1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng của sinh viên ĐHQGHN

131 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Điện Tử Đã Qua Sử Dụng Của Sinh Viên ĐHQGHN
Tác giả Đỗ Thanh Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Kiên
Trường học Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 25,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc mua sắm thiết bị điện tử đã qua sử dụng ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh sự bùng nồ của sản phẩm cô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIEN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TO ANH HƯỞNG DEN Ý ĐỊNH MUA THIẾT BỊ

ĐIỆN TU ĐÃ QUA SỬ DUNG CUA SINH VIÊN ĐHQGHN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: TS NGUYEN THE KIÊN

GIẢNG VIÊN PHAN BIEN: TS NGUYEN THỊ VĨNH HÀ

SINH VIÊN THUC HIỆN: DO THANH NGA

LÓP: QH2020-E KTPT CLC 1

HE: CHẤT LƯỢNG CAO

Trang 2

Hà Nội - Tháng 11 Năm 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGHIÊN CUU CÁC NHÂN TO ANH HUGNG DEN Ý ĐỊNH MUA THIET BỊ

ĐIỆN TU DA QUA SỬ DUNG CUA SINH VIÊN DHQGHN

GIANG VIEN HUGNG DAN: TS NGUYEN THE KIEN

GIANG VIEN PHAN BIEN: TS NGUYEN THI VINH HA

SINH VIEN THUC HIEN: DO THANH NGA

LÓP: QH2020-E KTPT CLC 1

HE: CHẤT LƯỢNG CAO

Ha Noi - Thang 11 Nam 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Kiên, một người có uy tín vàkinh nghiệm trong lĩnh vực này Sự hướng dẫn và sự hỗ trợ của TS Nguyễn Thế Kiên

đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nghiên cứu này, đảm bảo tính

đúng đắn và phù hợp của phương pháp nghiên cứu cũng như phân tích dữ liệu

Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và dựa trên dữliệu mà tôi đã thu thập và phân tích một cách cần thận Những phát hiện và kết luậntrong công trình nghiên cứu này là sản phâm của quá trình nghiên cứu chất lượng vàcông bằng Tôi cam kết rằng tôi đã không sao chép hoặc tham khảo bat kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác mà không được ghi nguồn Ngoài ra, tất cả những nội dung thamkhảo từ các tài liệu khác, bao gồm ý kiến, số liệu, và thông tin liên quan đã được tôighi rõ nguồn gốc cụ thé trong danh mục Tài liệu tham khảo

Tôi hy vọng răng công trình nghiên cứu này sẽ góp phân vào sự hiệu biệt và tiên bộ trong lĩnh vực nghiên cứu của mình và sẽ được đón nhận tích cực bởi cộng

đồng khoa học và đọc giả quan tâm đến chủ đề này.

Tác giả khóa luận

Đỗ Thanh Nga

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thế Kiên - ngườihướng dẫn kiến thức của tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiệnkhóa luận Thầy đã dành tận tâm và thời gian để hướng dẫn, chỉ bảo và chia sẻ kiếnthức quý báu với tôi, giúp tôi hoàn thành khóa luận này một cách xuất sắc

Bên cạnh đó, tác giả xin chân thành cảm ơn những sinh viên của các trường

trực thuộc Đại học Quốc gia, đặc biệt là những sinh viên tham gia trong nghiên cứunày Sự đóng góp và hỗ trợ từ phía họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hànhcác cuộc khảo sát và thu thập dữ liệu Thông qua sự nhiệt tình và đóng góp của cácbạn, tác giả đã có được những thông tin quan trọng và chính xác, từ đó tạo nền tảngcho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi biết ơn sự đoàn kết và hợp tác của

tất cả những người đã đóng góp cho nghiên cứu này.

Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô của Khoa Kinh tế Phát triển thuộcTrường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã dành thời gian và kiến thức quý báu của mình

dé hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp

Sự sâu sát, sự chỉ dẫn, và sự khích lệ của quý thầy cô đã giúp tôi vượt qua những khókhăn và hoàn thành khóa luận một cách thành công Tôi tự hào và biết ơn vì đã được

học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn của một đội ngũ giảng viên tài năng và nhiệthuyết của khoa.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè, người thân, và những người đã

hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu Sự ủng hộ của họ đã đóng vaitrò quan trọng trong việc hoàn thành dự án này và tao ra sự tự tin trong công việc

nghiên cứu và viét bài.

Tác giả khóa luận

Đỗ Thanh Nga

Trang 6

MỤC LỤC

"96271012578 -.-:‹:Œ1SÀAÀạ 5

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu -:¿- s-©2< 2212212271211 211711271.211111 11111 .11.11gecree 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU G6 1231991191191 91 91190 vn TH Tu TH Tin nh ng 8

3, Cat NOI NHN CUU oe <A 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CUOU c.cccecccsssesssesssessesssesssecssessssssssssesssecssesssesssessusssessuessseessesseessesesess 11

5 Dong gOp cla NGHIEN CUU 0 12

6 Cau trtic cla nghiGn COU ceeccescsesssessssssessseessesssesssecssessssssssssecsuecsusssusssesssesssecssecssessusssecesecssecsueeseseses 13 CHƯƠNG 1 : TONG QUAN DE TÀI NGHIÊN CỨU 2 2£ ©+£+2EE2EEE£EEEESEEEtSEEEtErxrerkeerree 14

1.1 Tổng quan một số nghiên cứu luên quan đến hành vi tiêu dùng và những yếu tổ tác động đến

y dinh mua thiét bi dién ttr da qua sl dung 1 14

1.2 Khoang trống nghiên cứu

1.3 Cơ sở lý luận về hành vi sử dụng của sinh viên ĐHQGHN với san phan đã qua sử dụng va

MO Minh nghién 0i TA Ố- 30

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -¿- 2¿22+z+2zxcsrxerzree 38

2.1 Quy trimh nghién CUU 1 75-3 38

2.2 Khung mô hình nghiên cứu các yếu tổ tác động đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dung

cua Sinh vién 9751906500011 ễ'r'I.Ẳ 41

2.3 Phurong phap chon Mav ccccccsssesssesseessessecssecssesssecsscssscssscssscssecssscsscssscssscsseesscesecsseeasecsuesseeesecssecs 46

2.4 Phương pháp thu thập số li@u c.ccccccescsesssesssesssesssessesssesssecssesssscsusssesssecsscssessssssusssesesecssecsneeseeeses 49

2.5 Phương pháp xử lý dữ liỆu ¿6+ St TT HT TH TH HT HT HT HT HT TH 54

CHƯƠNG 3 : KET QUÁ NGHIÊN CỨU - ¿St SESEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEErrkrrrrrek 57

3.1 Kết quả khảo sát về ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dung của sinh viên ĐHQGHN 57 3.5 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng - 73

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NANG CAO NHẬN THUC VE TIEU DUNG BEN VỮNG CUA SINH

VIÊN DHQGHN TREN CO SỞ CAC NGUYÊN LY CUA KINH TE HANH VI - 96

4.1 Bồi cảnh (xu hướng) tiêu dùng bền vững trên cơ sở nguyên lý của hành vi kinh tế 96 4.2 Giải pháp nâng Cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viên ĐHQGHN trên cơ sở các

nguyên lý của kinh tê hành VI -¿- ¿6 S1 1131231 1 1 1 1H HT TH HT TH HT TH ngàn Hệ 99 x00 105

TÀI LIEU THAM KHẢO - - 6-6 StSt SE EEkSEESEEEEEKEEKSEKEEEEEEEEEE1E1111111 1111111111111 1117111 Ex7E 107 PHU LUC 1: BANG CÂU HOI NGHIÊN CỨU SO BỘ -¿-©22¿222Ec2ZEESEEEerkrrrrkrerkrree 118

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 2.1 Thống kê số lượng mẫu các trường thuộc ĐHQGHN 48

Bang 2.2 Tổng hợp các biến và thang đo trong mô hình nghiên cứu 50

Bảng 3.1 Thống kê mô tả độ tuổi và thu nhập các đối tượng tham gia khảo sát 57 Bảng 3.2 Thống kê mô tả một số đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát Bảng 3.3 Thống kê các đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát theo thu nhập VA AO o0 61

Bang 3.4 Kết quả thong kê mô tả về ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dung ¬— 62

Bang 3.5 Kết quả thong kê mô tả của nhân tố chuẩn mực chủ quan 64

Bang 3.6 Kết quả thống kê mô tả của nhân tố chuẩn mực cá nhân 65

Bang 3.7 Kết quả thống kê mô tả của nhân tố thái độ hướng tới môi trường 67

Bảng 3.8 Kết quả thống kê mô tả của nhân tố thái độ hướng tới cá nhân 68

Bảng 3.9 Kết quả thống kê mô tả của nhân tố kiêm soát hành vi nhận thức 69

Bang 3.10 Kết quả thống kê mô tả của nhân tố tâm lý cá nhân - 71

Bang 3.11Kết quả thống kê mô tả của nhân tố đặc điểm sản phẩm 72

Bang 3.12 Kết qua Cronbach's Alpha Nhân tố chuẩn mực chủ quan 74

Bang 3.13 Kết qua Cronbach's Alpha Nhân tố chuẩn mực cá nhân 75

Bang 3.14 Kết quả Cronbach's Alpha Nhân tố thái độ hướng tới môi trường 76

Bang 3.15 Kết quả Cronbach's Alpha Nhân tố thái độ hướng tới cá nhân 71

Bang 3.16 Kết qua Cronbach's Alpha Nhân tổ kiểm soát hành vi nhận thức 78

Bang 3.17 Kết quả Cronbach's Alpha Nhân tố tâm lý cá nhân - 79

Bang 3.18 Kết qua Cronbach's Alpha Đặc điểm của sản phâm 80

Bảng 3.19.Giá trị hệ số tải nhân tố tương ứng với kích thước mẫu 81

Trang 8

Bảng 3.20.

Bảng 3.26.

Bảng 3.27.

Bảng 3.28.

Bảng 3.29.

Bảng 3.30.

