1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu của tác động biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Bà (huyện Cát Hải - thành phố Hải Phòng

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn dé tài nghiên cứu “Nghién cứu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà” dé góp phần làm rõ hơn tác đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT

NGHIÊN CUU TÁC BONG CUA

"BIẾN BOL KHÍ HẬU ĐẾN PRAT TRIÊN

DU LICH SINH THÁI VƯỜN QUOC GIA CAT BÀ (HUYỆN CAT HAI - THÀNH PHO WAL PHÒNG)

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP

CHUYEN NGANH: VIET NAM HOC

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa: QH-2013-X

_ Hà Nội - 2017

Trang 2

LỜI CÁM ON

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến ThS Thầy Đào Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình

thực hiện khóa luận — ˆ

Em chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN đã luôn

tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học vừa qua Những kiến thức

đó, không chỉ bé trợ cho khóa luận tốt nghiệp này mà còn là hành trang quý

báu để em phục vụ cho công việc trong tương lai

Em chân thành gửi lời cảm ơn ông Hoàng Văn Cầu — cán bộ Ban quản

lý cùng các cán bộ nhân viên tại Vườn quốc gia Cát Bà đã hết sức tạo điều

kiện và hỗ trợ cho em trong quá trình khảo sát thực tế phục vụ khóa luận.

Em chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị cán bộ nhân

viên tai UBND, Huyện Doan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, huyện Cát

Hải đã luôn nhiệt tình đón tiếp và cung cấp những tài liệu, thông tin quý báu

giúp em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thây, cô đôi dào sức khỏe, và thành

công trong sự nghiệp cao quý Kính chúc quý cô, chú, anh, chị tại Vườn quốc

gia Cát Bà, UBND, Huyện Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh luôn

đồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống.

Trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện khóa luận

Phạm Thị Kim Cúc

Trang 3

3.1 Mục tiêu nghiên cứu - 555555 tr cerrrrrkrrreesree 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ¿+ 5 + + kScxck cv rxervre 3

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2-2 +eeseezzseecse 4

4.1 Phạmvi à00 SSneersreserseeeeee4

4.2 — Đối tượng ccccrccecrrccee 4

5 Phương pháp nghiên CỨU 55-5555 S9 S999 t991959595858560855556 4

5.1 Nghiên cứu tài liệu (S5 2S x2 cv srrrerrereeree 4

52 Khảosátthựcđịa ọ.ne re 5

5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu - 2+ -s+2zevEsEzzczsersee 6

5.4 Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ - 55 <5 5<£+s 6 5.5 Sử dụng công cụ phân tích SWOTT 5 se ccccxeecece 7

6 Lịch sử nghiên CỨU 5< << s95 99553 99995.955.954 x9 sex ee 7

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài sœ- zsezsseczs 10

7.1 Ý nghĩa khoa học c-c t2 2t xe rec 19

7.2 Ý nghĩa thựctiễn ¬ 10

8 Bố cục cúa khóa luận -s2.i‹cc2EE.EEEEEEEEESSEEEEE1222222E2.-:2 11

1.1 Cơ sở lý luận về biến đỗi khí hậu và du lịch sinh thái 12

1.1.1 Biến đỗi khí hậu -ScccSEttrerrrrrrsrrrree 12 1.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu ccccecsrrvesrrreree 12

1.1.3 Đánh giá tác động của biến doi khí hậu — - 12

1.1.4 Ứng phó với biến đỗi khí hậu -cccccccccccccee 13

1.15 Nước biển dâng -cc SE SEnSEtererree 14

Trang 4

1.1.6 Du lịch sinh thái (EcofowriSr) S tt sesetessererera 14

1.1.7 Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái 5-55 csxsxs 16 1.1.8 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái o5ssee: 17

1.1.9 Các nguyên tac phát triển du lịch sinh thái 18

1.1.9.1 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý,

giảm thiểu chất thải ra môi ÍYƯỜ ST St HH ni, 18

1.1.9.2 Quản lý lượng khách phù hợp với sức chứa -. - 19

1.1.9.3 Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tén tính da dang,

phát huy bản sắc văn hóa cộng đỒng ccccccEEEcsrrerrrrve 20

1.1.9.4 Phát triển du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch tổng thé

kinh tẾ - xã hội cv HH2 ru 20

1.1.9.5 Tạo cơ hội việc làm va mang lại lợi ích cho cộng dong dia DƯƠNG vevvesscsssssecsesssssssessseeseesesseseseeseseseenssssussessucsucatsassesessesavstssatatsacaes 21

1.1.9.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các

hoạt động phát triển du lịch sinh thái 555scccccecccEvesErserrrserre 21

1.1.9.7 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường 22

1.1.9.8 Tăng cường tính trách nhiệm trọng hoạt động xúc tiễn quảng

bá, đụ ljCÌh 5c 2E v22 2 2E, 1121 E1 erreerve 22 1.1.9.9 Coi trong công tác nghiên cứu thường xuyên 22

1.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện 23

1.2.1 Tóm lược về biến đối khí hậu ở Việt Nam 23

1.2.2 Nguyên nhân của biến đỗi khí hậu -. -ccccscec 25

1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam 25

1.3 Tác động của biến đỗi khí hậu đến du lịch - so ss 27

1.3.1 Tác động tích cực cv vn te cserseec 27 1.3.2 Tác động THEW CựC S TS ST nrrecereesree 28

- TIỂU KET CHUONG 22 22tt+29211111212222222222552eeerrrrrrr 31

Trang 5

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU - s<ssssse5sse 32

2.1 Địa điểm nghiên cứu - 2-2 s<sse©+seEkSeEvseetserrerrseoksri 32

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội - - 32

2.1.1.1 Vị trí địa Ïÿ cằẰĂẰSĂeeeieieerrrrrrrrree 32 2.1.1.2 Đặc điểm địa hình "¬—- - 33

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu ecceecsrerrirrrrrrirerrriee 33 2.1.1.4 Kinh tễ- xã hội căceeeeeeeeiiierrrrriirrrrrree 36 2.1.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch dé phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà - 55t ctcSttEvrtttrttrrrtrrrrrrirrrirrrrrrrke 41 2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự 'hiÊN - 5c cà ceseeeeeesreeree 4I 2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhÂn VĂN ¿5+ =5 s+s+ec++ee+s> 46 2.1.3 Các diém và tuyến điểm du lịch hiện có tại Vườn quốc gia Cát ;,— 48

2.1.3.1 Điểm tham quan du lich (Tourist Attraction) - - 48

2.1.3.2 Các tuyến đường mòn tại Vườn quốc gia - 48

2.2 Cách tiến hành -cceesseee+zr.artErEE E 1.000013.000.0.010e 50 2.2.1 Phương pháp thực hiỆN -o-cSc + secsess« 50 2.2.2 Quy trình tuyển chọn mẫu -cccccccctcccerrrerrrx 51 2.2.3 Thu thập dữ liệu - -ScSeceeeeereree 52 2.2.4 Xử lý dữ liệM ẮSeeieeeerrreree 55 TIỂU KET CHUONG 2.sssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssnsesssssssscsssssvesssssnecessnnees 57 CHU ONG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU -2- << s<5seesseesses 58 3.1 Thực trang phát trién du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 58

3.1.1 Vị trí, vai trò của phát triển du lich sinh thái 59

3.1.2 Quy hạch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái 59

3.1.2.1 Cac chính sách quy hoạch và MAU tư . - 59

Trang 6

]

