1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai

93 1,1K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 8,42 MB

Nội dung

luận văn - báo cáo tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM

VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trang 2

TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Trang 3

***** ************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTNKhoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ HOÀI MSSV: 09149313Khoá học : 2009 – 2013 Lớp : DH09QMGL1 Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai”.

2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tổng quan về tỉnh Gia Lai: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

 Tổng quan về môi trường nước mặt: các khái niệm cơ bản về nước mặt, ônhiễm môi trường nước, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt

 Các nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai.

 Hiện trạng khai thác, sử dụng và diễn biến chất lượng nước mặt qua các năm  Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước mặt

 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường nước mặt và xác định cácvấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường nước của tỉnh Gia Lai  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TNNM củatỉnh Gia Lai.

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2013 Kết thúc: tháng 07/2013

4 Họ tên GVHD: ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng ………năm 2013 Ngày… tháng … năm 2013 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

ThS Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 4

Để hoàn thành bài khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệttình của Thầy Cô, cá nhân và tổ chức.

Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu, Ban chủ nhiệmkhoa, cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích vànhững bài học kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã định hướng đềtài và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, Các cô chú, anh chịphòng kiểm soát ô nhiễm Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập.

Cuối cùng nhân cơ hội này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ông Bà, Bố Mẹ, AnhChị, cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt bốn năm đại học

Khóa luận này như một trong những thành quả đúc kết trong suốt bốn năm họctrên ghế giảng đường Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng song cũngkhông tránh khỏi nhưng thiếu sót Chính vì vậy, em rất mong sự góp ý bổ sung từ Quýthầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Pleiku tháng 8 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài

Trang 5

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con người vàcác loài sinh vật mà nước còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hộicủa một quốc gia hay một khu vực Những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và việckhai thác quá mức nguồn tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suykiệt nguồn nước Nước thải từ các nhà máy, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, nướcthải sinh hoạt,… chưa qua xử lý được thải ra môi trường ngày càng nhiều đã gây tácđộng xấu đến chất lượng nguồn nước mặt Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêmtrọng hơn trong tương lai nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn Nhận thấy được tầmquan trọng của tài nguyên nước mặt và những vấn đề ô nhiễm đang diễn ra hiện nay,

tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” Đề tài được

thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013.Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong đó lầnlượt nói về: các nguồn nước mặt của tỉnh; hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt;diễn biến chất lượng nước mặt qua các năm và xác định các nguồn gây ô nhiễm nướcmặt chính trên địa bàn tỉnh

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệuquả công tác quản lý môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đề tài đã thu được những kết quả:

Đưa đến cái nhìn tổng thể về tài nguyên nước mặt và hiện trạng ô nhiễm nướcmặt hiện nay của tỉnh Gia Lai Đánh giá được tình hình triển khai công tác quản lý tàinguyên nước mặt của tỉnh về những việc đã làm được và các vấn đề còn tồn tại, hạnchế trong công tác quản lý từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lývà bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt được tốt hơn

Trang 6

LỜI CẢM ƠN iii

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

Chương 2 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 4

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt 5

2.2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai 7

2.2.1.1.Vị trí địa lý 7

2.2.1.2.Đặc điểm địa hình 10

2.2.1.3.Đặc trưng khí hậu 10

2.2.1.4.Đặc điểm thủy văn 11

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 11

2.2.2.1.Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Gia Lai 11

2.2.2.2.Dân số và lao động 13

Trang 7

2.2.2.5.Văn hóa – Thể dục thể thao 15

Chương 3 16

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 16

3.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 16

3.1.1 Các nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai 16

3.1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt tại tỉnh Gia Lai 18

3.1.3 Chất lượng nước mặt tỉnh Gia Lai 19

3.1.3.1.Hàm lượng Ôxy hòa tan (DO) 26

3.1.4 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tỉnh Gia Lai 33

3.1.4.1.Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt 33

3.1.4.2.Nước thải công nghiệp 34

3.1.4.3.Nước rỉ rác 36

Trang 8

3.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH

GIA LAI 42

3.2.1 Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước mặt 42

3.2.2 Các cơ sở pháp lý áp dụng trong quản lý tài nguyên nước mặt 43

3.2.3 Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt 45

3.2.4 Các hoạt động quản lý môi trường nước đã triển khai 45

3.2.5 Hiện trạng thu gom và XLNT trên địa bàn tỉnh 47

3.3 CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 50

Chương 4 52

ĐỀ XUẤT CẤC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝTÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 52

4.1 TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ 52

4.2 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ 54

4.3 VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 55

4.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI 58

Trang 9

CCN : Cụm Công nghiệp

Liên Hiệp Quốc

hóa của Liên hiệp quốc

Trang 10

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai 9

Hình 2.2: Biều đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2011 12

Hình 2.3: Sự gia tăng dân số qua các năm 2007 – 2012 13

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Ôxy hòa tan năm 2011 và 2012 26

Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD năm 2011 và 2012 26

Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 năm 2011 và 2012 27

Hình 3.4: Biểu đồ biễu diến hàm lượng TSS năm 2011 và 2012 27

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NH4 năm 2011 và 2012 28

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NO2- năm 2012 29

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NO3- năm 2012 29

Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng PO43- năm 2012 30

Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng E.coli năm 2011 và 2012 31

Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Coliform năm 2011 và 2012 31

Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Fe năm 2011 và 2012 32

Hình 3.12: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng Cr III năm 2011 và 2012 32

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 trong nước thải các cơ sở y tế 39

Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn nồng độ COD trong nước thải các cơ sở y tế 39

Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn nồng độ TSS trong nước thải các cơ sở y tế 39

Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn nồng độ Coliforms trong nước thải các cơ sở y tế 39

Hình 3.17: Sơ đồ hệ thống các tổ chức tham gia quản lý TNMT 42

Hình 4.1: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác 60

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện 61

Trang 11

Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011) 20

Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 2 (11/2011) 21

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012) 22

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012) 24

Bảng 3.5: Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường 35

Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku 37

Bảng 3.7: Vị trí lấy mẫu nước thải tại các cơ sở y tế 38

Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở y tế 38

Bảng 3.9: Kết quả thu mẫu phân tích chất lượng nước sông Ba và các nhánh suối đổvào sông Ba năm 2012 41

Trang 12

Chương 1MỞ ĐẦU1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con người vàcác loài sinh vật mà nước còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội.Nó đảm bảo sự tồn tại cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất kể cả con người, nướcphục vụ cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và rất nhiều ngành kinh tế khác Dođó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong nhữngyếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

Tuy nhiên sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngàycàng cao đòi hỏi lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động công nghiệpngày càng nhiều đã ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này Hiện nay đã có rất nhiềuđịa phương bị ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng, có nguy cơ cạn kiệt do hoạtđộng khai thác, quản lý chưa hợp lý cùng với lượng nước thải từ các khu/CCN, cácnhà máy, khu dân cư đô thị, … chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả mà thải rangoài môi trường đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của con người Đặcbiệt là khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng Vấn đề ô nhiễm sẽcàng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu như chúng ta không có các biệnpháp bảo vệ và quản lý hợp lý.

Nước là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương bởi các tácđộng của con người Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước cũng nhưnhững vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt đang diễn ra hiện nay, tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” nhằm tìm hiểu

thực trạng ô nhiễm và các công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia

Trang 13

Lai từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyênnày.

1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Tìm hiểu về nguồn tài nguyên nước mặt, hiện trạng ô nhiễm, các nguồn gây ônhiễm và công tác quản lý nguồn tài nguyên này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ragiải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để bảo vệ, cải thiện chất lượng nguồn tài nguyênnước mặt được tốt hơn

1.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Tổng quan về môi trường nước mặt, khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu; Tìm hiểu nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh Gia Lai, hiện trạng khai thác và sử dụng;

 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước măt: diễn biến ô nhiễm thông qua cácchỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu kim loại nặng, …

 Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước mặt;

 Đánh giá công tác quản lý: các hoạt động đã triển khai, những mặt còn tồn tạivà hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt;

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyênnước mặt.

1.4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Gia Lai

1.5.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý TNNMtỉnh Gia Lai Trong quá trình thực hiện đề tài đã gặp phải một số khó khăn như thờigian làm bài tương đối ngắn, mà phạm vi nghiên cứu tương đối rộng do vậy việc thuthập thông tin còn chưa đầy đủ Thiếu số liệu, thông tin về nước thải nông nghiệp,không có các chỉ tiêu về hàm lượng hóa chất BVTV, hóa chất trừ cỏ, …, có trong nướcdo đó việc xác định nguồn gây ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp phần nào còn dựavào định tính.

Trang 14

1.6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nhiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấnđề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất Để việc nghiêncứu đạt hiệu quả tốt nhất, luận văn sử dụng những phương pháp sau đây:

Phương pháp tham khảo tài liệu

Thu thập, đọc, chọn lọc tài liệu từ các nguồn như: Báo cáo hiện trạng môi trườngnăm 2012 của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai Cácthông tin từ internet về: điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh, các khái niệm vàcác phương pháp xử lý ô nhiễm nước mặt Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp trướcđó Ngoài ra còn có các tài liệu trong giáo trình học ở lớp, của GVHD và của bạn bè.Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết chođề tài.

 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Là phương pháp tìm hiểu, so sách và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chínhxác và cần thiết nhất cho đề tài từ nguồn dữ liệu sơ cấp Công việc xử lý và phân tíchdữ liệu được thực hiện bằng tay và cả trên máy tính Từ các bảng số liệu quan trắc môitrường nước mặt, nước thải tại một số vị trí của Chi cục Bảo vệ Môi trường, vẽ biểu đồvà so sánh đối chiếu với các quy chuẩn như QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹthuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹthuật Quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹthuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao cu thiên nhiên; QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt; QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốcgia về nước thải y tế,…Từ so sánh đối chiếu với quy chuẩn xác định hiện trạng ônhiễm nước, các nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh Phương pháp này sẽ chora kết quả đáng tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề.

 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các anh/chị, các cô chúở Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, các Thầy/Cô Với phương pháp này, chúngta có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọngvà có ý nghĩa đối với lĩnh vực cần tìm hiểu.

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

Nước mặt: Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012, điều 2) định nghĩa nước

mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo

Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặcbiệt mới sử dụng đến nước biển Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởnglớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người;nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả nănghồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng có mưa

Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồngruộng lúa nước là những nơi thường có mật độ ô nhiễm cao Nguồn gây ra ô nhiễmnước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông thủy vàsản xuất nông nghiệp.

Ô nhiễm nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần

sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép gây tác động xấu đến đời sống conngười và sinh vật.

Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủyhoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên Môi trường nước rất dễbị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớntới con người và các sinh vật khác.

Trang 16

Nguồn nước bị ô nhiễm thường có các dấu hiệu đặc trưng như sau:

- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáynguồn.

- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, …)

- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuấthiện các chất độc hại, …)

- Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóacác chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.

- Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh.

2.1.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt

Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước có thể dựavào một số chỉ tiêu cơ bản sau:

Chỉ tiêu vật lý

- pH: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để kiểm tra chất lượng nước cấp vànước thải Dựa vào giá trị pH ta sẽ quyết định phương pháp xử lý, điều chỉnh lượng vàloại hoá chất thích hợp trong quá trình xử lý Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thểdẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặckết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trongnước pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.

- Độ màu: là do các chất gumid, các hợp chất keo của sắt, nước thải công nghiệphay do sự phát triển mạnh mẽ của rong tảo trong các nguồn thiên nhiên tạo nên Độmàu được xác định bằng phương pháp so màu theo thang plantin coban và tính bằngđộ

- Độ đục: do các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do động thực vật

thủy sinh gây nên Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng do vậy ảnh hưởng đếnquá trình quang hợp dưới nước Độ đục càng lớn, môi trường nước bị nhiễm bẩn càngcao và cần phải có biện pháp xử lý.

- Chất rắn lơ lửng (TSS): Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) cótrong nước thải Chất rắn lơ lửng ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinhhoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý

Trang 17

Chỉ tiêu hóa học

- Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (DO): hàm lượng oxy hòa tan trong nước(mg/l) là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, ápsuất xác định Oxy hoà tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trìnăng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các loài sinh vật dướinước Hàm lượng oxy hòa tan cho ta biết chất lượng nước, oxy hoà tan thấp, nước cónhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hoá tăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước, oxy hoàtan cao, nước nhiều rong tảo tham gia quang hợp giải phóng oxy.

- Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụtrong các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong nước, nhất là nước thải sinh hoạt.Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước Chỉ số nàycàng cao cho thấy nước bị ô nhiễm càng nhiều.

- Nhu cầu oxy hoá học (COD): đây cũng là thông số cần thiết để đánh chất lượngnguồn nước Thông thường COD được sử dụng nhiều hơn BOD, do khi phân tích chỉsố BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn (5 ngày ở nhiệt độ 20 0C).

- Kim loại nặng (Pb, Cu, Ni, Cd, Hg, Sn, Cr, …): một số kim loại nặng đi vàotrong nước do nước thải công nghiệp hoặc đô thị Chủ yếu là chì, đồng, kẽm, thủyngân,… Những kim loại này ở các điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tại những hình tháikhác nhau gây ô nhiễm nước.

- Các hợp chất phốtpho: thường ở dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-,các polyphotphatnhư Na3(PO3)6 và phốtpho hữu cơ Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếucho các thực vật dưới nước Tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ gây phú dưỡng hoátrong ao hồ.

- Các hợp chất sunphat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồngốc hữu cơ Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe con người Ởđiều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S gây mùi hôi vàcó độc tính cao.

- Các hợp chất nitơ: Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac (NH4+),nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất

Trang 18

trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng nướcdùng trong sinh hoạt.

- Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl- Nói chung ở mức nồng độ chophép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l thì làm cho nước có vị mặn Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực xi măng.

- Chất dầu mỡ: hàm lượng chất dầu mỡ trong nước có thể là chất béo, acid hữucơ, dầu, … chúng gây khó khăn trong quá trình vận chuyển nước, ngăn cản oxy hòatan do tạo lớp phân cách trên bề mặt nước với khí quyển.

- Hóa chất BVTV: Hiện nay, có hàng trăm hóa chất diệt sâu, rầy, nấm, cỏ, …được sử dụng trong nông nghiệp Các nhóm hóa chất chính là: Photpho hữu cơ, Clohữu cơ, Cacbarmat Hầu hết các chất này đều có độc tính cao đối với người Đặc biệtlà clo hữu cơ, có độ bền vững cao trong môi trường và khả năng tích lũy trong cơ thểcon người Việc sử dụng khối lượng lớn các hoá chất này trên đồng ruộng đang đe dọalàm ô nhiễm các nguồn nước.

Chỉ tiêu sinh học

Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loàithủy vi sinh khác Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc cóhại Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo… Nhómnày cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng Trong chất thải của người và độngvật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển Đó là vi khuẩn đặc trưng chomức độ nhiễm trùng của nước ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.

2.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai2.2.1.1.Vị trí địa lý

Gia Lai là một trong 05 tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độđịa lý từ 12054’40” độ kinh Đông với vị trí tiếp giáp như sau:

 Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

 Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với chiều dài biên giới là 90 km. Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk.

Trang 19

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.553.693,3 ha, chiếm 4,71 % diện tích tự nhiên cảnước Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thịxã Ayunpa và 14 huyện, trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, vănhóa và là trung tâm thương mại của tỉnh.

Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên nên đây là điều kiện đểcùng các tỉnh lân cận đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có nhằmtăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh củanền kinh tế địa phương, tạo bước đột phá để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triểnvà trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực.

Bên cạnh đó, vị trí nằm trong vùng tam giác phát triển thuộc ba nước Việt Nam –Lào - Campuchia cũng hứa hẹn sẽ đem lại một tiềm năng lớn cho Gia Lai trong côngcuộc phát triển kinh tế Ngoài ra, Gia Lai có hệ thống sông ngòi chảy hai hướng: sôngBa nằm dài trên sườn Tây dãy Trường Sơn, lưu vực 13.000 km2, là con sông dài thứhai ở Tây Nguyên (dài 304 km), bắt nguồn từ núi Ngọc Rô chảy qua các vùng địa hìnhphức tạp của tỉnh chảy về Biển Đông (khu vực Phú Yên) và sông Sê San bắt nguồn từđỉnh Ngọc Linh, lưu vực 11.450 km2, chiều dài của sông là 230 km chảy qua biên giớiđổ vào sông Mê Kông Chính hệ thống sông ngòi như vậy sẽ tạo ra một lợi thế rất lớnkhông chỉ về nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt mà còn cho cả hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương

Trang 20

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Trang 21

2.2.1.2.Đặc điểm địa hình

Gia Lai có địa hình thuộc vùng cao nguyên, chia thành 4 vùng: vùng đồi núicao; vùng cao nguyên; vùng trung du, đồng bằng và vùng trũng Địa hình của Gia Laicó điểm cao nhất 2.023 m; điểm thấp nhất 200 m và độ cao trung bình là 500 m so vớimặt nước biển.

Địa hình đồi núi cao chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, mang kiểu phân cắtmạnh, có diện tích là 6.909 km2, tập trung ở khu vực phía Đông Bắc, Đông và ĐôngNam của tỉnh với các dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 500 m, độ dốc trên 150 Caonhất là ngọn Kon Ka Kinh với độ cao trên 1.700 m Đặc biệt dãy núi Mang Yang kéodài từ đỉnh Kon Ka Kinh đến huyện Krông Pa, chia Gia Lai thành 2 vùng khí hậu rõrệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

Địa hình cao nguyên chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh (5.800 km2) với 2cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, phù hợpvới các loại cây công nghiệp Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550 km2 với nền đấtđồng nhất là đá đỏ bazan dạng vòm bất đối xứng, độ cao trung bình 750 – 800 m, độdốc trung bình 3 – 50, địa hình lượn sóng nhẹ, chia cắt ít, địa hình khá lý tưởng choviệc xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở Cao nguyên Kon Hà Nừng có diện tích1.250 km2, kiểu đất bazan cổ với nền đất chính là feralit nâu đỏ, độ cao trung bình 800– 900 m, độ dốc trung bình 10 – 180 Địa hình vùng trung du và đồng bằng chiếm 3/5diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Địa hình vùng trũng phân bố dọc theo các sông suối, khá bằng phẳng, ít bị chiacắt, hầu hết được che phủ bởi lớp phù sa giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với các loạicây nông nghiệp Có 2 thung lũng lớn là thung lũng An Khê rộng khoảng 1.312 km2 vàAyunpa – Krôngpa rộng khoảng 1.474 km2, có độ cao trung bình 200 đến 300 m

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô và ítlạnh, mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ nhiệt độ trung bình giữa các mùa trong nămkhoảng 9 – 100C Khu vực dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, thông thường nhữngnăm có hoạt động của dông, bão, áp thấp nhiệt đới được tăng cường thì lượng mưa sẽ

Trang 22

kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng Tây TrườngSơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ không khí trung bình năm từ 230C đến 250C, khí hậuGia Lai nhìn chung rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, nông - lâmnghiệp và chăn nuôi gia súc

Gia Lai là khu vực đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hảiViệt Nam và Campuchia Hệ thống sông chính bao gồm hệ thống sông Sê San và hệthống sông Ba Ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Xrê-pôk.

Dòng chảy sông suối ở tỉnh Gia Lai biến đổi theo mùa, hằng năm có 2 mùa:mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu muộn hơn mùa mưa khoảng từ 1 đến 3tháng: tháng VII, VIII ở vùng phía Tây (các sông nhánh của sông Sê San và Xrê - pôk)và vùng giữa (nhánh sông Ia Ayun), tháng IX trên dòng chính sông Ba Mùa lũ kếtthúc vào tháng XI ở vùng phía Tây; tháng XI, XII ở vùng giữa và tháng XII ở dòngchính sông Ba Lượng dòng chảy mùa lũ khoảng 70 % tổng lượng dòng chảy năm.

Trước đây, khi sông Ba chưa bị ảnh hưởng bởi đập thủy điện An Khê – Kanakthì lưu lượng nhỏ nhất (trong thời kì 1977 – 2007) của sông Ba bằng 4,6 m3/s tại AnKhê và 29,2 m3/s tại trạm Củng Sơn (ở hạ lưu) tương ứng với mô đun là 1,11 l/s.km2

và 0,833 l/s.km2 Tuy nhiên những năm gần đây (từ 2011 đến nay) khi thủy điện AnKhê – Kanak đi vào hoạt động thì lưu lượng dòng chảy của sông Ba phụ thuộc chủ yếubởi việc xả nước về hạ lưu của đập thủy điện.

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2.1.Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Gia Lai

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khủng hoảng tài chính thế giới đã có những tác động và ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế địa phương, từ việc biến động giá cả của một số nguyên, nhiên liệu ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số các cơ sở sản xuất, các doanhnghiệp trong việc đầu tư vốn sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh và hàng hóa xuấtnhập khẩu của địa phương Tuy nhiên kinh tế của tỉnh năm 2011 – 2012 đã có tăngtrưởng theo hướng bền vững và tích cực.

