Nhận thấy được khó khăn của sinh viên và nhân viên UEH đối với mô hình phân loại rác tại trường, chúng em quyết định thực hiện dự án “KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TOÁN THỐNG KÊ
***
BÁO CÁO DỰ ÁN
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI UEH
Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Văn Trãi
Sinh viên thực hiện
Mã lớp HP : 22D1STA50800529
Tp Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 5 năm 2022
Trang 2PHỤ LỤC
I TÓM TẮT 3
II GIỚI THIỆU DỰ ÁN 3
1 Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn 3
1.1 Phân loại rác là gì 3
1.2 Phân loại rác thải tại UEH 3
2 Mục tiêu dự án 4
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi khảo sát 4
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu 5
2 Thời gian nghiên cứu 5
IV KẾT QUẢ XỬ LÍ VÀ THẢO LUẬN 5
1 Đối tượng nghiên cứu 5
2 Nhận thức của sinh viên về việc phân loại rác 6
3 Nhận thức của sinh viên về dự án xanh của UEH - UEH Zero Waste Campus 10
4 Kết quả phân tích bằng phương pháp kiểm định thống kê One - Sample T-test trong SPSS 15
V KẾT LUẬN 16
VI PHỤ LỤC 16
Trang 3I TÓM TẮT:
Thống kê trong kinh tế và kinh doanh nghiên cứu một cách khoa học về dữ liệu: đó là những phươngpháp thu thập, xử lý và phân tích con số của những hiện tượng, qua đó tìm ra được bản chất và quyluật của hiện tượng trong một thời gian, địa điểm cụ thể
Ứng dụng của phân tích dữ liệu và phương pháp thống kê là một phần không thể thiếu của việc tổchức và trình bày các tài liệu văn bản Việc thảo luận và phát triển từng kỹ thuật được trình bày trongmột bối cảnh của ứng dụng với các kết quả thống kê cung cấp những hiểu biết để ra quyết định và tìmgiải pháp cho các vấn đề Vì thế, qua giờ học trên trường cũng như quá trình tìm hiểu tài liệu, mônhọc đã giúp chúng em có nhiều kiến thức hữu ích để vận dụng vào dự án
Nhận thấy được khó khăn của sinh viên và nhân viên UEH đối với mô hình phân loại rác tại trường,
chúng em quyết định thực hiện dự án “KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI UEH” nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp thiết thực nhất
để cải thiện tình hình Qua kiến thức tìm hiểu được, chúng em vận dụng phương pháp thống kê khảosát Google Form và phần mềm xử lý dữ liệu SPSS để có thể đưa ra kết luận chính xác Mặc dù còngặp những hạn chế trong khảo sát số liệu, các yếu tố không gian và thời gian, những chúng em đã cốgắng hết mình hoàn thiện dự án
II GIỚI THIỆU DỰ ÁN:
1 Vấn đề nghiên cứu và lý do chọn:
Sự phát triển mạnh mẽ của thời đại như con dao hai lưỡi, vừa tạo nên của cải, vật chất hiện đại nhưngđồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mà một khía cạnh trong số đó là lượng rác thảikhổng lồ Vì thế, việc kiểm soát và xử lý rác thải được cả thế giới quan tâm, và trong đó có cả Trườngđại học UEH chúng ta
Để giảm thiểu rác thải, việc đầu tiên cần làm là phân loại rác, qua đó đưa ra cách xử lý tốt nhất và hạnchế tác động xấu tới môi trường Tuy nhiên, tại đại học UEH, chúng thấy xuất hiện một số vấn đề:mốt số sinh viên loay hoay với phân loại rác, nhân viên vệ sinh phải phân loại lại rác thải, Chính vì
tầm quan trọng này, chúng em quyết định chọn đề tài “KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA
MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI UEH” với mong muốn có thể đánh giá lại mô hình, đưa
ra giải pháp phân loại rác phù hợp, từ đó giúp các bạn sinh viên dễ dàng thực hiện và giảm bớt gánhnặng công việc cho cô chú nhân viên vệ sinh, tạo nên một UEH xanh - sạch - đẹp
