21.1.1.Mục đích của việc tìm hiểu về nghành thiết kế đồ họa tại Việt Nam Sự phát triển của công nghiệp và kinh tế tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm đồ họa, từ quảng cáo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CAO LINH CHÂU
NGHÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
VIỆT NAM HIỆN NAY
Khoa in và truyền thông
Mã số SV: 23156005
TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Người hướng dẫn khóa học:
1.ThS VŨ NGÀN THƯƠNG
TP.HỒ CHÍ MINH-2024
Trang 2MỤC LỤC 1.Phần mở đầu 2 1.1 1 Mục đích việc tìm hiểu về nghành thiết kế đồ họa tại Việt
Nam 2
1.1.2 Giới thiệu về nghành thiết kế đồ họa 2 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghành thiết kế đồ họa _2 1.2.3 Phong cách tiêu biểu trong tranh dân gian Việt Nam _3 1.2.4 Những dòng tranh dân gian tại Việt Nam 3 1.3.1 Nghệ thuật dân gian qua các đồ dùng mỹ nghệ 4 1.3.2 Các trường nghệ thuật dưới thời Pháp Thuộc _5 1.3.3 lịch sử thiết kế đồ họa từ thời Pháp thuộc trở đi _6
2 Nhu Cầu Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa 6
3 Thuận Lợi và Khó Khăn Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam hiện nay _7 3.1.1.Thuận Lợi của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam _7 3.1.2.Khó khăn của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam _7
4 Những Khuynh Hướng Thiết Kế Lớn Hiện Nay Tại Việt Nam: _8
5 Những Thương Hiệu Về Thiết Kế Đồ Họa Nổi Tiếng Hiện Nay _9
6 Phần kết 10 Tài liệu và hình ảnh tham khảo _10
Trang 32
1.1.1.Mục đích của việc tìm hiểu về nghành thiết kế đồ họa tại Việt Nam
Sự phát triển của công nghiệp và kinh tế tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm đồ họa, từ quảng cáo, truyền thông đến thiết kế sản phẩm Do đó, có nhiều cơ hội việc làm trong ngành thiết kế đồ họa Bài tiểu luận này giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của nghành thiết kế đồ họa tại Việt Nam, sự hiểu biết về văn hóa sẽ là một lợi thế quan trọng tạo nên dấu ấn riêng của sản phẩm không chỉ đối với khách hàng trong nước mà còn là quốc tế Tóm lại, việc tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa tại Việt Nam không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn mở
ra những trải nghiệm độc đáo và cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ này
1.1.2 Giới thiệu về nghành thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa, một lĩnh vực năng động và liên ngành, đóng vai trò là ngôn ngữ hình ảnh truyền đạt ý tưởng, thông điệp và cảm xúc thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh, văn bản và bố cục Về bản chất, đó là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh, sử dụng vô số yếu tố để tạo ra những tác phẩm hấp dẫn và có tính thẩm mỹ Bài tiểu luận này khám phá các nguyên tắc cơ bản, sự phát triển lịch sử và
ý nghĩa đương đại của thiết kế đồ họa như một sức mạnh tiềm tàng trong cả biểu hiện nghệ thuật và giao tiếp hiệu quả
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghành thiết kế đồ họa
Sự phát triển của nghành thiết kế đồ họa trên thế giới:
Nguồn gốc của thiết kế đồ họa có thể bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại, nơi các biểu tượng và hình ảnh được sử dụng để giao tiếp Tuy nhiên, nó thực sự nở rộ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp với
sự ra đời của kỹ thuật in ấn hàng loạt Những tấm áp phích mang tính biểu tượng của phong trào Tân nghệ thuật, chẳng hạn như các tác phẩm của Alphonse Mucha, minh họa cho sự kết hợp giữa nghệ thuật và thương mại Giữa thế kỷ 20 chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa hiện đại, với những người tiên phong như Paul Rand và Saul Bass nhấn mạnh đến sự đơn giản, chức năng và sự kết hợp giữa hình thức và chức năng, dựa theo nhu cầu phát triển của xã hội dẫn đến sự nở rộ của nghành nghề này
