1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận mức lương kỳ vọng sau khi ra trườngcủa sinh viên khoa kinh tế đại học ueh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCKHOA KINH TẾ

***

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn: Phương pháp thu thập và quản lý dữ liệuMỨC LƯƠNG KỲ VỌNG SAU KHI RA TRƯỜNGCỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - ĐẠI HỌC UEH

TÊN NHÓM: NHÓM 5

Mã lớp học phần: 23C1ECO50106902Giảng viên hướng dẫn: Lê Thành NhânHọ và tên nhóm sinh viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

1 Nguyễn Đan Thanh 31211024730 AE0012 Nguyễn Đặng Phương Nguyên 31211023969 AE0013 Trương Văn Nam 31211025874 AE0024 Bùi Thanh Hoàn 31211024717 AE0025 Nguyễn Quang Huy 31211020189 AE0026 Trần Quang Trung 31211025353 AE003

Trang 2

2.2 Đối tượng khảo sát 1

3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU, SỐ LƯỢNG MẪU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐỐITƯỢNG KHẢO SÁT 1

3.1 Phương pháp chọn mẫu 1

3.2 Số lượng mẫu 2

3.3 Cách tiếp cận đối tượng khảo sát 2

3.4 Mô tả bảng câu hỏi khảo sát 2

4.2.1 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo giới tính 5

4.2.2 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo khóa 6

4.2.3 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo chuyên ngành 7

4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết 8

4.3.1 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa Nam và Nữ 8

4.3.2 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa các ngành 8

4.3.3 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa các khóa 8

PHỤ LỤC c

Trang 3

Phụ lục 1 Kiểm định T - test sự khác biệt về mức lương giữa nam và nữ cPhụ lục 2 Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức lương giữa các ngành học cPhụ lục 3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức lương giữa các khóa học c

Trang 4

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu “Mức lương kỳ vọng sau khi ra trường của sinh viên Khoa Kinhtế - Đại học UEH” nhằm khảo sát mối quan tâm về mức lương khi tốt nghiệp của sinhviên trong bối cảnh của sự biến động nhanh chóng trong nền kinh tế, sự thay đổi về côngnghệ, và sự đa dạng ngày càng tăng cao trong các lĩnh vực ngành nghề Đặc biệt ở ViệtNam, mức thu nhập sau khi tốt nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu củasinh viên, họ thường kỳ vọng mức lương khá cao để đảm bảo cuộc sống ổn định Bằngcách chọn sinh viên Khoa Kinh tế Đại học UEH làm đối tượng nghiên cứu, dự án sẽ thuthập thông tin chi tiết và cụ thể về mức lương kỳ vọng của sinh viên qua các khóa học,cũng như xác định mức độ ảo tưởng về mức lương của họ Ngoài ra, dự án cũng sẽ sosánh mức lương kỳ vọng và thực tế theo các nhóm ngành và giới tính Qua đó, nghiên cứukhông chỉ đóng góp vào việc hiểu rõ thị trường lao động mà còn giúp định hình và cungcấp giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động đangđối mặt với những thách thức và cơ hội mới.

2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

2.1 Mục tiêu khảo sát

Hiểu rõ mối quan tâm của sinh viên Khoa Kinh tế đối với thu nhập sau khi tốtnghiệp và phân tích cách họ thực hiện để chuẩn bị cho sự nghiệp Qua đó, nhóm tác sẽ cócái nhìn sâu sắc về những yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn nghềnghiệp và kỳ vọng về mức lương của sinh viên.

Xem xét sự chênh lệch về mức lương kỳ vọng giữa các nhóm sinh viên, bao gồmgiới tính, khóa học, hay ngành học Việc này giúp nhóm tác giả có cái nhìn toàn diện hơnvề đa dạng trong sự kỳ vọng về thu nhập, từ đó đề xuất những chính sách có thể tạo điềukiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững và hài hòa lợi ích của cả người lao động và doanhnghiệp.

2.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Sinh viên khoa Kinh tế Đại học Kinh tế thành phố Hồ ChíMinh (bao gồm K46, K47, K48, K49).

Đối tượng nghiên cứu: Mức lương kỳ vọng sau khi ra trường của sinh viên KhoaKinh tế Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU, SỐ LƯỢNG MẪU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐỐITƯỢNG KHẢO SÁT

Trang 5

n'= n1+z

× ^p ×(1− ^p)ε2× N

Từ công thức trên, cỡ mẫu cần tối thiểu của nghiên cứu là 322 mẫu (sinh viên).

3.3 Cách tiếp cận đối tượng khảo sát

Nhóm tiếp cận đối tượng khảo sát chủ yếu qua hình thức gửi mail và theo dõi phảnhồi thông qua Mail Merge và Mergo.