Trang 23

Tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 đạt 12,9 %, trong đó nông, lâmnghiệp, thủy sản tăng 7,29 %; công nghiêp – xây dựng tăng 16,35 %; dịch vụ tăng15,26 % so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 41,54%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,15 %, dịch vụ chiếm 26,31 % GDP bình quânđầu người đạt 26,16 triệu đồng (tương đương 1.242 USD, tăng 21,2 % so với năm

2011) (Nguồn báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai về đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch công tác năm 2012 và một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạchnăm 2013)

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện vẫn là nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ Tỷtrọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hiện vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên 40 % trongnăm 2011 và 2012) Dự kiến trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịchmạnh theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản, tăng tỷ trọngngành công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012Nông lâm nghiệp 47.16% 47.38% 43.30% 40.30% 40.53% 41.54%Công nghiêp - xây dựng 25.96%25.66%29.57%31.78%31.59%32.15%Dịch vụ26.88%26.96%27.13%27.92%27.88%26.31%

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2012 và Báo cáo đánh giá tình hình thựchiện năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013 củaUBND tỉnh Gia Lai)

Trang 24

Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010 Năm 2011Năm 2012

Dân số

Năm 2012 dân số tỉnh đạt 1.345.000 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu sốchiếm tỷ lệ 45,8 %; tỷ lệ tăng tự nhiên là 16,48 %0 (giảm xuống so với năm 2011 là16,61 %0); mức giảm tỷ suất sinh đạt 2,64 %0.

Dân số trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm, chủ yếu là gia tăng cơ học, đến naydân số của tỉnh đứng thứ hai so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên (sau Đăk Lăk).Sự biến đổi dân số được thể hiện trong hình 2.3

Hình 2.3: Sự gia tăng dân số qua các năm 2007 – 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2012 và Báo cáo về tình hình thực hiện côngtác 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2012 của UBND tỉnh GiaLai)

Lao động

Năm 2012, nguồn lao động của tỉnh có 711.680 người, trong đó số người trongđộ tuổi lao động là 653.140 người chiếm 92% tổng nguồn lao động là điều kiện thuậnlợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giáo dục

Từng bước quy mô trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục và đàotạo được nâng lên Toàn tỉnh có 221 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 224 trườngtrung học cơ sở, 35 trường THPT, 5 trường Trung học chuyên nghiệp và một phân

Trang 25

hiệu ĐH Nông Lâm Đến nay toàn tỉnh có 28 trường đạt chuẩn quốc gia; có 143/215xã, phường, 03/16 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, đạt66,5% Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàng Tỉnh GiaLai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Y tế

Những năm gần đây hệ thống y tế tỉnh Gia Lai từng bước được cải thiện vànâng lên về mặt chất lượng Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệđồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe ngày càng tăng.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã được tăngcường đầu tư, chuẩn hóa dân từng bước và cơ bản đảm bảo khám chữa bệnh cho nhândân trên toàn tỉnh Đến nay có 19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định củaBộ y tế, chiếm tỷ lệ 8,6%; 40% trạm y tế xã có bác sỹ.

Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5 bệnh viện: bệnh viện tỉnh,bệnh viện y học cổ truyền, 2 bệnh viện khu vực thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và bệnhviện tư nhân Hoàng Anh Gia Lai Có 2 chi cục (là Dân số- Kế hoạch hóa gia đình vàAn toàn Vệ sinh Thực phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trungtâm giám định sức khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế Có 17 PhòngY tế, 17 Trung tâm Y tế huyện, 17 Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, 222 xã,phường, thị trấn có y tế hoạt động, trong đó có 208 trạm y tế xã và 14 trạm y tế trungtâm cấp xã.

Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đườnghành không Tỉnh có quốc lộ 14 nối các tỉnh Đăk Lăk, Kon Tum thông đến Đà Nẵng,Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ GiaLai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước Các tuyến quốc lộ 19 xuốngTp Quy Nhơn, thuộc Bình Định, quốc lộ 25 đến Tuy Hòa, thuộc địa phận tỉnh PhúYên Ngoài ra, về đường hàng không có sân bay Pleiku cách trung tâm thành phốkhoảng 5 km đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ Pleiku đi thành phố Hồ Chí

Trang 26

Minh - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại Sân bay đang được đầu tư nâng cấp để tiếpnhận các máy bay lớn.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa hướng về cơ sở được đẩy mạnh Nhiềuphong trào văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi liên hoan, hội diễn văn nghệ được tổ chức.Nhiều sự kiện văn hóa tiêu biểu được tổ chức như: Đại hội đoàn kết các dân tộc Tây

Nguyên, lễ đón bằng của UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên” là “ Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và đã

tổ chức thành công Festival cồng chiêng quốc tế lần thứ nhất tại tỉnh Gia Lai.

Các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi, thu hút nhiều tầng lớpnhân dân tham gia, phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục mở rộng theohướng xã hội hóa bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể, công tácxã hội hóa hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh.

Trang 27

Tổng lượng dòng chảy năm trung bình thời kì 1980 – 2007 của các sông tronglãnh thổ tỉnh Gia Lai là 10,88.109 m3; trong đó sông Ba là 5,518.109 m3 chiếm 50,71%; các sông nhánh chảy vào sông Sê San là 2,86.109 m3 chiếm 26,28 %; các sôngnhánh (Ia Đrăng, Ia Lốp) chảy vào sông Xrê-pốc là 1,758.109 m3 chiếm 16,15 % vàcác sông Kôn, sông Kỳ Lộ là 0,65.109 m3 chiếm 5,97 % Mặc dù nguồn nước mặtphong phú, tuy nhiên về mùa khô nước mặt các con sông, suối và hồ thường khô cạnvà thiếu nước cho sản xuất, trong lúc đó về mùa mưa thì dư thừa gây ra lũ lụt, ngậpúng tại các con sông đặc biệt là vùng thấp trũng Lý do chính là do đặc điểm địa hìnhđồi núi, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, về mùa mưathì nước chảy tràn nhanh chóng xuống khe suối và hồ, mức độ giữ nước của đất kháthấp, trong lúc đó đặc điểm sông suối của Gia Lai là ngắn và có độ dốc lớn nên phầnlớn nước mặt chảy về phía hạ lưu các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, trên các sông Ba, SêSan có nhiều thủy điện chia cắt nguồn nước phía hạ du hứng chịu khô hạn về mùa khôvà lũ lụt về mùa mưa Các nguồn nước mặt ở tỉnh Gia Lai bao gồm:

