1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Nà Nội

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 39,45 MB

Nội dung

Bo cục bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, bố cục bài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc Chương

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

KINH TẾ - ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : THS ĐINH PHƯƠNG HOA

SINH VIÊN THỰC HIỆN : CAO VIỆT ĐỨC

MÃ SINH VIÊN : 19051440

LỚP : QH - 2019E - QTKD CLC2

HỆ : CHAT LƯỢNG CAO

Hà Nội- Thang 5 Nam 2023

Trang 2

TRUONG DAI HỌC KINH TE

VIEN QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

KINH TẾ - ĐẠI HOC QUOC GIA HA NOI

GIẢNG VIÊN HUONG DẪN : THS ĐINH PHƯƠNG HOAGIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : CAO VIỆT ĐỨC

LỚP : QH - 2019E - QTKD CLC2

HỆ : CHAT LƯỢNG CAO

Hà Nội- Tháng 5 Năm 2023

Trang 3

cùng sâu sắc cũng như cung cấp những nguồn thông tin khoa học cần thiết giúp bài

khóa luận tốt nghiệp của em trở nên hoàn thiện hơn

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé các thầy cô trong ViệnQuản Tri Kinh Doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tìnhtruyền đạt những thông tin, các kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện hỗ trợ

cho chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên

cạnh ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để em có thể tập trung thực hiện tốt khóaluận tốt nghiệp Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn/ các anh/ các chị vì

đã dành thời gian giúp em thực hiện khảo sát, góp phần cung cấp những sé liệu kháchquan giúp em có thê hoàn thành đề tài nghiên cứu

Do giới hạn về kiến thức cũng như khả năng lập luận, bài nghiên cứu không

thê tránh được những thiếu sót Vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp của các

thây, cô đê đê tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan dé tài nghiên cứu “Nghién cứu các yếu tô ảnh hướng đếnquyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc Gia Hà Nội” là một công trình nghiên cứu độc lập Các số liệu và kết quảnghiên cứu trong đề tài này là trung thực và hoàn toàn khách quan, không có sự saochép từ các đề tài nào có trước Mọi thông tin tham khảo từ nghiên cứu này đều đượctrích dẫn đầy đủ và cân thận

Nếu không đúng sự thật, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung đề tàinghiên cứu của mình.

Người cam đoan

Đức

Cao Việt Đức

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHU VIET TAT i

DANH MUC BANG iiDANH MUC HINH iv

MO DAU 1

1 Lý do lựa chọn dé tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Pham vi nghiên cứu 2

5 Cau hỏi nghiên cứu 3

6 Bồ cục bài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 4

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE

QUYÉT ĐỊNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn doanh nghiệp

làm việc 4

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới 41.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 71.1.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trỗng nghiên cứu 10

1.2 Các khái niệm và định nghĩa I1

1.2.1 Nguồn nhân lực 111.2.2 Quản trị nguồn nhân lực 121.2.3 Tuyển dụng 12

1.2.4 Việc làm 131.3 Các mô hình nghiên cứu về ý định hành vi 14

Trang 6

1.3.1 Các mô hình lý thuyết 141.3.2 Tổng hợp về các nhân tô ảnh hướng đến quyết định lựa chọn doanh

nghiệp 15

1.4 Khung phân tích của nghiên cứu 18

1.4.1 Mô hình nghiên cứu 19

1.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 19

CHUONG 2 23

QUY TRINH VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 23

2.1 Quy trình nghiên cứu 23

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 23

2.1.2 Quá trình nghiên cứu 25

2.2 Thiết kế nghiên cứu 28

2.2.1 Chọn mẫu 28

2.2.2 Thang đo chính thức và mã hóa thang đo 29

2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 34

2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang do 34

2.3.2 Phân tích nhân tổ khám phá EFA 35

2.3.3 Phân tích tương quan và hồi quy tuyễn tính 35

CHƯƠNG 3 39

THỰC TRẠNG QUYÉT ĐỊNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC

CUA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI 39

3.1 Thực trạng bối cảnh nghiên cứu 39

3.2 Phân tích thống kê mô tả 40

3.2.1 Kết cấu mẫu theo giới tính 403.2.2 Kết cấu mẫu theo khóa học 41

3.2.3 Kết cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc 42

Trang 7

3.2.4 Kết cấu theo thu nhập bình quân 43

3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 44

3.3.1 Phân tích Cronbach’s alpha 443.3.2 Phân tích nhân tô khám phá EFA 463.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 53

3.4.1 Phân tích tương quan Pearson 53

3.4.2 Phân tích hồi quy 553.4.3 Dò tim sự vi phạm của các giả định hồi quy 593.5 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 61

CHƯƠNG 4 64

MOT SO GIẢI PHÁP DE XUAT DE THÚC DAY CÁC YEU TO ANH

HUONG DEN QUYET ĐỊNH LỰA CHON DOANH NGHIỆP LAM VIỆC

CUA SINH VIEN TRUONG DAI HOC KINH TE - DAI HOC QUOC GIA HA

NOI 64

4.1 Dinh hướng phát triển nghề nghiệp cho sinh viên của trường Dai học

Kinh Tê - ĐHQGHN 64

4.2 Một số giải pháp đề xuất dé thúc đây quyết định lựa chọn doanh nghiệp

làm việc của sinh viên Dai học Kinh tê - ĐHQGHN 64

4.2.1 Nâng cao nhận thức về Chính sách nhân sự 644.2.2 Nâng cao nhận thức về Phát triển bản thân 654.2.3 Nâng cao nhận thức về mức lương 664.2.4 Nâng cao yếu tô nhận thức về danh tiếng doanh nghiệp 684.2.5 Nâng cao nhận thức về điều kiện lao động 69

4.3 Các đóng góp của đề tài nghiên cứu 70

4.3.1 Đóng góp về lý thuyết 70

4.3.2 Đóng góp về thực tiễn 7I4.4 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 71

Trang 8

KET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

73 75

78

Trang 9

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT

Theory of Reasoned Action

Variance inflation factor

Nguyên nghĩa

Tiếng Việt

Phân tích phương sai

Đại học Quốc Gia Hà Nội Phân tích nhân tố khám phá

Giảng viên hướng dẫn

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng I.I | Bảng tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài

Bảng 1.2 | Bảng tóm tắt các nghiên cứu trong nước

Bang 1.3 | Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh 16

hưởng đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc

Bang 2.1 | Bảng thang do Cảm nhận về mức lương 30

Bang 2.2 | Bảng thang đo Cảm nhận về phát triển ban thân 31

2Bảng 2.3 | Bảng thang đo Cảm nhận về danh tiếng của doanh 3

nghiệp

s5

Bảng 2.4 | Bảng thang đo Cảm nhận về điều kiện lao động

Bảng 2.5 | Bảng thang đo cảm nhận về Chính sách nhân sự

Bảng 2.6 | Bảng thang đo quyết định lựa chọn doanh doanh nghiệp

làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

ww s5)

+ =

Bảng 3.1 | Thống kê mô tả về giới tính của đối tượng khảo sát

+ =Bang 3.2 | Thống kê mô ta theo khóa hoc của đối tượng khảo sát

Trang 11

xa =au.

Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần của 46các nhân tô độc lập

Bảng 3.6 | Bảng phương sai trích của các nhân tố độc lập

Bảng 3.7 | Kết quả phân tích nhân tố EFA của các nhân tố độc lập 41

Bảng 3.8 | Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần của

Bang 3.11 | Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần cho

yếu tô phụ thuộc

Bang 3.12 | Bảng phương sai trích của nhân tô phụ thuộc

Bảng 3.13 | Hệ số tải nhân tố các thành phần của yếu tố phụ thuộc Nn Nn

Nn G3

Nn +>

Bảng 3.14 | Bảng phân tích hệ số Pearson các biến độc lập

Bảng 3.15 | Kết quả kiểm định mô hình hồi quy 55

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người Nhất là đối vớisinh viên, ngay khi học phổ thông thì chúng ta phải biết định hướng cho mình mộtngành nghề thích hợp với bản thân dé tìm được một công việc phù hợp, có ích chobản thân, gia đình và xã hội Và việc chọn ngành, nghề đó có ý nghĩa rất quan trong

vì quyết định đến việc tiếp tục theo đuôi ngành nghề dé tìm việc hay sẽ dừng lại nếukhông phù hợp Tuy nhiên, ngành, nghề không phải là yếu tố duy nhất dé giúp chúng

ta có được một công việc tốt trong tương lai, mà đòi hỏi trong quá trình học tập, chúng

ta phải cô gắng trao đồi nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết khác Nhưng trên thực

tế, không có gì là hoàn hảo, vì tìm việc là cả một quá trình khó khăn và thử thách Tấtnhiên, không phải là kết quả học tập tốt, có nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm là tìmđược việc Có rất nhiều yếu tố bao quanh vấn đề tìm việc của nhiều sinh viên mà đôi

khi khiến họ chán nản và quyết định trở về nhà phụ giúp gia đình bỏ mặc bốn năm

dùi mài học tập Nhiều trường hợp khác, những sinh viên phải ngậm ngùi mặc chocông việc đưa đây Xót xa hơn, có những sinh viên yêu quê hương mong muốn rằngsau ngày tốt nghiệp mình có thé đóng góp một phần công sức nhỏ bé đề phục vụ choquê hương Thế nhưng, khi cầm trên tay tam bằng đại học về quê nhà xin việc thikhông ít sinh viên đã phải thất vọng và từ bỏ ước mơ Bởi lẽ, muốn phục vụ cho quêhương mình là một điều không dễ Theo luận văn tốt nghiệp của Bùi Thị Phương

Thảo (2010) phỏng van 100 sinh viên khối ngành khoa học xã hội về quyết định chọn

nơi làm việc có 37% sinh viên quyết định trở về quê hương Đây là một con số khálớn và đáng mừng cho những quê hương nào có được những sinh viên như thế Và từ

thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế ĐHQGHN” để tìm hiểu các yếu tố ảnh

Trang 14

-2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục dich của khóa luận là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh té - DHQGHN Khi sự pháttriển nhanh và mạnh từ kỷ nguyên khoa học công nghệ cũng như ảnh hưởng tiêu cực

từ đại dịch COVID-19 đến nguồn cung và cầu từ thị trường lao động, đã khiến chonhiều sinh viên bối rối trong việc lựa chọn doanh nghiệp đúng với ngành nghề và khảnăng của bản thân khi mà nhu cầu từ các nhà tuyển dụng từ các doanh nghiệp lớn.Bên cạnh đó sinh viên cũng không lựa chọn được doanh nghiệp đúng đắn trong quátrình tham gia quá trình thực tập thực tế tại nhà trường mà chỉ tham gia vào doanhnghiệp với nhu cau lay dấu thực tập Vì vậy bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

để hỗ trợ và cải thiện hiệu quả trong các tác tuyển dụng cho các cá nhân và doanhnghiệp đang thực hiện công tác tuyên dụng nguồn nhân lực

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài khóa luận nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quyết địnhlựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên nganh Kinh tế

Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn doanh

nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tuyển

dụng của các cá nhân và doanh nghiệp đối với sinh viên Dai học Kinh tế - ĐHQGHN

3 Đối tượng nghiên cứu

148 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Kinh tẾ - DHQGHN

4 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian:

— Dữ liệu thứ cấp: Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023

Trang 15

— Dữ liệu sơ cấp: Từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 5 năm 2023.

— Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Kinh Tế

-ĐHQGHN

5 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong bài nghiên cứu bao gồm:

(1) Những yếu tổ nào ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn doanh nghiệp làmviệc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ?

(2) Sinh viên Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN có thé dựa vào yếu té nào dé cóthể quyết định doanh nghiệp phù hợp với bản thân ?

(3) Các doanh nghiệp, cá nhân cần làm gi dé nâng cao quá trình tuyên dụng

nguồn nhân lực là sinh viên Đại học Kinh tế - DHQGHN ??

6 Bo cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, bố cục bài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quyết định lựa

chọn doanh nghiệp làm việc

Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng các quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh

viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN

Chương 4: Một số giải pháp đề xuất dé thúc day các yếu tổ ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh Tế -ĐHQGHN

Trang 16

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE

QUYÉT ĐỊNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm

việc

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu trên thé giới

Trên thế giới có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu tìm hiểu và có nhiều cáchtiếp cận khác nhau về quản trị nguồn nhân lực và quyết định lựa chọn doanh nghiệplàm việc Tất cả những nghiên cứu đó đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn cho các

đề tài liên quan đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Tácgiả xin được chỉ ra một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Với việc thực hiện dé tài nghiên cứu tác giả nhằm tìm hiểu các yếu tố anhhưởng đến đối tượng bác sĩ tại Phần Lan trong việc chọn nơi làm việc Các yếu tố:Noi làm việc tốt, Phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, Các van dé không liên quan

