1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Ngành da giầy Việt Nam trong quá trình đổi mới

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 50,77 MB

Nội dung

1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới * Mỹ Mỹ là thị trường tiêu thụ giây dép lớn nhất thế giới, nhưng ngành công nghiệp sản xuất giầy dép của nước này lại không phát triển một

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

CHU KỲ VĂN

NGANH DA GIẦY VIỆT NAM TRONG

TIẾN TRINH DOI MỚI

-Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN

Mã số : 5.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : TS PHẠM VĂN DŨNG

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

CHUONG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NANG

PHÁT TRIEN CUA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM

1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của

ngành Da - Giầy thế giới

1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới

1.1.2 Đặc điểm ngành Da giây thế giới

1.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Da giầy thế giới

1.2 Tiềm năng phát triển của ngành Da - Giầy việt nam

1.2.1 Vị trí của ngành Da - Giầy trong nền kinh tế Việt nam.

1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngành Da - Giầy Việt nam.

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAT TRIEN NGANH DA - GIẦY

VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1 Động thái phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua

2.1.1 Các nguồn lực ngành Da - Giầy Việt nam.

2.1.2 Cơ cấu ngành Da - Giầy Việt nam.

2.1.3 Tổ chức quản lý ngành Da - Giầy Việt nam.

2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành Da - Giây Việt nam.

2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngành Da - Giây Việt Nam

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIEN NGANH DA - GIẦY VIET

3.1 Bối cảnh mới - Những thách thức và cơ hội phát triển đối với

ngành

20

22 25

25

ZL 30

31 33

49 53

J 63

v3

73

Trang 3

3.2.2 Kết hợp sức mạnh của Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước 79

3.3 Các giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt nam trong 8Ì

những năm tới.

3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực 82

3.3.2 Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước 83

3.3.3 Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị 863.3.4 Đổi mới tổ chức quản lý 90

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết của đề tài

Quá trình đổi mới trên đất nước ta đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới

các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới các ngành kinh tế, ngành Công

nghiệp Da - Giầy là một trong những ngành xuất khẩu có vị trí quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt như: thu hút nhiều lao động trong xãhội và có điều kiện thuận lợi trong hợp tác Quốc tế, đồng thời có lợi thế cạnh

tranh trong xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ về cho

đất nước.

Trong những năm qua, với những lợi thé của mình ngành Da - Giầy

Việt nam đã tiếp nhận một cách có hiệu quả sự chuyển dịch của ngành Da

-Giây thế giới và đã có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên ngành còn bộc lộ

nhiều nhược điểm như: Phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, mất cân

đối dẫn tới hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của nó Đặc

biệt, khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoà nhập với thế giới và khu vực,

ngành Da - Giầy nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn là làm thế

nào để tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng

Xã hội chủ nghĩa Quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế

và khu vực sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng của

mình Đó cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt đối với ngành Da - Giầy, khi Trung Quốc một cường quốc về sản xuất da thuộc va

giầy ra nhập WTO Các nước trong khu vực hơn hẳn ta về trình độ công nghệ

cũng như kỹ thuật, nên đòi hỏi sản phẩm của ngành sản xuất ra phải có chất

lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và một điểm

quan trọng hơn cả là phải hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên

trường Quốc tế Nếu không khi hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế thì sản

phẩm của ngành sẽ không có chỗ đứng ở ngay cả thị trường nội địa Vì vậy,

Trang 5

giá nhân công rẻ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để cạnh tranh trên thị

trường giầy và đồ da thế giới

Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển vững chắc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển ngành Da - Giầy trong điều kiện nền kinh tế hội

nhập và phát triển là rất cần thiết, nhằm giúp ngành định hướng phát triển và

khai thác có hiệu quả những nguồn lợi mà ngành công nghiệp mang lại

Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : "Ngành Da - Giây Việt Nam

trong tiến trình đổi mới " nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho ngành, để ngành Da giầy Việt nam ngày càng phát triển

tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó

2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Cho đến nay, ngoài Qui hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giây đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp - Tổng Công ty Da - Giầy mang tính chất quản

lý.

Ngoài ra trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên

các tạp chí bàn về vấn đề này Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài

nghiên cứu tổng thể về phát triển ngành Da - Giây, những mặt còn tồn tại,

những định hướng dài hạn và những giải pháp chiến lược.

Chính vì vậy, sau những đánh giá về thực trạng phát triển ngành Da

-Giầy và phân tích những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển, luậnvăn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành Da - Giây Việt

Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng và nền

kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Mục đích nghiên cứu là:

Từ việc làm rõ thực trạng phát triển ngành Da - Giây hiện nay, những thách

thức đối với ngành và cơ hội phát triển - luận văn đưa ra định hướng chiến

Trang 6

lược và các giải pháp cơ bản để phát triển ngành Da - Giây trong những năm

nhập với khu vực và thế giới.

4.2 - Pham vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành Da - Giầytrong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 trở lại đây.

Luận văn không đi sâu nghiên cứu mặt kỹ thuật, mà tập trung làm rõ

các quan hệ kinh tế xã hội chi phối sự phát triển của ngành Da - Giầy

5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,trong đó có các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích hệ thống, phương

pháp lôgic, phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh tổng hợp

6- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và vị trí của ngành Da Giầy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Làm rõ thực trạng của ngành Da Giầy Việt Nam, những thành công, những tồn tại trong phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam

trong những năm tới.

7- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang 7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương.

CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỀN CỦA NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG PHAT TRIEN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

CHƯƠNG 3: NHUNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU PHÁT TRIỀN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT NAM

Trang 8

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NANG PHAT

TRIEN CUA NGANH DA - GIẦY VIỆT NAM

1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành Da

- Giầy thế giới

Hiện nay, ngành Da - Giây thế giới có thể chia ra làm một số khu vực

chính như sau: Khu vực Châu Âu gồm các nước thuộc Tây Âu và các nước

thuộc Đông Âu; khu vực Châu Mỹ gồm các nước thuộc Nam Mỹ và các nước

thuộc Trung và Bắc Mỹ; khu vực Châu Á; khu vực Châu Phi và Châu Đại

Dương Mỗi khu vực có một đặc điểm riêng và quá trình phát triển khác nhau.Thông qua thực trạng ngành công nghiệp giầy tại một số khu vực dưới đâyphần nào sẽ cho ta thấy một cách nhìn tổng quan về thị trường Da - Giây thếgiới.

1.1.1 Khái lược về thị trường Da giầy thế giới

* Mỹ

Mỹ là thị trường tiêu thụ giây dép lớn nhất thế giới, nhưng ngành công

nghiệp sản xuất giầy dép của nước này lại không phát triển một cách tương

xứng Một trong những nguyên nhân đó là do giá nhân công trong nước ngày

càng cao Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, ngày càng nhiều nhà sản xuất

giầy dép Mỹ dịch chuyển quá trình sản xuất ra nước ngoài, nơi có lực lượng

nhân công dồi dào và chi phí lao động rẻ Bắt đầu từ những năm cuối của thập

kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80, để tận dụng lợi thế cạnh tranh, các Công

ty nổi tiếng về giầy thé thao của Mỹ như Nikee va Reebok đã sớm dịch

chuyển sản xuất sang các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

những quốc gia đang phát triển thời kỳ đó Cùng với tốc độ công nghiệp hóa

nhanh chóng ở Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan vào cuối những năm của thập kỷ

80, giá nhân công tại các nước này không còn hấp dẫn, không còn là yếu tố

để cạnh tranh nữa Một lần nữa, các công ty này lại dịch chuyển quá trình sản

Trang 9

xuất sang các nước Châu A khác, nơi có nguồn nhân công với chi phí rẻ hơn

để duy trì quá trình sản xuất và khả năng cạnh tranh, đó là Trung Quốc, Thái

Lan, Inđônesia

Trong vài năm gần đây Mỹ vươn lên là thị trường nhập khẩu giây dép

lớn nhất thế sả về số lượng cũng như giá trị:

Nhập khẩu (triệu đôi) 1.476 1.615 1.745

Năm 1998, Mỹ đã mm khẩu 1476 triệu đôi, năm 1999 là 1615 triệu

đôi và đến năm 2000 đạt 1745 triệu đôi, chiếm tới 15% thị trường nhập khẩu thế giới Sau năm 2000 lượng giầy dép nhập khẩu sẽ chiếm trên 90% tổng số

giầy tiêu thụ trên thị trường này.

Các nước Châu á chiếm ưu thế trong việc cung cấp cho thị trường này.

Trung Quốc dẫn đầu, chiếm khỏng gần 75% số lượng nhập khẩu của Mỹ, chủ

yếu là sản phẩm giá rẻ Braxin cung cấp sản phẩm giá trung bình, còn sản

phẩm cao cấp phần lớn từ Italya và Tây Ban Nha

Đối với thị trường Mỹ, tính đến trước tháng 12/2001 tuy Mỹ chưa dành cho Việt nam qui chế thương mại bình thường nhưng kim ngạch xuất khẩu

giầy dép Việt nam vào thị trường này trong vài năm gần đây vẫn tăng lên

nhanh chóng.

Bảng1.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt nam sang Mỹ

Don vị: Triệu USD

Trang 10

(*) Dự báo với tốc độ tăng trưởng bình quân 2002-2005 là 30%/nam.

