1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình cảm và sự phát triển tình cảm Ở lứa tuổi tiểu học những vấn Đề chung về tình cảm Ở lứa tuổi tiểu học

14 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 89,98 KB

Nội dung

Giai đoạn tiểu học các em giàu cảm xúc, và những cảm xúc biểu hiện mạnh, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững, vì vậy việc phát triển tình cảm ở lứa tuổi tiểu học giúp

Trang 1

Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Giáo dục

TÌNH CẢM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC

Họ tên sinh viên: Triệu Minh Thu

MSSV : 24011164

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

PHỤ LỤC

Trang

I ĐẶT VẤN ĐỀ………3

II NỘI DUNG 1 Những vấn đề chung về tình cảm ở lứa tuổi tiểu học………… 4

1.1 Khái niệm tình cảm……… ….4

1.2 Các đặc điểm của đời sống tình cảm……… 4

1.3 Các loại tình cảm……….… 6

1.4 Các mức độ tình cảm……… 7

1.5 Các quy luật tình cảm……….…8

2 Đặc điểm đời sống tình cảm ở lứa tuổi tiểu học……… 8

2.1 Đặc điểm phát triển tình cảm ở lứa tuổi tiểu học………9

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ…… 10

3 Những định hướng giáo dục với tình cảm ở lứa tuổi tiểu học… 10 III KẾT LUẬN……….…12

Tài liệu tham khảo ………13

Trang 3

TÌNH CẢM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC

1 Đặt vấn đề

Bước sang giai đoạn tiểu học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới xung quanh thông qua lý trí với cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình, ít phụ thuộc vào cảm tính Nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc của các em chưa hoàn thiện, nên dễ giận hờn, dễ xúc động, dễ vui dễ buồn, thiếu kiên nhẫn và là giai đoạn phát triển hình thành tình cảm của riêng trẻ một cách rõ ràng

Giai đoạn tiểu học các em giàu cảm xúc, và những cảm xúc biểu hiện mạnh, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững, vì vậy việc phát triển tình cảm ở lứa tuổi tiểu học giúp trẻ :

Phát triển cảm xúc: Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn trẻ học nhận diện và

quản lý cảmxúc, góp phần phát triển khả năng tự nhận thức và điều chỉnh cảm xúc

Kỹ năng giao tiếp: Hiểu về tình cảm giúp trẻ xây dựng kỹ năng giao tiếp,

biết diễn đạt cảm xúc, lắng nghe và đồng cảm, từ đó hình thành các mối quan hệ xã hội lành mạnh

Thúc đẩy sự đồng cảm: Nhận thức cảm xúc của bản thân và người khác

giúp trẻ phát triển lòng đồng cảm, tạo nền tảng cho các hành vi tích cực

và mối quan hệ tốt đẹp

Giải quyết xung đột: Hiểu biết tình cảm giúp trẻ học cách xử lý xung đột

một cách khéo léo, hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề

Hỗ trợ sức khỏe tâm lý: Nhận biết sớm vấn đề cảm xúc như lo âu hay

trầm cảm, giúp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe tâm lý

Khuyến khích tự tin: Khi hiểu và bày tỏ được cảm xúc, trẻ tự tin hơn

trong giao tiếp xã hội và học tập

Trang 4

Tăng cường khả năng học tập: Tình cảm tích cực thúc đẩy động lực học

tập, trong khi cảm xúc tiêu cực có thể gây cản trở

Phát triển tình cảm ở trẻ tiểu học không chỉ giúp trẻ phát triển tốt hơn trong môi trường học đường mà còn tạo điều kiện cho sự trưởng thành về mặt cảm xúc và

xã hội trong suốt cuộc đời

2 NỘI DUNG

1 Những vấn đề chung về tình cảm

1.1 khái niệm tình cảm

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong các điều kiện xã hội

1.2 các đặc điểm của đời sống tình cảm

Tình cảm có những đặc điểm đặc trưng sau đây :

a, Tính nhận thức của tình cảm

Xúc cảm, tình cảm phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan chính

vì vậy trong xúc cảm, tính cảm luôn có yếu tố nhận thức Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở chỗ là trước khi con người có thái độ cảm xúc với sự vật hiện tượng nào đó thì họ phải nhận thức được về sự vật hiện tượng ấy

b, Tính xã hội của tình cảm

Con người luôn đứng trong sự tương tác với tự nhiên và xã hội và trong quá trình tương tác này tình cảm của con người hình thành Tình cảm con người là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội,thực hiện các chức năng xã hội và giúp con người vận hành tốt các mối quan hệ xã hội Xúc cảm và tình cảm hình thành phát triển ở mỗi cá nhân nhưng nội dung của nó lại mang tính xã hội - lịch sử