đến công việc, mối quan hệ cá nhân, lương được hình thành và sử dụng nhưcác biến

phụ thuộc Thông qua 3623 phiếu khảo sát, các tác giả đã chỉ ra rằng nơi làm việc tốt,

lương, phát triển nghề nghiệp và chuyên môn là ba yếu tố quan trọng dẫn đến quyết

định chọn nơi làm việc của các bác sĩ tại Phần Lan ( Heikkila và các cộng sự, 2014)

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 1999 đã tiết lộ rằng người tuyển dụngphải đối mặt với một điều gì đó mới, một tập hợp các thói quen đã thay đổi khi nóiđến động lực tại nơi làm việc Theo khảo sát, nhân viên có thé được thúc đây tốt nhất

bởi (1) công việc thú vi, (2) sự công nhận của cấp trên với công việc đã thực hiện và

(3) cảm giác là một phần của công ty Chỉ sau đó mới đến (4) một nơi làm việc antoàn và (5) một mức lương tốt Cơ hội phát triển đứng thứ 6 trong danh sách và tiếp

theo ở vị trí thứ 7 là điều kiện làm việc tốt Những kết quả này thật đáng ngạc nhiên,

vì các nhà lãnh đạo mong đợi các yêu tô như mức lương tôt, nơi làm việc an toàn, cơ

Trang 17

hội thăng tiến/phát triển và công việc thú vị phải được đặt lên hàng đầu (Kovach,1999).

Với việc thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả nhằm phân tích động lực và hệ thống lựachọn nơi làm việc làm tiêu chí phân loại tập trung vào thế hệ Z Các yếu tố được đưavào nghiên cứu bao gồm: Yếu tổ uy tín và ồn định, Cơ hội nghé nghiệp và phát trién,

Yếu tố phù hop với xu hướng hiện dai, Lương cao, nhàn roi và an toàn Dựa trên kếtquả nghiên cứu, cả 5 yếu tố cùng có tác động tới quyết định chọn nơi làm việc của

thế hệ Z (Ágnes Csiszarik-Kocsir, Mónika Garia-Fodor, 2018)

Mục tiêu của nghiên cứu này là lập khảo sát ý kiến của các sinh viên côngnghệ thông tin về cách các công ty có thé thu hút họ với tư cách là nhà tuyên dụng

khi họ tìm việc Bài báo nghiên cứu của tác giả tập trung đặc biệt vào lĩnh vực nhân

sự và tuyên dụng Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác của quản

lý nguồn nhân lực Mục đích của nghiên cứu là đưa ra ý tưởng cho các công ty vềnhững chính sách nhân sự cần được cải thiện để trở thành một nơi làm việc hấp dẫn

cho một sinh viên công nghệ thông tin Phương pháp nghiên cứu được chọn là định lượng và dữ liệu được thu thập dưới dạng bảng câu hỏi từ 178 sinh viên công nghệ

thông tin Đại học Jyväskylä Mục đích của phân tích là để kết luận điều gì thu hút

nhân viên tương lai làm việc cho công ty Kết quả cho thấy những người được hỏiđều có định hướng công việc; họ dường như đánh giá cao những nhiệm vụ đầy thách

thức chang hạn và tạo ra thứ gì đó có giá trị lâu dai Vấn đề tài chính là quan trọng,

nhưng không phải là lý do quan trọng nhất dé chọn noi làm việc Hơn nữa, các đốitượng nghiên cứu đánh giá cao khả năng đào tạo, giáo dục và các cơ hội thăng tiến

nghề nghiệp được cung cấp bởi doanh nghiệp (Laukkanen và cộng sự, 2008)

Như vậy, trong các nghiên cứu nước ngoài về quyết định chọn doanh nghiệplàm việc, các yếu tố như môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp và chuyên môn,các vấn đề không liên quan đến công việc, mỗi quan hệ cá nhân, lương, an ninh vàthời gian rảnh là những yếu tố được đưa vào đề phân tích ảnh hưởng của chúng đến

quyết định lựa chọn nơi làm việc.

Trang 18

Bang 1.1 Bang tóm tat các nghiên cứu nước ngoài

Tên đề tài Kết quả nghiên cứu

How do doctors choose where

they want to work? — Motives

for choice of current workplace among physicians registered in

Finland 1977-2006

Employee Motivation: Addres sing a Crucial Factor in You

r Organization's Performance

Motivation analysing and

preference system of choosing

a workplace as segmentation

criteria based on a country

wide research result focus on generation of Z

Attracting the young employee

: Analysis of factors influencing the choice of future

workplace of IT students

nghiệp và chuyên môn, Các vân

đê không liên quan đên công việc,

môi quan hệ cá nhân, lương

Công việc thú vị ,sự công nhậncủa cấp trên với công việc đã thực

hiện, cảm giác là một phần của

công ty, một nơi làm việc an toàn,

một mức lương tốt, cơ hội phát

triên, điêu kiện làm việc tôt

Yếu tố uy tín và ôn định, Cơ hội

nghề nghiệp và phát triển, Yếu tô

phù hợp với xu hướng hiện đại, Lương cao, nhàn roi và an toàn

Các yêu tố: định hướng công việc,những nhiệm vụ day thách thức va

có giá trị lâu dai, yếu tô tài chính,thăng tiễn và giáo dục được cungcấp bởi doanh nghiệp

(Nguôn: Túc giả tổng hợp)

Trang 19

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu nhăm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên đại học Cần Thơ Nghiên cứu

định lượng được thực hiện trên 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa có

SỐ lượng sinh viên lớn của Trường Đại học Cần Thơ, gồm Sư phạm, Kinh tế và quản

trị kinh doanh, Nông nghiệp và sinh hoc ứng dụng, Công nghệ, và Công nghệ thông

tin và truyền thông Kết quả nghiên cứu cho thay các yếu tố gồm cơ hội học tập, pháttriển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên.Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kêđến quyết định chọn nơi làm việc (Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung,2011)

Đề tài nghiên cứu tác giả được thực hiện với mục đích phân tích các yếu tốảnh hưởng đến việc lựa chọn thực tập của sinh viên các trường đại học tại Thành phố

Hồ Chí Minh Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm các yếu tô : Danh tiếng

của tô chức thực tập, mức lương thỏa đáng, sự phát triển hồ sơ nghề nghiệp, trau dồikiến thức và kinh nghiệm thực tế Với mẫu khảo sát là 300 sinh viên, kết hợp với

phương pháp nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu cho ra kết quả thực tiễn khi đềxuất một số biện pháp giúp tăng cường sự chuyền đổi suôn sẻ vào thị trường lao độngsau tốt nghiệp (Trương Hồng Chuyên và cộng sự, 2023)

Với mong muốn tìm hiểu về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi

làm việc sau khi tốt nghiệp từ phía cựu sinh viên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn nơi làm việc của cựu sinh viên Trường Đạihọc Công nghệ Đồng Nai Với các yếu tố bao gồm: chính sách ưu đãi của địa phương,các mối quan hệ và tình cảm quê hương, năng lực bản thân, thu nhập và các khoảnchi phí cho cuộc sống, môi trường làm việc là những nguyên nhân chính tác động đếnquyết định chọn nơi làm việc của cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp Nghiên cứu chínhthức được thực hiện băng phương pháp định lượng sử dụng bảng câu hỏi khảo sáttheo phương pháp thuận tiện, kết quả thu được 450 bảng trả lời phù hợp Kết quảphân tích cho thấy Năng lực cá nhân có tác động mạnh nhất quyết định chọn nơi làm

Trang 20

việc của cựu sinh Trường đại học Công Nghệ Cần Thơ Các yếu tố còn lại tác độngyếu hơn như: Gia đình và các mối quan hệ, Thu nhập (Huỳnh Thị Mộng Cầm, 2022)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường Đạihọc Nha Trang Số liệu nghiên cứu được được thu thập thông qua phỏng van trực tiếp

351 sinh viên bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên trường đại học Nha Trang gồm 6 nhân tố:Việc làm, đặc điểm riêng của địa phường, chính sách ưu đãi, thông tin và quy trình

tuyển dụng, đặc điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh hưởng Trong đó, nhân tổ “đặc

điểm cá nhân” có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nơi làm việc (TrầnĐiều, Đỗ Văn Ninh, Phạm Thành Thái, 2015)

Với mong muốn tìm hiểu về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi

làm việc sau khi tốt nghiệp từ phía sinh viên cao dang ngành điều dưỡng, tác giả tiễnhành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nơilàm việc của sinh viên cao đăng điều dưỡng năm cuối trường Cao đăng y tế Hà Nội,năm 2015, qua đó “Xác định mức độ tác động của một 36 yếu tô đến quyết định lựachọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp” Mức độ tác động của các nhân

tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên từ mạnh đến yếu như sau: 1.nhân tố về chính sách ưu đãi; 2 nhân tố về các mối quan hệ, tình cảm; 3 nhân tố thunhập, lương, chi phí cho cuộc song; 4 nhân tố về môi trường sống, điều kiện địa lí

và 5 nhân tố về điều kiện làm việc Nghiên cứu cho thấy sự tác động mạnh của cácvan đề về chính sách ưu đãi và mối quan hệ về tình cảm đối với quyết định chọn nơilàm việc của sinh viên (Tran Thuy Liéu va cộng su, 2015)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp Sử dụng phương pháp nghiên cứu

mô hình phương trình cấu trúc và dựa trên mẫu khảo sát với 360 sinh viên quản trịkinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp, kết qua cho thấy, thang đo có 8 thành phan: Việc

làm; thông tin và thủ tục thuận lợi; tình cảm quê hương; chính sách ưu đãi; vi trí môi

trường; con người; điều kiện giải trí; chi phí sinh hoạt Những thành phan liên quan

Trang 21

đên công việc được đánh giá quan trọng hơn các thành phân liên quan đên cuộc sông

Bảng 1.2 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trong nước

Các yếu tô ảnh hưởng đếnquyết định chọn nơi làm việc:

Trường hợp sinh viên đại học

Cần Thơ

Phân tích các yếu tô ảnh hưởngđến việc lựa chọn thực tập củasinh viên các trường đại học tạiThành phố Hồ Chí Minh

Các yêu tô tác động đên hành

vi lựa chọn nơi làm việc cua

cựu sinh viên Trường Đại họcCông nghệ Đồng Nai

Phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn địa

phương làm việc của sinh viên trường Đại học Nha Trang -

Mô hình nghiên cứu đề xuất của

tác giả gồm các yếu tô : Danhtiếng của tổ chức thực tập, mứclương thỏa đáng, sự phát triển hồ

sơ nghề nghiệp, trau đồi kiến thức

Với các yếu tố bao gồm: chính

sách ưu đãi của địa phương, các

mỗi quan hệ và tình cảm quê

hương, năng lực bản thân, thu

nhập và các khoản chi phí cho cuộc sông, môi trường làm việc

Việc làm, đặc điểm riêng của địa

phường, chính sách ưu đãi, thông

tin và quy trình tuyển dụng, đặc

điểm cá nhân, các cá nhân có ảnh

hưởng

Trang 22

Liễu và cộng | động đến quyết định lựa chọn | đến quyết định lựa chọn nơi làm

sự (2015) nơi làm việc của sinh viên cao | việc của sinh viên từ mạnh đến

đăng điều dưỡng năm cuối yếu như sau: 1 nhân tố về chính

trường Cao đăng y tế Hà Nội, | sách ưu đãi; 2 nhân tố về các mối năm 2015 quan hệ, tình cảm; 3 nhân tố thu

nhập, lương, chi phí cho cuộc

sống: 4 nhân tố về môi trườngsống, điều kiện dia lí và 5 nhân tố

vê điêu kiện làm việc

Đào Nam Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc làm; thông tin và thủ tục

Bắc (2012) | Quyết Định Chọn Nơi Làm thuận lợi; tình cảm quê hương;

Việc Của Sinh Viên Tốt chính sách ưu đãi; vị trí môi

Nghiệp trường: con người; điều kiện giải

trí; chi phí sinh hoạt

(Nguôn: Túc giả tổng hợp)

1.1.3 Đánh giá tong quan tài liệu và khoảng tréng nghiên cứuViệc xem xét tổng quan tài liệu cho thấy, cả ở trong và ngoài nước đã có nhữngcông trình nghiên cứu khá bao quát và đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn doanh nghiệp làm việc thuộc nhiều đối tượng khác nhau Các công trình do

tiến hành thực hiện nghiên cứu tại các khu vực cũng như đối tượng khác nhau vì thế

đưa ra những kết quả khác nhau Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nướcngoài đã chỉ ra và phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn doanhnghiệp, chỉ ra được các yêu tố ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều đến quyết định

lựa chọn doanh nghiệp của nhiều đối tượng khác nhau, từ đó đem đến những khuyến

nghị cho các doanh nghiệp dé nâng cao quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp

và hiệu quả.