KMO and Bartlett's Test của mô hình EFA phân tích nhóm biến độc

iiáiđiđŨ 82

Total Variance Explained của mô hình EFA phân tích nhóm biến độc .: ồÃẼẼÝŸ + 83

Kết quả ma trận xoay của mô hình EFA phân tích nhóm biến độc lập ¬ 85

KMO and Bartlett's Test của mô hình EFA phân tích nhóm biến phụ Ắi S6 Total Variance Explained của mô hình EFA phân tích nhóm biến phụ ¬ 87

Kết quả ma trận chưa của mô hình EFA phân tích nhóm biến phụ ẹ.i ẢÉỀAỀÝAAAAÁỀÕẼÝồẼŸẼŸÃẦ 4 87

Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính bội lần một - 89

Kiểm định ANOVA mô hình hồi quy tuyến tính bội lần hai 90

Model Summary mô hình hồi quy tuyến tính bội lần hai 90

Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính bội lần hai - 91

Xếp hang mức độ tác động của các nhân tô đến biến phụ thuộc 93

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1.1 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB)

"—— 33

Hình 1.2 Mô hình Kích hoạt tiêu chuẩn (Norm Activation Model - NAM! 35

Hình 2.1 Quy trình thực hiện nghiên CỨU - 5 5 532 E +2 E++EE+eEEeeeererrsereres 38

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết về các yếu tổ tiềm năng ảnh hưởng đến ý định mua thiết bịđiện tử đã qua sử dụng của sinh viên ĐHQGHN - - 5 Series 42

Hình 4.1 Số lượng bài báo được công bố mỗi năm trên tông số 339 bài báo cho nghiên

cứu ban dau trong các tap chí đánh giá bang cụm từ khóa "consumption" và

Xe 90 101

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Nội dung

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐH Đại học

TRA Mô hình thuyết hành động hợp lý

TPB Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch

NAM Mô hình kích hoạt tiêu chuẩn

EFA Phân tích nhân tố khám phá

PITB Ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng

SN Chuan mực chủ quan

PN Chuân mực cá nhân

ATE Thái độ hướng tới môi trường

ATI Thái độ hướng tới cá nhân

PBC Kiểm soát hành vi nhận thức

TL Tam ly ca nhan

PF Đặc diém của thiết bi điện tử da qua sử dụng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc mua sắm thiết bị điện tử đã qua sử dụng ngày càng trở nên quan trọng trong

đời sống hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh sự bùng nồ của sản phẩm công nghệ và kinh

tế thị trường đang thịnh hành Theo báo cáo của Digital 2019: Global Internet Use

Accelerates, Việt Nam có con số về lượng người sử dụng thiết bị điện tử khá không lồ(97% người Việt Nam sử dụng điện thoại di động, 72% có smartphone, 43% có laptophoặc máy tinh dé bàn và 13% có máy tính bang) Tóm lại, sự phô biến rộng rãi của cácthiết bị điện tử ở Việt Nam phản ánh sự sẵn sàng của người dân tiếp cận và sử dụng công

nghệ Điều này có thé kích thích phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật số và tạo ra

nhiều cơ hội trong lĩnh vực tiêu dùng, giáo duc và kinh doanh

Theo Krings&Hanna (2015) sự thúc day bởi những đổi mới liên quan đến các sảnphẩm điện tử thường khiến người tiêu dùng thay thé thiết bi của họ, ngay cả khi các thiết

bị hiện tại của họ vẫn đủ chức năng hoạt động Điều này thé hiện sự áp lực từ cuộc sốnghiện đại và tầm quan trọng của việc sở hữu các sản phẩm mới và tốt nhất Một hiện tượngđáng chú ý là sau khi người tiêu dùng ở các nước công nghiệp hóa thay thế thiết bị điện

tử cũ của họ, các sản phẩm cũ này không nhất thiết phải bị loại bỏ Thay vào đó, chúngthường được xuất khẩu đến các nước đang phát triển Điều này làm tăng cung cấp hànghóa điện tử đã qua sử dụng tới các thị trường nơi người tiêu dùng có nhu cầu về sảnphẩm điện tử đã qua sử dụng với giá rẻ hơn so với sản phẩm mới Sự xuất khẩu nàykhông chỉ giúp tái sử dụng các thiết bị điện tử cũ mà còn giúp giảm áp lực sản xuất vàtái chế nguồn tài nguyên Điều đấy chỉ cách mà thúc đây công nghệ và thay đổi tiêu ding

ở các nước phát triển có thể ảnh hưởng đến thị trường và sử dụng các sản phẩm điện tử

đã qua sử dụng ở các nước đang phát triển Điều này thé hiện mối quan hệ phức tạp giữa

Trang 12

các quốc gia trong thế giới ngày nay và tác động của sự phát triển công nghệ lên mô hình

tiêu dùng toàn câu.

Từ đấy, sự tăng cường trong tiêu thụ các sản phẩm thiết bị điện tử đã qua sử dụng

đã thu hút sự quan tâm của cả những nhà nghiên cứu hàng đầu (Alam, 2014);Guiot&Roux, 2010) Theo Fernando và c.s (2018), thị trường thiết bị điện tử đã qua sửdụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngành mua bán hàng hóa đã qua sử dụng Sự gia tăng

đáng kể trong tiêu thụ thiết bị điện tử đã qua sử dụng không chỉ tạo ra một tầm quan

trọng kinh tế trong lĩnh vực thương mại điện tử mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi nghiêncứu quan trọng liên quan đến tác động xã hội, tác động môi trường và tác động tâm lý.Điều này đánh dấu sự đồi mới trong thói quen mua sắm và tạo ra cơ hội cũng như tháchthức cho các nhà nghiên cứu dé tìm hiểu và đánh giá các khía cạnh phức tạp của hành vimua sắm trong môi trường ngày càng phức tạp của ngày nay Theo thống kê từ(Euroconsumers, 2022), 60% sỐ người được hỏi trong một cuộc khảo sát cho biết họ cảm

thay tự tin khi mua điện thoại thông minh đã qua sử dụng Thị trường sản phẩm điện tử

cũ có giá trị dự kiến ước tính đạt 78.9 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục tăngtrưởng với tốc độ CAGR (Tốc độ tăng trưởng CAGR - Compound Annual Growth Rate

là một chỉ số thường được sử dụng dé do lường tốc độ tăng trưởng của một giá trị haychỉ số trong khoảng thời gian nhất định, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm CAGR

thê hiện tốc độ tăng trưởng trung bình dự kiến của một biến số qua nhiều năm, giúp đánhgiá sự thay đôi của biến số theo thời gian) là 12.6% từ năm 2023 đến năm 2031, dự đoánđạt 225.5 tỷ USD vào cuối năm 2031 Điều này thể hiện sự tiềm năng và phát triển đáng

kế của thị trường sản phẩm điện tử cũ tại Châu Âu

Việc tiêu dùng thiết bị điện tử đã qua sử dung bị thúc đây bởi nhiều yếu tố Đầu tiên,

có sự cải thiện vượt bậc về hiệu suất và tính khả dụng kinh tế của các sản phẩm đã qua

sử dụng, một động lực quan trọng khi người tiêu đùng xem xét tùy chọn mua sắm (Alam,2014) Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng bền vững đang thúc đây sự quan tâm đối với việc

Trang 13

tái sử dụng và giảm lăng phí tài nguyên, thúc đây tiêu dùng thắm vào tâm hồn của người

tiêu dùng (Guiot & Roux, 2010) Cá nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong ý định

mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng Mong muốn tiết kiệm tiền và sở hữu các sản phẩm

công nghệ hàng đầu đánh vào tính cá nhân của mỗi người (Alam, 2014) Như Guiot &

Roux (2010) đã chỉ ra, ngày nay, việc quan tâm đến các sản pham cũ đã vượt qua việc

quan tâm đối với sản phẩm mới, đặc biệt vì các yêu tố kinh tế và sinh thái Điều này

không chỉ phản ánh sự cân nhắc giữa sự đánh đổi giữa chất lượng và giá trị, mà còn tạo

ra một loạt thách thức về kiến thức và ý định cho người tiêu dùng Đối mặt với việc đánhgiá độ tin cậy của sản phâm đã qua sử dụng, khả năng sửa chữa và cập nhật phần mềm,cũng như hiệu suất so với các sản pham mới (Alam, 2014) Trong thị trường thiết bị điện

tử cũ đã qua sử dụng, người tiêu dùng được xem xét như những người thích tối đa hóatiện ích dé đạt được kết quả tốt nhất (Shugan, 2006)

Sinh viên hiện nay không thê thiếu thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy

tính xách tay, và máy tính bảng Sự phổ biến của việc sử dụng thiết bi này đã tạo ra mộtvăn hóa tiêu dùng mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên Bên cạnh đam mê với công nghệ,

sự liên tục cải tiễn của thiết bị điện tử khiến cho nhu cầu sở hữu của sinh viên ngày cànggia tăng (Chinomona, 2013) Theo Shanka (2013), đối với các sản phẩm điện tử và công

nghệ như điện thoại di động và máy tính xách tay, giá cả và tính năng dường như trở

thành yếu tố quan trọng nhất trong ý định mua sắm Vì vậy, cùng với sự phát triển củathị trường thiết bị điện tử mới, việc tiêu dùng thiết bị đã qua sử dụng cũng dần trở nênphô biến Đặc biệt, trong bối cảnh tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường và tiết kiệmtài chính cá nhân, việc mua sắm các sản phẩm đã qua sử dụng trở thành một lựa chọnhợp lý và bền vững

Trong Dai học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phâm điện tử

đã qua sử dụng trở nên quan trọng, đặc biệt với cộng đông sinh viên đông đảo và đadạng Sinh viên ở đây không chỉ là người tiêu dùng tiềm năng mà còn ảnh hưởng đến thị

Trang 14

trường và định hình mô hình tiêu dùng bên vững Nghiên cứu nay là cơ hội đê hiêu rõ hơn về nhận thức và ý định mua săm của sinh viên đôi với sản phâm điện tử đã qua sử

dụng, đặc biệt là trong bối cảnh của một trường đại học đa dạng và năng động.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

2.1.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhăm đánh giá hành vi tiêu dùng của sinh viên Dai hoc Quoc gia Hà Nội đôi với sản phâm điện tử đã qua sử dụng Mục tiêu là phân tích yêu tô ảnh hưởng đên ý định mua và hiệu về hành vi sử dụng của sinh viên trong ngữ cảnh này, đê đónggóp vào lĩnh vực nghiên cứu tiêu dùng và quản lý tiêu dùng bền vững

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thé của nghiên cứu bao gồm:

Xác định Yếu tố ảnh hưởng đến Ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng: Nghiên

cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố ý định mua sắm sản phẩm điện tử đã qua sửdụng, bao gồm giá cả, chất lượng, tác động xã hội từ bạn bè và gia đình, cũng như nhậnthức và quan điểm cá nhân Các yếu tổ môi trường, đặc biệt là tác động đến môi trường

và tiêu dùng bên vững, cũng sẽ được xem xét.

Đo lường nhận thức va sự hiéu biệt: Nghiên cứu sẽ phân tích mức độ nhận thức và hiệu biệt của sinh viên về giá trị của sản phâm điện tử đã qua sử dụng cũng như tác động của việc sử dụng sản phâm này đôi với môi trường và xã hội.

Đánh giá hành vi tiêu dùng thiệt bị điện tử đã qua sử dụng: Nghiên cứu sẽ tiên hành

đánh giá các hành vi liên quan đến việc sử dụng thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp

Trang 15

tái sử dụng sản phâm này Tìm hiêu về tư duy tiêu dùng của sinh viên và cách chúng ảnh hưởng đên hành vi mua săm và sử dụng sản phâm đã qua sử dụng.

