Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
Nguồn nhân lực, Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có 18 phường và 8 xã, với số dân hơn 330 nghìn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học , Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.
Hệ thống kết cấu hạ tầng,
Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.
Cấp nước: thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.
Những lợi thế: Thành phố có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng..., có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài.
- Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
- Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt
Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Những lợi thế trên là tiền đề là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên địa bàn có thể tận dụng phát triển sản xuất kinh doanh
2.2. Sơ lược về Ngân hàng Á Châu và Chi nhánh Thái Nguyên
2.2.1. Khái quát về ngân hàng Á Châu
Lịch sử hình thành và phát triển, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP- UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng với tổng số 330 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
Tính đến ngày 31/3/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9.337 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.
Ngày 17/05/2012, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa thông báo hạ bậc tín nhiệm xếp hạng sức mạnh tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) từ mức D- xuống mức E+. Moody's cũng hạ xếp hạng phát hành và tiền gửi
ACB. Lần hạ bậc này được đưa ra trong bối cảnh xem xét lại tất cả các ngân hàng trên toàn cầu có mức xếp hạng riêng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia cũng như dựa trên các thước đo về vốn và tài sản. Xếp hạng phát hành ngoại tệ dài hạng và xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn ở ACB vẫn được giữ nguyên lần lượt ở mức B1 và B2 với triển vọng tiêu cực dựa theo triển vọng trái phiếu ngoại tệ và trần lãi suất huy động của Việt Nam.
Chiến lược của ACB, Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Lĩnh vực kinh doanh: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Bảng 2.1: Các sản phẩm tín dung chi doanh nghiệp vừa và nhỏ Stt Sản phẩm tín dụng
Nhóm sản phẩm tín dụng chung cho các doanh nghiệp
1. Chương trình “Bó sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp 2. Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua
3. Chương trình “Tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu” 4. Chương trình “Hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối”
5. Chương trình cho vay đối với doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
6. Cho vay sản xuất kinh doanh trong nước 7. Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp 8. Thấu chi tài khoản
9. Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói
10. Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập 11. Tài trợ tài sản cố định/ dự án
12. Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
13. Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T)
14. Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P
15. Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C
16. Tài trợ thu mua dự trữ
Nhóm sản phẩm tín dụng hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
17. Chương trình “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng SMEs 18. “Giải pháp tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
vừa” với tổng hạn mức dành cho chương trình lên đến 1.000 tỷ đồng.
19. Chương trình mới nhất của ACB “Đối tác tin cậy - Gắn bó dài lâu” thực hiện từ ngày 2/5/2012 nhằm tri ân và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng Doanh nghiệp đang giao dịch tại ACB và các đối tác liên kết của ACB.
20. Chương trình SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) là chương trình phối hợp giữa ACB với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
21. Chương trình SMEHG là chương trình phối hợp giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp. Hồ Chí Minh và ACB nhằm hỗ trợ nguồn vốn và bảo lãnh cho vay vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
22. Chương trình SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là chương trình phối hợp giữa ACB với Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm hỗ trợ vốn trung dài hạn đầu tư tài sản cố định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
23. Chương trình SMESC là chương trình hợp tác giữa Quỹ tín dụng xanh (Thụy Sỹ) và ACB nhằm hỗ trợ về vốn và bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nguồn: acb.com.vn
2.2.2. Khái quát về chi nhánh Thái Nguyên 2.2.2.1. Giới thiệu
Ngày 09/09/2010, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chính thức khai trương Chi nhánh Thái Nguyên tại địa chỉ số 70 Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Điện thoại: (0280) 365 3868 - Fax: (0280) 365 3688.
Tương tự các CN/PGD khác trong hệ thống, Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Thái Nguyên (ACB Thái Nguyên) hoạt động với các chức năng chủ yếu sau:
• Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng.
• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
• Dịch vụ thoanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.
• Thu đổi ngoại tệ.
• Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)
• Các dịch vụ ngân hàng khác …
Chi nhánh Thái Nguyên được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các CN/PGD trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền tại chi nhánh Thái Nguyên và rút tiền tại bất kỳ nơi nào trong hệ thống ACB trên toàn quốc và ngược lại, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking và mobile banking).
2.2.2.2. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Lãnh đạo của ACB Thái Nguyên là Ban giám đốc gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điều hành mọi hoạt động công việc của ngân hàng.
Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư, …theo sự ủy nhiệm của ĐHĐCĐ và Tổng Giám đốc.
Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, các quy định của ACB.
Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng Cổ đông.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ACB Thái Nguyên
Phòng KHCN và KHDN: Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng.
Phòng hành chính tổng hợp: Phụ trách công tác hành chính của văn phòng, lưu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự, theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nó lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban khác.
2.2.2.3. Chuỗi cung ứng giá trị của ACB
Đầu vào, Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 1998, vốn điều lệ được nâng lên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nước và các tổ chức nước ngoài. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Phần vốn
BAN GIÁM ĐỐC Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng hành chính tổng hợp BP Giao dịch BP Dịch vụ khách hàng BP Ngân quỹ BP Tín dụng cá nhân BP DV KH BP Dịch vụ doanh nghiệp BP Thanh toán quốc tế BP Pháp lý và quản lý tài sản Tổ bảo trì và quản lý tài sản Tổ hành chính văn thư Tổ lưu trữ chứng từ
thặng dư từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài và lợi nhuận giữ lại hàng năm được dùng để tăng vốn điều lệ. Đầu năm 2006, vốn điều lệ ACB tăng đến