Trang 23

Tuy nhiên, bên cạnh đó các dé tài chưa đi sâu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định lựa chọn doanh nghiệp cho sinh viên thuộc khối ngành kinh tế - khốiluôn là lựa chọn số 1 của nhiều sĩ tử Bởi nó đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng

mức thu nhập én định Đây là một trong những khối ngành với nhiều sự lựa chọn

nghề nghiệp khác nhau Ngoài ra số lượng nghiên cứu nhắm đến đối tượng là sinh

viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN còn hạn chế, bởi vậy tác giả quyết định

chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

doanh nghiệp làm việc của sinh viên Dai học Kinh tế - ĐHQGHN” dé làm rõ các yếu

tố ảnh hưởng, từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp

1.2 Các khái niệm và định nghĩa

1.2.1 Nguồn nhân lực

Tùy theo cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau mà có cách nhìn nhận khácnhau về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trêncác mặt số lượng, cơ cau (ngành nghề và trình độ đào tao, cơ cau theo vùng miễn, cơcau theo ngành kinh tế) và chất lượng, bao gồm phẩm chat và năng lực (trí lực, tamlực, thé lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trongphạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, và năng lực cạnh tranh trongphạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế (Phan Văn Kha, 2007)

Theo Nguyễn Tấn Thịnh (2005), nguồn nhân lực được hiéu là toàn bộ các khảnăng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao độngsản xuất Nó cũng được xem là sức lao động của con người — một nguồn lực quý giánhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp Nhân lực của doanh nghiệpbao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp Một cách tổng

quát, nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của

các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhấtđịnh (Trần Kim Dung 2009)

Trang 24

1.2.2 Quản trị nguồn nhân lực

Khái niệm quản trị nguồn nhân lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

bởi nhiều tác giả và các nghiên cứu khác nhau Quản trị nguồn nhân lực là khoa học

về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậcnhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp Một tô chức, doanh

nghiệp có thê tăng lợi thế cạnh tranh của mình băng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục

tiêu đã đặt ra, quản trị nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có

năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng

kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ ( Price, 2004) Wayne và Noe(1996) định nghĩa một cách cô đọng rằng quản trị nguồn nhân lực liên quan đến cácchính sách, thực tiễn, và hệ thống ảnh hưởng hành vi, thái độ và kết quả thực hiện

của nhân viên.

Thực tiễn quản trị nhân lực là “các hoạt động mang tính tổ chức hướng đếnviệc quan lý những nguồn lực về con người nhằm đảm bảo những nguồn lực này dang

được sử dung dé hoàn thành các mục tiêu của tổ chức” Singh (2004) đề xuất thang

đo thực tiễn quản trị nhân lực gồm: phân tích công việc, tuyển dụng, đảo tạo, đánh

giá nhân viên, hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến, thu hút nhân viên thamgia các hoạt động, đãi ngộ lương thưởng Các hoạt động này có quan hệ chặt chẽ,

phục vụ cho mục tiêu tạo dựng và duy trì đội ngũ nhân viên có năng lực, gắn kết vàđóng góp tích cực cho tô chức

1.2.3 Tuyển dụng

Theo Vũ Thị Thùy Dương và Hoàng Văn Hải (2005), Giáo trình Quản trị nhân

lực: “Tuyền dụng nhân lực chính là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực déthỏa mãn nhu cầu sử dụng của tổ chức và bồ sung lực lượng lao động cần thiết déthực hiện các mục tiêu của tổ chức”

Một quan điểm khác theo Pham Đức Thanh (2006) cho rang ‘‘Tuyén dụngnhân lực là quá trình thu hút các cá nhân trong và ngoài tô chức có đủ tiêu chuẩn thích

Trang 25

1.2.4 Việc làm

Theo Phó cố vấn kinh tế Giăng Mu-tê (2007), Văn phòng lao động quốc tế:

“Việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công 9 bằngtiền hoặc hiện vật, có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào

nỗ lực sản xuất”

Đối với Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thuật ngữ “việc làm” được đề cập

trong nhiều văn kiện như Tuyên ngôn Philadelphia năm 1944; “Chương trình việc

làm thế giới” năm 1969; Tuyên bồ tại Hội nghị việc làm thế giới năm 1976; Côngước số 22 năm 1964 nhưng trong các văn kiện này chưa nêu ra khái niệm “việclàm” Đến tận Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1993 của các nhà thống kê lao động,ILO mới đưa ra quan niệm về người có việc làm và người thất nghiệp Theo đó, người

có việc làm được hiểu là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợinhuận hoặc được thanh toán bang hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt

động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được

nhận tiền công hoặc hiện vật; còn người thất nghiệp là những người không có việclàm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ trở lại việc làm Gần đây nhất,năm 2005, Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa vào Từ điển chuyên ngành khái niệm

“việc làm” Theo đó, “Việc làm là một công việc được trả công Việc làm cũng đềcập đến số người tự tạo việc làm và tham gia làm việc dé được trả công” Đây là kháiniệm ngắn gọn, chỉ chung chung đến những công việc do cá nhân thực hiện cho chínhbản thân hoặc cho chủ thê khác đề được trả công

Trang 26

1.3 Các mô hình nghiên cứu về ý định hành vi

1.3.1 Các mô hình lý thuyết

1.3.1.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Mô hình TRA có tên tiếng Anh là Theory of Reasoned Action, là mô hình dựbáo về ý định mua của tác giả Ajzen và Fishbein (1975) Trong đó các tác giả chorằng, hai yếu tố chính là Thái độ đối với hành vi và Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng

đến Ý định hành vi dẫn đến quyết định cuối cùng Mục đích chính của TRA là tìm

hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bang cach kiém tra động lực co ban tiềm âncủa cá nhân đó đề thực hiện một hành động TRA cho rằng ý định thực hiện hành vicủa một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó haykhông Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp phần vào việc người đó có thực sự thực

hiện hành vi hay không Theo lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có

trước hành vi thực tế Y định này được gọi là ý định hành vi va là kết qua của niềm

tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thé Y định hành vi ratquan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định nay "được xác định bởi thái độđối với các hành vi và chuẩn chủ quan" Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ýđịnh càng mạnh mẽ cảng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm

tăng kha năng hành vi được thực hiện.

Tuy nhiên, tác giả tự đánh giá về hạn chế của mô hình TRA là mô hình chỉ ápdụng đối với hành vi đã có ý định từ trước do các giả định trong mô hình bao gồm

hành vi được quyết định dựa trên ý định thực hiện hành vi đó.