Trang 5

Tính xã hội thể hiện ở :

Điều kiện hình thành : xúc cảm - tình cảm hình thành trong hoạt động, giao tiếp Nội dung tình cảm : phản ánh tính chất xã hội, thời đại mà chủ thể sống

Phương thức biểu hiện : mang tính văn hóa giáo dục

c, Tính khái quát của tình cảm

Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xức cảm cùng loại vì vậy tình cảm thể hiện thái độ của con người với các sự vật hiện tượng cùng loại chứ không chỉ với từng sự vật hiện tượng đơn lẻ

d, Tính ổn định của tình cảm

Tình cảm là những thái độ ổn định của con người trước hiện thực, đối với bản thân, với những người xung quanh Khi tình cảm được hình thành thì nó sẽ tạo thành kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách Tình cảm cua con người khó hình thành cần phải có điều kiện nhất định mới hình thành được tình cảm và cũng vì thế nó khó mất đi, bền vững và ổn định

e, Tính chân thực của tình cảm

Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ của chủ thể với hiện thực khách quan Khi chủ thể có tình cảm sẽ bộc lộ những rung động và hành vi chân thực nhất, tuy nhiên, có những trường hợp chủ thể che dấu tình cảm của mình trước người khác nhưng chính bản thân hộ biết được tình cảm của mình như thế nào

và có thể đến một thời gian nhất định, chủ thể sẽ không thể che dấu được tình cảm của mình

f, Tính đối cực của tình cảm

Tình cảm phản ánh sự vật hiện tượng trong mối liên quan với nhu cầu và động

cơ của chủ thể Khi nhu cầu được thỏa mãn thì chủ thể hiện những xúc cảm, tình cảm tích cực và ngược lại khi không thỏa mãn sẽ thể hiện sự tiêu cực trong thực

tế những cặp tình cảm đối lập luôn nảy sinh như : yêu - ghet, hạnh phúc - bất

Trang 6

hạnh, sung sướng - đau khổ… chính tính đối cực của tình cảm làm đời sống tình cảm của con người thêm phong phú sinh động và phức tạp

1.3 Các loại tình cảm

Dựa trên sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của hai loại nhu cầu là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội, chúng ta có thể chia tình cảm thành 2 loại :

a, Tình cảm cấp thấp

tình cảm cấp thhấp nảy sinh hay không nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu sinh học

b, Tình cảm cấp cao

tình cảm cấp cao nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu xã hội Tình cảm cấp cao phản ánh thái độ của con người với những mặt biểu hiện khác nhau của đời sống xã hội Tình cảm cao cấp bao gồm:

tình cảm đạo đức

Tình cảm đạo đức là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa

mãn những nhu cầu đạo đức của con người Nó biểu thị thái đọ của con người với các yêu cầu đạo đức trong xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người, với cộng đồng

Tình cảm trí tuệ

Tình cảm trí tuệ là thái độ rung cảm của con người đói với việc nhận thức các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội Một con người có tình cảm trí tuệ thường thể hiện sự ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học và nhạy cảm với cái

mới

Tình cảm thẩm mĩ

Tình cảm thẩm mỹ là loại tình cảm thường thể hiện khi người ta rung

cảm trong việc tiếp xúc với sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn đến nhu cầu về cái đẹp

Tình cảm hoạt động

Tình cảm hoạt động là những loại tình cảm được sinh ra từ chính bản thân hoạt động của con người Con người có tình cảm hoạt động thường thể hiện

Trang 7

tình lao động, tôn trọng người lao động và các giá trị mà người lao động tạo ra Mức độ cao của tình cảm hoạt động đó là sự say mê làm việc, sáng tạo và cống hiến

Việc phân chia các loại tình cảm trên đây chỉ là tương đối, không xó sự tách biệt hoàn toàn mà chúng luôn có sự đan xen lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

