Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài này được nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận vốn vay tại Ngân hàng Á Châu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đóđưa ra các
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC BIỂU 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 7
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xlviii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU lxi CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ACB THÁI NGUYÊN xc
DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ACB Thái Nguyên Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Thái
Nguyên
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước đang phát triển, theo thống kê hết năm 2010 cả nước
có khoảng 540 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% số lượng doanh nghiệp.Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cảnước Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triểnkinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, gópphần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội Tính chung, hiện các doanhnghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội Chính phủ cũng đã ban hành nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đó, khốidoanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chínhsách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ Chính phủ cũng xác định đầu tư nguồnvốn phục vụ pháp triền doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế của đất nước
Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp, trung tâm vùng trung du miền núi phíaBắc, tính đến thời điểm tháng 7/2010 toàn tỉnh có hơn 2000 doanh nghiệp nhỏ vàvừa đăng ký kinh doanh và hoạt động tích cực trên các vùng miền cùa tỉnh, đónggóp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Thái Nguyên, tạo công ănviệc làm và an sinh xã hội Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện còn gặpkhông ít khó khăn, trong đó khó khăn về vốn là luôn thường trực Không thể phủnhận là hiện nhu cầu vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, tuy nhiên donhững khó khăn về quy mô, công nghệ, khả năng quản trị, khả năng tiếp cận thôngtin, tài sản bảo đảm, lãi suất quá cao như hiện nay…nên các doanh nghiệp nhỏ vàvừa vẫn rất khó tiếp cận được vốn vay
Nhận biết được thực trạng và nhu cầu vốn tại thị trường Thái Nguyên, Ngânhàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã thành lập chi nhánh đầu tiên tại TháiNguyên vào tháng 9 năm 2010 Nhận thức được rằng, là ngân hàng đến sau trên thịtrường, ACB có nhiều bất lợi hơn so với ngân hàng đi trước, vì một mặt phải thăm
Trang 5dò tìm hiểu thị trường, mặt khác phải nhanh chóng khai thác lợi thế công nghệ, sảnphẩm, thương hiệu để chiếm lĩnh thị phần
Xác định đối tượng khách hàng chính của mình là doanh nghiệp nhỏ và vừa,tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên đa phần là đang có quan hệvới một hoặc nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, tài sản bảo đảm ít hoặc
đã thế chấp tại ngân hàng khác, nên thường không đáp ứng đủ điều kiện cấp tíndụng tại ACB Vì thế để nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, tiếp cận và xâydựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu, thì cần có nghiên cứu để chỉ ra những
vướng mắc, tồn tại và đề ra các giải pháp để tháo gỡ Chính vì lẽ đó đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” được chọn để thực hiện.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề tài này được nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận vốn vay tại Ngân hàng Á Châu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đóđưa ra các giải pháp giúp ngân hàng có thể đưa ra được các sản phẩm và chính sáchphù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, mặt khác cũng giúp doanhnghiệp có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, để doanh nghiệp có thể mở rộng quy
mô, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh…giúp doanh nghiệp phát triển
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng và xác định các nhân tố ảnh hưởngđến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố TháiNguyên
- Xác định những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho doanhnghiệp nhỏ và vừa tại ACB
- Đề xuất các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chodoanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế các tiêu cực có thể có
3 Câu hỏi nghiên cứu
- ACB đã là gì để tiếp cận nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Trang 6- Còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc gì trong việc cấp tín dụng chodoanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng.
- Nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp như thế nào?
- Các nhân tố nào làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanhnghiệp nhỏ và vừa tại ACB
- Giải pháp nào cần đề xuất để ACB nhanh chóng mở rộng tín dụng đối vớidoanh nghiệp và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn tại ACB
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn
đề liên quan tới việc cung cấp tín dụng của ACB trên địa bàn như: chính sách tíndụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại ACB, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanhnghiệp, giải pháp cần đề xuất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn dễ dànghơn
4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Bao gồm các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của luận văn được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đếntháng 2 năm 2012, điều tra thực tế tháng 12 năm 2011
5 Kết quả mong đợi
Kết quả mong đợi sau khi hoàn thành luận văn này là
- Xác định được những khó khăn vướng mắc trong việc cung cấp tín dụngcho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Xác định được nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng củadoanh nghiệp
- Đề xuất được những giải pháp hợp lý, góp phần giúp ACB xây dựng đượcchính sách hợp lý và tạo ra các sản phẩm phù hợp nhằm mở rộng thị phần tại TháiNguyên
6 Ý nghĩa của đề tài
Trang 7Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụngtrong điều kiện thực tế hiện nay, cụ thể gồm những đối tượng chủ yếu sau:
- Giúp ACB có cái nhìn tổng quan về thị trường tín dụng cho doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Thái Nguyên
- Nhìn ra được điểm mạnh và điểm yếu của ACB để từ đó có được nhữnggiải pháp hiệu quả để mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thamkhảo để dễ dàng đáp ứng được các tiêu chí cấp tín dụng của ACB
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu có quan tâm đến chủ đề này
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tín dụng ngân hàng và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thái Nguyên
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Đây là hình thức tín dụng rất quan trọng và là quan hệ tín dụng chủ yếu giữangân hàng và các doanh nghiệp Nó là hình thức mà các quan hệ tín dụng được thực
Trang 8dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân Theo đà phát triển của nền kinh tế, hìnhthức tín dụng thương mại ngày càng trở thành hình thức chủ yếu không chỉ ở trongnước mà còn trên trường quốc tế Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay tín dụngđược chia thành 02 mảng chính:
- Tín dụng cá nhân: Phục vụ các khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời
sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân …
- Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu
vốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản,thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác) Ngoài ra dotính đặc thù của nền kinh tế, các NHTM còn đặc biệt lưu ý đến loại hình tín dụngcho xuất khẩu phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
Tóm lại, đối với NHTM, tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng, làmột trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng Vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức
năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là
một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các tổ chức tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất kinh doanh khác), trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán Như vậy có thể hiểu,
tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng chokhách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định Cũngnhư quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:
- Một là, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang chongười sử dụng
- Hai là, sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn
- Ba là, sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một phạm trù hẹp của tín dụng, nó xoay quanh cácmối quan hệ cơ bản giữa ngân hàng và các bên đi vay Tín dụng ngân hàng chỉ xuất
Trang 9hiện khi có tiền tệ và hệ thống tài chính và ngân hàng đóng vai trò là các trung giantài chính trong các mối quan hệ này, do vậy tín dụng ngân hàng sẽ mang các đặcđiểm cơ bản sau:
- Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; đã có rất
nhiều hình thức vật ngang giá được sử dụng trong quá trình trao đổi nhưng tiền tệ làphát minh vĩ đại nhất của con người khi nó đóng vai trò làm vật ngang giá trong quátrình trao đổi thúc đẩy lưu thông và được sử dụng mặc nhiên và phổ biến cho tớithời điểm hiện nay tại mỗi quốc gia
- Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; trong quan hệ tín dụng cũ bên cho vay và bên đi vay phải tự tìm kiếm nhau và
đưa ra các điều kiện trao đổi điều này phát sinh rất nhiều rắc rối về thời gian, thủtục, chi phí, độ rủi ro, tính linh hoạt và làm tăng tần suất gặp gỡ theo cấp số nhân …
từ những bất cập đấy các trung gian tài chính đã ra đời như một tất yếu để hỗ trợngười đi vay và cho vay
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; ngân hàng có các
mục tiêu, kế hoạch phát triển riêng và tập trung vào các phân khúc khách hàng khácnhau từ đó dẫn tới các hoạt động phát triển tín dụng đôi khi không gắn với quy môsản xuất và lưu thông hàng hóa Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian qua tín dụng phisản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc tạo ra sự biến tăng trưởng nóng củacác ngành bất động sản, chứng khoán, vàng, … Và từ đó kéo theo nhiều hệ lụy chonền kinh tế
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế Ngân hàng là một định chế tài chính chuyên nghiệp với
các quy định chặt chẽ về các chỉ tiêu nghiệp vụ, định hướng phát triển tốt và là nhàtài trợ chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế Thông qua ngân hàng vốn đượcđưa từ các cá nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi sang các cá nhân, tổ chức đang thiếuvốn Cũng xuất phát từ nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế nên các ngân hàng cần phải
Trang 10của ngân hàng thông qua việc tăng vốn, tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, liên doanh,liên kết, nhận ủy thác ….
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia.
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời
góp phần đầu tư phát triển kinh tế Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư,
nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốncho đầu tư phát triển.Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trongnhững nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp Vì vậytín dụng đã góp phần huy động vật tư hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy tiến bộkhoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất cho xã hội
- Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất Hoạt động
của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng trên cơ sở đó cho vaylại các đơn vị kinh tế Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cáchtập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh có hiệu quả
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành kinh tế mũi nhọn
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở
có hồn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn
có hiệu quả Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi khi doanh nghiệp sử dụng vốn tíndụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất,tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp
- Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế “mở” tín dụng đã trở thành một trong những phương tiệnnối liền các nền kinh tế của các châu lục
Trang 111.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng
Tuỳ theo cách phân chia khác nhau, tín dụng ngân hàng có các loại khácnhau cụ thể được xem xét như sau:
1.1.4.1 Dựa vào phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay khách hàng vay vốn và tổ chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Đặc điểm của loại chovay này là mỗi khi phát sinh nhu cầu vay vốn khách hàng phải tiến hành thủ tục làmđơn xin vay kèm theo các chứng từ, hóa đơn xin vay để cán bộ tín dụng kiểm tra đốitượng vay đối với từng hồ sơ cụ thể
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: HMTD là số dư nợ cho vay cao nhất mà
ngân hàng cam kết cho khách hàng vay có hiệu lực trong một thời gian nhất định.HMTD được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đápứng của ngân hàng Khi được ngân hàng ấn định HMTD thì khách hàng được quyềnvay vốn trong phạm vi HMTD đó
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phuc vụ đời sống
- Cho vay trả góp: Cho vay trả góp các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình
thường được áp dụng cho khách hàng vay vốn là cá nhân, gồm những người buônbán nhỏ, thợ thủ công không có nhiều vốn hoặc những cá nhân có nhu cầu vay vốn
để xây nhà, sửa chữa nhà, mua sắm phương tiện…Theo phương thức này, ngânhàng và khách hàng có thoả thuận mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay
và số kỳ hạn trả góp để xác định một HMTD trả góp trong suốt thời hạn vay
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tíndụng làm đầu mối giàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng của
ngân hàng cho khách hàng, theo đó Ngân hàng sẽ cho phép khách hàng chi vượt số
Trang 12dư có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh tốnkịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Đối với
những khách hàng thỏa mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, saukhi ký hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng mộtthẻ tín dụng với một số tiền được cài sẵn trong bộ nhớ theo HMTD đã được hai bênthỏa thuận Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụtrong phạm vi HMTD đã được chấp thuận
1.1.4.2 Dựa vào mục đích của tín dụng:
- Cho vay sản xuất công, thương nghiệp
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay bất động sản, chứng khoán, đầu cơ ngắn hạn
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1.4.3 Dựa vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, mục
đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động;