Nội dung cụ thé nay được xác định dé nghiên cứu có thê đóng góp sâu hơn vảo việc hiệu các yêu tô tác động đên hành vi tiêu dùng của sinh viên trong lĩnh vực sản phâm

điện tử đã qua sử dụng Nó cũng góp phân vào việc phát triên chiên lược và chính sách

dé khuyến khích tiêu dùng bền vững và tối ưu hóa tài nguyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ chính của nghiên cứu là thực hiện cuộc khảo sát ngẫu nhiên về hành vi tiêu

dùng của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (DHQGHN) đối với sản phẩm điện tử đãqua sử dụng Nghiên cứu sẽ tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu từ một mẫu đại

diện của sinh viên ĐHQGHN, đặc biệt chú trọng vào các yếu tố ảnh hưởng đến hành vimua sam và sử dụng sản phâm đã qua sử dung trong lĩnh vực này.

Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu sẽ tiễn hành việc thu thập dữ liệu từ một mẫu đại diện

của sinh viên DHQGHN thông qua cuộc khảo sát trực tuyến trên Goofle Form Dữ liệu

thu thập bao gồm thông tin về tiêu dùng sản phâm điện tử đã qua sử dụng, nhận thức vềgiá trị của chúng, và các yêu tô ảnh hưởng đên ý định mua và hành vi sử dụng.

Phân tích dit liệu: Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích bằng các phương pháp thống

kê và phân tích hồi quy dé xác định các yếu tố ý định trong quá trình mua sắm va sử dụng sản phẩm đã qua sử dụng Điều này bao gồm việc xác định tác động của yếu té cá

nhân, xã hội và môi trường đôi với ý định mua săm và cách tiêu dùng bên vững.

Tìm hiểu về Tư duy tiêu dùng: Nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích tư duy tiêu dungcủa sinh viên ĐHQGHN để hiểu rõ hơn về cách tư duy này ảnh hưởng đến hành vi mua

sắm và sử dụng sản phẩm điện tử đã qua sử dụng Điều này bao gồm việc tìm hiểu về

cách họ đánh giá giá trị và ảnh hưởng xã hội trong quá trình ý định tiêu dùng.

Trang 16

Tìm hiểu Kinh tế học hành vi: Nghiên cứu này bao gồm việc đánh giá các mô hìnhkinh tế học hành vi, lý thuyết ý định mua sắm, và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua

sắm của người tiêu dùng Sẽ được phân tích cách các yêu tố kinh tế như giá cả, thu nhập,

và tác động từ thị trường ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực sản phẩm điện

tư duy tiêu dùng, nhận thức về giá trị của sản phẩm đã qua sử dụng, và các yêu tô xã hội

và môi trường ảnh hưởng đên ý định mua săm.

Phân tích Tương Tác: Nghiên cứu sẽ xem xét cách ba khía cạnh chính tương tác và

ảnh hưởng đến ý định mua sắm và hành vi sử dụng của người tiêu dùng Mục tiêu là định

rõ mức độ ảnh hưởng của từng khía cạnh và cách chúng tương tác dé tạo ra cái nhìn tổngquan và chỉ tiết về hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực này

Phát triển chiến lược và chính sách: Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhiệm vụ cuối cùng

là đề xuất các chiến lược và chính sách dé thúc day hành vi tiêu dùng bền vững và quản

lý tài nguyên hiệu quả trong lĩnh vực tiêu dùng sản pham điện tử đã qua sử dụng Nhiệm

vụ này nhằm đóng góp vào sự hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng của sinh viên DHQGHN

và hỗ trợ phát triển các chiến lược và chính sách thích hợp dé khuyến khích tiêu dùng

bên vững và tôi ưu hóa tải nguyên.

Trang 17

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Những yếu tố nào có tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng sanphẩm điện tử đã qua sử dụng của sinh viên ĐHQGHN?

Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến nhận thức và hành vi tiêudùng sản phẩm điện tử đã qua sử dụng của sinh viên ĐHQGHN?

Câu hỏi 3: Có sự khác nhau như thê nào giữa các nhóm đôi tượng vê các yêu tô ảnh

hưởng đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng?

Câu hỏi 4: Những dé xuất và chính sách cho dé tài nghiên cứu này là gi?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố và nhân tố ý định trong hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm đã qua sử dụng của sinh viên DHQGHN Các yếu té này

có thé bao gồm giá cả, chất lượng, nhận thức về giá trị của sản phẩm đã qua sử dụng, tácđộng xã hội, và những yêu tô cá nhân khác ảnh hưởng đên ý định mua sắm và sử dụng.

4.2 Phạm vi nghiên cứ

4.2.1 Phạm vi không gian

Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại các Trường Dai học trực thuộc DHQGHN (bao

gồm 12 trường) Điều này giúp đảm bao tính chính xác và thống nhất trong việc thu thập

thông tin từ sinh viên DHQGHN, người được xem xét trong nghiên cứu.

Trang 18

4.2.2 Pham vi thời gian

Nghiên cứu thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thiết bị điện

tử đã qua sử dụng của sinh viên các trường trực thuộc ĐHQGHN trong năm 2023 Dữliệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9/2023

4.2.3 Phạm vì nội dung

Đê tài nghiên cứu tác động một chiêu của những yêu tô ảnh hưởng đên ý định mua

thiết bị điện tử đã qua sử dụng của sinh viên ĐHQGHN tại Thành phố Hà Nội.

5 Đóng góp của nghiên cứu

5.1 Đóng góp về mặt lý luận

Nghiên cứu này đóng góp vào lĩnh vực lý luận về hành vi tiêu dùng của sinh viên Đạihọc Quốc gia Hà Nội đối với sản phẩm điện tử đã qua sử dụng, nhấn mạnh sự phức tạpcủa ý định mua sắm và hành vi tiêu dùng Điều này làm rõ tác động của các yếu tố kinh

tế, xã hội và tâm lý trong quá trình này, giúp tăng cường hiểu biết và cung cấp cơ sở lý

luận cho việc phát triển mô hình dự đoán và chiến lược quản lý trong tương lai Nghiên

cứu có sự những đóng góp mới về mặt lý luận như sau

- _ Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về các yếu tố tac động đến ý định

mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng gồm 7 yếu tố Nghiên cứu đã tìm ra 6 yếu tố

tác động đến Ý định mua thiết bị điện tử của sinh viên ĐHQGHN bao gồm: Chuan

mực chu quan, chuẩn mực cá nhân, thái độ hướng tới môi trường, kiểm soát hành

vi nận thức, tâm lý cá nhân và đặc điểm của sản phẩm có ý nghĩa trong việc đưa

ra ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng của sinh viên

- _ Điều chỉnh các tiêu chí đo lường (biến quan sát) của các thang đo yếu tố phù hợp

với bôi cảnh nghiên cứu.

Trang 19

5.2 Đóng gop vé mat thuc tién

Nghiên cứu nay không chỉ hỗ trợ quan lý và chính trị trong việc định hình chiến lượctiêu dùng bền vững mà còn cung cấp thông tin cụ thé về hành vi tiêu dùng của sinh viênĐHQGHN Dữ liệu và kết quả nghiên cứu có thé hỗ trợ ý định kinh doanh và chiến lượctương lai của các tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phâm điện tử đã qua sửdụng Ngoài ra, nghiên cứu này có tiềm năng hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp thamgia thị trường sản phẩm đã qua sử dụng dé tối ưu hóa quy trình sản xuất và tiêu dùng,đồng thời giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu lượng rác thải từ các sản phẩm điện

tử, đóng góp vào xây dựng mô hình tiêu dùng bền vững

6 Cấu trúc của nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương II: Quy trình và phương pháp nghiên cứu.

Chương III: Kết quả nghiên cứu

Chương IV:Giải pháp nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững của sinh viênĐHQGNN trên cơ sở các nguyên lý của Kinh tế hành vi

Trang 20

CHUONG 1 : TONG QUAN DE TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan một số nghiên cứu luên quan đến hành vi tiêu dùng và những yếu

tố tác động đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng

1.1.1 Tổng quan về Kinh tế học hành vi

Hursh (1984) đưa ra quan điểm Kinh tế học hành vi tương tự như tâm lý học hành vi,

là nghiên cứu về hành vi, nhưng tập trung vào hành vi con người, đặc biệt trong môi trường

có tô chức Sự giá tri của các khái niệm kinh tế đối với tâm lý học hành vi dựa trên hai tiêu

chí quan trọng: tính hợp lệ thực nghiệm khi thử nghiệm với cá nhân trong phòng thí nghiệm

và sự độc đáo so với các khái niệm hành vi đã được xác định Nhiều khái niệm căn bản đãđược giới thiệu và minh họa thông qua dữ liệu thực nghiệm Điều này bao gồm các kháiniệm về kinh tế mở và đóng, nhu cầu đàn hồi và không đàn hồi, cũng như sự thay thế và

sự bồ sung trong lựa chọn Nghiên cứu cũng tập trung vào việc mở rộng phân tích kinh tếcho các hoạt động yêu cầu sự phân biệt tinh tế hoặc các chuyên động kỹ thuật khác về độchính xác hoặc chất lượng thay vì tốc độ hoặc số lượng Sự giá tri của các khái niệm kinh

tế đối với tâm lý học hành vi dựa trên tính hợp lệ thực nghiệm khi thử nghiệm với cá nhân

và tính độc đáo so với các khái niệm hành vi đã được xác định Phân tích đường cầu nhucầu cung cấp một phương pháp trực tiếp để xác định tác động của các biến thường được

mô tả là "các biến thúc đây." Hai tham số quan trọng trong kinh tế học - tính đàn hồi và

cường độ - đã được xem xét, và các biến được đề xuất mà có thé thay đôi chúng và nghiên

cứu và lý thuyết hành vi trong tương lai, phương tiện kinh tế học đề xuất một cách tiếp cận

mới về qua trình thúc day, trong do ca hiéu suất và tỷ lệ tiêu thụ được xem xét như các kết

quả của việc điều chỉnh dưới áp lực của môi trường Phương tiện này cũng có thê hướng

dẫn việc nghiên cứu về các hoạt động yêu cầu sự phân biệt tinh tế hoặc các chuyền động

kỹ thuật khác nhau, chăng hạn là trong việc đánh giá quan hệ thời gian và độ chính xác.