(*) Dự báo với tốc độ tăng trưởng bình quân 2005-2010 là 16%/nam.

Theo số liệu của hải quan Mỹ, các giá trị kim ngạch giầy dép Việt nam

xuất khẩu sang Mỹ tăng một lượng đáng kể, năm 1997 đạt 85 triệu USD, năm

1998 đạt 114,9 triệu USD, năm 1999 là 145,8 triệu USD và năm 2000 đạt 124,5 triệu USD với khoảng 6 triệu đôi giầy dép, đứng thứ 14 các nước xuất

khẩu giầy dép vào Mỹ

* Châu Âu |

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường lớn thứ hai trong danh sách các

nước và khu vực nhập khẩu với số lượng được ước tính là 29% lượng nhập

khẩu của thế giới năm 19981999 và cũng là nơi có ngành công nghiệp Da

-Giây phát triển từ lâu đời Mặc dù trong những thập kỷ trước 90, EU đã có sự

tăng trưởng mạnh mẽ về sản xuất và tiêu thụ, nhưng từ đầu thập kỷ 90 thì việc

cạnh tranh mạnh tại các nước có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ vị thế của các cơ sở sản xuất trong nước, mức tăng trưởng sản xuất bị suy giảm

thay thế vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu từ các nước

ngoài vào.

Trong số các nước thuộc EU thì Italia là nước đứng đầu về sản xuất

giầy dép, hàng năm Italia chiếm khoảng 50% tổng sản lượng sản xuất của EU

và trên 50% xuất khẩu ra ngoài EU Tây Ban Nha là nhà sản xuất đứng thứ

chiếm 17%; tiếp đó là Pháp 14%, Bổ Đào Nha và Anh 10%, Đức 4% Tổng

thể 6 nước này chiếm khoảng 97% tổng khối lượng sản xuất của EU (20)

Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp giầy dép của EU là sản xuất giây

dép bằng da, hàng năm ngành công nghiệp giầy khu vực này sản xuất khoảng

680 triệu đôi giầy dép da, chiếm hon 60% tổng số lượng giây dép của EU Đối với mỗi chủng loại giây dép lại có sự chú trọng khác nhau từ phía các

nước thành viên: 90% giầy dép da được sản xuất tại Bồ Đào Nha,Đức, Italia.

Trang 11

Trong đó, dép đi trong nhà được sản xuất tại Bi, Anh và Pháp với việc san

xuất phần lớn giầy dép bằng chất liệu tổng hợp.

Hiện nay, EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại

trong ngành công nghiệp giầy Tốc độ phát triển ngành giầy của EU chậm

nếu không muốn nói là gần như không phát triển so với các khu vực khác.

Nguyên nhân chính là bởi ngành giây đòi hỏi một lực lượng công nhân tương

đối lớn trong khi đó tiền công lại chiếm một tỉ trọng khoảng 20% trong giá trịsản phẩm, mà tiền lương trong khu vực lại rất cao Vì vậy số lượng công nhân

liên tục giảm trong vòng hơn 10 năm trở lại đây và kể từ năm 1995 cho tới

1999 số lượng công nhân giảm khoảng 28,44%

Bang 1.2: Công nghiệp giây dép của EU giai đoạn 2000 - 2002

Đơn vị tính: 1.000 đôi

2000 2001 2002 Chênhlệch Chênh lệch

tỉ lệ%( 3/2) tỉ lệ%( 4/3)

| 2 3 4 5 6 Sảnxuất 907986 889.000 845.000 ‘219 - 4,95

Nhậpkhẩu 958209 964.000 992.800 +0,6 + 3,5

Xuấtkhẩu* 243397 233.400 219.350 sa - 6.0

Sốhữuhiệu 1.623.798 1.619.600 1.611.400 -04 -0,5

Nguồn: World Footwear 2002

* Xuất khẩu tới nước thứ 3

Để giữ vững sự cạnh tranh, một số nhà sản xuất của các nước thành

viên như Eram (Pháp), Clarks (Anh), Ecolet(Đan Mạch) đã chuyển việc thiết

lập cơ sở sản xuất sang các nước thành viên khác trong EU - nơi có lực lượng nhân công rẻ hơn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất trong cộng đồng đã chuyển hoạt động sang các nước đang phát triển có

lực lượng nhân công rẻ Đông nam á, Trung Quốc là những nơi được các nhà sản xuất lựa chọn đầu tiên, kế đó là Đông Au và Bac Phi Một số nhà sản xuất

10

Trang 12

lớn muốn duy trì hoạt động tại Châu Âu như Adidas và Puma nhưng trước

những khó khăn về chi phí sản xuất, sự hấp dẫn về giá cả tại các nước có

nhiều lợi thế hon, ho đã buộc phải chuyển sản xuất sang vùng Viễn Dong

nhằm duy trì sức cạnh tranh với các đối thủ lớn khác như Nikee và Reebok (

Những nhà sản xuất đã chuyển được việc sản xuất giầy thể thao của mình

sang các nước vùng Viễn Đông).

Việc phân phối các sản phẩm giữa các nước thành viên EU được thựchiện theo truyền thống từ nhà sản xuất tới các hệ thống bán lẻ độc lập Điều

này cho thấy các hệ thống bán lẻ này có mối quan hệ rất mật thiết với các nhà

sản xuất.

Khu vực giầy dép trong liên minh Chau Âu phụ thuộc nhiều vào ngoại

thương quốc tế, 30 % sản phẩm của EU đã được xuất khẩu sang nước thứ ba

như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông Tuy nhiên tri giá xuat khẩu của EU bị

giảm nhiều mặc dù có sự tăng nhẹ trong những năm gần đây Ngược lại, nhập

khẩu từ bên ngoài vào EU bất ngờ tăng lên trong thời kỳ những năm 1990 vàliên tục tăng kể từ đó đến nay, tăng trưởng thực tế hàng năm của nhập khẩu

vào EU khoảng 10% Một phần của sự tăng nhanh này phụ thuộc vào việc

tăng nhập khẩu giầy bán thành phẩm để hoàn chỉnh trong EU Tính trungbình hàng năm, EU nhập khẩu trên 800 triệu đôi giầy các loại từ các nước mà

chủ yếu là từ Châu Á Việc tăng trưởng nhập khẩu đột biến, ồ ạt từ các nước Châu Á trong những năm gần đây nhất là từ Trung Quốc, Inđônesia, Thái Lan

và gần đây là Việt Nam đã buộc EU phải áp dung các biện pháp bao hộ mau dịch như: Hàng rào thuế quan chống bán phá giá nhằm phần nào bảo vệ

những nhà sản xuất trong khối Biện pháp này được áp dụng đối với mặt hàng

giầy vải từ Trung Quốc, Inđônesia và cả những sản phẩm giầy da, giả da có giá dưới 5,7 Euro/đôi nhập khẩu từ Thái Lan.

Liên minh Châu Âu là thị trường xuất khẩu chủ yếu của giầy đép Việt

nam, thường chiếm tới 65 -70% tổng kim ngạch xuất khẩu giây dép hàng

11

Trang 13

năm Trước năm 1999, giá trị xuất khẩu của giây dép Việt nam vào EU chi

đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Indonesia Nhưng từ năm 1999 Việt nam đã

- vươn lên sau Trung Quốc và là đối thủ cạnh tranh sát nhau về tỉ lệ giầy dép

nhập khẩu vào Tây Âu: Trung Quốc đạt 17,6%, Việt nam là 16,4% Các nhà

cung cấp quan trọng khác cho thị trường này là Rumani và Indonesia chiếm

Điều nay xảy ra do nhiều năm qua Việt nam được EU dành cho ưu đãi

thuế quan phổ cập (GSP), làm tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Da giầy

Việt nam khi xuất sang thị trường Tây Âu so với các nước Trung Quốc,

Indonesia, Thái Lan Tuy nhiên, nếu xuất khẩu giây dép Việt nam sang EU

tiếp tục tăng đến mức nào đó thì sẽ bị EU áp dụng hạn ngạch Vì vậy, trong

giai đoạn tới 2005 - 2010, cần điều chỉnh mức tăng với một tỉ lệ thấp hơn về

số lượng, nhưng cao hơn về giá trị bang cách nâng cao don giá trung bình cua

sản phẩm

* Các nước châu A

12

Trang 14

Những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu những năm của thập kỷ 90, do mức

độ công nghiệp hóa ngày càng cao tại các nước công nghiệp mới, công

nghiệp giầy dép lại tiếp tục có sự chuyển dịch sang các nước đang phát triển

như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và đặc

biệt từ đầu năm 1990 đến nay thì khu vực Châu á chiếm thị phần xuất khẩu

quan trọng đối với thị trường giầy dép thế giới do những lợi thế về giá nhân

công rẻ tại các nước này Sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng và giá trị

xuất khẩu ngày càng tăng vào các thị trường lớn như : Mỹ, EU, Nhật

* Trung Quốc

Ngành da giầy của Trung Quốc phát triển nhanh và vững chắc từ những

năm đầu của thập kỷ 90 cùng với nó là sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch

xuất khẩu của nước này Tổng số sản xuất giây dép ở Trung Quốc tính đến

năm 2002 là 10.380 nhà máy, trong đó chỉ tính riêng tỉnh Quảng Đông đã cótới gần 4.000 nhà máy gồm đủ các thành phần kinh tế Ngành công nghiệp

giầy ở đây đã phát triển nhanh chóng và đã trở thành địa phương có ngành da giầy phát triển lớn nhất Trung Quốc Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của

Quảng Đông chiếm trên 50% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu toàn Trung

Quốc.

Thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc là Mỹ và EU, riêng thịtrường Mỹ chiếm hơn 69% số lượng và 50,7% về giá trị xuất khẩu Trongnăm 2002, số lượng giầy dép xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hơn 900 triệu

đôi, chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá rẻ Số lượng giây

dép có giá trị thấp của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường này chiếm tới

hơn 50% tổng lượng giầy dép xuất khẩu với mức giá trung bình khoảng 4,5 -5USD/ đôi, còn đối với các sản phẩm giầy dép có giá trị cao hơn thị phần đang

có xu hướng tăng lên, với mức giá trung bình khoảng 12 USD/đôi Trong khi

đó, số lượng giầy dép xuất khẩu vào thị trường EU của Trung Quốc ổn định ở

mức 300 triệu đôi với mức giá trung bình vào khoảng 11,46 Euro/doi Ly do

13

Trang 15

số lượng giầy dép Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường EU thấp hơn nhiều so

với thị trường Mỹ là bởi vào năm 1996 EU đã quyết định áp dụng thuế chống

phá giá với một số loại giầy dép của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường

này Từ đó có thể thấy, các sản phẩm giây dép của Trung Quốc có khả năng

cạnh tranh tại thị trường Mỹ tốt hơn so với tại thị trường EU và số lượng giây

dép xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì thế cũng cao hơn.

* Indonesia

Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, ngành da giầy Indonesia có một vị

trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của nước này Đây là một ngành thu

hút nhiều lao động, có giá trị thu nhập cao Tổng mức thu nhập của ngành đã

chiếm tới một phần ba trong tổng thu nhập quốc dân và chỉ sau ngành lâm nghiệp và dệt may Ngành công nghiệp giầy Indonesia thực sự khởi sắc vào giữa thập kỷ 90 sản phẩm chủ yếu tập trung vào giây thể thao và các loại giầy

dép giá trị thấp Trước năm 1997, tổng số nhà máy sản xuất giầy dép ở

Indonesia lên tới hơn 200 nhưng từ cuối năm 1997 đến nay do tác động của

cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu á con số trên đã giảm tới gần một nửa Những nhà máy còn tồn tại được sau cuộc khủng khoảng phần lớn là những nhà máy có qui mô vừa và nhỏ hoạt động cầm chừng Một số khác tồn

tại được qua cuộc khủng khoảng là do có sự tổ chức, vận hành tốt nên có thể

cạnh tranh được trên thế giới Phần lớn những nhà máy này tập trung chủ yếu

ở đảo Java Tuy qui mô ngành công nghiệp giây có bi sút giảm song giầy dép

xuat khảu Indonesia van chiem mot U trọng dáng kẻ trên thị trường giảy dép

thế giới ( khoảng 5%) Năm 2002, tình hình sản xuấtvà xuất khẩu giầy dép

của Indonesia tăng lên, sản lượng xuất khẩu đạt 249,969 triệu đôi, với kimngạch xuất khẩu đạt 1.601,766 triệu USD, trong đó giầy thể thao là mặt hangxuất khẩu chủ yếu, chiếm 70%.

Cũng như các nước trong khu vực thị trường xuất khẩu truyền thống của Indonesia là Mỹ và các nước thuộc EU Trong đó thị trường Mỹ chiếm

14

Trang 16

43% tiếp đó là thị trường Anh 8,9 %, Bi 7,3%, Đức 5,8%, Pháp 3% So với

thị trường EU, thì thị trường Mỹ được các doanh nghiệp Indonesia hướng tới

nhiều hơn và thực tế cũng cho thấy một lượng lớn sản phẩm của Indonesia

được xuất sang thị trường này Lý do chính là bởi thị trường Mỹ, các sảnphẩm giầy dép của Indonesia có khả năng cạnh tranh tốt hơn, không bị áp

dụng các hạn chế về thương mại thuế quan như ở thị trường EU Hơn thế cácdoanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép ở Indonesia có quan hệ khá mậtthiết với thị trường Mỹ bởi Mỹ cũng chính là nước cung cấp nguyên liệu sản

xuất chủ yếu cho các doanh nghiệp Indonesia Mặc dù chịu tác động mạnh

của cuộc khủng khoảng tài chính Châu á song giá trị xuất khẩu của Indonesia

sang thị trường Mỹ giảm không đáng kể do bù lại cho phần số lượng giây dép

xuất khẩu giảm sút do tác động của khủng khoảng là giá của giầy dép xuất

khẩu sang Mỹ phần nào tăng lên Hiện nay, mức giá giầy dép xuất khẩu trung

bình của Indonesia tại thị trường Mỹ vào khoảng 9,5-10USD/đôi, còn tại thị trường EU là khoảng II Euro/ đôi.

* Thái Lan

Ra đời và phát triển khá sớm so với các nước trong khu vực, Ngành da

giầy Thái Lan đã bat đầu sản xuất giây dép với số lượng lớn vào nửa cuối của

thập kỷ 80 Thời kỳ phát triển đỉnh cao của da giầy Thái Lan là vào những

năm 1990, 1991 Tuy là một những ngành công nghiệp nhẹ đóng góp tích cực

vào ngân sách Nhà nước và được Nhà nước chú ý, quan tâm song ngược lại

với nền phát triển kinh tế của Thái Lan trong thập kỷ qua thì ngành công

nghiệp giầy dép ngày càng bị suy thoái và được thay thế dần bằng các ngành khác sử dụng ít lao động hơn Giá lao động ở Thái Lan ngày càng tăng đã

khiến cho nhiều nhà máy giầy phải đóng cửa, số công nhân giảm 10% trong

khi đó tiền lương ngày càng tăng.

Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan cũng là thị trường Mỹ và các

nước thuộc EU Trong đó thị trường Mỹ chiếm 36,4% tổng kim ngạch xuất

15

Trang 17

khẩu Mặc dù hiện nay Thái Lan cũng đã bị Liên minh Châu Âu áp dụng thuế

chống phá giá đối với sản phẩm giầy da và giầy giả da có giá trị thấp ( dưới 5,7 Euro/đôi) nhưng thực tế cho thấy tổng số lượng giầy dép xuất khẩu sang thị trường này lại gấp 1,5-2 lần tổng số lượng giây dép xuất khẩu sang thị

trường Mỹ.

Trong cơ cấu sản phẩm giầy dép xuất khẩu, giầy thể thao chiếm 57%,

giầy sao su, nhựa 11,6%, giầy da 13,7%, dép đi trong nhà và sandal 6,9%.Trong một vài năm trở lại đây, Thái Lan cũng nổi lên là một trong nhữngnước xuất khẩu nguyên liệu và phụ kiện giầy với giá trị ngày càng tăng Hiệnnay, mức gía trung bình của sản phẩm giầy dép xuất khẩu Thái Lan tại thị

trường Mỹ vào khoảng 13,5 USD/ đôi Còn tại thị trường EU, mức giá trung

bình đối với một đôi giầy dép xuất khẩu vào thị trường này khoảng 8,5-9

Euro.

* Đài Loan

Ngành da giây ở Đài Loan được phát triển vào những năm đầu thập ky

70 cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu của Chính

phủ Nếu như trong những năm 80, Đài Loan là một trong những quốc gia có

công nghiệp giầy dép phát triển thì bắt đầu những năm 90 do giá đất, giánhân công tăng đã buộc Đài Loan phải chuyển dịch việc đầu tư san xuất giầy

sang các nước lân cận như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam nơi có nguồn lực

đồi dào, gia nhân công rẻ Chỉ trong vòng 10 năm, số nha máy giây ở Dai

Loan giảm một cách nhanh chóng, năm 1998 từ 1.245 nhà máy giảm xuống

còn 430 nhà máy Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD (

giảm 16,99% so năm 1998) Tuy nhiên, trong bối cảnh đó một số nhà máy quản lý tốt đã vươn lên thành các công ty đa quốc gia, các công ty này đã thành công trong việc đầu tư ra nước ngoài, họ trở lên mạnh hơn, sản xuất

sản phẩm có chất lượng cao hơn Đài Loan trở thành trung tâm thiết kế mẫu

mốt ở Châu á, nhất là giầy nữ thời trang.

l6

Trang 18

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan là thị trường Mỹ chiếm

31% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Nhật 24% và các nước thuộc Liên

minh Châu Âu chiếm 16% Sản phẩm xuất khẩu chính của da giây Dai Loan

là dép đi trong nhà chiếm 34%, đứng thứ hai là Sandal 17,9%, Giây thể thao

15,93 % Nhưng về giá thì giầy thể thao chiếm 46,1%, dép đi trong nhà

10,9% và Sandal 7,9% |

* Hàn Quốc

Ngành da giầy Hàn Quốc tiếp cận thị trường thế giới bằng việc sản xuất

giầy thể thao cho thị trường Mỹ Ngành công nghiệp da giây Hàn Quốc đã

phát triển rất nhanh và đạt tới mức đỉnh điểm vào nửa cuối thập kỷ 80 Nhưng

từ đầu những năm 90 cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế hướng vào

những ngành công nghiệp mũi nhọn như: điện tử, đóng tầu, sắt thép thì

ngành công nghệp nước này ngày càng suy thoái Mặc dù Hàn Quốc đã có

nhiều biện pháp nhằm khôi phục lại ngành da giầy, nhưng do giá nhân công

tăng, sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng khốc liệt buộc ngành công nghiệp

da giầy Hàn Quốc phải chuyển dịch sang các nước có giá nhân công rẻ hơn

như Indonesiaa, Việt Nam

Thị trường xuất khẩu chính của ngành da giầy Hàn Quốc cũng là hai

thị trường Mỹ và EU Do qui mô sản xuất trong nước bị thu hẹp đáng kể nênkim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này bị giảm mạnh và vì thế tổng kimngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh Nếu năm 1994 kim ngạch xuất khẩu da

giầy dat 1,78 tỷ USD thì đến năm 1997 chỉ còn 981 triệu USD và đến năm

1998 chỉ còn 814 triệu USD giảm 53% so với năm 1994 Những năm 90 thị trường Mỹ chiếm 75 % thị phần xuất khẩu ngành da giây Hàn Quốc thì nay

chi còn khoảng 20%, Nhật 19%, các nước EU 11% và trong 5 năm trở lại đây

hau như Hàn Quốc không mở được thị trường mới nào Trong cơ cấu giầy

xuất khẩu, giầy thể thao vẫn là sản phẩm truyền thống và giữ thế mạnh của

Hàn Quốc chiếm 30%, giầy vải, nhựa khoảng 10% mỗi loại, giầy da 4,6 %.

Trang 19

* Hồng Kông

Tuy đứng hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu giầy dép, chỉ sau

Trung Quốc và Italia, nhưng Hồng Kông không phải là một trong những “nhà

sản xuất” giây dép lớn trên thế giới Trên thực tế lượng giầy dép được xuất

khẩu từ Hồng Kông có nguồn gốc từ các nước khác trong khu vực như Trung

Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam Hồng Kông được biết đến vai trò của

“nhà thương mai “ hơn là “nhà sản xuất” trong thị trường giầy dép xuất khẩu.

Một lượng nhỏ giầy dép được giữ lại tiêu dùng tai thị trường nội địa còn phần

lớn lượng giầy dép được tiến hành tái xuất sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật

Mỹ là thị trường chiếm thị phần lớn nhất trong số các thị trường giầy

dép xuất khẩu của Hồng Kông Trung bình hàng năm hơn 50% giầy dép xuất

khẩu của Hồng Kông được xuất sang thị trường này Một phần lý giải chođiều này là giầy dép xuất khẩu của Hồng Kông sang thị trường Mỹ không

chịu tác động của những hạn chế thương mại, trong khi đó giầy dép Hồng Kông có xuất sứ Trung Quốc xuất sang thị trường EU vẫn phải chịu hạnngạch và hệ thống hạn ngạch cũng có thể được áp dụng tại Nhật Bản đối với

mặt hàng giầy da.

Cũng như các nước có ngành da giây phát triển, Hồng Kông cũng phải

đối mặt với những vấn đề về nhân công và chi phí nhân công Do đó, nhằm

theo kịp cạnh tranh trên thế giới và giảm chi phí sản xuất, rất nhiều nhà sản

xuất giầy dép của Hồng Kông đã dịch chuyển cơ sở sản xuất, tiến hành đầu

tư sang Trung Hoa Đại Lục Một số khác đã tiến hành đầu tư nhiều vào máy

móc công nghệ hiện đại, theo đó các xưởng sản xuất được kết nối với nhau thành một chu kỳ khép kín với việc sử dụng các máy móc hiện đại và số nhân

công chỉ khoảng 6 đến 12 người Hồng Kông đang tiến hành hợp tác trong

việc sản xuất giầy dép với Trung Quốc và Đài Loan Điều này đã tạo diều kiện cho Hồng Kông tiếp cận một cách tốt hơn tới thị trường Quốc tế, tận

dụng được công nghệ kỹ thuật của Dai Loan và chi phí nhân công rẻ ở Trung

18

Trang 20

Quốc Bên cạnh đó, các nhà sản xuất và thương mại Hồng Kông chủ động

tiến hành thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người mua nước ngoài thông qua

các cuộc trình diễn thương mại quốc tế được tài trợ từ Hội đồng phát triển

thương mại Hồng Kông Qua đó cũng chứng tỏ các thương nhân ở Hồng

Kông là những nhà kinh doanh năng động hàng đầu thế giới.

Tóm lại, với những lợi thế về nhân công và chi phí lao động thấp, trong

hơn một thập kỷ qua ngành công nghiệp da giầy Châu á phát triển rất mạnh

và trở thành khu vực xuất khẩu giầy dép quan trọng trên thế giới Lần lượt các

nước Châu á đã tiếp nhận sự chuyển dịch ngành công nghiệp sản xuất giầy từ

các nước phát triển và trong thời kỳ phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp ,

hóa thì ngành công nghiệp giầy đã có những đóng góp đáng kể Đến nay thị

trường xuất khẩu chính của hầu hết các quốc gia sản xuất giầy dép trong khu

vực là Mỹ và EU do hai thị trường này có sức tiêu thụ giầy dép hàng năm rất

lớn chiếm 58-60% tổng nhu cầu thế giới Mỹ và EU cũng là những nước và

khu vực còn dành các điều kiện ưu đãi thuế quan cho ngành giầy dép nhập

khẩu từ các nước đang phát triển Tuy nhiên, một số nước vẫn chưa được

hưởng ưu đãi thương mại của nước nhập khẩu dành cho nước xuất khẩu, chưa

được Mỹ dành cho qui chế tối huệ quốc do đó hàng hóa phải chịu mức thuế

suất nhập khẩu vào cao khó có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu

vực Như vậy trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh mà lợi thế của quốc gia

này là hạn chế của quốc gia kia, trong quá trình thâm nhập và mở rộng trong

cùng thị trường xuất khẩu giây thế giới Bởi vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực với nhau và với các

quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới

Từ cuối năm 1997 đến nay, do tác động của suy thoái kinh tế các nước

trong khu vực và một số nước khác trên thế giới, việc sản xuất và xuất khẩu

giầy đép bị giảm sút, riêng Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao

dẫn tới lượng hàng giao qua Hồng Kông để tái xuất đạt kim ngạch lớn Trong

19

Trang 21

8 quốc gia là thành viên của Hiệp hội giầy quốc tế khu vực Châu á Thái Bình

Dương thì Trung Quốc và Hồng Kông chiếm tới hơn 60% tổng giá trị xuất

khẩu

1.1.2 Đặc điểm ngành Da - Giây thế giới

Ngành da giây thế giới có một số đặc điểm chung như sau:

Một là, san phẩm mang tinh thời trang cao, đa dạng: Sản phẩm của ngành da giầy rất đa dạng, nhiều chủng loại và vòng đời ngắn Sở dĩ như vậy chính là vì sản phẩm da giầy mang tính thời trang cao Con người sử dụng sảnphẩm da giầy ngoài công dụng là bảo vệ đôi chân, còn góp phần làm tôn vẻđẹp sang trọng, lịch sự của người sử dụng nó Tâm lý con người là thích đổi

mới, sáng tạo, thậm chí độc đáo và gây ấn tượng Do vậy, sản phẩm da giầy

cũng phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu này Kinh tế càng phát triển thì

nhu cầu giầy dép càng cao và mẫu mã luôn luôn thay đối Ngày nay ở các

nước phát triển mỗi người không chỉ có một vài đôi giầy dép, nhất là nữ giới,

họ có thể có hàng chục đôi giầy dép với mẫu mã rất phong phú mầu sắc đa

dạng và không đòi hỏi độ bền cao.

Ngoài ra, sản phẩm của ngành da giầy còn bị chi phối bởi các yếu tố như văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo, khí hậu, giới tính, tuổi tác Vìvậy, các sản phẩm của ngành da giây thường rất phong phú và đa dạng

Yếu tố thời vụ của công nghiệp da giầy rất cao, sản phẩm của mùa nàykhó có thể tiêu thụ được trong mùa khác Đây là một đặc điểm quan trọng mà

các nhà sản xuất phải nam bat và tổ chức sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cau

của người tiêu dùng.

Tóm lại, đặc điểm thời trang của các sản phẩm da giây là một đặc trưng

rất quan trọng Nó nhắc nhở các nhà sản xuất phải luôn luôn tỉnh táo, không

nên quá say sưa với nhưng gì hiện có mà quên mất những diễn biến sôi động của nhu cầu thị trường.

