Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên viết tắt: Agribank Trụ sở chính: số 2 đư
Trang 1MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: 2 1.2 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: 3
1.3 Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: 4
CHƯƠNG 2: NHNN&PTNT TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM 4
2.1 Vai trò của NHNN&PTNT trong công cuộc tiếp cận các hộ nông dân, nông nghiệp tại Việt Nam: 4
2.2 Hoạt động của NHNN&PTNT trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam: 6
2.2.1 Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo của NHNN&PTNT: 6
2.2.2 Điều kiện cho vay: 8
2.2.3 Lãi suất cho vay: 9
2.2.4 Phương pháp cho vay: 10
2.2.4.1 Các phương thức cho vay chính: 10
2.2.4.2 So sánh với các ngân hàng khác: 12
2.3 Thành tựu của NHNN&PTNT đạt được: 13
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 16
3.1 Thách thức: 16
3.2 Giải pháp: 16
Trang 2NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
VÀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM
(AGRIBANK) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên viết tắt: Agribank
Trụ sở chính: số 2 đường Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động: Nông nghiệp, nông thôn
Sản phẩm: Dịch vụ tài chính
Chi nhánh: 2300 chi nhánh tại Việt Nam và các chi nhánh tại Campuchia (2022)
Khẩu hiệu: Mang phồn thịnh đến khách hàng
NHNN&PTNT là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Năm 2007, NHNN&PTNT có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên Năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,4 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1,29 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh
tế đạt hơn 1,05 triệu tỷ Năm 2020, NHNN&PTNT là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam cả về vốn điều lệ, tổng tài sản, quy mô mạng lưới, đội ngũ cán bộ công nhân viên và số lượng khách hàng với gần 40.000 cán bộ viên chức; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn hệ thống Tổng tài sản của NHNN&PTNT đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, vượt qua BIDV để đứng thứ nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam Nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng; tỷ trọng dư nợ nông nghiệp - nông thôn chiếm xấp xỉ 70% dư
nợ cho vay NHNN&PTNT đã thiết lập quan hệ với gần 900 ngân hàng tại 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ Là ngân hàng 100% vốn Nhà nước với dư nợ cho vay nông nghiệp -nông thôn chiếm xấp xỉ 70% tổng dư nợ và là ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc cấp tín dụng "Tam nông" tại Việt Nam NHNN&PTNT đã được trao tặng nhiều danh hiệu như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động, Sao Vàng đất Việt, Doanh nghiệp phát triển bền vững Năm 2022, Brand Finance cũng xếp
Trang 3Agribank ở vị trí thứ 6/50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam bởi duy trì được đà tăng trưởng ổn định với giá trị tăng trưởng 22%
Các dịch vụ:
+ Tài khoản cá nhân
+ Tài khoản doanh nghiệp
+ Tài khoản tiết kiệm
+ Dịch vụ thẻ
+ Thanh toán quốc tế
+ Dịch vụ Ngân hàng điện tử
1.2 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
NHNN&PTNT là ngân hàng thương mại sở hữu Nhà nước với mạng lưới chi nhánh toàn quốc trải dài khắp 64 tỉnh thành và 527 quận, huyện, làng, xã Hiện tại NHNN&PTNT được coi là ngân hàng lớn nhất về mạng lưới chi nhánh ở Nông thôn Việt Nam
Mạng lưới NHNN&PTNT được phân thành các cấp sau:
- Chi nhánh các tỉnh thành: Phân phối giám sát các chi nhánh cấp quận huyện để đảm bảo tất cả các quy chế quy định do Hội sở chính ban hành được thực hiện nghiêm chỉnh
- Chi nhánh các quận huyện: Thực hiện giao dịch với khách hàng
Trang 4- Chi nhánh liên xã: Để tạo thuận lợi hơn cho các khách hàng, một số chi nhánh cấp quận huyện đã thành lập các ngân hàng liên xã và đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để tiếp cận các hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng
- Các ngân hàng lưu động: Để mở rộng mạng lưới của mình, NHNN&PTNT đã xây dựng một mô hình ngân hàng lưu động, chủ yếu tiệp cận những khu vực vùng sâu vùng xa, những nơi không có các ngân hàng liên xã được thành lập
1.3 Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Nguồn vốn chính của NHNN&PTNT là huy động từ tiền gửi tiết kiệm, hối phiếu, trái phiếu, các khoản vay từ ngân hàng Nhà nước, vốn tự có và các định chế tài chính khác Nguồn vốn của NHNN&PTNT đã tăng đáng kể và thay đổi nhanh chóng
từ việc chú trọng đến vay vốn bên ngoài (NHNN và các định chế tài chính khác) sang nguồn vốn huy động
Huy động vốn ở hầu hết các huyện vùng nông thôn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình, vì vậy các chi nhánh ở nông thôn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng cấp tỉnh và hội sở chính
Bảng 1.3 Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Việt Nam qua giai đoạn 2019-2023.
TT Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
1 Tiền gửi KH 1.269.373.071 1.542.504.439 1.623.935.082 1.817.271.030 1.623.935.082
2 Phát hành GTCG 28.120.042 28.560.772 78.462.847 78.462.847 60.559.038
3 Khoản vay từ NHNN 42.152.502 1.417.170 5.907.133 1.276.596 5.907.133
4 Vốn chủ sở hữu 69.241.797 76.111.903 86.997.553 86.997.553 100.535.854
(Nguồn: Báo cáo thường niên tại NHNN&PTNT giai đoạn 2019-2023)
CHƯƠNG 2: NHNN&PTNT TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM
Trang 52.1 Vai trò của NHNN&PTNT trong công cuộc tiếp cận các hộ nông dân, nông nghiệp tại Việt Nam:
NHNN&PTNT tiếp cận hộ nông dân nhiều hơn bất kỳ một định chế tài chính nào khác ở Việt Nam, gắn với sứ mệnh “Tam nông” ngay từ những ngày đầu thành lập, năm 2022 tiếp tục ghi dấu sự nỗ lực, quyết tâm, thành công của NHNN&PTNT trong hành trình gần 35 năm xây dựng và phát triển, khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, nhất là nông nghiệp, nông thôn, “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước Năm 2022, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức nhưng với NHNN&PTNT cũng là năm vượt khó thành công và tạo nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tích cực đồng hành và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, góp phần triển khai có hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đặc biệt, NHNN&PTNT tiếp tục khẳng định rõ nét vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, với trên 65% dư nợ đầu tư “Tam nông” Nguồn vốn NHNN&PTNT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam
NHNN&PTNT luôn chủ động là đơn vị tiên phong, chủ lực trong hệ thống các
tổ chức tín dụng tại Việt Nam triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách tín dụng
về nông nghiệp, nông thôn Thực hiện 07 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi NHNN&PTNT
là “cầu nối” quan trọng đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhiều
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cả nước, mang đến cho người dân trên
cả nước cơ hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn NHNN&PTNT luôn nỗ lực không ngừng đa dạng hóa các kênh dẫn vốn, đưa dịch vụ ngân hàng đến địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa Đến nay, NHNN&PTNT
đã triển khai trên 69.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với trên 15.000 phiên giao dịch, phục
vụ hơn 1,4 triệu lượt khách hàng tại trên 454 xã trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân
Trang 6hàng NHNN&PTNT cũng đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số cho vay chương trình đạt trên 22.000 tỷ đồng với 230.000 hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…
Đặc biệt trong hành trình 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nguồn vốn của NHNN&PTNT thông qua các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đã hỗ trợ tích cực quá trình sản xuất kinh doanh, cùng toàn ngành Ngân hàng đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững trở thành hiện thực tại Việt Nam; góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế tín dụng đen, đóng góp vào việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững
2.2 Hoạt động của NHNN&PTNT trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo của NHNN&PTNT:
Trong nhiều năm, cho vay nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trưởng ổn định, chiếm trên 60% tổng dư nợ Đến ngày 31/12/2023, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 971.393 tỷ đồng, chiếm 62,7% dư nợ nền kinh tế, chất lượng tín dụng khá tốt,
tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống Trong đó, phải kể đến các chương trình, chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai nhiệm
vụ của ngành Ngân hàng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững Đến nay, NHNN&PTNT triển khai cho vay 100% các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới với gần 8.300 xã, doanh số cho vay từ khi triển khai chương trình là hơn 4 triệu tỷ đồng Đến 31/12/2023, dư nợ đạt hơn 647.241 tỷ đồng với hơn 2,2 triệu khách hàng Nguồn vốn của NHNN&PTNT đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp diện mạo nông thôn từng bước thay đổi NHNN&PTNT cho vay hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, tổng doanh số cho vay đạt trên 13 ngàn tỷ đồng, với gần 220 ngàn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn của NHNN&PTNT, góp phần tạo điều kiện để người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước từ 14,5% năm 2008 xuống còn 2,93% năm 2023 (theo báo cáo của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo)
Trang 7NHNN&PTNT đã giải ngân cho vay với doanh số đạt hơn 14.400 tỷ đồng Đến 31/12/2023, dư nợ đạt 129 tỷ đồng với tổng số khách hàng còn dư nợ là 782 khách hàng Nguồn vốn của NHNN&PTNT đã góp phần thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, đáp ứng thị trường trong nước và các thị trường cao cấp hàng đầu thế giới
Bảng 2.2.1 Kết quả các chương trình tín dụng chính sách phục vụ Nông nghiệp, nông thôn đến năm 2023 tại Agribank
Dư nợ đến 31/12/2023 (tỷ đồng)
Số khách hàng
2 Chương trình mục tiêu quốc gia về
3 Cho vay đóng tàu theo Nghị định
4 Cho vay hỗ trợ huyện nghèo theo
5 Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết
6
Cho vay theo QĐ 63,65,68 về chính
sách hỗ trợ nhằm giám sát tổn thất
trong nông nghiệp
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNN&PTNT năm 2023)
Mô hình cho vay qua Tổ vay vốn trở thành cầu nối giữa NHNN&PTNT với khách hàng, góp phần thúc đẩy chuyển tải dòng vốn ưu đãi từ ngân hàng đến tận tay khách hàng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất NHNN&PTNT đã đến gần hơn các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, giảm chi phí đi lại, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như giao dịch thu nợ, giải ngân tự động, chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, đăng ký SMS Banking, Agribank E-Mobile Banking, Agribank E-Banking một cách thuận tiện, dễ dàng hơn Các điểm giao dịch lưu động tiến đến triển khai đa dạng dịch vụ hơn nhằm
Trang 8phục vụ nhu cầu của bà con như: Chi trả kiều hối, nộp ngân sách nhà nước, bán bảo hiểm, trả tiền điện nước Bên cạnh đó, NHNN&PTNT đã triển khai thành công Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, kết hợp phát hành thẻ với cấp hạn mức thấu chi qua thẻ không có tài sản đảm bảo với thủ tục đơn giản, nhanh chóng thuận tiện Qua đó, việc NHNN&PTNT triển khai công cuộc xóa đói, giảm nghèo đối với nông dân, nông thôn đang ngày càng được hoàn thiện, bền vững và tiến đến một mục tiêu phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội
2.2.2 Điều kiện cho vay
a) Đối với hộ nghèo:
Các hộ nghèo được áp dụng chính sách hỗ trợ theo Quy định này khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau:
- Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo và phải có trong danh sách hộ nghèo được Chủ tịch UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công
bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, chấp thuận phương án sử dụng vốn, lập danh sách có xác nhận của UBND cấp xã
- Chủ hộ (hoặc người được ủy quyền) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đại diện cho hộ gia đình trong quan hệ tín dụng với ngân hàng
b) Đối với các đối tượng khách hàng khác:
Các hộ sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp; hợp tác xã; chủ trang trại được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất khi vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo Quy định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo.
- Đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối
với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 72/ QĐ-NHNN-TD ngày 31/3/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngoài ra, theo các quy định hiện hành khoản vay dưới 10 triệu VND cho mỗi
hộ gia đình (20 triệu VND cho mô hình trang trại hoặc 50 triệu cho dự án liên quan
Trang 9đến hoạt động nuôi trồng thủy sản) không yêu cầu tài sản thế chấp Tuy nhiên, ở một
số nơi NHNN&PTNT vẫn yêu cầu khách hàng liệt kê tài sản (do chính quyền địa phương chứng nhận) để đảm bảo cho khoản vay Các tài sản phổ biến nhất của các hộ gia đình nghèo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do NHNN&PTNT cầm giữ cho đến khi trả xong nợ) Tuy nhiên, như đã đề cập, chỉ khoảng 60% các hộ gia đình nông dân nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất Điều này một phần nào làm hạn chế việc tiếp cận đến tín dụng của hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng, những người không có tài sản cố định có giá trị có thể sử dụng như là tài sản thế chấp ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.3 Lãi suất cho vay:
Tại điều 2, theo quy định chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình
hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quy định:
a) Các hộ nghèo khi vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để trồng rừng sản xuất, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay b) Các đối tượng khách hàng quy định tại khoản 3 điều 1 Quy định này khi vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay
c) Đối với các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc các doanh nghiệp, hợp tác
xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ
mô, NHNN&PTNT đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế
Bảng 2.2.3 Chi tiết lãi suất cho vay bình quân tháng 8/2024 của NHNN&PTNT
I Cho vay ngắn hạn đối với một số
ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của
4,0%/năm
Trang 10Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
II Lãi suất cho vay thông thường
(Nguồn: Trích dẫn từ website NHNN&PTNT tháng 8/2024)
Từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN&PTNT đã 03 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 0,5%-1%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 1-1,5%/năm so với đầu năm Theo đó, sàn lãi suất cho vay thông thường ngắn hạn của NHNN&PTNT chỉ từ 5,0%/năm, cho vay trung dài hạn chỉ
từ 5,5%/năm
Trước đó, chia sẻ khó khăn với khách hàng, NHNN&PTNT hỗ trợ giảm lãi suất cho vay trực tiếp đối với trên 1 triệu khoản vay hiện hữu với số tiền hỗ trợ ước tính
700 tỷ đồng
Trong thời gian qua, NHNN&PTNT đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư và ưu tiên 5 lĩnh vực mũi nhọn bao gồm xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ
Cùng với chính sách giảm lãi suất, NHNN&PTNT triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi tổng quy mô 220.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp lớn, xuất nhập khẩu… với lãi suất cho vay bình quân thấp hơn từ 1%-2,5%/năm so với lãi suất thông thường
Với chính sách lãi suất cho vay hiện nay, NHNN&PTNT tiếp tục thông điệp đồng hành chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, đáp ứng nhu cầu đời sống, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động, phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
2.2.4 Phương pháp cho vay
2.2.4.1 Các phương thức cho vay chính
a) Cho vay từng lần:
- Đặc điểm: Khách hàng vay một số tiền cụ thể tại một thời điểm nhất định,
thường được sử dụng cho các mục đích ngắn hạn như mua vật tư, trả lương
- Điều kiện: