Với nhận thức về tầm quan trọng của giá trọ đối với sinh viên nên nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài
Phòng trọ là một trong các loại hình bất động sản cho thuê xuất hiện từ rất sớm trên thị trường nhà đất Dù là trước đây hay hiện tại, nhu cầu cư trú của con người cũng luôn hiện hữu Khi các khu vực trung tâm càng cho thấy sức hút về mức độ phát triển, từ đó tạo nên làn sóng dịch chuyển dân cư càng trở nên mạnh mẽ Đây cũng là lúc, mô hình kinh doanh phòng trọ ngày càng nở rộ.
Với một thành phố năng động như TP.HCM thì tình trạng gia tăng dân số mỗi năm là điều không khó để dự đoán Các công ty, tập đoàn cũng như trường đại học, cao đẳng lớn đều tập trung về đây, kéo theo số lượng lớn lao động, học sinh, sinh viên,
… có nhu cầu tìm thuê phòng trọ Chính bởi nhu cầu cao nên nguồn cung cũng biến động không ngừng Vì thế một số giá phòng trọ tăng cao do số lượng sinh viên có nhu cầu thuê ngày càng tăng cao qua mỗi năm Hầu hết sinh viên đều muốn thuê một căn phòng với giá cả phải chăng, cơ sở vật chất tốt, diện tích rộng rãi, thoáng mát và đặc biệt phải thuận tiện di chuyển đến trường Bên cạnh đó một số chủ trọ không biết cách định giá phòng trọ cho thuê của mình nên thường xuyên xảy ra tình trạng giá quá cao so với thị trường.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ là nghiên cứu cách thức quyết định về giá phòng trọ Còn đối với sinh viên những người thuê phòng trọ có thể biết chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến giá từ đó lựa chọn phòng trọ phù hợp với tài chính của bản thân và gia đình Với nhận thức về tầm quan trọng của giá trọ đối với sinh viên nên nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM” nhằm đưa các số liệu để đánh giá chứng minh.
Mục tiêu của đề tài
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM Từ đó giúp sinh viên đưa ra những quyết định đúng đắn khi chọn trọ
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM?
- Các yếu tố đó ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM như thế nào?
- Làm thế nào để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
- Không gian: Khoa Quản trị Kinh doanh
- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 07/8/2023-06/10/2023.
Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Định lượng Điều tra bằng bảng hỏi để thu nhập thông tin từ những sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM đang thuê trọ Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện với kích thước mẫu dự kiến là 60 mẫu Bảng câu hỏi được gửi khảo sát thông qua mạng xã hội đến các sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
Ý nghĩa của đề tài
Bài tiểu luận về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM giúp định hướng cũng như tham chiếu về trình tự thực hiện, các phương pháp, số liệu cho những công trình nghiên cứu tương tự sau này.
Khi biết được các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên thì sẽ giúp sinh viên biết rõ hơn về các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá trọ Từ đó dễ dàng chọn trọ phù hợp để sinh sống và học tập Bên cạnh đó cũng giúp chủ nhà trọ biết được các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá nhằm đưa ra giá nhà trọ phù hợp.
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về dịch vụ phòng trọ
Nhà trọ hay phòng trọ là những ngôi nhà ở hay cơ sở, công trình kiến trúc được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp cho du khách có thể tìm kiếm chỗ ở, ngủ lại qua đêm và có thể được cung cấp đồ ăn thức uống và phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền thuê trọ Nhà trọ thường nằm ở mặt tiền các đường phố nhưng cũng có thể nằm trong các hẻm phố. Ở Việt Nam, thông dụng là các nhà trọ hay phòng cho sinh viên thuê, một số nơi nhà được cải tạo thành nhiều phòng và cho nhiều người thuê hình thành nên những dãy phòng trọ hay một khu ở trọ mà thuật ngữ bình dân gọi là xóm trọ Giá phòng trọ dao động từ 0,6 – 1,5 triệu đồng/phòng/tháng, tùy theo số lượng người ở và diện tích phòng từ 8 – 20m² Ở một số địa phương, nhiều nhà tận dụng những khoảng đất trống của gia đình để xây phòng cho sinh viên thuê trọ Ít thì vài ba phòng, nhiều thì có tới vài chục phòng Những căn phòng chỉ được vài mét vuông với giá 0,6 triệu đồng/tháng Phòng rộng lắm cũng chỉ khoảng 13 – 14m², giá của những căn phòng này đắt gấp rưỡi những căn phòng khác, từ 0,9 triệu đồng – 1.1 triệu đồng/phòng (Báo an ninh Thủ đô, năm 2014).
2.1.2 Khái niệm về sinh viên
“Sinh viên là khái niệm dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học, cao đẳng và được dùng để phân biệt với học sinh phổ thông Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học” (Nguyễn Nam, 2022)
Theo Từ điển giáo dục học: “Sinh viên, người học của một cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Có thể phân loại sinh viên đại học theo những phạm trù khác nhau Sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung…” Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi với nghĩa: “Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức nghề nghiệp, để trở thành các chuyên gia hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội”
Như vậy, ta có thể hiểu: Sinh viên là những người đang học tại các trường đại học, cao đẳng ở trong nước và ngoài nước Họ đang tích cực học tập, rèn luyện bản thân, tiếp thu kiến thức nhân loại và tích lũy tri thức, kiến thức nghề và kinh nghiệm sống để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Lê Nin đã từng đánh giá: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trình độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên Song bên cạnh đó, sinh viên còn thiếu kinh nghiệm sống, cần được bổ sung kinh nghiệm của lớp chiến sĩ già.” (Dẫn theo X.M Lêpeekhin, 1978)
Giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ được định nghĩa là số tiền mà khách hàng sẵn sàng trả cho nó Trong khi đó chi phí của một sản phẩm hoặc dịch vụ được định nghĩa là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chịu để sản xuất và bán nó cho người tiêu dùng
Theo tác giả Kotler &Armstrong (2014), giá cả được đề cập đến là số tiền mà người mua bỏ ra để nhận lại dịch vụ, sản phẩm hay tài sản nào đó, hoặc nó có thể là giá trị mà họ nhận được khi sử dụng dịch vụ hay sản phẩm
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Giá 2012: Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.”; “Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán.”
