1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở lý luận và thực tiễn việc Đánh giá chương trình giáo dục hãy mô phổng việc Đánh giá chương trình giáo dục ngành giáo dục chính trị khóa 2022 của trường Đại học Đồng tháp

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận và thực tiễn việc đánh giá chương trình giáo dục. Hãy mô phổng việc đánh giá chương trình giáo dục ngành giáo dục chính trị khóa 2022 của trường Đại học Đồng Tháp
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Dũng
Trường học Đại học Đồng Tháp
Chuyên ngành Giáo dục chính trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 109,23 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Chương trình giáo dục ngành Giáo dục Chính trị là một phần quan trọng trong hệ thống đào tạo của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học sư phạm hoặc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG TRÌNH 2024

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HÃY MÔ PHỔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA 2022 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU

Mã số sinh viên: 0224480001 Lớp: ĐHGDCT24- L2,3,4,5

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thanh Dũng

Đồng Tháp, 11- 2024

Trang 2

MỤC LỤC Trang

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích yêu cầu

1.3 Phạm vi đánh giá

II Nội dung

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC:

03- 06

1.1 Cơ sở lý luận việc đánh giá Chương trình giáo

dục

1.2 Cơ sở thực tiễn việc đánh giá chương trình giáo

dục

CHƯƠNG 2: MÔ PHỔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH GIÁO

DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA 2022 CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

2.1 Mục tiêu của giáo dục

2.2 Nội dung của chương trình

2.3 Phương pháp giảng dạy và học tập

2.4 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

2.5 Phản hồi từ giảng viên và sinh viên

2.6 Sự phù hợp với nhu cầu xã hội và công tác giáo

dục

2.7 Đề xuất cải tiến

III KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

06 07 08 09 09 10

10-11 11- 12 13 13

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Chương trình giáo dục ngành Giáo dục Chính trị là một phần quan trọng trong hệ thống đào tạo của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học sư phạm hoặc các trường có đào tạo chuyên ngành liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn Chương trình này nhằm mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức

về lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, và các giá trị văn hóa xã hội, giúp họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện, phân tích tình huống chính trị và xã hội, cũng như khả năng giáo dục, truyền đạt và thuyết phục người khác về các vấn đề chính trị, xã hội

Trên cơ sở thưc hiện nguyên tắc đáp ứng các yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với bậc học, ngành học của giáo dục đại học, theo thông tư số 17/2021/TTBGDĐT, ngày 22/06/2021, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị cần được bố trí một thời lượng tương ứng giờ thực hành phương pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giảng dạy cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc học phổ thông

Việc đánh giá chương trình giáo dục là một quá trình quan trọng nhằm xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra, qua đó giúp cải tiến và hoàn thiện chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển của ngành nghề Đánh giá chương trình giáo dục không chỉ là một hoạt động kiểm tra thông thường mà còn là một công

cụ giúp các cơ sở giáo dục cải thiện chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực của sinh viên và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: ‘Cơ sở lý luận và thực tiễn việc đánh giá

Trang 4

Chương trình giáo dục Hãy mô phổng việc đánh giá chương trình giáo dục ngành giáo dục chính trị khóa 2022 của trường Đại học Đồng Tháp” làm đề tài tiểu luận cho học phần Xây dựng và phát triển chương trình 2024

1.2 Mục đích yêu cầu:

- Mục đích chính của việc đánh giá chương trình giáo dục là để đảm bảo rằng chương trình giảng dạy đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra Điều này có nghĩa là các môn học cần phải cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên để họ có thể tự tin bước vào thế giới nghề nghiệp Một chương trình giáo dục tốt sẽ giúp sinh viên không chỉ hiểu rõ kiến thức lý thuyết mà còn

có thể áp dụng chúng vào thực tế Những phản hồi từ việc đánh giá sẽ giúp các giảng viên và nhà quản lý điều chỉnh nội dung giảng dạy một cách phù hợp

- Việc đánh giá chương trình giáo dục cũng tạo ra một cơ hội để sinh viên, giảng viên và các bên liên quan khác có thể cùng thảo luận, hợp tác và tìm ra những giải pháp cải thiện Hệ thống đánh giá hiệu quả sẽ khuyến khích sự tham gia của sinh viên trong quá trình học tập, giúp họ cảm thấy được tham gia vào việc hình thành chương trình giảng dạy của chính mình Khi sinh viên thấy được vai trò của mình trong quá trình đánh giá, họ sẽ có động lực hơn để nỗ lực học tập và phát triển bản thân