Thái độ đói

Hình 1.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lý

(Nguôn: Fishbein & Ajzen, 1975)

Trang 27

1.3.1.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)

Theo Ajzen (1991), thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior

-TPB) được kế thừa và phát triển từ Thuyết hành động hợp lý (Theory of ReasonedAction - TRA) của Ajzen & Fishbein (1975) Mô hình Thuyết hành vi dự định đượctạo ra nhằm khắc phục hạn chế của lý thuyết hành động hợp lý cho rằng hành vi củacon người bị ảnh hưởng bởi lý trí và được coi là mô hình tối ưu hơn so với mô hìnhTRA.

Theo mô hình TPB, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn doanh nghiệp

làm việc bao gồm: Thái độ đối với hành vi, Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn

chủ quan Yếu tố thái độ là biểu hiện của yếu tố cá nhân nhằm thé hiện sự tích cựchoặc tiêu cực của sinh viên đối với doanh nghiệp Yếu tố quyết định về sự tự nhận

thức hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là nhận thức kiểm soát hành vi Cuốicùng, Chuan chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội đối với cá nhân ngườilao động.

Trong nghiên cứu này, bên cạnh các mô hình đã được phân tích, tác giả đã

tham khảo và đánh giá một số công trình nghiên cứu có sự tương đồng nhằm xây

dựng mô hình nghiên cứu đê xuât như sau:

Trang 28

Bảng 1.3 Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn doanh nghiệp

Laukkane Agnes Truong Tran Huynh

n, Hanna | Csiszárik- | Hong Thuý | Thi Mộng Liinamo, Kocsir, Chuyén Liéu va Cam

va cong Monika va cong cộng sự (2022)

sự (2008) Garia- sự (2023) (2015)

Fodor (2018)

Định hướng

công việc

Thử thách

trong công việc

Danh

es

cua doanh

Phat trién nghé nghiép

Chính sách

nhân sự

10

và điều kiện địa 5

Trang 29

Tham khảo từ những mô hình nghiên cứu trong cùng chủ đề bên trên, cùngvới kết hợp mô hình TPB có xuất xứ từ mô hình TRA, tác giả quyết định sử dụng cácyếu tố: Mức lương, Phát triển bản thân, Danh tiếng của doanh nghiệp, Điều kiện lao

động và Chính sách nhân sự Cân nhắc lựa chọn các yếu tố dé thêm vào biến quan sát

của bài nghiên cứu được dựa trên sự tương đồng về đề tài đối với các nghiên cứu lýthuyết và thực tiễn mà tác giả đã phân tích Cụ thể, tác giả tham khảo những yếu tốtrong những bài nghiên cứu đến đối tượng là sinh viên và những người trẻ thay vì là

những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp

làm việc sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu:

“Mức Lương” được xem xét đến trong các nghiên cứu của Laukkanen, HannaLiinamo, va cộng sự (2008); Ágnes Csiszarik-Kocsir, Monika Garia-Fodor (2018);

Trương Hồng Chuyên và cộng su (2023); Tran Thuy Liễu và cộng sự (2015); Huynh

Thị Mộng Cầm (2022) Mức lương là mức đãi ngộ người lao động sẽ nhận được từdoanh nghiệp trong quá trình làm việc.

“Phát triển bản thân” được xem xét đến trong các nghiên cứu củaLaukkanen, Hanna Liinamo, và cộng sự (2008); Ágnes Csiszarik-Kocsir, MonikaGaria-Fodor (2018); Truong Hong Chuyên va cộng su (2023) Phat triển ban thân cóthể hiểu là nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực, nhận thức bản thân,xây dựng, phát triển hình ảnh cá nhân, tài năng

“Danh tiếng của doanh nghiệp” được xem xét đến trong các nghiên cứu củaAgnes Csiszárik-Kocsír, Monika Garia-Fodor (2018); Trương Hồng Chuyên va cộng

sự (2023) Danh tiếng của doanh nghiệp được một sé tác giả định nghĩa đại diện nhận

thức các hành động quá khứ của một doanh nghiệp và mô tả triển vọng trong tương

Trang 30

tố đó đối với người lao động, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động

trong quá trình làm việc.

“Chính sách nhân sự” được xem xét đến trong các nghiên cứu của Trần ThuýLiễu và cộng sự (2015); Huỳnh Thị Mộng Cầm (2022) Chính sách nhân sự được hiểu

là hệ thống những quy tắc và hướng dẫn chính thức mà doanh nghiệp đưa ra đề quản

lý nhân viên của mình Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự công bằng

và nhất quán trong một tổ chức, cũng như có khả năng giúp bảo vệ tô chức trước cáckhiếu nại pháp lý

1.4 Khung phân tích của nghiên cứu

Tham khảo từ những mô hình nghiên cứu trong cùng chủ đề bên trên, cùng

với kết hợp mô hình TPB có xuất xứ từ mô hình TRA, tác giả quyết định sử dụng cácyếu tố: Mức lương, Phát triển bản thân, Danh tiếng của doanh nghiệp, Điều kiện lao

động và Chính sách nhân sự Cân nhắc lựa chọn các yếu tố dé thêm vào biến quan sátcủa bài nghiên cứu được dựa trên sự tương đồng về đề tài đối với các nghiên cứu lýthuyết và thực tiễn mà tác giả đã phân tích Cụ thể, tác giả tham khảo những yếu tốtrong những bài nghiên cứu đến đối tượng là sinh viên và những người trẻ thay vì lànhững người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm Tác giả đề xuất xây dựng mô hinh

nghiên cứu:

Trang 31

Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa

chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

(Nguôn: Tac giả dé xuất)

1.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Trong mô hình trên, có tổng cộng 5 yếu t6 sẽ được phân tích ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn doanh nghiệp, bao gồm: Mức Lương, Phát triển bản thân, Danh

tiếng của doanh nghiệp, Điều kiện lao động và Chính sách nhân sự

“Mức Lương” được xem xét đến trong các nghiên cứu của Laukkanen,Hanna Liinamo, va cộng sự (2008); Agnes Csiszárik-Kocsír, Mónika Garia-Fodor(2018); Trương Hồng Chuyên và cộng sự (2023); Trần Thuý Liễu và cộng sự (2015);Huỳnh Thị Mộng Cầm (2022) Mức Lương là mức đãi ngộ người lao động sẽ nhậnđược từ doanh nghiệp trong quá trình làm việc Mức Lương của người lao động thực

hiện chức năng kinh tế cơ bản của nó là đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho xã

hội.Tuy nhiên mức độ tái sản xuất mở rộng cho người lao động và cách tính, cách trảtiền lương trong mỗi chế độ là khác nhau Người lao động tái sản xuất sức lao động

Trang 32

của mình thông qua các tư liệu sinh hoạt nhận được từ khoản tiền lương của họ Đềtái sản xuất sức lao động, tiền lương phải đảm bảo tiêu dùng cá nhân người lao động

và gia đình họ Trong nghiên cứu này, mức lương được thé hiện qua mức đãi ngộ của

doanh nghiệp dành cho sinh viên.