2 Ả 60

3.1.2.3 Các công tình nhà nước, tư nhân được xây dựng 62

3.1.3 Cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái -sccccccccrcecres 63

3.1.3.1 CƠ SỞ ÏWUW WrÚ ĂĂĂ TS HH, 63

3.1.3.2 Cơ sở ăn uống ccccricEEkEEErirEErrrsrrrrreerrrees 64

3.1.3.3 Cơ sở vui chơi giải ÍFÍ c-+c se sex sseeecsere 65 3.1.4 Kinh doanh du lịch sinh thái - 5 55s csscsecsee 65 3.1.5 Các dich vụ du lịch sinh thưái 555cc cerersecee 66 3.1.5.1 Loại hình dich vụ du lịch sinh thai rừng - 66

3.1.5.2 Loại hình dich vu du lịch sinh thái biển 66 3.1.5.3 Loại hình dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Việt Hải 67

3.1.11 Đánh giá chung về hiện trạng những thuận lợi - khó khăn; cơ

hội - thách thức (SWOT) doi với phát triển du lịch sinh thai Vườn

quốc gia Cát Bà 5-5222 1E 1e 733.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh

thái Vườn quốc gia Cát Bà - s2 css©vee©+vkeeevvxsevvvcsecre 76

3.2.1 Bao, áp thấp nhiệt đới tác động đến phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 5s ELnEEHEE.11rrrrres 77

3.2.2, Lit, lụt tác động đến phát triển du lịch sinh thải Vườn quốc

gia Cát BA nh 111111111 HT HH 80

Trang 7

3.2.3 Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước tác động đến phát triển dulịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 2-52 ScseccecEEscrkeerkeeei 81

3.2.4 Nước biển dâng, triều cường tác động đến phát triển du lịch

sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 2c 5se+ckcEEEkerketrerkerrerred 833.2.5 Xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển tác động đến phát triển du lịch

sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 55 csccectEEEtererrererrkg 85

3.3 Hiện trang những các giải pháp ứng phó và giảm nhẹ tác động của biến

đỗi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 86TIỂU KET CHƯNG 3 s-cs<©cesSckstExeetExasEresrktreseressresrree 88

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MỘT SO GIẢI PHÁP GIẢM THIẾU CÁCTÁC ĐỘNG TIỂU CỰC CUA BIEN DOI KHÍ HẬU TRONG PHÁT

TRIEN DU LICH SINH THÁI VUON QUOC GIA CAT BÀ 894.1 Một số giải pháp chung giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến doi

khí hậu trong phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 89

4.2.1 Nang cao nhận thức cho các bên liên qwat 89

4.2.2 Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tang kỹ thuật " 90

4.2.3 Giải pháp kiểm soát sử dụng nguồn nước, năng lượng và rác

thải, các thiết bị tiết kiệm chỉ phí nhiên liỆU - 5< csex+ssscs+ 91

4.2.4 Giải pháp giảm phát thai rừng và suy thoái rieng 92

4.2.5 Giải pháp quản lý tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm

QU Ï[CỈ Ăn TH TH HH ng ngài 93

4.2.6 Giải pháp ứng phó khắc phục về thời vụ du lịch 93

4.2 Một số giải pháp cụ thé giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi

khí hậu trong phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà 94

4.2.1 Đối với các cấp chính quyền địa phương - 94

Trang 8

4.2.2 Đối với các doanh nghiệp bao gồm: khách sạn, công ty du

lịch, nhà hàng có hoạt động du lịch trên địa bàn Vườn quốc gia Cat

,— 95

4.3 Các hạn chế của nghiên cứu sss° 2ssvsezsserssecvsser 974.4 Đề xuất hướng nghiên €ứu -se-s°sssss+xses++eessesssesssese 97TIỂU KET CHUONG 4 cces<-52cc+eeresetrrttttrrtrrrrrrrrrrreerree 98

KET LUAN 05 99

TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 ©cs<©cssetzssetsserssesssesse 100

108005 000075 102

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở

các vùng khí hậu của Việt Nam . G SG 1123 91193301131 1 cv ycrngn 26

Bảng 2.1 Thống kê số phiếu điều tra xã hội học -.-: - se: 33

Bảng 2.2 Đánh giá tần suất và mức độ thiệt hại của các yếu tố biến đổi khí

hậu tác động đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà 55

Bảng 2.3 Đánh giá tính chất và mức độ tác động của các yếu tổ biến đổi khí

hậu đến phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà - 56Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng khách tham quan Vườn quốc gia Cát Bà giai

đoạn 2008 — 2 [Ố - HS 1211191 H1 HT HH CSKH 71

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển du lịch 30

Sơ đồ 3.1 Cơ cau té chức bộ máy Vườn quốc gia Cát Bà 68

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Diện tích các phân khu chức năng của Vườn quốc gia Cát Bà 33

Hình 3.1 Biêu do thê hiện trình độ học vân của cán bộ nhân viên Vườn quôc

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu đã và đang đe doa nghiêm trọng đến lợi ích sống còncủa nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong đó có Việt

Nam Biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang

nóng lên; hậu quả làm băng tan, mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc,

giông tố gia tăng Con người đã và đang phải đối mặt với những tác động

khôn lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mat nơi ăn chốn ở,

thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học

Ở Việt Nam, Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới tất cả các vùngmiền, các lĩnh vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên, môi trường và

kinh tế xã hội trong đó có ngành du lịch vốn là một ngành kinh tế nhạy cảm

với sự thay đôi của khí hậu

Thực tế cho thấy, khí hậu ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong

việc lựa chọn địa điểm và thị hiếu du lịch của du khách vì hầu hết các điểm đu

lịch ở Việt Nam gắn kết chặt chế với môi trường tự nhiên Do sự phân bố khí

hậu thành các tiểu vùng riêng biệt, ngành du lịch Việt Nam cũng hình thành

một số các loại hình du lịch mang những tính chất khí hậu đặc biệt ví dụ như

du lịch bãi biển, du lịch thể thao mùa đông, du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe,

đặc biệt là du lich sinh thái — loại hình du lịch thu hút lượng lớn khách tham _

quan trong những năm gần đây

Ở Việt Nam, nói đến du lịch sinh thái, người ta nhắc ngay đến những

địa điểm nỗi tiếng như: khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên — Đồng

Nai, khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bề - Bắc Cạn, khu du lịch sinh

thái Vườn quốc gia Cát Bà — Hải Phòng Trong số đó, khu du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Cát Bà thuộc địa phận huyện Cát Hải, cách trung tâm thành

Trang 11

phố Hải Phòng khoảng 45km là một trong những khu bảo tồn sinh thái quan

trọng nhất của Việt Nam nằm trong khu dự trữ sinh quyền thế giới được

UNESCO công nhận vào năm 2004.

Với tiềm năng du lịch đa đạng bởi sự tồn tại của nhiều hệ sinh thái khác

nhau như: rừng thường xanh trên núi đá vôi, rừng ngập nước trên núi cao (Ao

Éch), rừng ngập mặn vùng duyên hải, vùng biển với các ran san hô gần bờ, hệ

thống hang động phong phú, các thung lũng các hoạt động du lịch sinh thái

ở Vườn quốc gia Cát Bà luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm vô

cùng lý thú và bổ ích Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cùng với những hạn chế về cơ sở vật chất, khu du lịch sinh thái Vườn

quốc gia Cát Bà cũng phải chịu nhiều tổn thương lớn, hơn nữa việc khai thácphát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà vẫn chưa mang tính bền

vững và đang chịu nhiều thách thức lớn.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Bảo tổn sinh

vật biển và phát triển cộng đồng, trong vòng 50 năm kể từ khi trái đất bắt đầu

có sự tác động của biến đôi khí hậu, điện mạo địa chất của vùng ven biển Cát

Bà đã có nhiều thay đổi Chỉ tính riêng mực nước biển đo được tại Trạm Hải

văn Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) đã dâng lên khoảng 20cm Kịch bản biếnđổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra dự báo cuối thế kỷ

này, mực nước biển khu vực Hải Phòng, Cát Bà có thé dâng cao 65 — 100cm,

nhiệt độ nước biển tầng mặt lên đến 1,6 - 3,5 độ C.

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn dé tài nghiên cứu “Nghién cứu

tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn

quốc gia Cát Bà” dé góp phần làm rõ hơn tác động tích cực và tiêu cực củabiến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà Từ đó,

đề xuất một số ý kiến riêng theo nhận thức của mình về giải pháp phát triển

~~

Trang 12

du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà nhằm giảm thiểu các tác động của

biến đổi khí hậu

2 Câu hỏi nghiên cứu Khóa luận có 3 câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

(1) Thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái Vườn

quốc gia Cát Bà như thế nào?

(2) Nguyên nhân tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái Vườn

quốc gia Cát Bà là gì?

(3) Giải pháp gì dé giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí

hậu trong phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà ?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tiến hành đánh giá thực trạng tác

động của biến đôi khí hậu đến du lich sinh thái, tìm ra những nguyên nhân tác động, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực

của biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả xác định ba nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận như sau:

Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại

Vườn Bà

Xác định được các tác động tiêu cực và tích cực của biến đổi khí hậu

đến hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà trên các mặt: cơ sở

hạ tầng, hoạt động lưu trú, các sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch

Xây dựng một số giải pháp phù hợp giảm thiểu các tác động tiêu cực

của biến đôi khí hậu trong phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát

Bà.

Trang 13

4 Pham vi và đối tượng nghiên cứu

4.1 Phạm vi

Về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Vườn quốc gia Cát Bà

Về mặt thời gian: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng

hợp các số liệu, tài liệu được giới hạn từ năm 2005 đến tháng 3/ 2017.

Và các số liệu, tư liệu thu thập được trong cuộc khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia và huyện Cát Hải từ ngày 2/5 đến ngày 4/5/2017 tại Vườn

quốc gia Cát Bà và huyện Cát Hải

4.2 Đối trong

Đối tượng nghiên cứu được xác định là:

(1) Tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà: cơ sở vật

chat, ha tang kỹ thuật du lịch, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái

(2) Hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà

(3) Những biểu hiện tác động của biến đổi khí hậu tại Vườn quốc gia

Cát Bà

Các tác động tiêu cực và tác động tích cực của biến đổi khí hậu đến

phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà.

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu tài liệu

Dé có được cái nhìn khái quát cũng như các thông tin cần thiết cho khóa

luận người viết đã thu thập tài liệu có sẵn từ nhiều nguồn như sách báo, tài

liệu được ban hành bởi các bộ ngành (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ), mạng internet, các tài liệu nước ngoài đặc biệt tài liệu có liên quan đến phát

triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà và biến đổi khí hậu Các số

liệu sử dụng được cập nhật từ năm 2005 đến thời điểm hiện tại, sau đó vận

dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích, thống kê, tổng hợp để hình

Trang 14

thành cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của khóa luận Một số tài liệu, báo cáo tác

giả đã thu thập và tổng hợp thông tin như:

- Kịch bản biến đôi khí hậu năm 2012

- Bao cáo hoạt động du lịch năm 2016 của Vườn quốc gia Cát Bà

- _ Báo cáo tông kết năm 2016, định hướng hoạt động năm 2017 của Vườn

quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải

- Bé án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà

- Báo cáo quy hoạch kinh tế xã hội huyện Cát Hải tam nhìn năm 2025,

định hướng năm 2030

- _ Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Thành phố Hải Phòng.

- Nién giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2015, NXB Thống kê,

Hà Nội.

- Một số luận văn, luận án khác về du lịch sinh thái

Kết quả của việc thu thập tai liệu và thổng hợp thông tin được nêu rõ ở

Chương 1 và phan 2.1 Địa điểm nghiên cứu — thuộc chương 2 khóa luận.

5.2 Khảo sát thực địa

Công tác khảo sát điều tra thực địa trong khuôn khổ nhiệm vụ là nhằm

xác định sơ bộ mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan nhự lũ lụt, hạn hán, bão, v.v những biến đổi quy luật thời tiết do biến đổi khí hậu

và mực nước biển dâng đối với một số dang tài nguyên du lịch chủ yếu; đối

với hoạt động lữ hành ở đảo Cát Bà, thu thập tài liệu bổ sung và trong một số

trường hợp đề lấy mẫu môi trường cho mục đích kiểm chứng, so sánh sự biến

đôi môi trường dưới tác động của biến đổi khí hậu

Với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã có cuộc khảo sát

thực địa tại Vườn quốc gia Cát Bà từ ngày 02/05/2017 đến ngày 04/05/2017.

Chuyến khảo sát đã giúp tác giả có được những quan sát thực tế nhất về tình

Trang 15

hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà và những thiệt hại

mà Vườn quốc gia gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu Trong chuyến

khảo sát này, tác giả đã tham khảo ý kiến của 4 nhóm đối tượng: khách du

lịch, cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp du lịch, các cấp quản ly (bao

| gồm Ban quan lý Vườn quốc gia và các cấp quản lý huyện Cát Hải bằng 40

| bảng câu hỏi điều tra xã hội học chỉ tiết về tác động của biến đổi khí hậu đến

phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.

Kết quả thu được từ phương pháp khảo sát nhằm phục vụ cho phan 2.2

| Cách tiến hành — thuộc chương 2 khóa luận, chương 3 và chương 4 Kết quả

nghiên cứu, của khóa luận.

Hị 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

: Trong quá trình thực hiện, người viết đã tiến hành phương pháp phỏng

vấn cá nhân trực tiếp va qua điện thoại/email với một số người dân địa

‘yo, phương, khách du lich và một số cán bộ của Sở Văn hóa —Thé thao — Du lịch

Hải Phong và Phòng Văn hóa —Thé thao — Du lịch huyện Cát Hải về hiện

trạng phát triển du lịch biển ở Cát Bà và tình hình tác động của biến đổi khí

hậu đến phát triển du lịch tại đảo Cát Bà Tác giả đã sử dụng 10 câu hỏi tập

trung vào chủ đề tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái

| dé phong vấn trực tiếp các đối tượng Những chia sẻ, nhận định của họ góp

| phan bé sung và xác thực thông tin trong khóa luận

5.4 Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ

Phương pháp này được tác giả sử dụng để phỏng vấn nhóm 2 — 3 người

thuộc các đối tượng được xác định từ đầu là khách du lịch, cộng đồng địa

phương, cấp quan lý và doanh nghiệp du lịch Tác giả đã sử dụng bảng câu

hỏi và những câu hỏi phỏng vấn sâu để cũng trao đổi, thảo luận với các đối

tượng được tham vấn xoay quanh chủ đề tác động của biến đổi khí hậu đến

Trang 16

phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà Kết quả của phương pháp

này phục vụ cho chương 3 và chương 4 của khóa luận.

