm đánh giá cả học phần

Qua nghiên cứu lí luận, và qua thực tế nhiều năm dạy học, chúng tôi nhận thấy: đối

với sinh viên nói chung và sinh viên địa lí nói riêng, các hình thức kiểm tra đánh giá như: Báo

cáo thực địa, tiểu luận, bài tập lớn, tổng luận môn học có rất nhiều ưu thế trong việc phát

triển tư duy độc lập sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học một cách cụ thể và rõ ràng Bởi vì các hình thức trên đều đòi hỏi khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, tự lựa chọn phương pháp để giải quyết một vấn đề nào đó của sinh viên, và nó phải trải qua một thời gian cần thiết Thực chất của các dạng kiểm tra này chính là kiểm tra khả năng tự nghiên cứu và khả năng thao tác tư duy của sinh viên Vì mục tiêu của việc thực hiện các báo cáo, tiểu luận, bài tập lớn, chính là:

- Khám phá các thuộc tính của sự vật hiện tượng

- Phát hiện những quy luật vận động của sự vật hiện tượng

- Vận dụng những quy luật để giải quyết, để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật Mục tiêu trên muốn thực hiện được thì phải thông qua những chức năng cụ thể của việc nghiên cứu và những khả năng thao tác tư duy cơ bản của bản thân người nghiên cứu như là:

- Khả năng mô tả: đó là khả năng ghi lại những dữ kiện thực nghiệm hoặc khả năng quan sát đưa ra một hệ thống tri thức giúp cho người đọc có một công cụ nhận dạng, phân biệt được sự khác nhau giữa các sự vật hiện tượng Việc mô tả được thực hiện thông qua ngôn ngữ thông thường, hoặc bằng các phương tiện đặc biệt tạo thành ngôn ngữ khoa học như kí hiệu,

ma trận, đồ thị

- Khả năng giải thích: đó là khả năng đưa ra được những thông tin thuộc về bản chất của sự vật để nhận dạng chúng Giải thích đề cập đến nhiều khía cạnh như nguồn gốc, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành chỉnh thể, liên hệ giữa các quá trình bên trong và các yếu tố bên ngoài sự vật, nguyên nhân và hậu quả của tác động vào sự vật và giải thích quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật

- Khả năng tiên đoán: đó là khả năng dựa trên những kinh nghiệm, dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp một số vấn đề lí luận và thực tiễn, dựa vào sự tính toán những quy luật phát triển khách quan để đoán trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội chưa quan sát được, hoặc còn chưa xác định được

- Khả năng sáng tạo: đó chính là khả năng mà người nghiên cứu giải quyết một vấn đề theo cách riêng của mình để tạo ra một giải pháp mới Giải pháp được bàn đến ở đây chứa đựng một ý nghĩa tổng quát nhất bao gồm các phương pháp, phương tiện và các biện pháp cụ thể

Như vậy khi tiến hành làm một hoạt động nghiên cứu, cho dù là báo cáo hay tiểu luận, bài tập, thì người thực hiện cũng phải vận dụng một cách tối đa nhất những năng lực tư duy

và năng lực thao tác của bản thân như: quan sát, mô tả, tìm tòi, phân tích, so sánh, đối chiếu,

Trang 6

tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất giải pháp nhờ đó mà năng lực độc lập và sáng tạo thể hiện và phát triển Hơn nữa để tiến hành một bài tập nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung thời gian để tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu thập thông tin và xử lí, sắp xếp thông tin, giúp cho sinh viên tận dụng thời gian vào học tập, tránh được thời gian nhàn rỗi, mùa vụ như các hình thức kiểm tra khác Kết quả của các báo cáo thực địa, tiểu luận, bài tập lớn và tổng luận môn học cho phép giáo viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức về kiến thức,

về kĩ năng, đặc biệt là đánh giá được khả năng thao tác tư duy độc lập và khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, đó cũng chính là mục tiêu cao nhất của giáo dục đại học

Để tiến hành các loại hình kiểm tra này một cách có hiệu quả, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể với các yêu cầu rõ ràng của giáo viên, kết hợp tư vấn và giúp đỡ sinh viên kịp thời lúc cần thiết Cũng cần phải chọn sinh viên có đủ điều kiện để thực hiện các loại hình này, tránh trường hợp vì quá khả năng mà bỏ nửa chừng

Hiện nay Đại học Đà Nẵng và nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã khuyến khích sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo chuyên đề trong từng môn học, ở nhiều trường kết quả của các hình thức này được tính 30% điểm trong điểm thi của học phần đó Điều này cũng đã kích thích và phát huy được năng lực độc lập học tập và nghiên cứu của sinh viên, tuy nhiên cũng chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể và cũng chưa thực hiện rộng rãi, thống nhất ở mọi trường đại học nên việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các trường đại học cũng có sự chênh lệch và khác nhau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Đào tạo - TTĐBCLĐT&NCPTGD - ĐHQG Hà Nội, Phương pháp giảng dạy,

học tập, kiểm tra đánh giá và quản lí lớp đông sinh viên, Tài liệu Xem mi na, Hải

phòng, 2001

[2] Ngô Doãn Đãi, Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo,

Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 [3] Đậu Thị Hòa, Sinh viên nghiên cứu khoa học - Đó chính là con đường của sự tìm tòi

độc lập và sáng tạo, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học "Phương pháp dạy và học địa lí", Đại

học Sư phạm Đà Nẵng, 2004

[4] Nguyễn Đình Hòe, Cải tiến phương pháp giảng dạy đại học nhằm thích ứng với nền

kinh tế chi thức, Tài liệu tham khảo phương pháp giảng dạy đại học, Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001

[5] Nguyễn Đức Vũ, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá ở đại học, Kỉ

yếu Hội thảo Khoa học "Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học", Huế,

2005

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w