20

Trang 22

Hai là, sử dụng nhiều lao động, giải quyết được nhiều việc làm, mang

lại hiệu quả xã hội cao: Do đặc điểm về công nghệ nên dù có được hiện đại

hóa đến đâu thì trước mắt và lâu dài, công nghiệp da giầy vẫn tồn tại nhữngcông đoạn cần tới lao động thủ công của bàn tay con người Do vậy, cùng với

sự lớn mạnh của công nghiệp da giầy thì số lao động thu hút vào ngành công

nghiệp này ngày càng đông, chưa kể các ngành có liên quan đến sự phát triển

của công nghiệp da giầy như công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hóa

chất và đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra các loại nguyên liệu

cho ngành công nghiệp da giây

Cũng do công nghệ không quá phức tạp, lao động của ngành lại dễ đàotạo, nên có thể tổ chức đào tạo sản xuất nhiều khâu phân tán ở các hộ gia

đình Chính vì vậy, công nghiệp da giầy đã tồn tại và phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, nơi có giá nhân công thấp và đang

6 giải đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ba là, ngành da giầy không đòi hỏi công nghệ quá phúc tạp, suất đầu tư

cho ngành đa giây không lớn: Công nghệ của ngành nói chung không quá

phức tạp, dễ tiếp cận và vận hành Với công nhân chỉ cần kèm cặp trên dây

chuyền từ 1-2 tháng là có thể vận hành được Nếu đầu tư 01 dây chuyền đồng

bộ trị giá khoảng 500.000 USD, thì tạo việc làm được khoảng 400 lao động.Như vậy suất đầu tư cho một lao động sản xuất giầy khoảng 1.250 USD/lao

động Trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy là gần 30.000USD/lao động và

công nghiệp nặng còn cao hơn nữa !

Thời gian thu hồi vốn của da giầy cũng nhanh hon so với nhiều ngành công nghiệp khác: Thời gian thu hồi vốn của ngành da giầy là 5-7 năm Trong

khi các ngành công nghiệp nặng thời gian thu hồi vốn từ 10-20 năm.

Bon là, thị trường của ngành da giây tập trung chủ yếu ở các nước phattriển, các khu vực kinh tế phát triển, các khu vực khí hậu han đới như Châu

Âu, Mỹ, Nhật Các khu vực, các nước kinh tế chậm phát triển và khí hậu

21

Trang 23

nhiệt đới thì nhu cầu rất thấp Đây là một đặc điểm quan trọng cần lưu ý khi

xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho mỗi nước.

Nam là, ngành da giầy phát triển mạnh ở những nước dang phát triển

và chậm phát triển Vì ở đó có giá lao động rẻ, còn ở các nước phát triển thì

tiêu dùng lượng giầy dép lớn nhưng sản xuất thì rất ít, do tiền lương cao nên

chủ yếu phải nhập khẩu.

Siu là, Da giây là ngành có khả năng xuất khẩu thu ngoại tê, tạo tích lấyban dau cho nền kính tế Với điều kiện và khoa học công nghệ và trình độ sảnxuất thấp kém, để có được nguồn ngoại tệ cho đầu tư đổi mới khoa học công

nghệ, phát triển sản xuất, việc thu hút ngoại tệ chủ yếu thông qua sản xuất,

gia công các hàng hóa có hàm lượng lao động cao để xuất khẩu Trong đó da giầy chiếm một phần đáng kể, nên có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu

của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.1.3 Xu hướng phát triển của ngành Da - Giầy thế giới.

Dưới sự tác động mang tính chất bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ

thuật, công nghệ và thông tin, đời sống kinh tế thế giới ngày cảng phát triển.

Nhu cầu con người về đời sống vật chất, văn hóa và tỉnh thần cũng ngày càng phong phú và đa dạng Thêm vào đó, với sự gia tăng qui mô và chiều sâu của

quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, ngành da giầy trở thành một

ngành kinh tế quan trọng, là nhu cầu không thể thiếu được và ngày càng pháttriển Có thể nhìn nhận những xu hướng phát triển ngành da giây thế giới diễn

ra theo những xu hướng sau:

* Về thị trường: Khi đời sống kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhucầu về sản phẩm giầy dép càng cao Khu vực nào, nước nào kinh tế phát triển

thì sức tiêu thụ giầy đép ở khu vực đó, nước đó cao cả về số lượng chất lượng

và mầu mã Nhưng sản xuất giầy dép ở những khu vực này, nước nay lại

không phát triển, do ngành da giầy là ngành sử dụng nhiều lao động, mà tiền

22

Trang 24

lương ở những nước này cao Vì vậy khu vực này trở thành thị trường nhập

khẩu giầy dép chính của thế giới như: EU, Mỹ, Nhật

* Xu hướng dịch chuyển của ngành da giây thế giới: Da giầy là mộtngành sử dụng nhiều lao động Vì vậy, ngành da giầy có vị trí rất quan trọng

trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo tích lũy ban

đầu cho các nước đang phát triển Do vậy, luôn có sự phân công và hợp tácquốc tế mạnh mẽ trong ngành da giầy thế giới theo xu hướng chuyển dịch

công nghiệp da giầy từ những nước phát triển, tiền lương cao hơn sang cácquốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển, có tiền lương thấp hơn và các

điều kiện tự nhiên khác.

+ Sự chuyển dịch lần thứ nhất của ngành da giầy là từ những nước pháttriển sang các nước công nghiệp mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

vào cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80.

+ Sự chuyển dịch lần thứ hai từ những nước công nghiệp mới sang cácnước đang phát triển như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam

Ở những nước phát triển chỉ sản xuất những loại giầy chất lượng cao,

đắt tiền và phát triển khâu thiết kế, mẫu mốt để bán hoặc đi đặt hàng Đây là

khâu sử dụng ít lao động nhưng mang lại hiệu quả cao.

Việc tiếp nhận sự chuyển dịch ngành da giầy thế giới ở các nướcđang phát triển thường phải qua các giai đoạn sau:

+ Hợp tác, liên doanh: Giai đoạn đầu các công ty nước ngoài thường

vào các nước đang phát triển để liên doanh, hợp tác sản xuất và mua lại sảnphẩm, nhằm tranh thủ lợi thế nhân công rẻ của những nước này Phía nước

ngoài lo toàn bộ nguyên vật liệu, mẫu mốt, kỹ thuật.

+ Gia công: Khi các doanh nghiệp ở những nước này đã có kinh

nghiệm, đội ngũ công nhân đã có tay nghề Xuất hiện phương thức gia công:

Giao nguyên liệu nhận thành phẩm, Doanh nghiệp chỉ nhận tiền công Về

23

Trang 25

máy móc thiết bị có khi do khách hàng cung cấp và trừ dần vào công phí, có

khi do doanh nghiệp tự đầu tư.

+ Mua đứt, bán đoạn: Khi một số doanh nghiệp ở các nước này đã phát

triển, đã làm chủ được khoa học công nghệ, mẫu mốt và chủ động được vật

tư, nguyên liệu cho sản xuất, xuất hiện phương thưc mua bán trực tiếp Đây là phương thức có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất giây dép.

Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt được những trình độ nhất

định mới có thể làm được theo phương thức này

Trong quá trình tiếp nhận sự chuyển dịch của ngành da giây thế giới ởcác nước đang phát triển, giai đoạn đầu thường phải qua thời kỳ hợp tác và gia công là chính để học tập kinh nghiệm quản lý, tìm hiểu công nghệ, thịtrường sau đó dan dần chuyển sang mua bán, xuất khẩu trực tiếp Tuy nhiên

giai đoạn này dai hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của từng quốc

gia, và khả năng của các doanh nghiệp.

* Về sản xuất : Liên tục phát triển những loại nguyên liệu mới cao cấphơn, sử dụng thuận tiện hơn Vừa đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu vệ sinh

và các yêu cầu đặc biệt trong đời sống hàng ngày cũng như các nhu cầu

shuyên dùng Đó là những nguyên liệu nhân tạo, tổng hợp gần với tự nhiên

1ơn, nhẹ hon, đẹp hơn, rẻ hon, năng suất hon Và các vật liệuđế nhẹ hơn, bền

1ơn như: TPA, PVC, PU, EVA Tuy nhiên các loại giầy dép cao cấp vẫn sử

lụng nguyên liệu tự nhiên là chính như: Da các loại động vật |

* Về máy móc thiết bị : Sẽ ra đời những máy móc thiết bị mới, những

:ông nghệ mới cho phép tạo nên những sản phẩm có nang suất và chất lượng

‘ao hơn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú hơn Tuy nhiên giá thành cũng cao

ion nhiều.

* Về sản phẩm : Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, thị trường

uây dép thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ cao và sự đa dạng về sản phẩm,

24

Trang 26

kiểu dáng, mẫu mã Thị hiếu cũng ngày càng đa dạng và phong phú Bên cạnh

những sản phẩm thông thường giá thấp, có các sản phẩm cao cấp với chất

lượng và giá thành rất cao Từ đó, có sự phân hóa mạnh mẽ trong giới tiêu

dùng trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới Các sản phẩm cao cấp

có nhu cầu ngày càng lớn Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những cố gắng

vượt bậc nhằm tìm chỗ đứng phù hợp với thị trường thế giới.

1.2 Tiềm năng phát triển của ngành Da - Giầy Việt nam

Ngành da giầy có vi trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngànhthu hút nhiều lao động xã hội, có điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế và

hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thông qua hoạt động xuất khẩu.

Sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam bắt đầu từ phương thức gia

công, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngành Vì vậy, thời gian qua, ngành đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng.

Hiện tại và tương lai ngành da giầy Việt Nam vẫn tiếp tục có điều kiện

phát huy được các lợi thế vốn có và tận dụng các thời cơ thuận lợi mới để phát

triển và cùng một số nước trong khu vực Châu á sẽ tiếp tục là những trung

tâm sản xuất giầy dép lớn của thế giới.

