hồi dần vốn đầu tư vào hệ thống xử lý. Để phí BVMT đối với nước thải thực sự phát huy được hết vai trò là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và BVMT cần phải:
Kiện toàn bộ máy thu phí từ tỉnh đến các địa phương, đào tạo các cán bộ có chuyên môn về công tác thu phí. Đối với nước thải công nghiệp, các Sở TNMT cần chủ động triển khai thu phí thông qua hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí. Các khu/CCN bắt buộc phải có hệ thống XLNT.
Thu phí nước thải phải được áp dụng với các hộ dân được cấp nước và các doanh nghiệp xả nước thải theo nguyên tắc người sử dụng và người gây ô nhiễm phải trả tiền. Hiện nay, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 – Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Thanh tra, kiểm tra:
- Hoàn tất việc đăng kí, cấp phép đối với các công trình, các cơ sở khai thác TNN đã có để đưa vào quản lý theo quy định. Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt mà chưa có giấy phép hoặc chưa đăng kí. Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin.
- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gia tăng kiểm soát ô nhiễm đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Thường xuyên kiểm tra định kỳ nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm và tình trạng vận hành các hệ thống XLNT để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Chi cục Bảo vệ Môi trường cần triển khai công tác lấy mẫu nước mặt định kỳ mỗi tháng 1 lần và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Trong trường hợp có sự cố sẽ quan trắc chất lượng nước mặt với thời
gian ngắn hơn. Đối với nước thải từ các KCN và cơ sở sản xuất ngoài doanh nghiệp sẽ sử dụng các kết quả phân tích từ báo cáo giám sát môi trường định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. Trong trường hợp xảy ra sự cố (phát hiện từ các kết quả quan trắc nước mặt hoặc từ phản ánh của người dân) sẽ tiến hành kết hợp với cảnh sát môi trường lấy mẫu đột xuất.
Xử lý vi phạm:
- Tăng cường kiểm tra xử lý triệt để, nghiêm minh những đơn vị có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm; thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở phải có các biện pháp xử lý ô nhiễm.
- Hiện nay, theo nghị định 117/2009/NQ-CP, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày đêm. Mức phạt cao nhất là từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật cho phép. Mức thu như vậy đã tăng khá nhiều so với quy định cũ, đã có tính chất răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm.
Ngoài việc xử phạt hành chính, cần phải đưa ra các biện pháp cứng rắn khác để buộc các cơ sở sản xuất phải xử lý hậu quả ô nhiễm như thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, buộc đóng cửa nếu như không có các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Truyền thông nâng cao nhận thức:
- Dùng các phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh và truyền hình) trong việc thông tin các chương trình tuyên truyền về môi trường nước): UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT kết hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh, cơ quan báo chí và các trang web của các sở ban ngành thông tin rộng rãi đến mọi tầng lớp các thông tin về hiện trạng môi trường, về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước mặt cũng như tuyên dương, khen thưởng các cơ sở xử lý tốt nước thải. Lấy truyền thông làm công cụ tác động đến các đối tượng có liên quan.
+ Đối với các doanh nghiệp: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT và sở KHCN tổ chức các buổi giới thiệu về công nghệ sản xuất sạch, các công nghệ XLNT, cũng như phổ biến các ưu đãi khác trong việc doanh nghiệp tham gia BVMT. Ngoài ra tổ chức các GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương 54 SVTH: Nguyễn Thị Hoài
buổi gặp mặt lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp cũng như phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực thi các luật và chính sách môi trường mới ban hành.
+ Đối với cộng đồng: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT và sở KHCN, Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường nước cũng như tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật (hội họa, nhiếp ảnh và điện ảnh) với đề tài là môi trường nước và bảo vệ môi trường nước. Xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức trong nhà trường; tổ chức tham quan, ngoại đến các địa điểm ô nhiễm và các địa điểm làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên nước cho các đối tượng khác nhau từ học sinh, sinh viên cho đến các ban ngành đoàn thể. Gắn kết các nội dung môi trường vào các hoạt động Đoàn – Hội tại địa phương: UBND tỉnh chỉ đạo Sở TNMT kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong tỉnh tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn có lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường nước mặt cụ thể: lồng ghép vào các nội dung về tuyên truyền các dịch bệnh, các lớp học khuyến nông, các hoạt động của đoàn thanh niên, hội nông dân và hội cựu chiến binh, ... Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cần nâng cao nhận thức thông qua các hoạt động tuyên truyền miệng, lồng ghép với sinh hoạt văn hóa của làng thông qua già làng, trưởng thôn.
4.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI
Đối với nước thải công nghiệp:
+ Quy hoạch các cơ sở sản xuất riêng lẻ, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào KCN và CCN tập trung với các chính sách ưu đãi như hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ di dời để quản lý tập trung và hạn chế tình trạng xả thải không kiểm soát. Ngoài ra, thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống XLNT tập trung tại các khu/CCN sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng, dễ dàng quản lý việc XLNT phát sinh từ các cơ sơ sản xuất đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Phải có hệ thống quan trắc tự động các thông số ô nhiễm trong hệ thống XLNT tập trung.
+ Triển khai mở rộng việc áp dụng SXSH cho các cơ sở, nhà máy sản xuất vừa và nhỏ: Khi hệ thống thu phí sử dụng nước và phí thải hợp lý sẽ góp phần giúp cho việc áp dụng SXSH gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng SXSH vào sản xuất cũng nên được thực hiện đối với một số ngành công nghiệp
như chế biến cao su, chế biến tinh bột khoai mì, … Khuyến khích các cơ sở sản xuất đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất mới thuộc các ngành nghề mang tính ô nhiễm đặc thù của tỉnh như cao su, mía đường, … từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước.