Trang 21

Cartwright (2018) với sách nghiên cứu về Kinh tế học hành vi với luận điểm nêu rarằng Kinh tế học hành vi đã cách mạng hóa kinh tế trong vài thập kỷ qua Điều này đã xảy

ra bằng cách đưa con người trở lại trong lĩnh vực kinh tế, bằng việc thừa nhận rằng conngười đôi khi mắc sai lầm, quan tâm đến người khác và chúng ta không phải lúc nào cũnglạnh lùng và tính toán như mà các nhà kinh tế thường nghĩ Kết quả đã mang lại sự thú vị,hap dan và đã thay đôi một cách cơ bản cách chúng ta nhìn vào hành vi kinh tế Tat cả cáckết quả và thông tin quan trọng của kinh tế học hành vi được giới thiệu ở một cách dễ hiểu,

với các ý tưởng quan trọng như tài khoản tinh thần, lý thuyết triển vọng, thiên vi hiện tai,

sự ghét bat bình dang và học tập được giải thích chi tiết Những thông tin này cũng được

áp dụng trong các tình huéng đa dang dé cho bạn thấy tai sao kinh tế học hành vi quantrọng dé hiéu thé giới xung quanh chúng ta Cuốn sách bao gồm dau giá, sụp đồ thị trườngchứng khoán, việc quyên góp từ thiện, chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm cho hưu trí, bất bìnhđăng giới, sự nghiện, và nhiều vấn đề khác Chủ đề hấp dẫn về neuroeconomics cũng đượcbàn rõ, cũng như vai trò mà tiến hóa và văn hóa có thé đã choi trong việc định hình hành

vi kinh tế hiện đại Sách cũng xem xét về điều gì làm cho con người hạnh phúc và cáchchúng ta có thé thúc day họ trở nên hạnh phúc hơn Điều này tạo nên một cuốn sách toàndiện và dê tiép cận sẽ có giá trị lớn đôi với các sinh viên sử dụng nó.

Camerer (1999) nghiên cứu rằng "Học thuyết hành vi kinh tế" là một lĩnh vực đang cải

thiện tính thực tế của các giả định tâm lý ở trong lý thuyết kinh tế Nó hứa hẹn kết hợp tâm

lý học và kinh tế, từ đó dẫn đến kh"Học thuyết hành vi kinh tế" là một lĩnh vực đang cải

thiện tính thực tế của các giả định tâm lý ở trong lý thuyết kinh tế Nó hứa hẹn kết hợp tâm

lý học và kinh tế, từ đó dẫn đến khả năng dự đoán tốt hơn về hành vi kinh tế và đề xuấtchính sách tốt hơn khả năng dự đoán tốt hơn về hành vi kinh tế và đề xuất chính sách tốthơn Sự phản đối duy nhất đối với kinh tế học hành vi dựa vào lo ngại tiêu cực rằng bằngchứng tâm lý học quá mảnh vụn dé đề xuất các giả thuyết thay thế thống nhất Tuy nhiên,điều này không đúng khi có bốn lần chứng minh trái lại rằng lo ngại này là không chínhxác Mặc dù tối ưu hóa tiện ích và cập nhật Bayesian khá khó thay thế, nhưng có nhiều ýtưởng đang phát triển Kinh tế học hành vi đã được sử dụng để giải thích và dự đoán các

Trang 22

hiện tượng thực tế, bao gồm giải thích các biéu đồ giá trên thị trường chứng khoán, phản

ứng không đối xứng của người tiêu dùng đối với sự tăng và giảm giá và dự đoán hình dạng

xuống dốc của nguồn cung lao động của tài xế taxi Kinh tế học hành vi cũng có thé cung

cấp cơ sở thực tế hơn đề xây dựng chính sách kinh tế Do người hợp lý thực hiện ít sai lầm,

nên không cần thiết phải có chính sách đề giúp họ Tuy nhiên, việc nới lỏng những giả địnhhợp lý cho phép đưa ra lập luận cơ sở về cách giúp đỡ con người trong các ý định tài chính.Các nhà kinh tế học hành vi hy vọng rằng trong tương lai, các giả định hợp lý, chăng hạn

như giảm giá theo cấp số mũ, lợi ích riêng, hoặc thậm chí cân bằng, sẽ được coi là các ví

dụ đặc biệt của các lý thuyết tổng quát hơn, giống như việc sử dụng các hình thức chức

năng đơn giản thay vì các hình thức tổng quát hơn chỉ vì tính đơn giản của chúng Điềunày sẽ làm cho kinh tế học hành vi trở thành một phần của kinh tế học, thể hiện sự thốngnhất lành mạnh giữa tâm lý học và kinh tế

Bickel và c.s (1995) với bài nghiên cứu Phân tích Thực nghiệm về Hành vi tập trung

vào lĩnh vực Kinh tế Hành vi, một lĩnh vực nghiên cứu và lý thuyết đang mở rộng trong

phân tích hành vi thực nghiệm Kinh tế hành vi lần đầu tiên được đề cập trong tạp chí này

vào năm 1975 qua báo cáo thực nghiệm của Green và Rachlin Kể từ đó, có sự gia tăngđáng kế về các bài viết về kinh tế hành vi, đạt đỉnh vào giai đoạn từ 1991 đến 1993 Theo

tác giả, sự hấp dẫn của Kinh tế Hành vi không phải do danh tiếng của nó mà do giá trị thực

tế của nó Kinh tế cung cấp kiến thức đa dạng và khái niệm hấp dẫn, mở ra các biến số độclập mới, phương pháp phân tích mới và đo lường mới Điều này khuyến khích một cáchmới trong việc hiệu về sự lựa chọn và hiệu suất thời gian Tuy nhiên, cần nhiều công việchơn dé xác định rõ ràng về Kinh tế Hành vi có thé làm cho lĩnh vực phân tích hành vi Tácgiả nhận thấy răng không phải mọi tiếp cận kinh tế đều liên quan đến hợp lý và tối ưu hóa

tiện ích Thành công của Kinh tế Hành vi phụ thuộc vào khả năng của nó trong việc mô tả

và dự đoán hành vi trong các ràng buộc biến đổi, đề xuất giải thích mới và đề xuất kiến

thức và ứng dụng mới.

1.1.2 Tổng quan về kinh tế tuần hoàn

Trang 23

Nguyen (2022) tập trung vào quan niệm và quan điểm về kinh tế tuần hoàn Mặc dùkhái niệm này đã tồn tại từ lâu, nhưng không có sự thống nhất trong các quan điểm về nó.Nghiên cứu tổng hợp các quan điểm khác nhau về kinh tế tuần hoàn, bao gồm từ quan điểm

đơn giản về tuần hoàn chất thải đến quan điểm phức tạp như tái thiết kế hệ thống sản xuất

và hiệu quả sinh thái Thuật ngữ "kinh tế tuần hoàn" được chính thức đặt ra vào năm 1990,nhưng ý tưởng này đã tồn tại từ trước đó trong công trình của nhiều nhà nghiên cứu Nghiêncứu cũng nói về chiến lược phát triển kinh tế thương mại bền vững cho Việt Nam, với sựtập trung vào tái sử dụng, tái chế, và giảm thiểu tác động đến môi trường Chiến lược này

đã được chính thức tích hợp vào pháp luật và chính sách quốc gia, bao gồm cả việc giảm

khai thác tài nguyên, tăng cường tái sử dụng và tái chế, và phát triển nguồn năng lượng tái

tạo.

Hiền & Thảo (2019) tập trung vào thách thức và sự cấp thiết của xử lý chất thải điện

tử ở Việt Nam Bài nghiên cứu phân tích thực trạng của chất thải điện tử, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, và thách thức trong quá trình tái chế chất thải điện tử Tác giả cũng rút

ra bài học từ các nước khác, sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, và phân tích đữ liệuthứ cấp từ năm 2010-2018 Hạn chế ở Việt Nam bao gom việc chưa có định nghĩa chínhthức về chất thải điện tử và hệ thống phân loại chưa rõ ràng Ngành công nghiệp tái chế

chất thải điện tử còn chưa 6n định, và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chưa được xây dựng

mạnh mẽ Nghiên cứu đề xuất một số chính sách, bao gồm việc xây dựng chương trình

quốc gia về tái chế chat thải điện tử và nâng cao hoạt động tuyên truyền dé phát triển quátrình tái chế rác thải điện tử tại Việt Nam

Onokpise (2022) tập trung vào quản lý và tái chế rác thải điện tử một cách hiệu quả mà

không tác động đến môi trường Câu hỏi nghiên cứu xoay quanh ảnh hưởng đến sự lựa

chọn và quản lý tái chế thiết bị điện tử đã qua sử dụng Sử dụng khung khái niệm củaMachiavellian và lý thuyết giao dịch, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 28 người thông quaphỏng van, bao gồm 8 chủ doanh nghiệp và 20 người dùng thiết bị điện tử đã qua sử dụngtại Lagos, Nigeria Phân tích dit liệu cho thay hàng tuần có khoảng 10,000,000 tan rác thải

Trang 24

điện tử, với tăng gấp ba lần hàng năm do chính sách và hạn chế quản lý tại Nigeria, tiềm

ân ảnh hưởng tiêu cực đên môi trường và hệ sinh thái nhân loại.

Hischier và c.s (2005) nghiên cứu về những tác động môi trường của hệ thống thu hồi

và tái chế chất thải thiết bị điện và điện tử của Thụy Sĩ Sản xuất thiết bị điện và thiết bịđiện tử là mộ trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới, điều này có nghĩa

là lượng lớn rác thải điện, điện tử vẫn và đang tăng trong nhiều thập kỷ Vấn đề chính làviệc trang bị kiến thức về hậu quả môi trường cho rác thải điện/điện tử gây ra và kiểm tralại hệ thống thu hồi, tái chế của Thụy Sĩ Thụy Sĩ có hai hệ thống thu hồi và tái chế là

SWICO và S.EN.S Phương pháp kết hợp phân tích dòng nguyên liệu (MFA) và đánh giá

vòng đời (LCA), tác động môi trường của hai hệ thống này đã được ước tính và đưa ranhững bước xử lý tiếp theo, biến các phân đoạn của vật liệu thứ cấp dé xử lý Kết quả chothấy trong toàn bộ chuỗi tác chế, hoạt động phân loại và tháo dỡ của các công ty không

được quan tâm nhiều, thay vào đó, tác động chính xảy ra trong quá trình xử lý được áp dụng sâu hơn dé biến chất thải thành nguyên liệu thô thứ cấp Trong hai hệ thống ở Thụy

Si, việc thu thập rác thải điện/điện tử dường như có khả thi hơn hoạt động phân loại và tháo

dỡ các linh kiện Khi so sánh tác động môi trường của việc tái chế rác thải điện/điện tử,

việc tái chê là rõ ràng và có lợi từ góc độ môi trường.

Shokouhyar & Shahrasbi (2021) tập trung vào quản lý và kiểm soát rác điện tử, một

thách thức quan trọng về môi trường, xã hội và kinh tế Phương pháp tích hợp sử dụng dữ

liệu từ Twitter và phân tích tài liệu, sau đó áp dụng phương pháp Delphi và Phân tích phâncấp đề đánh giá sự tham gia của người tiêu dùng trong các chương trình tái chế rác điện tử

Mục tiêu của nghiên cứu bao gồm xác định va ưu tiên hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hành

vi tham gia của người tiêu dùng trong việc xử lý rác điện tử, liên quan đến khái niệm "phát

triển bền vững" với ba điểm cột: kinh tế, xã hội và môi trường Kết quả nghiên cứu chothấy sự khác biệt trong ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng đối với hành vi của người tiêudùng giữa các nước phát triển và đang phát triển, cung cấp thông tin quan trọng cho việcphát triển chiến lược và ý định chính trị liên quan đến xử lý rác điện tử từ góc độ phát triển

bên vững.