1.2.1 Vị trí của ngành Da - Giầy trong nền kinh tế Việt nam

Ở Việt nam, ngành công nghiệp da giây có vị trí rất quan trọng, bởi da

xiầy là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, có khả năng khai thác nguồn

iguyén liệu trong nước, có lợi thế xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ cho đất nước,tuất khẩu giây dép của Việt Nam đang đứng vi trí thứ tư trên thế giới và đứng

hứ ba tại khu vực Châu á (sau Trung Quốc và Indonesia)

Da giầy là ngành có công nghệ đơn giản so với các ngành công nghiệp

;hác, cần ít vốn đầu tư nhưng thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, là ngành

ó khả năng thu hút tất cả các thành phần kinh tế tạo ra tích lũy ban đầu cho

25

Trang 27

nền kinh tế quốc dân nên rất phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện

nay.

Ngoài ra, ngành còn đáp ứng nhu cầu trang bị bảo hộ lao động, trang

phục và đồng phục trong nước, cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu côngnghiệp và dân sinh |

Từ một ngành kinh tế - kỹ thuật khiêm tốn, non trẻ trong nền kinh tế

quốc dân (mới thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật năm 1987), đến nay

ngành da giầy Việt Nam đã lớn mạnh cùng công nghiệp dệt may và đóng góp

đáng kể vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu

và GDP cho đất nước (bảng 1.4)

Bảng 1.4 : Tỉ trọng Xuất khẩu của ngành trong kim ngạch xuất

khau toàn quoc.

Đơn vi: Triệu USD

Kim ngạch XK 2000 2001 2002

Ngành da - giầy VN 1,468.12 1,575.00 1,846.000

Cả nước 14,448.12 15,100.00 16,700.000

Ti trong % 10.16 % 10.43% 11.05%

Nguồn: - Tổng cục hai quan

- Hiệp hội da giầy Việt Nam

san, nha hang , dich vụ, vận tải, y tế

Do vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, ngành da giầy ngày cànglược quan tâm phát triển và có vị thế cao trong công nghiệp sản xuất hàng

iéu dùng Việt Nam.

20

Trang 28

1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngành Da - Giầy Việt nam.

* Những lợi thế của ngành giầy da Việt Nam

Sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam bắt đầu từ phương thức gia

công Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Việt Nam nhận được sự

chuyển dịch của công nghiệp sản xuất giầy dép từ các nước công nghiệp mới

Ở giai đoạn này là thời kỳ đầu của đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa

-hiện đại hóa đất nước Ở thời kỳ này xuất phát điểm của chúng ta còn kém, do

từ là một nước nông nghiệp lạc hậu khi thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước cần rất nhiều nhân tố, nhân tố quan trọng nhất là vốn và kỹ thuật

công nghệ, tuy nhiên chúng ta có lực lượng lao động dồi dào và chi phí lao

động lại không cao từ đó có thể thấy phương thức gia công rất phù hợp giai

đoạn đầu của quá trình phát triển

Việc xuất khẩu sản phẩm theo hình thức gia công đã góp phần quan

trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, song hiệu quả

đạt thấp Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, hầu hết các nước |đều phải trải qua hình thức này Đây là các cơ hội để các doanh nghiệp da

giầy tập dượt, làm quen với cách làm ăn trên thị trường quốc tế, từ việc tiếp

nhận nguyên phụ liệu, gia công sản xuất, tiến độ giao hàng để tiến tới hình

'hức xuất khẩu sản phẩm cao hơn

* Những bất lợi của ngành giầy da Việt Nam

Đối với ngành da giầy, một ngành công nghiệp chủ yếu hướng vào xuất

chẩu thì việc tạo ra uy tín sản của phẩm để từng bước tìm được chỗ đứng trên

hị trường quốc tế là rất quan trọng Uy tín của sản phẩm được biểu hiện bằng

than hiệu hàng hóa Nó biểu hiện ra bên ngoài là kiểu cách, mẫu mốt va ẩn

:hứa bên trong là chất lượng sản phẩm Việc xây dựng được uy tín cho san

ham trên thị trường cả trong và ngoài nước là vấn dé hết sức khó khan Dé

27

Trang 29

đạt được việc xuất khẩu sản phẩm theo hình thức mua nguyên liệu bán thành

phẩm, các nhà sản xuất da giầy phải huy động một lực lượng tổng lực về việc

điều tra nhu cầu thị trường nước ngoài để tạo ra các mẫu mốt phù hợp thị

hiếu Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả

Việt Nam đã có một khối lượng sản phẩm không nhỏ được xuất khẩu theo

phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, nhưng các sản phẩm đó vẫn

phải dùng nhãn của hàng nước ngoài.

Điểm bất lợi lớn nhất của ngành da giầy là quá trình thực hiện phương

thức gia công quá dài, nên phụ thuộc hoàn toàn vào trung gian thương mại và

khách hàng nước ngoài trong việc tiếp thị sản phẩm, xây dựng thị trường, mẫu

sản phẩm, nguyên liệu, kể cả tiến độ giao nguyên liệu của khách hàng, do đó

các doanh nghiệp này gặp không ít những khó khăn, thường bị ép giá gia

công Thu nhập của công nhân ngành giầy vì thế ngày càng giảm Nhiều lao

dong đã chuyển sang ngành khác, điều này ảnh hưởng đến năng suất, chấtlượng sản phẩm, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng đúng thời hạn

Sản phẩm giây dép của chúng ta đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thếxiới, nhưng phần lớn vẫn chỉ là giầy thể thao, giầy vải làm theo đơn đặt hàng

:ủa nước ngoài, còn thị phần giây da thời trang hau như bỏ ngỏ, nếu khong

161 là “ đầu hàng” trước giá cả, mẫu mã rất đa dạng của giầy các nước khác

thư Trung Quốc, Italya, Indonesia Nếu cứ bám mãi vào điểm mạnh duy nhất tủa ngành da giầy Việt Nam là nhân công lao động rẻ thì không thé nàohúng ta thoát khỏi tình trạng chỉ có thể làm được hàng gia công như hiện

ay Đáng lưu ý ngành da giây hiện nay đang thiếu nghiêm trọng các cán bộ

ÿ thuật, những kỹ sư thiết kế máy vì chưa có trường lớp nào dạy về ngành

ày Đây cũng là một điều hết sức khó khăn để tạo cơ sở cho ngành phát triển

hanh trong thời gian tới.

Ngoài một loạt các vấn đề nêu trên, vấn dé quan trọng nhất của ngành

vy là hiện nay vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu Từ đó, dẫn đến tỉ

28

Trang 30

lệ nhập khẩu nguyên liệu của ngành rất cao do không thể sản xuất ở trong

nước và nếu có sản xuất được cũng không đáp ứng được chất lượng để xuất

khẩu

Ngành da giầy hiện rất cần có một chính sách thông thoáng, bình đẳng

thật sự cho những ai muốn đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu Ngoài ra cần

đào tạo được đội ngũ thiết kế thật chuyên nghiệp mới mong có thể hội nhập

với các nước trong khu vực Muốn vậy Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ trong

vấn đề nâng cấp công nghệ và chính sách hỗ trợ đầu tư vì mỗi doanh nghiệpkhông thể tự bỏ vốn đầu tư trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hiện nay

Ngoài vấn đề lao động, vấn đề nâng cấp công nghệ đặc biệt là thuộc da, chế

biến san xuất các nguyên phụ liệu sản xuất cho ngành này là vấn đề đáng

phải quan tâm.

29

Trang 31

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAT TRIEN NGÀNH DA - GIẦY VIỆT

NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Vào những năm 1980, ngành da giầy Việt nam đã có sự phát triển đáng

kể thông qua sự hợp tác với các nước Liên Xô cũ và Đông Âu ( các nước

trong Hội đồng tương trợ Kinh tế) Các sản phẩm giầy dép, găng tay, bảo hộ

lao động và một số mặt hàng khác do ngành sản xuất với số lượng lớn, chất

lượng đòi hỏi không cao, mẫu mã đơn giản và nhận lại nguyên vật liệu, thiết

bị phụ tùng và một số mặt hàng tiêu dùng khác theo hiệp định dài hạn giữa các nước trong phe Xã hội Chủ nghĩa.

Sản xuất của ngành da giầy được mở rộng, đa dạng hơn kể từ khi trởthành ngành kinh tế - kỹ thuật độc lập với điểm mốc quan trọng là việc thành

lập Liên hiệp các xí nghiệp Da giầy thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ cũ (năm

1987) Bên cạnh các loại giầy vải, găng tay bảo hộ lao động xuất khẩu, ngành

>On gia công một khối lượng lớn mũ giầy xuất khẩu cho Liên Xô cũ theo hiệp

lịnh 19 -5 Thời kỳ này ngành da giầy Việt Nam trực tiếp tham gia vào quá

rình phân công lao động giữa các nước trong Hội đồng Tương trợ kinh tế ( nỗi nước làm một công đoạn nhất định, chứ không sản xuất khép kín).

