Bình luận nội dung

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 27 - 29)

Tác giả đã có một công trình nghiên cứu chi tiết về tổ chức ASEAN và sự liên kết khu vực ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa, thông qua 4 chương với 4 vấn đề của ASEAN được xâu chuỗi lại trên nền tảng của toàn cầu hóa.

Về Chương I: Sự hình thành và các giai đoạn tiến triển của ASEAN. Tác giả đã phân tích các nhân tố dẫn đến việc hình thành ASEAN và thái độ của các nước lớn về ASEAN; Phân chia sự phát triển của ASEAN thành 3 giai đoạn với các mốc thời gian có ảnh hưởng trực tiếp đến ASEAN như 1967 – 1976; 1977 – cuối những năm 80; đầu thập niên 90 – nay => giúp các vấn đề về ASEAN được hệ thống hóa => Bao quát toàn bộ tiến trình phát triển của chủ nghĩa khu vực ASEAN Về Chương II: Tác động của toàn cầu hóa đến liên kết ASEAN. Tác giả đã trình bày các khái niệm về toàn cầu hóa dựa trên nhiều khía cạnh => Góp phần cho thấy sự tác động của toàn cầu hóa mang tính toàn diện đối với mọi quốc gia, cũng như các khu vực trên thế giới; Phân tích những biểu hiện và yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa => Tác giả đã chứng minh toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại và nó là thước đo cho sự phát triển bền vững của các quốc gia; Đặc biệt là phân tích, lập luận chặt chẽ về thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với liên kết ASEAN.

Về Chương III: Thích ứng của ASEAN trước toàn cầu hóa. Tác giả đã thông qua phân tích, thể hiện các hành động, việc làm của ASEAN để ứng biến với những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đến sự liên kết ASEAN.

Về Chương IV: Triển vọng liên kết ASEAN bước vào thế kỷ XXI. Đây là những dự báo của tác giả về triển vọng liên kết ASEAN trong tương lai và nó rất hợp lý khi tác giả dựa trên sự tác động của toàn cầu hóa (xu thế tất yếu) và những thành tựu mà ASEAN đã làm được từ khi thành lập đến nay (thực tiễn hoạt động). Đồng thời, đưa ra dự đoán về những thách thức mới trong thời đại mới sẽ dẫn đến sự biến động của chủ nghĩa khu vực ASEAN (mở rộng hợp tác song phương, đa

phương như ASEAN + 3…). Từ đó, tác giả liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong việc hợp tác khu vực và là thành viên của ASEAN thì cần phải làm gì để ứng phó với toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, ở phần “sự ra đời của ASEAN” trong các nhân tố mà theo tác giả dẫn đến sự hình thành ASEAN thì chưa có nhân tố gắn toàn cầu hóa. Mà những năm 60 của thế kỷ XX, toàn cầu hóa và liên kết quốc tế trở thành xu thế mạnh mẽ trên thế giới với việc ra đời của nhiều tổ chức hợp tác khu vực

như Cộng đồng than thép châu Âu, SEV, NATO,…=> Nhu cầu liên kết là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực là điều vô cùng cần thiết trên thế giới, trong đó có cả Đông Nam Á.

Tóm lại, công trình của tác giả trình bày rất chặt chẽ, chi tiết về sự liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đặc biệt là dự đoán của tác giả về 2 kịch bản về liên kết khu vực ASEAN trong thế kỷ XXI rất đáng được nghiên cứu, xem xét.

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG VIỆC GIA NHẬP ASEAN VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐỐI ASEAN VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI

VIỆT NAM

Quan Minh Nhựt

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ASEAN TRONG XU THẾ KHU vực hóa và TOÀN cầu hóa đề tài tóm tắt, NHẬN xét 5 tài LIỆU LIÊN QUAN đến TOÀN cầu hóa, KHU vực hóa và ASEAN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)