TONG QUAN VE THỊ TRƯỜNG THÉP THE GIỚI VÀ KINHNGHIỆM CUA MOT SO NƯỚC TRONG PHÁT TRIEN NGANH THEP 1.1 - NGANH THÉP THE GIỚI: LICH SỬ, HIEN TAI VÀ XU HUONG PHAT TRIEN...6 1.1.1 - Vài nét về
Trang 1TONG QUAN VE THỊ TRƯỜNG THÉP THE GIỚI VÀ KINH
NGHIỆM CUA MOT SO NƯỚC TRONG PHÁT TRIEN
NGANH THEP
1.1 - NGANH THÉP THE GIỚI: LICH SỬ, HIEN TAI VÀ XU HUONG PHAT TRIEN 6
1.1.1 - Vài nét về lịch sứ hình thành và phát triển của ngành thép 8
1.1.2 - Điểm qua tình hình tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ thép trên
thế giới những năm gan đây .10
1.1.3 - Những cường quốc sản xuất thép và những “luật chơi” mang
tinh phổ bién trên thị trường thép thế giới hiện nay .12
1.1.4 - Động thái mới của thị trường thép thế giới những năm gần đây
và xu hướng phát triển những năm tới .14
1.2 - KINH NGHIEM CUA MỘT SO NƯỚC VE TO CHỨC SAN XUAT-TIEU THU VA HOI NHAP KINH TE QUOC TE CUA NGANH THEP .19
1.2.1 - Kinh nghiệm của Trung Quốc .19
1.2.2 - Kinh nghiệm của Hàn Quốc .25
1.2.3 - Kinh nghiệm của một số nước ASEAN .27
1.2.4 - Tổng kết bước đầu về một số bài học đối với Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VAN DE DANG ĐẶT RA 41
2.1- KHÁI QUÁT VE QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIEN CUA NGÀNH THÉP VIỆT NAM 41
2.2 - THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY.
47
Trang 22.2.1.2 - Về thiết bị va công nghệ cán tháp .56
2.2.1.3 - Về năng lực quản lý ngành của VSC 58
2.2.2 - Khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành thép Việt Nam hiện nay 64 ¬ `
2.3 - DANH GIA TONG THE VE NGANH THÉP VIET NAM
69
2.3.1 - Những thành tựu nỗi bật của ngành tháp trong những nam đổi
mới, mở của và hội nhập .73
2.3.2 - Những van dé đặt ra cho ngành thép Việt Nam trong quá trình
hội nhập 74
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP PHÁT TRIEN NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG TIEN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TE QUOC TE GIAI DOAN 2006 - 2010 VA DEN NĂM 2020.
81
3.1 - VE XU HUONG VA TRIEN VONG PHÁT TRIEN CUA
NGANH THÉP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI3.1 - VE
XU HƯỚNG VÀ TRIEN VỌNG PHÁT TRIEN CUA NGÀNH
THÉP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI .81
3.1.1 - Những nhân tố mới có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của
ngành thép Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI 85
3.1.1.1 - Những biến động mới có thé xảy ra về tiêu thụ và giá thép trên thị trường thế giới va ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam 88
3.1.1.2 - Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép ở Việt Nam trong giai
đoạn 2006 - 2010 và dự báo đến năm 2020 90
Trang 3nhập WTO 92
3.1.2 - Triển vọng va định hướng phát triển của ngành tháp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020 95
3.1.2.1 - Khả năng phát triển của khối sản xuất thành viên và liên
doanh với Tổng công ty Tháp Việt Nam (VSC) 110
3.1.2.2 - Kha năng phát triển của khối sản xuất, kinh doanh ngoàiVSC 113
3.2 - CÁC GIẢI PHAP THỰC HIEN3.2.1 - Gidi pháp về cơ chế chính
sách của Nhà nước 116
3.2.1 - Gidi pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước 117
3.2.2 - Giải pháp để hội nhập quốc tế của ngành tháp Việt Nam 118
3.2.3 - Giải pháp bên trong của ngành thép Việt Nam .I19
KET LUẬN 125
Trang 41 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Trong hai thập ky đổi mới 1986-2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết được 90 hiệpđịnh thương mại song phương, có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với 82 quốcgia; đồng thời còn tham gia nhiều tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới Nhờ
kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, tạo dựng được môi trường quốc tế và
khu vực thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, GDP tăng trưởng
bình quân 7,2%/năm trong giai đoạn 1991-2000, năm 2003 đạt 7,24%, năm
2004 là 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%, và năm 2006 ước đạt 8,5% - là nước có tốc
độ tăng trưởng GDP thứ hai thế giới, sau Trung Quốc Tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội cũng đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề đối với ngành thép của Việt Nam.
20 năm đổi mới vừa qua cũng là thời kỳ phát triển khá mạnh của ngành
thép Việt Nam Trong quá trình chuyền đổi sang nền kinh tế thị trường và thực
hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đã dần hình thành một hệthống tiêu thụ và cung ứng thép hoàn toàn mới so với thời kỳ kế hoạch hoá tậptrung bao cấp, trong đó có sự tham gia tích cực của hầu hết thành phan kinh tế.Trong bối cảnh đó, Nhà nước khó kiểm soát được giá cả và chất lượng thép xây
dựng, nếu không có một ngành sản xuất thép đủ mạnh trong nước và những cơ chế chính sách phù hợp đối với ngành này Do đó, từ giữa năm 1994, Chính phủ
đã quyết định sáp nhập Tổng công ty Kim khí vào Tổng công ty Thép Việt
Nam, và cũng từ đó, vai trò, vị trí của Tông công ty Thép Việt Nam (VSC) đã
trở nên quan trọng hơn so với các thời kỳ trước đây, nhất là trong việc đáp ứngnhu cầu và bình ổn giá thép trong nước
Ngày 12 tháng 4 năm 1995, Bộ Chính trị đã có văn bản kết luận số
112-TB/TW về chiến lược phát triển sản xuất thép đến năm 2010, trong đó nhấn
mạnh:
Trang 5qua, ngành thép đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở sản xuất cũ và liên doanh với nước ngoài tăng năng lực sản xuất và sản lượng
thép hàng năm với tốc độ khá nhanh Tuy nhiên so với yêu cầu của đất nước thìmức sản xuất thép hiện nay còn rat thấp Phát triển nhanh ngành thép là một yêucầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược Ngoài việc đáp ứng đủ
thép xây dựng, ngành thép phải quan tâm xây dựng nhà máy chuyên sản xuất
các loại thép có chất lượng cao, thép hợp kim, và một số loại thép đặc biệt phục
vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng Việc đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề có đủ trình độ tiếp nhận nhữngtrang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực luyện kim nhằmthực hiện chiến lược phát triển sản xuất thép tới năm 2010 là một đòi hỏi rất bứcthiết Ban Cán sự đảng các Bộ, ngành có liên quan cần có kế hoạch đào tạo hàng
năm tại các trường trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài "
Các công ty lưu thông thành viên của VSC chuyên kinh doanh các sản
phẩm kim khí đã phải vượt qua nhiều khó khăn để thích ứng với tình hình mới.Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, các công ty này đã và đang phải đối mặt vớinhững thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Cácphương thức quản lý cũ không còn phù hợp nữa, vì bộc lộ quá nhiều điểm bất
hợp lý, dẫn đến giảm khả năng kinh doanh có lãi Hiện nay, vẫn chưa có được
sự gắn kết chặt chẽ và hài hoà giữa các đơn vị thành viên của VSC trên lĩnh vực
lưu thông; sự phối hợp giữa các đơn vị còn rời rạc, tình trạng chồng chéo về tổ
chức mạng lưới tiêu thụ, cạnh tranh nội bộ còn khá phổ biến, gây ra không ít
những tôn thất chung, làm giảm sức mạnh tông hợp và những lợi thế vốn có củamột tổng công ty nhà nước trên thương trường Mặt khác, trong điều kiện nước
ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại theo AFTA, và nhất
là khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép sẽ phải thay đổi một cách căn bản Những diễn biến này đã và sẽ mang đến những cơ hội, thách thức lớn đối với
các hoạt động sản xuất-kinh doanh của VSC và của ngành thép Việt Nam nói
chung.
Trang 6kinh doanh, khẳng định được vai trò chủ đạo của VSC đối với thị trường thép Việt Nam trong quá trình day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây đã có một số văn kiện của Đảng và Nhà nước, một số công trình khoa học đề cập đến
hoặc nghiên cứu về ngành thép Việt Nam:
Tháng 3 năm 1995, Bộ Chính trị đã thông qua “Chiến lược phát triển
ngành thép Việt Nam đến năm 2010”, và sau đó, Hội đồng thâm định Nhà
nước đã thấm định và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Tháng 6 năm 1997, Chính phủ đã đề nghị Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) kết hợp với Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện "Kế hoạch
nghiên cứu tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam" và hoàn thành vào
tháng 3 năm 1998, giúp ngành thép có định hướng hợp lý hơn trong việc sản
xuất, kinh doanh các sản phẩm thép.
Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác dưới dạng các báo cáo chuyên đề
như: "Báo cáo nghiên cứu thị trường thép xây dựng tại Việt Nam" của Công
ty tư vấn thiết kế và dich vụ đầu tư (INFISCO), thuộc Bộ Công nghiệp; báo cáo
kết quả phân tích, điều tra về ngành thép Việt Nam và những kiến nghị của
Trường Đại học Kinh tế quốc dân; báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược vàchính sách công nghiệp về “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công
ty Thép Việt Nam”, 2004; đề tài cấp Tổng công ty do Tiến sĩ Phạm Thị Đào,
nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, làm chủ nhiệm về
"Tổ chức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn
2002-2005" v.v
Trang 7cạnh và mức độ khác nhau, giúp chúng tôi có thể tham khảo những quan điểm, nhận thức chung về lý luận và nhiều số liệu cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện và hệ thống, nhất là dưới góc độ kinh tế chính trị, về vấn dé phát triển
ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tổng quan về thị trường thép thế giới và kinh nghiệm củamột số nước trong việc phát triển ngành thép;
- Đánh giá thực trạng của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế
- Dự báo xu hướng, triển vọng phát triển của ngành thép Việt Nam; dé xuất các giải pháp góp phần thúc day ngành thép Việt Nam phát triển và hội nhập có hiệu quả hơn.