1.1 Phân loại rác là gì?
Phân loại rác là một chu trình mà chất thải được chia thành ra nhiều thành phần khác nhau.Nhằm mụcđích có thể dễ dàng vận chuyển,tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải cần xử lý, tăng lượng rácthải có thể tái chế
1.2 Phân loại rác thải tại UEH:
Dựa theo nghị định về quản lý rác và phế liệu do chính phủ ban hành, UEH cũng thiết lập bộ “Quyđịnh về Về thực hành Đại học không rác thải tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh” Quy địnhhướng đến việc phân loại rác thành ba loại chính là: rác hữu cơ, rác tái chế và rác còn lại; thực hành
mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle); làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thựchành đại học không rác thải
● Rác hữu cơ: là các loại rác dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên, ví dụ: Thức ăn thừa; rau củ
quả đã bị hư, thối; các loại bã chè, bã cafe, bã mía…giấy, nhà máy sợi, sợi từ nhà máy giấy;phế thải từ những làng nghề được chế biến tinh bột; tất cả các phế thải từ nông nghiệp, phếthải sinh hoạt…
Đối với rác hữu cơ, chúng ta có thể ủ phân sinh học để tạo phân bón chăm sóc cho cây trồngngay tại đơn vị, tại gia đình hoặc vận chuyển đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thànhphân compost Với điều kiện cần phải có các thiết bị lưu chứa kích cỡ phù hợp với thời gianlưu trữ và phải đảm bảo không làm rơi vãi rác, rò rỉ nước nhằm đảm bảo tính mỹ quan đô thị
● Rác tái chế: là loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế như: Các loại
chai, lọ thủy tinh, thùng phuy, thùng chứa được làm từ nhựa; các loại nhựa, bao bì nhựa mềm;
Trang 4hộp giấy, giấy viết, giấy in, bìa carton; Báo, tạp chí, sách vở, bảng biến; Nồi, chảo, xoong làmbằng kim loại đã hỏng; Tất cả phế liệu sắt thép, nhôm, inox, bình phun… Chúng sẽ đượcphân loại kỹ lưỡng và được bán lại cho cơ sở tái chế hoặc đưa đến các nhà máy tái chế để tạothành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới bán ra thị trường, đáp ứng các nhu cầu của người tiêudùng.
● Rác còn lại: là những loại rác không thể sử dụng cũng như không thể tái chế lại được Việc
duy nhất chúng ta có thể làm với chúng chính là mang ra các khu chôn lấp rác thải để chônlấp
2 Mục tiêu dự án:
- Đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình phân loại rác tại UEH
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc phân loại rác
- Đưa ra các giải pháp nâng cao ý thức và phương pháp, cách thức phân loại rác hiệu quả
3 Câu hỏi nghiên cứu:
Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Câu hỏi về thông tin cá nhân
Câu 1 Họ và tên của bạn?
Câu 2 Giới tính của bạn?
Câu 3 Bạn là sinh viên trường…
Câu 4 Bạn là sinh viên năm mấy?
- Phần 2: Câu hỏi phục vụ mục đích điều tra
Câu 5 Bạn đã được phổ biến về việc phân loại rác chưa?
Câu 6 Bạn đánh giá mức độ am hiểu của mình về việc phân loại rác thải ở mức độ nào?
Câu 7: Bạn thường tốn bao nhiêu thời gian để phân loại rác?
Câu 8 Nếu không có chỉ dẫn mà chỉ có màu của thùng rác, bạn có thể phân loại rác hay không?
- Bạn đánh giá mức độ sử dụng những thứ có bao bì nilon, hộp nhựa trong một tháng ở mức độ nào?
- Bạn đánh giá mức độ thường xuyên việc phân loại rác thải của mình tại UEH ở mức nào?
Câu 9 Bạn nghĩ có cần phân loại rác hay không?
Câu 10 Bạn thường xuyên bỏ vào thùng rác các loại rác thải sinh hoạt nào ( Chọn nhiều đáp án)Câu 12 Nếu trong hộp, ly còn thức ăn thừa, bạn thường xử lý như thế nào? (Chọn nhiều đáp án)Câu 13 Khi bạn gặp một người không phân loại rác, thì bạn sẽ làm gì?
Câu 14 Bạn có nhu cầu thay đổi với mô hình phân loại rác thải tại UEH không?
Câu 15 Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức mọi người xung quanh? (Chọn nhiềuđáp án)
Câu 16 Bạn biết dự án này thông qua hình thức/phương tiện nào? (Chọn nhiều đáp án)
Câu 17 Bạn có biết thông tin về hoạt động UEH Living Lab, Mô hình UEH Zero Waste Station doCâu 18 Đại học UEH phát động năm 2022 không?