Trang 28

Sông Ba và các chi lưu:

Sông Ba nằm phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai Con sông bắt nguồn từdãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kon Tum, chảy qua các tỉnh KonTum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên với tổng chiều dài 360 km, với diện tích toànbộ lưu vực 13.500 km2 Tại tỉnh Gia Lai, diện tích lưu vực khoảng 11.450 km2, bắt đầutừ cao nguyên Đắc Rong chảy qua các huyện K'Bang, thị xã An Khê, Đăk Pơ, KôngChro, thị xã Ayun Pa, Krông Pa và tiếp thêm nước từ nhánh Sông AJun tại thị xãAyunpa trước khi rời lãnh thổ Gia Lai Tại địa phận Gia Lai, đặc điểm sông hẹp, sâu,lắm ghềnh nhiều thác, có những đoạn hai bờ dốc thẳng đứng và sâu hoắm như đoạnđèo Tô Na

Sông Ayun là chi lưu lớn của sông Ba, có chiều dài 175 km, diện tích lưu vực2.950 km2, bắt nguồn từ đỉnh KôngQuaBon cao 1.710 m, chảy qua các huyện MangYang, Chư Sê, thị xã Ayun Pa và đổ vào sông Ba tại Ayun Pa.

Hệ thống sông Sê San:

Sông Sê San là một trong các chi lưu lớn của sông Mêkong bắt nguồn từ Bắc vàTrung Tây Nguyên của Việt Nam rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia Trên lãnh thổViệt Nam, sông Sê San nằm trên hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài sôngchính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km² Tại Gia Lai có tổng diện tích lưuvực khoảng 3.477 km2, chảy qua ranh giới các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ Địahình sông Sê San phía thượng lưu là vùng đồi núi thấp, độ dốc trung bình Thung lũngsông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao của dãy trường sơn, độ dốc lớn ở phíahạ lưu Độ dốc bình quân 5,5% và trên 80% diện tích lưu vực có độ cao trên 600 m.Địa hình dốc lớn, dòng nước sông Sê San đã tạo thế năng lớn và đó là tiềm năng lớncho khai thác thủy điện.

Biển Hồ (hồ Tơ Nưng):

Cách thành phố Pleiku về phía Bắc 6 km đường chim bay Biển Hồ là hồ tựnhiên được hình thành từ một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu nămđể lại Hồ có hình bầu dục, diện tích 230 ha và độ sâu 20 – 40 m Biển hồ cung cấpnước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng và nguồn lợi thủy sản, đồng thời đóng góp to

Trang 29

lớn điều hòa không khí cho vùng đất Cao Nguyên nói chung và thành phố Pleiku, GiaLai nói riêng.

Hồ Ayun Hạ:

Là hồ nước nhân tạo được hình thành khi dòng sông Ayun (nhánh của sông Ba)được chặn lại đầu năm 1994 Hồ tọa lạc trên địa bàn xã Chư A Thai, Ayun Pa và xã HBông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, với bề mặt thoáng của hồ rộng 37 km2, dung tích253 triệu m3 nước (ứng với mực nước dâng bình thường) Hồ cung cấp nước tưới cho13.500 ha lúa nước, nguồn thủy sản lớn cho khu vực Ayun Hạ, thành phố Pleiku vàkhai thác thủy điện.

Các nguồn nước mặt khác:

Trên địa bàn thành phố Pleiku có các dòng suối lớn nhỏ chảy qua, điển hình làsuối Hội Phú và suối Ia-Pơ-Tâu, hợp lưu tại khu vực phường Hoa Lư về phía huyệnMang Yang xuống hạ lưu và hợp với sông Ba Các con suối nhỏ như suối Ia Rơ Durobắt nguồn từ phường Trà Bá chảy qua xã Chư Á xuống huyện Mang Yang và suối IaRơ Mak bắt nguồn từ Biển Hồ chảy qua địa phận xã Trà Đa xuống xã Hà Bầu vàDaksMei của huyện Đăk Đoa Các con suối này về mùa khô thường khô, đáy nhấp nhôvà mùa mưa tiếp nước chảy tràn từ thành phố nước chảy xiết.

Một số hồ đập tự nhiên và nhân tạo, chủ yếu chứa nước phục vụ sinh hoạt vàtưới tiêu, đáng kể là hồ Thủy Lợi và hồ Nông Trường tại xã Trà Đa cùng với một số hồnhỏ phục vụ công trình thủy lợi và vui chơi giải trí như hồ Diên Hồng, hồ 17/3

Ngoài ra còn có hệ thống các hồ thủy điện nằm rải rác khắp địa bàn tỉnh, trongđó có 7 hồ chứa lớn có dung tích thiết kế hơn 1 triệu m3/hồ; toàn tỉnh có 223 hồ thủy

lợi (Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Gia Lai, 2011).