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ
Hiện nay, nhu cầu về thuê phòng trọ trong sinh viên ngày càng cao Nhiều bạn trẻ từ những tỉnh thành khác đổ về TP.HCM để học tập do đó ngày càng nhiều loại hình phòng trọ hay nhà trọ dành cho sinh viên Với nhu cầu ngày càng nhiều thì không khó hiểu khi giá cả của các phòng trọ tại đây cũng trở thành đề tài được nhiều bạn sinh viên quan tâm khi tìm kiếm những chỗ ở cho bốn năm đại học.
Khi nghiên cứu về chủ đều các yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viện tại quận Gò Vấp, nhóm chúng em đã lựa chọn được bốn yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá phòng trọ cho sinh viên hiện nay, bao gồm:
2.1.5 Mối quan hệ giữa các yếu tố và giá phòng trọ
Như nhóm đã xác định ở trên, đối với đề tài nghiên cứu này nhóm đã lựa chọn 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá phòng trọ và mối liên hệ giữa các yếu tố này với giá phòng trọ như sau:
- Diện tích: diện tích càng rộng, giá thuê phòng càng cao Không gian càng rộng sinh viên sẽ dễ dàng sinh hoạt và học tập hơn, một không gian rộng rãi thoải mái sẽ giúp sinh viên sống dễ chịu hơn, để được nhiều đồ dùng cần thiết hơn Phòng rộng thì có thể ở ghép với nhiều người hơn.
- Số lượng người ở: số lượng đông thì đồng nghĩa với việc phải thuê những phòng có diện tích lớn, có gác Do đó giá cả để thuê những phòng như vậy cũng sẽ cao hơn, tuy nhiên khi chia tiền thuê theo đầu người thì số tiền phải trả cũng không hẳn quá nhiều.
- Cơ sở vật chất: tùy vào từng loại phòng mà giá cả sẽ có sự chênh lệch Ví dụ đối với những phòng trọ bình thường giá sẽ dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/ người/ tháng Hay đối với những loại phòng trọ đầy đủ nội thất hay có những không gian rộng rãi để phơi đồ, để xe thì giá sẽ dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/người/tháng.
Các yếu tố liên quan đến đặc điểm người mua
2.2.1 Các yếu tố văn hoá
Yếu tố văn hóa là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ Văn hóa được hấp thụ ngay trong gia đình, trường lớp, môi trường làm việc, bạn bè và trong xã hội… Văn hóa là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng Cách ăn, mặc, giao tiếp, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, thể hiện bản thân qua tiêu dùng… đều bị chi phối bởi văn hóa.
2.2.2 Các yếu tố xã hội
Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã hội như những nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp Các yếu tố có thể ảnh trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Các yếu tố gián tiếp có thể là các quảng cáo trên mạng xã hội, trên internet,… 2.2.3 Các yếu tố cá nhân
Yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, tính cách, phong cách sống Trong đó, tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết và được người tiêu dùng quan tâm đến nhất.
2.2.4 Các yếu tố tâm lý
Dựa theo kết quả nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, người ta đưa ra 5 nhóm yếu tố thuộc về tâm lý có khả năng ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng như động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, trí nhớ và thái độ.
Một số mô hình lý thuyết liên quan
2.3.1 Thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Những yếu tố như thái độ của một cá nhân, kết hợp với các chuẩn mực chủ quan sẽ hình thành nên ý định hành vi của cá nhân đó Cụ thể, thái độ bao gồm niềm tin về đánh giá tích cực hoặc tiêu cực khi thực hiện hành vi và kết quả mong đợi
Chuẩn mực chủ quan được coi là những áp lực xã hội gây ra cho một cá nhân do nhận thức của họ về những gì người khác nghĩ họ nên làm và xu hướng tuân thủ những điều này Nói cách khác, nhận thức của một người bị ảnh hưởng bởi hầu hết những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng họ nên hoặc không nên thực hiện hành vi được đề cập (Azjen & Fishbein, 1975) Tuy nhiên, Fishbein và Ajzen nói rằng thái độ và chuẩn mực không có trọng số như nhau trong việc dự đoán hành vi Thật vậy, tùy thuộc vào từng cá nhân và tình huống, những yếu tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến ý định hành vi Do đó một trọng số được liên kết với mỗi yếu tố này trong công thức dự đoán của lý thuyết Ví dụ, bạn có thể là kiểu người ít quan tâm đến những gì người khác nghĩ Nếu trường hợp này xảy ra, các tiêu chuẩn chủ quan sẽ có ít trọng lượng trong việc dự đoán hành vi của bạn” (Miller, 2005, trang 127)
Chung quy lại, mục đích của lý thuyết TRA là dự đoán và hiểu được hành vi của một cá nhân, nhóm người bằng cách xem xét ảnh hưởng của cảm xúc (thái độ) và áp lực xã hội được nhận thức (chuẩn mực chủ quan) của họ Trong thị trường biến động, cụ thể như về thị trường cho thuê phòng trọ thì ý định, hành vi của người tiêu dùng cũng chịu tác động bởi thái độ và nhận thức về xã hội xung quanh Do đó, lý thuyết này sẽ là nền tảng cho việc xây dựng mô hình, đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu về hành vi và ý định của người tiêu dùng trongthị trường về giá cho thuê phòng trọ nói riêng, khi xã hội bị biến động nói chung Dưới đây là mô hình đo lường ý định hành vi (Behavior Intention) của lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) như sau:
Hình 2.3.1: Sơ đồ lý thuyết hành vi hành động hợp lý – TRA
2.3.2 Thuyết hành vi có kế hoạch
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) Thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), Lý thuyết hành vi hợp lý được phát triển lần đầu vào năm
1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975) Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình ra quyết định của họ và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan hành vi
Thuyết hành vi có kế hoạch này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định Trong lý thuyết mới này, tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi
Hình 2.3.2: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)
Nguồn: Hồ Lê Thu Trang & Phan Thị Phương Thảo (2018) 2.3.3 Tháp nhu cầu Maslow
Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow 5 cấp bậc đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của người tiêu dùng Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới, nghĩa là trước khi kích hoạt nhu cầu cao hơn thì nhu cầu thấp hơn phải được đáp ứng Thang bậc 1 tháp nhu cầu Maslow để cập đến những nhu cầu cơ bản nhất của con người như ăn, mặc, nơi trú ngụ v.v Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu này là cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ Thang bậc 2 tháp nhu cầu Maslow đề cập đến nhu cầu an ninh được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội pháp luật, có nhà cửa để ở v.v… Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu này là an ninh.