Trang 25

Rizos & Bryhn (2022) chỉ ra rằng Nén kinh tế tuần hoàn (CE) ngày càng nhận được sựchú ý toàn cầu, được coi là một phương tiện hỗ trợ giảm tiêu thụ tài nguyên và đem lại lợiích kinh tế Các mô hình kinh doanh nền kinh tế tuần hoàn (CBM) nhấn mạnh việc cải

thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và kéo dài tuổi thọ hữu ích của sản phẩm thông qua thiết

ké, tái chế, tái sử dụng, và tân trang Số liệu cụ thé về rác thải điện tử được cung cấp, VỚI

Châu Âu nổi bật là khu vực có tỷ lệ rác thải điện tử lớn thứ hai trên thế giới Tuy nhiên,

chỉ dưới 20% rác thải điện tử được quản lý một cách hợp lý theo tiêu chí môi trường lành

mạnh Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị và đề xuất dé thúc đây nền kinh tế tuầnhoàn, đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị điện tử

1.1.3 Tổng quan về hành vi người tiêu ding

Thắng & Độ (2016) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trựctuyến của người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thuyết hành vi có hoạch định Cùng với sựphát triển của khoa học và công nghệ, mua sắm trên các nền tảng mua sắm trực tuyến đã

trở thành xu hướng và được đông đảo người tiêu dùng sử dụng hiện nay Thuyết hành vi

có hoạch định TPB (Theory of planned behaviour) đã được áp dung trong nghiên cứu nay.

Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất ngẫu nhiên trong vòng năm tháng và thuđược 423 mẫu trả lời để phục vụ cho quá trình phân tích Sau đó, dữ liệu được đưa vàophần mềm SPSS đề kiểm tra độ tin cậy và phân tích hồi quy Kết quả của nghiên cứu cho

thấy hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng bị ảnh hưởng bởi thái độ nhận thức kiểm

soát hành vi và thái độ của người tiêu dùng Bên cạnh đó, rủi ro cảm nhận có tác độngngược chiều đến ý định mua của người tiêu dùng Nghiên cứu này đã lap đầy khoảng trốngnghiên cứu bang cách bổ sung yếu tố rủi ro cảm nhận bên cạnh các nhân tô tác động đến

hành vi tiêu dùng cũng khách hàng Tuy nhiên, khía cạnh rủi ro mới chỉ được nghiên cứu

trong lĩnh vực rủi ro tài chính và rủi ro về sản pham Vì vậy, tác giả đề xuất về rủi ro an

ninh thông tin cá nhân khi nghiên cứu về ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng

Nguyên (2022) nghiên cứu về ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu dùng tạiNha Trang Mô hình lý thuyết hành vi có dự định (TPB) đã được áp dụng trong nghiên cứu

Trang 26

giá cảm nhận đề giải thích và nghiên cứu rõ hơn về ý định mua đồng hồ thông minh củangười tiêu dùng Đồng hồ thông minh ngày càng được ưa chuộng trong thị trường thiết bịđiện tử với công dụng, tính năng và tiện ích vượt trội Sự hiểu biết của người tiêu dùng

cũng ngày càng gia tăng, gây nên sự cạnh tranh trong thị trường này Bài nghiên cứu nay

được đánh giá là sẽ phát triển trong lĩnh vực thiết kế công nghệ đeo, giúp những nhà sảnxuất và nhà kinh doanh hiểu được hành vi khách hàng và đưa ra những chiến lược kinh

doanh phù hợp Dữ liệu được thu thập từ 200 người tham gia trả lời bảng khảo sát tại Nha

Trang, và được kiểm định độ tin cậy cùng độ giá trị tin cậy tại phần mềm PLS-SEM Kết

quả cho thấy kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động cùng chiều và tác động nhiều nhấtlên ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu dùng Tác giả cũng đưa ra kết luận và

hàm ý chính sách cụ thé cho nghiên cứu nay

Giang & Hà (2012) nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực hàng điện

máy có xuất xứ từ Trung Quốc Các sản phâm điện tử đến từ Trung Quốc đang có xu hướng

banh trướng tại thị trường Việt Nam, và sản phẩm điện máy tiêu dùng cũng không phảitrường hợp ngoại lệ Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) dé xây dựnggiả thiết cho nghiên cứu Dữ liệu được thiết kế bằng cách khảo sát online thông qua bảnghỏi được thiết kế trên Google Form và khảo sát trực tiếp và thu được 351 phiếu trả lời đã

được thu về và xử lý trên phần mềm SPSS bằng các phương pháp kiểm định thang đo, độtin cậy, phân tích nhân tổ khám phá sau đó là phân tích hồi quy Kết quả cho thấy giá vàmẫu mã là hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định mua hàng điện máy xuất xứ từTrung Quốc Bài nghiên cứu đã đưa những phân tích cụ thê hỗ trợ và đưa ra các giải pháp

cho doanh nghiệp trong nước dé cạnh tranh và đưa ra chiến lược phù hợp trong lĩnh vực

hàng điện máy tiêu dùng

Petcharat & Leelasantitham (2021) nghiên cứu về mô hình đánh giá hành vi người tiêudùng trong quá trình ra ý định mua hàng trực tuyến Hầu hết người mua hàng đều sử dụng

nên tảng thương mại điện tử ngày nay, tuy nhiên, hành vi của người tiêu đùng cần được

nghiên cứu ở khía cạnh sự hai lòng và ý định mua, sự mua lại theo quy trình mua săm trực

tuyên vì các nên tảng mua săm trực tuyên vân có ảnh hưởng đên hành vi của họ Bài nghiên

Trang 27

cứu đề xuất mô hình đánh giá hành vi người tiêu ding của các nền tang mua sắm trực tuyếnthông qua sự kết hợp giữa Mô hình chấp nhận công nghệ và Quy trình ra ý định mua hàngtrực tuyến với hai yếu tố đầu vào là niềm tin và chất lượng Dữ liệu được thu thập thôngtin từ 384 người đã có kinh nghiệm sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến Dữ liệu được sửdụng dé phâm tích mối quan hệ nhân quả thông qua việc sử dung mô hình phương trìnhcau trúc Kết qua cho thay mô hình đề xuất có thê giải thích được mối quan hệ với các nềntảng thương mại điện tử nhất quán ảnh hưởng đến hành vi mua và tiếp tục mua (hoặc giớithiệu) của người dùng giao dịch trực tuyến, đồng thời có thé sử dụng đề đánh giá hành vi

mua và lặp lại việc mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến thông qua 3 loại hình kinh

doanh điện tử Lợi ích của nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp mua sắm trực tuyếnlên chiến lược phát triển các nền tảng được thiết kế phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng

Chinomona (2013) nghiên cứu về tác động của chất lượng sản phâm đến giá trị cảm

nhận, sự tin cậy và ý định mua thiết bị điện tử của sinh viên Chất lượng sản phẩm đối với

hành vi của khách hàng đang được sự chú ý đông đảo từ các nhà nghiên cứu va đã được

kiêm tra thực nghiệm trong nhiều thập ky qua Tuy nhiên, vẫn còn nhiều van dé quan trọng

chưa được giải quyết, một trong số đó liên quan đến ảnh hưởng của chất lượng thiết bị điện

tử lên giá trị cảm nhận, niềm tin và ý định mua hàng của sinh viên Ý định mua hàng thểhiện khả năng người tiêu dùng sẽ lập kế hoạch và sẵn sàng mua một sản phẩm hoặc dịch

vụ nhất định trong tương lai Nghiên cứu này độc đáo ở chỗ nó tập trung vào ý định muacác thiết bị điện tử như máy tính xách tay, điện thoại, cua sinh viên Bên cạnh đó, mục

đích của nghiên cứu còn là lấp đầy khoảng trống trong việc điều tra ảnh hưởng của chấtlượng san phâm đến ý định mua hàng của sinh viên tại Nam Phi Ngoài ra, nghiên cứu cònkhám phá vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và niềm tin vào mối quan hệ ý định này

Nghiên cứu sử dụng mô hình khái niệm hóa được thiết kế bởi nhóm tác giả và thang đo

Niềm tin, với 4 giả thuyết ảnh hưởng đến hành vi Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấymẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản tại trường Đại học Công nghệ Vaal và thu được 150 mẫuphục vụ cho nghiên cứu 5 giả thuyết đợc đưa ra đều phù hợp ngoại trừ 1 giả thuyết Mặc

dù tìm thây môi quan hệ tích cực giữa giá trị sản phâm và cảm nhận của sinh viên về việc

Trang 28

mua hàng, nhưng mối quan hệ này không đáng kể Tuy nhiên, niềm tin cũng có ảnh hưởng

đáng ké đến ý định mua hàng.

Nagarkoti (2009) nghiên cứu về cac yếu tô ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của ngườidùng điện thoại thông minh Theo nghiên cứu này, mục đích chính là xác định xem ngườidùng điện thoại thông minh mua điện thoại thông minh vì nhu cầu hay mong muốn của họ,

lý do họ mua điện thoại thông minh đắt tiền, các yếu tô xã hội và yếu tố cá nhân ảnh hưởngđến họ như thế nào trong việc ra ý định mua hàng, họ sử dụng điện thoại thông minh chomục đích gì, ở đâu và một ngày bao lâu Tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn nhóm tậptrung với những người sử dụng điện thoại thông minh trong độ tuôi từ 20-30 tuổi ở khuvực Helsinki, trong đó, có 6 người tham gia tự nguyện trong mỗi cuộc phỏng van nhóm tậptrung Kết quả cho thấy những người trả lời có ý định mua hàng do họ bị ảnh hưởng bởimột hoặc nhiều đặc điểm của các yếu tố cá nhân Ngoài ra, việc khang định bản thân cũng

có tác động đến ý định mua hàng Tuy nhiên, hạn chế chính của nghiên cứu này là chỉ đưa

vào các đặc điểm xã hội và cá nhân đề kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến người dùng trong

ý định mua điện thoại thông minh Ngoài ra, phân tích dựa trên những ngươi được phỏng

van nhóm tập trung ở độ tuổi từ 20-30 tuổi từ vùng Helsinki, điều này có thé không có giátrị đôi với lớp dân sô lớn hơn.

Islam và c.s (2021) với mục đích chính của bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu hành

vi của người tiêu dùng đối với rác điện tử và tìm hiểu cách hành vi này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế tuần hoàn (CE) Đề đạt được mục tiêu của bài nghiên cứu, tác giả đã thu

thập 109 bài báo nghiên cứu từ cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS) và sử dụng phân tích

nội dung dé đánh giá và xem xét các bài báo Phân tích nội dung giúp đảm bảo tính khoahọc và độ tin cậy của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu này đã xác định sự quan trọng của

việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với rác điện tử và cách nó có thể ảnh

hưởng đến việc thúc đây nền kinh tế tuần hoàn Đây là nỗ lực đầu tiên dé nghiên cứu nhiềubài báo đã được xuất bản trên chủ đề này và xác định các lỗ hồng trong kiến thức hiện có.Bài nghiên cứu cung cấp một cơ sở hữu ich dé phát triển khung CE tập trung vào ngườitiêu dùng và có thé hướng dẫn các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này

Trang 29

Xiao & Kumar (2023) nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố quan trọngảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu

tố quan trọng này và cách chúng tương tác với nhau, đặc biệt trong ngữ cảnh của người

tiêu dùng sản phẩm điện tử Phương pháp nghiên cứu bắt đầu bằng việc xem xét 107 nghiên

cứu từ năm 1995 đến 2018, sau đó xác định 14 yếu tố quan trọng của hành vi tiêu dùng bềnvững dựa trên kiến thức từ các nghiên cứu trước đó Sau đó, sử dụng phân tích cơ sở dữliệu của 200 người tiêu dùng sản phẩm điện tử để kiểm chứng những yếu tố này Cuốicùng, sử dụng mô hình phân tích cấu trúc diễn giải (ISM) để hiểu cách những yếu tố này

tương tác và ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững Kết quả của nghiên cứu cho thay

một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững, và chúng được phânloại dựa trên sự ảnh hưởng của chúng và sự phụ thuộc vào nhau Ba yếu tố quan trọng là

"chính sách chính phủ," "khả năng cung cấp thông tin," và "giáo duc" được xác định có tác

wow

động mạnh và độc lập cao nhất Còn lại là các yếu tố khác như "thái độ, quyền kiểm soát

cảm nhận," và "ý kiến của người khác" được xác định có mức độ phụ thuộc cao Nghiêncứu này mang lại hiểu biết về việc làm thế nào để thúc đây hành vi tiêu dùng bền vữngtrong ngữ cảnh người tiêu dùng sản phẩm điện tử, và nó có thê hữu ích cho các ý định quản

lý và chính trị liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững

Ravikanth & Rao (2016) nghiên cứu tập trung vào hành vi mua sắm của người tiêudùng đối với sản phẩm điện tử, đặc biệt là trong việc mua săm các loại truyền hình Dưới

đây là tóm tắt về nghiên cứu này: Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm hiểu hành vi

mua sắm và sự hài lòng sau mua sắm của người tiêu dùng đối với sản phẩm điện tử, đặcbiệt là truyền hình, trong tiêu bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ Mục tiêu là phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm,

và đề xuất các biện pháp cụ thé dé cải thiện sự hài lòng của họ Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi chỉ tiết dé thu thập dữ liệu từ 150 người tiêu dùng ởkhu vực đô thị và 150 người tiêu dùng ở khu vực nông thôn từ các tiểu bang AndhraPradesh Dữ liệu cũng được thu thập từ các nguồn phụ, bao gồm báo cáo thường niên của

các công ty điện tử chọn lọc, báo cáo từ nhà phân phôi, sách và bài nghiên cứu, tạp chí, và

Trang 30

tin tức trực tuyến Nội dung quan trọng: Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích hành vimua sắm và hài lòng của người tiêu dùng đối với các thương hiệu truyền hình cụ thé như

LG, Samsung và Videocon Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm bao gồm giá, chấtlượng, quảng cáo, khuyến nghị từ người thân và bạn bè Nghiên cứu cũng xem xét việc sửdụng phương tiện truyền thông và tầm quan trọng của các đặc điểm sản phẩm bồ sung Kếtquả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hành vi mua sắm và mức hài lòng saumua sắm thay đổi giữa người tiêu dùng đối với các thương hiệu truyền hình chọn lọc

Nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất cho các công ty sản xuất về cách cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng và cách hiệu quả hơn nắm bắt thị trường Nói chung, nghiên cứu nàynhắn mạnh mối quan hệ giữa yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm và sự hài lòng của

người tiêu dùng đối với sản phẩm điện tử, đặc biệt là truyền hình, và đề xuất các biện pháp

dé nâng cao hiệu suất kinh doanh cho các công ty sản xuất trong ngành công nghiệp này

Bashir (2013) nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyếntại Pakistan Nghiên cứu nhấn mạnh về mục tiêu, phương pháp, khung lý thuyết, triết học,chiến lược nghiên cứu, mẫu thử nghiệm và kết quả chính: Nghiên cứu này nhăm tìm hiểuhành vi của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắmtrực tuyến hàng điện tử tại Pakistan Với sự bùng nỗ của thương mại điện tử và tầm quan

trọng ngày càng tăng của mua sắm trực tuyến trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghiên cứu đặt

câu hỏi chính: "Người tiêu dùng ứng xử ra sao khi mua sắm trực tuyến?" Mục tiêu củanghiên cứu là xác định và hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm trực

tuyến hàng điện tử trong ngữ cảnh nền kinh tế của Pakistan Điều này bao gồm việc xác

định các yêu tố ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến, khám phá nguyên nhân dang sau việcmua sam trực tuyên hàng điện tử vẫn chưa phô biến ở Pakistan và có thê thiết lập các đoạn

đo lường tiêu dùng liên quan đến các yếu tô này Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụngphương pháp suy luận, với việc áp dụng lý thuyết có sẵn vào dit liệu thu thập Dữ liệu chínhđược thu thập thông qua một cuộc khảo sát đành cho người tiêu dùng mua sắm trực tuyếntại Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mua sắm trực tuyến phổ biến hơn trong sốnam giới và đặc biệt là trong tầng lớp trẻ tuổi Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua

Trang 31

sắm trực tuyến bao gồm tiết kiệm thời gian, giá tốt nhất và sự thuận tiện Tuy nhiên, có cácrào cản như lo ngại về an toàn và sự thiếu tin tưởng vào cửa hàng trực tuyến, gây ngần ngại

cho người tiêu dùng Tóm lại, nghiên cứu nay đánh giá hành vi của người tiêu dùng khi

mua sắm trực tuyến tại Pakistan và tập trung vào các yếu tô ý định và các thách thức đối

mua săm trực tuyên trong nước này.

1.1.4 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm đã qua sử

dụng

Makov và c.s (2018) đã nghiên cứu về các nhân té tác động đến giá trị của điện thoạithông minh đã qua sử dụng với trường hợp trên sàn thương mại điện tử eBay Theo thống

kê của nhóm tác giả, doanh số bán điện thoại thông minh đã qua sử dụng có xu hướng lấn

át doanh số bán điện thoại thông minh mới Tái sử dụng thiết bị điện tử đã qua sử dụng,đặc biệt là điện thoại thông minh có thé góp phần giảm thiểu những tác động đến môi

trường Bằng cách phân tích 500000 danh sách điện thoại thông minh thuộc Apple và

Samsung được bán trong năm 2015 và 2016 trên sàn thương mại điện tử eBay, nhóm tác

giả kiểm tra đặc tính nào ảnh hưởng đến giá trị của điện thoại thông minh đã qua sử dụng

và những điều kiện nào khiến chúng được tái sử dụng trên thị trường Sau đó, dữ liệu đượcphân tích bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiêu thông thường (OLS) Kết qua

là thương hiệu điện thoại có tác động đáng ké đến việc sử dụng điện thoại đã qua sử dụng

Bên cạnh đó, giá cả cũng là một trong những động lực chính cho hành vi mua thiết bị điện

bỏ mà còn được xuất khâu đến các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu về hàng điện tử đã

qua sử dụng với giá rẻ hơn Tác giả giả định rằng xuất khẩu sản phẩm đã qua sử dụng đang

Trang 32

đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày Do đó, hiệu ứng phục hồi toàn cầu xuấthiện phân tích hậu quả của sự đổi mới trong việc sử dụng năng lượng trong lĩnh vực điện

tử và xác định sự trở lại toàn cầu trong lĩnNghiên cứu này hỗ trợ quan điểm răng thay thế

thiết bị đã qua sử dụng bằng các sản phẩm tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn, sau đó xuất

khâu chúng, dẫn đến sự gia tăng toàn cầu trong việc sử dụng thiết bị điện tử Mặc dù nghiêncứu có hạn chế về dữ liệu và phân biệt giữa thiết bị đã qua sử dụng và mới, nó làm rõ tầmquan trọng của việc hiểu rõ tác động toàn cầu của việc giới thiệu các công nghệ tiêu thụnăng lượng mới và tiêu hao năng lượng tiềm năng liên quan đến việc giao dich thiét bi dién

tử đã qua sử dung vực hàng tiêu dùng điện tử đã qua sử dung Thông qua nghiên cứu, tácgiả chỉ ra thị trường thiết bị điện tử đã qua sử dụng đang ngày càng phát triển Sự đổi mớitrong sản phẩm điện tử thúc đây việc thay thé thiết bi mặc dù chúng vẫn hoạt động tốt.Những sản phẩm đã qua sử dụng không chỉ bị loại bỏ mà còn được xuất khâu đến các nướcđang phát triển, nơi có nhu cầu về hàng điện tử đã qua sử dụng với giá rẻ hơn Tác giả giảđịnh rằng xuất khâu sản phẩm đã qua sử dụng đang mở rộng nhóm người tiêu dùng, đặcbiệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà đồ điện tử đóng vai trò quan trọng trong đời sốnghàng ngày Do đó, hiệu ứng phục hồi toàn cầu xuất hiện

Kwarteng và c.s (2018) xem xét các nhân tố tác động đến hành vi mua thiết bị điện tử

đã qua sử dụng trực tuyến Nhóm tác giả đưa ra luận điểm rằng khả năng chỉ trả về giá cảchính là yếu tố rõ ràng nhất trong việc thúc đây người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đã qua

sử dụng Thị trường đồ cũ phát triển cùng với tốc độ của các nền tảng thương mại trứctuyến khiến người dùng có xu hướng hành vi phức tạp Mô hình sở thích của người tiêu

dùng đã được áp dụng trong bài nghiên cứu này dé đưa ra các yếu tố chính thúc day sự lựachọn của người tiêu dùng trên thị trường hàng điện tử đã qua sử dung Hau hết những ngườiđược phỏng vấn ở Cộng hóa Séc chọn cách tìm kiếm sản phẩm tuyến thay vì tham quancác cửa hàng lớn ở địa phương Người dân ở đây rất chắc chắn khi lựa chọn thiết bị điện

tử đã qua sử dụng trực tuyến Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơngiản ở Cộng hòa Séc - một nền kinh tế mới nồi Dữ liệu được phân tích bằng phương phápphân tích kết hợp (CA) - một trong những công cụ tâm lý toán học được sử dụng để mô

Trang 33

hình hóa sở thích của người tiêu dùng và phương pháp phân tích liên kết truyền thống(TCA) Các biến độc lập tác động đến ý định mua thiết bị điện tử đã qua sử dụng của ngườidân bao gồm: tiết kiệm chi phí; thương hiệu; số năng sản phẩm được sử dung; rủi ro về sản

phẩm; nước xuất xứ của sản phẩm Kết quả chỉ ra rằng, ngoài các yếu tô khác, số năm sử

dụng của sản phẩm điện tử đã qua sử dụng là yếu tố thúc đây người dùng tiêu thụ loại hànghóa này (đứng sau khả năng chỉ trả) Nghiên cứu cũng đưa ra các nhìn sâu sắc chung về sở

thích của người tiêu dùng trên thị trường hàng điện tử đã qua sử dụng.

Guit&Roux (2010) đề xuất thang đo động lực mua sắm hàng hóa cũ, đưa ra những tiền

đề, hậu quả và ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ các đặc điểm của việc mua sắm đồ cũ cùngtầm quan trọng được giải thích dựa trên động cơ của người dùng Người tiêu dùng đượcchia thành 4 phân khúc cùng 3 tính chất chính của hình thức mua sắm hàng hóa cũ Mụctiêu đầu tiên của nghiên cứu là khám phá và đo lường động lực cho việc mua sắm đồ cũ,

bao gồm cả tiền đề và hậu quả của chúng đối với hành vi tiêu dùng Một cuộc kiểm tra thực

nghiệm cũng được tiến hành dé tóm tắt cho những động lực này Nghiên cứu đưa ra đềxuất cho các nhà bán lẻ các công cụ và phân khúc khách hàng mà họ có thé áp dung dé xácđịnh các hồ sơ mua sắm khác nhau Động cơ của người mua hàng cũ không chỉ là tài chính,

mà còn là sự đan xen giữa động lực kinh tế và động lực giải trí Phương pháp của nghiêncứu là phân tích định tính và định lượng cho 708 đối tượng ở Pháp sau hai cuộc thu thập

dữ liệu Nhóm tác giả dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm tra độ

tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khang định (CFA) dé kiểm định mô hình và

nghiên cứu các giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị dự đoán cho bộ dữ liệu này Kếtquả cho thấy người trả lời đưa ra nhiều động cơ và chúng liên kết đến toàn bộ hệ thốngmua sam Người tiêu dùng ca ngợi tính độc đáo do loại hàng hóa này mang lại Có 14 khíacạnh được sắp xếp theo 4 lĩnh vực động lực bao gồm: mối quan tâm chính; những kỳ vọng

về kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm; những kỳ vọng liên quan đến trải nghiệm của cáckệnh mua hang và định hướng kinh tế Các khía cạnh quan trọng của sản pham, khía cạnhkinh tế và khía cạnh giải trí cũng có mỗi tương quan chặt chẽ với nhau (trong khoảng từ0.47 đến 0.68) Nhìn chung, các mức độ động lực khác nhau sẽ gợi ý các lựa chọn được

Trang 34

định hướng theo mức độ nhạy cảm nhiều hay ít của người mua hàng đối với các lập luận

về kinh tế, trải nghiệm hay giải trí, từ đó cung cấp những thông tin cho việc thiết kế cửahàng, giá cả hoặc chính sách khuyến mãi phù hợp

Fernando và c.s (2018) so sánh giá tri chuyên đổi được tìm kiếm bởi khách hàng sửdụng hàng cũ và hàng mới Các kênh bán hàng cũ, hàng hóa đã qua sử dụng đang phải cạnhtranh với những kênh bán hàng truyền thông dé đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuynhiên, tác giả chỉ ra răng hầu hết các bài nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào mua sắmtrực tuyến đối với hàng hóa mới, mà bỏ qua khía cạnh mua sắm trực tuyến những loại hàng

hóa đã qua sử dụng Nghiên cứu dùng mô hình tính toán tinh thần cùng quan điểm người

ủy quyền-người đại diện va lý thuyết ô nhiễm dé làm nổi bật sự khác biệt về giá trị đượctìm kiếm bởi những người mua hàng mới trực tuyến và những người mua hàng cũ trựctuyến Nhóm tác giả đã thiết kế một khung khái niệm và được thử nghiệm bằng cách sửdụng mô hình phương trình cau trúc Các tác động kiểm duyệt của từng loại sản pham (mới

so với cũ) cùng tính tiết kiệm cũng được đưa vào Kết quả tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho

mô hình được thiết kế này Những người mua sắm đồ cũ trực tuyến cảm thấy không chắc

chăn hơn và nhận thấy mức giá trị mua hàng thấp hơn khi so sánh với những người muahang mới Điều đặc biệt là họ cũng có xu hướng ít tiết kiệm hơn Người mua hàng trực

tuyến cũng có nhiều khả năng mua các sản phầm có thuộc tính cảm quan (hàng hóa trải

nghiệm) trên các trang web bán hàng mới và các sản phẩm có thuộc tính phi cảm giác (hàng

hóa tìm kiếm) trên các trang web bán đồ cũ Nhóm tác giả cũng đề xuất nhiều cách khác

nhau dé người quản lý có thê tăng gia trị cảm nhận cho người mua săm trực tuyên.

Alam (2014) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đén ý định mua sản phẩm đã qua sử

dụng Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của việc tiêu thụ sản phẩm cũ đã thu hút sự chú ý

của các nhà nghiên cứu và đặt ra câu hỏi tại sao khách hàng lại mua sản phẩm cũ Việc sửdụng mạng xã hội và điện thoại thông minh cũng đã cách mạng hóa thị trường sản phẩm

cũ trong thị trường sản pham cũ trong moi tang lớp kinh tế Việc tiêu thụ sản phẩm cũ cứ

vì thế tăng lên từng ngày Vì vậy, mục đích của nghiên cứu là tạo ra kiến thức mới trong

lĩnh vực sản pham đã qua sử dụng, nghiên cứu về tiêu dùng và hành vi mua hang của khách

Trang 35

hàng bằng cách xác định các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng trongviệc mua các sản phẩm đã qua sử dụng Dé thực hiện nghiên cứu, phương phpas nghiêncứu định lượng và phương pháp nghiên cứu cắt ngang đã được áp dụng Bảng câu hỏi được

thiết kế trên Google Forn dé thu thập 169 mẫu người trả lời Sau đó, tác giả dùng phan

mềm SPSS dé thực hiện các thử nghiệm về thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, xem xét

sự tương quan giữa 2 biến, đo lường các mục và phân tích hồi quy bội Kết quả cho thấygiá cả là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khách hàng khi mua đồ cũ Rui ro là yếu tốảnh hưởng thứ hai và Thương hiệu là yếu tô thứ ba, cuối cùng, vị trí mua hàng có ảnhhưởng ít nhất đến ý định mua sản phẩm đã qua sử dụng của khách hàng Nghiên cứu này

đã đóng góp vào các tài liệu hiện có về hành vi tiêu thụ sản phẩm cũ của khách hàng cũngnhư đề cập các lý thuyết về thương hiệu, giá cả, rủi ro và địa điểm của người bán

1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Lay cơ sở từ tổng quan tài liệu tham khảo trong và ngoải nước, có nhiều nghiên cứutìm hiểu về Thiết bị điện tử và Sản phẩm đã qua sử dụng cùng những nghiên cứu về Tácđộng của rác thải điện tử lên Môi trường và sự áp dụng của kinh tế Tuần hoàn trong lĩnhvực này Tuy nhiên, nghiên cứu về Hành vi sử dụng Thiết bị điện tử đã qua sử dụng vẫncòn rất hạn chế, mặc dù đây là một đề tài khá cấp bách trong thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ngày nay.

Bên cạnh đó, vẫn chưa có những cuộc khảo sát chính thức và cụ thé về thiết bị điện

tử nói chung, cũng như thiết bị điện tử đã qua sử dụng nói riêng Điều này gây ra thiếu sótrất lớn trong việc thúc đây tiêu dùng xanh, phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vựcThiết bị điện tử và thúc đây Tiêu dùng bền vững

Dựa trên các cơ sở kê thừa từ các mô hình cùng sô liệu thông kê và thông tin khái

quát của các nghiên cứu trước, nghiên cứu này bô sung được một sô diém mới sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiên cứu về các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định mua thiết bi

điện tử cho đối tượng là sinh viên, mở rộng kiến thức và thực tiễn trong lĩnh vực này.

Trang 36

Thứ hai, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giúp sinh viên có nhận thức hơn vềthiết bị điện tử đã qua sử dụng, đồng thời hiểu rõ nền kinh tế tuần hoàn cùng các lợi ích khi

sử dụng thiết bị điện tử đã qua sử dụng, hướng tới việc tạo ra những tình thế khích lệ hơn

cho hành vi tiêu dùng bền vững trong tương lai.

1.3 Cơ sở lý luận về hành vi sử dụng của sinh viên DHQGHN với sản phan đã qua

sử dụng và mô hình nghiên cứu

1.3.1 Các khái niệm liên quan

a Khái niệm về thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử là sản phâm hoặc công cụ sử dụng nguyên tắc hoạt động điện tử và

linh kiện tương ứng đề thực hiện các chức năng cụ thé Được thiết kế dé thực hiện nhiều

nhiệm vụ trong môi trường điện tử, chúng bao gồm nhiều linh kiện như vi mạch, cảm biến,màn hình, bộ vi xử lý, va các yếu tố khác được tích hợp dé thực hiện các chức năng đa

dạng Các ứng dụng của thiết bị điện tử rộng rãi, từ công nghiệp đến gia đình và giải trí,bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân, máy đo lường và

kiểm tra, thiết bị y tế, và nhiều ứng dụng khác.

Thiết bị điện tử kết hợp công nghệ điện tử và kỹ thuật, nhằm cung cấp giải pháphiệu quả cho việc xử lý đữ liệu, tạo ra kết quả tương tác với người sử dụng Phần mềm,phan cứng, và các yếu tổ thiết kế đóng vai trò quan trọng trong xác định tính năng và hiệu

suất của thiết bị điện tử.

b Khái niệm về thiết bị điện tử đã qua sử dụng

Thiết bị điện tử đã qua sử dụng là các sản phẩm hoặc thiết bị mà người dùng đã sử

dụng trước đó và chúng đã hoàn thành vòng đời sử dụng ban đầu, có thê được bán lại, tái

sử dụng hoặc tái chế Các loại này bao gồm điện tử gia dụng, máy tính, điện thoại di động,máy tính bảng, và thiết bị công nghiệp Việc sử dụng lại thiết bị đã qua sử dụng mang lại

lợi ích như tiệt kiệm tiên, giảm lượng rác thải điện tử và giảm nhu câu sản xuât thiệt bi

Trang 37

mới, làm giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, quản lý chất thải điện tử đòihỏi chú ý đặc biệt đến quy định và pháp lý dé dam bảo an toàn cho môi trường và sức khỏecon người Các nỗ lực cải thiện thu gom, tái sử dụng và tái chế đang trở nên quan trọngtrong quản lý chât thải và bảo vệ môi trường.

c Khái niệm về sinh viên

Sinh viên là người đang tham gia vao quá trình học tập và đào tạo tại các cơ sở giáodục đại học, cao đăng hoặc các cơ sở dao tạo tương tự Họ đóng vai trò quan trọng trongcộng đồng học tập, đóng góp vào sự phát triển kiến thức và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực

khác nhau.

Sinh viên thường đăng ký vào các khóa học hoặc chương trình học tập cụ thê đề tiếpnhận kiến thức, kỹ năng và công nghệ mới Họ tham gia vào lớp học, thực hành và các hoạtđộng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên và giáo viên, với mục tiêu chính là tiếpthu kiến thức và phát triển kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu học tập và nghề nghiệp

cá nhân.

Sinh viên thường là những người trẻ sử dụng thiết bị điện tử như máy tính xách tay,điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị khác Họ có thé mua những thiết bi mớihoặc đã qua sử dụng tùy thuộc vào nguồn tài chính và sở thích cá nhân Ngoài ra, sinh viênngày nay thường nhận thức về tác động của mô hình tiêu dùng của họ đối với môi trường

và thúc day sử dụng thiết bị điện tử đã qua sử dụng dé giảm lãng phí và giảm tác động xấuđối với môi trường Một số sinh viên còn tham gia vào các dự án sửa chữa, tái sử dụngthiết bị điện tử dé tăng tuôi thọ và giảm tác động môi trường của chúng

1.3.2 Tổng quan về khung lý thuyết nghiên cứu

a Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB

Lý thuyết hành vi hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & Ajzen (1975) phân biệt

giữa hai loại thái độ đối với mục tiêu của cá nhân, cụ thé là thái độ đối với phi hành vi (tức

Trang 38

là thái độ đối với các đối tượng, con người, tổ chức hoặc khái niệm chung) và thái độ đốivới hành vi thực hiện Nói cách khác, TRA giải thích cách mà cá nhân có thé có thái độtích cực hoặc tiêu cực đối với các đối tượng hoặc khái niệm cụ thé và thái độ của họ đốivới việc thực hiện hành vi liên quan đến các đối tượng hoặc khái niệm đó TRA là mộtkhung lý thuyết quan trọng dé nghiên cứu và hiểu hành vi tiêu dùng, trong đó thái độ đóiVỚI sản phẩm hoặc dịch vụ và thái độ đối với việc mua sắm hoặc sử dụng chúng đóng một

Vai trò quan trọng.

Vào những năm sau đó, Ajzen (1991) đưa ra một phát hiện quan trọng khi nhận ra

rằng không phải tat cả các hành vi đều nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của cá nhân Dé

bao quát những trường hợp này, ông đã mở rộng lý thuyết hành động hợp lý và giới thiệuyếu tố thứ ba ý định ý định hành vi, được gọi là "nhận thức kiểm soát hành vi." TheoBandura (1986), kiểm soát hành vi nhận thức có sự tương tự với cau trúc năng lực cá nhân

Cụ thể, biến số này liên quan đến mức độ cá nhân nhận thức về khả năng của họ trong việc

thực hiện một hành vi cụ thé Day cũng liên quan đến niềm tin của họ về các yếu tố tạothuận lợi hoặc cản trở trong việc thực hiện hành vi.Ly thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

đã được chứng minh và tin cậy bởi nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cây trước đây Sựkết hợp của kiểm soát nhận thức và hành vi đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết hành vi

có kế hoạch Theo lý thuyết này, ý định hành vi được thúc đây một cách hợp lý và trực tiếp

thông qua ba cau trúc chính dựa trên niềm tin, bao gồm: thái độ (niềm tin về thái độ), chuẩn

mực chủ quan (niềm tin về chuẩn mực) và kiểm soát hành vi nhận thức (niềm tin về kiểm

soát) mà cá nhân nam giữ đối với hành vi và các yếu tố tình huống liên quan Day là một

lý thuyết quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu hành vi con người Mô hình lý thuyếtTPB được thé hiện dưới đây:

Trang 39

Chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm):

Chuẩn mực chủ quan là áp lực xã hội được nhận thức dé tham gia hoặc không thamgia vào một hành vi Người ta cho rằng chuẩn mực chủ quan được xác định bởi toàn bộ tậphợp các niềm tin chuẩn mực có thể tiếp cận được liên quan đến kỳ vọng của các tham chiếuquan trọng (Ajen, 1991) Các chuẩn mực chủ quan là yếu tô chính dẫn đến ý định mua của

người tiêu dùng (López-Mosquera và c.s., 2014; Tan và c.s., 2017) Trong nghiên cứu trước

Trang 40

hoặc hành vi thực tế Một số nghiên cứu khác còn cho thấy các chuân mực chủ quan ít ảnhhưởng hơn so với thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi trong việc ảnh hưởng đến ý định

(Ajen, 1991).

Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control)

Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của mọi người về khả năng của

họ dé thực hiện một hành vi nhất định Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát hành vi và những

kỳ vọng chủ quan của xã hội đóng một vai trò khi khách hàng ý định mua thiết bị điện tử

đã qua sử dung Họ cũng xem xét liệu các sản phẩm thiết bị điện tử đã qua sử dụng có thé

sử dụng trong cuộc sống hăng ngày của học hay không Nhận thức kiểm soát hành vi cũngphân tích nhận thức và ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp xung quanh về việc sử dụng thiết bị

điện tử đã qua sử dụng đê xác định các chuân mực xã hội chủ quan.

Tuy nhiên, lý thuyết về TPB vẫn tồn tai một số giới hạn Thứ nhất, bốn yếu tổ được

giải thích trong TPB, bao gồm kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan, thái độ và ý định,chỉ tập trung vào các yếu tố được nhận thức một cách rõ ràng, và bỏ qua các yếu tố ảnhhưởng tới hành vi mua sam điện tử cũ ma có thé hoạt động dưới mức độ tự thức (Sheeran

và c.s., 2013) Nó cũng không chú trong đủ đến tầm quan trọng của các yếu tố cảm xúcngoài kết quả mong đợi (Sheeran và c.s., 2014) Hơn nữa, tính tinh cua TPB làm cho việchiểu rõ những hậu quả được giải thích bởi TPB trở nên phức tạp Một điểm yếu khác của

TPB chính là không xem xét "những người có xu hướng kiêng khem" - những người có ý

định thực hiện và sau đó thay đôi ý định của họ (Orbell & Sheeran, 1998).

Bên cạnh các yêu tô nhận thức, cần xem xét sự ảnh hưởng của các yếu t6 cảm xúc(yếu tố tâm lý) Tóm lại, mục tiêu của nghiên cứu là khám phá mối quan hệ giữa hành vi

mua sắm thiết bị điện tử đã qua sử dụng của sinh viên DHQGHN từ cả góc độ hành vi và

tâm lý của sinh viên Từ đó, chúng ta có thể đề xuất các chiến lược khuyến khích việc sửdụng thiết bị điện tử đã qua sử dụng và đưa ra các gợi ý hữu ích liên quan đến tiêu dùngbền vững cho từng đối tượng khách hàng

b Mô hình Kích hoạt tiêu chuẩn (Norm Activation Model - NAM)

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Khánh Ð.V. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phô thông và sinh viên. Tạp chí Kinh tế &amp; Quản trị Kinh doanh, 7.https://123docz.net/document/6921004-cac-nhan-to-anh-huong-toi-hanh-vi-tieu-dung-xe-dap-dien-cua-hoc-sinh-pho-thong-va-sinh-vien.htm Link
3. Hà, H. T. (2019). Dinh hướng một nền kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ cách mạng côngnghệ 4.0. Vietnam Journal of Hydrometeorology, 2019(2), I—12.https://doi.org/10.36335/VNJHM.2019(EME2).1-12 Link
4. Tho, N. D. (2011). Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Trường Daihọc Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. https://vieclamvui.com/viec-lam-kinh-doanh/giao-trinh-phuong-phap-nghien-cuu-trong-kinh-doanh-3175.html Link
6. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T Link
7. Ajzen, I., &amp; Madden, T. J. (1986). Prediction of goal-directed behavior: Attitudes, intentions, and perceived behavioral control. Journal of Experimental Social Psychology, 22(5), 453-474. https://doi.org/10.1016/0022-1031(86)90045-4 Link
8. Alam, M. D. (2014). Factors that Influence the decision when buying second-hand products. USBE. https://urn.kb.se/resolve?urn=urn:nbn:se:umu:diva-106035 Link
9. Arman, S., &amp; Mark-Herbert, C. (2021). Re-Commerce to Ensure Circular Economy from Consumer Perspective. Sustainability, 13, 10242.https://doi.org/10.3390/su131810242 Link
12. Baga, Y. F., &amp; Abdulkhaleq, S. (2018). Analysis of Factors Influencing the Decisions over Purchasing Second-Hand Products. International Journal of Social Sciences&amp; Educational Studies, 4(4). https://doi.org/10.23918/ijsses.v4i4p80 Link
13. Barros, R., Oliveira, A. S., &amp; Barbara, C. (2020). The impact of smoking habits and secondhand smoke exposure on smoking biomarkers | European RespiratorySociety. European Respiratory Journal, 56(1314).https://erj.ersjournals.com/content/56/suppl_64/1314.abstract Link
15. Bearden, W. O., &amp; Etzel, M. J. (1982). Reference Group Influence on Product and Brand Purchase Decisions. Journal of Consumer Research, 9(2), 183-194.https://doi.org/10.1086/208911 Link
1. Giang, P. T., &amp; Hà, N. T. T. (2012). Hành vi người tiêu dùng đối với hàng điện máy Trung Quốc. dlib.neu.edu.vn Khác
5. Toàn, N. N. (2022). Kinh tế tuần hoàn và lựa chon chiến lược phát triển Kinh tế tuầnhoàn tại Việt Nam.Tiếng Anh Khác
10. Armitage, C. J., &amp; Talibudeen, L. (2010). Test of a brief theory of planned behaviour- based intervention to promote adolescent safe sex intentions. British Journal of Khác
14. Bashir, A. (2013). Consumer Behavior towards online shopping of electronics in Pakistan Khác
16. Bebbington, J., &amp; Unerman, J. (2018). Achieving the United Nations SustainableDevelopment Goals. Accounting, Auditing &amp; Accountability Journal, 31(1), 2-24 Khác
17. Bickel, W. K., Green, L., &amp; Vuchinich, R. E. (1995). Behavioral economics(Editorial). Journal of the Experimental Analysis of Behavior, 64(3), 257-262 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w