Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Bài Luận Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên -1- MỤC LỤC DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT .2 DANH MỤC BẢNG .3 DANH MỤC BIỂU .3 PHẦN MỞ ĐẦU .4 CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .7 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xlviii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU lxi CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ACB THÁI NGUYÊN .xc DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB Thái Nguyên Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Thái Nguyên NHNN Ngân hàng nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa BP Bộ phận -2- CP Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn NHTM Ngân hàng thương mại DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU -3- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một nước đang phát triển, theo thống kê hết năm 2010 cả nước có khoảng 540 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% số lượng doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội .Tính chung, hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, khối doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ. Chính phủ cũng xác định đầu tư nguồn vốn phục vụ pháp triền doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp, trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc, tính đến thời điểm tháng 7/2010 toàn tỉnh có hơn 2000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và hoạt động tích cực trên các vùng miền cùa tỉnh, đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Thái Nguyên, tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện còn gặp không ít khó khăn, trong đó khó khăn về vốn là luôn thường trực. Không thể phủ nhận là hiện nhu cầu vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, tuy nhiên do những khó khăn về quy mô, công nghệ, khả năng quản trị, khả năng tiếp cận thông tin, tài sản bảo đảm, lãi suất quá cao như hiện nay…nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất khó tiếp cận được vốn vay. Nhận biết được thực trạng và nhu cầu vốn tại thị trường Thái Nguyên, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã thành lập chi nhánh đầu tiên tại Thái Nguyên vào tháng 9 năm 2010. Nhận thức được rằng, là ngân hàng đến sau trên thị trường, ACB có nhiều bất lợi hơn so với ngân hàng đi trước, vì một mặt phải thăm dò -4- tìm hiểu thị trường, mặt khác phải nhanh chóng khai thác lợi thế công nghệ, sản phẩm, thương hiệu để chiếm lĩnh thị phần. Xác định đối tượng khách hàng chính của mình là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên đa phần là đang có quan hệ với một hoặc nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, tài sản bảo đảm ít hoặc đã thế chấp tại ngân hàng khác, nên thường không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng tại ACB. Vì thế để nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu, thì cần có nghiên cứu để chỉ ra những vướng mắc, tồn tại và đề ra các giải pháp để tháo gỡ. Chính vì lẽ đó đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” được chọn để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài này được nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay tại Ngân hàng Á Châu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng có thể đưa ra được các sản phẩm và chính sách phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, mặt khác cũng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh…giúp doanh nghiệp phát triển. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Thái Nguyên - Xác định những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB - Đề xuất các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế các tiêu cực có thể có. 3. Câu hỏi nghiên cứu - ACB đã là gì để tiếp cận nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên -5- - Còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc gì trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng. - Nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp như thế nào? - Các nhân tố nào làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB - Giải pháp nào cần đề xuất để ACB nhanh chóng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn tại ACB. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc cung cấp tín dụng của ACB trên địa bàn như: chính sách tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, giải pháp cần đề xuất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn dễ dàng hơn. 4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu Bao gồm các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu của luận văn được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012, điều tra thực tế tháng 12 năm 2011 5. Kết quả mong đợi Kết quả mong đợi sau khi hoàn thành luận văn này là - Xác định được những khó khăn vướng mắc trong việc cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. - Xác định được nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp - Đề xuất được những giải pháp hợp lý, góp phần giúp ACB xây dựng được chính sách hợp lý và tạo ra các sản phẩm phù hợp nhằm mở rộng thị phần tại Thái Nguyên. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong điều kiện thực tế hiện nay, cụ thể gồm những đối tượng chủ yếu sau: -6- - Giúp ACB có cái nhìn tổng quan về thị trường tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên - Nhìn ra được điểm mạnh và điểm yếu của ACB để từ đó có được những giải pháp hiệu quả để mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tham khảo để dễ dàng đáp ứng được các tiêu chí cấp tín dụng của ACB. - Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu có quan tâm đến chủ đề này 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Tín dụng ngân hàng và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thái Nguyên CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm Đây là hình thức tín dụng rất quan trọng và là quan hệ tín dụng chủ yếu giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Nó là hình thức mà các quan hệ tín dụng được thực hiện thông qua vai trò trung tâm của ngân hàng. Nó đáp ứng phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Theo đà phát triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng thương mại ngày càng trở thành hình thức chủ yếu không chỉ ở trong nước -7- mà còn trên trường quốc tế. Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính: - Tín dụng cá nhân: Phục vụ các khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân … - Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác). Ngoài ra do tính đặc thù của nền kinh tế, các NHTM còn đặc biệt lưu ý đến loại hình tín dụng cho xuất khẩu phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tóm lại, đối với NHTM, tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng, là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các tổ chức tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất kinh doanh khác), trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Như vậy có thể hiểu, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: - Một là, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Hai là, sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn - Ba là, sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là một phạm trù hẹp của tín dụng, nó xoay quanh các mối quan hệ cơ bản giữa ngân hàng và các bên đi vay. Tín dụng ngân hàng chỉ xuất hiện khi có tiền tệ và hệ thống tài chính và ngân hàng đóng vai trò là các trung gian tài -8- chính trong các mối quan hệ này, do vậy tín dụng ngân hàng sẽ mang các đặc điểm cơ bản sau: - Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; đã có rất nhiều hình thức vật ngang giá được sử dụng trong quá trình trao đổi nhưng tiền tệ là phát minh vĩ đại nhất của con người khi nó đóng vai trò làm vật ngang giá trong quá trình trao đổi thúc đẩy lưu thông và được sử dụng mặc nhiên và phổ biến cho tới thời điểm hiện nay tại mỗi quốc gia. - Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; trong quan hệ tín dụng cũ bên cho vay và bên đi vay phải tự tìm kiếm nhau và đưa ra các điều kiện trao đổi điều này phát sinh rất nhiều rắc rối về thời gian, thủ tục, chi phí, độ rủi ro, tính linh hoạt và làm tăng tần suất gặp gỡ theo cấp số nhân … từ những bất cập đấy các trung gian tài chính đã ra đời như một tất yếu để hỗ trợ người đi vay và cho vay. - Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; ngân hàng có các mục tiêu, kế hoạch phát triển riêng và tập trung vào các phân khúc khách hàng khác nhau từ đó dẫn tới các hoạt động phát triển tín dụng đôi khi không gắn với quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian qua tín dụng phi sản xuất của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc tạo ra sự biến tăng trưởng nóng của các ngành bất động sản, chứng khoán, vàng, …. Và từ đó kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Ngân hàng là một định chế tài chính chuyên nghiệp với các quy định chặt chẽ về các chỉ tiêu nghiệp vụ, định hướng phát triển tốt và là nhà tài trợ chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Thông qua ngân hàng vốn được đưa từ các cá nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi sang các cá nhân, tổ chức đang thiếu vốn. Cũng xuất phát từ nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế nên các ngân hàng cần phải mở rộng quy mô vốn, từ đó ngày càng thúc đẩy việc tích tụ, tập trung vốn mạnh mẽ của ngân hàng -9- thông qua việc tăng vốn, tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, liên doanh, liên kết, nhận ủy thác …. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển.Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần huy động vật tư hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất cho xã hội. - Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng trên cơ sở đó cho vay lại các đơn vị kinh tế. Mặt khác, quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn. - Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hồn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi khi doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp - Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế “mở” tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế của các châu lục. -10-