1.3 Phạm vi đánh giá: phạm vi của việc đánh giá chương trình giáo dục

bao gồm kiểm tra nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên Một chương trình giáo dục tốt không chỉ mang lại kiến thức kỹ thuật mà còn phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên

II PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC:

1.1 Cơ sở lý luận việc đánh giá Chương trình giáo dục

1.1.1 Lí thuyết đánh giá chương trình giáo dục:

- Đánh giá theo mục tiêu (Goal-Based Evaluation): Đánh giá sự phù hợp giữa các mục tiêu giáo dục và kết quả đầu ra của chương trình Chương trình có đạt

Trang 5

được các mục tiêu đề ra như trang bị kiến thức chính trị, kỹ năng sư phạm, tư duy phản biện không?

- Đánh giá kết quả học tập (Outcome-Based Evaluation): Xem xét kết quả học tập của sinh viên, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ Đánh giá này tập trung vào việc sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế như thế nào?

- Đánh giá quá trình (Process Evaluation): Tập trung vào cách thức triển khai chương trình, bao gồm phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, cơ sở vật chất và cách đánh giá của sinh viên

1.1.2 Nguyên lí trong đánh giá chương trình giáo dục:

- Tính khả thi: Chương trình phải phù hợp với năng lực giảng dạy và điều kiện thực tế của trường, đặc biệt là các nguồn lực về giảng viên, cơ sở vật chất

- Tính liên kết: Các môn học trong chương trình cần phải được liên kết chặt chẽ, xây dựng theo lộ trình học tập hợp lý từ cơ bản đến nâng cao

Tính thích ứng: Chương trình phải phản ánh được nhu cầu của xã hội và yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh thay đổi của nền kinh tế xã hội

1.1.3 Các yếu tố đánh giá:

- Mục tiêu đào tạo: Chương trình có đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra

không?

- Nội dung chương trình: Nội dung học liệu có đầy đủ, cập nhật và phù hợp với yêu cầu thực tế không?

- Phương pháp giảng dạy và học tập: Phương pháp giảng dạy có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng và tư duy của sinh viên không?

- Đánh giá sinh viên: Hệ thống đánh giá sinh viên có công bằng và phản ánh đúng khả năng của họ không?

- Kết quả học tập của sinh viên: Sinh viên có đạt được các chuẩn đầu ra theo yêu cầu không?

1.2 Cơ sở thực tiễn việc đánh giá chương trình giáo dục

1.2.1 Đặc điểm của chương trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị

- Cấu trúc chương trình: Chương trình giáo dục ngành Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Đồng Tháp có cấu trúc như thế nào? Có bao gồm các môn học

Trang 6

cơ sở, các môn chuyên ngành, và các môn tự chọn không? Chương trình này có được thiết kế để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của sinh viên hay không?

- Nội dung môn học: Các môn học có được cập nhật mới, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu xã hội hiện nay không? Ví dụ, các môn về lý luận chính trị, tư tưởng

Hồ Chí Minh, các vấn đề pháp lý và xã hội trong giáo dục chính trị

- Phương pháp giảng dạy: Trường có áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại như học qua dự án (project-based learning), học qua tình huống (case-based learning) hay không? Điều này có giúp sinh viên phát triển kỹ năng hay không?

- Đánh giá kết quả học tập: Phương pháp đánh giá sinh viên có được thực hiện liên tục, công bằng và hiệu quả không? Ví dụ, việc kiểm tra lý thuyết và thực hành có cân đối không? Các công cụ đánh giá như bài thi, thảo luận nhóm và dự

án có được sử dụng hợp lí hay không?

1.2.2 Kết quả đầu ra của chương trình:

- Kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục Chính trị có thể làm việc trong các lĩnh vực nào? Họ có đủ khả năng giảng dạy, tuyên truyền và giáo dục chính trị trong cộng đồng không?

- Chất lượng tốt nghiệp: Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường, mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng về kỹ năng, kiến thức của sinh viên là những yếu tố cần được xem xét

1.2.3 Phản hồi của giảng viên, sinh viên:

- Phản hồi từ giảng viên: Giảng viên có nhận xét gì về sự phù hợp của chương trình? Họ có gặp khó khăn gì trong việc truyền đạt kiến thức và phương pháp giảng dạy không?

Trang 7

- Phản hồi từ sinh viên: Sinh viên có cảm thấy chương trình đáp ứng được mong đợi về mặt chuyên môn và phát triển nghề nghiệp không? Họ có phản ánh gì về phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, cơ sở vật chất không?

1.2.4 Đánh giá từ các cơ quan, ban ngành:

- Đánh giá từ các ban ngành đoàn thể: Các tổ chức, cơ quan nhà nước, hay các

tổ chức chính trị xã hội có hài lòng với chất lượng sinh viên tốt nghiệp không? Họ có đóng góp ý kiến gì về việc cải thiện chương trình giáo dục không?

- Đánh giá từ các cơ sở giáo dục: Các đối tác giáo dục, chuyên gia trong ngành

có những nhận xét và khuyến nghị về chương trình đào tạo

CHƯƠNG 2: MÔ PHỔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA 2022 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Để đánh giá chương trình giáo dục ngành Giáo dục Chính trị khóa 2022 của Trường Đại học Đồng Tháp, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá chương trình giáo dục Việc đánh giá sẽ bao gồm các khía cạnh về mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, cũng như mức độ phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội

2.1 Mục tiêu của giáo dục:

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Đồng Tháp

có mục tiêu là trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề xã hội, pháp lý, và kỹ năng giảng dạy, tuyên truyền chính trị, kỹ năng và khả năng tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên Điều này giúp họ có nền tảng vững chắc để hiểu biết về thế giới, giải quyết vấn

đề và ứng phó với các thử thách trong cuộc sống Đặc biệt, chương trình này cũng nhấn mạnh khả năng giảng dạy và truyền đạt thông tin về chính trị và xã hội cho các đối tượng học sinh, sinh viên, công chức, và cộng đồng

Trang 8

* Đánh giá mục tiêu chương trình:

- Ưu điểm: Mục tiêu của chương trình rõ ràng và phù hợp với nhu cầu đào tạo cán bộ, giảng viên và tuyên truyền viên chính trị cho các cơ sở giáo dục, tổ chức chính trị, xã hội Chương trình trang bị cả kiến thức lý luận vững chắc và kỹ năng thực tế trong giảng dạy, truyền thông chính trị

Nhược điểm: Mặc dù mục tiêu có tính tổng thể, nhưng chương trình có thể thiếu

sự linh hoạt trong việc tạo cơ hội cho sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, làm việc nhóm, và tư duy phản biện Điều này có thể là một điểm cần cải thiện để đáp ưnhs nhu cầu ngày càng cao của xã hội

2.2 Nội dung của chương trình:

Chương trình của ngành Giáo dục Chính trị tại Trường Đại học Đồng Tháp bao gồm các môn học cơ sở như Lý luận chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật

cơ bản, Kỹ năng sư phạm, và các môn chuyên ngành như Tuyên truyền chính trị, giáo dục công dân Chương trình giáo dục chính trị có mục tiêu cung cấp cho học sinh, sinh viên và người học các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, các nguyên lý và phương pháp quản lý xã hội, giúp họ hiểu và thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội Nội dung của chương trình giáo dục chính trị thường bao gồm các chủ đề về lý thuyết chính trị, các thể chế chính trị, và các vấn đề xã hội, kinh tế đương đại

* Đánh giá mục tiêu chương trình:

- Ưu điểm: Nội dung chương trình đào tạo đầy đủ các môn học cốt lõi và chuyên

ngành, đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, tư tưởng

Hồ Chí Minh, pháp luật, đạo đức công dân và kỹ năng giảng dạy Chương trình cũng chú trọng đến các môn học liên quan đến thực tiễn công tác giáo dục chính trị

- Nhược điểm: Một số môn học có thể thiếu tính cập nhật và đa dạng hóa, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi các vấn đề như chính trị toàn cầu, các mối quan hệ quốc tế, và những thay đổi về chính sách công cần được xem xét đầy đủ hơn Ngoài ra, các môn học về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, và tư duy phản biện có thể được bổ sung để giúp sinh có thể ứng dụng vào thực tế nghề nghiệp tốt hơn

Trang 9

2.3 Phương pháp giảng dạy và học tập:

Phương pháp giảng dạy của chương trình này chủ yếu dựa vào lý thuyết với các bài giảng trên lớp, thảo luận nhóm, bài tập lớn, và các bài kiểm tra Các sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến công tác giáo dục chính tri, tuyên truyền và các sự kiện chính trị - xã hội Giáo viên có thể sử dụng các tình huống chính trị có thật từ lịch sử hoặc các vấn đề chính trị đương đại để phân tích Phương pháp này giúp học sinh vận dụng các

lý thuyết chính trị vào thực tế, đồng thời phát triển khả năng phân tích và đưa ra các quyết định chính trị, có thể tổ chức các trò chơi mô phỏng, trong đó học sinh đóng vai các chính trị gia, nhà lãnh đạo hoặc công dân tham gia vào các quyết định chính trị Ví dụ: mô phỏng một phiên họp của Quốc hội hoặc một cuộc hội đàm quốc tế Phương pháp này giúp học sinh trải nghiệm thực tế các vấn đề chính trị và phát triển kỹ năng lãnh đạo, đàm phán

* Đánh giá chương trình giảng dạy:

- Ưu điểm: Các phương pháp giảng dạy truyền thống (giảng bài, thảo luận

nhóm, nghiên cứu tài liệu) đã giúp sinh viên có nền tảng vững chắc về lý thuyết Chương trình cũng khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa

để rèn luyện các kỹ năng ứng dụng

- Nhược điểm: Phương pháp giảng dạy có thể chưa đủ linh hoạt và thiếu sự đổi mới trong cách thức học tập Việc áp dụng các phương pháp học tập tích cực như học qua dự án (project-based learning), học qua tình huống (case-based learning) hay học trực tuyến có thể giúp sinh viên tiếp cận và hiểu sâu các vấn

đề thực tế hơn Chương trình cũng có thể cần cải thiện việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy để thu hút và nâng cao hiệu quả học tập

2.4 Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá qua các bài thi, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, các bài thuyết trình, bài tập nhóm, và các dự án nghiên cứu nhỏ Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập còn thiếu sự đánh giá năng lực thực hành, đặc biệt là các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm

* Đánh giá kết quả học tập:

Trang 10

- Ưu điểm: Kết quả học tập chủ yếu phản ánh mức độ tiếp thu kiến thức lý thuyết của sinh viên, qua đó giúp xác định sự hiểu biết cơ bản về chính trị, pháp luật và các vấn đề xã hội

- Nhược điểm: Phương pháp đánh giá còn thiếu tính ứng dụng thực tế Các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm chưa được chú trọng trong quá trình đánh giá Hệ thống đánh giá có thể thêm vào các yếu tố đánh giá kỹ năng thực hành và khả năng áp dụng tình huốn vào thực tế

2.5 Phản hồi từ giảng viên và sinh viên:

Các giảng viên trong chương trình đều có kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục chính trị, nhưng sự đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng công nghệ trong giảng dạy vẫn còn hạn chế Sinh viên cho rằng chương trình học có tính lý thuyết cao, nhưng lại thiếu cơ hội để thực hành và áp dụng kiến thức vào nghề nghiêp thực tế

* Đánh giá phản hồi:

- Ưu điểm: Giảng viên có sự tận tâm và am hiểu về lĩnh vực, giúp sinh viên có được nền tảng kiến thức vững chắc Sinh viên đánh giá cao các môn học cung cấp kiến thức chuyên môn và các kỹ năng sư phạm cơ bản

- Nhược điểm: Sinh viên mong muốn chương trình được nâng cao tính thực tiễn hơn, giúp họ áp dụng những gì học vào công việc thực tế Các phương pháp giảng dạy cần đổi mới để sinh viên phát triển tư duy phản biện và kỹ năng mềm

2.6 Sự phù hợp với nhu cầu xã hội và công tác giáo dục:

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Đồng Tháp hướng tới việc đào tạo những cán bộ giảng dạy và tuyên truyền viên chính trị có khả năng làm việc trong các trường học, tổ chức chính trị - xã hội, và các cơ quan nhà nước Ngành giáo dục chính trị cung cấp nền tảng vững chắc về lý luận và thực tiễn, giúp học sinh xây dựng nhân cách tốt, hiểu rõ nghĩa vụ công dân trong xã hội Chương trình giảng dạy cần tập trung vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quyền lợi và nghĩa vụ của họ, cũng như các giá trị xã hội như dân chủ, công bằng, tự do, hòa bình Xã hội ngày nay đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, từ kinh tế, xã hội đến môi trường và chính trị toàn cầu

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w