3.1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt tại tỉnh Gia Lai

Nước mặt có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh củatỉnh Gia Lai, cung cấp một lượng nước lớn cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp vàphục vụ cho hoạt động sống cho người dân Nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh GiaLai được đánh giá là rất lớn, tổng trữ lượng nước mặt cuả tỉnh Gia Lai khoảng 23 tỷm3 phân bố trên các hệ thống sông chính: hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và

Trang 30

phụ lưu hệ thống sông Sêrêpôk có ý nghĩa rất quan trọng cho cả vùng Tây Nguyên.Tổng trữ lượng nước mặt tỉnh đang khai thác là 3.898.337 m3/ngày, trong đó:

- Nước cho ăn uống sinh hoạt 74.068 m3/ngày chiếm 1,9 %;

- Nước cho sản xuất nông nghiệp là 3.781.387 m3/ngày chiếm 97%; - Nước cho sản xuất công nghiệp là 35.085 m3/ngày chiếm 0,9 %;- Nước cho các nhu cầu khác là 7.797 m3/ngày chiếm 0,2 %.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai - Báo cáo quy hoạch tổng thểkhai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2020)

3.1.3 Chất lượng nước mặt tỉnh Gia Lai

Việc đánh giá ô nhiễm nguồn nước mặt dựa vào kết quả quan trắc chất lượngnước mặt trên toàn tỉnh năm 2011 và năm 2012 (Vị trí thu mẫu được thể hiện trongphụ lục 1).

Các thông số chính đại diện để đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnhbao gồm: pH, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni (NH4 ), Clorua (Cl-), Florua (F-), Nitrite(NO2-), Nitrate (NO3-), Phosphate (PO43-), CN, As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu, Ni, Fe,E.coli, Coliform Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các vị trí giám sát nêu trênđược trình bày ở bảng sau:

Trang 31

Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011)

Tên chỉ

tiêuĐơn vị

Kết quả (3/2011)

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, 2012)

Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 2 (11/2011)

Trang 32

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, 2012)

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012)Tên chỉ

Trang 34

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, 2012)

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012)Tên chỉ

Trang 37

Kết quả quan trắc có 07/23 chỉ tiêu đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Quychuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt Ngoài ra các chỉ tiêu thể hiện sựbiến động, vượt quy chuẩn cho phép như sau:

Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Ôxy hòa tan năm 2011 và 2012

Nhận xét: Hàm lượng Ôxy hòa tan tại các vị trí quan trắc dao động từ 2,1 – 7,0

mg/l và có xu hướng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2012 Phần lớn các vị trí quantrắc đều thấp hơn giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2 >= 5 mg/l, CộtB1 >= 4 mg/l) Trong đó vị trí M4 (Cầu Hội Phú) có giá trị thấp nhất so với các vị trícòn lại và vượt quy chuẩn cho phép 1,9 lần so với cột B1; vượt 2,38 lần so với cột A2.

Vị trí quan trắc

Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012

Đợt 1/2011 mg/lĐợt 2/2011 mg/lĐợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Trang 38

Nhận xét: Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc dao động từ <2 – 26 mg/l, có

10/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 15mg/l) Trong đó mẫu M1 (Khu CN Trà Đa) có giá trị cao nhất so với các mẫu còn lại,vượt quy chuẩn 1,73 lần so với cột A2.

Vị trí quan trắc

Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012

Đợt 1/2011 mg/lĐợt 2/2011 mg/lĐợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 năm 2011 và 2012

Nhận xét: Hàm lượng BOD5 tại các vị trí quan trắc dao động từ 0,58 – 12 mg/l.Nhìn vào biểu đồ ta thấy BOD5 năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2011, các vị tríquan trắc vượt chuẩn đều nằm ở năm 2012 Có 10/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giớihạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 6 mg/l) Trong đó mẫu M1 (Khu CN Trà Đa)có giá trị cao nhất so với các mẫu còn lại, vượt quy chuẩn 2 lần so với cột A2.

Vị trí quan trắc

Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012

Đợt 1/2011 mg/lĐợt 2/2011 mg/lĐợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.4: Biểu đồ biễu diến hàm lượng TSS năm 2011 và 2012

Trang 39

Nhận xét: Hàm lượng TSS tại các vị trí quan trắc dao động từ 8 – 90 mg/l, có

12/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 30mg/l; cột B1: 50 mg/l) Trong đó mẫu M18 (Cầu Ninh Hòa, thị trấn Phú Hòa) có giá trịcao nhất so với các mẫu còn lại, vượt quy chuẩn cho phép 1,8 lần so với cột B1, vượt 3lần so với cột A2.

Vị trí quan trắc

Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4+ trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2011, 2012

Đợt 1/2011 mg/lĐợt 2/2011 mg/lĐợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NH4+ năm 2011 và 2012

Nhận xét: Hàm lượng NH4 tại các vị trí quan trắc dao động từ 0,006 – 9,75 mg/l,có 17/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 0,2mg/l; cột B1: 0,5 mg/l) Trong đó mẫu M4 (Cầu Hội Phú) có giá trị cao nhất so với cácmẫu còn lại, vượt quy chuẩn cho phép 19,5 lần so với cột B1, vượt 48,75 lần so với cộtA2.

Vị trí quan trắc

Biểu đồ diễn biến hàm lượng NO2- trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2012

Đợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Trang 40

Nhận xét: Hàm lượng NO2- tại các vị trí quan trắc dao động từ 0,001 – 0,736 mg/l,có 7/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 0,02mg/l; Cột B1: 0,04 mg/l) Trong đó mẫu M4 (Cầu Hội Phú) có giá trị cao nhất so vớicác mẫu còn lại, vượt quy chuẩn cho phép 18,4 lần so với cột B1, vượt 36,8 lần so vớicột A2.

