1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cơ sở lý luận về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chuyên ngành Hải quan
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 125,98 KB

Nội dung

Thứ ba, phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục Hải quan Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung, chỉ ra rằng “xuất xứ hàng hóa là nước tại đó hàng hoá được

Trang 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

HÀNG HÓA 2

1.1 Xuất xứ hàng hóa 2

1.1.1.Khái niệm về xuất xứ hàng hóa 2

1.1.2.Mục đích của xuất xứ hàng hóa 2

1.1.3.Các quy tắc trong xuất xứ hàng hóa 2

1.2 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 3

1.2.1.Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 3

1.2.2.Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 3

1.2.3.Trình tự các bước cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam 3

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA 4

2.1 Khái niệm gian lận xuất xứ hàng hóa 4

2.2 Các hình thức gian lận xuất xứ hàng hóa hiện nay 4

2.2.1Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ 4

2.2.2Giả mạo hàng hóa sản xuất gia công 4

2.2.3Gian lận liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) 5

2.2.4Phân luồng miễn kiểm tra thực tế 5

2.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm và gian lận xuất xứ hàng hóa 5

2.4 Hậu quả của gian lận xuất xứ hàng hóa 6

2.4.1.Đối với quốc gia 6

2.4.2.Đối với doanh nghiệp 7

2.4.3.Đối với người tiêu dùng 7

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 8

3.1 Các quy định pháp lý về chống gian lận xuất xứ của cơ quan luật pháp Việt Nam 8

3.2 Thực trạng công tác chống gian lận xuất xứ của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong thời gian qua 83.2.1.Hải quan Việt Nam đã lật tẩy nhiều phương thức giả mạo, gian lận xuất xứ hàng hoá 8

3.2.2.Hải quan Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động phòng chống gian lận xuất xứ 9

3.3 Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác chống gian lận xuất xứ của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong thời gian qua 11

3.3.1.Những kết quả đạt được 11

3.3.2.Những hạn chế còn tồn tại 12

3.4 Đánh giá những yếu tố thuận lợi và cản trở trong công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa của cơ quan Hải quan Việt Nam 14

3.4.1.Những yếu tố thuận lợi 14

Bảng 3.1 Một số thiết bị được Hải quan Việt Nam áp dụng nhằm hạn chế gian lận xuất xứ hàng hoá 15

3.4.2.Những yếu tố cản trở 16

PHẦN 4: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA 17

4.1 Các giải pháp dành cho cơ quan quản lý nhà nước 17

4.1.1.Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động Hải quan 17

4.1.2.Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng 17

4.1.3.Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội 17

4.2 Các giải pháp dành cho cơ quan Hải quan Việt Nam 18

4.2.1.Xây dựng đội ngũ Hải quan trong sạch, vững mạnh 18

Trang 2

4.2.2.Chú trọng công tác tình báo Hải quan 18

4.2.3.Nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan184.2.4.Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại 18

4.2.5.Yêu cầu chứng minh chuỗi cung ứng hàng hoá 18

4.2.6.Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác trong và ngoài nước 18

4.3 Các kiến nghị dành cho doanh nghiệp Việt Nam 18

4.4 Các kiến nghị dành cho người tiêu dùng Việt Nam 19

Trang 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT

XỨ HÀNG HÓA1.1 Xuất xứ hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa là một nội dung quan trọng trong Hải quan và đã được cụ thể hóa thông qua cácđịnh nghĩa được trình bày chi tiết trên các văn bản có tính pháp lý trong nước và quốc tế Tuy nhiên,tựu chung lại, có 3 cách định nghĩa chính:

Thứ nhất, khái niệm phổ biến nhất được trình bày tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số

31/2018/NĐ-CP, cụ thể “xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hànghóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp cónhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”

Thứ hai, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam xác định “xuất xứ hàng hoá là nước

hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bảncuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trìnhsản xuất ra hàng hoá đó"

Thứ ba, phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục Hải quan

(Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), chỉ ra rằng “xuất xứ hàng hóa là nước tại đó hàng hoá được chếbiến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế Hải quan, giới hạn về sốlượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại"

Tóm lại, mặc dù có sự khác biệt trong cách diễn đạt, ba định nghĩa về xuất xứ hàng hóa theo Côngước quốc tế và quy định trong nước về cơ bản là đồng nhất, nghĩa là xuất xứ hàng hóa có thể đượchiểu như "quốc tịch" của hàng hóa đó Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi một sản phẩm có thể được sảnxuất tại nhiều quốc gia và trải qua nhiều công đoạn khác nhau, việc xác định xuất xứ hàng hóa sẽ dựatrên nơi sản phẩm đó được sản xuất, chế biến, gia công hoặc lắp ráp cuối cùng phải đáp ứng các tiêuchuẩn nhất định theo các hiệp định thương mại quốc tế, khu vực hoặc song phương