Tiến độ thực hiện thu thập

12/11/2023 - 13/11/2023 : Hoàn thiện bảng câu hỏi;

14/11/2023 - 20/11/2023 : Thu nhập danh sách Email của đối tượng khảo sátthông qua Ban cán sự các lớp;

21/11/2023 - 23/11/2023 : Gửi Email cho đối tượng khảo sát - Thu được 247mẫu thành công;

24/11/2023 - 25/11/2023 : Gửi Email cho đối tượng khảo sát - Thu được thêm53 mẫu thành công.

Ngoài ra, nhóm có nhờ sự trợ giúp của Ban cán sự gửi bảng câu hỏi khảo sát vàonhóm lớp để thu được nhiều mẫu hơn.

3.4 Mô tả bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được thực hiện bằng phần mềm Kobotoolbox.Bảng câu hỏi khảo sát: BẢNG CÂU HỎI.

4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Nhóm đã gửi Email cho 910 sinh viên và nhận được 300 câu trả lời hợp lệ.

STT Khóa Số mẫu cầnTổng số mẫuđã gửi Email

Tổng số mẫuđã mở Email

Tổng số mẫuthành công

Trang 6

STT Khóa Số mẫu cầnTổng số mẫuđã gửi Email

Tổng số mẫuđã mở Email

Tổng số mẫuthành công

Trang 7

Trong tổng số mẫu thu thập được thì số mẫu khóa 47 chiếm tỷ lệ cao nhất 38.4%với 124 mẫu, thấp dần là khóa 48, khóa 49 và thấp nhất là khóa 46 với 49 mẫu (Chiếm tỷlệ 15.2%).

4.1.3 Theo chuyên ngành

Trong tổng số tất cả mẫu thu thập được, ngành Kinh tế đầu tư có số lượng mẫunhiều nhất 64 mẫu (chiếm 19.8%), đứng thứ hai là ngành Kinh tế học ứng dụng với 61mẫu (chiếm 18.9%), tiếp theo là ngành Quản trị nguồn nhân lực, Bất động sản, Kinh tếnông nghiệp và thấp nhất là Thẩm định giá Ngoài ra, còn một số mẫu thuộc ngành khácđã bị loại khỏi dữ liệu dùng để phân tích.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do chênh lệch số lượng sinh viên trong từngngành cũng như việc tiếp cận mẫu chưa thật sự hiệu quả.

4.1.4 Theo mức lương kỳ vọng

Trang 8

Biến mức lương kỳ vọng được chia thành 5 nhóm chính, trong đó, nhóm mứclương kỳ vọng chiếm tỷ trọng cao nhất là từ 5 triệu đến 15 triệu (chiếm 37.5%); đứng thứhai chiếm tỷ trọng khá lớn là nhóm lương kỳ vọng từ 15 triệu đến 35 triệu (chiến 36,2%);các nhóm lương còn lại không có quá nhiều chênh lệch về tỷ trọng xếp theo thứ tự thấpdần là nhóm lương từ 35 triệu đến 50 triệu, dưới 5 triệu và thấp nhất là trên 50 triệu.

4.2 Mức lương kỳ vọng trung bình

4.2.1 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo giới tính

Kết quả từ dữ liệu thu thập được giữa nam và nữ cho thấy có sự chênh lệch về mứclương kỳ vọng Mức lương kỳ vọng trung bình của nam cao hơn nữ nhưng trung bình đềunằm trong khoảng từ 5 triệu đến 15 triệu.

Có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là do mô hình xã hội truyềnthống với quan niệm nam là trụ cột gia đình, là nguồn thu nhập chính, còn phụ nữ thươngsẽ thiên về chăm sóc gia đình vẫn còn ảnh hưởng và làm cho những bạn nữ thiếu tự tintrong việc đặt ra mức lương kỳ vọng

Trang 9

4.2.2 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo khóa

Kết quả từ dữ liệu thu thập được cho thấy theo niên khóa, phần lớn sinh viên cómức lương kỳ vọng đều ở mức trung bình cao Trong đó, khóa 49 có kỳ vọng cao nhất vớimức lương kỳ vọng trung bình từ 15 triệu đến 35 triệu; các khóa còn lại giảm dần từ khóa48 đến khóa 46 nhưng mức lương kỳ vọng trung bình đều nằm trong khoảng từ 5 triệuđến 15 triệu.