4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất-tiêu thụ của thị trường théptrên thế giới những năm gần đây
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của ngành thép Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp thuộc VSC, doanh nghiệp liên doanh, và các doanh
nghiệp ngoài VSC, từ năm 1959 đến năm 2005, trong đó tập trung vào 20 năm
đổi mới (1986 — 2005).
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố lớn đến
sự phát triển của ngành thép Việt Nam; thực trạng của ngành và những vấn dédang đặt ra; dự báo xu hướng va đưa ra các giải pháp nhằm thúc day ngành thép
Việt Nam phát triển phù hợp với những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở giai đoạn 2006-2010 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trang 8so sánh, tổng hợp só liệu và tư liệu dé làm rõ những luận điểm được nêu ra; đồng thời, còn sử dụng các quan điểm đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
- Cung cấp những thông tin khái quát về thị trường thép thế giới; bướcđầu tổng kết kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển ngành thép và
rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những cơ hội và thách thức của ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với bối cảnh Việt Nam
phải thực hiện đầy đủ các cam kết đối với AFTA và sẽ gia nhập WTO
- Lam rõ một số vấn đề về quan điềm, mục tiêu, định hướng và giải pháp
phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 và đặt trong tầm nhìn 2020.
7 BÓ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phân mở đâu, két luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận van gôm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường tháp thé giới và kinh nghiệm
của một số nước trong phát triển ngành thép;
Chương 2: Thực trạng của ngành thép Việt Nam và những vấn đề
đang đặt ra;
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 — 2010 và
đến năm 2020
Trang 9TONG QUAN VE THỊ TRƯỜNG THÉP THE GIỚI VÀ KINH NGHIỆMCỦA MỘT SÓ NƯỚC TRONG PHÁT TRIÊN NGÀNH THÉP
1.1 - NGÀNH THÉP THÉ GIỚI: LỊCH SỬ, HIỆN TẠI VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIEN
San lượng thép thé giới trong năm 2005 đã đạt mức cao nhất trong lịch
sử, khoảng 1.131 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2004 Trong khi đó, tiêu thụ
thép thành phẩm trên thế giới đạt gần 935 triệu tắn, tăng 6,4% so với năm 2004
Tuy nhiên, giá thép đột ngột tăng trở lại vào thời điểm quý đầu năm 2006.
Thị trường Trung Quốc: Sản lượng thép năm 2005 của Trung Quốc đạt
315 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2004 Đồng thời, nhập khẩu thép ướckhoảng 37 triệu tắn, tăng 50% so với năm 2004 Chính vì vậy, Trung Quốcđang trở thành trung tâm hút các sản phẩm thép, và đây được xem là nguyênnhân chủ yếu day giá thép tăng mạnh trong thời gian qua Dé thích nghỉ với tình
hình trong nước và quốc tế, những năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng một số
chính sách điều tiết thị trường thép, đáng lưu ý như:
+ Ngày 20/11/2002, chính thức sửa đồi hệ thong hạn ngạch nhập khẩu.+ Quyết định áp dụng thuế chống phá giá đối với các sản phẩm thép cán
nguội.
+ Tuyên bố bãi bỏ chế độ bảo hộ trả đũa đối với mặt hàng thép nhập khâu
(quyết định này được đưa ra ngày 04/12/2003) Ngay sau khi quyết định này của
Trung Quốc có hiệu lực, trên thị trường giao dịch thép thế giới đã xuất hiện một
số diễn biến mới, nổi bật là việc Hoa Kỳ quyết định xóa bỏ việc áp dụng thuế
nhập khâu thép trên 30% (vào ngày 26/12/2003), sau khi có phán quyết của
WTO.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá thép trên thị trường thé giới từ cuối
năm 2003 đến nay là do tác động của nhiều yếu tố:
Trang 10đó nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh được giải thích do thực hiện các dự
án xây dựng chuẩn bị cho Thế vận hội 2008; sự mở rộng của ngành công nghiệp
ô tô; thêm vào đó, việc Trung Quốc xoá bỏ bảo hộ trả đũa đối với thép nhập
khẩu càng kích thích nhập khâu của Trung Quốc tăng mạnh
Việc Mỹ thi hành chính sách đồng USD rẻ đã kích thích tiêu dùng trong nước và gia tăng đầu tư vào xuất khẩu Do đó, khi Mỹ bỏ thuế nhập khẩu thép
sau phán quyết của WTO, nhu cầu thép ở nước này lên cao, góp phan tạo ra sự
thiếu hụt trên thị trường thế giới.
Thứ hai, nguồn cung ứng nguyên liệu thô như quặng sắt, thép phế và thancốc trở lên khan hiếm, khiến chỉ phí sản xuất tăng, buộc các nhà máy thép phảităng giá bán dé bù đắp chỉ phí đầu vào tăng cao
Thứ ba, giá cước vận chuyên vẫn ở mức cao, hơn nữa việc thuê tàu ngàycàng khó khăn do biến động của giá dầu trên thị trường thế giới
Thứ tư, ty giá trao đối giữa đồng Dollar Mỹ và đồng Euro cũng góp phan làm tăng giá bán.
Sản lượng sản xuất thép thô trong tháng 6/2006 của toàn thế giới đã đạt103,8 triệu tắn, tăng cao hơn so với cùng kỳ của năm 2005 là 12,7% Tổng cộng
6 tháng đầu năm 2006 sản lượng sản xuất trên thế giới đã đạt 595,7 triệu tấn,
tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2005.
Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất thép lớn nhất với sản lượng dat 36,6
triệu tan thép thô trong tháng 6/2006, tăng 18,5% so với cùng thời gian của năm
2005 Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất đạt 199,5 triệu
tấn thép cán các loại, vượt 18,3% so với cùng kỳ năm 2005 Lượng sản xuấtthép thô của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2006 chiếm 33,5% tổng sản lượngsản xuất trên toàn thế giới Nhật Bản sản xuất đạt 9,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với
Trang 11Các quốc gia còn lại, trong 6 tháng đầu năm 2006 đã sản xuất đạt 58,7triệu tan, tăng 3,8% so với cùng thời gian năm 2005 Trong tháng 6/2006, Nga
sản xuất đạt 5,8 triệu tấn, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2005 Ukraine
sản xuất đạt 3,5 triệu tắn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2005
Riêng Braxin trong tháng 6/2006 đã sản xuất đạt 2,4 triệu tắn, giảm 4,4%
so với cùng kỳ năm 2005.
Bảng số 1.1 : Sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2006 của
62 Quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới
Trang 12là một dạng hợp kim kết hợp giữa sắt và các bon, thành phần chủ yếu bao gồm
các bon dưới 2%, Mănggan 1%, và một phần các hợp chất khác như Silíc, Phốtpho, Sun phua, và Ôxy Thép đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cácngành cơ khí và vật liệu xây dựng trên thế giới Ngoài ra, thép còn đóng một vai
trò hiện hữu trong đời sống hàng ngày của chúng ta và ở trong các ngành như:
Sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng, đóng tàu, vỏ thùng máy giặt, tủ lạnh và rất
nhiều các ứng dụng khác.
Ai phát minh ra thép? Người đầu tiên trên thế giới gốc Anh có tên là
Henrry Bessemer đã phát minh và sáng chế ra thép vào năm 1856 Ngay từ khi
phát minh ra thép, ông đã đặt tên cho công ty của mình là Bessemer steel company và công ty này được đặt trụ sở tại Sheffield nước Anh Trong giai
đoạn khởi nghiệp vào năm 1859, công ty này bị ngập chìm trong thua lỗ Không
nản lòng trước những khó khăn và bằng tất cả nhiệt huyết của mình, HenrryBessemer tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi các công thức sản xuất thép, và cho đếntận năm 1870 ông mới được công nhận và có được tắm bằng phát minh sáng
chế Cùng thời gian này, Henrry Bessemer cũng kiếm được hơn một triệu Bảng Anh Được tiếp thêm luồng sinh khí mới từ tắm bằng sáng chế được cấp, Henrry
Bessemer tiếp tục nghiên cứu công thức sản xuất ra thép dựa trên các công nghệsản xuất cơ bản nhất đó là nấu chảy gang làm ôxy hoá các nguyên liệu và phânloại các tạp chất
Sản xuất thép như thế nào? Thép được sản xuất từ hai loại nguyên liệuchính: từ sắt thép phế thải, hoặc là từ quặng sắt kết hợp với than cốc Người ta
thường dùng hai phương pháp đề nấu chảy - đó là sử dụng lò cao và lò điện.
Hiện nay, trên thế giới có tới 60% sản lượng thép được sản xuất bằng phươngpháp sử dụng lò điện, công nghệ này thường dễ dàng và nhanh hơn nếu sử dụngnguyên liệu là sắt phế Người ta tái chế thép bằng cách nấu chảy thép phế qua lònung sử dụng điện kết hợp với một số thành phần hoá học khác để sản xuất
thành phôi thép (Steel billet).
Trang 13Phôi thép là nguyên liệu cơ bản nhất dé sản xuất ra các loại thép thành
phẩm như: thép tắm, thép lá, thép lá cuộn, thép hình, thép cuộn và các chủng loại thép tròn cây sử dụng làm cốt bê tông.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu sắt thép thé giới IISI, trên thế giới có
hơn 63 quốc gia sản xuất thép Sản lượng thép toàn thế giới trong năm 2005 xấp
xi 1.132 triệu tấn, và số lượng lao động trong ngành thép thế giới vào khoảng
khả năng tăng trưởng này là do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc Với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân ở mức 2 con số thì ngành thép
Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 13% trong năm 2006 và sẽ giảmxuống 12,1% trong năm 2007 Sự gia tăng này của ngành thép Trung Quốc thựcchất là do khu vực cán thép của họ đóng vai trò trung tâm trong việc thực hiện
hiện đại hoá nền kinh tế.