Trong nghiên cứu của Black và Cuthbert (2012) thiết lập mối tương quan giữa hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow và hoạt động kinh doanh kinh tế chu kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2011 cho thấy hành vi của người tiêu dùng thay đổi và chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng cơ bản, thiết yếu, không lâu bền do đó tạo ra sự biến động chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ Tương tự khi năm học mới diễn ra trên toàn cầu đẩy mạnh nhu cầu thuê phòng trọ lên cao, gây ra phản ứng mạnh mẽ của con người từ cơ sở kim tự tháp phân cấp nhu cầu của Maslow Nhu cầu cơ bản được ưu tiên trong thời gian này là nhu cầu sinh lý là nơi ở và người tiêu dùng tập trung vào nơi ở, các hàng hóa hỗ trợ cho sự tồn tại như thức ăn, nước uống và thuốc men và những mặt hàng thiết yếu khác với mức chi trả khá cao Hay nói cách khác, những nhu cầu này tương tự như bản năng và đóng một vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy hành vi của con người (Maslow, 1954).
Hình 2.3.3: Tháp nhu cầu Maslow
2.3.4 Mô hình hành vi ra quyết định mua hàng của Kotler
Quá trình ra quyết định trong tiêu dùng của Kotler cho rằng quy trình ra quyết định của người tiêu dùng gồm 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua Sau khi mua, người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở một mức độ nào đó về sản phẩm Sau đó, họ sẽ có các hành động sau khi mua hay phản ứng nào đó về sản phẩm hay cách sử dụng sản phẩm Nếu tính năng và công dụng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì hành vi mua sắm sẽ được lặp lại, hoặc giới thiệu cho người khác Ngược lại, thì họ sẽ cảm thấy khó chịu và thiết lập sự mất cân bằng tâm lý bằng cách sẽ chuyển sang tiêu dùng nhãn hiệu khác Trong việc thuê chỗ ở, yếu tố có ảnh hưởng đến lý thuyết này là quyết định ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng tìm chỗ ở.
Một số mô hình nghiên cứu liên quan
Có thể thấy nhu cầu về chỗ ở hay phòng trọ của sinh viên đang có xu hướng ngày càng tăng cao Song song với nhu cầu ngày càng tăng thì chi phí của những phòng trọ cũng có chiều hướng tăng mạnh Nhận biết được nhu cầu này, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và phân tích về vấn đề Dưới đây là một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM” của nhóm.
2.4.1 Một số nghiên cứu trong nước
Trong Hội nghị khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH của tác giả Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh học tập ở trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM” Theo các tác giả chia sẻ thì mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại trường Mẫu nghiên cứu gồm 188 mẫu đại diện cho sinh viên của trường và thông qua việc khảo sát bằng phiếu khảo sát trực tuyến kết hợp với sử dụng mô hình hồi quy đa biến để tìm ra và kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp là: “giá cả”,
“an ninh”, “cơ sở vật chất”, “chất lượng dịch vụ”, “vị trí”.
Hình 2.4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức
Quyết định lựa chọn phòng trọ
2.4.2 Một số nghiên cứu ngoài nước
Theo đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi ở của sinh viên các Trường đại học tại Nigeria” của khoa Quản lý Bất động sản, Đại học Benin và Đại học Công nghệ Bells tại Nigeria Do số lượng sinh viên đăng ký vào các trường đại học tại Nigeria ngày càng tăng, phần lớn sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ ở phù hợp với nhu cầu Kích cỡ mẫu là 470 người trả lời mẫu nghiên cứu Dữ liệu thu thập được phân tích bằng SPSS 21.0 và kết quả được trình bày bằng các công cụ thống kê với 13 biến được xác định là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên được trình bày như sau:
Hình 2.4.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác giả: Oyetunji và Abidoye 2.4.3 Bảng tổng hợp các yếu tố từ các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Bảng 2.4.3: Tổng hợp các yếu tố từ các mô hình
Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức
6 Cung cấp quyền riêng tư
7 Thuộc tính vùng lân cận X
Tính thẩm mỹ của tòa nhà
1 Tiếp cận các cơ sở y tế X
Chất lượng môi trường ngoài trời
6 Mức độ cung cấp cơ sở vật chất X X
8 1 Tiếp cận phương tiện giao thông
Nguồn: Tổng hợp các tác giả 2.4.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo mục 2.3, nhóm chúng tôi đề xuất 4 mô hình lý thuyết liên quan và sẽ sử dụng cho đề tài nghiên cứu này của nhóm, bao gồm thuyết hành vi hợp lí, thuyết hành vi có kế hoạch, tháp nhu cầu của Maslow và mô hình hành vi ra quyết định mua hàng của Kotler Đồng thời, nhóm cũng dựa trên dữ liệu và thông tin của một số bài nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung đề tài của nhóm. Điểm chung của hai bài nghiên cứu gồm “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh học tập ở trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM” của tác giả Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức (2021) và đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi ở của sinh viên các Trường đại học tại Nigeria” của tác giả Oyetunji và Abidoye (2016) đều đề cập đến yếu tố “an ninh và cơ sở vật chất” là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chỗ ở của sinh viên.