Trang 41.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghành thiết kế đồ họa tại Việt Nam
Đầu tiên sự hình thành của tranh dân gian Việt Nam có mối liên kết sâu sắc với văn hóa tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên và dựa trên các vị thần truyền (vốn được nhân hóa từ các hiện tượng thiên nhiên) Hình ảnh của các vị thần, linh thần, và tổ tiên thường xuất hiện trong tranh dân gian, thể hiện lòng tôn thờ đối với các linh hồn và thế lực siêu nhiên Tranh dân gian được chia thành tranh Tết và tranh thờ, tranh Tết thường liên quan đến các bức tranh về các hoạt động và cảnh quan liên quan đến lễ hội Tết, như ông Địa, ông Công ông Táo, bánh chưng, cây nêu, hoa đào, hoa mai, v.v
3
Tranh thờ thường là các bức tranh được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và thờ cúng, với hình ảnh của các vị thần và tổ tiên
Theo các nguồn sử liệu, kỹ thuật khắc ván để in xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước, chủ yếu là trong việc in các văn bản thiết yếu như kinh Phật và các văn bản tâm linh khác, đặc biệt
là vào thời kì nhà Lý khi tín ngưỡng phật giáo được truyền bá rộng rãi
Kỹ thuật này không chỉ giúp bảo tồn và truyền bá tri thức tâm linh mà còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Từ thời Lý- Trần- Lê sơ, Việt Nam đã mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng,
mở cửa tiếp nhận những luồng văn hóa khác nhau Từ đó có sự giao thoa văn hóa ,Việt Nam liên tục tiếp xúc và giao thoa với các nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, và Campuchia
Sự giao thoa này đã ảnh hưởng đến nghệ thuật chế tác tranh, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận nghệ thuật
1.2.3 Phong cách tiêu biểu trong tranh dân gian Việt Nam
Tranh dân gian thường sử dụng lối dựng hình "đơn tuyến bình đồ," có nghĩa là các chi tiết trong tranh được biểu diễn một cách đơn giản, khoanh tròn hoặc vẽ bằng những đường đơn giản, không phức tạp Phong cách này giúp tạo nên những hình ảnh độc đáo và dễ nhìn, phản ánh tính chất trực tiếp và chân thực của nghệ thuật dân gian Tranh dân gian thường không có một điểm nhìn cố định,
mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát từ nhiều góc độ khác nhau giúp tạo nên sự tự nhiên, khiến cho người xem có cảm giác như họ đang tham gia vào cảnh vật
Bố cục tranh thường được chia thành các phần phân biệt, với thần thánh thường được vẽ to ở giữa
và ở phía trên Điều này thường phản ánh sự tôn trọng và đặt lên cao vị thần thánh trong tâm trí người vẽ và người xem Người bình thường và con vật thường xuất hiện phổ biến, sàn sàn nhau,
Trang 5nhưng đôi khi có thể được biểu diễn với kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào tương quan với thần thánh Màu sắc trong tranh dân gian thường được chọn một cách tươi vui và rực rỡ Các mảng màu thường được bao lại toàn bức tranh, không gian màu sắc thường được sử dụng để tạo nên sự sinh động và hứng khởi
1.2.4 Những dòng tranh dân gian của Việt Nam
Tiêu biểu có thể kể đến 12 dòng tranh dân gian Việt Nam của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm: Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Tranh Kim Hoàng (Hà Tây - Hà Nội ngày nay)
Tranh Hàng Trống (Hà Nội)
4
Tranh làng Sình (Huế)
Tranh Thập vật (Bắc Bộ)
Tranh Đồ thế (Trung và Nam Bộ)
Tranh Kính Nam Bộ (Nam Bộ)
Tranh Kính Huế (Huế)
Tranh Thờ miền núi (Dân tộc thiểu số phía Bắc)
Tranh Gói vải (Nam Bộ)
Tranh Thờ đồng bằng
Tranh Vải
Trong số 12 dòng tranh dân gian Việt Nam kể trên, có 4 dòng tranh được coi là và phát triển nhất bao gồm: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng và tranh Làng Sình
