1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện phụ sản hải phòng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

56 612 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Để xử lý có hiệu quả nước thải thường có độ PH từ 6-9.5 +Phospho : đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa P thường trong khoảng từ 6-20mg/l + Chất thải rắn : hầu hết các chất ô

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường Khi trình độ phát triển kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng hơn Cùng với tốc độ đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện đang là những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân.

Nước ta có một mạng lưới y tế với các bệnh viện được phân bố rộng khắp toàn quốc Theo số liệu thống kê thì cho đến nay ngành y tế có khoảng 1.200 bệnh viện với hơn 167.000 giường bệnh Các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo trong các bệnh viện này đều phát sinh chất thải Các chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí có là các tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường bệnh viện, xung quanh bệnh viện và đe dọa sức khỏe của con người.

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là bệnh viện chuyên khoa hạng I, không những đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố Hải Phòng mà còn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ Bệnh viện càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, bệnh viện đã đạt nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cho người dân Tuy nhiên bên cạnh, hiện nay vấn đề nhức nhối của bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại trong khi hệ thống quản lý còn nhiều thiếu sót.

Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn do chất thải y tế gây ra đối với môi trường và con người, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng, nâng cao năng lực

tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng môi trường cho bệnh viện.

Với mong muốn đó, em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”.

Trang 2

Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 : Tổng quan về các loại chất thải phát sinh trong bệnh viện

Chương 2 : Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện phụ sản

Chương 3 : Đề xuất các giả pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại

bệnh viện Phụ Sản

Trang 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH

TRONG BỆNH VIỆN 1.1 Chất thải rắn y tế

1.1.1 Một số khái niệm chất thải rắn y tế

Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế được hiểu như sau:

1 Chất thải rắn y tế là vật thể rắn được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm

chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường

2 Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức

khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễcháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải nàykhông được tiêu huỷ an toàn

3 Quản lý Chất thải rắn y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban

đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêuhuỷ chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

4 Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế, bao gồm: Giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sảnphẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thựchành và phân loại chất thải chính xác

5 Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ

sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới

6 Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm

mới

7 Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng

gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh trong cơ sở y tế

8 Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh

tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ

Trang 4

9 Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có

nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơilưu giữ hoặc tiêu huỷ

10 Xử lý và tiêu huỷ chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm

làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môitrường

1.1.2 Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải rắn y tế

a Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khácnhau như: Trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộsinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, các trung tâm xét nghiệm vànghiên cứu y sinh học, ngân hàng máu… Hầu hết chất thải rắn y tế đều có tínhchất độc hại và chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu vực phẫu thuật, bàochế dược Nguồn phát sinh chất thải y tế được thể hiện ở bảng 1.1

Hình 1.1 Nguồn phát sinh chất thải y tế]

Chất thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng

Khu vực hành chính Đường thải chung

Buồng tiêm

Trang 5

Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: Máu,dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan người và động vật, bơm kimtiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong

y tế

Chất thải bệnh viện bao gồm 2 thành phần chính là phần không độc hạiđược xử lý đơn giản như chất thải sinh hoạt và phần độc hại cần những biệnpháp xử lý thích hợp

b Phân loại chất thải rắn y tế

Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại,chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:

- Chất thải lây nhiễm;

- Chất thải hóa học nguy hại;

Đồ bông vải sợi gồm: Bông, gạc, băng, quần áo, khăn lau, vải trải

Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh

Đồ thuỷ tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm

Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng

Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ, hộp đựng

Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc

Rác rưởi, lá cây, đất đá

* Thành phần hóa học

Những chất vô cơ: Hóa chất, thuốc thử, bột bó, …

Những chất hữu cơ: Đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa, thuốc,

Trang 6

Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phẩm: C, H, O, N, S, P,

Cl và một phần tro Thành phần hoá học điển hình của các loại chất thải rắn y tếước tính khoảng 50% cacbon, 20% oxy, 6% hydro và nhiều nguyên tố khác

+ Màu: nước thải có màu nâu hơi sáng , tuy nhiên thường là có màu xám có vẩn

đục.Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễmkhuẩn khi đó sẽ có màu tối đen

+ Mùi : có trong nước thải do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy hợp chất

hữu cơ hay do một số chất được them vào

+ Nhiệt độ : nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban

đầu,do có sự gia tăng nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máymóc sản xuất

+ Lưu lượng : thể tích thực của nước thải cũng được coi như một một đặc tính

vật lý của nước thải Vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo ngày

b Tính chất hóa học

Các thông số thể hiện tính chất hóa học thường là : số lượng chất hữu cơ,vô cơ

và khí.Hay để đơn giản hóa , người ta xác định các thông số như : độ kiềm ,BOD,COD,các chất khí hòa tan , các hợp chất N,P,các chất rắn ( hữu cơ, vô cơhuyền phù và không tan ) và nước

+ Độ kiềm : thực chất độ kiềm là môi trường đệm giữ PH trung tính của nước

Trang 7

+ Nhu cầu oxy sinh hóa(COD) : dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong

nước thải COD thường khoảng từ 200-500 mg/l.Tuy nhiên có một số loại nướcthải tăng BODtăng lên rất nhiều lần