Theo tháp nhu cầu của Maslow (1943), cơ sở vật chất nằm trong nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh lý của con người, là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu đối với mỗi người Dựa vào nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức (2021) nhân tố cơ sở vật chất là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Chính vì thế, nhóm chúng tôi lựa chọn yếu tố “cơ sở vật chất” đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
Cũng theo thuyết về tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu về an ninh và an toàn được phân vào tầng thứ hai Tức là nhu cầu về an ninh và được bảo vệ là một trong những nhu cầu tối thiểu và cần thiết của con người Đối với nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức (2021) yếu tố an ninh đứng vị trí thứ tư trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chỗ ở của sinh viên Còn đối với nghiên cứu ở nước ngoài của tác giả Oyetunji và Abidoye (2016), yếu tố về an ninh không được đánh giá quá cao trong việc đưa ra quyết định lựa chọn chỗ ở của sinh viên Nigeria Tuy nhiên, do đề tài của chúng tôi và đề tài nghiên cứu của hai tác giả Việt Nam có đôi nét giống nhau là điều hướng đến đối tượng nghiên cứu là sinh viên tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM Chính vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn yếu tố “an ninh” đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
Thông qua, quá trình tham khỏa các tài liệu về đề tài nghiên cứu của nhóm, nhóm nhận thấy yếu tố về diện tích phòng trọ chưa được quan tâm và đánh giá cao Theo như nghiên cứu của tác giả Oyetunji và Abidoye (20160, yếu tố về diện tích (kích thước phòng) là yếu tố quan trọng thứ năm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn yếu tố “diện tích” vào mô hình nghiên cứu đề xuất để làm rõ ràng và nổi bật hơn mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến biết phụ thuộc của đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đề tài nghiên cứu của nhóm là “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM” Lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này là vì: Nhu cầu về chỗ ở và phòng trọ của sinh viên
TP.HCM đang ngày càng gia tăng mạnh Chính vì lý do này, mà giá phòng trọ của có chiều hướng biến đổi Vậy yếu tố nào tác động đến giá của phòng trọ cho sinh viên tại TP.HCM Nhận thấy các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viên tại TP.HCM
Từ những cơ sở đề cập phía trên, nhóm chúng tôi quyết định đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM” sẽ bao gồm 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc:
An ninh – biến độc lập
Cơ sở vật chất – biến độc lập
Diện tích – biến độc lập
Giá cả - biến phụ thuộc
Hình 2.4.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.5 Tổng hợp các biến độc lập tronong mô hình nghiên cứu đề xuất
Cơ sở vật chất Giá cả
Tên biến Giả thuyết Nguồn
An ninh Yếu tố an toàn có ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viên
Phạm Ngọc Huyền Trân (2021); Nguyễn Ngọc Thức (2021); Oyetunji (2016); Abidoye (2016)
Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viên
Phạm Ngọc Huyền Trân (2021); Nguyễn Ngọc Thức (2021) Diện tích
Diện tích phòng trọ có ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viên
Nguồn: Tổng hợp các tác giả 2.5.1 An ninh
An ninh được hiểu là trạng thái yên ổn, bình yêu của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội.
Theo tháp nhu cầu của Maslow (1943) , nhu cầu an ninh , an toàn nằm ờ tầng
2 Nhu cầu được an toàn, an ninh được bảo vệ về tài sản, tính mạng, tinh thần, là một trong những nhu cầu tối thiểu và quan trọng của con người
Nhìn nhận tình hình chung, an ninh tại Gò Vấp nói riêng và tại TP.HCM vẫn còn nhiều bất cập và thường xuyên xảy ra tình trạng trộm, cướp xe máy, máy tính xách tay,…của sinh viên Chính vì lý do này, nhu cầu về phòng trọ có an ninh cao, khóa cửa có bảo mật, khóa vân tay,… đang được sinh viên quan tâm khi tìm phòng trọ Từ đó, nhóm chúng tôi đưa ra giả thuyết về yếu tố an ninh này như sau:
Giả thuyết H1: Yếu tố an ninh ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Dựa trên cơ sở tháp nhu cầu Maslow, cơ sở vật chất nằm trong nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu đối với mọi người nhu không gian phòng, kết cấu hạ tầng, các trang thiết bị,…tại phòng trọ
Theo nghiên cứu của hai tác giả Phạm Ngọc Huyền Trân và Nguyễn Ngọc Thức (2021), yếu tố cơ sở vật chất tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Theo Tác giả, phòng trọ là nơi nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau những giờ học tập mệt mỏi Chính vì thế, ngày càng nhiều chủ trọ đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sinh viên, điều này cũng làm ảnh hưởng đến giá cả của phòng trọ Do đó, chúng tôi đã lựa chọn yếu tố “cơ sở vật chất” đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: : Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Diện tích phòng trọ ở đây được hiểu là không gian của phòng trọ Không gian có rộng rãi, có thoáng mát hay không? Không gian có nhiều để chưa các đồ đạc cá nhân hay không? Diện tích phòng trọ cũng quan trọng không kém Sinh hoạt trong một không gian nhỏ hẹp sẽ gây ra nhiều bất tiện, khó khăn trong việc di chuyển và sắp xếp đồ đạc Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu khoa học trước đây đã đề cập đến các hội chứng sợ không gian hẹp, tức là người sinh sống trong một không gian quá nhỏ, chật hẹp sẽ gây ra cảm giác sợ hãi, hồi hộp Thậm chí về lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng về trầm cảm.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của tác giả Oyetunji và Abidoye (2016) cũng đề cập đến yếu tố “kích thước phòng” Sinh viên tại Negeria cũng khá quan tâm đến yếu tố diện tích khi đưa ra quyết định lựa chọn chỗ ở Tuy nhiên, yếu tố diện tích này vẫn chưa được các nghiên cứu tại Việt Nam đề cập và phân tích Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn yếu tố “diện tích” đưa vào mô hình nghiên cứu và đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3 : Diện tích ảnh hưởng đến giá trọ cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình sơ đồ dưới đây:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nhóm tác giả đã thu thập tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, sau đó trình bày thực trạng thuê trọ của sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, và những yếu tố tác động đến giá thuê trọ của họ Qua đó đưa ra tính cấp thiết, vấn đề cần nghiên cứu Sau đó xác định mục tiêu tổng quảt, mục tiêu cụ thể, đồng thời xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Tổng quan lý thuyết
Tổng quan lý thuyết là giai đoạn quan trọng của quy trình nghiên cứu vì cả nhóm tác giả có thể nắm bắt các phương pháp, hạn chế của những nghiên cứu trước
Vì vậy, nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu các định nghĩa, lý thuyết, học thuyết, các mô hình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các bài tạp chí liên quan đến đề tài.
Bước 3: Xây dựng thang đo
Sau khi thu thập các tài liệu tham khảo liên quan, nhóm tác giả tiến hành thiết lập thang đo để đo lường các nhân tố trong mô hình Từ các thang đo đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi theo thang đo đã thiết lập theo thang đo Likert-5 mức độ kết hợp với thang đo định danh.
Tiến hành nghiên cứu khảo sát sơ bộ để kiểm tra độ phù hợp của mô hình cũng như các câu hỏi trong thang đo.
Bước 4: Thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát sơ bộ
Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi và khảo sát sơ bộ để kiểm tra độ phù hợp của mô hình cũng như các câu hỏi trong thang đo.