1.1.2 Mục đích của xuất xứ hàng hóa

Thứ nhất, công cụ thực thi chính sách thuế quan: Xuất xứ hàng hóa là yếu tố quyết định việc áp

dụng thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường hay các biện pháp trừng phạt thương mại như thuếchống bán phá giá, thuế chống trợ cấp Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nhậpkhẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường

Thứ hai, công cụ thực thi chính sách thương mại: Việc xác định xuất xứ hàng hóa giúp các quốc gia

và khối kinh tế thực hiện các chính sách thương mại cụ thể đối với từng đối tác, như ưu đãi thuế quancho các nước thành viên trong cùng một hiệp định thương mại, hoặc áp dụng biện pháp bảo hộ đối vớihàng hóa từ các quốc gia có hành vi thương mại không công bằng

Thứ ba, công cụ hỗ trợ thu thập số liệu thống kê thương mại: Dữ liệu về xuất xứ hàng hóa là cơ sở

quan trọng để xây dựng các số liệu thống kê thương mại, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhậpkhẩu, cân đối cán cân thương mại và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế

Thứ tư, yếu tố đánh giá ban đầu về chất lượng: Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với chất lượng và

uy tín của sản phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng đặc sản, sản phẩm thô Thông tin về xuất xứ giúpngười tiêu dùng nhận biết nguồn gốc, đánh giá chất lượng và lựa chọn sản phẩm phù hợp Đồng thời,xuất xứ hàng hóa cũng góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranhcho hàng hóa trên thị trường quốc tế

Tóm lại, xác định xuất xứ hàng hóa không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là công cụ quan trọngđể điều tiết thương mại, bảo vệ lợi ích kinh tế và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế

1.1.3 Các quy tắc trong xuất xứ hàng hóa

Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợpcác tiêu chí xác định "quốc tịch" của hàng hóa Quy tắc xuất xứ hàng hóa được phân thành hai loại:

Thứ nhất, quy tắc xuất xứ ưu đãi: Áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan và phi thuế

quan theo cam kết hoặc thỏa thuận thương mại

Thứ hai, quy tắc xuất xứ không ưu đãi: Áp dụng cho hàng hóa không được hưởng ưu đãi và trong

các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi như chống bán phá giá, chống trợ cấp,tự vệ thương mại, hạn chế số lượng, hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại

Trang 4

1.2.1 Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - C/O) là một loại chứng từ quan trọngtrong hoạt động xuất nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổxuất khẩu Giấy chứng nhận này xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, tức là quốc gia hoặc vùnglãnh thổ nơi hàng hóa được sản xuất hoàn toàn hoặc trải qua công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng

1.2.2 Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1.2.2.1. Các loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi

Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi (Non-Preferential Certificate of Origin) là loại giấy chứngnhận xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thông thường nhưng không kèm theo ưu đãi thuếquan, hoặc hàng hoá hưởng quy chế tối huệ quốc MFN

C/O form B: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong cáctrường hợp người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O cụ thể nào

C/O form O: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theoquy định của Tổ chức Cà phê thế giới

C/O form X: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam đến cácnước không thuộc Hiệp hội Cà phê thế giới

C/O form T: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho mặt hàng dệt thủ công của Việt Nam xuất khẩusang thị trường EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU

1.2.2.2. Các loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đặc biệt

Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi đặc biệt cấp cho những hàng hoá được hưởng ưu đãi đặc biệt vềthuế quan theo các thoả thuận song phương và đa phương Các loại giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãiđặc biệt đang sử dụng tại Việt Nam gồm:

C/O form A: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang cácnước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System ofPreferences)

C/O form D: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang cácnước thành viên thuộc ESEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuếquan có hiệu lực chung (CEPT), có hiệu lực từ tháng 11/2004

C/O form E: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam để hưởng các ưu đãithuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ (ASEAN) và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, có hiệu lực từ 26/11/2003

C/O form AK: là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam để hưởng các ưuđãi đặc biệt theo Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc

C/O form S – Lào: là giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Thương mại nước Cộng hoà Nhân dân Làocấp cho các mặt hàng nông sản có xuất xứ thuần tuý Lào để hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệtcủa Việt Nam theo Quyết định số 865/2004/QĐ-BTM ngày 29/6/2004 của Bộ Thương mại Việt Namvà có hiệu lực từ tháng 7/2004

C/O form S – Campuchia: là giấy chứng nhận xuất xứ do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchiacấp cho các mặt hàng nông sản có xuất xứ thuần tuý Campuchia để hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãiđặc biệt của Việt Nam theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BCT ngày 27/12/2007 của Bộ Công ThươngViệt Nam và có hiệu lực từ tháng 1/2008

1.2.3 Trình tự các bước cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Hiện nay theo quy định, chức năng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc về Bộ CôngThương, hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan được ủy quyền khác nhưPhòng quản lý xuất nhập cảnh tại các tỉnh, thành phố Trình tự các bước cấp giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa (C/O) tại Việt Nam được quy định trongNghị định 31/2018/NĐ-CP và các văn bản hướngdẫn liên quan có nội dung cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thương nhân chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

(1)Mẫu C/O tương ứng đã được khai đầy đủ và chính xác

(2)Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (nếu có)

Trang 5

(4)Bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Thương nhân có thể nộp hồ sơ theo một trong hai hình thức:

(1)Trực tiếp: Nộp tại cơ quan cấp C/O (Bộ Công Thương hoặc các tổ chức được ủy quyền)

(2)Trực tuyến: Nộp qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyếncủa Bộ Công Thương

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

Cơ quan cấp C/O sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ Nếu hồ sơ đủ điều kiện, cơ quan cấpC/O sẽ cấp C/O cho thương nhân Thời gian xử lý hồ sơ thường không quá 24 giờ làm việc đối với hồsơ nộp trực tiếp và 06 giờ làm việc đối với hồ sơ nộp trực tuyến

2.2 Các hình thức gian lận xuất xứ hàng hóa hiện nay

2.2.1 Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ

Đối tượng sử dụng hình thức gian lận này thường là các doanh nghiệp có dây chuyền máy móc sảnxuất ở Việt Nam, những sản phẩm đem đi xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ Việt Namtheo quy định của pháp luật Do đó, các doanh nghiệp này sẽ nhập hàng từ nước ngoài vào Việt Namsau đó dán mác hàng hóa xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm Hàng hóa có thể được các doanhnghiệp này đặt sản xuất ở nước ngoài sau đó mới nhập về Việt Nam, tuy nhiên các thông tin về sảnphẩm, nhãn hiệu, xuất xứ lại được ghi bằng tiếng Việt, đi kèm với dòng chữ “Made in Vietnam” hoặc“sản xuất tại Việt Nam” trên bao bì sản phẩm

Các doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp này với loại hàng hóa đang bị áp dụng biện phápphòng vệ thương mại, đưa hàng hóa sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm trốn thuế và hưởngcác ưu đãi mà FTA mang lại

Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Hữu Vượng cho biết, gian lận thương mại đểvận chuyển trái phép hàng hóa thông qua khai báo hải quan có những diễn biến khá phức tạp Đặc biệt,tình trạng khai sai về xuất xứ nhằm trục lợi, trốn thuế đang gây nhiều khó khăn cho việc kiểm tra, xửlý của các cơ quan chức năng, trong đó có ngành Hải quan Chỉ trong quý III/2021, Hải quan LạngSơn đã phát hiện một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gian lận về xuất xứ, chuyển tài bất hợp pháphàng hóa qua biên giới Trong đó, 3 doanh nghiệp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩuquốc tế Hữu Nghị, đã bị xử lý theo quy định Vì phạm của các doanh nghiệp này chủ yếu là nhập khẩucác mặt hàng Trung Quốc, nhưng khai xuất xứ made in Japan, Germany, Mexico, India, USA; khai chỉdẫn sai về tình trạng pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Ví dụ: Trường hợp của Công ty TNHH Trần Hoàng Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu một số mặthàng kéo cắt tỉa cây bằng sắt mạ kết hợp nhựa; bộ lọc không khí dùng để lọc không khí và bộ lọc dầu;lõi lọc nước, bộ phận của máy lọc nước từ Trung Quốc Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã khai xuất xứNhật Bản đối với mặt hàng kéo cắt tỉa cây bằng sắt mạ kết hợp nhựa và khai xuất xứ Đức, Mexico, ẤnĐộ, Hoa Kỳ cho các mặt hàng còn lại Tương tự, Công ty CP Homely Thái Lan nhập khẩu mặt hàngmáy ép chậm dùng ép rau quả từ Trung Quốc nhưng chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộquyền sở hữu công nghiệp

2.2.2 Giả mạo hàng hóa sản xuất gia công

Doanh nghiệp nhập những sản phẩm gần như hoàn chỉnh đã được gia công sản xuất tại nước ngoài,nhưng lại kê khai nhập khẩu các loại linh kiện và nguyên liệu để gia công sản xuất nhằm đem đi xuất

Trang 6

khẩu hoặc tiêu thụ tại thị trường trong nước Các sản phẩm này không trải qua các công đoạn gia côngsản xuất đáp ứng đủ tiêu chí xuất xứ theo quy định.

Ví dụ: Công ty TNHH xe đạp Excel - DN 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc Công ty này NK 100%linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện tử Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạncuối cùng thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện hoàn chỉnh, không đảm bảo xuất xứ ViệtNam

2.2.3 Gian lận liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Giả mạo cấp C/O: Các doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O nhưng tự ý thiết kế mẫu C/O vàcấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu khác

- Tự ý tẩy, xóa, sửa chữa nội dung C/O được cấp

- Cung cấp các tài liệu, chứng nhận không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi làm thủtục xin cấp C/O

- Làm sai hoặc sử dụng C/O giả.Ví dụ: Điển hình, ngày 19/1, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chốngbuôn lậu) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai kiểm tra lô hàng nhập khẩu củaCông ty TNHH MTV XNK QT Kết quả kiểm tra cho thấy, ngoài một số mặt hàng công ty khai báonhư quần áo, giày, vì lực lượng hải quan phát hiện một số mặt hàng không khai báo hải quan, có dấuhiệu vi phạm sở hữu trí tuệ

2.2.4 Phân luồng miễn kiểm tra thực tế

Đối tượng lợi dụng việc được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi phân luồng kiểm tra hàng hóa đểgian lận Các đối tượng cố tình khai sai các thông tin về lô hàng như: tên, chủng loại, khối lượng, mãsố hàng hóa, nhằm che giấu tên hàng hóa thực tế khi xuất khẩu để thực hiện hành vi gian lận về thuế.Thậm chí các đối tượng không khai báo trên tờ khai nhãn hiệu của hàng hóa nhập khẩu hay thực hiệnhoạt động trà trộn hàng hóa vi phạm để thực hiện hành vi nhập lậu hàng hóa

Ví dụ: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóathuộc tờ khai ngày 18/10/202 của Công ty cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh cho thấy, ngoài số hàng hóaphù hợp với nội dung khai báo thì cơ quan Hải quan còn phát hiện một số hàng hóa không khai báo.Trong đó, có hơn 4700 đôi dép nghi giả mạo các nhãn hiệu Nike, Louis Vuitton, Gucci, Adidas, Pumavà hơn 2500 ví túi xách tay nghi giả mạo các nhãn hiệu Dior, Chanel, Michael Kors, Louis Vuitton

Trước đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (Cục Hải quan Tây Ninh) đã phát hiện, bắt giữ lôhàng giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton của Công ty TNHH SH Logististic (trụ sở tạiphường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) quá cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài Với hành vi vậnchuyển hàng hóa giả mạo nhân hiệu và khai sai so với thực tế về số lượng

2.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm và gian lận xuất xứ hàng hóa

Thứ nhất, chính sách thương mại:

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng diễn biếnphức tạp là do hiện nay các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những thay đổi lớn về chínhsách thương mại theo xu hướng bảo hộ mậu dịch như: Tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộsản xuất trong nước Đặc biệt, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có tác động rất lớn đến nền kinh tếcủa Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia hầu hết các hiệp định, hiệp ước thươngmại liên quan đến ưu đãi thuế quan Do đó, hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao có khả năng sẽtìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo hợp thức hóa xuất xứ Việt Nam, sau đó xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ, châu u, Nhật Bản để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này đangáp dụng Những hành vi gian lận này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nướcđiều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trongnước, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Thứ hai, thu lợi bất chính:

Động cơ chủ yếu đó là chủ hàng hay những người có hành vi gian lận thương mại muốn thu lợiriêng cho bản thân mình và không muốn làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chẳng hạn như trốnthuế xuất nhập khẩu; hưởng ưu đãi thuế quan bất hợp pháp; lợi dụng tên tuổi, uy tín của nước xuất xứhoặc doanh nghiệp sản xuất để thu lợi

Trang 7

Gần đây Việt Nam ký kết thêm rất nhiều các FTA Trước khi các FTA này được thực hiện thì thuếsuất xuất khẩu hàng sang các nước này thậm chí đạt mức 50-70%, tuy nhiên sau khi các hiệp địnhthương mại này được ki kết thì mức thuế suất giảm đi rất đáng kể: ASEAN (0.05%), AKFTA (4,6%),CPTPP (6,3%), Việt Nam - Nhật Bản (1,99%),

Ví dụ cụ thể, trong một cuộc điều tra của Cục Hải quan Việt Nam, đã phát hiện một số doanhnghiệp sử dụng các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả mạo để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vàđưa vào sản xuất lấp ráp Điều này giúp họ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận nhưng đồng thờicũng gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác và làm giảm độ tin cậy của xuất khẩu Việt Nam

Thứ ba, yếu kém trong khâu quản lý:

Một số doanh nghiệp có được sự o bế của một bộ phận các công chức quản lý thị trường từ đó đượcbáo trước về các đợt kiểm tra bất chợt và tránh được sự kiểm tra của các cơ quan chức năng Hơn nữa,hành lang pháp lý về vấn đề này không theo kịp diễn biến thực tế Quy định về quy tắc xuất xứ vớimột số mặt hàng còn lỏng lẻo; việc quy định kiểm tra hồ sơ xin cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O) chưachặt chẽ; quy định pháp luật về xuất xứ chưa cụ thể, chưa bao quát được, chế tài xử phạt chưa đủ sứcrăn đe và phòng ngừa Một số doanh nghiệp lợi dụng việc tổ chức cấp C/O tạo sự thông thoáng trongkhâu kiểm tra hồ sơ trước khi xuất khẩu để thực hiện hành vi gian lận về chứng từ chứng minh xuất xứhàng hóa hoặc lợi dụng việc cấp các loại giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự C/O để gian lận.Thí Dụ, VCCI cấp giấy chứng nhận một công đoạn gia công được thực hiện tại Việt Nam hoặc hànghóa được xuất khẩu từ Việt Nam, không có ý nghĩa trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ViệtNam

2.4 Hậu quả của gian lận xuất xứ hàng hóa

`Tình trạng hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công ở nước ngoài nhưng lại đội lốthàng Việt, ghi nhận xuất xứ “Made in Viet Nam" đánh lừa người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng,có chiều hướng tỉnh vi hơn Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến DN làm ăn chân chính và nguy hạicho người tiêu dùng mà còn gây ra những tác hại khôn lường trong hoạt động thương mại quốc tế củahàng hóa Việt Nam

2.4.1 Đối với quốc gia

Nền kinh tế Việt Nam hiện tại được đánh giá là có độ mở lớn, tích cực tham gia vào nhiều FTAsong phương, đa phương, kết nổi Việt Nam với các thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới.Theo đó, các loại hàng hóa sẽ dần dần được hưởng thuế nhập khẩu thấp hoặc giảm về 0% Điều nàykhiến tỉnh trạng làm giả xuất xứ hàng hóa có nguy cơ ngày càng cao Việt Nam đang là một trongnhững lựa chọn của các doanh nghiệp của các nước bị hạn chế thương mại để dịch chuyển sản xuất

Theo thống kê từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), tại thời điểm quý 1/2022, hànghóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nướcngoài Đặc biệt, số lượng các vụ việc điều tra chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ ViệtNam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụngnguyên liệu chỉnh được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Điển hình gần đây nhất, Hoa Kỳ liên tiếp điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại vớisản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang thị trường này Hoa Kỳ đang xem xét từ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vàoHoa Kỳ có hay không sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc phạm vi áp dụng của biệnpháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm tương tự của Trung Quốc

Câu chuyện mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2018 bị áp mức thuế suấtcao do bị điều tra có xuất xứ từ Trung Quốc khiến không ít doanh nghičo xuất khẩu sắt thép của ViệtNam lao đao

Thí dụ, đối với nhóm mặt hàng xe đạp, DN nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện ở dạng chưalắp ráp hoặc tháo rời về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh Các bộ phận, linh kiện nhậpkhẩu không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua các công đoạn giacông đơn giản không làm thay đổi bản chất hàng hỏa (như gia công sơn khung, càng, ghi đông, taylái ) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh nhưng không đủ điều kiện đạt xuất xứ Việt Nam

Thứ nhất, xuất khẩu gặp nhiều thách thức: Những vụ việc gian lận thương mại như trên sẽ vô tình

làm các đối tác nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, từđó ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của hàng hóa từ Việt Nam Dẫn đến nguy cơ hàng hóa

Trang 8

xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp, gâythiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam.

Thứ hai, giảm uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế, hàng hóa Việt Nam mất uy

tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu

Thứ ba, gây căng thẳng một số mối quan hệ kinh tế với các quốc gia đối tác và hạn chế các khoản

ưu đãi với sản phẩm chân chính từ Việt Nam

Thứ tư, tạo ra nguy cơ cản trở xuất khẩu của Việt Nam, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín hàng xuất

khẩu Hành vi này làm giảm lợi ích mà Việt Nam có được từ các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế đã vàđang gây dựng

2.4.2 Đối với doanh nghiệp

Như nội dung đã trình bày ở phần trên, DN là các chủ thể cụ thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vụviệc gian lận xuất xứ hàng hóa

Với các DN có những hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp từ các quốc giakhác qua Việt Nam để xuất khẩu sẽ bị các nước nhập khẩu tiến hành tịch thu, phong tòa thậm chí làtiêu hủy hàng hóa và xử phạt với mức cao, có thể hạn chế, ngừng nhập khẩu hoàn toàn

Với các DN làm ăn chân chính: Khi những vụ việc gian lận bị phát hiện, các nước nhập khẩu sẽ cóxu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho toàn bộ mặt hàng tương tự của quốc giaxuất khẩu Điều này làm tăng chi phí, nguồn lực cũng như thời gian rất lớn của các DN khi phải đichứng minh sự trong sạch và tuân thủ quy định của minh

Ví dụ, trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra tù gỗ xuất xứ từ Việt Nam gần đây donghi ngờ nhiều sản phẩm tủ gỗ của Việt Nam chứa hàm lượng xuất xứ Trung Quốc cao (sản phẩmTrung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp rất cao) Mặc dù phía DOC chobiết đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì việc xuất khẩu gỗ vẫn diễn ra bình thường Tuynhiên, đối với các DN làm ăn chân chính cũng sẽ bị ảnh hưởng Các DN này cũng phải chịu điều tra,giải thích và nhiều việc khác nữa Mọi việc đang đi đúng hướng, tuy nhiên, rõ ràng việc này gây nhiềumệt mỏi cho DN, chịu những tác động nhất định bởi phía Hoa Kỳ có thể áp dụng thuê tạm thời hoặcgiảm đơn hàng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến khích và động viên tất cả

các hội viên liên quan làm mặt hàng tủ gỗ dù có tên hay không có tên trong danh sách cũng nên tựnguyện tham gia khai báo, gửi thông tin để phản biện, làm rõ Bởi nếu doanh nghiệp không tham giangay từ đầu, doanh nghiệp sẽ không có cơ hội chứng minh doanh nghiệp mình làm đúng và sau nàycũng sẽ không có bất kỳ cơ hội nào khác để chứng minh Còn sau khi đã đưa các phản biện, điều trần,phía DOC sẽ chọn một số doanh nghiệp để điều tra sâu hơn hoặc trả lời tiếp các câu hỏi sau đó, đây sẽlà câu chuyện tiếp theo

Đối với các hàng gian lận xuất xứ nhập khẩu vào Việt Nam: Những mặt hàng này (người tiêu dùngtin đây là hàng Việt Nam), với mức giá rẻ hơn sẽ cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước,làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này (giảm doanh thu, lợi nhuận)

Một ví dụ khác, Khải Silk – Với câu chuyện “treo lụa ta bán lụa Trung Quốc" nổi tiếng VN Câuchuyện đã làm dư luận phẫn nộ xen lẫn tiếc nuối cho một thương hiệu lụa được gây dựng đến 30 nămvới tâm huyết đưa dải lụa Việt Nam vươn tầm thế giới

Khải silk ra đời và định hình trong tâm trí người tiêu dùng VN về một sản phẩm lụa thuần túy"made in Viet Nam” đặc trưng Nó không chỉ là một thương hiệu được tin dùng bởi người Việt Nammà còn được tin tưởng trong mắt bạn bè thế giới khi các du khách quốc tế lựa chọn làm quà tặng giađình, người thân, bạn bè khi tới du lịch Việt Nam Vụ việc này sẽ không chỉ là câu chuyện riêng củamột DN mà sẽ ảnh hưởng tới các thương hiệu “made in Vietnam" nói chung và ngành lụa Việt Namnói riêng Người tiêu dùng sẽ dần nghi ngờ, băn khoăn và đần đo hơn khi sử dụng các sản phẩmthương hiệu Việt Ngoài ra hình ảnh của các thương hiệu Việt Nam trong mặt bạn bè quốc tế cũng sẽbị ảnh hưởng

2.4.3 Đối với người tiêu dùng

Gian lận xuất xứ đồng nghĩa với việc lừa dối người tiêu dùng Rất nhiều người mua hàng dựa trênniềm tin vào xuất xử sản phẩm Khi những vụ việc bị phanh phui gây hoang mang dư luận Như vụviệc Khải silk ở trên, giả sử có những người dân Mỹ yêu quý VN muốn ủng hộ hàng VN họ đã mua vàsử dụng mặt hàng lụa của Khải Silk Tuy nhiên sau khi vụ việc này bị phanh phui và họ phát hiện ra

Trang 9

lụa minh dùng xuất xứ từ TQ chứ không phải VN thì họ thất vọng và từ đó họ không ủng hộ hàng VNnữa.

Không những thế, việc hàng hóa có xuất xứ không rõ ràng hoặc xuất xứ giả mạo sẽ gây khó khăntrong việc xác định và kiểm định chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng Nhưvụ dâu tây Mộc Châu “made in Vietnam” thực chất là nhập từ các thương lái Trung Quốc và đượcgiao bán với mức giá rẻ, khó đảm bảo chất lượng, giá rẻ gây ảnh hưởng tới hàng thật

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM3.1 Các quy định pháp lý về chống gian lận xuất xứ của cơ quan luật pháp Việt Nam

Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế với các quốc gia khác, Việt Nam đã thực hiện các quyđịnh về các quy tắc xuất xứ hàng hóa của những thị trường mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định quytắc xuất xứ của WTO (ROO); chương trình ưu đãi phổ cập chung của EU, của Nhật Bản, của Mỹ; cácquy tắc xuất xứ của ASEAN và với 1 số nước châu Á Việc chấp hành các quy tắc trên đã trở thành cơsở để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật và các quy tắc xuất xứ để hỗ trợ công tác kiểm tra, xácminh xuất xứ hàng hóa

Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang được thực thi để phục vụ công tác chống gianlận xuất xứ hàng hóa có thể kể đến như: Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản quy phạmpháp luật như: Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi (quy định vềnhãn hàng hóa); Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ (quy định về thủ tục Hải quan, kiểmtra, giám sát Hải quan); Nghị định 19/2006/NĐ-CP (quy định chi tiết luật thương mại về xuất xứ hànghóa); Thông tư 38/2018/TT-BTC và thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi (quy định về xác định xuất xứhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu);

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này của Việt Nam đã quy định chi tiết, rõ ràng về vai trò,trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ của hàng hóa xuất, nhậpkhẩu cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác làm thủ tục khai báo xuất xứ hàngcủa xuất nhập khẩu để tránh trình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa Đồng thời cũng quy định rất rõ ràngnhững quy định về các thủ tục Hải quan và trách nhiệm pháp lý mà các bên tham gia phải gánh chịunếu xảy ra tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu Về cơ bản, hệ thống pháp luật củaViệt Nam đã được cụ thể hóa và thực hiện khá tốt để đáp ứng các quy định, nguyên tắc về xuất, nhậpkhẩu hàng hóa, phù hợp với các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa ở những thị trường mà ViệtNam tham gia trao đổi thương mại

3.2 Thực trạng công tác chống gian lận xuất xứ của Cơ quan Hải quan Việt Nam trong thờigian qua

3.2.1 Hải quan Việt Nam đã lật tẩy nhiều phương thức giả mạo, gian lận xuất xứ hàng hoá

Thời gian qua, ngành Hải quan đã chủ động trong công tác đấu tranh chống gian lận, giả mạo xuấtxứ, kiên quyết đẩy lùi tình trạng ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trítuệ, chuyển tải bất hợp pháp Từ đó Hải quan đã phát hiện, lật tẩy nhiều hình thức, thủ đoạn gian lậnđược các đối tượng sử dụng

Trong bối cảnh căng thẳng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, Hải quan Việt Nam pháthiện nhiều dấu hiệu của việc giả mạo xuất xứ nhằm lẩn tránh phòng vệ thương mại Cơ quan Hải quanđã phát hiện một số doanh nghiệp nước ngoài tìm cách gian lận C/O và chuyển tải hàng hóa bất hợppháp tại Việt Nam Một số doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động đầu tư nhưng thực chất là đầu tư giacông lắp ráp hàng hóa đơngiản để lấy C/O Việt Nam, lợi dụng mức thuế suất ưu đãi theo các FTA củaViệt Nam để xuất khẩu Các sản phẩm này không trải qua các công đoạn gia công sản xuất đáp ứng đủtiêu chí xuất xứ theo quy định của Việt Nam, cũng như quy định tại các hiệp định thương mại, nhưngvẫn gắn mác “Made in Vietnam” và xin giấy chứng nhận C/O Việt Nam để xuất khẩu vào các quốc giakhác Điển hình là Công ty TNHH xe đạp Excel (tỉnh Bình Dương), 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc,thành lập năm 2018, chuyên lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu Qua kiểm tra, lực lượng Hải quanphát hiện doanh nghiệp nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện từ Trung Quốc về Việt Namđể lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hoàn chỉnh Một số lô xe đạp được doanhnghiệp này lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ nhằm hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi (vì xe đạpTrung Quốc phải chịu thuế 75% khi xuất vào Hoa Kỳ, còn với xuất xứ Việt Nam, thuế nhập khẩu xe

Trang 10

đạp vào Hoa Kỳ chỉ 5-10%) Với việc gian lận xuất xứ, doanh nghiệp này đã trốn được số tiền thuế rấtlớn.

Qua kiểm tra, Cơ quan Hải quan còn phát hiện hiện tượng doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩutại một chi cục Hải quan, xuất khẩu tại một chi cục Hải quan khác với chi cục Hải quan nhập khẩu đểtránh việc phát hiện hàng hóa nhập khẩu không trải qua quá trình sản xuất, không đáp ứng tiêu chíxuất xứ theo quy định Có hàng hóa nhập khẩu nguyên chiếc nhưng khi xuất khẩu ghi xuất xứ ViệtNam trên tờ khai Hải quan, bao bì, hàng hóa xuất khẩu Một thủ đoạn khác cũng bị Cơ quan Hải quanphát hiện đó là doanh nghiệp trộn lẫn hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu với hàng hóa được sản xuấttrong nước để xuất khẩu nhưng trên tờ khai, bao bì, hàng hóa xuất khẩu ghi xuất xứ Việt Nam

Cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãnhàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứtrên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp thay nhãn mới ghi“Made in Vietnam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Xuất xứ Việt Nam”…

Đặc biệt, có trường hợp lợi dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãnphụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu các mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng sau đó không dánnhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên thương hiệu để tiêu thụ nội địa Như trongmột lần kiểm tra thực tế tại Cảng Nam Hải (Hải Phòng), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miềnBắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩucảng Hải Phòng khu vực 3, Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) kiểm tra 1 containerhàng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), nghi vấn gian lận xuất xứ do trên bao bì không có thôngtin xuất xứ, không có thông tin người xuất nhập khẩu Lô hàng cập Cảng Nam Hải, Hải Phòng ngày23/10/2022, trên vận đơn hàng hóa thể hiện là 52 units, motorcycle (tạm dịch là 52 chiếc xe máy) Kếtquả khám xét của lực lượng Hải quan cho thấy: Trong container có 52 xe mô tô hiệu Brixton Đángchú ý, Brixton Motorcycle là thương hiệu xe máy được phân phối bởi Tập đoàn KSR (Áo), nhưng lôhàng trên được xuất đi từ Đài Loan (Trung Quốc)

Cũng có trường hợp nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữutrí tuệ; lợi dụng việc được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi phân luồng kiểm tra hàng hóa để gianlận về tên, chủng loại, khối lượng, mã số hàng hóa, hay trà trộn hàng hóa vi phạm để thực hiện hànhvi nhập lậu hàng hóa vào thị trường Việt Nam Những phát hiện, lật tẩy trên là kết quả của quá trình raquân, công tác đấu tranh tích cực, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp củaCơ quan Hải

quan

3.2.2 Hải quan Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động phòng chống gian lận xuất xứ

Đề phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, các Cơ quan Hải quan Việt Nam đã triển khai nhiềugiải pháp, bao gồm:

Chủ động đấu tranh, tăng cường kiểm tra và xác minh nguồn gốc hàng hóa: Các Cơ quan Hải quanđã chủ động đấu tranh, tăng cường việc kiểm tra và xác minh nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là đối vớicác mặt hàng dễ bị giả mạo xuất xứ như sản phẩm dầu mỡ, rượu, thuốc lá, đồ chơi trẻ em, sản phẩmthực phẩm, đồ gia dụng, điện tử, Hoạt động

đấu tranh được thực hiện thông qua kế hoạch thanh tra, điều tra, xác minh cụ thể Chẳng hạn, lập kếhoạch, thực hiện các chuyên đề, chuyên án để thực hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng,đối tượng cụ thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với lĩnh vực xuất xứ hànghóa để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm Đặc biệt quan tâm tới các mặt hàng dễ bị giả mạo xuấtxứ như sản phẩm dầu mỡ, rượu, thuốc lá, đồ chơi trẻ em, sản phẩm thực phẩm, đồ gia dụng, điện tử,.Điển hình, ngày

14/11/2022 Tổng Cục Hải quan đã ra công văn số 4823/TCHQ-GSQL nhằm tăng cường kiểm tra,chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ Nội dung công văn nêu rõ đối tượng kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu gồm các sản phẩm làđồ gỗ nội thất, các sản phẩm từ nhựa, lốp xe cao su, dao, kéo, bộ đồ ăn, xe máy địa hình xuất khẩu đicác nước Mỹ, Châu u, ; đối

với hàng hóa nhập khẩu gồm các sản phẩm hàng hóa là thực phẩm, rượu, bia, hàng bách hóa, điện,điện tử gia dụng, mỹ phẩm, hàng thời trang, dược phẩm nhập khẩu từ các thị trường trọng điểm để

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w