+ Các chất khí hòa tan : đây là những chất khí có thể hòa tan trong nước thải

Nước thải công nghiệp thườn có lượng oxy hóa tương đối thấp

+ Hợp chất chứa N : số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi với mỗi loại

nước thải khác nhau

+ PH : đây là cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải Nồng độ PH

khoảng 1-14 Để xử lý có hiệu quả nước thải thường có độ PH từ 6-9.5

+Phospho : đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa P thường trong

khoảng từ 6-20mg/l

+ Chất thải rắn : hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xem là chất

thải rắn

+ Nước : Nước luôn được xem là thành phần chính của nước thải

1.3 Tổng quan về bệnh viện Phụ Sản – Hải Phòng

a Giới thiệu chung về bệnh viện Phụ sản – Hải Phòng

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số

105/QĐ-VX, ngày 31 tháng 01 năm 1978 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.Tổng diện tích khu đất của bệnh viện là 8005 m2 Bệnh viện được công nhận làbệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Sản phụ khoa, là tuyến cao nhấtcủa thành phố về chuyên khoa Phụ- Sản, Sơ sinh và KHHGĐ; có nhiệm vụkhám chữa bệnh phụ khoa, tiếp nhận đỡ đẻ những trường hợp đẻ khó do cácquận, huyện gửi đến, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, thực hiện kỹ thuật dịch vụKHHGĐ Bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo y tế quận, huyện thực hiện công táckhám chữa bệnh Sản- Phụ khoa, tăng cường kỹ thuật khi cần thiết Bệnh viện là

cơ sở thực hành của trường Đại học Y khoa Hải Phòng, trường Trung học Y tếHải Phòng, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, quản lý kinh tế y tế, côngtác đối ngoại hợp tác y tế quốc tế Để mô bệnh viện ta có bảng 1.1

Trang 8

Bảng 1.1 Phân bố diện tích trong bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Nguồn: Bệnh viện Phụ sản, 2013

Từ năm 2004, bệnh viện thực hiện cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Quychế bệnh viện được ban hành tại quyết định số 1895/1997/BYT–QĐ, ngày19/09/1997 của Bộ Y tế Hình thức tổ chức và quản lý của bệnh viện như sau:

 Là cơ sở Cấp cứu – Khám chữa bệnh chuyên ngành Sản- Phụ khoa

 Là cơ sở đào tạo thực hành cho trường Đại học Y Hải Phòng, Cao đẳng

Y tế Hải Phòng, đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyếndưới để nâng cao trình độ chuyên môn

 Nghiên cứu khoa học

 Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt độngkhám chữa bệnh theo chuyên ngành của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập,thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kì

 Phòng bệnh

 Hợp tác Quốc tế

 Quản lý kinh tế Y tế

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố Hải Phòng mà còn đáp ứng nhucầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ trong một sốlĩnh vực chuyên sâu như: phẫu thuật nội soi phụ khoa, thụ tinh trong ốngnghiệm, điều trị ung thư…

Ngoài ra, bệnh viện còn có một số công nghệ, kỹ thuật cao phục vụ côngtác khám chữa bệnh như: Sàng lọc chẩn đoán sớm bệnh lý trước khi sinh, giải

Trang 9

Bảng 1.2 Số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Các hướng tiếp giáp của bệnh viện như sau:

- Hướng Bắc: giáp đường Lê Đại Hành;

- Hướng Đông: giáp Sở y tế và khu dân cư;

- Hướng Tây: giáp với đường Trần Quang Khải;

- Hướng Nam: giáp với đường Đinh Tiên Hoàng

Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng nằm trên dải trung tâm thành phố Hải Phòng,Bệnh viện nằm cách nhà hát lớn Hải Phòng 0,5 km, ga tàu hỏa Hải Phòng 1 km,sân bay Cát Bi 5 km, bến phà Bính 2 km, cách đường trục chính Hà Nội – HảiPhòng 4 km

Trang 10

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

c Cơ cấu tổ chức bệnh viện

Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được biểu diễn ở hình 1.2

Trang 11

Hình 1.2 Cơ câu tổ chức bệnh viện

Trang 12

d Công tác quản lý môi trường

Bệnh viện Phụ sản là bệnh viện chuyên khoa hạng I với hiệu suất giường bệnh lớn, chất lượng khám chữa bệnh tốt, số lượng ca phẫu thuật ngày càng nhiều… do

đó lượng chất thải phát sinh bao gồm chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt cũng ngày càng tăng Do bệnh viện nằm trong khu vực có mật độ dân số cao nên nguy cơ gây nhiễm bệnh ra cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực bệnh viện là rất lớn.

Vì vậy trong vài năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đã được các cấp lãnh đạo bệnh viện quan tâm và đã thực hiện một số biện pháp cụ thể như:

 Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn, các phòng vật tư trang thiết bị, Quản trị

và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị xử

lý nước thải, giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom chất thải y tế ngay tại các khoa phòng theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về quản lý và phân loại chất thải y tế

 Thường xuyên mở các lớp tập huấn lại việc phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

 Bệnh viện kí hợp đồng với công ty Kỹ thuật làm sạch và thương mại Quốc tế ICT gồm 31 nhân viên và 1 giám sát Các nhân viên này thực hiện việc vệ sinh, dọn dẹp các khoa, phòng và vận chuyển chất thải từ các khoa đến nơi tập kết lưu trữ rác.