1.4 Các mức độ của tình cảm

Tình cảm của con người rất đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức biểu hiện Dựa trên các căn cứ: cường độ, thời gian, độ khái quát và tính có ý thức của các hiện tượng xúc cảm đó Chúng ta chia thành các mức độ tình cảm sau:

a Màu sắc xúc cảm của cảm giác

Đây là mức độ phản ánh đầu tiên của tình cảm và thường đi kèm với một quá trình cảm giác Màu sắc xúc cảm của cảm giác thường gắn liền với một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng gây nên, mỗi thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng thường gây ra một mầu sắc xúc cảm nhất định

b Xúc cảm

Xúc cảm là những rung động diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, phản ánh những biến cố, sự kiện liên quan đến cuộc sống của cá nhân hay tập thể Xúc cảm xảy ra nhanh, mạnh mẽ, rõ rệt hơn so với màu sắc xúc cảm của cảm giác Nhiều tác giả đã phân loại các xúc cảm theo các cách khác nhau

c Xúc động

Xúc động là một dạng đặc biệt của xúc cảm Xúc động diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, có cường độ mạnh và nó hoàn toàn chiếm lĩnh tâm lý con người Khi xảy ra những cơn xúc động thì chủ thể không làm chủ được bản thân mình, không ý thức được hậu quả hành động của mình

d Tâm trạng

Trang 8

Tâm trạng cũng là một dạng xúc cảm, có cường độ tương đối yếu và diễn

ra trong một khoảng thời gian khá dài, trở thành một trạng thái cảm xúc và bao chùm lên toàn bộ hoạt động của con người Sự khác biệt giữa tâm trạng và xúc động ở chỗ: xúc động mang tính chất tình huống, cường độ mạnh, có đối tượng

rõ nét còn tâm trạng không có đối tượng rõ ràng và không mang tính tình huống

e Tình cảm

Tình cảm là mức độ cao nhất trong đời sống xúc cảm, tình cảm của con người,

là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực và đối với bản thân và trở thành thuộc tính tâm lý của nhân cách Tình cảm luôn gắn liền với việc nhận thức rõ ràng về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến con người

1.4 Các quy luật của tình cảm

Quy luật lây lan của tình cảm

• Quy luật thích ứng của tình cảm

• Quy luật tương phản của tình cảm

• Quy luật di chuyển tình cảm

• Quy luật pha trộn tình cảm

• Quy luật về sự hình thành tình cảm

2 Đặc điểm đời sống tình cảm ở lứa tuổi tiểu học

2.1 Đặc điểm phát triển tình cảm ở lứa tuổi tiểu học

Tình cảm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý con người Đặc biệt đối với học sinh tiểu học thì nhận thức, hành động đều gắn chặt với xúc cảm tình cảm Tình cảm tích cực luôn trở thành động lực thúc đẩy học sinh học tích cực hơn cũng như tham gia các hoạt động khác hiệu quả hơn Tình cảm và xúc cảm của học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:

Trang 9

- Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học thường là sự vật hiện tượng

cụ thể nên xúc cảm - tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể, sinh động

- Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình Tính dễ xúc cảm thể hiện rõ trong quá trình tư duy, tưởng tượng cũng như tri giác… Trẻ dễ bị thu hút bởi những thứ mới lạ và trẻ thể hiện những xúc cảm ấy cũng rất rõ nét trên gương mặt, ánh mắt… Cùng với sự

dễ xúc cảm thì trẻ cũng khó kiềm chế cảm xúc của mình, khó trì hoãn nhu cầu, chính vì vậy, trẻ thích hay không thích điều gì, trẻ thể hiện khá rõ nét

- Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc Do nguyên nhân tạo ra xúc cảm chỉ là những ấn tượng bên ngoài của

sự vật hiện tượng nên nó cũng dễ thay đổi Hơn nữa sự sâu sắc của trí tuệ

và độ bền vững của ý chí chưa cao nên trẻ chưa thể có đời sống tình cảm sâu sắc Chính vì vậy, muốn hình thành sự bền vững của cảm xúc tích cực nào đó, cần cho cảm xúc đó được lặp đi lặp lại nhiều lần Tuy nhiên những ấn tượng cảm xúc ban đầu mạnh mẽ sẽ để lại ấn tượng khó phai

mờ trong trẻ Thí dụ, nỗi ám ảnh bị trẻ bắt nạt sẽ đeo đẳng trẻ suốt những năm thơ ấu, làm trẻ mất đi sự tự tin, luôn sợ sệt và luôn cảm giác thiếu bình an Điều này hoàn toàn bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của trẻ

- Ở trẻ tiểu học, sự chuyển hoá cảm xúc cũng rất nhanh Trẻ rất dễ chuyển trạng thái từ vui sang buồn hoặc buồn sang vui “Khóc đấy, cười đấy” là đặc điểm của lứa tuổi này

- Học sinh tiểu học chưa kiềm chế được sự biểu lộ xúc cảm của mình Điều

đó thể hiện tính hồn nhiên trong nhân cách của trẻ Các em học sinh lớp 1, lớp 2 thường hay khóc: không trả lời được câu hỏi của cô giáo cũng khóc, thiếu một chiếc que tính cũng khóc ; hoặc các em dễ vui cười ngay cả khi đang ngồi học: các em bất ngờ reo lên, nhảy cẫng lên hoặc bàn tán

Trang 10

xôn xao khi nhận được tin vui Học sinh lớp 3, lớp 4 thường hay hờn giận khi bị bạn bè chế giễu, trêu đùa hoặc bị giáo viên phê bình không chính xác

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ

 Yếu tố chủ quan

- Mức độ phát triển của trẻ: đẻ các em hoàn và phát triển về tình cảm, trước hết các em phải hoàn toàn khỏe mạnh với trí óc bình thường Nhiều bạn nhỏ không may mắn tật nguyền bẩm sinh, những hội chứng ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ như: dơn, bại não, thiểu năng, di chứng, chất độc

da cam,…Thật khó để biết được chính xác tình cảm của các em, nhưng chắc chắn một điều các em rất giàu cảm xúc

- Tính cách cá nhân: Mỗi trẻ có một tính cách riêng, chẳng hạn như hướng nội hay hướng ngoại, nhạy cảm hay mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cách trẻ thể hiện và xử lý tình cảm

- Sức khỏe tâm lý và thể chất : Tình trạng sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe

tâm lý, quyết định mức độ ổn định và phát triển tình cảm của trẻ

 Yếu tố khách quan

- Ảnh hưởng từ gia đình : gia đình là nơi gắn bó với trẻ ở lứa tuổi tiểu học lâu và sâu sắc hơn cả những sự quan tâm, gương mẫu từ bố mẹ có tác động đến các thức và cách thể hiệ cảm xúc của trẻ

- Môi trường học đường : sau gia đình thì môi trường học tập là nơi gắn bó với trẻ nhất, nơi mà trẻ tiểu học tiếp với một xã hội thu nhỏ Những tương tác với bạn bè, thầy cô là là yếu tố quan trọng trong qua trình phát triển tình cảm của trẻ

Trang 11

- Phương tiện truyền thông và các yếu tố xã hội : những thông tin, các mối quan hệ ảnh hưởng đến đến trẻ chủ yếu thông qua cách chúng tác động đến nhận thức, cảm xúc hành vi của trẻ

3 Những định hướng giáo dục với tình cảm ở lứa tuổi tiểu học

Từ xưa có câu “ bé không vin, cả gãy cành” hay “dạy con từ thuở con thơ” Việc giáo dục trẻ em nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục con người Trong công tác giáo dục học sinh tiểu học, việc cần làm trước tiên là vạch rõ mục đích và định hướng đúng con đường phát triển nhân cách cho từng em Cần phải giáo dục một cách toàn diện, giáo dục cả về nhân thức, tình cảm, ý chí; trong đó việc phát triển tình cảm của trẻ cần phải dựa theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi để đưa ra định hướng phù hợp nhất; sau đây là một

số định hướng phù hợp để phát triển tình cảm cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học

1 Giáo dục tình cảm cho trẻ cũng cần bắt đầu từ trực quan sinh động như là:

 Hoạt động nhận diện cảm xúc: sử dụng thẻ cảm xúc hoặc biểu tượng để giúp tẻ nhận biết và đặt tên cho cảm xúc của mình

 Thảo luận về cảm xúc: khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể

 Giáo dục qua câu chuyện: sử dụng sách và truyện đọc có nội dung liên quan đến tình cảm, giúp trẻ nhận diện và hiểu cảm xúc của nhân vật cũng như bản thân Viết truyện cũng là cách khuyên khich strẻ viết hoạc kể lại câu chuyện mà chúng tự tạo ra, trong đó thể hiện cảm xúc và tình huống

 Trò chơi đóng vai: tổ chức các hoạt động đóng vai đẻ trẻ có thể trải nghiệm và thấu hiểu cảm xúc của người khác, từ đó phát triển lòng đồng cảm

 Khuyến khích chia sẻ cảm xúc: tạo không gian và cơ hội để trẻ chia sẻ cảm xúc của mình với người khác Việc này giúp trẻ cảm thấy an toàn và học cách thể hiện cảm xúc một cách phù hợp

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w