Khảo sát mức độ
- Dự án này tác động mạnh đến tôi
- Dự án này có khiến tôi có động lực bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp tại UEH
- Dự án này làm tôi chủ động tìm hiểu và tìm cách sống xanh
- Dự án này khiến tôi cẩn trọng hơn trong việc phân loại rác thải
Tổng số 18 câu
(Link form khảo sát: https://forms.gle/woGFxbTuwNUDHL1L9)
4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là kiến thức về phân loại rác đối với sinh viên và mô hình phân loại rác hiệuquả tại UEH
5 Đối tượng và phạm vi khảo sát:
a) Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học tại trường đại học UEH vì các bạn đã và đang sử dụng
mô hình phân loại rác hiện tại, có thể đánh giá được tốt nhất về sự hiệu quả
b) Phạm vi khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học UEH, bỏi đây là nơi chúng em làm việc,học tập cũng như có nhiều thời gian trong việc sử dụng mô hình phân loại rác của trường
III HƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Trang 51 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp kiểm định
- Phân tích thống kê mô tả:
+ Sử dụng các thống kê mô tả như:
- Percent: tần số/tần suất tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
- Frequency: tần số/tần suất của từng biểu hiện
- Phân tích định tính: thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
- Phân tích định lượng:
+ mẫu khảo sát gồm: 100 quan sát
+ Phương pháp lấy mẫu: ngẫu nhiên, thuận tiện (các sinh viên tiếp cận thông qua bảng câu hỏi đượcthiết lập dưới hình thức google form có chọn lọc từ nhóm đăng trên các hội nhóm học tập, diễn đàn,…
2 Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện: 4/4/2022 đến 1/5/2022
- Quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu: bắt đầu từ 4/4/2022
- Quá trình khảo sát: 20/4/2022 đến 26/4/2022
IV KẾT QUẢ XỬ LÝ VÀ THẢO LUẬN:
Mô tả mẫu nghiên cứu:
Sau quá trình khảo sát, điều tra ý kiến của các sinh viên UEH nhằm mục đích hoàn thiện bảng câu hỏiphục vụ cho nghiên cứu, bảng khảo sát này đã nhận được 100 phản hồi từ các sinh viên UEH Tất cảcác câu hỏi trong bảng khảo sát Google form đã được thiết kế và yêu cầu “bắt buộc” các sinh viên trảlời, nên không có trường hợp thiếu câu trả lời Sau đó, chúng em tiến hành kiểm tra chọn lọc, khôngloại bỏ mẫu nào và đưa 100 mẫu vào phân tích và xử lý
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Bảng khảo sát được hoàn thiện với sự tham gia của giới tính nam là 13 người (chiếm 13%) và giớitính nữ là 87 người (chiếm 87%)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 100 người thì có 84 người là sinh viên năm 1 chiếm tỉ lệ84%, 16 người là sinh viên năm 2 chiếm tỉ lệ 16% và không có sinh viên nào đang học năm 3, năm 4,
Trang 6do đó sinh viên thuộc năm học này chiếm tỷ lệ 0% Từ số liệu thu thập ta có thể thấy sinh viên năm 1
và năm 2 có xu hướng quan tâm nhiều về vấn đề phân loại rác thải hơn so với sinh viên đang học năm
2 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ PHÂN LOẠI RÁC:
Theo biểu đồ,ta dễ dàng thấy được sựchênh lệch tỷ lệ khá lớn về vấn đề “cácbạn sinh viên đã được phổ biến về môhình phân loại rác thải hay chưa?” , trong
đó có 87 người (chiếm 87%) chọn “Có”được phổ biến về loại hình phân loại rácthải, 13 người (chiếm 13%) chọn “Chưa”được phổ biến về loại hình phân loại rác
Từ số liệu thu thập được từ bài khảo sát cóthể thấy phần lớn sinh viên đều đã đượctiếp cận với mô hình phân loại rác
Trang 70.05 1.96 0.066
Khoảng độ tin cậy là 0,87±0,066
Với độ tin cậy là 95% nhóm cho rằng tỉ lệ người khảo sát “Đã được phổ biến về phân loại rác” nằm giữa 0,714 và 0,846
K
ết quả khảo sát về “Mức độ am hiểu về phân loại rác” cho thấy có 47 sinh viên (chiếm 47%) lựa chọn