 Bệnh viện ký hợp đồng với công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vào 18h hàng ngày đến thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại.

 Bệnh viện đã sử dụng đúng màu sắc cho các túi đựng chất thải theo quy chế của Bộ Y tế, tận dụng các chai nhựa truyền dịch để đựng các mũi tiêm sau sử dụng Phương tiện vận chuyển chất thải trong bệnh viện là xe kéo có bánh Thùng được sử dụng để đựng chất thải rắn trong khuôn viên bệnh viện và dọc hành lang các khoa phòng là các thùng nhựa và sắt có nắp đậy, giờ đổ rác cũng được quy định Hàng năm Bệnh viện kiện toàn lại Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn Hội đồng

Trang 13

nhiễm khuẩn tại lĩnh vực mình được phân công và thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc các cán bộ trong phạm vi mình được phụ trách thực hiện tốt công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn

Hằng năm Bệnh viện kiện toàn lại Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn Hội đồng

tổ chức họp, xây dựng kế hoạch hoạt động của hội đồng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các thành viên chịu trách nhiệm phụ trách công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại lĩnh vực mình được phân công và thường xuyên kiểm tra giám sát , đôn đố

Cơ cấu tổ chức bộ máy tham gia công tác quản lý chất thải

Bí thư Đảng ủy - Giám đốc bệnh viện: Đỗ Thị Thu Thủy

Phó bí thư Đảng ủy - Phó giám đốc hậu cần: Phạm Thiện Hoạch

Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Nguyễn Văn Học

Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Vũ Văn Chỉnh

Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Vũ Văn Tâm

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Lê Đức Quyên.

Giám đốc Bệnh viện: Chịu trách nhiệm chung, quyết định và giao trách

nhiệm cho các cá nhân, đơn vị trong bệnh viện tham gia vào quản lý chất thải y tế Giám đốc có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải trong bệnh viện, trong đó có chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng

Bộ Y tế); Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm theo Thông

tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phó Giám đốc chuyên môn: Được Giám đốc phân công phụ trách công tác

kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, thường trực Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Chịu trách nhiệm công tác quản lý

chất thải y tế và công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện thường trực Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Các khoa, phòng: Có nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Quy chế bệnh viện

được ban hành tại Quyết định số 1895/1997/ BYT-QĐ, ngày 19/09/1997 của Bộ

Trang 14

trưởng Bộ Y tế phối hợp thực hiện công tác Quản lý chất thải y tế và công tác Kiểm

soát nhiễm khuẩn theo quy định

Mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các phòng khoa trực thuộc: Hội đồng

Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất thải y tế

từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn và vận hành hệ

thống xử lý nước thải, quan trắc,… cụ thể như sau:

 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm:

- Giám sát thực hiện quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Chịu trách nhiệm về chất thải y tế từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử

lý đến tiêu hủy.

- Theo dõi môi trường xung quanh bệnh viện bao gồm theo dõi vi sinh vật bề

mặt và theo dõi chất lượng nước thải bệnh viện.

- Tiệt trùng, khử dụng cụ y tế.

 Phòng Hành chính Quản trị chịu trách nhiệm về nước thải y tế từ khâu xử

lý, vận hành hệ thống xử lý, quan trắc môi trường.

 Phòng vật tư, trang thiết bị y tế của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự

chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về

toàn bộ công tác vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện

BV phụ sản HP

Trang 15

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH

VIỆN PHỤ SẢN 2.1 Hiện trạng quản lý môi trường tại bệnh viện Phụ Sản – Hải Phòng

2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải

a.Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh gồm có chất thải y tế nguy hại và chất thải thôngthường Nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc,xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu đào tạo, sinh hoạt ở tất cả các khoa phòng,khu căng tin, rác ngoại cảnh Nguồn chất thải tại bệnh viện được biểu diễn ởbảng 2.1

Bảng 2.1 Nguồn phát thải chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện Phụ sản

hoạch Giường thực kê

Lượng phát thải ( kg/ngày)

Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, 2013

Chất thải y tế nguy hại có thành phần chủ yếu là: Bơm kim tiêm, bôngbăng, vật nhiễm máu, đồ thủy tinh, lọ đựng thuốc, các chất dịch bệnh nhân, sinhbệnh phẩm, nhau thai, bệnh phẩm xét nghiệm, các dụng cụ có dây chất phóng

xạ, dây truyền hóa chất, dược phẩm quá hạn, các mô phủ tạng của cơ thể, …Lượng chất thải y tế nguy hại thay đổi tùy theo số lượng bệnh nhân củatừng tháng, trung bình phát sinh khoảng 4.500 kg/tháng và được nhân viên Môitrường đô thị thu gom, vận chuyển với mức giá 13.900 đồng/kg

Trang 16

Chất thải thông thường phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnhcách ly); hoạt động chuyên môn y tế (chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vậtliệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín và đây là những chất thải khôngdính máu, dịch sinh học và chất hóa học nguy hại); khu vực hành chính (giấy,báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các- tông, túi nilon, túi đựng phim); khuvực nhà ăn; lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh và xỉ than

b.Chất thải lỏng

* Nước thải y tế

Nước thải y tế phát sinh từ các khoa phòng như: nhà giặt tẩy, khoa ngoại,khoa nội, khu giải phẫu bệnh lý… có chứa rất nhiều chất hữu cơ, các chất dinhdưỡng của Nitơ (N), Phốt pho (P), hợp chất khử khuẩn và các vi khuẩn gây bệnhnguy hiểm như thương hàn, tả, lỵ, …

Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trongnước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh Các chất dinh dưỡngcủa (N, P) gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởngtới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đụccủa nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống, đường ống và máng dẫn

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của bệnh viện phát sinh chủ yếu là của bệnh nhân,người nhà bệnh nhân, khu vực nhà ăn, khu vực hành chính, văn phòng bệnhviện; nước thải từ khu vực căng tin bệnh viện

Nước thải sinh hoạt có thành phần chính là:

Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ thiết bị vệsinh như bồn tắm, chậu giặt, lavabo Các loại nước thải này chứa chủ yếu chấtrắn lơ lửng, các chất tẩy giặt và thường được gọi là nước “xám” Nồng độ chấthữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường là khó phân huỷ sinh học

Trang 17

Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các nhà vệ sinh còn được gọi là nướcđen Loại nước thải này chứa nhiều vi sinh vật, chứa nhiều chất hữu cơ, cácnguyên tố dinh dưỡng nitơ và phôtpho.

Nước thải từ khu vực nhà bếp, nhà ăn chứa nhiều mỡ, dầu thực vật, cácnguyên tố dinh dưỡng N, P

* Nước mưa chảy tràn

Bệnh viện được xây dựng trên khu đất có diện tích 7.384,17m2 Với lượngmưa trung bình của khu vực là 1600 mm/năm thì có thể ước tính tổng lượngnước mưa chảy tràn tính trên diện tích Bệnh viện là:

Vnước mưa = 1600.10-3 x diện tích mặt bằng của Bệnh viện

= 1600.10-3 x 7384,17 = 11.814,67 (m3/năm)

c Chất thải khí

Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, các nguồn chất thải khí và bụiphát sinh từ các nguồn sau:

* Bụi, khí thải phát sinh từ khu vực bãi tập kết than và lò hơi đốt than

- Từ bãi tập kết than phát sinh hàm lượng bụi là tương đối lớn, khả năngphát tán bụi từ các đống than có thể gây ô nhiễm môi trường Ước tính trongđiều kiện trời nắng, gió nhẹ (v < 2m/s), nồng độ bụi trong khu vực này khoảng0,2  0,5 mg/m3

- Quá trình dùng than đốt lò hơi sẽ tạo ra các sản phẩm cháy thoát ra theokhói lò Tải lượng và nồng độ các chất thải có trong khói lò phụ thuộc vào lượngtiêu hao than và công nghệ đốt than Sự khuếch tán các chất thải ra môi trườngcòn phụ thuộc vào điều kiện khí tượng (độ ẩm, vận tốc gió ), chiều cao ốngkhói v.v Ngoài ra, khói lò có thể thoát theo cửa nạp liệu, các khe hở và nóc lò,qua mái mang theo bụi và khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường không khí.Khi thời tiết ẩm và không có gió, khói nồi hơi có thể gây tác động xấu tới môitrường không khí ở khu vực chân ống khói (hoặc điểm phát thải) Trong trườnghợp thời tiết khô, vận tốc gió trung bình của khu vực là 2-3 m/s, phạm vi ảnhhưởng có thể rộng và xa hơn theo các hướng gió chính của khu vực, thông

Trang 18

thường phạm vi này đạt tới bán kính 20-25 lần theo chiều cao ống khói (hoặcđiểm phát thải).

* Bụi, khí thải do các phương tiện giao thông ra vào khu vực bệnh viện

Phương tiện giao thông chủ yếu lưu hành trong khu vực bệnh viện là các loại

xe ôtô vận chuyển hành khách đến và rời khỏi bệnh viện Về lý thuyết, khí thải doquá trình sử dụng nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm không khí nếu lượng chấtthải lớn, tập trung ở một khu vực hẹp Khí thải của động cơ sinh ra gồm: bụi

CO, SO2, NOx, HC, bồ hóng, Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thôngvận tải là nguồn ô nhiễm rất thấp, di động, nếu cường độ giao thông lớn thì nógiống như nguồn đường (nguồn tuyến), chủ yếu gây ô nhiễm cho hai bên đường.Theo thống kê mỗi ngày có khoảng 2000 lượt xe ra vào bệnh viện làm chomật độ xe khu vực tăng lên đáng kể, khi tăng lượng xe ra vào Bệnh viện có thểgây kẹt xe cục bộ Với năng lực của tuyến đường, mức độ gia tăng này sẽ không

có những tác động nghiêm trọng đến giao thông Tuy nhiên, bệnh viện vẫn cần

có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc bố trí và điều phốigiao thông khu vực, tránh những bất cập nảy sinh

* Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh

- Khí Ozôn hình thành do việc biến đổi O2 trong không khí thành O3 từcác phòng chiếu chụp, phóng xạ tia X, hệ thống khí Y tế (ôxy, gây mê )

- Mùi hôi từ các phòng bệnh, khu vệ sinh, từ khu vực chứa rác y tế,

* Nguồn phát sinh khí thải từ hệ thống điều hòa nhiệt độ và máy phát điện dự phòng