Bước 5: Hiệu chỉnh bảng câu hỏi
Sau khi khảo sát sơ bộ, nhóm tác giả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng thang đo để kiểm định độ tin cậy và tiến hành hiệu chỉnh để đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
Bước 6: Tiến hành khảo sát
Sử dụng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành điều tra trên diện rộng với đối tượng khảo sát là sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM về các yếu tố ảnh hưởng giá thuê trọ.
Bước 7: Làm sạch dữ liệu
Loại bỏ thông tin không liên quan hoặc không chính xác, không đầy đủ hoặc sai lệch có thể làm sai lệch kết quả và gây ra các quyết định sai lầm hoặc không thực tế. Bước 8: Phân tích dữ liệu
Từ số liệu khảo sát thu thập được, nhóm tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS.
Bước 9: Đánh giá kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích dữ liệu ở bước 8, tiến hành đánh giá và nhận xét xem các kết quả có phù hợp với giả thuyết và dự kiến không.
Bước 10: Kiểm định thang đo và giả thuyết Ở bước này đưa ra kết luận tổng thể về bài nghiên cứu và đưa ra những hàm ý chính sách dựa trên kết quả phân tích các kết quả nghiên cứu ở bước 9.
Xác định kích thước mẫu
Tổng thể mẫu là tất cả nam, nữ là sinh viên học tập ở Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM Theo Hair và cộng sự (2010), trong phân tích nhân tố thì số quan sát ít nhất là 4 hay 5 lần số biến quan sát Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố và trong mô hình nghiên cứu có 12 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n = 5x12 = 60.
Sau khi thiết kế thang đo và bảng câu hỏi, nhóm tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM thông qua công cụ Google Form theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Do hạn chế về thời gian và mối quan hệ, nhóm tác giả thực hiện thu thập 80 quan sát Sau khi loại bỏ các quan sát không hợp lệ, kết quả nhóm nghiên cứu thu được 60 bảng khảo sát hợp lệ.
Xây dựng thang đo sơ bộ
Bảng 3.3.1: Thang đo An ninh sơ bộ
M Ã HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
N1 A Cổng nhà trọ đảm bảo chắc chắn an toàn.
Trần Trung Hiếu (2017) Abiodun.K.Oy etunji và Sains Humanika (2016 )
An ninh khu vực xung quanh nhà trọ (không mất trộm, đánh nhau, cờ bạc) tốt.
Các quy định về nội quy của nhà trọ (giờ giấc ra vào, người lạ đến phải đăng ký, ) hợp lý.
3.3.1 Thang do “Cơ sở vật chất”
Bảng 3.3.1: Thang đo Cơ sở vật chất sơ bộ
Phòng trọ được xây dựng đạt tiêu chuẩn: sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt, đủ ánh sáng Trần Trung
S2 Có công trình phụ (WC, bếp,…) trong phòng trọ.
Phòng trọ có hệ thống thoát nước tốt, không bị ngập.
Bảng 3.3.1: Thang đo Diện tích sơ bộ
Diện tích của phòng đang thuê trọ đảm bảo chức năng tối thiểu cho sinh viên
(chỗ ngủ, học) Trần Trung
Hiếu (2017) Abiodun.K.Oy etunji và Sains Humanika (2016 )
T2 D Diện tích phòng trọ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Anh/Chị hài lòng với diện tích phòng trọ hiện tại.
Bảng 3.3.1: Thang đo Giá cả sơ bộ
Giá cả của phòng trọ phù hợp với chất lượng của phòng trọ.
Giá điện, nước nơi Anh/Chị đang thuê trọ là hợp lý.
3 Chủ nhà trọ không tăng giá quá thường xuyên.
Nghiên cứu định tính
Mục đích của việc nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình để kiểm định mức độ phù hợp và tính khả thi các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu mà nhóm tác giả đề xuất Sau khi các thành viên thông qua quá trình thảo luận nhóm Các tác giả đã điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trước khi bước vào giai đoạn nghiên cứu chính thức.
Cách thức tiến hành nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình đối với đề tài này là thông qua việc thảo luận nhóm để kiểm tra độ tin cậy và sự phù hợp của các biến quan sát trong mô hình, dựa trên bảng câu hỏi mà tác giả đã xây dựng sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan Sau quá trình thảo luận, nhóm tác giả tiến hành điều chỉnh, chỉnh sửa cho phù hợp, hoàn thiện các thang đo, bộ câu hỏi phù hợp chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng
3.5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
Mục đích khi tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá mức độ tác động các yếu đến giá thuê trọ của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Cách thức mà nhóm tác giả lựa chọn thực hiện là thông qua bảng câu hỏi sơ bộ để khảo sát, tổng hợp và xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh Sau khi đã hoàn tất thu thập kết quả dữ liệu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS. Đối với phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thể hiện độ tin cậy giữa các biến quan sát, giúp tác giả dễ phân biệt để loại bỏ những biến không phù hợp hoặc không có giá trị trong mô hình Khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và đồng thời hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì biến quan sát được cho là chấp nhận trong mô hình, khi mà hệ số Cronbach’s Alpha tổng là lớn nhất thể hiện độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong mô hình Sau khi đạt độ tin cậy, các thang đo được chấp thuận để thực hiện các bước phân tích kế tiếp (Nunnaly, 1978; Pererson, 1994; Slater, 1995) Trường hợp hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo đạt 0.8 trở lên cho thấy thang đo lường được đánh giá là rất tốt (Nunnaly & Buntein, 1994). 3.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
Từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, nhóm tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi chính thức Sau đó, thực hiện khảo sát đối với các sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Dữ liệu sau khi thu thập được từ nghiên cứu này sẽ được xử lý và phân tích dựa trên phần mềm SPSS thông qua các phương pháp dưới đây:
3.5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là phương pháp dùng để mô tả một tập dữ liệu nhất định, có thể đại diện cho mẫu của tổng thể hay toàn bộ Phương pháp này được thực hiện nhằm tổng hợp, xử lý để biến đổi dữ liệu thu thập được thành thông tin hữu ích có thể phân tích Nói cách khác, phương pháp này sẽ tạo nền tảng cho các phân tích định lượng về số liệu Thông thường, dữ liệu được thể hiện thông qua phương pháp thống kê mô tả bằng đồ thị, bảng và tổng hợp dữ liệu như: phương sai mẫu, trung vị, trung bình mẫu, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất… Nhóm tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả cho toàn bộ các biến quan sát để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
3.5.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong mỗi thang đo Kết quả phân tích được sẽ giúp nhóm tác giả loại bỏ các biến không phù hợp hay biến rác ra khỏi mô hình nghiên cứu.
Theo lý thuyết của Nunnally và Bern Stein (1994) tiêu chuẩn để chấp nhận biến và giữ lại chúng để phân tích cho các bước tiếp theo đòi hỏi phải thỏa mãn 2 cả hai điều kiện sau: các biến quan sát trong thang đo cùng có hệ số tương quan biến tổng (Correct Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha tổng trên 0.6.
3.5.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA có thể nhóm nhiều biến quan sát lại với nhau tạo thành một tập hợp các nhân tố có ý nghĩa nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên các thông tin của tập biến như ban đầu Thông thường sẽ sử dụng kỹ thuật trích hệ số sử dụng (Principal Compenent Analysis) và phép xoay Varimac để hỗ trợ nhóm các nhân tố lại với nhau Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là tỷ số đã được tính của mỗi biến quan sát, cho biết biến đo lường đó thuộc về nhân tố nào (Hair & cộng sự, 1998) Các quy ước khi lựa chọn hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phù hợp cho nghiên cứu như sau:
Nếu cỡ mẫu > 350 thì hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >= 0.3
Nếu 100 =< cỡ mẫu < 350 thì hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >= 0.55 Nếu 50 =< cỡ mẫu < 100 thì hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >= 0.75 Kết thúc mỗi lần phân nhóm các nhân tố, nhóm tác giả sẽ tiến hành xem xét, đánh giá mức độ phù hợp và đủ tiêu chuẩn chấp nhận của chúng thông qua hai chỉ tiêu: hệ số KMO và hệ số tải nhân tố Cụ thể, hệ số KMO (Kaiser Mayer Olkin) phải đạt giá trị lớn hơn 0.5 và hệ số tải nhân tố trong bảng kết quả Rolated Component Matrix cũng phải lớn hơn 0.5 nhằm đảm bảo sự hội tụ của các biến quan sát trong cùng một nhân tố Ngoài ra, điểm dừng khi trích các nhân tố (Eigenvalue) có giá trị lớn hơn 1 và giá trị sig trong kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0.05 để các biến quan sát có sự tương quan chặt chẽ với nhau trong tổng thể Bên cạnh đó, thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
3.5.2.4 Mô hình hồi quy đa biến
Mô hình hồi quy đa biến là một phương pháp phân tích thống kê dùng để xác định mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và mức độ tác động của chúng như thế nào Phương pháp được sử dụng trong phân tích hồi quy là phương pháp chọn từng bước Enter, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu định lượng. Được mở rộng từ mô hình hồi quy 2 biến, mô hình hồi quy đa biến có nhiều biến độc lập hơn để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc Cụ thể, mô hình có dạng như sau:
Yi là biến phụ thuộc Βi là hệ số hồi quy riêng phần Βi*Xi là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ i ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ 2
Khi tiến hàng phân tích mô hình hồi quy đa biến, cần xem xét, đánh giá chỉ số
R và R Trong đó, hệ số R giải thích cho chiều tương quan thuận hay nghịch của biến 2 độc lập đối với biến phụ thuộc và cho biết việc đưa thêm biến vào mô hình có thật sự cần thiết Còn đối với chỉ số R (R-squared) dùng để biểu diễn thực tế mô hình và R 2 2 hiệu chỉnh (Adjusted R squared) thể hiện mức độ phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
Mô hình tương quan hồi quy được chấp nhận khi thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: giá trị sigα trong kiểm định F phải nhỏ hơn 0.05; tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance > 0.0001; đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10 Ngoài ra, còn đánh giá hệ số Durbin Watson để kiểm định tương quan chuỗi bật nhất có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4 Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bật nhất với nhau thì giá trị gần bằng 2, ngược lại giá trị càng gần 0 thì cho thấy các phần sai số có tương quan thuận Còn trường hợp giá trị Durbin Watson gần về 4 cho thấy các phần sai số có tương quan nghịch Nếu d_U < Durbin Watson < 4-d_U thì không có hiện tượng tự tương quan.
Phương pháp thu thập thông tin
3.6.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được nhóm tác giả thực hiện để biết được giá thuê trọ của sinh viên thông qua bảng câu hỏi khảo sát bằng hai hình thức điều tra trực tuyến Từ đó nhóm có cơ sở về số liệu, thông tin để phục vụ cho nghiên cứu định lượng như kiểm định, đánh giá và phân tích dữ liệu. Để thực hiện điều tra trực tuyến, nhóm tác giả thực hiện các bước như sau: đầu tiên là tạo bảng khảo sát thông qua Google Form và sau đó trích xuất đường dẫn gửi đến các đối tượng thông qua email, mạng xã hội (Facebook, Zalo) Ưu điểm khi sử dụng phương pháp điều tra trực tuyến này là nhanh chóng và dễ tiếp cận được số lượng lớn đối tượng, dễ dàng thực hiện, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả người gửi và người trả lời Ngược lại, hạn chế của việc thực hiện thu thập dữ liệu trực tuyến là mức độ tin cậy của dữ liệu sẽ thấp hơn do không thể phỏng để làm rõ hay giải thích, phân tích cụ thể hơn về quan điểm, hành vi của đối tượng.
3.6.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Đối với phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, nhóm tác giả đã thực hiện tìm kiếm, thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến các khái niệm, lý thuyết nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: khái niệm về tích trữ, mặt hàng thiết yếu, khái niệm về dịch vụ phòng trọ, sinh viên, giá cả, Nguồn thông tin được tìm kiếm xuất phát từ: bài báo nghiên cứu trước đó, trang mạng Internet, các trang web của Tổng cục thống kê, sách báo điện tử.…Ưu điểm của phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là nhanh chóng, dễ tìm kiếm và tiếp cận được nhiều tài liệu nghiên cứu uy tín, khoa học có thể sử dụng làm cơ sở, nền tảng để thực hiện đề tài Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là lượng thông tin lớn, bao gồm cả những thông tin sai, thiếu chính thống, không đảm bảo giá trị, nên người dùng cần phải nghiên cứu cẩn thận và tìm hiểu sâu khi quyết định lựa chọn thông tin bất kỳ sử dụng cho bài tiểu luận.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
4.1.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha cho từng nhân tố
Bảng 4.1.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo An ninh
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n ; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 767
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện cho các nghiên cứu chính thức.
Thang đo Cơ sở vật chất
Bảng 4.1.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo Cơ sở vật chất
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n ; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 625
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện cho các nghiên cứu chính thức.
Bảng 4.1.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo Diện tích
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n ; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 705
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện cho các nghiên cứu chính thức.
Bảng 4.1.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo Giá cả
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n ; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 675
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện cho các nghiên cứu chính thức.
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Bảng 4.1.2.1: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin):
Kiểm định Bartlett’s Test: Sig = 0.001 Tổng phương sai trích:
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được trình bày trong bảng 4.1.2 cho thấy: Hệ số KMO có giá trị 0.619 lớn hơn 0.5 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, do đó phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig là 0.001 nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong cùng một nhân tố Giá trị Eigenvalues là 2.065 lớn hơn 1, do đó các biến quan sát đạt yêu cầu đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi 3 nhân tố tạo thành Vậy các nhân tố giải thích được 68.826% sự biến thiên của các biến quan sát Sau khi phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố thì kết quả các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.6, cho thấy các biến quan sát trong nhân tố tương quan chặt chẽ với nhau, thỏa các điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010), các biến đều hội tụ theo từng nhân tố mà nhóm tác giả xây dựng.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Bảng 4.1.2.1: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer –
Giá trị Eigenvalues: 1.832 Kiểm định Bartlett’s Test: Sig.
Tổng phương sai trích: 61.082 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 4.1.2.2 cho thấy: Hệ số KMO có giá trị 0.642 lớn hơn 0.5 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, do đó phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05, do đó các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có tương quan với nhau Giá trị Eigenvalues là 1.832 lớn hơn 1, do đó nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất 3 biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc giải thích 61.082% sự biến thiên các biến quan sát Đồng thời các biến quan sát này có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.6 chứng tỏ các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có tương quan chặt chẽ với nhau, thỏa các điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010), các biến đều hội tụ theo nhân tố.
Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.2.1 dưới đây cho thấy:
Trong 60 người tham gia trả lời khảo sát thì toàn bộ đều là sinh viên thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh (60 người, chiếm 100%), cho thấy 60 người này phù hợp với nhóm đối tượng mà nhóm đang nhắm đến trong đề tài tiểu luận này là các sinh viên của Khoa Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Tiếp đến, người trả lời khảo sát có đặc điểm chủ yếu là Nữ giới (41 người, chiếm 68.33%) cho thấy nữ giới sẽ thường quan tâm đến các giá cả khi đưa ra quyết định lựa chọn phòng trọ Ngoài ra, số người tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 3 của Trường (với 43 người chiếm 71.67%) - nhóm đối tượng này sẽ có nhu cầu tìm những chỗ ở đầy đủ tiện nghi và có giá cả phù hợp với nhu cầu của họ - do họ đã có kinh nghiệm trong việc đánh giá và lựa chọn chỗ ở phù hợp Vì vậy, họ sẽ khá căn nhắc về giá cả và những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả phòng trọ Và cuối cùng với câu hỏi về quê quán thì đa số người tham gia trả lời khảo sát đến từ Miền Nam (36 người chiếm 60%) – nhóm này sẽ ở các tỉnh xung quanh TP.HCM, do đó họ sẽ lựa chọn các trường đại học tại đây Chính vì thế nhu cầu về phòng ở của các bạn sinh viên đến từ các tỉnh Miền Nam sẽ khá cao so với những miền khác.
Bảng 4.2.1: Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức (N`)
Quản trị kinh doanh Tần số Phần trăm (%)
Giới tính Tần số Phần trăm(%)
Sinh viên Tần số Phần trăm (%)
Quê quán Tần số Phần trăm (%)
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha cho từng nhân tố
Bảng 4.2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bộ thang đo An ninh
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng Cronbach’s
Hiệu quả hoạt động: n`; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 835
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
Thang đo Cơ sở vật chất
Bảng 4.2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bộ thang đo Cơ sở vật chất
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n`; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 639
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
Bảng 4.2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bộ thang đo Diện tích
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n`; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 709
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
Bảng 4.2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha bộ thang đo Giá cả
Trung bình thang đo nếu bị loại
Phương sai bộ thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hiệu quả hoạt động: n`; 03 biến quan sát; Cronbach’s Alpha= 0 718
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo được trình bày trong bảng trên cho thấy Cronbach’s Alpha của nhân tố lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy Do đó, toàn bộ các biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Bảng 4.2.3.1: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin):
Kiểm định Bartlett’s Test: Sig = 0.000 Tổng phương sai trích:
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được trình bày trong bảng 4.2.3.1 cho thấy: Hệ số KMO có giá trị 0.666 lớn hơn 0.5 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, do đó phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong cùng một nhân tố Giá trị Eigenvalues là 2.264 lớn hơn 1, do đó các biến quan sát đạt yêu cầu đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi 01 nhân tố tạo thành Vậy các nhân tố giải thích được 75.454% sự biến thiên của các biến quan sát Sau khi phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố thì kết quả các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.6, cho thấy các biến quan sát trong nhân tố tương quan chặt chẽ với nhau, thỏa các điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010), các biến đều hội tụ theo từng nhân tố mà nhóm tác giả xây dựng.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Bảng 4.2.3.2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer –
1.921 Kiểm định Bartlett’s Test: Sig.
Tổng phương sai trích: 64.067 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 4.2.3.2 cho thấy: Hệ số KMO có giá trị 0.671 lớn hơn 0.5 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, do đó phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig là 0.000 nhỏ hơn 0.05, do đó các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có tương quan với nhau Giá trị Eigenvalues là 1.921 lớn hơn 1, do đó nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất 3 biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc giải thích 64.067% sự biến thiên các biến quan sát Đồng thời các biến quan sát này có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.6 chứng tỏ các biến quan sát trong nhân tố phụ thuộc có tương quan chặt chẽ với nhau, thỏa các điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010), các biến đều hội tụ theo nhân tố.
