tự thế giới
+ ASEAN có nguồn vốn hạn hẹp, tỉ lệ thấp, lạc hậu về kĩ thuật, trình độ giáo dục thấp => hạn chế trong việc tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế đầy sôi động.
+ Sự thay đổi trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh đã tác động đến sự phát triển của các nước ASEAN nói chung và liên kết giữa các thành viên nói riêng. Quan hệ “cho và nhận” chuyển sang quan hệ “có đi có lại”: Thái độ của Mỹ và các nước phương Tây đối với ASEAN là nhằm mục đích kìm chế sự ảnh hưởng đang mạnh lên của Trung Quốc; Trung Quốc ngày càng có sự ảnh hưởng lớn ở ASEAN, với những leo thang tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
2. Triển vọng liên kết ASEAN và một số suy nghĩ ban đầu 2.1. Các xu hướng (kịch bản) liên kết ASEAN 2.1. Các xu hướng (kịch bản) liên kết ASEAN
ASEAN ra đời chủ yếu là sự hợp nhất ý nguyện của các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước Đông Nam Á phát triển theo khuynh hướng chủ nghĩa tư bản. Mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy hợp tác về kinh tế - xã hội nhưng thực chất hợp tác chính trị - an ninh mới là chính. Còn việc liên kết kinh tế ASEAN mới chỉ bắt đầu diễn ra từ đầu những năm 90 khi AFTA ra đời, nhưng kết quả còn hạn chế.
Kịch bản 1: nếu trật tự đa cực được xác lập một cách rõ ràng và các nguyên tắc truyền thống của ASEAN vẫn được duy trì thì ASEAN có điều kiện hơn để trở thành một cộng đồng các quốc gia độc lập, phát triển bền vững và đồng đều hơn, có mức độ liên kết chặt chẽ hơn, nhưng các thành viên không mất đi bản sắc chính trị và văn hóa riêng của mình.
Kịch bản 2: Tuy nhiên, hiện tại và trong những năm sắp tới với sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa và sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ASEAN; Đặc biệt có sự tác động của yếu tố Đông Bắc Á (ASEAN + 3) => sự thống nhất mang tính truyền thống của ASEAN đang bị xói mòn và đang có ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện AFTA.
- Nếu ASEAN + 3 phát triển mạnh lên, hợp tác chặt chẽ với nhau, ASEAN có thể bị Nhật Bản hay Trung Quốc khống chế, có thể hòa tan trong Đông Á và mất vai trò độc lập của mình.
- Nếu hợp tác Đông Á yếu đi, không mang lại kết quả, có thể sẽ làm cho một số nước ASEAN phân hóa trở lại liên kết chặt chẽ với Mỹ và phương Tây, hoặc với riêng Trung Quốc hoặc Nhật Bản.
2.2. Một số suy nghĩ ban đầu: Liên hệ Việt Nam trong việc liên kết ASEAN
- Cần chủ động, tăng cường thúc đẩy hơn nữa việc tham gia thực hiện các chương trình hợp tác và liên kết ASEAN.
- Việt Nam nên tiến hành hội nhập từng bước, mở cửa thị trường dần dần với lộ trình hợp lý.
- Việt Nam bên cạnh việc cố gắng phát huy khai thác những mặt tích cực của ASEAN, đồng thời coi trọng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, các nước lớn và bạn bè truyền thống, nhất quán phương châm đa phương
hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả các nước và luôn củng cố nền quốc phòng trong nước.