Theo xu thế phát triển, nhu cầu sử dụng thép của thị trường Trung Quốc
sẽ tăng 13% (lên 356 triệu tắn) trong năm 2006, tương đương với 32% tổngnhu cầu của toàn thế giới trong cùng năm Cùng với Trung Quốc, An Độ cũngcho thấy khả năng tăng trưởng cao trong tổng cầu về thép với mức 8% trongnăm 2006 và 2007 Tại một số khu vực khác trên thế giới, dự báo mức tăng
trưởng có kha năng đạt tới 4,7% - tương đương với sản lượng khoảng 33 triệu
tan trong năm 2006 Nhìn tổng thé, mức tăng về tổng cầu thép của thế giới có
thể sẽ giảm xuống còn 2,7% trong năm 2007
Riêng khu vực châu Âu, do sức ép của khối lượng thép tồn kho từ những năm trước, mức độ tăng trưởng của ngành thép châu Âu đã giảm 4,6% trong
năm 2005 Tuy nhiên, IISI cũng chỉ ra rằng mức tăng trưởng của ngành thépchâu Âu được dự đoán vẫn đạt 3,9% trong năm 2006 và 1,5% trong năm 2007.Đồng thời IISI cũng đưa ra dự đoán sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo
Trang 14theo nhu cầu sử dụng thép tăng khoảng 5% trong năm 2006 và dừng ở mức
1,7% trong năm 2007.
Sự tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và ngành công nghiệp ô tô
là cơ sở cho sự tăng trưởng 3,2% của ngành thép của Nga trong năm 2006 và dự báo mức tăng này sẽ đạt 1,6% trong năm 2007; và mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng đã được dự báo của Ucraina.
Sau một thời gian tuột dốc trong năm 2005, nhu cầu sử dụng thép của
Brazin được dự báo sẽ khôi phục tăng trưởng trở lại vào khoảng 9,5% trong
năm 2006 IISI cũng đưa ra dự báo rằng mức tăng trưởng này của Brazin còn
cao hơn nữa, khoảng 10,9% trong năm 2007 Con số được đưa ra cho khu vực
Trung và Nam Mỹ tương đương với mức dự báo vào khoảng 7,6% trong năm
2006 và 8,7% trong năm 2007 Các dự báo cũng chỉ ra rằng thị trường thép củaNhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 3,3% trong tổng cầu của năm 2006 và mức
tăng trưởng này cũng được giữ nguyên trong năm 2007 Mức tăng trưởng nhu
cầu sử dụng thép của toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả
Trung Quốc) được đưa ra là 9,1% trong năm 2006 và duy trì ở mức 8% trong năm 2007.
Giá trị sản lượng thép gia tăng được lý giải bởi thép là nguồn vật liệuquan trọng cho nhu cầu của toàn xã hội, tiếp theo đó là do sự cải tổ của ngànhcông nghiệp thép toàn cầu (sản xuất ra hơn 50% loại sản phẩm mới so với 10năm trước đây) Đó là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng
mạnh mẽ của nhu cau thép toàn thé giới.
Bảng số 1.2: Tăng trưởng của ngành thép thế giới
Don vj tính: triệu tấn
Năm Mức tăng trưởng bình quân
Kh 2004 | 2005 | 2006 | 2007 (%)
u 04/05 | 0506 | 0607vực
Trang 15thé giới
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép quốc tế ~ ISI (www iisi.org.com)
1.1.3 - Những cường quốc sản xuất thép và những “luật chơi” mang tính phổbiến trên thị trường thép thế giới hiện nay
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới, tính đến năm 2004,
trên thế giới có 63 quốc gia sản xuất thép, trong đó có các cường quốc có sảnlượng lớn được thống kê dưới đây:
Trang 16Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép thé gidi-www.worldsteel.org.com/world Steel
in figures (Ghi chú: Sản lượng dưới sáu triệu tấn không được tính)
Như vậy, các tư liệu nêu trên cho thấy, trong 63 quốc gia sản xuất théptrên thế giới có tới 24 quốc gia có sản lượng mạnh nhất thế giới (trên 6 triệu
tắn/năm) Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các quốc gia có
ngành sản xuất thép đều có những “luật chơi chung” mang tính phổ biến như:
+ Áp dụng việc bảo hộ các nhà sản xuất và bảo bộ quyền sở hữu công
nghiệp trong nước;
+ Luật chống bán phá giá “Anti Dumping”, luật cạnh tranh bình đẳng;
+ Hàng rào phi thuế quan;
+ Áp dụng các biểu thuế quan ưu đãi;
+ Dành cho nhau những quy chế xuất nhập khẩu tốt nhất về áp dụng đối
xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế;
+ Áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến và các hang rào kỹ thuật.
Một trong những “luật chơi” mà Mỹ đã từng áp dụng, là từ ngày 4/12/2003 Tổng thống Mỹ đã chính thức huỷ bỏ mức thuế nhập khẩu thép 30%
sớm hơn 16 tháng so với dự định Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định những biện
pháp bảo hộ đã đạt được mục đích, và nay do hoàn cảnh kinh tế thay đổi nên đã
đến lúc huỷ bỏ biện pháp này
Quyết định nâng mức thuế nhập khẩu thép nhập khẩu lên 30% được
Chính phủ Mỹ áp đặt từ tháng 3/2002 với thời hạn là 3 năm nhằm bảo hộ các
nhà sản suất thép của Mỹ khi đó đang phải đối phó với cạnh tranh nước ngoài
và có nguy cơ phá sản Tuy nhiên, các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ như
Trang 17Liên minh châu Âu (EU), Braxin, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đệđơn lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và cuối cùng WTO đã ra phánquyết mức thuế suất nói trên của Mỹ là bat hợp pháp và uỷ quyền cho EU tiến
hành biện pháp trả đũa Sau khi quyết định của Tổng Thống Mỹ được thông
báo, EU ngay lập tức tuyên bố sử dụng biện pháp trả đũa trị giá 2,2 tỷ USD đốivới hàng nhập khẩu từ Mỹ Đây là một trong những ví dụ điển hình về ngànhthép mà một nước lớn như Mỹ đã mắc phải trong bối cảnh xu thế thị trường mở
chiều thuận và nghịch đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các công ty sản
xuất thép khác trên thế giới
Biểu đồ 1.1: Nhu cầu thép trên thế giới giai đoạn 2000-2006
Don vi tính: triệu tấn
NHU CẦU THÉP THẾ GIỚI TỪ 2000-2006
1H00 900
Trang 18Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép thế giới (HS]) có trụ sở tại
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép thé gidi-www.worldsteel.org.com/world
Steel in figures
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu sắt thép Thế giới (IISD có trụ sở tại
Brussel-Bi, do nhu cầu thép quá lớn của Trung Quốc, thị trường thế giới thiếu
thép nghiêm trọng, gieo tai họa cho các ngành công nghiệp của Mỹ và buộc
nhiều nước châu Á phải thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh giá thép Trên thịtrường Mỹ, giá thép tăng gấp đôi trong vòng 2 năm, từ 156USD/tấn lên312USD/tan vào tháng 12 năm 2004 gần đây, giá thép tăng vọt chưa từng thấy,
tương đương 395USD/tan Thép phế liệu xuất khâu của Mỹ tăng từ 63 triệu tan
trong năm 2004 đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 126 triệu tan vào năm 2005 Liên
minh các nhà sản xuất thép, phụ tùng ô tô và một số ngành khác của Mỹ đã từng
phải nhận xét bi quan rằng “giá cả leo thang và nguy cơ thiếu thép đang ảnhhưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế Mỹ và các công ty sảnxuất của nước Mỹ đang phải đối mặt với nạn thiếu nguồn cung thép Tương laihoạt động sản xuất bị ngừng trệ, nhà máy phải đóng cửa và công nhân mắt việc
làm sẽ xảy ra chỉ trong ngày một ngày hai”.
Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra ở châu Á Hàn Quốc vừa qua cũng đã
ban hành qui định cắm xuất khẩu sắt thép phế liệu và thép thanh, và các nhàphân tích đã đưa ra khuyến cáo rằng nếu giá nguyên liệu thô tiếp tục tăng có thểcản trở tiêu dùng phục hồi và giảm đà tăng trưởng Năm 2005 giá thép tăng vot,
đã giúp một số công ty hoạt động theo kiểu đầu cơ trong ngành công nghiệpthép thế giới đạt được lợi nhuận kỷ lục Chẳng hạn lợi nhuận của công ty Mittal
Steel đã tăng gần gấp 4 lần, đạt 4,7 tỷ USD năm 2005 Tuy nhiên, mức lợi
nhuận này chắc chắn không ổn định lâu dài và các đối thủ cạnh tranh sẽ phải
cùng chia sẻ “vận may lợi nhuận” Trong tháng 2/2006, các công ty khai thác
quặng sắt đã thương lượng bước đầu với các công ty sản xuất thép Nhật Bản đểtăng giá quặng sắt lên 71,5% Trước đây, các cuộc thương lượng như vậy đã
được coi là chuẩn mực trên thế giới Nhưng lần này, các tập đoàn thép thế giới không chấp nhận với lý do các công ty thép Nhật Bản hiện chỉ là các công ty tương đối nhỏ và thiếu khả năng đàm phán Tuy nhiên, tập đoàn thép Arcelor có
Trang 19trụ sở ở Lucxămbua - từng là công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã thông
báo chấp nhận mức chào bán quặng sắt của CVRD (Tập đoàn khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới) Điều này có thể buộc các công ty sản xuất khác phải chấp nhận theo.
Không chỉ bị sức ép về giá quặng sắt, tháng 12 năm 2004, các công ty sảnxuất thép còn phải chịu mức tăng gấp đôi giá bán than cốc - nhiên liệu chính củacác lò luyện thép Chắc chắn, các công ty thép sẽ phải chuyển mức tăng chỉ phí
nay sang người tiêu dùng Và như vậy, giá thép cán nóng (HRC- Hot roll coil) — một trong những sản phẩm thép thông dụng nhất, có thể tăng thêm chừng 15%
và là mức tăng giá nhiều nhất kể từ năm 2002 trở lại đây Triển vọng phát triển
của ngành công nghiệp thép thế giới trong năm 2006 được đánh giá là tiếp tụckhả quan, nhu cầu thép thế giới sẽ tiếp tục tăng ở mức 5% Bên cạnh đó, TrungQuốc tiếp tục duy trì mức sản lượng tiêu thụ thép và nhu cầu vẫn ở mức cao sẽđạt tăng trưởng tiêu thụ bình quân 10,7% Đồng thời sản lượng sản xuất thépthô trên toàn cầu tăng trưởng dat mức 1.131,8 triệu tấn trong năm 2005 và đến
năm 2006 ước dat 1.150 triệu tan Đặc biệt, trong ngắn hạn có ba lý do dé khẳng
định các mức tăng trưởng này là có cơ sở:
Thứ nhất, các khu vực thị trường mới nồi sẽ tăng cường mở rộng qui mô
khả năng sản xuất và tiêu thụ thép.
Thứ hai, mức khai thác quặng và mức cung thép thế giới tăng cao.
Thứ ba, các khu vực giàu tiềm năng và có nhu cầu tăng cao về thép như
Trung Quốc, An Độ, Mỹ La tinh, và NIS (các quốc gia mới tách khỏi Liên Xô
cũ) Với tốc độ tăng trưởng về thép trên thế giới như hiện nay, thì vấn đề khủnghoảng thép trên thế giới trong vòng vài thập kỷ tới là sẽ là khó tránh khỏi
Viện Nghiên cứu sắt thép thé giới (IISI) đã đưa ra dự báo về triển vọngnhu câu tiêu thụ thép tới cuối năm 2006
Triển vọng tiêu thụ thép trong năm 2006 trên toàn cầu rất sáng sủa Nhucầu tiêu thụ thép dự báo sẽ tăng từ 1.131,8 triệu tan năm 2005 đến 1.150 triệu
tấn vào năm 2006, so với tổng mức 972 triệu tấn trong năm 2004 Mức tăng
trong 2 năm này là từ 4 đến 5% Mức cầu về thép của Trung Quốc được dự báo
là tăng mạnh nhất, với tỷ lệ tăng 10% trong năm 2005 và sẽ tăng thêm từ 7% đến 10% trong các năm tới Tại các nước khác trên thế giới, nhu cau tiêu thụ
Trang 20thép trong năm 2005 gần như ngang bằng với mức tiêu thụ năm 2004 Tồn kho
thép xây dựng tăng mạnh trong năm 2004, song đã giảm trong năm 2005 Năm
2006, nhu cầu tiêu thụ thép dự báo sẽ lại tăng tới 20-25 triệu tan trong phần còn lại của thế giới Và Trung Quốc cũng sẽ tăng sản lượng tiêu thụ hơn 20-30 triệu
tấn
Dự báo triển vọng năm 2006 tăng trưởng kinh tế không chắc chắn do tác
động bởi việc tăng mạnh giá dầu và năng lượng mới đây Tuy nhiên, các dự báo cũng chỉ ra rằng xu hướng tăng sử dụng thép của những năm vừa qua gắn liền
với sự tăng trưởng kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất tại các
nước có tỷ lệ tăng GDP cao nhất như An Độ và Trung Quốc Giá nguyên liệu
thô và năng lượng tiếp tục ảnh hưởng tới ngành thép thế giới
Bảng số 1.4: Khối lượng thép tiêu thụ giai đoạn 2004-2006
Don vi tính: triệu tan
Năm Sản lượng Tăng/giảm (%)
1995 753 +3,7%
1996 750 - 0,3%
1997 799 +6,5%
1998 TT1 -2,7%
Trang 21Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép quốc té-www.iisi.org.com/world steel in figures :
Trong những năm gân đây, ngành thép của Mỹ cũng như ngành thép thê
giới đã và đang có gắng tìm tòi các cách thức mới đối phó với những biến động
của giá cả nguyên liệu và giá năng lượng.
Một trong những biện pháp này là các công ty xích lại gần nhau để cùng
nâng cao khả năng cạnh tranh Trong 6 tháng đầu năm 2005, ngành thép toàn
cầu đã chứng kiến 278 vụ sáp nhập va bán công ty với trị giá lên tới 12,68 tỷ
USD, chỉ kém kim ngạch mua bán và sáp nhập công ty của cả năm 2005 hơn 2
tỷ USD Tuy nhiên, xét về tổng thé thì ngành công nghiệp thép của thế giới hiệnnay vẫn khá phân tán và phát triển rất không đồng đều, trong đó 5 công ty théphàng đầu thế giới bao gồm Arcelor (Lúc Xăm Bua), Mittal (Pháp), Nippon, JPE(Nhật Bản) và Posco (Hàn Quốc) chỉ kiểm soát được 20% sản lượng thép toàncầu Các công ty sản xuất thép của Mỹ, trong đó có US Steel đã phải giảm sản
xuất và sa thải công nhân.
Dé có thé thấy rõ hơn động thái mới của ngành thép thế giới, ở đây chúngtôi xin cung cấp những dự đoán mới nhất của Công ty Tư vấn thép MEPS(Anh) Các số liệu do MEPS đưa ra có khác so với số liệu của IISI Theo MEPS,sản lượng thép thô trên thế giới năm 2006 dự đoán sẽ dat 1,215 tỷ tan, tăng
7,5% so với năm 2005 Đây là năm thứ 5 liên tiếp sản lượng thép trên thế giới tăng với tốc độ trên 5% Nhu cầu tiêu thụ thép ở các nước đang phát triển, đặc
Trang 22biệt là các nền kinh tế mới nỗi, tăng mạnh; một số nước công nghiệp phát triển
xây dựng lại kho dự trữ thép sau khi cắt giảm đáng kể sản lượng năm 2005.
Năm 2006, châu Á tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trưởng sản lượng thép cao nhất thế giới, ở mức 11% so với năm trước Trong đó Trung Quốc vẫn
chỉ phối mức tăng sản lượng thép của khu vực, với sản lượng dự đoán đạt 407,5
triệu tấn, tăng 16,5% so với năm trước Năm 2006, sản lượng thép thô của Liên
minh châu Âu (EU) dự đoán tăng 3,8% so với năm 2005, lên 193,5 triệu tấn;
của Liên xô cũ tăng 4,2%, lên 117,5 triệu tấn; của Bắc Mỹ tăng 4,4%, lên 132,5
triệu tan; của Trung Đông tăng 4%, lên 16 triệu tan; riêng của châu Phi và Nam
Mỹ dự đoán sẽ giảm (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 171, 28-8-2006, tr 19).
1.2 - KINH NGHIEM CUA MỘT SO NƯỚC VE TO CHỨC SAN XUAT-TIEU THU
VA HỘI NHAP KINH TE QUOC TE CUA NGÀNH THÉP ¬
Việt Nam là một nước dang phát triên, và cùng với hau hét các ngành
khác, ngành thép Việt Nam đang trong quá trình thích nghỉ với các điều kiện đểhội nhập với nền kinh tế thế giới Trong bối cảnh đó, ngành thép Việt Nam rấtcần đúc rút những kinh nghiệm của các nước đi trước đã có nền kinh tế hội nhậpsâu hơn, từ đó vận dụng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.1 - Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là trong gần ba thập kỷ gần đây nhờthực hiện chính sách cải cách và mở cửa, ngành công nghiệp thép Trung Quốcluôn đạt được tốc độ phát triển cao Tốc độ phát triển trung bình của nền côngnghiệp Trung Quốc luôn đạt mức lớn hơn 13,5% Thép cũng là một ngành công
nghiệp có tốc độ phát triển cao trong thời kỳ này Mức tiêu thụ thép trên đầu người của Trung Quốc đã tăng một cách nhanh chóng, từ mức 83,5kg/người
năm 1995 lên gần xấp xi 320,8 kg/người trong năm 2005
Trong những năm gần đây, bất chấp những biến động thất thường của nềnkinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn duy trì được sức phát triển mạnh mẽ Bằngviệc thúc day nhu cầu nội địa gia tăng mạnh thông qua việc thực hiện chính
sách tài chính mở rộng và chính sách tiền tệ thích hợp, GDP trong năm 2001 của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7,3% và tính chung cho cả giai đoạn 2001
— 2005 đạt trên 8%.
Ngành thép Trung Quốc liên tục tăng trưởng, từ năm 1995 đến năm 2005,sản lượng thép Trung Quốc đã tăng gần 4 lần (sản lượng thép năm 1995 của
Trang 23Trung Quốc là 95 triệu tắn, tới năm 2005 đã lên đến con số 350 triệu tắn) Sản
lượng thép của Trung Quốc theo dự báo của Viện sắt thép Quốc tế ISI là 318 triệu tan, nhưng thực tế Trung Quốc đạt sản lượng 350 triệu tấn trong năm 2005.
Do phát triển quá nhanh, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu quặng lớn nhất
thế giới, năm 2005 nhập khẩu 33 triệu tắn Việc cung cấp than luyện kim (thancốc) cũng trở nên căng thing Trung Quốc vốn là nước xuất khẩu than cốc lớn
nhất trên thế giới, nhưng từ năm 2004, việc xuất khẩu than cốc đã được kiểm soát chặt chẽ và phải được phép của Chính phủ Do phát triển kinh tế với tốc độ
quá nhanh (tăng trưởng nóng), tinh trạng mắt cân đối về cung - cầu nguyên liệu
và năng lượng có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là dẫn tới dư thừacông suất trong ngành sản xuất thép cũng như những ngành công nghiệp khác
như xi măng, điện, than Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã đưa racác chính sách nhằm điều chỉnh ngành thép, cụ thể là:
+ Kiểm soát chặt chẽ hơn tổng mức đầu tư cho ngành thép; đình chỉ hoạtđộng các cơ sở sản xuất thép không đủ điều kiện về vốn, môi trường, quy mô
sản xuất và công suất.
+ Hạn chế đầu tư nước ngoài vào ngành thép Trung Quốc
+ Giảm bớt tốc độ đầu tư ở một số vùng kinh tế trọng điểm như ThượngHải, Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông
+ Trong giai đoạn 2006 — 2010, sẽ hợp nhất một số công ty lớn sản xuấtthép của Trung Quốc và cả với các công ty sản xuất thép của nước ngoài để
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bảng số 1.6: Sản lượng thép của thế giới và Trung Quốc
giai đoạn 2000 -2005 và dự báo đến năm 2010
Don vj tính: triệu tan
Trang 24các nước còn
lại
Nguôn: Chuyên dé đặc biệt thông tin công nghiệp số 9, ngày 6/03/2006.
Tình hình chung hiện nay đối với Trung Quốc là quá dư thừa các chủng loại sản phẩm thép thông dụng nhưng lại thiếu các sản phẩm thép đặc biệt, đòi
hỏi kỹ thuật - công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn Hằng năm, Trung Quốc vẫn
phải nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thép đặc biệt cho các ngành cơ khí
chế tạo và cho ngành xây dựng ở các công trình lớn
Chính phủ Trung Quốc coi kiểm soát sản xuất như một yếu tố quyết định
để vực dậy thị trường thép trong nửa cuối năm 2004 và là yếu tố chính dé bình
ồn thị trường này trong những năm tiếp theo Trong khi đó, kinh tế của nhiều nước công nghiệp phát triển bat đầu hồi phục, làm cho thị trường thép trên toàn
cầu sôi động hơn, giá bán của nhiêu chủng loại thép tăng gan như đồng thời vớiviệc công bố kế hoạch “Đại khai phát miền Tây” của Chính phủ Trung Quốc.Những yếu tố này đã hỗ trợ nhiều cho thị trường thép nội địa của Trung Quốc.Giá bán các sản phẩm thép của Trung Quốc tăng cao với mức trung bình là 640
NDT/tan Tuy nhiên, việc tăng giá mạnh của các sản phẩm thép như vậy lại trở thành van đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc thực hiện kế hoạch đóng cửa các nhà máy thép nhỏ Các nhà máy thép
nhỏ đã có kế hoạch đóng cửa từ trước nhưng lại tận dụng giá thép cao để giatăng sản xuất, và chỉ riêng trong quí 1/2006 họ đã sản xuất được 2,11 triệu tấnthép cán, vượt 39% so với mục tiêu dé ra Chính phủ Trung Quốc đã có nhiềuthành công trong việc điều tiết sản xuất tại các nhà máy lớn, điển hình như đã
phê chuẩn dé Tập đoàn gang thép Thủ Đô chuyền hau hết các thiết bị sản xuất
đến Caofeidien ở tỉnh Hồ Bắc (Tập đoàn này đã tồn tại trên 80 năm nay, và đã
có nhiều đóng góp trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước và thành
phố Bắc Kinh) Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc cũng đã phải đầu tư khá
nhiều tiền dé xử lý 6 nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất thép gây ra nhưngchưa đáp ứng yêu cầu của Thế vận hội sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh vào năm
2008.
Chính phủ Trung Quốc đã đề nghị các công ty kinh doanh và sản xuất
phôi thép ngừng cung cấp cho các nhà máy nhỏ phôi thép sử dụng đề cán ra các
Trang 25sản phẩm thép xây dựng nhằm buộc họ phải đóng cửa và thay vào đó sẽ bán
trực tiếp cho các công ty ty thép quốc doanh lớn nhất nước Tuy nhiên, chính sách này đã làm bùng nô nhu cầu nhập phôi thép cán và thép cuộn cán nóng vào các tháng 1 và 2 năm 2005, khiến cho giá bán các sản phẩm này đột ngột tăng
do nguồn dự trữ của các nước cung cấp không đủ để đáp ứng nhanh nhu cầu
Chính phủ Trung Quốc cũng đã ban hành chính sách thuế mới và có hiệulực kể từ ngày 01/04/2005, cụ thé mức hoàn thuế VAT đang được áp dụng cho
các sản phẩm xuất khẩu là 13% và mức thuế này sẽ giảm tới 0%, nhằm giảm
bớt sự khan hiếm tài nguyên trong nước Đồng thời, họ cũng đang xem xét khả
năng tăng thuế VAT đối với các sản phẩm xuất khẩu, và có thé giá xuất khẩu
gang của Trung Quốc sẽ tăng lên 20% Bên cạnh các biện pháp trên, từ đầutháng 5/2005, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu quặng sắt - vật liệu chính đểsản xuất thép, giảm số công ty được phép nhập khẩu quặng sắt từ 500 xuống
118 công ty, giảm mức ưu đãi về thuế xuất khẩu các sản phẩm thép từ 13%
xuống 11%.
Bắt đầu từ ngày 19/5/2005, Chính phủ Trung Quốc cắm các công ty sản
xuất các sản phẩm sắt thép xuất khâu quặng sắt, thép phế hoặc cung cấp cho các
khách hàng nước ngoài Như vậy, những động thái mới trong chính sách của
Trung Quốc chắc chắn đã và sẽ tác động mạnh đến thị trường thép thế giới nói
chung và ngành thép Việt Nam nói riêng.
“Trung Quốc cảm mạo, cả thế giới hắt hơi theo” - đó là lời nhận xét của
nhà kinh tế Rob Subbaraman/John Lewellyn Trên thực tế, ảnh hưởng của
Trung Quốc đối với sản lượng sản xuất công nghiệp thế giới còn rất lớn: đất
nước này tiêu thụ khoảng 20 ~ 40% tất cả nguyên liệu thô của thế giới Việt
Nam một dat nước với hơn 80 triệu dân, theo dự báo của Bộ Công nghiệp, trongnăm 2006 nhu cầu toàn xã hội cần từ 6 đến 6,2 triệu tắn thép thành phẩm Trongkhi trong nước mới sản xuất được nhu cầu khoảng 3,7 triệu tấn, số còn lại 2,3
đến 2,5 triệu tan thép thành phâm phải nhập khẩu hoàn toàn (vì Việt Nam chưa sản xuất được các chủng loại thép này) Trong số 3,7 triệu tắn tự sản xuất, trong nước mới chỉ đáp ứng được 1,2 triệu tấn phôi thép, số phôi thép còn lại phải
nhập khẩu hoàn toàn, mà nguồn nhập khẩu chính lại từ Trung Quốc (chiếm đến40%) Do đó, những chính sách điều tiết của Chính phủ Trung Quốc đối vớingành thép của họ đều có ảnh hưởng nhất định đến ngành thép Việt Nam Ở
Trang 26đây, có thé chi ra một số trường hợp điển hình: Trung Quốc không cho khấu trừ
thuế VAT 13% cho xuất khẩu phôi thép thì hau như giá thành sản xuất của các nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam cũng đồng thời phải tăng tương ứng 13% Khi đó | tấn thép thành phamamn xuất tại Việt Nam sẽ bị đội giá lên khoảng
850.000 ngàn đồng/tấn Mức giá bán tăng như vậy sẽ tác động trực tiếp đến giáthành của các công trình và người tiêu dùng trong nước, và có thể ảnh hưởngbat lợi đến sự tăng trưởng của toàn bộ nên kinh tế Việt Nam nói chung và ngành
thép Việt Nam nói riêng.
Bang số 1.7: Sản xuất và tiêu thụ phôi thép của Trung Quốc
Nguồn: Viện Nghiên cứu sắt thép quốc té-www.iisi.org.com/world steel in figures
Sau gần 15 năm đàm phán và chuẩn bị, ngày 10/11/2001, Trung Quốc đã
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và là một
trong những cường quốc thương mại cuối cùng chính thức tham gia WTO.
Ngay từ khi nộp đơn xin gia nhập WTO và trải qua các vòng đàm phán, Trung
Quốc luôn khẳng định rõ quan điểm sẵn sàng trở thành một thành viên đầy đủtrong nền kinh tế toàn cầu
Tư cách là thành viên đầy đủ của WTO sẽ giúp Trung Quốc duy trì phát
triển kinh tế trong khi tiếp tục chương trình cải cách cơ cấu của mình, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài, và đồng thời phải tăng cường các thiết chế dân
chủ Và điều đó đang trở thành hiện thực Ttrong nhiều năm liền tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới, tạo ra nhiều cơ hội việclàm, xã hội trở nên thịnh vượng hơn, và đến năm 2005 Trung Quốc đã vươn lên
vị trí thứ tư thế giới về tổng GDP.
Trang 27Thanh qua phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách
mở cửa quả là rất đáng khâm phục Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt gần 10% mỗi năm, cơ hội việc làm và đầu tư ngày một nhiều Trung Quốc từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cứng nhắc đã trở thành một cường quốc
thương mại theo hướng thị trường, có tác động ngày càng mạnh đến toàn bộ nềnkinh tế thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt từ sự lựa chọn của người tiêu dùng chođến các luồng đầu tư Thành quả đó đang được tiếp sức bởi chiến lược mới về
cải cách kinh tế, mở cửa mạnh mẽ, nỗ lực hết mình dé hội nhập kinh tế quốc tế,
và trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế và thương mại lớn trên thế giới
Trung Quốc luôn xác định, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải
cách kinh tế có hiệu quả thì với tư cách thành viên WTO là sự lựa chọn tốt nhất.Ngoài ra, là một thành viên của WTO, Trung Quốc có quyền tham gia vào việchoạch định các quy tắc điều chỉnh thương mại và đầu tư quốc tế Trung Quốc cóthể bảo vệ các quyền lợi thương mại bằng cách sử dụng cơ chế quyết định tranhchấp của WTO Các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ có lợi từ sự đảm bảo chắc
chắn là các đối tác thương mại của họ buộc phải tuân thủ các quy tắc của WTO.