“Biết phân loại rác”, có 51 người (chiếm 51%) sinh viên “Còn phân vân khi phân loại rác” và chỉ có
số ít là 2 sinh viên (chiếm 2%) chọn “Không biết phân loại rác”
Ta thấy được sự chênh lệch giữa sinh viên biết phân loại rác và còn phân vân khi phân loại rác làkhông nhiều Trong đó, tổng số lượng sinh viên còn phân vân khi phân loại rác và không biết phânloại rác chiếm gần một nửa trong 100 sinh viên tham gia khảo sát Từ đó, ta thấy được vẫn còn nhiềusinh viên chưa thật sự quan tâm cũng như chưa nắm rõ cách thức phân loại rác Vì vậy, đã xuất hiệnnhững hạn chế như sau: mất thời gian trong việc phân loại rác, phân loại rác không đúng cách…Tóm lại, việc phân loại rác vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, sinh viên chưa hoàn toàn tiếp cận chặt chẽ
về cách thức phân loại rác đúng cách.Nguyên nhân có thể do một số sinh viên chưa kịp làm quen với
mô hình phân loại rác này, thiếu kiến thức và ít quan tâm đến việc vứt rác hàng ngày Vì thế, cácbuổi hướng dẫn, giáo dục và chia sẻ kiến thức cần được tổ chức nhiều hơn để trang bị và nâng caokiến thức cũng như tinh thần trách nhiệm, ý thức cho các sinh viên
Khoảng tin cậy: 0,51±0,098
Với độ tin cậy là 95% Nhóm cho rằng Tỷ lệ người khảo sát biết phân loại rác nằm giữa 0,412
và 0,608
Theo số liệu khảo sát thu thập được
có đến 98 sinh viên (chiếm 98%) lựachọn “Có”, 2 sinh viên (chiếm 2%)
Trang 8lựa chọn “Không” Điều đó cho thấy rằng phân loại rác thải là một việc rất quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường
Thực trạng cho thấy hiện nay vấn đề xử lý rác thải là một vấn đề rất nan giải, việc phân loại rác khôngđúng cách đã làm cho vấn đề xử lý rác thải trở nên khó khăn hơn Nguyên nhân là do xu hướng ănngoài của giới trẻ hiện nay ngày một tăng lên, kéo theo đó là số lượng rác thải ngày càng đa dạng vàkhó tái chế Vì thế, nhà trường cần có nhiều phương pháp để tuyên truyền cho sinh viên nhiều kiếnthức và lợi ích về việc phân loại rác thải đúng cách
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được thời gian dành cho việc phân loại rác của mọi người rơi vàokhoảng thời gian dưới 1 phút là chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 42%), chiếm tỉ lệ cao thứ 2 là khoảng thờigian 10 - 30 giây (chiếm 33%), còn khoảng thời gian dưới 10 giây chiếm tỉ lệ rất thấp (chiếm 9%)
Bên cạnh
đó thì vẫncòn tồn tạinhững bạnsinh viênmất nhiềuthời gian đểphân loạirác từ 1 - 3phút, chiếm
tỉ lệ vẫncòn tươngđối cao( chiếm16%) Nhưvậy, có thểthấy đượcthời gian trung bình mà người tiêu dùng thường phải chờ đợi khi đi mua thức ăn nhanh rơi vàokhoảng thời gian từ 10 - 30 giây
Từ câu hỏi “Nếu không có chỉ dẫn mà chỉ có màu của thùng rác, bạn có thể phân loại rác hay không?”
đã nhận được kết quả như sau: 55/100 sinh viên tương ứng 55% lựa chọn “không” và có 45/100 sinhviên ứng với 45% lựa chọn “có”
Ta thấy được phần lớn sinh viên khi phân loại rác, họ phụ thuộc vào chỉ dẫn rất nhiều, họ chưa nắmđược kiến thức về tính chất của từng loại rác Nếu chỉ dựa trên màu sắc thì khả năng sai sót có thể xảy
ra là rất cao Kiến thức về tính chất của từng loại rác sinh hoạt còn khá mơ hồ đối với sinh viên Bêncạnh đó vẫn có một dấu hiệu tích cực, khi số lượng sinh viên có thể tự tin phân loại rác mà không cầnchỉ dẫn cũng tương đối khả quan Đây là một điểm sáng và là cơ sở để phát triển, nâng cao nhận thứcmặc bằng chung của sinh viên nói riêng và mọi người nói chung
Trang 9Qua đó, ta thấy được các mô hình phân loại rác thải vẫn nên đi kèm bảng chỉ dẫn Song, việc giáo dụcphải được đảm bảo thực hiện để từng bước hạn chế việc quá phụ thuộc vào bảng chỉ dẫn khi thực hiệnphân loại rác thải sinh hoạt.