Tranh Đông Hồ: Xuất phát từ xã Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh Có từ thế kỷ XVII Tranh có màu sắc tươi vui, chủ yếu là màu đỏ, đen và xanh lá cây Các họa tiết thường là hình vật và con người trong cuộc sống hàng ngày Thể hiện niềm vui, may mắn và cuộc sống bền vững
Trang 6Tranh Hàng Trống: Xuất phát từ làng Hàng Trống, Hà Nội Tranh dùng giấy đen, mực trắng và đỏ Chủ yếu là họa tiết văn hóa dân gian, vũ khí, động vật và cây cỏ Thể hiện lòng yêu nước, truyền thống anh hùng và nghệ thuật truyền thống
Tranh Làng Sình: xuất phát từ làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) Được sử dụng kĩ thuật in đơn giản, dùng bản gỗ được chạm khắc sau đó dùng màu dầu phết lên trên và xoa cho đến khi ăn màu lên giấy Điểm nổi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên Những nét độc đáo nhất của nó nằm hầu hết ở màu sắc, thể hiện sự sáng tạo của người vẽ, không chỉ dùng để thờ cúng mà còn khắc họa và tôn vinh những nét đẹp sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt Nam xưa
Tranh Kim Hoàng: Xuất xứ từ làng Kim Hoàng, thuộc xã Kim Hoàng, huyện Thanh Oai, Hà Nội, trên góc của tranh Kim Hoàn luôn có đề thơ và bùa trấn tà ma nên thường được sử dụng để trang trí nhà cửa vào năm mới Sử dụng các loại mực tàu, và các màu từ sắc từ thiên nhiên
1.3.1 Nghệ thuật dân gian qua các đồ dùng mỹ nghệ
Như đã được nhắc tới ở phần 1.2.2, nghệ thuật thời Lý- Trần- Lê sơ vô cùng phát triển và có sự giao thoa văn hóa giữa các nước láng giềng đã góp phần khiến cho các đồ thủ công mỹ nghệ của
5
Việt Nam trở nên đặc biệt và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng tinh xảo tồn tại đến ngày nay như trống đồng, đồ gốm tráng men,
Trống Đồng:
Nét vẽ trên trống đồng thường có sự cân đối và đều đặn Hình kỷ hà, hình người, chim, thuyền được vẽ rất linh động, chứng tỏ tài cầm bút cao và kỹ thuật chế tác tinh tế, đòi hỏi sự chính xác và khéo léo trong quá trình chế tác Nét vẽ trên trống đồng thường không chỉ là một trang trí mỹ thuật
mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh, lịch sử, và văn hóa Hình ảnh thường thể hiện các đám đông, cảnh tự nhiên, và các biểu tượng tâm linh
Đồ Gốm Tráng Men:
Trong giai đoạn đầu, đồ gốm tráng men thường có những nét vẽ đơn giản với màu sắc nhất quán Tuy nhiên, từ thế kỷ 10 và 11 trở đi, nét vẽ trở nên phức tạp và chi tiết hơn Trong thế kỷ 14 đến hết thế kỷ 16, đồ gốm Chu Đậu nổi tiếng với nét vẽ rất linh động và sáng tạo Nghệ nhân thể hiện bản sắc cá nhân của họ thông qua các họa tiết, hình ảnh phức tạp và sự sáng tạo trong kỹ thuật tráng
Trang 7men Màu sắc của đồ gốm tráng men có thể đa dạng từ xanh, nâu, vàng và các màu trung tính Họa tiết thường thể hiện cảnh đời sống, văn hóa, và những nét đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam 1.3.2 Các trường nghệ thuật dưới thời Pháp thuộc
Giai đoạn chính quyền Nam Kỳ khi Pháp đô hộ đã mở ba trường nghệ thuật ứng dụng đầu tiên gồm: trường Thủ Dầu Một (1901), trường Biên Hòa (1903) và trường Gia Định (1913) Mỗi trường
có một đặc trưng riêng trong chuyên môn đào tạo cho học sinh bản xứ và thường xuyên liên kết, giao lưu, trao đổi sản phẩm thủ công mỹ nghệ do học sinh làm ra Các trường nghệ thuật ứng dụng trong giai đoạn chính quyền Nam Kỳ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nghệ thuật, văn hóa truyền thống của cộng đồng Trường Bá Nghệ Thủ Dầu Một không chỉ có đóng góp về mặt văn hóa mà còn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương, đặc biệt là trong việc đào tạo các nghề truyền thống như sơn mài, mộc, điêu khắc
6
1.3.3 lịch sử thiết kế đồ họa từ thời Pháp thuộc trở đi
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật đồ họa được sử dụng mạnh mẽ như một công cụ truyền thông chiến tranh Các biểu ngữ, tranh ảnh, và quảng cáo đồ họa được sử dụng để tuyên truyền và hỗ trợ chiến dịch quân sự Trong khi đó, tại miền Nam, do sự ảnh hưởng của phong cách
đồ họa phương Tây, xuất hiện các tờ báo, tạp chí, và sách in với thiết kế đặc sắc Tại Việt Nam, ngành in hình thành và phát triển khá muộn so với thế giới Thời nhà Lý, nhà sư Tín Học là người
đã in các loại sách kinh phật cho các chùa chiền bằng nghề in khắc gỗ Nhưng giai đoạn cực thịnh của loại hình in này là thời Hậu Lê do Lương Như Học khởi xướng vào thế kỷ 19 CuốiThế kỷ 19 chứng kiến sự xuất hiện của in Typography tại Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho ngành in Việc này đã tạo ra những nhà in mới để phục vụ nhu cầu in ấn, đặc biệt là in báo Sau năm 1954, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền thì có nhà in Tiến Bộ ở miền Bắc năm 1946, nhà in Trần
Trang 8Phú ở miền Nam năm 1947…) Ngày 10-10-1952, Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập nhà in quốc gia và lấy ngày này làm ngày truyền thống của ngành in Việt Nam Điều này thể hiện tầm quan trọng của ngành in trong việc phục vụ cho sự phát triển của đất nước.Sau nhiều năm đổi mới, ngành in tại Việt Nam đã trải qua những bước tiến đáng kể Sự hiện đại hóa được thấy rõ thông qua việc sử dụng máy móc hiện đại, chuyển từ máy sắp chữ chì sang máy vi tính và từ in Typography sang in Offset, giúp cải thiện chất lượng và năng suất của ngành in
Từ sau năm 1975, sau sự kiện thống nhất đất nước, cùng với các biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam, các ngành Mỹ thuật ứng dụng đã trải qua những thay đổi đáng kể, nghệ thuật và văn hóa Việt Nam đã trải qua sự điều chỉnh và thích ứng với thực tế mới Từ sau 1986 (Đổi mới) và 1994 (Mỹ bãi bỏ cấm vận), Việt Nam chuyển từ mô hình kinh tế trạng thái sang thị trường, tạo điều kiện cho
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Kinh tế phát triển và quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm hàng hóa, từ đó tăng cường sự cần thiết của ngành Mỹ thuật ứng dụng Các ngành Mỹ thuật ứng dụng, bao gồm Thiết kế Kỹ thuật Hóa học (Thiết kế đồ họa), đã bắt đầu lên ngôi nhờ vào sự cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng Trong bối cảnh cần thiết về công nghiệp và kỹ thuật, Thiết kế đồ họa đã trở thành một lĩnh vực quan trọng, đóng góp vào sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế Với việc mở cửa kinh
tế, nghệ sĩ và người làm nghệ thuật có thể tiếp cận nhiều nguồn lực hơn, từ đó khả năng sáng tạo và đổi mới trong ngành Mỹ thuật ứng dụng được phát triển mạnh mẽ hơn Sự ra đời và phát triển của công nghệ số đã thực sự cách mạng hóa ngành thiết kế đồ họa, mang lại những thay đổi đáng kể trong cách chúng ta tạo ra và xử lý hình ảnh, đặc biệt phải kể đến sự ra đời của phiên bản Adobe đầu tiên vào năm 1990, đánh dấu cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa
2 Nhu Cầu Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa
Trước sự bùng nổ của công nghệ số cùng với sự phát triển nhu cầu nghệ thuật và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ những xu hướng mới trong lĩnh vực sáng tạo ứng
7
dụng, trong đó có ngành thiết kế đồ họa, chính vì thế các doanh nghiệp và tổ chức đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của thiết kế đồ họa trong việc thu hút và giữ chú ý của khách hàng Từ thiết
kế logo, bảng quảng cáo, đến trang web và ứng dụng di động, mọi ngành đều cần sự sáng tạo đồ họa để nổi bật
3 Thuận Lợi và Khó Khăn Của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam hiện nay
Trang 93.1.1.Thuận Lợi của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam
Dịch Vụ Nổi Tiếng: Việt Nam có nhiều đội ngũ thiết kế đồ họa tài năng, sáng tạo, và nhiều công ty thiết kế đã đạt được danh tiếng trên thị trường quốc tế
Chi Phí Lao Động Tương Đối Thấp: Mức chi phí lao động ở Việt Nam thường thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác, điều này có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và thiết kế
Cộng Đồng Thiết Kế Năng Động: Cộng đồng thiết kế đồ họa tại Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ, với sự tương tác và chia sẻ thông tin giữa các designer thông qua các sự kiện, diễn đàn trực tuyến, và các cộng đồng trên mạng xã hội
Ứng Dụng Công Nghệ Mới: Sự tiến bộ trong công nghệ và phần mềm đồ họa đã mang lại cơ hội cho các nhà thiết kế ở Việt Nam để sử dụng công nghệ mới nhất và tạo ra những sản phẩm sáng tạo
3.1.2.Khó Khăn của Ngành Thiết Kế Đồ Họa tại Việt Nam
Cạnh Tranh Khốc Liệt: Sự cạnh tranh từ cả nước và quốc tế là một thách thức lớn, đặc biệt là khi cần phải đối mặt với các đội ngũ thiết kế ở các thị trường phát triển
Thách Thức Trong Việc Bảo Vệ Bản Quyền: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiểu dáng là một vấn
đề quan trọng, và thỉnh thoảng, việc thiếu minh bạch trong hệ thống bảo vệ pháp lý có thể gây khó khăn cho các nhà thiết kế
“Nếu không bắt kịp nhịp phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức như: tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp, gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới kinh tế đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao Đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển”
8
Trang 10Chưa Đủ Tài Năng Chuyên Nghiệp: Mặc dù có nhiều tài năng trẻ, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân những nhân sự chuyên nghiệp, có kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về thiết kế đồ họa
Chưa Đồng Đều Giữa Các Khu Vực: Các cơ hội và tài nguyên cho ngành thiết kế đồ họa có thể không đồng đều giữa các khu vực, với sự phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh
và Hà Nội nhưng có thể hạn chế hơn ở các vùng nông thôn
Thách thức với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo: Sự phát triển ngày một lớn mạnh của của công nghệ AI đã và đang thách thức Ví dụ: Thuật toán AI đã thay thế công việc truyền thống của một nhà thiết kế để tạo ra hàng triệu thiết kế bao bì độc đáo cho Nutella Thuật toán AI được lấy từ
cơ sở dữ liệu gồm hàng chục pattern và màu sắc để tạo ra bảy triệu phiên bản khác nhau cho bao bì Nutella, các mẫu không trùng nhau, tất cả sản phẩm này tung ra thị trường nước Ý và cả bảy triệu sản phẩm đã được bán hết trong một tháng Chính điều này đã gây nên 1 thách thức không nhỏ đối với nghành thiết kế đồ họa nói chung và người làm thiết kế đồ họa nói riêng
4 Những Khuynh Hướng Thiết Kế Lớn Hiện Nay Tại Việt Nam:
4.1.1 Thiết Kế Đa Phương Tiện: Multimedia Design (Thiết kế Đa phương tiện) là lĩnh vực bao
trùm, rộng hơn, bao gồm cả các môn học, công cụ của thiết kế đồ hoạ, mô phỏng chuyển động (animation), kỹ xảo phim, lồng ghép các ấn phẩm truyền thông – âm thanh
4.1.2 Thiết Kế Tương Tác: Đó là thiết kế của sự tương tác giữa người dùng và sản phẩm Thông
thường khi mọi người nói về thiết kế tương tác, các sản phẩm có xu hướng là các sản phẩm phần mềm như ứng dụng hoặc trang web Mục tiêu của thiết kế tương tác là tạo ra các sản phẩm cho phép người dùng đạt được (những) mục tiêu của họ theo cách tốt nhất có thể
4.1.3.Thiết Kế Dựa Trên Dữ Liệu:( Database design) hay thiết kế cơ sở dữ liệu là quá trình chọn
lọc, phân nhóm và tổ chức dữ liệu trên hệ thống Công việc chính của quá trình này là chọn lọc dữ liệu nào sẽ được lưu trữ và quyết định tính tương quan giữa chúng