5.5 Sử dụng công cụ phân tích SWOT

Từ những tài liệu thu thập được khi tiến hành khảo sát, tác giả đã tiến

hành thống kê, phân tích, so sánh để nhận diện những thuận lợi, khó khăncũng như những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái Vườn

quốc gia Cát Bà trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu Phương pháp

SWOT giúp cho chương III — Kết quả nghiên cứu được sáng tỏ, rõ ràng hơn.

Từ phương pháp này tác giả có thé dé dàng nhìn ra những giải pháp, định

hướng đúng đắn cho việc phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà

trước tác động của biến đổi khí hậu ở chương 4.

6 Lịch sử nghiên cứu

Từ những năm 90 thé ki trước, những nội dung về biến đổi khí hậu đã được các nhà khoa học đầu ngành như GS Nguyễn Đức Ngữ, GS Nguyễn

Trọng Hiệu quan tâm Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm chú ý

từ sau năm 2000, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay Ngày càng có nhiều đề tài,

các công trình nghiên cứu đi sâu vào quy luật, tác động của biến đổi khí hậu

đến hệ sinh thái, đời sống con người cũng như các hoạt động phát triển kinh

tế Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

6.1 “Những hậu quả của biến đổi khí hậu với phát triển du lịch ở việt

nam” do Phạm Trung Lương thực hiện trong khuôn khổ diễn đàn Phát triển Mê

Kông với chủ đề “biến đổi khí hậu: Hậu quả và thách thức với các quốc gia” do

Ngân Hàng Châu Á (ABB) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức tháng 5/2007.

Đây được xem như những gợi ý quan trọng đối với nghiên cứu về tác

động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển du lịch và đề xuất các giải

pháp thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại của những tác động này trong hoạt động

phát triển du lịch ở Việt Nam.

Trang 17

6.2 Viện Khoa học Khí tượng Thúy van và Môi tường( 2010):

KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh,

giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt

Nam” thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phòng tránh thiên tai, bảo

vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên KC.08” (Đề tài

nghiên cứu cấp nha nước)

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những kiến thức cơ bản về biến đổikhí hậu, thực trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu và ở Việt Nam, tác động củabiến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực, và các khu vực địa lí trên cả nước,góp phần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu hiện nay Từ những đónggóp tổng quát của đề tai, ta có thé ứng dụng và nghiên cứu tại các địa bàn điển

hình để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các địa bàn khác

nhau trên cả nước.

6.3 Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thủy văn

và Hải dương học, trường DH Khoa học Tự nhiên - DHQGHN (2013):

“Biến doi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và

cơ hội trong hội nhập quốc té”

Bài báo đã trình bày một số những biểu hiện, quy luật của biến đổi khí

hậu ở Việt Nam trong các thập kỉ qua, xu thế biến đổi trong tương lai cũng

như một số bang chứng và khả năng tác động tiềm 4n của nó, chỉ tiết hóa kịchban biến đổi khí hậu toàn cầu Đề tài đã giúp đưa ra những vấn dé hợp tác vàhội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ chochiến lược và kế hoạch ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phan pháttrién kinh tế - xã hội — môi trường Báo cáo mang lại một cái nhìn tổng quát

về nhiều vấn đề của biến đổi khí hậu cả về mặt không gian và thời gian tại

Việt Nam.

Trang 18

Ngoài ra còn có một số các đề tài nghiên cứu

(1) Vién Nghiên Cứu và Phát triển Du lich (2009): “Các giải pháp thích

ứng và ứng phó góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt

động du lịch tại Việt Nam” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ )

(2) Thái Thanh Lượm: “Biến đổi khí hậu và bảo vệ vùng ven biển, du lich

và bảo tồn thiên nhiên Kiên Giang”

(3)Phạm Trung Lương (2015): “Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Namtrong bối cảnh biến đổi khí hậu” tại Hội thảo “Môi trường và phát triển bền

vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của Viện Môi trường và Phát triển bền

vững.

(4) Bộ Văn hóa — Thể thao Du lịch Hà Nội (2012) Đề án: “Xây dựng kế

hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu”

Tại quần đảo Cát Bà — huyện Cát Hải — thành phố Hải Phòng cũng cómột số các công trình nghiên cứu như sau:

(1)Pham Trung Luong (2002): “ Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ

môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phan phát triển du lịch

bền vững trên đảo Cát Bà — Hải Phòng, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.”

Công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các

khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng Đánh

giá hệ thống các tiềm lực phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói

riêng tại đảo Cát Bà cũng như các tính chất của tổ chức cộng đồng dân cư

sinh sống trên đảo Phân tích sức ép tới môi trường du lịch tại đảo và dự báo

tình trạng môi trường theo sự gia tăng phát triển du lịch trong những năm sau

để thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch bền vững trênđảo Đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phầntrong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thé, các giải pháp để ápdụng mô hình đề xuất trên tại đảo Cát Bà cũng như các khuyến nghị khi áp

Trang 19

dụng đối với các khu du lịch khác nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển du

lịch được bền vững.

(2) Vũ Đình Thuyên thực hiện, hướng dẫn Nguyễn Đình Hòe luận văn

thạc sỹ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Phát triển bền vững du lịch biển Cát

Bà (Hải Phòng) năm 2013.

Báo cáo đã phân tích các nguyên nhân khiến du lịch biển Cát Bà thiếu

bền vững Đưa ra những giải pháp phù hợp hướng đến phát triển du lịch biểnbền vững tại Cát Bà

Tuy nhiên, các dé tài nghiên cứu trước mới chỉ dừng lại ở những

nghiên cứu chuyên ngành khái quát về biến đổi khí hậu chứ chưa đề cập đến

tác động của biến đổi khí hậu đến một đia bàn cụ thể chẳng hạn tác động của

biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà Vì

vậy ở góc độ nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát

triển đu lịch với phạm vi không gian là Vườn quốc gia Cát Bà - huyện Cát

Hải, thành phố Hải Phòng và phạm vi thời gian từ 2010 đến 2016 theo chúng

tôi là hướng đi mới, không trùng lặp với các đề tài đi trước.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài7.1 Ý nghĩa khoa học

Khóa luận góp phan bô sung cơ sở lý luận khoa học thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà nói riêng và ở Việt Nam nói

chung.

Nghiên cứu ban đầu làm rõ hơn được tác động của biến đổi khí hậu

phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Khóa luận mang tính thời sự cao, số liệu, các bằng chứng đều được lay

từ thực tiễn thông qua khảo sát thực tế.

10

Trang 20

- Các giải pháp được đưa ra trong khóa luận có thể được xem xét, tham

khảo và đưa vào áp dụng tại địa phương

- Kết quả thu được từ khóa luận sẽ trở thành tài liệu thao khảo cho các

nghiên cứu liên quan khác sau này.