4.2.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.2.4: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Hệ số tương quan Pearson 1
6 0 Kết quả trong bảng 4.2.4 cho thấy, các nhân tố bao gồm An ninh, Cơ sở vật chất, Diện tích có mối tương quan cùng chiều với Giá cả vì hệ số Sig các biến độc lập AN, CS, DT đều có giá trị 0.000 nhỏ hơn 0.05 và hệ số tương quan giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc có tác động dương (+) Kết quả phân tích tương quan cho thấy nhân tố Diện tích tương quan mạnh nhất, nhân tố An ninh tương quan yếu nhất đến Giá cả thuê trọ Từ những nhận xét trên cho thấy phân tích tương quan là hợp lệ theo đề xuất của Hair và cộng sự
4.2.5 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Kiểm định mức độ giải thích mô hình và hiện tượng tự tương quan phần dư
Bảng 4.2.5.1: Kiểm định mức độ giải thích mô hình và hiện tượng tự tương quan
Mô hình R Hệ số R 2 Hệ số R điều chỉnh 2 Durbin-Watson
Kết quả kiểm định bảng 4.2.5.1 với mức ý nghĩa 5%, trị số R là 0.936 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến quan sát trong mô hình; giá trị R là 0.876 cho thấy 2 87.6% sự biến thiên của Giá phòng trọ được giải thích bởi 03 nhân tố ảnh hưởng; giá trị R hiệu chỉnh là 0.870 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình đạt 87% Hay nói 2 cách khác, 03 biến độc lập giải thích 87% sự biến thiên của biến phụ thuộc Nghiên cứu này thực hiện 60 quan sát với mức ý nghĩa thống kê là 95% tra bảng Durbin – Watson, trị số thống kê dưới dL là 1.514, trị số thống kê trên dU là 1.652 Kết quả thu được hệ số Durbin – Watson (dW) = 1.559 Theo đề xuất của Hair & cộng sự (2010), nhóm tác giả nhận thấy giá trị dL < dW < dU tương ứng 1.514 < 1.559 < 1.652 Chưa thể kết luận Kiểm định cho thấy mô hình là phù hợp theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010).
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình so với tổng thể
Bảng 4.2.5.2: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích phương sai ANOVA được trình bày trong bản 4.2.5.2 cho thấy, kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội so với tồng thể có giá trị Sig = 0.000 bé hơn 0.05 và F là 132.201, điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được xây dựng là phù hợp so với tổng thể Do đó mô hình lý thuyết là phù hợp, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc trong mô hình với mức ý nghĩa 5%, thỏa các điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010).
❖ Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy và hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.2.5.3: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig.
Hiện tượng đa cộng tuyến
Chất lượng cơ sở vật chất ,254 ,070 ,285 3,641 ,001 1.299
Diện tích phòng trọ ,531 ,069 ,514 7,729 ,000 1.319 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trong bảng 4.2.5.3 cho thấy, 03 nhân tố bao gồm: Mức độ an ninh, Chất lượng cơ sở vật chất, Diện tích phòng trọ có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 Vì vậy các biến này được chấp nhận và có ý nghĩa trong mô hình hồi quy với độ tin cậy 95% Các hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều có giá trị biến thiên từ 1.125 đến 1.319 nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết nên mô hình có ý nghĩa thống kê, thỏa điều kiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010).
4.2.6 Kết luận về kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
❖ Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients)
Kết quả phân tích hồi quy bội trình bày tại bảng 4.2.5.3 cho thấy mối liên hệ của các nhân tố độc lập nếu không xét đến nhân tố khác thì:
BAN = 0.247 Dấu (+): Quan hệ giữa nhân tố “Mức độ an ninh” và “Giá phòng trọ” là quan hệ cùng chiều Nghĩa là khi đánh giá về nhân tố “Mức độ an ninh” tăng 1 đơn vị thì “Giá phòng trọ” sẽ tăng 0.247 đơn vị và ngược lại.
BCS = 0.254 Dấu (+): Quan hệ giữa nhân tố “Chất lượng cơ sở vật chất” và
“Giá phòng trọ” là quan hệ cùng chiều Nghĩa là khi đánh giá về nhân tố “Chất lượng cơ sở vật chất” tăng 1 đơn vị thì “Giá phòng trọ” sẽ tăng 0.254 đơn vị và ngược lại. BDT = 0.531 Dấu (+): Quan hệ giữa nhân tố “Diện tích phòng trọ” và “Giá phòng trọ” là quan hệ cùng chiều Nghĩa là khi đánh giá về nhân tố “Diện tích phòng trọ” tăng 1 đơn vị thì “Giá phòng trọ” sẽ tăng 0.531 đơn vị và ngược lại.
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:
Y: “Giá phòng trọ” là biến GC
X1: “Mức độ an ninh” là biến AN
X2: “Chất lượng cơ sở vật chất” là biến CSVC
X3: “Diện tích phòng” là biến DT
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients)
Bảng 4.2.6: Mô hình hồi quy chuẩn hóa
Qua kết quả kiểm định cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến Giá phòng trọ Diện tích phòng trọ ( = 0.514), ở vị trí thứ 2 là Chất lượng cơ sở vật chất ( = 0.285) và cuối cùng ở vị trí thứ 3 là Mức độ an ninh ( = 0.275).
4.2.7 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Mức độ an ninh có tác động cùng chiều đến giá phòng trọ cho sinh viên
Mô hình kết quả của đề tài tiểu luận
Sau khi thiết lập bảng câu hỏi điều tra chính thức, tác giả thực hiện khảo sát thông qua phỏng vấn trực tuyến đến các sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, với tổng cộng 80 phiếu khảo sát Sau giai đoạn phỏng vấn, tác giả sàng lọc và giữ lại 60 phiếu khảo sát hợp lệ để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức, tiến hành các bước mã hóa dữ liệu thông qua phần mềm SPSS, thực hiện các kiểm định bao gồm: đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định trung bình. Kết quả cho thấy các nhân tố được chấp nhận, thỏa mãn các điều kiện kiểm định theo đề xuất của Hair và cộng sự (2010) Vì vậy, mô hình kết quả của đề tài nghiên cứu được nhóm tác giả trình bày sau đây:
Hình 4.3: Mô hình kết quả nghiên cứu của đề tài
Cơ sở vật chất Giá cả