Đây là thời kỳ đầu của ngành Da Giây Việt Nam, qui mô còn nhỏ, đầu

ư không đồng bộ, hoạt động không có hiệu quả Tuy nhiên nó là tiền đề rất

uan trọng để ngành da giây Việt nam chuyển sang giai đoạn sau: giai đoạn

ủa sự hợp tác đầu tư và phát triển Điểm mốc của giai đoạn này là vào những

ăm đầu của thập kỷ 90, với sự khủng khoảng kinh tế, chính trị của Liên Xô

à hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã Khi đó ngành da giầy Việt Nam đứng

ân bờ vực của khủng khoảng, phá sản Hầu hết các nhà máy có nguy cơ bị

5ng cửa, công nhân không có việc làm.

Ngay sau đó nhờ có chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của Đảng

‹ Nhà nước, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam đã hết sức năng

30

Trang 32

động chớp lấy thời cơ hợp tác đầu tư và tiếp thu sự chuyển dịch ngành da giầy

từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan đưa ngành da giầy Việt Nam sang một

giai đoạn mới Giai đoạn của sự hợp tác, đầu tư và phát triển.

2.1 Tình hình phát triển ngành Da - Giầy trong những năm qua

Sau khi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tan rã, tình hình sản xuất của

ngành da giầy Việt Nam bị chững lại do không được đầu tư đồng bộ để sản

xuất giầy hoàn chỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu Đây là giai

đoạn khó khăn nhất trong sự phát triển của ngành da giầy Việt nam và một số

ngành tiêu dùng khác Tuy nhiên, nhờ có chính sách mở cửa và hội nhập,

khuyến khích đầu tư của Nhà nước thông qua Luật đầu tư Nước ngoài tại Việt

Nam, cộng với sự phát triển của ngành da giầy thế giới và khu vực, từ năm

1993 ngành da giầy Việt Nam đón nhận sự chuyển dịch sản xuất giầy dép, đồ

da từ các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan ngành da giầy

Việt nam thực sự bước sang một thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trưởng cao, có sự thay đổi lớn về qui mô, đã và đang đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Từ năm 1998 - 2003, ngành da giầy Việt Nam đã có sự tăng trường

+hanh, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong các năm, từ 1 tỉ triệu USD14m 1998 lên 1 tỷ 846 triệu USD năm 2002 ( bảng 2.1) Xuất khẩu giây dép

:ủa toàn ngành.

Qua bảng 2.1 cho thấy tốc độ phát triển của ngành thời gian qua là rất thanh Trong đó giầy thể thao có tốc độ phát triển nhanh nhất, sau đó đến

lầy nữ, rồi mới đến giầy vai và các loại khác.

Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 2000 - 2002 phân theo các loại

oanh nghiệp như sau: ( Bảng 2.2 )

Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu giầy dép 2000 - 2002 theo loại

hình doanh nghiệp

Don vị: Triệu USD

3]

Trang 33

Loại doanh nghiệp

Bảng trên cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng lớn

‘nam 2000 chiếm 53,1%) tuy nhiên những năm gần đây đã giảm xút, tiếp

heo là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tốc độ tăng trưởng đều va

y trọng có xu hướng tăng dan (từ 41,3% năm 2000 lên 45,4% năm 2002), cácloanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc phát triển năm gần đây có

.u hướng tăng.

Đây là thời kỳ có bước tăng trưởng vượt bậc của ngành da giây Việt lam Với sự năng động của các doanh nghiệp, trong điều kiện của nền kinh

š mở cửa, hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hợp tác, đầu

t, liên doanh, liên kết, nhập máy móc, thiết bị đồng bộ của Đài Loan, Hàn

ludc để đầu tư, mở rộng sản xuất Từ chỗ chỉ may gia công mũ giay cho các

Jớc XHCN cũ, đến nay ngành da giầy Việt Nam đã sản xuất được hầu hết

ic sản phẩm giầy dép hoàn chỉnh như: Giây vải, giây da, giầy thé thao, déptrong nhà, xăng đan các loại từ thấp đến cao cấp, chủ yếu xuất khẩu sang

1 trường EU.

Hiện nay, tuy ngành đang có tiém năng phát triển, có lợi thế trong xuất

ẩu, song vẫn gặp không ít khó khăn trong mở rộng thị trường, phương thức

công vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%), do vậy phụ thuộc rất

32

Trang 34

nhiều vào phía đối tác nước ngoài Ngành da giầy chưa làm chủ về mặt thiết

kế mẫu mốt, chào hàng, chưa thực sự làm chủ về mặt kỹ thuật, nguồn nguyên

liệu cũng phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều dẫn đến không chủ động trong sảnxuất kinh doanh Dé đảm bảo khai thác tiềm năng, ngành cần quan tâm đầu tư

và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng ngày càng cao của các nước phát triển, và từng bước tiến tới làm chủ thị

trường.

2.1.1 Các nguồn lực phát triển của ngành Da giầy Việt nam

* Thực trạng về lao động va năng suất lao động.

Lao động:

Ngành công nghiệp da giầy là ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng

lược đào tạo dưới hình thức kèm cặp là chủ yếu Một lượng nhỏ được đào tao

‘ua các trường công nhân kỹ thuật của Viện nghiên cứu Da - Giầy Trong thời ian qua với sự hợp tác cùng các đối tác nước ngoài dưới hình thức gia công,

gp tác sản xuất, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, phần lớn lực lượng lao

ộng ở các doanh nghiệp được trực tiếp được các chuyên gia đào tạo ngay

ên dây chuyền sản xuất, tiếp thu kiến thức và thực hành trên từng công việc

ược giao Theo kết quả điều tra, toàn ngành Da giầy có khoảng trên 400.000

o động Trong đó đa số lao động nữ, chiếm khoảng 80 - 85%.

Theo cấp bậc, công nhân của ngành hiện có bậc bình quân là 2,5 dựa

sn độ phức tạp của các nguyên công Theo qui định về thang bảng lương

o công nhân công nghệ (may, pha, gò ráp) có 6 bậc, bậc khởi điểm có mức

ong quá thấp, lên đối với công nhân mới tuyển dụng, các doanh nghiệp

Tờng phải xếp từ bậc 2 trở lên mới được người lao động chấp nhận Mặt

ác do tác động của cơ chế thị trường, lao động trong ngành có nhiều biến

ng, công nhân có tay nghề cao thường xuyên bị các doanh nghiệp có vốn

1 tư nước ngoài thu hút, mức biến động này hàng năm lên đến 20% tổng số

33

Trang 35

lao động của các doanh nghiệp Do vậy kéo theo số lao động phải tuyển mới

vào nghề khá lớn, dẫn đến năng suất lao động không cao.

Số công nhân được đào tạo theo trường, lớp chỉ chiếm khoảng 20%,

còn lại dưới dạng kèm cặp.

Với số lao động toàn ngành hiện nay khoảng trên 400.000 người, hàng

năm cần tổ chức đào tạo thêm cho ngành từ 25 -30 ngàn lao động mới đáp

ứng được yêu cầu bổ xung cho các doanh nghiệp Mặt khác, do mức lương

bình quân của ngành da giầy thấp (khoảng 700.000 đồng/tháng), nên số lượng công nhân ở thành phố lớn làm việc rất ít, hầu hết phải thu hút ở các

vùng nông thôn Số lao động này có ưu điểm là cần cù, chịu khó, chấp nhận

mức lương thấp, xong độ tinh xảo, khéo léo trong quá trình làm việc không

thể bằng lao động thành phố Việc này dẫn đến không ít khó khăn cho các

doanh nghiệp trong thực hiện các đơn hàng, trong quản lý lao động

Năng suất lao động:

Do đặc điểm sử dụng lao động như trên, cộng với ý thức tổ chức

kỷ luật lao động kém, nên ở hầu hết các doanh nghiệp năng suất lao động còn

quá thấp so với các nước trong khu vực Phía Bắc có năng suất thấp hơn phía

Nam, Doanh nghiệp Nhà nước năng suất thấp hơn doanh nghiệp liên doanh và

doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài Cũng do năng suất lao động nên hầu

tết các doanh nghiệp có don hang đầy đủ déu phải làm thêm giờ để bù đắp

lang suất lao động mới đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ giao hang Tuy.

thiên, giải pháp làm thêm giờ không phải là biện pháp tích cực, bởi sau 8

iéng lao động mệt mỏi, mỗi lao động không thể làm việc tiếp với cường độ

ao động cao, dẫn tới năng suất không cao, thậm chí còn tăng sản phẩm sai

ỏng.

* Năng lực sản xuất ngành Da - Giầy Việt nam.

Tổng năng lực sản xuất của toàn ngành Da - giầy Việt nam hiện nay là:

22,724 triệu đôi giầy dép các loại, trong đó:

34

Trang 36

- Quốc doanh trung ương và địa phương: 143,726 triệu đôi, chiếm 34%.

- Ngoài quốc doanh ( công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư

nhân): 84,545 triệu đôi, chiếm 20%.

- Liên doanh và 100% vốn nước ngoài: 194,453 triệu đôi, chiếm 46%

Các sản phẩm chính của ngành Da - giầy Việt nam là: Giây vải, giầy thé thao

thao, giầy nữ, dép các loại, cặp túi xách

Những năm 1989 - 1990 sản lượng không đáng kể, khoảng 4-5 triệu

đôi xuất khẩu cho các nước Đông Âu và Liên xô cũ Sau khi chuyển đổi, dưới

tác động của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sảnxuất hoàn chỉnh với thiết bị từ Đài loan, Hàn quốc để thay thế các máy móchiết bị cũ, dây chuyền không đồng bộ hoặc bổ xung để hoàn chỉnh do trước

1ây chỉ được đầu tư để may mũ giầy

» Giầy vải:

Hiện ngành có năng lực giầy vải tới 57,274 triệu đôi ( chiếm 15,8% tổng

tăng lực toàn ngành) Nhưng chi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp quốc loanh, chiếm tới 68,6%.

Giầy thể thao

Được đầu tư chủ yếu từ khi chuyển đổi cơ chế, với chính sách mở cửa của

[hà nước, thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Là mặt hàng mới

ân được đầu tư tương đối đồng bộ với máy móc thiết bị của Đài loan, Hàn

tuốc Tốc độ mở rộng và phát triển giầy thể thao của toàn ngành tương đối

1anh ở tât cả các thành phần kinh tế và các vùng phát triển Chỉ từ năm

)93 - 1999, toàn ngành đã đầu tư năng lực 204,390 triệu đôi, chiếm 56,3%

ng năng lực toàn ngành Mặt hàng này được phát triển mạnh ở khu vực đầu

nước ngoài, tuy nhiên đến nay theo tiến độ thực hiện vốn đầu tư mới đạt

'% so với giấy phép đầu tư.

Giầy nữ:

35

Trang 37

Giầy nữ là mặt hàng mới được quan tâm phát triển từ năm 1993 cùng với

sự chuyển đổi cơ chế thị trường Đây là mặt hàng có mẫu mã đa dạng, phong

phú, được đầu tư đồng bộ thông qua sự hợp tác với các đối tác Đài loan Các

doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần lớn năng lực giầy nữ, chiếm tới 73,9% Đến năm 2002, toàn ngành có năng lực giầy nữ 72,87 triệu đôi, chiếm 17,2%

năng lực tòan ngành.

e Dép các loại:

Tồn tại từ những ngày đầu hình thành ngành kinh tế - kỹ thuật độc lập

“năm 1987), song sản xuất thủ công là chủ yếu Sau khi chuyển đổi cơ chế

mới, sản phẩm dép được quan tâm phát triển, đặc biệt là các loại dép đi trongaha (từ các loại vải, xốp EVA,da, cói ) Các loại dép có mẫu mã đơn giản,sân xuất năng động theo thị trường, được phát triển chủ yếu ở khu vực ngoài

quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - chiếm tới 87% Đến năm

002 toàn ngành có năng luc sản xuất các loại dép 88,19 triệu đôi, chiếm0,8% tổng năng lực toàn ngành

Cặp, túi xách, hàng mềm các loại

Tồn tại ở khu vực sản xuất thủ công đã từ lâu, với máy móc thiết bị đơn

ian, thô sơ Từ năm 1993 trở lại đây, sản phẩm này được quan tâm phát triển

\ông qua sự hợp tác với các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc dưới hình thức gia

›ng Số lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu vẫn do khối tiểu thủ công nghiệp

ì tư nhân đảm nhận Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày một tăng cùng với sự

lát triển văn minh tiến bộ của xã hội Đến năm 2002, sản xuất công nghiệp

la toàn ngành có năng lực 42,57 triệu chiếc cặp, túi xuất khẩu, chưa kể hàng

tàn hộ lớn nhỏ sản xuất và tiêu thụ nội địa.

e Nang lực thực tế huy động

Theo số lượng thống kê, sản phẩm thực tế của ngành Da giây Việt nam

như sau:

36

Trang 38

Bảng 2.3 : Năng lực và thực tế huy động vào sản xuất ngành da giầy

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng Công ty da giây Việt Nam 2002

Bảng 2.3 cho thấy, mặc dù sản lượng giầy dép, túi, cặp hàng năm đều

ăng trưởng từ II -22% Nhưng so năng lực đầu tư, bình quân các doanh

ghiệp sản xuất giầy dép mới sử dụng 85% năng lực Sản lượng thực tế huy

Ong giầy vải, dép các loại đạt thấp.

Nguyên nhân chủ yếu do: Một số doanh nghiệp đầu tư, song không có

zn hàng vì đối tác chỉ hợp tác giai đoạn đầu để bán máy, sau đó tìm cách rút

lột số doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào phía đối tác để tiêu thụ san

14m Các doanh nghiệp đầu tư manh mtn, không có kế hoạch dẫn tới cạnh

ình lẫn nhau và giành giật đơn hàng Một số doanh nghiệp do quản lý yếu,

n xuất ra kém chất lượng dẫn đến mất bạn hàng Ngoài ra, có một số ít

anh nghiệp do không chuyển đổi kịp với cơ chế thị trường, đầu tư không

ng bộ, sản xuất không hiệu quả Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hầu hết

n gia công, phụ thuộc vào đối tác Toàn ngành có khoảng 70% doanh

hiệp hợp tác dưới hình thức gia công, chỉ có khoảng 25-30% doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh với sức cạnh tranh hạn chế Vì vậy trong thời gian tới

ình cần có các giải pháp khai thác tốt năng lực hiện có.

oF

Trang 39

* Thuc trạng về khoa học - công nghệ và thiết kế mẫu mốt.

Về cơ bản công nghệ sản xuất giầy có khả năng theo kịp trình độ công

aghé của các nước trong khu vực Hiện tại trình độ đang phổ biến ở mức độ

xung bình và trung bình tiên tiến.

Qui trình công nghệ truyền thống về sản xuất giầy tương đối đơn giản

30 với các ngành sản xuất khác nhưng đòi hỏi nhiều nhân công Công nghệsản xuất giầy có thể chia làm 5 công đoạn chính theo trình tự sau:

Chuẩn bị: Đây là giai đoạn rất quan trong, bao gồm chuẩn bị : Phom, dao, lưỡng, các vật tư nguyên liệu đồng bộ để phục vụ sản xuất như: Nguyên liệu

ni, Đế, xăng, keo

Pha cắt: Thường sử dụng các máy chặt thủy lực bố trí theo hàng ngang hoặc

Gò ráp: Việc gò mũ giầy vào phom được thực hiện trên máy gò có bảy kìm:

hần chân gò của mũ giầy và xung quanh đế trong được bôi keo sắn ở khâuhuẩn bị rồi được đưa vào máy gò.

Ap đế giầy: Căn cứ vào chất liệu và biện pháp tạo mối liên kết bền vung giữa

\ũ giầy và đế giầy ta phân biệt các công nghệ ráp mũ giầy với đế giầy như

qu:

Cong nghệ ép phun: Mũ giầy được may với đế và được lồng vào phom, hỗn

Jp đế được ép phun vào phan gầm đế trong và xung quanh cạnh đế tạo thành

š giầy và giầy hoàn chỉnh Phương pháp này sản xuất được các loại giầy thể

ao, giầy da Nhưng trên thị trường thế giới sản phẩm ép phun tiêu thụ

1ông cao, giá bán trung bình.

38

Trang 40

+ Công nghệ lưu hóa: Đế giây được dan gá định vị vào mũ giầy bằng cao su

sống (đã được gò vào phom với đế tròng) sau đó được đưa vào lò lưu hóa để

lưu hóa đế giầy và tạo mối dán vững chắc Phương pháp này chủ yếu để sản

xuất giầy vải.

+ Công nghệ lưu hóa trục tiếp (ép đúc): Mũ giầy được may với đế trong roi

lồng vào phom, hỗn hợp cao su đế được cho vào phần đế, sau đó được đưa vàolưu hóa Sản phẩm từ công nghệ này chủ yếu sản xuất cho giầy vải

+ Công nghệ ép - dán ( dán nguội): Mũ giây và đế giây được xử lý riêng, sau

46 được ép dán vào với nhau và xử lý hoàn tất Theo phương pháp này, mũ

zidy có thể sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau như: vải, vải tổng hợp, PU,2VC, tấm EVA mặt khác mẫu mã kiểu dáng đa dạng, có thể thay đổi mềmlẻo với chi phí thấp Công nghệ này có thể dùng để sản xuất các lọai giầy thé

hao Sản phẩm này có sức tiêu thụ mạnh, giá bán cao Công nghệ này khó

nhất là xử lý keo Xu hướng chung của các hãng giây trên thế giới là sản xuất heo công nghệ này.

Hoàn tất: Bao gồm các việc vệ sinh, trang trí và đống gói giầy Hiện nay

ác doanh nghiệp thực hiện công việc này hoàn toàn thủ công trên băng

ruyén.

Thực trạng về nguyên phụ liệu cho ngành Da - Giầy Việt nam.

Về nguyên liệu cho ngành Da giầy Việt nam, trừ giầy vải còn lại các

dai giầy khác hầu hết vẫn phải nhập khẩu đến 70% Qua bảng 2.5 dưới đây

ho thấy năm 2002 ngành Da giây Việt nam vẫn phải nhập khẩu khoảng hơn

00 triệu USD nguyên liệu chủ yếu từ Đài loan, Hàn quốc và Hông Kông rong đó giả da và da chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 2.5: Nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất

Don vị: 1000 USD

a9

Ngày đăng: 01/12/2024, 00:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w