- Khí thải dòng nóng của máy điều hòa, máy phát điện thải vào môitrường sẽ làm cho nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài tăng cao, gây ônhiễm nhiệt độ cục bộ

- Rò rỉ chất làm lạnh từ các máy điều hoà làm phát tán khí nhà kính vàomôi trường không khí (HFC…), góp phần gây hiệu ứng nhà kính

Trang 19

- Do máy phát điện dự phòng dùng nhiên liệu đốt là dầu Diezen thànhphần khí thải còn có các chất ô nhiễm môi trường không khí như: CO, CO2, SO2,

NOx, VOC

- Bệnh viện có 01 máy phát điện dự phòng, công suất 180KVA, tiêu thụdầu 23 lít/h phục vụ Bệnh viện khi lưới điện thành phố có sự cố hoặc mất điệnvào giờ cao điểm

Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng các máy phát điện, phát sinh mộthàm lượng dầu cặn có chứa PCBs - là chất thải nguy hại, lượng chất thải phátsinh là không nhiều do máy phát điện chỉ hoạt động khi lưới điện gặp sự cố(khoảng 12 kg/năm) Do vậy, Bệnh viện sẽ đăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại và ký kết hợp đồng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom

và xử lý theo quy định hiện hành

* Bụi, khí thải phát sinh từ các nguồn khác

- Khí thoát ra từ các kho chứa: Nitơ, Clo , khí Clo từ khu vực khử trùng(giặt tẩy quần áo)

- Khí NH3, SO2, H2S từ khu chứa rác thải của bệnh viện

2.1.2 Hiện trạng công tác thu gom , phân loại, vận chuyển , xử lý chất thải trong bệnh viện Phụ Sản-Hải Phòng

a Chất thải rắn

+ Công tác thu gom và phân loại chất thải rắn tại bệnh viện

Muốn đảm bảo cho quá trình thu gom tốt thì chất thải phải được phân loạingay tại nguồn phát sinh Quá trình phân loại chất thải sinh hoạt và chất thải y tếcủa bệnh viện được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh

Chất thải rắn y tế nguy hại được phân loại và thu gom bằng xe tiêm bởi cáccán bộ y bác sĩ Trên mỗi xe tiêm được trang bị các thùng nhựa, túi đựng, hộpgiấy để phân biệt từng loại chất thải như:

-Hộp giấy: đựng các mảnh thủy tinh vỡ, kim tiêm, các ống thuốc

-Thùng nhựa có quai màu đỏ: đựng các ống tiêm đã sử dụng

Trang 20

-Thùng nhựa, túi vàng: đựng dịch mủ, bông băng, gạc thấm máu, dịch cơthể

-Thùng màu xanh, túi xanh: đựng chất thải y tế không nguy hại như vỏthuốc, chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại, glucose,

Sau đó, chất thải rắn được đưa về nơi tập kết của khoa Hộ lý chịu tráchnhiệm phân loại, thu gom chất thải theo đúng màu sắc túi đựng vào thùng chứachất thải phù hợp và được nhân viên vệ sinh vận chuyển tới nơi lưu trữ nhiều lầntrong ngày

Chất thải thông thường được nhân viên vệ sinh thu gom thường xuyên từcác khoa phòng tập trung về bãi đất trống của bệnh viện chờ Công ty Môitrường đô thị đến xử lý

Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào các túi nilon đúng màu sắc quyđịnh, không để lẫn chất thải y tế nguy hại vào với chất thải sinh hoạt:

- Túi nilon màu xanh: Đựng chất thải thông thường

- Túi nilon màu vàng: Đựng chất thải lây nhiễm

- Túi nilon màu đen: Đựng chất thải phóng xạ, hóa chất độc hại

- Túi nilon màu trắng: Đựng chất thải được phép tái chế

- Hộp đựng chất thải sắc nhọn: hộp hoặc thùng nhựa cứng, không bị xuyênthủng, không bị rò rỉ và có thể thiêu đốt được Dung tích thùng với cáckích thước khác nhau (2,5 lít; 6 lít; 12 lít và 20 lít) phù hợp với số lượngcác vật sắc nhọn phát sinh

- Các bình oxy và bình áp kế sẽ được trả lại cho nhà sản xuất

- Xỉ than phát sinh từ khu vực nồi hơi được thu gom và chứa tại khu chứachất thải sinh hoạt

Sau khi các y bác sĩ phân loại, nhân viên vệ sinh ICT và hộ lý có tráchnhiệm thu gom Trong trường hợp chất thải quá nhiều sẽ tiến hành thu gom tráigiờ quy định, quá trình thu gom thường được thực hiện 3 lần trong ngày:

Trang 21

Lần 3: 4h – 4h30

+ Dụng cụ đựng và thu gom chất thải rắn tại bệnh viện

Tại các khoa phòng, chất thải rắn sau khi được phân loại vào các túi nylon

và thùng đựng chất thải được mã màu Hộ lý, nhân viên y tế của bệnh viện sẽchịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác tới nơi lưu trữ tần suất 1 lần trongngày

Tất cả các dụng cụ đựng chất thải do bệnh viện cung cấp được đặt ở nơigần với nguồn phát sinh chất thải như: Buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồngtiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, đặt dọc hành lang, phòngnhân viên, sân bệnh viên; giỏ rác (đặt trong nhà vệ sinh); túi đựng chất thải (màuxanh, màu vàng, màu đen, màu trắng); xe đựng chất thải vận chuyển từ các khoaphòng tới nhà lưu giữ rác