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng, mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vàotài sản cố định;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên, mục đích của loại cho vay này là tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
- Cho vay không có bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàngvay vốn để quyết định cho vay
- Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác
Trang 131.1.5 Nội dung cơ bản tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.5.1 Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và
có hiệu quả kinh tế Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và
yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển Ðối với các tổchức kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh của mình
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời
hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo chocác ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động bình thường Bởi nguồn vốn cho vaycủa ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động Ðó là một bộ phận tài sản của các
sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải có nghĩa vụđáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu Nếu các khoản tíndụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàntrả của ngân hàng
- Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ: Quá
trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, làmtăng áp lực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường Ngoài ra do tính chất vận độngcủa vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá, gắn liền với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảmgiá trịvật tư hàng hoá tương đương cho những khoản tín dụng đang thực hiện Bảođảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba,hoặc bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảmbằng tín chấp
1.1.5.2 Điều kiện thủ tục cho vay
- Ðịa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng
lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự
Trang 14- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của
pháp luật (ví dụ như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và khảnăng hoàn trả vốn vay
1.1.5.2 Đảm bảo tiền vay
- Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong
cho vay và tránh rủi ro Luật pháp đã qui định những vấn đề về nguyên tắc cho vay,các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng, hợp đồng tín dụng, xét duyệt cho vay,kiểm tra việc sử dụng vốn vay Ðể hoạt động cho vay của ngân hàng được lànhmạnh và có hiệu quả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm tra, đánh giá khả nănghoàn trả vốn vay của người vay vốn
- Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng, nó qui định giới hạn cho vay của
NHTM đối với mỗi khách hàng Qua đó NHTM hạn chế được việc tập trung vốnvào một số ít khách hàng, một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh nhờ đó tránhđược rủi ro và phân tán rủi ro tín dụng
- Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh
tế và pháp lý để thu hồi được nợ vay:
o Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốncủa NHTM mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết thựchiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba Việc cho vay có tài sản bảo đảm áp dụngđối với khách hàng khong có uy tín cao đối với ngân hàng
o Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: NHTM cho vay dựa vào uy tín củakhách hàng, đó là người trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lànhmạnh, có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay, hoàn trả nợvay…
Trang 151.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ của ngân hàng.
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay Ngân hàng
có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giaodịch với khách hàng hay không Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnhhưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay doanh nghiệp là các chínhsách, quy định của ngân hàng Đó là các quy định về lãi suất cao hay thấp, có linhhoạt và phù hợp với tình hình doanh nghiệp hay không, các quy định về thời hạn tíndụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán Thủ tụcxin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dàibao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì doanh nghiệp sẽ lỡ mất cơ hội và sẽ tìmtới các ngân hàng khác
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết địnhthành công của cho vay doanh nghiệp Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môntốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với côngviệc, nhiệt tình giúp đỡ, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết
Muốn hoạt động cho vay doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết tới thìngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường cáchoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạtđộng thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nóichung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay doanh nghiệp
Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vaydoanh nghiệp Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dấn tới việc giải quyết cácthủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng
và việc quản lý hồ sơ doanh nghiệp cũng được thuận tiện hơn Bên cạnh vấn đề vềcông nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêmminh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác
Trang 16Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngânhàng có tác động tới cho vay doanh nghiệp Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tớinhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay doanh nghiệp,
đó là lịch sử hoạt động của doanh nghiệp cũng như rủi ro của hoạt động cho vay
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Hiện nay còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh khái niệm doanh nghiệp nhỏ vàvừa, Tuy nhiên theo nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa , theo quy định tại điều 3 của nghị định thì “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập , đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người ”
1.2.2 Một số đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có chu kỳ kinh doanh không ổn định,khả năng chuyên môn hóa không cao, thấy lợi nhuận ở đâu cao là tập trung làm ở
đó, nên khó xác định được thế mạnh cũng như tìm ra nhu cầu vốn thực sự cần tàitrợ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về khả năng quản trị tài chính, nên hệthống kế toán thường không minh bạch, khó kiểm tra, đa số doanh nghiệp thường
có 2 đến 3 loại báo cáo tài chính, nên khó xác định được lỗ, lãi của họ, khó xác địnhhiệu quả kinh doanh, nên thường mất nhiều thời gian thẩm định hơn các đối tượngkhách hàng khác
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng dễ bị tổn thương bởi sự thay đổicủa môi trường kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, vì đa số cácdoanh nghiệp này không có chiến lược dài hạn cũng như khả năng cập nhật thôngtin, vì thế cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thường rủi ro hơn đối với chovay doanh nghiệp lớn
Trang 17Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có nhu cầu vay lớn so với quy mô kinhdoanh, trong khi đó lại gặp rất nhiều hạn chế về tài sản bảo đảm Đa số các doanhnghiệp này thường thuộc diện không được tín chấp tại các tổ chức tín dụng.
1.2.3 Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính sách về vốn của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khởi
đầu và quan trọng nhất là việc ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP và tiếp đến làNghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây
là cơ sở pháp lý để Chính phủ thành lập quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV và các quỹPhát triển DNNVV để tài trợ kinh phí cho các chương trình, dự án trợ giúp nâng caonăng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật cho doanh nghiệp Nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho DNNVV vay vốn, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế bảolãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại Theo đó,các DNNVV có thể được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn với mứcphí bảo lãnh chỉ bằng 0,5% số tiền được bảo lãnh trong các lĩnh vực như: (i) Nôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Công nghiệp chế biến, chế tạo; (iii) Sản xuấtkhí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; (iv) Cung cấp nước, hoạt độngquản lý và xử lý rác thải, nước thải; (v) Xây dựng; (vi) Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác và (vii) vận tải, kho bãi
Chính sách tiền tệ của NHNN có tác động đến hai biến số kinh tế chủ yếu là
cung tiền và mức lãi suất Theo lý thuyết tiền tệ, thì mức cung tiền có liên quan trựctiếp với mức hoạt động kinh tế Nghĩa là, số cung tiền nhiều hơn khuyến khích hoạtđộng kinh tế mở rộng, vì tạo cho dân chúng có khả năng mua hàng hóa và dịch vụnhiều hơn Những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng bằng cách kiểm soát nguồncung tiền, chính phủ có thể điều hòa hoạt động kinh tế và kiểm soát lạm phát Theo
lý thuyết Keynes, số cung tiền mở rộng sẽ làm tăng khả năng có những quỹ tiền tệcho vay Số cung tiền vượt quá số cầu, sẽ dẫn đến lãi suất giảm Lãi suất giảm, đếnlượt nó, sẽ khuyến khích những người kinh doanh mở rộng đầu tư của họ Đầu tưtăng làm tăng tổng cầu, dẫn đến hoạt động kinh tế ở mức cao hơn, tạo nhiều công ăn
Trang 18phủ theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế tổng cầu bằng cách giảmcung tiền, tăng lãi suất và do đó đưa lại mức đầu tư thấp hơn với kỳ vọng lạm phátgiảm Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách tiền tệ có tác động mạnh mẽtới việc tiếp cận vốn, việc vay vốn và chi phí vốn vay của doanh nghiệp.
Lãi vay ngân hàng, Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân
hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là cácDNVVN phải trả cho người cho vay là các NHTM Đối với các DNVVN, lãi suấtcho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình SXKD Do
đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả SXKD, hiệu quả sử dụng vốn hay nói cách khác là tác động trựctiếp đến lợi nhuận của DNVVN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạtđộng kinh tế
Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản
phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DNVVN, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD Xu hướng tăng lãisuất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vicủa các hoạt động SXKD trong nền kinh tế
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD, sử dụng vốn của hầu hết cácDNVVN đã bị giảm sút, nhiều DNVVN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tìnhtrạng hầu hết các DNVVN buộc phải cơ cấu lại hoạt động sử dụng vốn, hoạt độngSXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động
- Nhiều DNVVN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suấtcao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừnghoạt động, giải thể và phá sản
Khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DNVVN giảm chi phí, hạ
giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh Lãi suất cho vaythấp luôn là động lực khuyến khích các DNVVN mở rộng đầu tư, phát triển cáchoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế
Trang 19Công tác truyền thông về chính sách hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên thực tế các doanh nghiệp không biết Nhà nước có chính sách hỗ
trợ cho nền kinh tế, cho các nhóm đối tương doanh nghiệp, các ngành nghề kinhdoanh …Vì thế chính sách ban hành ra chưa đến được với đời sống doanh nghiệp,doanh nghiệp không được hướng dẫn đầy đử, từ đó khiến mọi hoạt động liên quantrở nên lúng túng
Cải cách các thủ tục hành chính của chính phủ, Thực tế chứng minh
không phải mọi khâu chậm trễ đều ở các cơ quan chủ quản, mà ở những khâu trunggian Vì vậy, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì các DNNVV, hộ kinh doanhvẫn còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn Hiện nay, Chính phủ đangthúc đẩy nhanh việc cải cách thủ tục hành chính, ít nhất là 30% để các DNNVVthuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn
Cơ chế, chính sách cho vay của ngân hàng, khi các ngân hàng có chủ
trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thì sẽ tìm các giải pháp thúc đẩy việc này,đồng thời các quy trình thủ tục cho vay sẽ được xem xét nhanh chóng … điều này
sẽ có lợi cho việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp Tuy nhiên trong trường hợpngược lại, khi ngân hàng muốn giảm việc tăng trưởng tín dụng, tăng cường thu hồi
nợ họ sẽ đưa ra hàng loạt các biện pháp để triển khai và vô hình sẽ cản trở việctiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.4 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay của doanh
nghiệp
1.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về thanh khoản
Khả năng thanh toán được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tài sản ngắn
hạn chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn.Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành đượcnghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng
Trang 20bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệuquả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không Nếu công tygặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặtkéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản
Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắnhạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướngcùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độtăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độgiảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền
hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quáhạn
Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất Tuy nhiên giống như hệ sốthanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh
và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ
1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyểntrong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chiacho bình quân hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này lớn cho thấytốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ
Trang 21thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tínhchất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồnkho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bánhàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ítrủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm quacác năm Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêuhàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanhthu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ
mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dưbình quân các khoản phải thu trong kỳ
Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn cònchiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền chokhoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếmdụng mới không còn nữa
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ củadoanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặtcao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ độngtrong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ số này càngthấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồnvốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tàitrợ thêm cho nguồn vốn lưu động này
Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được hệ số ngày thu tiền bình
Trang 22lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càngnhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh.
Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giáhiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với sốngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài
sản của công ty Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồngtài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra Công thức tính Hệ số vòng quaytổng tài sản như sau:
Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sảncủa công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụngtài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đóvới hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành
Hệ số này lại ngược với lợi nhuận biên tế (profit margin - tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu thuần), có nghĩa là hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao thì lợinhuận biên tế càng nhỏ và ngược lạ
1.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu cân nợ
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của
công ty Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) màdoanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình Hai nguồn vốn này cónhững đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánhgiá tình hình tài chính của doanh nghiệp Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đượctính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:
Trang 23Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Vốnchủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưuđãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực
mà công ty hoạt động Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệtổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát
về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanhnghiệp có thể chi trả cho các hoạt động Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, cónghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngượclại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu Vềnguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổngtài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính Tỷ
lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanhnghiệp càng lớn
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ
doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Công thức tính tỷ số tổng nợtrên tổng tài sản như sau:
Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ sốnày càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bịphá sản Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họmuốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Tỷ sốnày cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trêntổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Trang 241.2.4.4 Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế phản ánh khoản thu nhập trước thuế (lợi
nhuận trước thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế cũng như mức ổn định của nó giữa cácngành khác nhau là khác nhau Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận trước cũngphụ thuộc vào bối cảnh kinh tế Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốtđạt được mức lợi nhuận trước thuế tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản
lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn Hệ số biên lợi nhuận trước thuế đượcnhiều nhà phân tích tài chính ưa chuộng hơn hệ số biên lợi nhuận sau thuế (hệ sốbiên lợi nhuận ròng) vì hệ số biên lợi nhuận trước thuế thể hiện khả năng sinh lờithực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế.Xét từ góc độ nhà đầu tư, mộtdoanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có hệ số biên lợi nhuận trước thuếcao hơn hệ số biên lợi nhuận trước thuế trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ
số biên lợi nhuận trước thuế liên tục tăng Ngoài ra, một doanh nghiệp càng giảmchi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì hệ số biên lợinhuận trước thuế của nó càng cao
ROA, Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công
ty so với tài sản của nó ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụngtài sản để kiếm lời ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tàisản, thể hiện bằng con số phần trăm Công thức tính như sau:
ROA sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượngvốn đầu tư (hay lượng tài sản) ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rấtlớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA
để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua cácnăm và so giữa các công ty tương đồng nhau
Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu
Trang 25Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệuquả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROA càngcao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên
vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình)
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tíchlũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích
để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyếtđịnh mua cổ phiếu của công ty nào
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn
đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mởrộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhàđầu tư hơn Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc
độ cụ thể như sau:
• ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vayngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũngchỉ để trả lãi vay ngân hàng
• ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đãvay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để cóthể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không
1.2.4.5 Dòng tiền
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
năng trả lãi như thế nào Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đếngây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty Hệ số khả năng thanh toánlãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãivay:
Trang 26Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợicủa tài sản thấp Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguyhiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vayxuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán
và vỡ nợ Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vaykhông phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi Các doanh nghiệp cũng có thể tạo
ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi Những
gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảmkhả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình
Ngoài ra chúng ta còn có thể xem xét thêm các chỉ tiêu phi tài chính như: Lưu chuyển tiền tệ, Trình độ quản lý, Quan hệ tín dụng với ngân hàng, Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.3 Tổng qua về các nghiên cứu trước đây
1.3.1 Nghiên cứu của TS Đỗ Minh Thành trường đại học thương mại Hà Nội
Nghiên cứu của TS Đỗ Minh Thành trường đại học thương mại Hà Nội về
Phát triển mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập, tác giả đưa ra thực trạng và nhóm giải pháp sau:
Một là nâng cao chất lượng thông tin tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hai là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao trình độ nhân lực, đội ngũcán bộ quản lý
Ba là: Các ngân hàng cần cải tiến, hoàn thiện thể chế quy trình cho vay đốivới doanh nghiệp nhỏ và vừa Bốn là tăng cường nhận thức của nhân viên về mốiquan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Trang 271.3.2 Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thị Cành (2008)
Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thị Cành (2008), tạp chí phát triển kinh tế
tháng 6/2008, về khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam Trong đó tác giả muốn trình bày 3 vấn đề chính đó là
(1) Tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa VN; (2) Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa VN;(3) Nhận định những hệ quả hạn chế tài chính của các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ vàvừa Việt Nam
Một số giải pháp được tác giả đưa ra là: Hình thành tổ chức bảo lãnh tíndụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhà nước cần tạo điều kiện bình đẳng chodoanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đất đai, giảm thủ tục hành chính, có chính sáchbình đẳng về giao đất…Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đầu tư cho công tác đàotạo đội ngũ, nâng cao trình độ nhân lực
1.3.3 Nghiên cứu của tiến Sỹ Trương Quang Thông (2010)
“ Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh” do Tiến Sỹ
Trương Quang Thông nghiên cứu năm 2010, nhà xuất bản đại học quốc gia thànhphố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này chỉ ra bức tranh tổng quan về doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Việt Nam, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, cấu trúc vốn, nhân
sự, những đặc điểm về động cơ kinh doanh, tư duy chiến lược, cách thức quản lý tàichính… của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính và định lượng để phân tích nhu cầu tài trợ nguồn vốn kinh doanh và đầu
tư cũng như các nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng, phân tíchthực trạng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó
đề xuất những gợi ý chính sách phù hợp đối với việc hỗ trợ các nguồn vốn tài trợngân hàng các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 28Tác giả cũng đưa ra các giải pháp như: Thiết lập các cơ chế phù hợp chodoanh nghiệp nhỏ và vừa, Giải pháp tài trợ vốn cho doanh nghiệp dưới hình thứccho thuê tài chính, giải pháp về chính sách thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.4 Nghiên cứu của tác giả Võ Thành Danh (2008)
Tác giả Võ Thành Danh đã tiến hành nghiên cứu về “Khả năng tiếp cận tíndụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long”
Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy tuyến tính chỉ ra rằng mắc cung ứngtín dụng của ngân hàng cho các doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào các yếu tố nhưloại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mức độ tín nhiệm của ngân hàngđối với doanh nghiệp Trong đó, mô hình phân tích phân biệt cũng được sử dụng đểphân tích những yếu tố thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm củangân hàng đối với doanh nghiệp đi vay
Kết quả chỉ ra rằng tỷ số vay nợ vay trên tổng tài sản, tỷ số doanh thu trêntổng tài sản, tỷ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu lần lượt là những yếu tố ảnh hưởngquan trọng đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng
1.3.5 Nghiên cứu của Rand và cộng sự (2004)
Rand và cộng sự đã tiến hành phân tích “ Những yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận tín dụng của các DNNVV Việt Nam”
Nghiên cứu đã cho thấy rằng sự trợ giúp của chính phủ trong giai đoạn đầuthành lập công ty đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của DNNVV trongnhững năm 1990 Tuy nhiên mức độ quan trọng của sự hỗ trợ này giảm dần trongnhững năm tiếp theo
1.3.6 Nghiên cứu của Ths Nguyễn Quốc Nghi (2009)
Ths Nguyễn Quốc Nghi đã tiến hành nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởngđến quyết định vay vốn ngân hàng của các DNNVV ở thành phố Cần Thơ”
Thông qua số liệu thu thập bằng phỏng vấn 385 DNNVV trên địa bàn CầnThơ và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Logistic Tác giả đã chỉ ta rằng ácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của DNNVV là: trình độ học vấn của chủdoanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng
Trang 29trưởng doanh thu, các mối quan hệ xã hội, nguồn vay khác, sự hiểu biết về chínhsách hỗ trợ tín dụng của nhà nước và số lượng vốn trên mỗi lao động.
Tác giả đã sử dụng mô hình:
Trong đó Y là biến quyết định vay vốn ngân hàng và được đo lương bằng haigiá trị 1 (Có vay vốn), 0 (Không vay vốn); Các biến X là các biến giải thích baogồm: Tuổi doanh nghiệp, Học vấn, loại hình, Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Quy
mô, Tốc độ tăng doanh thu, Lợi nhuận, Vốn xã hội, Vay khác, Tiếp cận chính sách,
Số lượng vốn trên mỗi lao động
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, quyết định vay vốn ngân hàng của DNNVV
ở thành phố Cần Thơ tỷ lệ thuận với các nhân tố: trình độ học vấn của chủ doanhnghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởngdoanh thu, các mối quan hệ xã hội, sự hiểu biết về chính sách hỗ trợ tín dụng củanhà nước, số lượng vốn trên mỗi lao động
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tác giả đã tóm lược và trình bày một cách có hệ thống các lý luận về tín dụng ngân hàng bao gồm hệ thống các khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự cần thiết của tín dụng ngân hàng, tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng, các hình thức của tín dụng ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng Hệ thống các lý luận này là sự kế thừa, chắt lọc và kết hợp từ hệ thống các lý luận chung về tín dụng, các nghiệp vụ cho vay nói chung, quy trình, nguyên tác cho vay và các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả cũng đã trình bày tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm khái niệm, các đặc trưng, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tác giả cũng mô tả một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá khả năng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trang 30Cuối cùng, tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu, xem xét các vấn đề về lý luận, học thuật và các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này của các học giả trong nước
Hệ thống lý luận này là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu và triển khai ở các chương tiếp theo
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hộigiữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Khí hậu chia làm 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8
và thấp nhất vào tháng 1 Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiềunằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, PhúLương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phốThái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công Nhiệt độ chênhlệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là13,7°C Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phốitương đối đều cho các tháng trong năm Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyênthuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp
Trang 31Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu ViệtBắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưukinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắctiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô
Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km²
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km,cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng HảiPhòng 200 km Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1BLạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang Hệ thống đường sông Đa Phúc - HảiPhòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn
Nguồn nhân lực, Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phường,
xã), trong đó có 18 phường và 8 xã, với số dân hơn 330 nghìn người Trên địa bànthành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học ,Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứngnhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước
Hệ thống kết cấu hạ tầng,
Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là
nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thôngqua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính
đó có đèn chiếu sáng ban đêm
Cấp nước: thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái
Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm.Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày Đếnnay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt
Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa
bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố
Trang 32Những lợi thế: Thành phố có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có
điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây
ăn quả và vật nuôi Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tíchlịch sử, cách mạng , có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép ViệtNam
- Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớntrong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh TháiNguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệutấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm,vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng làtiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sảnxuất vật liệu xây dựng
- Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hangPhượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừngKhuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai Bên cạnh
đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địaphương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm,chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn Hiện nay, Thái Nguyênđang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ SuốiLạnh và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế Năm
2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cộinguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó cónhiều khách nước ngoài
- Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, cóvùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè Thái Nguyêncũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi Trong đó, than đượcđánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh
- Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khaikhoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng Khu Gang Thép Thái Nguyênđược xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt
Trang 33Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển Có nhiều nhà máy
Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng Thành phố TháiNguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và độingũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và côngnhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố
Những lợi thế trên là tiền đề là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên địa bàn có thể tận dụng phát triển sảnxuất kinh doanh
2.2 Sơ lược về Ngân hàng Á Châu và Chi nhánh Thái Nguyên
2.2.1 Khái quát về ngân hàng Á Châu
Lịch sử hình thành và phát triển, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và
Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vàotháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại ViệtNam Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấyphép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-
UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993,ACB chính thức đi vào hoạt động
Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng vớitổng số 330 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trêntoàn quốc
Tính đến ngày 31/3/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9.337người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên đượcđào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB
Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánhgiá xếp hạng tín nhiệm ACB Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bảnthân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T
Ngày 17/05/2012, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa thông báo hạ bậctín nhiệm xếp hạng sức mạnh tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu(ACB) từ mức D- xuống mức E+ Moody's cũng hạ xếp hạng phát hành và tiền gửi
Trang 34ACB Lần hạ bậc này được đưa ra trong bối cảnh xem xét lại tất cả các ngân hàngtrên toàn cầu có mức xếp hạng riêng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia cũng nhưdựa trên các thước đo về vốn và tài sản Xếp hạng phát hành ngoại tệ dài hạng vàxếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn ở ACB vẫn được giữ nguyên lần lượt ở mức B1
và B2 với triển vọng tiêu cực dựa theo triển vọng trái phiếu ngoại tệ và trần lãi suấthuy động của Việt Nam
Chiến lược của ACB, Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản
(simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (acompetitive strategy of differentiation) Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướngkhách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Lĩnh vực kinh doanh: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằngđồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng ViệtNam, ngoại tệ và vàng
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiệndịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhânthọ qua ngân hàng)
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Bảng 2.1: Các sản phẩm tín dung chi doanh nghiệp vừa và nhỏ
Stt Sản phẩm tín dụng
Nhóm sản phẩm tín dụng chung cho các doanh nghiệp
1. Chương trình “Bó sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp
2. Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua
3. Chương trình “Tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”
4. Chương trình “Hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối”
5. Chương trình cho vay đối với doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của Ngânhàng Phát triển Việt Nam
6. Cho vay sản xuất kinh doanh trong nước
7. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp
8. Thấu chi tài khoản
Trang 359. Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói
10. Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập
11. Tài trợ tài sản cố định/ dự án
12. Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
13. Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theophương thức chuyển tiền bằng điện (T/T)
14. Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thứcL/C, D/A, D/P
15. Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theophương thức D/A, D/P, L/C
16. Tài trợ thu mua dự trữ
Nhóm sản phẩm tín dụng hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
17. Chương trình “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng SMEs
18. “Giải pháp tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ vàvừa” với tổng hạn mức dành cho chương trình lên đến 1.000 tỷ đồng
19. Chương trình mới nhất của ACB “Đối tác tin cậy - Gắn bó dài lâu” thực hiện
từ ngày 2/5/2012 nhằm tri ân và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng Doanhnghiệp đang giao dịch tại ACB và các đối tác liên kết của ACB
20. Chương trình SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) làchương trình phối hợp giữa ACB với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản(JBIC) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Việt Nam
21. Chương trình SMEHG là chương trình phối hợp giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng
Tp Hồ Chí Minh và ACB nhằm hỗ trợ nguồn vốn và bảo lãnh cho vay vốncho Doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh
22. Chương trình SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) làchương trình phối hợp giữa ACB với Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm hỗ trợvốn trung dài hạn đầu tư tài sản cố định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiViệt Nam
23. Chương trình SMESC là chương trình hợp tác giữa Quỹ tín dụng xanh (Thụy
Trang 36vừa và nhỏ nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tương tự các CN/PGD khác trong hệ thống, Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh TháiNguyên (ACB Thái Nguyên) hoạt động với các chức năng chủ yếu sau:
• Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng
• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
• Dịch vụ thoanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union
• Thu đổi ngoại tệ
• Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)
• Các dịch vụ ngân hàng khác …
Chi nhánh Thái Nguyên được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả cácCN/PGD trong hệ thống Khách hàng có thể gửi tiền tại chi nhánh Thái Nguyên vàrút tiền tại bất kỳ nơi nào trong hệ thống ACB trên toàn quốc và ngược lại, đượccung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internetbanking và mobile banking)
2.2.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Lãnh đạo của ACB Thái Nguyên là Ban giám đốc gồm 01
giám đốc, 02 phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điềuhành mọi hoạt động công việc của ngân hàng
Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đếnhoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệhợp tác, đầu tư, …theo sự ủy nhiệm của ĐHĐCĐ và Tổng Giám đốc
Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính sáchcủa nhà nước, các quy định của ACB
Trang 37Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp cóthẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liênquan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ban giám đốc là đại diện pháp nhâncủa chi nhánh, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng Cổ đông.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ACB Thái Nguyên
Phòng KHCN và KHDN: Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn
vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế Đây là nơi manglại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng Chức năng chính của phòng là nghiên cứu,xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực vàkhả năng trả nợ của khách hàng
Phòng hành chính tổng hợp: Phụ trách công tác hành chính của văn phòng,
lưu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự, theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi Dùkhông trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng
nó lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban khác
2.2.2.3 Chuỗi cung ứng giá trị của ACB
Đầu vào, Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng
từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Năm 1998, vốn điều lệ được nânglên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nước và các tổ chức nước ngoài Năm
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng khách hàng
cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng hành chính tổng hợp
BP Thanh toán quốc tế
BP Pháp lý và quản lý tài sản
Tổ bảo trì và quản lý tài sản
Tổ hành chính văn thư
Tổ lưu trữ chứng từ
Trang 38thặng dư từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài và lợi nhuận giữ lạihàng năm được dùng để tăng vốn điều lệ Đầu năm 2006, vốn điều lệ ACB tăng đến1.100,05 tỷ đồng Kể từ ngày 25/05/2007 vốn điều lệ của ACB là2.530.106.520.000 đồng đó là một con số khổng lồ, vốn điều lệ nhiều tạo điều kiện
để đầu tư cho ngân hàng trên mọi mặt
Hình 2.2: Chuỗi cung ứng giá trị ACB Thái Nguyên Nghiên cứu và phát triển, Với mục tiêu thu hút tạo sự khác biệt và là ngân
hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngân hàng ACB đã là ngân hàng tiên phong trongviệc cung ứng nhiều sản phâm, dịch vụ hiện đại đầu tiên trong nước như việc ACB
là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại ViệtNam, vào tháng 11/2003, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại ViệtNam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron Trong năm 2003, các sảnphẩm ngân hàng điện tự phone banking, mobile banking, home banking và Internetbanking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS Vào tháng 12/2006,đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành mộttrong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinhcho khách hàng Để làm được những điều đó, ngân hang ACB đã phải có một quátrình nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở đó đưa ra và pháttriển các sản phẩm
Dịch vụ cung ứng, Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các
hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát
Trang 39triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vayngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loạivốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khiđược NHNN cho phép; Hoạt động bao thanh toán.