Nguyên nhân của việc này đến từ việc sinh viên năm nhất (khóa 49) mới vào môitrường đại học có nhiều kỳ vọng với tương lai và việc chưa tiếp xúc nhiều với thị trườnglao động, việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực làm họ chưa thể đánh giá được mứclương thực tế Bên cạnh đó, có thể do bối cảnh chung hiện nay nền kinh tế đang gặp nhiềukhó khăn, nên thị trường lao động có phần khựng lại, nhiều công ty tiến hành cắt giảmnhân sự, tỷ lệ thất nghiệp tăng nên các nhóm sinh viên khóa cao hơn, chuẩn bị vào thịtrường lao động có mức lương kỳ vọng thấp hơn, vào năm các khóa nhỏ hơn, cụ thể làkhóa 49 chính thức tham gia vào thị trường lao động thì có thể nền kinh tế đã khôi phục,phát triển nên sẽ có nhiều cơ hội hơn Ngoài ra, việc tiếp xúc với truyền thông với nhiềuthông tin phóng đại như “Kiếm được 2 tỷ vào năm 20 tuổi” hay “Ra trường với mứclương 1000$” làm tăng mức lương kỳ vọng của nhiều sinh viên.

Trang 10

4.2.3 Mức lương kỳ vọng của sinh viên theo chuyên ngành

Kết quả từ dữ liệu thu thập được theo ngành học cho thấy các ngành đều có mứclương kỳ vọng ở mức trung bình cao Trong đó, ngành thẩm định giá có kỳ vọng cao nhấtvới mức lương kỳ vọng trung bình từ 15 triệu đến 35 triệu; tiếp theo là các ngành nhân sự,bất động sản và kinh tế đầu tư và thấp nhất là ngành kinh tế học ứng dụng với mức lươngkỳ vọng trung bình đều nằm trong khoảng từ 5 triệu đến 15 triệu.

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương kỳ vọng trung bình giữa hai ngànhThẩm định giá và Kinh tế học ứng dụng cho thấy sinh viên ngành Kinh tế học ứng dụngcó tỷ lệ quan tâm đến tìm việc làm và đã tham gia trải nghiệm làm việc thực tế cao hơn sovới ngành Thẩm định giá Ngoài ra, yếu tố gia đình có sự chênh lệch giữa hai chuyênngành, trình độ học vấn của bố mẹ và thu nhập hộ gia đình của nhóm sinh viên ngànhThẩm định giá cao hơn so với ngành Kinh tế học ứng dụng (Các yếu tố khác không có sựkhác biệt nhiều).

Nguyên nhân có thể là do đã có sự chuẩn bị, tìm hiểu và trải nghiệm thực tế nênmức lương kỳ vọng của sinh viên nhóm ngành Kinh tế học ứng dụng có thể phù hợp vớithực tế hơn Thứ 2 là do ảnh hưởng từ gia đình, dẫn đến chênh lệch mức lương kỳ vọng

Trang 11

của hai nhóm ngành là phù hợp Ngoài ra, do khóa 46 chưa có ngành thẩm định giá táchra thành một chuyên ngành riêng, dữ liệu chủ yếu từ các khóa nhỏ hơn nên mức lương kỳvọng theo đó cũng cao hơn.

4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết

4.3.1 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa Nam và Nữ

H0: Không có sự khác biệt về mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữa nam vànữ trong Khoa Kinh tế của Đại học UEH.

Với p-value = 0.7035, vì vậy không đủ bằng chứng để bác bỏ H Kết luận rằng0không có sự khác biệt đáng kể về mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữa nam và nữtại Khoa Kinh tế của Đại học UEH.

4.3.2 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa các ngành

H0: Không có sự khác biệt về mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữa cácchuyên ngành trong Khoa Kinh tế của Đại học UEH.

Với p-value = 0.0183, vì vậy bác bỏ H Kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể về0mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữa các chuyên ngành trong Khoa Kinh tế của Đạihọc UEH (Có nghĩa là, mức lương kỳ vọng có thể khác nhau tùy thuộc vào chuyên ngànhmà sinh viên chọn theo học).

4.3.3 Kiểm định sự khác biệt về mức lương kỳ vọng giữa các khóa

H0: Không có sự khác biệt đáng kể về mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữacác khóa trong Khoa Kinh tế của Đại học UEH.

Với p-value = 0.0049, vì vậy bác bỏ H Kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể về0mức lương kỳ vọng sau khi ra trường giữa các khóa học trong Khoa Kinh tế của Đại họcUEH (Như phía trên có thể thấy, mức lương kỳ vọng của K49 cao nhất và giảm dần vềK46 vì trong trường hợp này, sinh viên mới vào đại học có thể có những kỳ vọng khôngthực tế về thị trường lao động và mức lương mà họ có thể đạt được sau khi tốt nghiệp.Điều này có thể do thiếu kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết giới hạn về ngành nghề, hoặcdo ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như truyền thông và quảng cáo về "câu chuyệnthành công" Khi họ tiến bộ qua các năm học, sinh viên có thể bắt đầu hiểu rõ hơn về thựctế của thị trường lao động, nhận ra những thách thức và cơ hội thực sự, từ đó điều chỉnhkỳ vọng của mình cho phù hợp hơn Điều này có thể giải thích tại sao kỳ vọng mức lươngcủa sinh viên giảm dần theo từng năm học).

5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Mức lương kỳ vọng của sinh viên đang là một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệpquan tâm Điều này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra mức lương phù hợp để có thể thu hút

Trang 12

được những nhân viên tài năng về cho doanh nghiệp Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giảđã đưa ra hai mục tiêu chính: Mối quan tâm về mức lương sau khi ra trường và sự chênhlệch mức lương kỳ vọng trong giới tính, giữa các khóa, ngành của sinh viên Khoa Kinh tế.Từ những kết quả đã thu thập và phân tích của bài nghiên cứu cho thấy, không có sự khácbiệt về mức lương kỳ vọng giữa nam và nữ, nhưng có sự khác biệt giữa các ngành, khóahọc Cụ thể giữa các mức độ ảo tưởng về lương có xu hướng giảm dần từ năm thứ nhấtđến năm thứ tư chứng minh được sinh viên sẽ có cái nhìn thực tế hơn về thị trường laođộng khi họ tiếp tục học và tiếp cận với thị trường lao động

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn tồn tại những hạn chế như chưa kiểm soát đượcsố lượng sinh viên nam và nữ để đo lường sự chênh lệch về mức lương kỳ vọng chính xácnhất Việc nhóm tiếp cận đến một mẫu đại diện cho sinh viên Khoa Kinh tế ban đầu cógặp một vài khó khăn vì có khả năng rằng email đã đến thư mục thư rác của sinh viên, tuynhiên tỷ lệ phản hồi vẫn đạt được kỳ vọng của nhóm tác giả dù cho số lượng mẫu đạtđược còn ít so với tổng thể sinh viên Khoa Kinh tế là 2500 sinh viên

5.2 Hàm ý chính sách

Nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về xu hướng kỳ vọng lương trong giới trẻ,giúp chính sách gia có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế và xã hội, cũng như sựthay đổi trong quan điểm của thế hệ mới Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này đểxây dựng chính sách tiền lương và gói phúc lợi nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt là trongviệc đáp ứng kỳ vọng của nhóm sinh viên có kỹ năng và kiến thức phù hợp Bên cạnh đónhững phát hiện từ nghiên cứu có thể gợi ý cần thiết phải có các chương trình hỗ trợ sinhviên, như hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, và các chương trình thực tập, để giúp họ cócái nhìn thực tế hơn về thị trường lao động Đại học UEH đã thực hiện nhiều chính sáchnhư tổ chức giao lưu, hội thảo, và tư vấn nghề nghiệp để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thịtrường lao động Tuy nhiên, do sự thiếu hứng thú của một số sinh viên, trường nên cânnhắc tích hợp các chương trình này vào giáo dục chính khóa, cung cấp khuyến khích thamgia, và thu thập phản hồi để cải thiện chương trình.

Trang 13

6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoffman, J J., Goldsmith, E B., & Hofacker, C F (1992) The influence of parentson female business students' salary and work hour expectations Journal ofEmployment Counseling, 29(2), 79-83.

2 Khosrozadeh, N., McGinnis, J., Schnusenberg, O., & Jones, L C (2013) Identifyingdifferences in business students’ salary expectations Journal of Education forBusiness 88, (1), 16-25.

3 Strapp, C M., Drapela, D J., Henderson, C I., Nasciemento, E., & Roscoe, L J.(2018) Psychology students’ expectations regarding educational requirements and

4 Taylor, D (2007) Employment preferences and salary expectations of students in

5 Telezhkina, M., Maksimov, A., & Maksimova, N (2017) Do Students Expect AnyReturns on Effort Applied to Studying? An Econometric Analysis of Determinants ofthe Amount of Expected Wage after Graduation In CEUR-WS Proceedings of theWorkshop on Computer Modelling in Decision Making (CMDM 2017), Aachen (Vol.2018, pp 200-212).

6 Wan, Y K P., Wong, I A., & Kong, W H (2014) Student career prospect andindustry commitment: The roles of industry attitude, perceived social status, and salary

7 THÔNG TIN NHÓM

7.1 Danh sách thành viên

Họ và tênLớpMã số sinh viên Mức độ đóng góp

Trang 14

7.2 Không gian làm việc

Nhóm tiến hành trao đổi với nhau thông qua Google Meet và Messenger củaFacebook (Meta) Thông tin của cuộc họp được ghi lại ở trang web của Miro: Đường dẫntới không gian làm việc của nhóm.

Trang 15

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Kiểm định T - test sự khác biệt về mức lương giữa nam và nữ

Phụ lục 2 Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức lương giữa các ngành học

Phụ lục 3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức lương giữa các khóa học

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

Xem thêm:

w