Điều này có nghĩa là, các thành viên WTO sẽ không thể đối xử phân biệt vớihàng hoá của Trung Quốc tại thị trường nội địa Với tư cách là thành viên WTO,Trung Quốc đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Và việc
có thêm nhiều công việc được trả công cao, nguồn thu thuế của Chính phủ tănglên và có thêm chuyền giao công nghệ không những mang lại lợi ích kinh tế mà
còn có ý nghĩa xã hội to lớn Người tiêu dùng Trung Quốc được hưởng lợi trực
tiếp khi cạnh tranh mang lại nhiều sự lựa chọn hơn Giá cả thấp hơn và chất
lượng cao hơn, quyên sở hữu trí tuệ, quyền của người tiêu dùng được tôn trong
hơn Hiệu quả năng suất lao động tăng cao, sẽ tạo cho Trung Quốc sức mạnhkinh tế đủ khả năng cạnh tranh với các quốc gia giàu mạnh trên bất kỳ thị
trường nào Tuy nhiên, gia nhập WTO, Trung Quốc cũng phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có những ảnh hưởng đáng ké tới ngành sản xuất thép.
Trung Quốc đã bước vào thời kỳ hậu quá độ sau khi gia nhập WTO và tới
đây sẽ phải đối mặt với những thách thức mới Trong thời gian tới, Trung Quốc
sẽ tiến hành những bước đi thích hợp, áp dụng những biện pháp đón đầu đi
Trang 28trước, tổ chức lực lượng tiến hành, nghiên cứu, hoạch định những chính sách và
biện pháp ứng phó với tình hình mới.
Bảng số 1.8: Lịch trình cắt giám thuế quan đối với
ngành thép khi Trung Quốc gia nhập WTO
- Mức thuế phổ biến | Mức thuế áp dụng
San pham trước khi gia nhập | sau khi gianhập | Năm cat giảm
Nguôn: Tổng cục Thông kê Trung Quốc - WWW.chinesesteel.com
1.2.2 - Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc mới chỉ được xếp
vào hàng thứ 10 của các quốc gia có ngành công nghiệp thép phát triển, và ở
thời điểm đó, Hàn Quốc mới chỉ đóng góp được 2,3% tổng sản lượng của ngành
thép thế giới Không dừng lại ở các kết quả đã đạt được, Hàn Quốc tiếp tục mở
rộng đầu tư, phát triển ngành công nghiệp thép mà hạt nhân là Tập đoàn thépPOSCO Với sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu thép nội địa phục vụ chocác ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô và ngành xây dựng tăng cao, cho
Trang 29đến năm 2005, ngành thép Hàn Quốc đã được xếp vào hàng thứ 5 thế giới chỉ
đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga.
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thép HànQuốc xây dựng kế hoạch phát triển tổng thẻ với lượng vốn đầu tư đến năm 2010vào khoảng 11,3 nghìn tỷ Won 80% lượng vốn đầu tư này sẽ được dành cho
phát triển ngành thép nội địa của Hàn Quốc, 15% sẽ được đầu tư cho các dự án hoạt động ở các nước trên thế giới, số còn lại sẽ được đầu tư cho các ngành dịch
vụ và bán các sản phẩm thép.
Hàn Quốc hiện là một trong những nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng Lĩnh vực sản xuất thép của Hàn Quốc cũng tăng trưởng mạnh mẽ Nhu cầu thép trong nước của Hàn Quốc đạt mức tăng tưởng 14%, tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành thép đạt 45,7 triệu tan
trong năm 2005 Năm 2006, tông sản lượng thép thô của Hàn Quốc dự tính đạt49,53 triệu tấn Theo đó, lượng tiêu thụ thép của Hàn Quốc dự tính tăng khoảng1,9% đạt 48,129 triệu tấn Trong tổng lượng tiêu dùng thép, nhu cầu về sảnphẩm thép det sẽ tăng 6,2% nhưng nhu cầu về sản phẩm thép dài lại giảm 2,4%,
do Chính Phủ Hàn Quốc chủ trương điều tiết nhằm ổn định giá của thị trường bất động sản và điều chỉnh tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp xây dựng.
Lượng thép xuất khẩu trong năm 2006 của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng
2,2%, chủ yếu là các sản phẩm thép tắm cán nguội và thép dài phục vụ cho các ngành xây dựng.
Bảng số 1.9: Sản lượng sản xuất và khối lượng xuất nhập
khẩu của ngành thép Hàn Quốc
Đơn vị tính: ngàn tấn
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Sản lượng sản xuất 44.381.352 | 44.300.025 | 46.189.273 | 48.380.875 | 49.518.887
Trang 30Sản lượng tiêu thụ 39.135.386 | 38.656.703 | 44.297.896 | 45.875.565 | 47.866.824
Sản lượng nhập khẩu
15.006.712 | 13.449.589 | 16.614.896 | 18.697.931 | 21.344.538
nguyên liệu thô
Sản lượng xuất khẩu | 13.630.238 | 13.983.660 | 12.794.603 | 14.005.317 | 14.907.685
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép Đông Nam A - SEAISI
Ngày 1/1/1995 đánh dấu một sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt đối vớiHàn Quốc: Hàn Quốc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thé gidi-WTO
Được hưởng lợi từ việc tham gia hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, ngành thép
Hàn Quốc không ngừng đổi mới công nghệ và gia tăng đầu tư Hiện nay, HànQuốc là một trong số ít các quốc gia trên thé giới áp dụng thành công công nghệsản xuất “thép sạch” bằng công nghệ Finex - công nghệ sản xuất thép tiên tiếnnhất trên thế giới hiện nay
Nhằm phát triển hơn nữa những lợi thế sẵn có của một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép, ngành thép Hàn Quốc
đang tiến hành đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nội
địa cũng như quốc tế ngày càng tăng Dự kiến, số vốn bỏ ra trong năm tài khoá
2006 lên tới 3.600 tỷ Won (tương đương với 3 tỷ USD), tăng 88% so với năm trước.
Theo phân tích và nhận định của các chuyên gia ngành thép Hàn Quốc, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, đi kèm với nó là sự bùng nỗ nhu cầu nguyên vật liệu đã khiến thị trường thép thế giới lên cơn sốt “Nhờ đầu ra tăng cao, các nhà sản xuất thép Hàn Quốc cảm thấy vững tâm hơn khi huy động
nguồn lực dé đầu tư” Theo đó, Tập đoàn thép POSCO (tập đoàn thép thứ 5 trênthế giới) đã đầu tư khoảng 2.000 tỷ Won để lập thêm nhà xưởng, giá trị tươngứng khoảng 500 tỷ USD so với tổng mức đầu tư trong năm 2005 Ngoài ra, Tậpđoàn thép POSCO cũng có kế hoạch đầu tư thêm cho các thị trường nước ngoài,
đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi được xem là mảnh đất có tiềm năng rất lớn cho các nhà sản xuất thép trên thế giới.
1.2.3 - Kinh nghiệm của một số nước ASEAN
Trang 31Về xuất phát điểm của ngành thép các nước ASEAN vốn chi là một nhóm
những cơ sở sản xuất thủ công được lắp đặt vào những năm 50 thế kỷ XX, với mục đích đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ thép của những nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển.
Thập ky 60 đánh dấu sự phát triển của ngành thép các nước ASEAN bằngviệc xuất hiện các lò điện hồ quang đầu tiên trong khu vực với kích cỡ nhỏ từ10-50 tan Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước ASEAN đã kéo theo sản
lượng thép lò điện và công suất cán thép dài tăng nhanh trong những năm 70
của thế kỷ XX
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu tiêu thụ thép, bước sang thập kỷ 80 và 90,
các nước ASEAN đã bắt đầu đầu tư vào khâu cán thép det và phát triển khâuluyện thép Một số nước ASEAN như Malaysia, Indonesia đã đầu tư công nghệsản xuất sắt xốp; và trong giai đoạn này, Thái Lan cũng có kế hoạch xây dựng
nhà máy liên hợp sản thép theo công nghệ lò cao, song do cuộc khủng hoảng tài
chính ở Đông Nam Á, kế hoạch này đã bị đình hoãn.
Như vậy, đến nay các nước có nền kinh tế phát triển khá trong khối
ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã đầu tư cả khâu luyện thép và cánthép, tuy nhiên do nhiều hạn chế nên vẫn chưa có sự cân đối trong đầu tư giữa
hai khâu này.
Nhằm mở rộng và tăng cường buôn bán giữa các nước ASEAN, thúc đâyhơn nữa đầu tư của nước ngoài vào ASEAN và hợp tác đầu tư trong nội bộ khu
vực và xây dựng ASEAN thành một khu vực sản xuất có khả năng cạnh tranh
cao hướng ra phục vụ cho thị trường toàn cầu, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ IV
họp tại Singapore năm 1992 đã quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), bắt đầu triển khai từ ngày 1/1/1993 và dự kiến hoàn thành vàonăm 2008 Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1994, các nước ASEAN đã họp và quyết
định rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA xuống còn 10 năm, tức là vào năm 2003.
Trang 32AFTA sẽ làm tăng khối lượng buôn bán thép trong nội bộ ASEAN cũng
như các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực AFTA sẽ giúp các nhà sản
xuất thép tại các nước thành viên có thể nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào từ
các nước thành viên khác với giá rẻ hơn, từ đó có thể hạ giá thành sản xuất và
tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường khác ngoài ASEAN, dẫn đến tăng
kim ngạch buôn bán giữa các nước trong khu vực với thế giới bên ngoài AFTA
còn góp phần mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên Thị trường ở
từng quốc gia thành viên có thể nhỏ, nhưng khi tham gia AFTA sẽ được hưởng
lợi thế thị trường của cả AFTA với dân số hiện nay khoảng 550 triệu người
Một thị trường lớn (đứng thứ 4 sau Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản),
ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao không những sẽ giúp cho các nước
ASEAN tăng được sức mạnh trong thặng dư thương mại toàn cầu mà còn có tác
dụng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài mạnh hơn
Tuy nhiên, tác động của AFTA đối với từng nước ASEAN cũng sẽ rất
khác nhau Mặc dù AFTA sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên,
song các nước phát triển mạnh hơn - nhất là trong giai đoạn đầu, sẽ được hưởng
lợi nhiều hơn so với các nước kém phát triển hơn Bên cạnh những cơ hội đã
nêu ở trên, AFTA cũng đã và sẽ đặt ra cho các nước thành viên một số thách
thức, tuy mỗi nước ở một mức độ khác nhau như: thu nhập ngân sách có thể bị
giảm khi giảm thuế quan, hàng nội địa có thể bị cạnh tranh mạnh hơn bởi hàng
hoá nhập khẩu, một số quốc gia sẽ phải thu hẹp các ngành sản xuất kém hiệu
Trang 33quả Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về tác động của AFTA đối
với việc làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của các quốc gia ASEAN cho thấy, các nước như Malaysia, Thái Lan va Singapore có thé tập trung phát triển mạnh hơn các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, trong đó
có ngành sản xuất thép Do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nên các nước này
chủ yếu vẫn sản xuất sản phẩm thép cán từ sắt vụn nấu luyện trong lò điện, phôithép tắm, phôi thép vuông và thép cuộn cán nóng, mà nguồn cung ứng chủ yếu
Trong cuộc cạnh tranh này, có những doanh nghiệp sẽ vượt qua được khó khăn,
đủ sức để cạnh tranh và sẽ phát triển đi lên; ngược lại, một số doanh nghiệp
không tự mình vươn lên được, không đủ sức cạnh tranh sẽ thua lỗ và bị phá sản.
Hiện nay, các nước ASEAN vẫn phải nhập khẩu một lượng phôi thép khá
lớn, phần lớn là phôi dẹt để cán các sản phẩm thép cuộn cán nóng Nhìn chungcác nước ASEAN đều đã dư công suất các sản phẩm thép so với nhu cầu bêntrong của nền kinh tế Tổng công suất các thiết bị cán mặt hàng thép tròn xây
dựng, thép lá cuộn cán nóng và cán nguội của các nước này là khoảng 41,7 triệu
tan Trong đó, công suất cán thép tròn xây dựng đạt khoảng 18 triệu tan, trong
khi nhu cầu hằng năm chỉ bằng 2/3 tổng công suất , cụ thể trong năm 2004 nhu
cầu thép xây dung và thép lá là 27,8 triệu tan, đạt 66,7% và sản lượng thực tế
đạt 43,2% tổng công suất thiết bị Các số liệu này phản ánh một thực tế là giáthành sản xuất trong nước vẫn cao hơn giá thép nhập khẩu Tuy nhiên, trong cơ
chế thị trường mở như hiện nay, các nước ASEAN vẫn cho phép các doanh nghiệp của họ nhập khâu và xuất khẩu các sản phẩm thép.
Thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam nhập khâu thép từ các nước
ASEAN với số lượng không đáng kể, vì các lý do sau:
- Thứ nhất: Nguồn cung trong nước về các chủng loại thép tròn xây dựng
đã đủ đáp ứng.
Trang 34- Thứ hai: Bằng chính sách bảo hộ phi thuế quan, Nhà nước không cho
nhập và một lẽ nữa là giá thành sản xuất thép của các nước này vẫn còn cao Các mặt hàng thép khác, thường phải nhập khâu từ Liên bang Nga và Ucraina vi
có giá thành sản xuất và giá bán thép thấp hơn các nước khác Thị trường nhập
khâu các sản phẩm thép hiện nay và trong tương lai của một số nước như TháiLan, Malayxia, Indonexia vẫn là Bắc Mỹ, EU và một phần nhỏ từ Nam Phi Ở
các thị trường này giá bán thép cao hơn ở các thị trường các nước ASEAN, trong đó có thị trường Việt Nam.
Ngành thép Việt Nam hiện nay còn thua kém so với các ngành thép của các nước ASEAN Bởi vậy giá thép xây dựng của các nhà máy cán thép Việt
Nam cao hơn giá thép xây dựng nhập khâu từ Nga và các nước thuộc Liên Xô
cũ (CIF cảng Việt Nam) từ 10~15% (từ 25~38USD/tan) và cao hơn giá thép
nhập khẩu từ các nước khác còn lại (CIF cảng Việt Nam) khoảng 5%
(10~13USD/tan) Các nước xung quanh Việt Nam đã xây dựng các nhà máy cán
thép xây dung từ những năm 80 của thế kỷ XX và các nhà máy cán nóng, cánnguội thép tắm, lá từ những năm 90 - tức là đi trước Việt Nam khoảng hơn 10năm Phần lớn các nhà máy này đã hết khấu hao hoặc đã khấu hao được hơnnửa tài sản cố định Do đó, giá thành sản xuất của họ thấp hơn của Việt Nam từ5~15USD/tan đối với thép tròn xây dựng
Năm 2006 Việt Nam sẽ bãi bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và phi thuếquan Thuế nhập khẩu hàng hoá từ các nước ASEAN chỉ còn từ 0~5% Như
vậy, giá thép xây dựng của ASEAN vào Việt Nam (CIF) sẽ cao hơn thép sản
xuất bởi các công ty liên doanh trong nước đúng bằng mức thuế nhập khẩu 5%
Như vậy, có thể một lượng thép khá lớn (từ 1~2 triệu thép các loại) sẽ được
nhập khâu vào Việt Nam từ các nước ASEAN, nếu như giá thép trong nướckhông giảm được từ 10 ~ 15% và chất lượng sản phẩm thép không được cảitiến tốt hon Tuy nhiên, đến 2006, một số nhà máy sản xuất thép liên doanh vớinước ngoài như VPS, VUC và Vinakyoei sẽ hết khấu hao và giá thành sản xuấtước giảm từ 10~20USD/tắn Mặt khác, phần lớn thép do các nước ASEAN sảnxuất có hàm lượng giá trị gia công nội địa thấp do phải nhập khẩu phôi thép,
nên khó được hưởng mức thuế nhập khẩu là 5% Những sản phẩm có hàm lượng gia công cao hơn như ống thép mạ, thép tam mạ kẽm, mạ màu có thé xâm
Trang 35nhập vào thị trường Việt Nam với tỉ lệ lớn hơn Ngành thép Việt Nam cũng có
thuận lợi khi tham gia AFTA, rõ nhất là cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước như Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam xâm nhập thị trường Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar.
Giá thép xây dựng hiện nay của các nước ASEAN là khoảng
452USD/tan Năm 2004, với mức thuế nhập khẩu là 10% thì giá thép nhập khẩu
từ các nước ASEAN vào Việt Nam khoảng 497USD/tấn Từ tháng 4 năm 2004,
Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xuống còn 5%, giá thép nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam chỉ còn khoảng 475USD/tan Như vậy, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm thép là còn rất nhiều khó khăn
Dé phát huy được những lợi thé và giảm tối đa những khó khăn này thìngành thép Việt Nam phải vượt qua các hạn chế và những ảnh hưởng tiêu cực
do những thách thức đưa đến, góp phần làm giảm chỉ phí sản xuất và lưu thông,
và do vậy, góp phần tăng sức cạnh tranh cho các đơn vị sản xuất và lưu thông
trong nước.
Có thể nêu một vài nhận xét về công nghệ và năng lực sản xuất thép củamột số nước ASEAN:
Nét đặc trưng nồi bật nhất về công nghệ luyện thép của các nước ASEAN
là chủ yếu dựa vào công nghệ luyện thép lò điện hồ quang (một số nước có cả
hai loại lò một chiều DC và xoay chiều AC) Phần lớn các lò điện có công suất
lớn của ASEAN đều được mua ở nước ngoài (được họ thiết kế, chế tạo, lắp đặt),
từ các hãng chế tạo lò điện luyện thép đa phần là có tên tuổi trên thế giới nhưGHH, Soe Demag (CHLB Đức), VAI (Áo), Danielli (Italia)
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thép luyện, một sốnước ASEAN sau khi nấu chảy thép ở trong lò điện đã tinh luyện thép thêm ở lòthùng nhằm khử bỏ tạp chất và điều chỉnh thành phần hoá học mác thép Đi đầutrong lĩnh vực này phải kể đến Thái Lan (có 3 lò: 25tắn, 50 tắn, 75tắn), sau đó
đến Malaysia và Singapore.
Trang 36Bảng số 1.11: Công suất luyện phôi thép của ASEAN-5 + Việt Nam
STT Chỉ số Đơn vị Công suất
1 | Công suất luyện phôi dài Tan 12.740.000
2 | Công suất luyện phôi det Tan 10.200.200
3 | Tổng công suất luyện phôi Tan 22.940.200
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt tháp Đông Nam A-SEAISI/www.seaisi.org.com
Hiện nay, tổng công suất luyện thép của ASEAN-5 và Việt Nam vàokhoảng 39 triệu tan
(1) Về ngành công nghiệp thép Thái Lan:
Hiện nay, ngành thép Thái Lan có khoảng 33 công ty sản xuất thép lớnvới công suất trên 5 triệu tắn/năm Ngoài khâu luyện gang, công nghiệp thép
Thái Lan đã phát triển khá đầy đủ từ khâu luyện thép đến cán nóng, cán nguội,
sơn mạ kim loại cũng như gia công chế tạo Tổng công suất cán thép của Thái
Lan lên tới gần 14 triệu tan, trong đó cán sản phẩm thép dài khoảng 5,5 triệu tan
và sản phẩm đẹt khoảng 8 triệu tắn Công suất luyện thép đạt gần 5 triệu tắn
Xét về năng lực sản xuất, Thái Lan có khả năng đáp ứng nhu cầu luyện
phôi dài phục vụ cán thép trong nước Năng lực luyện phôi thép dẹt của Thái
Lan trong năm 2005 đạt 2,1 triệu tấn, nhưng mức tiêu thụ lên tới 4,9 triệu tan.