- Giả thuyết HI: Mức Lương có tác động cùng chiều (+) lên quyết định lựachọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

“Phat triển bản thân” được xem xét đến trong các nghiên cứu của

Laukkanen, Hanna Liinamo, và cộng sự (2008); Ágnes Csiszarik-Kocsir, MonikaGaria-Fodor (2018); Truong Hồng Chuyên và cộng sự (2023) Phát triển bản thân có

thé hiểu là nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực, nhận thức bản thân,xây dựng, phát triển hình ảnh cá nhân, tài năng Nếu người lao động cảm thấy doanhnghiệp sẽ giúp cho họ có cơ hội phát triển bản thân thì sẽ tạo động lực lớn giúp người

lao động ứng tuyển và làm việc tại doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, Phát triển

bản thân thê hiện qua khả năng phát triển của sinh viên khi làm việc tại doanh nghiệp

- Giả thuyết H2: Phát triển bản thân có tác động cùng chiều (+) lên quyết định

lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tẾ - DHQGHN.

“Danh tiếng của doanh nghiệp” được xem xét đến trong các nghiên cứucủam Agnes Csiszárik-Kocsír, Monika Garia-Fodor (2018); Trương Hồng Chuyên vàcộng sự (2023) Danh tiếng của doanh nghiệp được một s6 tác giả định nghĩa đại diệnnhận thức các hành động quá khứ của một doanh nghiệp và mô tả triển vọng trongtương lai của tổng thé doanh nghiệp cho tat cả các bên quan trọng của nó khi so sánhvới các đối thủ hàng đầu khác Do đó, nếu danh tiếng của doanh nghiệp càng tốt sẽthu hút và tạo niềm tin nơi người lao động trong việc ứng tuyển vào doanh nghiệplàm việc Trong nghiên cứu này, Danh tiếng của doanh nghiệp thé hiện qua sự thuhút và ảnh hưởng của công ty lên quyết định ứng tuyển vào doanh nghiệp

- Giả thuyết H3: Danh tiếng của doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) lênquyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế -DHQGHN.

Trang 33

“Điều kiện lao động" được xem xét đến trong các nghiên cứu của Tran Thuý

Liễu va cộng sự (2015); Huỳnh Thị Mộng Cam (2022) Điều kiện lao động được hiểu

là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tẾ, kỹ thuật thể hiện bằng các công cụ,phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệtrong một không gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp, tac động qua lại giữa các yếu

tố đó đối với người lao động, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao độngtrong quá trình làm việc Trong nghiên cứu này, Điều kiện lao động thê hiện qua điều

kiện làm việc trong quá trình sinh viên tìm hiểu và làm việc tại doanh nghiệp.

- Giả thuyết H4: Điều kiện lao động có tác động cùng chiều (+) lên quyết địnhlựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tẾ - DHQGHN.

“Chính sách nhân sự” được xem xét đến trong các nghiên cứu của Tran ThuyLiễu và cộng sự (2015); Huỳnh Thị Mộng Cầm (2022) Chính sách nhân sự được hiểu

là hệ thống những quy tắc và hướng dẫn chính thức mà doanh nghiệp đưa ra đề quản

lý nhân viên của mình Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự công bằng

và nhất quán trong một t6 chức, cũng như có khả năng giúp bảo vệ tô chức trước cáckhiếu nại pháp lý Chính sách nhân sự rõ ràng và công bằng giúp mọi vấn đề đượcgiải quyết nhanh chóng, nhất quán; giảm được các vụ kỷ luật, kiện cáo; xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhau; nâng cao năng suất làm việc và giữ chân

người tài Bên cạnh đó chính sách nhân sự rõ ràng sẽ mang lại cho doanh nghiệp hình

ảnh chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác và khách hàng, giúp tăng thêm độ uy tín,thu hút nhiều ứng viên tiềm năng và chất lượng Trong nghiên cứu này, Chính sáchnhân sự tác động thu hút sinh viên trong quá trình tìm hiểu va ứng tuyển vào doanh

nghiệp.

- Giả thuyết H5: Chính sách nhân sự có tác động cùng chiều (+) lên quyết định

lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tẾ - DHQGHN

Tiểu kết chương 1Chương | đã trình bày về cơ sở lý luận của van đề nghiên cứu và đưa ra nhữnggiả thuyết nghiên cứu Đầu tiên là tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài

Trang 34

nước làm nền tảng và giúp phát triển bài nghiên cứu sau này Trong đó đã tập hợpnhững nghiên cứu tiêu biểu về quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc trong và

ngoài nước Từ đó giúp nắm bắt được nền tảng nghiên cứu và có những phân tích

mới từ những bài viết trên Qua việc tham khảo các tài liệu có liên quan, tác giả đã

đưa ra một số khái niệm cơ bản về quan tri nguồn nhân lực, tuyển dụng, nguồn nhân

lực, việc làm Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích các mô hình nghiên cứu về quyết định

chọn doanh nghiệp làm việc, từ đó xây dựng mô hình, khung phân tích và các giả

thuyết làm nguồn lý luận chủ yếu cho bài nghiên cứu

Trang 35

CHƯƠNG 2

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhằm phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tàiliệu, văn bản Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thốnghóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận và

có liên quan đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học

Kinh tế - ĐHQGHN

e Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái quát hóa những thông tin về van

đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài, xâydựng cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài Từ đó, phân tích và lý giải vềmặt khoa học cũng như tính hợp lý của những quan điểm mà đề tài đã đưa ra

e Nội dung: Cac vấn đề lý luận về quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc

của sinh viên Đại học Kinh tế - DHQGHN

e Các hình thức tiễn hành: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, văn

bản, sách báo trên cơ sở đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến

đê tài.

2.1.1.2 Phương pháp điều chỉnh thang doThang đo của bài nghiên cứu dựa trên thang đo lý thuyết CSI và kết quả thảoluận nhóm, được điều chỉnh phù hợp với nhóm đối tượng của bài nghiên cứu với nămyếu tố là:

e Mức lương

e Phát triển ban thân

e Danh tiếng doanh nghiệp

e Điều kiện lao động

Trang 36

a Giai đoạn thiết kế bảng hỏi

— Mục đích thu thập thông tin nghiên cứu nhằm mục đích hình thành nội

dung sơ bộ cho bảng hỏi.