+ Các nhà máy có nghĩa vụ XLNT đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng; Các KCN phải được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và bảo đảm 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình XLNT và diện tích cây xanh hợp lý. Các nhà máy (Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc, Nhà máy chế biến mủ cao su số 01 – Công ty 72, Nhà máy đường An Khê, …) cần đầu tư cải tiến hệ thống XLNT để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt:
+ Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước mặt là hạn chế số lượng nước xả thải vào nguồn nước bằng cách sử dụng tiết kiệm nước: tắt các vòi nước khi không dùng; kiểm tra rò rỉ từ bồn vệ sinh và các vòi nước; không nên sử dụng các bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác; lắp đặt các vòi hoa sen trong nhà tắm; nên giặt đồ khi đã đủ tải; không nên rửa xe, sân bằng vòi phun nước; tận dụng nước tối đa khi có thể, …
+ Ưu tiên thực hiện các hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và công trình xử lý sơ bộ. Triển khai các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các nhà dân ở vùng sâu, vùng xa xây dựng nhà cầu tiêu hợp vệ sinh. Quy định nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải. Khuyến khích phát triển các dịch vụ thông hút hầm cầu trên các huyện, thị xã (An Khê, Ayun Pa).
Đối với nước thải nông nghiệp:
+ Nâng cao nhận thức của nông dân trong kĩ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều lượng), không vứt chai lọ bừa bãi, tràn lan, cần thu gom lại và tiêu hủy. Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân.
+ Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng phương pháp ủ làm phân bón cho cây trồng, xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…); xử lý bằng hồ sinh học và chế phẩm sinh học EM; Hạn chế sử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp.
+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn để hạn chế việc sử dụng nước.
Đối với nước rỉ rác:
Nước rỉ rác có nồng độ chất ô nhiễm cao và việc xử lý yêu cầu chi phí lớn. Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Do đó các bãi rác phải xây dựng hệ thống XLNT riêng trước khi đi vào hoạt động, đảm bảo đầu ra của hệ thống XLNT phải đạt quy chuẩn. Tham khảo một số công trình hệ thống xử lý nước rỉ rác đã triển khai xây dựng, vận hành có thể áp dụng để xử lý nước rỉ rác như sau:
Hình 4.1: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác
Hồ chứa nước rỉ rác Bể trộn vôi Bể lắng cặn vôi Bể điều hòa
Tháp Stripping Bể khử Canxi Bể kị khí Bể hiếu khí
Bể lắng Bể lọc cát Bể khử trùng
Bể nén bùn Bãi chôn lấp
Nước rỉ rác được xử lý qua 8 bước (được trình bày ở phụ lục 4) Đối với nước thải bệnh viện:
Các cơ sở y tế cần phải xây dựng hệ thống XLNT và xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung. Hiện nay, hai bệnh viện là bệnh viện đa khoa An Khê và bệnh viện đa khoa Ayun Pa đều đang thực hiện việc lắp đặt hệ thống XLNT. Do đó, nước thải của hai bệnh viện này sẽ được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Tham khảo một số công trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO&MBBR (Anaerobic – Anoxic – Oxic & Moving Bed Biological Reactor) đã triển khai xây dựng, vận hành có thể áp dụng để xử lý nước thải y tế như sau.
Quy trình xử lý như sau:
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình XLNT bệnh viện
(Các quá trình xử lý trong hệ thống được trình bày ở phụ lục 5)
Đây là công nghệ XLNT bệnh viện đem lại nhiều lợi ích như: diện tích nhỏ, chi phí vận hành thấp, khả năng xử lý triệt để ô nhiễm, dễ dàng tăng công suất mà không cần xây dựng thêm hệ thống.
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương 58 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Nước
thải
Lưới tách rác
Hố thu
gom Bể điều hòa Bể kị khí + thiếu khí
Bể hiếu khí có giá thể lưu động Bể lọc Khử trùng Môi trường
Chương 5
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Tỉnh Gia Lai đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với những thành quả về phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân tỉnh Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường nước, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
Kết quả quan trắc nước mặt của tỉnh Gia Lai năm 2011 – 2012 đã có dấu hiệu ô nhiễm. Hầu hết các điểm quan trắc nước mặt tỉnh Gia Lai đều đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng, không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh (QCVN 08:2008 – A2), hoặc mục đích tưới tiêu thủy lợi (QCVN 08:2008 - B1). Tuy nhiên so với mặt bằng chung của cả nước, mức độ ô nhiễm nước mặt của tỉnh còn thấp, chưa đến mức báo động và chỉ xảy ra cục bộ ở một số nơi nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến nông – lâm sản và các cơ sở công nghiệp, bệnh viện như sông Ba, suối Vối, KCN Trà Đa,…
Công tác bảo vệ môi trường nước đang được tỉnh chú trọng và quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng ngày càng
được nâng cao; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước đã có những tiến bộ rõ rệt. Công tác thanh, kiểm tra môi trường được tăng cường, các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường được giải quyết kịp thời và nghiêm túc. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng đã được chú trọng ngày càng rộng và sâu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý môi trường nước mặt cũng còn gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng; Năng lực và nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường còn giới hạn; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất chưa cao, chưa tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; hầu hết các KCN/CCN và các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường; … Tất cả những vấn đề trên đang là những thách thức đối với môi trường nước mặt mà các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân tỉnh Gia Lai cần giải quyết trong thời gian tới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm nguồn nước mặt, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
5.2. KIẾN NGHỊ
Từ những vấn đề trên, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt hướng tới phát triển bền vững:
+ Tỉnh Gia Lai cần thành lập và tăng cường hoạt động của Trung tâm Quan trắc