8 Bố cục của khóa luậnNgoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảokhóa luận gồm 4 chương:

Chương 1 Tống quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Quy trình nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứuChương 4 Nghiên cứu một số giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cựccủa biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch sinh thái VQG Cát Bà

11

Trang 21

CHUONG 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về biến déi khí hậu và du lich sinh thái

1.1.1 Biến doi khí hậu

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu 2007 (IPCC “biến đổi khí hậu là sự bién đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biễn động của các thuộc

tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dai hơn bién đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ

thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng

hiệu ứng nhà kinh làm thay đổi thành phân cấu tạo của khí quyển ”

1.1.2 Kịch bản biến đỗi khí hậu

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu 2007

(IPCC “Kịch ban biến đổi khí hậu là bức tranh toàn cảnh của khí hậu trong

tương lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử

dụng trong nghiên cứu những hậu quả của bién đổi khí hậu do con người gây

ra và thường được dùng như la đầu vào cho các quy mô đánh giá tác động”

1.1.3 Đánh giá tác động của biến doi khí hậu

Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu là nghiên cứu xác định các ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội

của địa phương Ngoài các ảnh hưởng bat lợi còn có thé có các ảnh hưởng có lợi Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là cơ sở dé dé xuất các giải phápthích ứng với biến đổi khí hậu (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môitrường, 2011) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thường được thực hiện cho hai bối cảnh hiện tại và tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu và

các kịch bản phát triển kinh tế xã hội Kết quả đánh giá tác động cần được cập nhật thường xuyên khi có thay đổi về kịch bản biến đổi khí hậu hoặc khi có

12

Trang 22

điều chỉnh định hướng phát triển của ngành hoặc địa phương Thông thường,

đánh giá tổng thé cho toàn địa ban trước, trên cơ sở kết quả nhận được sẽ tiến

hành các đánh giá chuyên sâu và cần có sự tham gia của các bên liên quan, nhất là cộng đồng địa phương Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng

bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí

hậu Vì các giải pháp thích ứng làm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu,

nên đánh giá các giải pháp thích ứng trở thành một bước công việc của đánh giá

tác động do biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu vì vậy có thé phân

ra làm hai loại: các tác động khi không có các giải pháp thích ứng và các tác

động khi có các giải pháp thích ứng.

1.1.4 Ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu 2007 (IPCC), một số khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu được đưa ra như

sau:

Ung phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Như vậy ứng phó với biến đổi khí

hậu gồm hai hợp phần chính là thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ

biến đổi khí hậu

Thích ứng (Adaptation) với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống

tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm

mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện

hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

Giảm nhẹ (Mitigation) biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm

mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính (KNK).

Kịch bản biến đối khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy

về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa Kinh tế - Xã hội, thu

nhập bình quân đầu người (GDP), phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và

13

¬ ey ne - ¬— ee ot

Trang 23

mực nước biển dâng Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo

thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa pháttriển và hành động

Biện pháp thích ứng/thích nghỉ với biến đổi khí hậu (Adaptationmeasures) là những hành động cụ thé thực hiện tại một địa điểm cụ thé ở mộtthời điểm cụ thể để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra

hoặc có thé xảy ra Ví dụ như cải thiện các tiêu chuẩn xây dựng của nhà

chống bão để giảm thiểu sự tàn phá của bão trong những khu vực dự báo bão

sẽ tăng về cường độ

1.1.5 Nước biển dâng

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu,

trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão, Nước biển dâng tại một vị

trí nào đó có thé cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sựkhác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác

1.1.6 Du lịch sinh thai (Ecotourism)

Ngày nay, du lịch sinh thái đang dần trở thành loại hình du lịch ăn

khách bậc nhất và cũng là chủ đề nóng trong các cuộc hội thảo về chiến lược

và chính sách phát triển của ngành du lịch toàn quốc Về cơ bản du lịch sinh

thái là loại hình du lịch với những hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên

nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Khái niệm du lịch sinh thái bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào nhữngnăm nửa cuối thâp niên 70, đầu thập niên 80 của thế ki 20 và ngày càng trở

thành xu hướng du lịch thu hút du khách bậc nhất, đặc biệt với điều kiện phát

triển du lịch ở Việt Nam Tuy nhiên dù xuất hiện đã lâu nhưng định nghĩa về

du lịch sinh thái vẫn chưa rõ ràng Bản chất du lịch sinh thái là du lịch gắn

liền với thiên nhiên với điều kiện tự nhiên của mỗi điểm đến Vì vậy nói đến

du lịch sinh thái người ta thường đề cập đến những khái niệm liên quan như

14

Trang 24

Du lịch có trách nhiệm (Responsible Travel), phát triển du lịch bền vững, bao

tồn Du lịch sinh thái thường được chia thành loại hình dịch vụ du lịch

chính như : du lịch mạo hiểm, hoặc du lịch khám phá thiên nhiên, tìm hiểu

đời sống cộng đồng

Nhiều nhà khoa học trên các quốc gia đã nghiên cứu về du lịch sinh

thai.

Năm 1987, Hector Ceballos Cascurain — một nhà nghiên cứu tiên

phong về du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái

như sau : "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay

đổi với những mục đích đặc biệt : nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọngthế giới hoang da va giá trị văn hóa được khám phá"

Năm 1998, Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh : " đu lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lich sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tinh trạng của

hệ sinh thái Đồng thời, ta có cơ hội dé phát triển kinh tế, bảo vệ nguôn tai

nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương.".

Ở Việt Nam, theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) : " du lịch sinh thái là

hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương,

với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững."

Ngoài ra, tổng cục Du Lịch Việt Nam, ESCAP, WVF, IUCN đã đưa rađịnh nghĩa về du lịch sinh thái : "du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho

nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng

địa phương”.

Theo Bộ văn hóa thể thao và Du lịch: “Du lịch sinh thái là hình thức du

lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia

15

Trang 25

của cộng đồng nhằm phát triển bền vững (Theo Điều 4, Chương I của Luật

Du lịch)”.

Thông thường du lịch sinh thái được thực hiện tại những nơi như Vườn

quốc gia, Khu bảo tổn thiên nhiên Vườn quốc gia là khu vực thiên nhiênđược thành lập để bảo vệ lâu đài một hay nhiều hệ sinh thái Một trong những mục tiêu của Vườn quốc gia là phát triển du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên

nhiên là khu vực được bảo vệ với mục đích chủ yếu là bảo tồn nguồn gen

động — thực vật Day là nơi có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa

học nhưng hạn chế hơn đối với hoạt động du lịch

1.1.7 Đặc diém của loại hình du lịch sinh thái

Đến nay, mặc dù khái niệm về du lịch sinh thái vẫn chưa được thốngnhất, hoàn chỉnh song từ những điểm chung trong các định nghĩa về du lịchsinh thái trên thế giới Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra nhữngđặc điểm cơ bản về du lịch sinh thái như sau:

- Tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, với mục tiêu chính của

chuyến đi của khách du lịch là trân trọng tự nhiên cũng như văn hóa truyềnthống lưu truyền tại khu vực tự nhiên đó

- _ Có các hoạt động động giáo dục và diễn giải các giá trị của tự nhiên và

văn hóa bản địa.

- _ Thông thường (nhưng không nhất thiết) hình thức du lịch được tô chứctheo nhóm nhỏ, do các nhà kinh doanh du lịch chuyên môn về sinh thái thựchiện Tại các điểm du lịch sinh thái, người trực tiếp cung cấp địch vụ du lịch

thường là các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và văn hóa — xã

hội

16

Trang 26

- _ Hỗ trợ và duy trì những giá trị của thiên nhiên được khai thác cho phát

triển du lịch sinh thái

1.1.8 Điều kiện phát triển du lịch sinh thái

Ở Việt Nam, du lịch sinh thái đã được vạch ra một số những điều kiện

để phát triển như sau : |

- - Hệ sinh thái đa dạng sức hút cao nên khu du lịch sinh thái thường là ở

các khu Bảo tổn thiên nhiên, Vườn quốc gia với đa dạng sinh học và cuộcsống hoang đã

- Nguồn nhân lực được dao tạo bài bản, có trách nhiệm, đủ am hiểu về

kiến thức mềm và các đặc điểm sinh thái tự nhiên văn hóa cộng đồng địa

phương.