— Khách thé được thu thập thông tin: 150 đối tượng là sinh viên Đại học Kinh

tế - ĐHQGHN

— Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: tác giả sử dụng hai nguồn thông

tin đã được chuẩn bị từ trước đó là:

Trước tiên trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tổng hợp những nghiên cứu của tácgiả ở trong cũng như nước ngoài về quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc củangười lao động Tiếp đến tác giả tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến tham gia thị trườnglao động của sinh viên Tổng hợp từ hai nguồn thông tin trên chúng tôi xây dựng mộtbảng hỏi cho sinh viên Đại học Kinh tẾ - DHQGHN

Bang hỏi gồm 4 phan:

— Phan 1: Thông tin cá nhân

— Phần 2: quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Dai học Kinh

tế - DHQGHN: Tìm hiểu hành vi, một số yếu tô ảnh hưởng đến quyết định vàgiải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên dụng người lao động là sinh

viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho doanh nghiệp.

Trang 37

Dé có được kết quả đáng tin cậy, day đủ, đảm bảo thích hợp, tối ưu, tiết kiệm

và đặc biệt phải có ý nghĩa thống kê thì tác giả nghiên cứu cần có kích thước mẫu đủlớn kết hợp với phương pháp và quy trình nghiên cứu phù hợp với thực tiễn

Tác giả đã thu thập được các biến quan sát thông qua việc nghiên cứu định tính đểđưa vào quá trình nghiên cứu định lượng chính thức Dé đạt được kết quả như vậycần thu được 150 số kết quả đã thực hiện khảo sát kết hợp với việc phòng các sai sóttrong quá trình khảo sát nhằm tăng chất lượng của cuộc khảo sát và đạt được mụctiêu 148 phiếu khảo sát phục vụ cho bài nghiên cứu

e Chon mẫu

Phương pháp chọn mẫu của bài nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận

tiện, phi xác suất dua vào kinh nghiệm và sự hiểu biết tổng thể của tác giả nên kếtquả thường mang tính chủ quan của tác giả thực hiện bài nghiên cứu Do vậy nênphương pháp này sẽ không thê giúp tính sai số chọn mẫu để tăng sự tin cậy nên kếtquả nghiên cứu chỉ mang tính chất khảo sát và thăm dò xu hướng

Mẫu được chọn chính là những sinh viên Đại học Kinh Tế - DHQGHN đã,

đang và có quyết định tham gia vào thị trường lao động, do đó người thực hiện khảo

sát phải trả lời câu hỏi họ có phải sinh viên Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN hay không

và có quyết định tham gia thị trường lao động hay không

b Triển khai thu thập dữ liệu

Sau khi thu thập được 150 phiếu khảo sát, lọc những phiếu không hợp lệ thì

kết quả các phiếu hợp lệ là 148 phiếu

2.1.2 Quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ

và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Dựa trên cơ sở lý thuyết va những bai nghiên cứu di trước có liên quan

dé xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, xác định các biến quan sát từ đó thiết kếbảng hỏi Bảng câu hỏi ban đầu sau khi được tham khảo ý kiến của giảng viên hướngdẫn cũng như được gửi đến nhóm đối tượng khảo sát mục tiêu - 7 đối tượng khảo sát

Trang 38

thuộc sinh viên trường Đại học Kinh Tế - DHQGHN, sau khi trao đôi, tác giả tiến

hành điều chỉnh bảng khảo sát trước khi đi vào phỏng vấn chính thức.

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng: Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân gián tiếp thông qua bảng câuhỏi để thu thập thông tin Thông tin được thu thập sẽ được xử lý băng phần mềmSPSS 20.0 Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậyCronbach’s Alpha và phân tích nhân tổ khám phá EFA sẽ được sử dụng phương pháphồi quy tuyến tính dé đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định lựachọn doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cũng nhưtrọng số của các yêu tố này trong phương trình hồi quy tuyến tính

Quá trình nghiên cứu đề tài được thê hiện qua hình Sơ đồ quá trình nghiên

cứu như sau:

Trang 39

Nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn doanh nghiệp

làm việc của sinh viên Đại học Kinh tê - DHQGHN

Nghiên cứu thông tin thứ cấp Nghiên cứu thông tin sơ cấp

(qua các bài nghiên cứu, bài (thông qua điều tra, khảo sát,

báo, liên quan đến đề tài) phỏng vấn sinh viên Đại học

Kinh Tế)

Phân tích các dữ liệu dé đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng

Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tác độngđến các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

doanh nghiệp làm việc của sinh viên Đại học Kinh tế

Đề xuất giải pháp cải thiện công tác tuyển dụng của các

doanh nghiệp đối sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

(Nguôn: Tác giả dé xuất)

Trang 40

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1 Chọn mẫu

2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức

chọn mẫu thuận tiện Lý do tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả

lời sẽ đễ dàng tiếp cận khảo sát và sẵn sàng trả lời câu hỏi Ngoài ra, phương phápnày còn ít gây ra những tốn kém về thời gian, chỉ phí để thu thập thông tin (Cooper

va Schindler, 1998).

Mau được chọn chính là những người thuộc sinh viên trường Đại hoc Kinh Tế

- ĐHQGHN, do đó người thực hiện khảo sát phải trả lời câu hỏi về độ tudi và địa

điểm hiện tại đang sinh sống

2.2.1.2 Kích thước mẫu

Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc vào kích thước mẫu được chọn Mẫu càng

lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao, tuy nhiên khi tăng kích thướcmẫu thì lại đòi hỏi về thời gian, nguồn lực, chi phí lớn và ngược lại Đối với đề tàinghiên cứu này, do giới hạn về thời gian, tài chính cũng như nguồn lực nên kích thướcmẫu sẽ được xác định ở mức lớn hon mức tối thiểu cần thiết và vẫn đáp ứng được cácyêu cầu của bài nghiên cứu

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn kích thước mẫu bao nhiêu là

đủ lớn dé đảm bao độ tin cậy khi xử lý:

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mau tối thiêu dé sử dung EFA là 50,tốt hơn là từ 100 trở lên Tỷ lệ quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 Đềtài nghiên cứu này có 22 biến quan sát, như vậy theo tiêu chí này kích thước mẫu tốithiểu cần là: 110 mẫu

Đối với kích thước mẫu tối thiêu cho phân tích hồi quy, Green (1991) đưa rahai trường hợp: Trường hợp 1 - Nếu mục đích của phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ

Ngày đăng: 01/12/2024, 04:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w