Marketing, Slogan của ngân hàng Á Châu ACB là:”Ngân hàng của mọi
nhà” nghe rất thân thiện Người tiêu dùng còn có thể nhận biết ra thương hiệu Ngânhàng ACB qua bài hát được quảng cáo rất quen thuộc Quảng cáo và PR đang đượcngân hàng sử dụng triệt để Ngân hàng sử dụng nhiều công cụ khác nhau như quảng cáo trên ti vi, báo chí, đặt pano tấm lớn trên các tuyến đường sầm uất , tài trợcho nhiều sự kiện liên quan đến giáo dục, đầu tư, hỗ trợ cho các ngân hàng nhỏ và
là nhà hảo tâm đóng góp trong nhiều hoạt đông Đặc biệt là việc tài trợ cả một độibóng đá, đó là đội bóng đá ACB Hà Nội, ngoài ra đăng báo viết và hàng loạt hìnhthức khác Về mức chi phí của các chương trình có khi lên đến hàng tỷ chi rađồng.Tất cả những hoạt động đó đã làm nổi bật lên vai trò của ACB
Dịch vụ khách hàng, Các chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) của
ACB sẽ hỗ trợ tối đa những khách hàng có nhu cầu vay tiền, gửi tiền hay làm thẻ…nhưng không có điều kiện tới ngân hàng Đội ngũ PFC của ACB đến tận nơi tư vấntrực tiếp, hướng dẫn các thủ tục cần thiết Với khách hàng có nhu cầu làm thẻ hayvay tiền, PFC sẽ tư vấn các sản phẩm dịch vụ thẻ và cho vay phù hợp với nhu cầu,khả năng tài chính của từng khách hàng, hướng dẫn làm thủ tục nhanh, tiết kiệm chiphí đi lại Bên cạnh đó, các chuyên viên PFC cùng phối hợp với khách hàng lập kếhoạch trả lãi và vốn vay hợp lý cho ngân hàng dựa trên nguồn thu nhập, chi phí sinhhoạt hàng tháng của gia đình và bản thân khách hàng nhằm đảm bảo cuộc sống củakhách hàng khi vay vốn tại ACB
Với khách hàng có nhu cầu gửi tiền, PFC sẽ tư vấn trong việc lựa chọn kỳhạn gửi tiền thích hợp, linh hoạt sử dụng số tiền gửi tại ACB phục vụ cho kế hoạchđầu tư hay những khoản tiêu dùng đột xuất nhưng vẫn nhận tiền lãi cao Ngoài ra,
Trang 40thông tin tài chính hữu ích, hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn vàkinh doanh
ACB không thu phí đối với dịch vụ Tư vấn tài chính cá nhân do xác định đây làdịch vụ gia tăng giá trị cho khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng ACB là ngânhàng Việt Nam đầu tiên triển khai đội ngũ PFC tư vấn sản phẩm ngân hàng tận nơivới quy mô rộng ACB đã xây dựng đội ngũ PFC với hơn 500 chuyên viên triểnkhai tại 170 đơn vị trên tổng số 220 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc
Đầu ra, Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết
kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư Các sản phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu củadân cư và tổ chức Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thịtrường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng, trị giá của giải cao nhất lên đến
350 triệu đồng Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sựkhác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000 Các dịch vụ ngânhàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụngcông nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ
Cơ sở hạ tầng, Với định hướng “Hướng tới khách hàng”- năng động trong tiếp
cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối - kể từ khi thành lập ACB khôngngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp chokhách hàng các sản phẩm chuyên biệt Đến tháng 10/2006, ngoài Hội sở chính tại
TP Hồ Chí Minh, ACB đã có một Sở giao dịch, 69 chi nhánh và phòng giao dịchtại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
• Tại TP Hồ Chí Minh: Sở giao dịch, 25 chi nhánh và 16 phòng giaodịch
• Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh): 6chi nhánh và 8 phòng giao dịch
• Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An,Huế): 5 chi nhánh và 1phòng giao dịch
• Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau): 4 chinhánh