- Các cấp quản lý, điều hành có nguyên tắc Đối với du lịch sinh thái cấpquản lý địa phương phải cộng tác với cấp quản lý các khu tự nhiên và cộng

đồng dân cư bản địa.

- Thỏa mãn được nhu cầu của du khách Đặc biệt đối với du lịch sinhthái, du khách có nhu cầu cao về việc tìm hiểu tự nhiên, văn hóa bản địa nênviệc đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu tự nhiên, văn hóa của du khách

là điều kiện tất yếu trong phá ttriển du lịch sinh thái chứ không đơn thuần làđáp ứng triệt dé các nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí như một số loại hình du

lịch khác

- Luôn gắn du lịch sinh thái với phát triển bền vững và bảo vệ môitrường Đây là điều kiện trọng yếu trong việc phát triển du lịch sinh thái bởi lẽ

du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa chủ yếu vào thiên nhiên, nếu không

bảo vệ môi trường thì nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dé bị bào mòn, tốnthương không đáp ứng được điều kiện phát triển du lịch sinh thái cho các thế

hệ tương lai.

17

Trang 27

- _ Nhờ vào các điều kiện phát triển đó, hiện nay ở Việt Nam đã triển khai

một số các hoạt động du lịch sinh thái thái cơ bản như :

- Tham quan đã ngoại tìm hiểu đời sống thực vật hoang dã với các hoạt

ị động như tham quan các Vườn quốc gia, đi bộ trong rừng, ngắm chim, leo

núi, lặn biển ngắm san hô

# - Tham quan thắng cảnh hang động

: - Tham quan các hệ sinh thái nông nghiệp như tham quan miệt vườn ở

đồng bằng sông Cửu Long, tham quan các ruộng lúc bậc thang ở các tỉnh

miền núi phía Bắc, tham quan các vườn cây ăn trái ở các tỉnh đồng bằng sông

Hồng

- Du thuyền trên sông, hồ, tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái như các

tour du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, Du thuyền trên sông Hồng,

sông Hương, sông Sài Gòn Du lịch hồ Hòa Bình, hồ Ba Bé vv

- Nghiên cứu tìm hiểu các hệ sinh thái, nghiên cứu đa dạng sinh học ở

các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, các hang động.

1.1.9 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái

Về cơ bản phát triển du lịch sinh thái phải đảm bảo 3 mục tiêu chính.

Một là đảm bảo sự bền vững về kinh tế.

Hai là đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường.

Ba là đảm bảo sự bền vững về xã hội.

Từ ba mục tiêu then chốt đó, trên thế giới và cả Việt Nam đã đề ra một

số nguyên tắc dé phát triển du lịch sinh thái như sau :

1.1.9.1 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý,

giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Du lịch sinh thái là du lịch chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tự

] nhiên Trong khi đó, không một nguồn tài nguyên nào có thê tôn tại vĩnh viễn

“48

Trang 28

nhất là dưới tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các hoạt động

của con người hiện nay Vì thế khi khai thác, sử dung nguồn tài nguyên phục

vụ du lịch sinh thái chúng ta luôn phải đặt ra câu hỏi : "Làm thế nào để vừa

tiến hành hoạt động tại một điểm đến mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài

nguyên thiên nhiên, các sản phẩm du lịch tự nhiên của các thế hệ tương lai

sau này ‘’ Điều này buộc các nhà chức trách, các cấp quản lý cùng các doanhnghiệp du lịch phối hợp với cộng đồng địa phương cùng với khách du lịchphải đề ra và tuân thủ những giải pháp nhằm ngăn chặn sự suy giảm số lượng

của các loài sinh vật, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ sinh

thái có giá trị du lịch như : các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập

nước, các rạn san hô

Việc khai thác quá mức và sử dụng không kiểm soát các nguồn tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch sinh thái sẽ gây thương tốn lớn cho hệ sinh

thái, môi trường tự nhiên dẫn đến sự phát triển không bền vững của ngành du lịch, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội của quốc gia.

Bên cạnh đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng ngập nước, các

loài động thực vật luôn là những nguồn vốn mà hoạt động du lịch sinh thái sử

dụng nhiều nhất Nếu không có những biện pháp sử dụng hợp lý, các nguồn

tài nguyên này một khi bị ô nhiễm, hao mòn thì rất khó khôi phục lại nguyên

vẹn, thậm chí là biến mat hoàn toan

1.1.9.2 Quản lý lượng khách phù hợp với sức chứa

Theo tô chức Du lịch thế giới (UNWTO), sức chứa du lịch là khả năngcủa điểm du lịch có thể đáp ứng ở mức độ cao cho du khách, song chỉ gây tác

hại cho nguồn tài nguyên ở mức độ có thê chấp nhận được Việc tuân thủ Sức

Chứa Du Lịch nhất là trong du lịch sinh thái không chỉ đảm bảo việc phục vụ

du khách luôn ở mức tốt nhất mà còn trực tiếp bảo vệ hệ sinh thái và tài

nguyên du lịch Nếu lượng khách du lịch vượt quá giới hạn sức chứa, chắc

19

Trang 29

chắn sẽ gây ra những tổn thương nặng nề cho hệ sinh thái và giảm mức độ hài

lòng của khách hàng.

Trong du lịch có rất nhiều giới hạn sức chứa như: sức chứa sinh học(sức chứa sinh thái), sức chưa vật lý (giới hạn không gian dành cho mỗi khách

du lịch, số lượng khách du lịch có thể có mặt tối đa tại một điểm), sức chứa

tâm lý (mức độ thoải mái, hài lòng của du khách, người dân địa phương trong

chuyến du lịch), sức chưa kinh tế (khả năng đáp ứng những nhu cầu về kinh tế

của du khách tại đại phương)

Sức chứa du lịch phụ thuộc vao từng thời điểm, thay đổi theo mùa du

lịch nên cần phải tính toán kĩ lưỡng để đưa ra các hướng phát triển phù hợp.

1.1.9.3 Phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tôn tính đa dạng,

phát huy bản sắc văn hóa cộng dong.

Ngày nay, khi hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh

thái nói riêng đã trở nên phổ biến, ngày càng có nhiều điểm đến tham quan du lịch Ở Việt Nam có rất nhiều khu du lịch sinh thái, khu Bảo tổn thiên nhiên, Vườn quốc gia nên rất dé xảy ra sự tương đồng, nhạt nhòa trong các sản phẩm, dịch vụ du lịch Chính vì vậy, tính chất đặc trưng của mỗi điểm đến và

sự đa dạng vé thiên nhiên, văn hóa xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tao

nên sự hấp dẫn, thu hút trong du lịch sinh thái Dé đảm bao tinh đa dang của tài nguyên du lịch và tăng cường sự phong phú về các dịch vụ, sản phẩm du lịch chúng ta cần phải tham gia đóng gớp tích cực vào quá trình bảo tồn tinh

đa dạng, và phối hợp với các cấp quản lý trong việc quản lý và giám sát các

hoạt động du lịch sinh thái.

1.1.9.4 Phát triển du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch tổng thể

kinh tế - xã hội

Đặc trưng của du lịch sinh thái bao gồm những đặc trưng chung của du

lịch như tính đa ngành, đa thành phần, liên vùng và một số đặc trưng riêng

20

Trang 30

của nó như tính giáo dục cao về môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Vì thế khi phát triển du lịch sinh thái tại một

điểm đến luôn cần phải chú ý đến quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quyhoạch tổng thế kinh tế - xã hội nói chung ở các phạm vi quốc gia, vùng và địaphương Bên cạnh đó phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịchsinh thái trong mối quan hệ với những ngành kinh tế khác đặc biệt là với việc

sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

1.1.9.5 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đông địa phương

Trong du lịch sinh thái, ngoài nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, có thể nói cộng đồng địa phương là nguồn lao động du lịch đóng vai trò quan trọng

trong việc tiến hành hoạt động du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái.Bên cạnh việc đóng góp sức lao động cho hoạt động phát triển du lịch sinh

thái, cộng đồng địa phương cũng là nhân tố đóng góp trực tiếp trong việc phát

triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Vì vậy nếu không chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái với cộng đồng địaphương sẽ rất dé dan đến tình trạng người dân bản địa khai thác triệt để cácnguồn lực từ thiên nhiên và từ chính ban thân, vi phạm nguyên tắc về sử dụnghạn chế, quá mức nguồn tài nguyên dẫn đến tài nguyên du lịch sinh thái suy

giảm nhanh chóng, mat kiểm soát, không thé đảm bảo việc phá triển du lịch

sinh thái bền vững Ngoài ra việc chia sẻ lợi ích còn được thể hiện trong các

chỉ phí từ nguồn thu du lịch được trích ra để cùng với cộng đồng địa phương

bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội bền

vững của địa phương và toàn vùng.

1.1.9.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đông địa phương vào các

hoạt động phát triển du lịch sinh thái.

Từ nguyên tắc trên ta thấy được những đóng góp cấp thiết của cộng

động địa phương trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan

21

Trang 31

trọng Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc

chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương mà còn là sự khuyến khích sự tham

gia cua họ vào các hoạt động phat triển du lịch sinh thái Bởi lẽ người dân bản

địa chính là những người làm nên văn hóa góp phần làm tăng tính hấp dẫn, đa đạng cho các hoạt động du lịch sinh thái, là một trong những yếu tố chủ đạo

thu hút khách du lịch.

1.1.9.7 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường.

Chúng ta không thể ngăn chặn tác động của biến đôi khí hậu hay những thảm họa thiên nhiên một cách triệt để, nhưng về phần nhân lực ta hoàn toàn

có thé đào tạo, huấn luyên tạo nên những đội ngũ lao động du lịch sinh thái có

kỹ năng, có kiến thức chuyên môn để phục vụ du lịch sinh thái theo đúng

hướng phát triển bền vững và ứng phó với mọi tác động khôn lường của biến

đổi khí hậu Hơn nữa, ngoài kỹ năng để ứng phó với các thảm họa thiên nhiên

thì đội ngũ lao động du lịch sinh thái được đào tạo đúng hướng sẽ có tráchnhiệm hơn với đất nước, với văn hóa truyền thống và với các nguồn tài

nguyên du lịch nhân văn khác.

1.1.9.8 Tăng cường tính trách nhiệm trọng hoạt động xúc tiễn quảng

ba du lịch

Dưới thời đại công nghệ số, thế giới phẳng, việc quảng cáo hình ảnh về

du lịch sinh thái cũng như toàn ngành du lịch không phải là vấn đề phức tạp Nhưng làm thế nào để hoạt động xúc tiến quảng bá đạt hiệu qủa cao nhất ? Đó

chính là giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng trong các hoạt động quảng

bá cũng như cải thiện nội dung, hình thức của các hoạt động quảng bá sao cho

hấp dẫn hơn, thu hút hơn, đưa du lịch sinh thái đến gần hơn với tất cả mọi người.

1.1.9.9 Coi trọng công tác nghiên cứu thường xuyên

Việc nghiên cứu sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về thực trạng của

hoạt động du lịch sinh thái nói riêng và hoạt động du lịch nói chung Từ đó

22

Trang 32

ị x

vạch ra những hướng di, giải pháp phát triển theo kịp xu hướng của thời dai

và phục vụ tốt nhất cho khách tham quan Ngoài ra việc thường xuyên cập

nhật thông tin nghiên cứu, phân tích dit liệu còn đảm bảo hiệu quả cho hoạt ˆ

động kinh doanh và bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong các mối quan

hệ với kiến trúc thượng tầng, cơ chế chính sách, môi trường tự nhiên

1.2 Biến d6i khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện

1.2.1 Tóm lược về bién đỗi khí hậu ở Việt Nam

Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam vốn là một

trong những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng của các kiểu thời tiết

khắc nghiệt và thường xuyên bị tác động của bão biển, bão nhiệt đới và áp

thấp nhiệt đới.

Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu) đang ngày càng biểu hiện rõ nét ở

hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu

tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia

trong đó có Việt Nam Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là

bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn,

các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo đài.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2008) [24, tr.174], Việt Nam là

một trong 5 nước (Ai Cập, Bahamas, Suriname, Banglades, Việt Nam) chịu

ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó

vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất Nếu

mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn

thất đối với GDP khoảng 10% Nếu nước biển đâng 3m sẽ có khoảng 25%

dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ

Tài nguyên và Môi trường 2012 [1, tr.1], khí hậu ở Việt Nam có những điểm

đáng lưu ý sau:

23

Trang 33

Về nhiệt độ: Vào cudi thé kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình,

nhiệt độ trung bình tăng từ 2 đến 3°C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so

với những nơi khác Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,0°C,

nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2°C Số ngày có nhiệt độ cao

nhất trên 35°C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phan lớn diện tích cả nước

Về lượng mưa: Vào cuỗi thé kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình,

lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%,

riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3% Xu thế chung là

lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng Lượng mưa ngày lớn

nhất tăng thêm so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở

Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau

lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục

' hiện nay.

Về mực nước biển dâng: Vào cuối thé kỷ 21, theo kịch bản phát thải

trung bình, nước biển dang cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong

khoảng từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến

64cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến

73cm Theo kịch ban phát thải cao (AIFI), vào cuối thế kỷ 21, nước biển

dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến

105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu, Hải Phòng trong

khoảng từ 66 đến 85cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dang trong

khoảng từ 78 đến 95cm

Nếu nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sôngCửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh,

trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích

Thành phố Hồ Chi Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh

24

Trang 34

vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng

và Quang Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7%

dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thốngđường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt

Nam sẽ bị tác động.

1.2.2 Nguyên nhân của biến đỗi khí hậu

Các nhà khoa học nhận định, nguyên nhân của biến đổi khí hậu chủ yếu

là do những hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội với tốc độ ngày một nhanh

trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông-lâm

nghiệp và sinh hoạt làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O,

CH4, H2S, các khí CFCs và nhất là CO2) trong khí quyển, làm trái đất nóng

lên và làm biến đổi hệ thống khí hậu gây ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.

Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người trong tổng lượng phát

thải khí nhà kính (KNK) [16, tr.115], sản xuất điện năng: 25,9%; công

nghiệp: 19,4%; lâm nghiệp: 17,4%; nông nghiệp: 13,5%; giao thông vận tải:

13,1%; thương mại và tiêu dùng: 7,9%; rác thải: 2,8% Kết luận này được đưa

ra sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm giữa các nhà khoa học bởi mặc dù

biến đổi khí hậu tự nhiên là một quá trình tự vận động của trái đất, tuy nhiên

biến đổi khí hậu ngày nay lại là sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại

với các nguyên nhân do con người gây ra.

1.2.3 Biểu hiện của biến đỗi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ

Tài nguyên và Môi trường 2012 [1, tr.7], xu thê biển đôi của nhiệt độ va lượng mưa là rât khác nhau trên các vùng ở Việt Nam Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5°C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thô.

25

Trang 35

Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 0,6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc

Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức

tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng

0,3°C/50 năm (Bang 1.1).

Bảng 1.1: Mike tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua

Ở các vùng khi hậu của Việt Nam

Nhiệt độ (°C) Lượng mưa (%)

Thời kỳ | Thời kỳ Năm Năm

Mức thay đôi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động

trong khoảng từ -3°C đến 3°C Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu đao động trong khoảng -5°C đến 5°C Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực

tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực

đại, phù hợp với xu thé chung của biên đôi khí hậu toàn câu.

26

Trang 36

Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là

trong những năm gần đây Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương

ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Có thể thấy mốitương quan khá rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên

các vùng khí hậu phía Nam (Bảng 1.1).

- Sy thay đổi thành phần và chất lượng khí quyền có hại cho môi trường

sống của con người và các sinh vật trên trái đất

- Sự dang cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các

vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển

- Sudi chuyển của các đới khí hậu tổn tại hàng nghìn năm trên các vùng

khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ de doa sự sống của các loài sinh vật,

các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

- Sy thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chutrình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác

- Su thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành

phần của thuỷ quyền, sinh quyền, các địa quyền

- Cac dạng thiên tai như bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại có xu

hướng gia tăng, bất thường và khốc liệt hơn.

1.3 Tác động của biến đỗi khí hậu đến du lịch

Theo đề tài Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam của Viện Khoa học

Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010) [34, tr.205], đưa ra những đánh giá

về một số tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cả về mặt tích cực và tiêu

Trang 37

- Nhiều vùng biển tăng thêm mỹ quan và sức hấp dẫn nhờ không gianbiển mênh mông hơn, thoáng đãng hơn.

- Nhu cầu du lịch sinh thái, đặc biệt là du lich các khu bảo tồn thiên

nhiên ven biển ngày càng cao hơn.

- Có nhu cầu cao hơn khi biến đổi khí hậu kéo theo sự gia tăng thời tiết

khắc nghiệt tại các vùng núi cao

1.3.2 Tác động tiêu cực

- Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần dần nâng cấp để thích

ứng với mực nước biển dâng

- Một số bãi biển sâu hơn va sóng biển cao hơn.

- _ Nhiều chuyến du lịch biển có thé gặp nhiều rủi ro hơn

- Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy.

- Don vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn.

~~ Chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái chắc chắn tăng lên.

- Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn, thích hợp

cho du lịch.

- _ Nhiều vùng du lịch trở nên thiếu hấp dẫn du khách.

- Gia tăng rủi ro trong suốt hành trình.

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững về kinh

tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự

nhiên, do đó biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch

và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực

khác như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng dong

Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi cóthé mat đi, một số khác bị đây sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác,làm tôn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các

khu du lịch sinh thái, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ

28

Trang 38

tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ, làm gia tăng

chỉ phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo đưỡng.

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lên cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tuy

không lớn nhưng cũng không thể không tính đến vì nó tác động vào giai đoạn

đầu tiên của hành trình du lịch Đó là việc một số đoạn trong hệ thống giao

thông đến các khu du lịch và điểm du lịch, đặc biệt là vùng ven biển sẽ nhanh

chóng xuống cấp do quá trình ngập úng: các cơ sở lưu trú, các công trình ở

các khu du lịch và điểm du lịch, nhất là vùng ven biển sẽ phải đối mặt với các

yếu tố thời tiết bất thường như gió to, giông, bão, sạt lở thường xuyên hơn;

việc di chuyển trên các phương tiện thủy như tàu, phà ở các vùng ven biển gặp nhiều khó khăn, phải tăng chi phi cho việc đầu tư nhằm đảm bảo an toàn

cho du khách khi gặp sóng to, gió lớn Biến đổi khí hậu cũng tác động đến

nguồn nước sinh hoạt có thể gây ra tình trạng thiếu nước tram trọng, các cơ sở

du lịch cần đầu tư nhiều hơn đến công trình cung cấp nước sạch, do đó chi phí

cơ sở lưu trú sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến giá tour du lịch đến tuổi thọ của các

công trình di tích văn hóa.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2012) [33, tr.45], khi nhiệt

độ trung bình của khí quyén và các đại dương tăng lên làm cho băng tan và

mực nước biên dâng cao sẽ làm thu hep không gian và vẻ hấp dẫn vốn có cuả các bãi biển, vùng biển trước đây từng thu hút lượng khách du lịch biển đến

nghỉ dưỡng Sự thay đôi về mực nước, hướng gió, độ ngập nước và độ nhiễm mặn của vùng biển cũng làm thay đổi tích chất và sức hấp dẫn của

các điểm đến du lịch ở vùng ven biển, hải đảo Một số đảo nhỏ có nguy cơ

bị biến mất, nhiều công trình du lịch ven biển sẽ bị tác động mạnh, các cơnbão, lốc xoáy gần bờ thường xuyên hơn Những tác động trực tiếp đó làm

ảnh hưởng tới các luồng khách du lịch cũng như chất lượng nghỉ dưỡng của các khu du lịch biển.

29

Trang 39

Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động phát triển du lịch biển

nói riêng, khí hậu được coi là tài nguyên du lịch và cũng được coi là điều kiệnphát triển du lịch Những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và nước biểndâng về lâu dài hoặc tức thời thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ dẫn

đến sự suy giảm, thậm chí trong nhiều trường hợp làm mắt đi tài nguyên du lịch.

Sự xuống cấp, hư hại hoặc mat đi hạ tang, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẽ làmảnh hưởng đến việc thực hiện các tours (chương trình du lịch) với việc phảichuyên đổi chương trình hoặc huỷ các chương trình đã ký với khách hàng Ngoài

ra tình trạng an toàn của du khách cũng sẽ bị đe doạ trong trường hợp xảy ra các

hiện tượng thời tiết cực đoan nếu biến đổi khí hậu xảy ra với quy mô và cường

độ lớn, kéo dài Các tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch như đãphân tích có thể được thé hiện khái quát hơn trên Sơ đồ 1.1

Hạn che hả 1! Gâyngwyhiểm |! Biên đói về '

tous he lich i với khách DL ' chất lượng nguyên

it '

30

Trang 40

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái là hai vấn đề đang rất được quantâm hiện nay Với biến đổi khí hậu, chúng ta thấy đó vừa là cơ hội, vừa là

thách thức cũng vừa là mối đe dọa và thách thức lớn đối với các hoạt động dulịch, các hoạt động kinh tế khác của con người cũng như chất lượng cuộcsống của nhân loại Đối với du lịch sinh thái, biến đổi khí hậu càng có tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ hơn bởi lẽ du lịch sinh thái vốn là loại hình du lịch

nhạy cảm mạnh và phụ thuộc phan lớn vào môi trường tự nhiên Chương 1này đã khái quát những thông tin sơ đăng nhất về biến đổi khí hậu, kịch bản

biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và các cơ sở lýluận về du lịch sinh thái Từ đó, chúng ta hình dung được những mối liên hệ,

tác động qua lại giữa 2 vấn dé và kỳ vọng đưa ra được những kinh nghiệm đểphát triển du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện tại,

cũng tiền đề thông tin chắc chắn cho các chương tiếp theo của khóa luận

31

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w