-Biểu đồ diễn biến hàm lượng NO3- trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2012

M1M2M3M4M5M6M7M8M9M10M11M12M13M14M15M16M17M18M19M20Vị trí quan trắc

Đợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng NO3- năm 2012

Nhận xét: Hàm lượng NO3- tại các vị trí quan trắc dao động từ 1,2 – 7,2 mg/l, có2/20 vị trí quan trắc vượt ngưỡng giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2: 5 mg/l).Trong đó mẫu M20 (Nước mặt sau khi tiếp nhận các nguồn thải CN, sinh hoạt tại TTPhú Túc, Krông Pa) có giá trị cao nhất so với các mẫu còn lại, vượt quy chuẩn chophép 1,44 lần so với cột A2.

3-Biểu đồ diễn biến hàm lượng PO4 trong nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2012

M1M2M3M4M5M6M7M8M9M10M11M12M13M14M15M16M17M18M19M20Vị trí quan trắc

Đợt 1/2012 mg/lĐợt 2/2012 mg/l

QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 mg/lQCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 mg/l

Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn hàm lượng PO43- năm 2012

Ngày đăng: 08/09/2013, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC HÌNH - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
DANH MỤC HÌNH (Trang 9)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai.....................................................................9 Hình 2.2: Biều đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2011 - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai.....................................................................9 Hình 2.2: Biều đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 9)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh GiaLai - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh GiaLai (Trang 20)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai (Trang 20)
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh GiaLai giai đoạn 2007 – 2012 - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh GiaLai giai đoạn 2007 – 2012 (Trang 23)
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2012 - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007 – 2012 (Trang 23)
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011) - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011) (Trang 30)
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011) - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2011 đợt 1 (3/2011) (Trang 30)
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012) Tên chỉ  - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012) Tên chỉ (Trang 31)
QCVN 08:2008/ BTNMT - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
08 2008/ BTNMT (Trang 31)
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012) - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 1 (3/2012) (Trang 31)
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012) Tên chỉ  - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012) Tên chỉ (Trang 34)
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012) - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2012 đợt 2 (8/2012) (Trang 34)
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.6 Kết quả phân tích nước thải tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku (Trang 46)
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.6 Kết quả phân tích nước thải tại bãi chôn lấp CTR thành phố Pleiku (Trang 46)
Bảng 3.7: Vị trí lấy mẫu nước thải tại các cơ sở y tế - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước thải tại các cơ sở y tế (Trang 47)
Bảng 3.7: Vị trí lấy mẫu nước thải tại các cơ sở y tế - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước thải tại các cơ sở y tế (Trang 47)
Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn nồng độ - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 3.14 Đồ thị biểu diễn nồng độ (Trang 48)
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 (Trang 48)
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD 5 - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD 5 (Trang 48)
Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD 5 , COD, SS, Coliforms trong nước thải của các cơ  sở y tế được trình bày trong các hình dưới đây. - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
th ị biểu diễn nồng độ BOD 5 , COD, SS, Coliforms trong nước thải của các cơ sở y tế được trình bày trong các hình dưới đây (Trang 48)
Hình 4.1: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4.1 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác (Trang 68)
Hình 4.1: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4.1 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác (Trang 68)
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện (Trang 69)
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện (Trang 69)
Hình 2: Dòng sông khô dưới đập thủy điện An Khê – Kanak - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2 Dòng sông khô dưới đập thủy điện An Khê – Kanak (Trang 88)
Hình 1: Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng Kbang chảy ra sông Ba - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 1 Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng Kbang chảy ra sông Ba (Trang 88)
Hình 2: Dòng sông khô dưới đập thủy điện An Khê – Kanak - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 2 Dòng sông khô dưới đập thủy điện An Khê – Kanak (Trang 88)
Hình 1: Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng Kbang chảy ra sông Ba - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 1 Bùn lắng từ nhà máy tuyển quặng Kbang chảy ra sông Ba (Trang 88)
Hình 4: Các hộ chà mì cá thể tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê xả trực tiếp - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4 Các hộ chà mì cá thể tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê xả trực tiếp (Trang 89)
Hình 4: Các hộ chà mì cá thể tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê xả trực tiếp - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hình 4 Các hộ chà mì cá thể tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê xả trực tiếp (Trang 89)
Bảng PL9.1: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống XLNT tập trung của nhà máy - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
ng PL9.1: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống XLNT tập trung của nhà máy (Trang 91)
Bảng PL9.2: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra hệ thống XLNT tập trung của nhà - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
ng PL9.2: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra hệ thống XLNT tập trung của nhà (Trang 91)
Bảng PL9.1: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống XLNT tập trung của nhà máy - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
ng PL9.1: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống XLNT tập trung của nhà máy (Trang 91)
Bảng PL9.4: Kết quả phân tích nước thải tại cống xả nước thải ra sông Ba của nhà máy - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
ng PL9.4: Kết quả phân tích nước thải tại cống xả nước thải ra sông Ba của nhà máy (Trang 92)
Bảng PL9.6: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra của hệ thống XLNT – Nhà máy chế - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
ng PL9.6: Kết quả phân tích nước thải tại đầu ra của hệ thống XLNT – Nhà máy chế (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w