Mỗi nhà vệ sinh có 4 ÷ 6 giỏ rác, mỗi khoa chuyên môn có từ 15÷20 thùngrác nhỏ và 1÷3 thùng rác to để tập trung rác Các túi đựng chất thải được phátcho các khoa phòng với số lượng nhất định

+Vận chuyển chất thải rắn trong bệnh viện

Chất thải tại các khoa phòng được hộ lý thu gom và vận chuyển về nơi tậpkết là nhà vệ sinh mỗi khoa 02 lần trong ngày

Lối vận chuyển chất thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện sẽ theo lối

đi riêng, không đi qua khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực sạch khác,chất thải trong suốt quá trình vận chuyển đến nhà lưu giữ được cột chặt trong túimàu, không phát sinh mùi và được đưa về nhà lưu giữ chung

Phương tiện vận chuyển chất thải trong bệnh viện là xe đẩy tay hoặc làthùng có bánh xe Mỗi khoa có 02 thùng nhựa màu xanh, có bánh để vận chuyểnchất thải sinh hoạt, 01 thùng nhựa màu da cam vận chuyển chất thải y tế nguyhại và tuyệt đối không dùng vào mục đích khác

Nhân viên công ty ICT sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển tới nhà tập kết chấtthải Công việc này được thực hiện vào 10h30 – 11h buổi sáng; 4h30 – 5h00 vào

Trang 22

buổi chiều nhằm tránh ô nhiễm môi trường trong và xung quanh khu vực bệnhviện

Tuy nhiên, có những ngày khối lượng chất thải thải ra lớn do quá trìnhkhám chữa bệnh tăng của bệnh nhân và các phòng khám nên tần xuất vậnchuyển có thể là 03 lần/ ngày

+ Lưu trữ chất thải rắn trong bệnh viện

Hiện nay, chất thải y tế nguy hại phát sinh trong bệnh viện sau các giaiđoạn phân loại, thu gom được vận chuyển đến nhà lưu giữ của bệnh viện

 Nơi lưu trữ nằm ở phía cuối của bệnh viện được xây dựng ở vị trí khuất,cuối hướng gió và cách ly với khu khám chữa bệnh khoảng 40m

 Diện tích tổng nơi lưu trữ 56 m2, trong đó 1 nhà mái đổ bê tông 12m2

được cô lập riêng biệt bên trong có 7 thùng nhựa PE, màu da cam dung tích 240lít chứa xác nhi và bệnh phẩm Diện tích còn lại gồm 9 xe trở rác chứa chất thảirắn y tế và khu đất trống chứa chất thải sinh hoạt

 Kết cấu của khu vực bao gồm: Tường bao kín, chưa có mái che, nềnđược tráng xi măng, thông khí tốt, có cửa và có khóa, dễ dàng tiêu thoát nướckhi tiến hành rửa vệ sinh Không để súc vật, các loài gặm nhấm và những ngườikhông có nhiệm vụ tự do xâm nhập

 Chất thải rắn y tế khi vận chuyển đến được cho vào các xe thùng đựngchất thải, không để dưới sàn

 Có cửa riêng thuộc đường Lê Đại Hành để vận chuyển chất thải ra bênngoài với tần suất 1 lần/ ngày cố định lúc 18h hàng ngày

Sinh bệnh phẩm và xác nhi được bảo quản lạnh, sau đó cho vào các thùng gỗđưa về nơi lưu trữ tập trung trong bệnh viện

+Vận chuyển bên ngoài bệnh viện

Bệnh viện kí hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị HảiPhòng Phục vụ mai táng đưa xác nhi đi thiêu đốt tại đài hóa thân Hoàn Vũ

Trang 23

của công ty theo hợp đồng số 29/13/HĐ-RYT ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đây

là công ty đã ký kết vận chuyển chất thải mang đi xử lý từ khi bệnh viện thànhlập đến nay

Chất thải sinh hoạt được giao cho Xí nghiệp Môi trường đô thị Hồng Bàng– là một công ty con của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòngtheo hợp đồng số 370– HB1/HĐ-CQ ngày 01 tháng 01 năm 2012 vận chuyểnđưa đi xử lý tại bãi rác Tràng Cát

+ Xử lý ban đầu chất thải y tế trong bệnh viện

Để xử lý ban đầu chất thải y tế trong bệnh viện thường sử dụng phươngpháp khử khuẩn bằng hóa chất Tuy nhiên chỉ có một số loại chất thải, các dụng

cụ lưu giữ có tác nhân lây nhiễm trong phòng xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằngnhựa và các dụng cụ để cấy chuyển, phân lập sẽ được khử khuẩn tại chỗ bằnghóa chất (chloraminB, javen 5%) trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc nhiệt ướtautoclar Các đầu mũi kim tiêm được đựng trong vỏ nhựa có chứa dung dịchclorin để khử trùng

Các loại chất thải y tế lâm sàng có nguy cơ lây nhiễm cao như găng tay,lăng kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu, ống truyềndịch dính máu và các vật sắc nhọn khác hầu như không được khử khuẩn trướckhi cho vào túi màu vàng để vận chuyển và mang đi tiêu hủy

+Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn y tế

Tái chế chất thải là một trong những biện pháp góp phần nhằm giảm thiểulượng chất thải phát sinh ra môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu để sảnxuất, từ đó sẽ góp phần làm giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường Cácchất thải được phép tái chế như nhựa, giấy bìa được bán cho các cá nhân, cơ sởthu mua tái chế

Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế nhưchai nhựa đựng các dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringerlactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận; chai, lọ thuỷ tinh đựng thuốc tiêm,đựng các dung dịch; giấy, báo, bìa, thùng các- tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu

Trang 24

giấy; các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại được sử dụngvới số lượng, chủng loại ngày càng tăng Đặc biệt là chất nhựa có giá trị cao khitái sinh, tái chế, là nguyên liệu để tái chế nhiều vật dụng có ích khác.

Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y

tế mới cho phép tái chế “các vật liệu thuộc chất thải y tế thông thường khôngdính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hoá học nguy hại, chấtphóng xạ, thuốc gây độc tế bào)”

*Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt

Toàn bộ lượng nước thải trong quá trình sinh hoạt, khám chữa bệnh củabệnh viện được dẫn và các hố ga, qua các ống ngầm và được thu vào hệ thốngcác bể tự hoại gồm (05 bể thể tích 20 m3, 01 bể 40 m3) xử lý sơ bộ tại bể tự hoại

3 ngăn, sau đó tập trung vào bể thu gom nước thải tập trung của bệnh viên cótổng thể tích 200 m3, tại đây nước được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tậptrung của bệnh viện Nước sau xử lý thải vào hệ thống thoát nước chung của khuvực

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thểhiện trên hình 2.1

Trang 25

c.Chất thải khí

* Các biện pháp giảm thiểu khí thải

- Khí ôzôn (O3) tại các phòng chức năng: lắp đặt máy điều hoà không khíkết hợp với hệ thống quạt hút cách sàn nhà 20 cm để thoát khí ra ngoài

- Hệ thống khí y tế (Ôxy, gây mê…): hệ thống được lắp đặt các thiết bịhiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, với các thiết bị cảnh báo và ngăn ngừa các sự

cố có khả năng xảy ra trong quá trình vận hành

2.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại bệnh viện Phụ Sản – Hải Phòng

2.2.1Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Phụ Sản

a.Đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện

Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải tại bệnh việnbao gồm sự phối hợp của ban lãnh đạo,các phòng ban, khoa Kiểm soát nhiễmkhuẩn và tất cả các khoa tại bệnh viện Trong đó, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩnchịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, nhắc nhở việc thực hiện Quy chếquản lý chất thải và giữ vệ sinh môi trường bệnh viện

Cách thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại thu gom phải đảm bảo ônhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sứckhỏe của con người Việc quản lý chất thải rắn về mặt hành chính tốt là đảm bảohai vấn đề sau:

 Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng các quytrình kỹ thuật về quản lý chất thải rắn theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ

Y tế ban hành

 Đảm bảo sự an toàn trong công tác quản lý chất thải, khắc phục sự cố vàtránh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và bệnh nhân cũng như người thămnuôi, hạn chế bệnh nghề nghiệp

Trang 26

+ Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý chất thải rắn y tế

Khi Quy chế quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế ban hành, vấn đề đào tạo,giám sát và chỉ đạo công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đã thực hiện

và đạt được một số thành quả sau:

 Bệnh viện đã nhanh chóng phổ biến kiến thức, quy trình việc phân loạithu gom chất thải đến toàn thể nhân viên y tế trong bệnh viện

 Tại các khoa phòng đã thực hiện khá tốt quy định chung từ phân loại, lưugiữ và thu gom chất thải

 Tại bệnh viện chưa xuất hiện hiện tượng người dân vào bới rác hay ghinhận vi phạm nào về việc nhân viên y tế lấy rác thải đem ra ngoài bán, tái sửdụng trái phép

 Hàng tuần khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đều luân phiên đến các khoaphòng để kiểm tra nhắc nhở nhân viên y tế thực hiện đúng việc phân loại rác thảitheo quy định của Bộ Y tế

Nhận xét:khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chỉ quan tâm đến việc nhân viên y

tế phân loại chất thải và quá trình bàn giao chất thải cho Công ty Môi trường đôthị vận chuyển xử lý, còn vấn đề số lượng thải tại mỗi khoa cũng như quá trìnhthu gom vận chuyển về nhà lưu giữ thì chưa có sự quan tâm chặt chẽ Do đó, cầnhoàn thiện hơn công tác kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của quá trình quản lýchất thải tại bệnh viện

+ Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế

Sự nguy hại đến sức khỏe của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm nuôiluôn là mối quan tâm hàng đầu tại bệnh viện Sự ảnh hưởng do độc tính còn tồntại trong các chất thải y tế liên quan đến bất cứ sự tiếp xúc có thể xảy ra trongquá trình khám và chữa bệnh, quá trình thải bỏ lưu giữ tại mỗi khoa phòng, quátrình thu gom vận chuyển và xử lý

Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn cho nhân viên y tế, bệnh viện đã trang bị

Trang 27

nhu cầu sử dụng Bệnh viện đã đưa ra những hướng dẫn về việc sử dụng các bảo

hộ cá nhân như sau:

 Khi ra vào các khoa phải thay trang phục y tế, cởi bỏ các trang thiết bị đãsử dụng trước khi rời khỏi khu vực làm việc và sau khi chúng đã nhiễm bẩn

 Để các trang thiết bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng vào đúng vị trí thải

bỏ quy định như thùng rác, các vật dụng lưu giữ để giặt, khử trùng và tái sửdụng hoặc hủy bỏ

 Mang các loại găng tay thích hợp khi tiếp xúc với các chất thải có khảnăng lây nhiễm khác nhau Nếu găng bị rách, bong, thủng hay nghiễm bẩn phảilập tức thay thế bằng một cái khác hoàn toàn nguyên vẹn

 Găng tay chỉ sử dụng một lần nghiêm cấm các hành vi đem đi tái sửdụng lại, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc

 Đối với các loại găng tay có thể sử dụng nhiều lần thì có thể khử trùngtrước khi tái sử dụng

Kết luận : Nhìn chung công tác quản lý tại bệnh viện phụ sản đã được thực

hiện một cách nghiêm túc , có sự phối hợp một các chặt chẽ giữa ban lãnh đạo

và các phòng khoa Công tác quản lý đã tuân thủ theo các quy định theo quyđịnh của bộ y tế đó là thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm cho các cán bộcông nhân viên trong công tác quản lý chất thải rắn,đảm bảo an toàn cho các cán

bộ công nhân viên trong công tác quản lý chất thải rắn.Tuy nhiên vẫn còn nhữngmặt hạn chế đó là , khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chỉ quan tâm đến việc nhânviên y tế phân loại chất thải và quá trình bàn giao chất thải cho Công ty Môitrường đô thị vận chuyển xử lý, còn vấn đề số lượng thải tại mỗi khoa cũng nhưquá trình thu gom vận chuyển về nhà lưu giữ thì chưa có sự quan tâm chặt chẽ

Do đó, cần hoàn thiện hơn công tác kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của quátrình quản lý chất thải tại bệnh viện

Trang 28

b Đánh giá các mặt kỹ thuật trong việc quản lý chất thải rắn y tế

Quy trình quản lý chất thải rắn y tế theo đúng trình tự các khâu: Phân loạichất thải tại nguồn, lưu giữ tại khoa phòng, thu gom vận chuyển về nhà lưu giữchung của bệnh viện và giai đoạn xử lý cuối cùng

+ Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn phát sinh

Hàng ngày, chất thải y tế được phân loại ngay tại nguồn sau đó được thugom, vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải của khoa Tại đây chất thải được các

hộ lý phân loại theo từng loại chất thải rồi sau đó nhân viên Công ty ICT cónhiệm vụ chuyển đến bãi chứa rác theo quy định của bệnh viện

Công tác phân loại tại nguồn nhằm tăng hiệu quả thu gom và giảm thiểu tácđộng tiêu cực trong quá trình vận chuyển chất thải Quá trình phân loại chất thảisinh hoạt và chất thải y tế được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh theo đúngquy định của Bộ Y tế Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào các túi nylonđúng màu sắc quy định, không để lẫn chất thải y tế nguy hại vào với chất thảisinh hoạt Việc phân loại được thực hiện như sau:

 Tại mỗi khoa phòng đều trang bị các túi nylon với màu sắc theo quy địnhcủa Bộ Y tế, trên mỗi thùng rác bệnh viện đều dán dòng chữ là" Rác y tế" hoặc

"Rác sinh hoạt", có chân đạp và luôn được cọ rửa thường xuyên

 Rác thải y tế độc hại được phân làm hai loại, đối với rác thải không sắcnhọn như bông băng, lọ thuốc… cho vào túi màu vàng bên ngoài có in biểutượng nguy hại, vật cứng sắc nhọn thì cho vào thùng màu đỏ, có nắp đậy, bênngoài có dán biểu tượng nguy hại sinh học

 Trên các túi cũng có vạch ghi dòng chữ rõ ràng "Không đựng quá vạchnày" ở mức 2/3 túi và có dán biểu tượng nguy hại nếu là chất thải nguy hại

 Riêng đối với chất thải thông thường thì hiện tại vẫn bỏ chung vào túimàu xanh, không phân loại trước khi đem đi xử lý

 Các hóa chất nguy hại thì cho vào túi màu đen

Ngày đăng: 21/05/2016, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2007), Quy chế quản lý chất thải y tế, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý chất thải y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
3. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải nguy hại
Tác giả: Nguyễn Đức Khiển
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 2003
4. Trần Anh Tuấn (2005), Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế của Hải Phòng và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, Luận văn Thạc sỹ khoa học – ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế của Hải Phòng và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp
Tác giả: Trần Anh Tuấn
Năm: 2005
5. Trung tâm tư liệu Quốc gia (2004), Tổng luận về chất thải y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận về chất thải y tế
Tác giả: Trung tâm tư liệu Quốc gia
Năm: 2004
6. Sở Y tế Hải Phòng (2013), Kế hoạch quản lý chất thải ngành y tế thành phố Hải Phòng đến năm 2015, số 59/KH-SYT, ngày 16/09/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch quản lý chất thải ngành y tế thành phố Hải Phòng đến năm 2015
Tác giả: Sở Y tế Hải Phòng
Năm: 2013
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo Môi trường Quốc Gia – chất thải rắn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w