Khoảng độ tin cậy là 0,55 ± 0,097
Với tỉ lệ là 95% thì nhóm cho rằng Tỷ lệ người khảo sát về dự án Zero Waste Campus tác động
ít đến sinh viên nằm giữa 0,452 và 0,647
Theo như khảo sát nhóm đã thu được từ 100 sinh viên trong UEH về mức độ sử dụng những thứ cóbao bì nilon, hộp nhựa trong một tháng thì có 52 sinh viên (chiếm 52%) chọn “Thường xuyên”, có
26 sinh viên (chiếm 26%) chọn “Thông thường”, có 12 sinh viên (chiếm 12%) chọn “Luôn luôn”, có
10 sinh viên (chiếm 10%) chọn “Đôi khi”, điều này cho thấy rằng môi trường đang có khả năng bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi mức độ sử dụng bao bì túi nilon, hộp nhựa quá lớn
Bên cạnh đó, sinh viên đã có ý thức cao về mức độ phân loại rác với 42 sinh viên (chiếm 42%) chọn
“Thường xuyên”, 35 sinh viên (chiếm 35%) chọn “Thông thường”, 13 sinh viên (chiếm 13%) chọn
‘Luôn luôn’, 8 sinh viên (chiếm 8%) chọn ‘Đôi khi’, 2 sinh viên (chiếm 2%) chọn ‘Không bao giờ’,điều này góp phần cho việc tái chế rác trở nên dễ dàng hơn
Trang 10Theo bảng khảo sát thu thập được cho thấy: có đến 78 sinh viên ( 78%) dùng “hộp xốp sử dụng 1 lần”
và 72 sinh viên (72%) sử dụng những vật dụng có bao “bao nilon” Đây chính là hai tác nhân gây ảnhhưởng lớn nhất đến môi trường Hai loại rác thải này rất khó để phân hủy, tuổi thọ của hai loại rác thảinày kéo dài đến vài trăm năm Vì thế, nếu không kiểm soát tốt hai loại rác này, tốc độ ô nhiễm môitrường sẽ cực kì khủng khiếp
Bên cạnh đó, “các loại rác thải của văn phòng phẩm như: bút, giấy… là loại rác thải có mức độthường xuyên thấp nhất so với các loại rác khác (40%) Qua đó, ta có thể thấy được số lượng “hộpxốp sử dụng một lần” chiếm tỉ lệ gấp 1,95 “các loại văn phòng phẩm: giấy, bút…”, “số lượng chai, lọ,lon và ly nhựa” có tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau, ngoài ra số lượng “bao nilon” chiếm tỉ lệ gấp 1,28 sốlượng “đồ ăn thừa”
3 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ DỰ ÁN XANH CỦA UEH – ZERO WASTE CAMPUS:
Theo số liệu thu thập được mẫukhảo sát, đa số sinh viên đềuqua nghe qua dự án xanh củaUEH (Zero Waste Campus)chiếm 88% ứng với 88/100 sinhviên Ngược lại, chỉ có 12/100sinh viên chưa bao giờ nghe đến
dự án xanh này
Điều này cho thấy công táctruyền thông, quảng bá củatrường UEH đã đạt được nhữngtựu cơ bản ban đầu Cách thức
tổ chức hoạt động, lên kế hoạch về dự án được thực hiện kĩ càng theo từng bước, qua đó giúp giảmthiểu sai sót, đồng thời nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ lan truyền của dự án “Zero WasteCampus” đến với sinh viên Kết quả là phần lớn các sinh viên đã nghe qua, biết đến dự án xanh này
và nắm được mục đích dự án này là xử lý rác thải sinh hoạt hợp lý để bảo vệ môi trường trong khuônviên của UEH
Tuy nhiên, các tổ chức quản lý về việc quảng bá dự án cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể đạt được sốliệu là 100% sinh viên đều biết đến dự án xanh này Đó cũng là đích đến cuối cùng trong công tácquảng bá dự án xanh
Trang 11Theo bảng khảo sát, nhận thấy có đến 82% các bạn sinh viên biết đến dự án “Zero Waste Campus”thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Biết đến dự án thông qua sự giới thiệucủa bạn bè chiếm 42% và bắt đầu tìm hiểu về dự án thông qua thầy cô trong các buổi học, sinh hoạtchiếm 10% Trong đó, vẫn tồn tại 1% tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát không biết đến dự án xanh củaUEH (Zero Waste Campus)
Qua đó, ta thấy rằng nhà trường đã đưa dự án xanh đến các bạn sinh viên bằng cách chú trọng đẩymạnh truyền thông thông qua các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram… Các công cụ mà các bạnsinh viên sử dụng và theo dõi thường xuyên, đây là là phương thức hiệu quả để các bạn sinh viên cóthể tiếp cận thông tin về dự án một cách nhanh nhất Bên cạnh đó, qua các buổi trò chuyện các bạnsinh viên cũng biết đến dự án qua lời giới thiệu, chia sẻ kiến thức để dự án ngày càng nhận đượcnhiều sự quan tâm hơn từ các bạn sinh viên Hơn thế nữa, trong các buổi giảng dạy giáo viên có thểlồng ghép các buổi học với kiến thức xã hội: giới thiệu về dự án, lấy dự án làm ví dụ cho bài học nếu
có thể… nhằm mục đích tạo hứng thú và đưa dự án gần hơn đến các bạn sinh viên Tuy nhiên, vẫn tồntại phần nhỏ các bạn sinh viên chưa biết đến dự án Zero Waste Campus do nhiều lý do chủ quan lẫnkhách quan: chưa thực sự quan tâm các dự án của trường, dự án chưa thật sự gây thú vị cho các bạnsinh viên, ……
Theo câu hỏi khảo sát “Bạn có nhucầu thay đổi với mô hình phân loạirác thải tại UEH không?”, thì có51/100 sinh viên lựa chọn câu trảlời “không” chiếm 51%, đồng thời
có tới 49/100 sinh viên tương ứngvới 49% lựa chọn đáp án “có”
Ta thấy được rằng tỷ lệ của hai sựlựa chọn trên không chênh lệch quánhiều, chỉ cách nhau bởi 2 sinhviên Qua đó, kết quả biểu hiện rằng
có gần đến một nửa số sinh viênmuốn thay đổi mô hình phân loại rác tại UEH ở thời điểm hiện tại Mô hình phân loại rác ở UEH tạithời điểm hiện tại vẫn còn tồn động nhiều hạn chế, khó khăn tác động đến việc vứt rác, cũng như phânloại rác thải của sinh viên
Qua đó, mô hình phân loại rác tại UEH cần được xem xét, thay đổi, xóa bỏ những hạn chế còn tồnđộng, tạo ra nhiều chức năng, tiện ích phù hợp với các nhu cầu thực tế để tăng tính hữu dụng, tínhthực tiễn của mô hình
Trang 12Khoảng tin cậy: 0,51±0,098
Với độ tin cậy là 95% Nhóm cho rằng Tỷ lệ người khảo sát không muốn thay đổi mô hình phân loại rác tại UEH nằm giữa 0,412 và 0,608
Dự án Zero Waste Campus tác động mạnh đến sinh viên: khảo sát mức độ ảnh hưởng của mô hình
phân loại rác này đến các bạn sinh viên trường UEH
Theo kết quả khảo sát ta thu thập được cho thấy trong 100 sinh viên thì có 55 sinh viên (chiếm 55%)chọn “Tác động ít”, 36 sinh viên (chiếm 36%) chọn “Tác động nhiều”, 9 sinh viên (chiếm 9%) chọn
“Không tác động” Qua đó cho thấy rằng dự án này chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn
Dự án Zero Waste Campus có thể khiến sinh viên có động lực bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp tại UEH: khảo sát này đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến ý thức tự nguyện bảo vệ môi trường
của sinh viên tại UEH
Theo cuộc khảo sát, đa số các sinh viên đều lựa chọn mức độ “Tác động nhiều” và “Tác động ít” lầnlượt là 51% và 42%, mức độ “Không tác động” chiếm tỉ lệ 7% Kết quả cho thấy dự án này đã gópphần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức và tạo động lực cho sinh viên trong vấn đề bảo vệ môitrường xanh-sạch-đẹp tại UEH
Dự án Zero Waste Campus làm sinh viên chủ động tìm hiểu và tìm cách sống xanh: khảo sát đánh
giá mức độ quan tâm của sinh viên về dự án này
Theo cuộc khảo sát, đa số các sinh viên đều chọn mức độ “Tác động nhiều” với 45% và mức độ “Tácđộng ít” với 44%, chỉ một vài sinh viên chọn mức độ “Không tác động” với 11% Kết quả cho thấy dự
án này đã dẫn đến sự thay đổi trong hành vi vứt rác, phân loại rác của sinh viên
Trang 13Dự án Zero Waste Campus khiến sinh viên cẩn trọng hơn trong việc phân loại rác thải: khảo sát
đánh giá tầm ảnh hưởng của dự án này đối với nhận thức của sinh viên trong việc phân loại rác.Theo cuộc khảo sát, ta thấy được mức độ “Tác động nhiều” và “Tác động ít” được sinh viên lựa chọnnhiều nhất lần lượt là 62% và 32% Có 6% sinh viên lựa chọn mức độ “Không tác động” Từ các sốliệu thu thập cho thấy sinh viên đã tiếp thu được rất nhanh và hiệu quả trong việc phân loại rác thải
Theo bảng khảo sát thông tin trên, từ số liệu đã thu thập được, ta thấy được đa số sinh viên lựa chọnnhiều nhất là “nhắc nhở mọi người khi họ phân loại rác sai” với 74 sinh viên đã lựa chọn mục này(74%) và việc làm lựa chọn nhiều kế tiếp chính là “Tuyên truyền cho mọi người nhiều về lợi ích củaviệc phân loại rác” với 61 sự lựa chọn từ 100 sinh viên (61%) Bên cạnh đó, sử dụng ly giữ nhiệt, bỏrác đúng nơi quy định cùng chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất (1%) Qua đó, ta thấy được 2 biện pháp nàykhông được sinh viên đánh giá cao trong việc nâng cao ý thức của người khác Chỉ có 1 một sinh viênlựa chọn “có quan tâm nhưng chưa làm” (1%).Cuối cùng, có tới 11 sinh viên lựa chọn “không quantâm, không làm” chiếm 11% tổng số, các sinh viên chưa có bất kỳ hành đồng nào tác động hoặc lànâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Từ đó, ta có thể thấy được tình hình hiện nay, hầu hết tất cả các sinh viên đã có ý thức và tinh thầnbảo vệ môi trường và xây dựng một hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp Họ đã có sự thay đổi trong nhậnthức và nhận ra được tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường mang đến cho con người và cả tráiđất này Đây là một kết quả khả quan cho hành trình hạn chế ô nhiễm và khôi phục sự trong lành củamôi trường.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số ít sinh viên không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môitrường Có lẽ, họ chưa cảm nhận được tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, tinh thần của họ,hoặc là họ cảm thấy sức lực của bản thân mình không có bất kỳ tác động nào đến mọi người xungquanh Đây cũng chính là nhóm đối tượng cần được nhắm đến trong công cuộc nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường của mọi người
Vì vậy, việc cần làm là tiếp tục phát huy tinh thần của các sinh viên đã có ý thức bảo vệ môi trường vàtăng cường giáo dục cho các sinh viên chưa quan tâm đến vấn đề cấp thiết này
Trang 14Theo số liệu thu thập được từ mẫu khảo sát cho thấy đa số sinh viên lựa chọn “Sẽ giúp họ p hân loại”chiếm 43% và “Nhắc nhở” chiếm 40%, điều này cho thấy rằng sinh viên hiện nay đã có ý thức vàtrách nhiệm rất cao trong vấn đề bảo vệ môi trường Bên cạnh đó số lượng sinh viên lựa chọn “Khôngquan tâm” cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ là 17%, điều đó phản ánh thái độ thờ ơ của một số sinh viêntrong việc xử lý rác thải.
Qua đó cho thấy sinh viên đã chủ động tiếp thu và hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rácthải, các vấn nạn như vứt rác bừa bãi hay phân loại không đúng cách đã được sinh viên giải quyết mộtcách triệt để Tuy nhiên vẫn còn một số sinh chưa thực sự quan tâm hoặc thậm chí là không quan tâmđến vấn đề phân loại rác thải, họ đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi Tâm lý họ cho rằng,việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồthu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác Việc xử lý rácthải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh củacon người Vì vậy sinh viên cần nâng cao ý thức phân loại rác nhằm góp phần cho việc xử lý rác thảitrở nên dễ dàng hơn và bảo vệ cuộc sống xanh xung quanh chúng ta
Khoảng tin cậy: 0,43 ± 0,097
Với độ tin cậy là 95% Nhóm cho rằng Tỷ lệ người khảo sát biết phân loại rác nằm giữa 0,333
và 0,527
Trang 154 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ ONE-SAMPLE
T-TEST TRONG SPSS:
Với câu hỏi “Bạn thường tốn bao nhiêu thời gian để phân loại rác?”
Mã hóa dữ liệu: 1 ứng với “dưới 10 giây”, 2 ứng với “10-30 giây”, 3 ứng với “dưới 1 phút”, 4 ứng với
“1-3 phút”
Giả thuyết: Khoảng thời gian chờ đồ ăn nhanh là dưới 10 giây Ta kiểm tra xem khẳng định này có
phù hợp với mức ý nghĩa 5% hay không?
Trong bảng One-Sample Statistic, ta có trung bình biến T1 là 2.65 và độ lệch chuẩn là 0.857
Trong bảng One-Sample Test, giả thiết không là "Test Value = 1", biến T1 có 100 quan sát
nên độ tự do trong cột df = 100-1 = 99, giá trị t = 19,248, giá trị p-value (Sig (2-tailed)) cho
kiểm định hai phía (2-tailed) này là 0.000 < 5% nên ta sẽ bác bỏ giả thuyết 𝐻0 tại mức ý
nghĩa 5% Khoảng tin cậy cho độ chênh lệch giữa trung bình tổng thể của T1 và 1 là
[1.48;1,82], điều đó cho chúng ta biết rằng “trung bình thời gian dành cho việc phân loại
rác thải nhiều hơn 10 giây”.
V KẾT LUẬN
One-Sample Statistics
Ban thuong ton bao nhieu thoi gian de
Ban thuong ton bao nhieu
Trang 16Ngày nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là những vấn đề nan giải mà con người đang gặpphải, những vấn đề đó đều có nguyên do bắt nguồn từ rác thải sinh hoạt của con người Qua đó, tathấy được tác hại nghiêm trọng của rác thải đối với trái đất, hệ sinh thái tự nhiên, cũng như là môitrường sống trên trái đất Từ đó, ta thấy được phân loại rác là một việc vô cùng cấp thiết cần được lanrộng, đề cao trong xã hội ngày nay, vì sự hiệu quả và lợi ích của việc phân loại rác mang lại là vôcùng lớn Hiện nay, phân loại rác đã trở nên rất phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Ý
và nhiều nước khác, đồng thời công dân của các nước này được yêu cầu bắt buộc phân loại rác tạinguồn để chung tay bảo vệ môi trường và hạn chế biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, ở Việt Nam, phân loạirác còn là một vấn đề khá mơ hồ đối với người dân Việt Nam Phân loại rác vẫn chưa được phổ biếnrộng rãi và lan truyền mạnh mẽ đến người dân nước ta, do còn phải đối mặt với một số rào cản như:kiến thức, quan điểm, ý thức và tinh thần bảo vệ môi trường
Hiếu được vấn đề đó, trường UEH đã phát động phong trào Zero Waste Campus nhằm mục đích lanrộng và nâng cao ý thức của sinh viên Tuy nhiên, dựa án phong trào ấy vẫn còn tồn đọng nhiều hạnchế Từ mục đích tìm hiểu thực trạng phân loại rác trong pham vi trường UEH và dự án Zero WasteCampus, nhóm em đã tiến hành khảo sát vấn đề để hiểu thêm và đưa ra các lời khuyên phù hợp
* Đối với nhà trường UEH:
- Tổ chức những giảng dạy, hội thảo để nâng cao hiểu biết, kiến thức của sinh viên
- Dán các bảng chỉ dẫn phân loại tại nơi vứt rác cũng như cải tiến, học hỏi các hình thức phân loại rác
ở nước ngoài
- Tổ chức các hoạt động phân loại rác thực tế cho sinh viên tham gia
* Đối với sinh viên:
- Tích cực tìm hiểu kiến thức về phân loại rác và nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường
- Lan tỏa tinh thần trách nhiệm cũng như kiến thức cho mọi người xung quanh
- Nhận biết lợi ích của phân loại rác thải và tác hại nghiêm trọng của rác đến với môi trường
Đó là những lời khuyên của nhóm em rút ra được từ bài khảo sát trên Dự án đã nêu rõ được những ưuđiểm cũng như những hạn chế vẫn tồn tại của mô hình phân loại rác Bên cạnh những tích cực như:giúp mọi người phân biệt được các loại rác thải vô cơ, hữu cơ và rác thải tái chế; bảo vệ được môitrường xung quanh được sạch sẽ, thoáng mát; việc phân hủy cũng dễ dàng và giảm tác động của khíthải khi xử lý rác đối với bầu khí quyển, bảo vệ môi trường sống của vô số loại vật,… thì vẫn cónhững mặt hạn chế của mô hình như: mô hình chưa được phổ biến rộng rãi, vẫn còn nhiều ngườikhông có ý thức phân loại rác,… Vì vậy, để phát huy tốt mô hình này, các bạn sinh viên UEH nóiriêng và toàn thể công dân Việt Nam nói chung cần phải được truyền tải thông tin chính xác, nâng cao
ý thức bản thân về mô hình phân loại rác thải và cần có những biện pháp thiết thực, đồng bộ từ cácbên có liên quan nhằm phát huy hiệu quả hơn về mô hình phân loại rác thải bảo vệ môi trường
Tài liệu tham khảo:
1 Sách Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh, David R.Anderson, Dennis J.Sweeney, Thomas A.Williams Nxb Hồng Đức, 2016
2 luanvanpanda.com, Đề Tài Hiệu quả thí điểm Phân Loại rác sinh hoạt, Hay, SlideShare, truy cập ngày 28/4/2022, từ https://www.slideshare.net/trongthuy2/tai-free-chuyen-de-hieu-qua-thi-diem-phan-loai-rac-sinh-hoat-hay
3 Chương Trình phân Loại Rác, xemtailieu.net (n.d.), 28/4/2022, từ lieu/tieu-luan-danh-gia-hieu-qua-cua-chuong-trinh-phan-loai-rac-tai-nguon-tren-dia-ban-phuong-quyet-thang-thanh-pho-bien-hoa-tinh-dong-nai-225081.html