Nhu vay, san xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu, phần
còn lại gần 2,8 triệu tan vẫn phải nhập khẩu.
Bảng số 1.12: Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng của Thái Lan
Đơn vị tính: 1000 tấn
Thép xây dựng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sản xuất 2.375 | 2.393] 1.569| 2.063| 2.206] 2.765) 3.775
Xuất khẩu 280) 252 425 375 419 538] 339
Nhập khẩu 1.326] 993 447 517 595 571| 776 Tiêu thụ 3421| 3.134] 1.591| 2.223| 2382| 2.804) 4.212 Tang trưởng -8%| -49%| 40% 7%| 18%| 50%
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép Đông Nam A-SEAISI-www.seaisi.org.com
Trang 37Sức tiêu thụ thép xây dựng của Thái Lan trong giai đoạn 1999-2005 đạt
mức tăng trưởng rất cao, tăng trung bình 28%/năm Đặc biệt năm 2005, mức tăng trưởng này là 50% Sự phát triển trong lĩnh vực xây dựng nhà ở là nhân tố chính dẫn tới tăng trưởng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2005 Sản xuất thép xây dựng cũng đạt mức tăng trưởng cao 36,5%, và nhập khâu cũng tăng tới
39% Do nhu cầu nội địa tăng cao nên xuất khâu năm 2005 giảm 38%
(2) Về ngành công nghiệp thép Indonesia:
Hiện nay, Indonesia có khoảng 50 công ty sản xuất thép lớn với công suất
trung bình khoảng 500.000tán/năm/công ty Công nghiệp thép Indonesia đã phát
triển khá đầy đủ cả khâu thượng và hạ nguồn.
Hằng năm, Indonesia tiêu thụ trên dưới 2 triệu tấn quặng sắt, trong đókhai thác trong nước khoảng 500 ngàn tắn, phan còn lại phải nhập khẩu từ nướcngoài Sản xuất và tiêu thụ phôi của Indonesia có phần suy giảm trong nhữngnăm gan đây, sản xuất phôi thép vuông năm 2005 đạt 1,26 triệu tắn, tương ứngvới 60% công suất Mặc dù hệ số sử dụng công suất luyện phôi rất thấp nhưng
hằng năm Indonesia vẫn phải nhập khẩu khoảng 30% lượng phôi từ bên ngoài
để phục vụ nhu cầu cán thép trong nước Nguyên nhân là do chi phí san xuấtphôi của Indonesia còn cao vì phải phụ thuộc vào nguồn thép phế nhập khẩu;mặt khác, do giá nhiên liệu và năng lượng điện tăng cao trong thời gian gần đây.Trong bối cảnh đó, Indonesia đã tiết giảm sản xuất phôi trong nước và thay thế
Sản xuất 240| 300| 340| 350| 426| 490| 540| 560| 500| 500
Xuất khâu 66 :
-Nhập khẩu | 2.275 | 2.124| 1.606] 2.507) 2.513| 1.871| 1311| 2.070| 2.159 | 1.600
Trang 38Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép Đông Nam A-SEAISI-www.seaisi.org.com
San xuất và tiêu thụ thép xây dựng của Indonesia năm 2005 giảm mạnh
do đình trệ trong lĩnh vực xây dựng; mặt khác, còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi di chứng của trận động đắt gây ra sóng thần năm 2004.
(3) Về ngành công nghiệp thép Malaysia:
Trong 7 năm gần đây, nền kinh tế Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào nhu
cầu tiêu thụ trong nước Tuy nhiên, nhu cầu bên ngoài cũng đóng một vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế Malaysia khi nền kinh tế các nước OECD
hứa hẹn một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2006 và các năm tiếp theo.
Đầu tư tư nhân cũng có xu hướng tăng mạnh hơn trong thời gian này Vai tròphát triển kinh tế cũng có sự cân bằng giữa cung và cầu trong nước và trong lĩnhvực đầu tư và xuất khẩu Lĩnh vực sản xuất sẽ là động lực tăng trưởng chính vàdịch vụ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng
Bảng số 1.14: Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng của Malaysia
Đơn vị tính: 1000 tấn
Thép xây dựng | 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Sản xuất 5.600| 5.600| 5.600| 5.600| 5.600| 5.600| 5.600Xuất khẩu 3381| 3.658| 2.080| 1.650 2.910| 3.192) 3.195
% công suất 60% 65% 37% 29% 52% 57% 57%
Nguôn: Viện Nghiên cứu sắt thép Đông Nam A-SEAISI-www.seaisi.org.com
Hệ số sử dụng công suất cán thép xây dựng của Malaysia còn thấp, trongnăm 2005 mới chỉ đạt khoảng 57% Sản xuất và tiêu thụ thép thô của Malaysia
không ngừng tăng trong giai đoạn 1999-2005 Malaysia đã có gắng thay thế dần lượng phôi nhập khẩu bằng phôi sản xuất trong nước và tăng cường xuất khẩu
sang các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Trang 39Malaysia bắt đầu sản xuất được phôi thép det từ năm 2000 Trước đó,
toàn bộ sản lượng phôi của Malaysia là phôi vuông Sản lượng phôi năm 2005 đạt hơn 4,7 triệu tấn Điều này thể hiện sự cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành thép Malaysia trong thời gian gần đây.
1.2.4 - Tổng kết bước đầu về một số bài học đối với Việt Nam
Dé đáp ứng nhu cầu hội nhập, ngành thép Việt Nam còn phải nỗ lực vượtqua nhiều thử thách, đặc biệt là vấn đề đổi mới tổ chức quản lý, tăng cường đầu
tư công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường khu
vực và thé giới
Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thép, Tổng công ty Thép
Việt Nam đóng vai trò trung tâm của ngành thép Việt Nam Hội nhập kinh tếquốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thép trong việc mở rộng thịphần tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và nước ngoài Hiện tại, ngành thép ViệtNam đang nắm giữ một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đãđược thử thách và tôi luyện trong sản xuất Tham gia hội nhập, ngành thép Việt
Nam có điều kiện nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phương pháp quản lý
hiện đại, rút ngắn được thời gian hiện đại hoá các cơ sở sản xuất Bên cạnh đó,hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho ngành thép Việt Nam một số bài họckinh nghiệm quý giá Từ việc nghiên cứu bước đầu kinh nghiệm của TrungQuốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN trong việc tô chức quản lý và phát
triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bài học thứ nhất: Ngành thép Việt Nam cần đây mạnh chuyển dịch cơcấu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, trên cơ sở chiến lược và quy hoạch
tổng thé phát triển ngành thép đã được Thủ tướng phê duyệt Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững tốc độ tăng trưởng chung của ngành thép từ 19~26%/năm Ngành thép cần tập trung đầu tư vào các sản phẩm mà trong nước
chưa sản xuất được và trước mắt là sản xuất những chủng loại sản phẩm có tínhcạnh tranh cao trong thị thường khu vực Đồng thời, tập trung đẩy mạnh xúctiến thương mại, tiến tới xuất khẩu sang các thị trường khó tính Bên cạnh đó,
ngành thép Việt Nam cần tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp sẵn sàng có
các biện pháp đối phó với thị trường khi có biến động bắt lợi
Trang 40Bài học thứ hai: Ngành thép Việt Nam cần tiếp tục rà soát, xây dựng
mới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép cần bổ sung chiến lược sản xuất kinh doanh của mình,
xác định rõ cơ cấu sản phẩm, thị trường, phương thức kinh doanh, ứng dụngkhoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và giá trị sử dụng của hàng
hoá, không ngừng xây dựng và quảng bá thương hiệu Đồng thời, chú trọng giảm chỉ phí sản xuất bằng các giải pháp, kế hoạch cụ thể thực hành tiết kiệm và
cắt giảm các chi phí về nguyên vật liệu trong sản xuất; điều chỉnh, bổ sung định
mức lao động, bảo đảm năng suất lao động; đổi mới tổ chức quản lý, nhất là
quản lý năng suất và chất lượng để hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm
Bai học thứ ba: Dé có thé tận dụng được mọi cơ hội mang lại khi Việt
Nam chính thức là thành viên của Tô chức thương mại thế giới (WTO), tham
gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình hội nhập và phân công lao động
quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế,ngành thép Việt Nam cần hết sức tránh các tranh chấp thương mại, đặc biệt làviệc thực hiện nghiêm túc các cam kết với WTO trong các lĩnh vực bị kiện bánphá giá như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác đã từng bị
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt về kinh tế đối với một số mặt hàng sắt thép.
Bài học thứ tư: Những điều ước và quy phạm của WTO chủ yếu nhắm
vào hành vi kinh tế đối ngoại của chính phủ các nước thành viên Đối với những
nước kinh tế thị trường chưa hoàn thiện như Trung Quốc và Việt Nam thì phảihết sức chú ý đến các quy phạm, chế ước và chuyền đổi hành vi hành chính của
chính phủ Nếu không, sau khi gia nhập WTO, những hành vi kinh tế mậu dịch đối ngoại của chính phủ dễ trở thành đối tượng khiếu kiện của những thành viên khác, nhất là các nước phát triển Do vậy, trước và sau khi gia nhập WTO, Việt
Nam luôn phải ý thức được quan điêm “muốn gia nhập WTO thì chính phủ phải
gia nhập trước”.
Để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, ngành thép Việt Nam
cũng cần kiến nghị với Chính phủ một số vấn đề: nhanh chóng thực hiện việc
ban hành mới, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp