TRƯỜNG KINH TẾ - ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNTên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG KINH TẾ - ĐẠI HỌC DUY TÂN
Mã Lớp: FIN 396 B
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thu Hằng Sinh viên thực hiện: 1 Phạm Khánh Triều8667
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2024
Trang 23 Câu hỏi nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên
1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh - sinh viên
1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên
1.4 Mục tiêu của chính sách tín dụng dành cho học sinh - sinh viên
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ VAY VỐN DÀNH CHOSINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUTRƯỚC ĐÂY
2.1 Thực trạng triển khai dịch vụ vay vốn dành cho sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng
2.2 Tổng quan các mô hình nghiên cứu
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Trang 32.3.1 Công trình trong nước
2.3.2 Công trình quốc tế
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.4.1 Tổng hợp các dữ liệu nghiên cứu
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiến trình nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ
3.2 Nghiên cứu định lượng
3.2.1 Thảo luận nhóm về mô hình nghiên cứu
3.2.2 Xây dựng thang đo
3.3 Phương pháp nghiên cứu chính thức
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin
3.3.3 Bảng hỏi khảo sát và mã hóa biến
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin về mẫu khảo sát
4.1.1 Giới tính
4.1.2 Năm đang học
4.1.3 Khoa theo học
4.2 Phân tích thống kê mô tả
4.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
4.4 Phân tích nhân tố khám phá
4.4.1 Phân tích các biến độc lập
4.4.2 Phân tích biến phụ thuộc
4.5 Phân tích hồi quy bội tuyến tính
4.5.1 Phân tích tương quan Pearon
4.5.2 Kết quả phân tích Rsquare hiệu chỉnh
4.5.3 Các biểu đồ khác
Trang 45.3.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội
5.3.2 Về phía chính quyền địa phương
5.3.3 Về phía nhà trường
5.3.4 Về phía sinh viên và gia đình
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Trang 5I TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU:1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng Trong đó, giáo dục đại học đã mở ra cơ hội để nhiều người có thể phát triển không những về mặt chuyên môn mà còn bao gồm nhiều kỹ năng cần thiết khác Tuy nhiên, hiện nay với mức thu nhập bình quân không ổn định của không ít gia đình do thiên tai, hạn hán hay những biến cố thì việc cho con ăn học tới nơi tới chốn là rất khó khăn Nhiều sinh viên phải bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí cũng như sinh hoạt phí Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1/2007/QÐ - TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Với mức lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỉ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay, tiền còn lại được cân đối từ Ngân sách Nhà nước.
Vay vốn là một trong những phương thức tài chính phổ biến mà sinh viên sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và đầu tư trong quá trình học tập Tuy nhiên, quyết định vay vốn của sinh viên không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân, mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như trình độ học vấn, thái độ đối với tiền bạc, kinh nghiệm tài chính, sự ảnh hưởng của gia đình và bạn bè, và thời gian ưu tiên Những yếu tố này có thể tác động đến ý thức, thái độ và hành vi vay vốn của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Đây là một chương trình có đối tượng thụ hưởng rộng, thời gian trung bình của một món vay kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ là khá dài trong khi nguồn lực thì có hạn Không những thế, nguồn vốn này còn bị một số gia đình sử dụng không đúng mục đích bởi vì lãi suất nên các hộ dù đủ năng lực lo cho con đi học vẫn vay để đầu tư vào những chuyện khác.
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên trường Kinh tế - Đại học Duy Tân, một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam Bằng cách sử dụng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Những kết quả từ bài nghiên cứu có thể giúp cho các tổ chức tài chính và giáo dục, cũng như các nhà hoạch định
Trang 6chính sách thiết kế các khóa học học thuật và các chương trình tài chính phù hợp với nhu cầu và mong muốn của sinh viên.
Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, những năm gần đây có bình quân 20% số sinh viên trúng tuyển có nhu cầu vay do đó thiếu hụt về nguồn vốn thực sự rất cấp bách Vậy nhu cầu vay của sinh viên có được đáp ứng hết hay không? Và những nhân tố nào tác động làm tăng nhu cầu vay vốn của sinh viên? Xuất phát từ những thực tế trên nhóm quyết định chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG KINH TẾ - ĐẠI HỌC DUY TÂN” Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Kinh tế - Đại học Duy Tân.
2 Mục tiêu nghiên cứu:2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chính sách tín dụng dành cho sinh viên của sinh viên trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân.
- Nêu một số thực trạng còn tồn đọng trong chính sách tín dụng dành cho sinh viên Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Kinh Tế -Đại học Duy Tân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên tiếp cận vốn vay.
3 Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này là: “Các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân là gì?” Từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: sinh viên trường Kinh tế - Đại học Duy Tân.
Trang 7- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2024 đến tháng 03/2024.
5 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp thống kê mô tả và so sánh để thu thập số liệu, sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình Binary Logistic.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm:
- Số liệu thứ cấp: Số liệu các định mức cho vay từ năm 2016 đến năm 2022, kết quả thực hiện cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022 trong báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Số liệu cơ cấp: Bảng khảo sát đối với sinh viên đã có tham gia vay và chưa tham gia vay tại trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân.
- Đóng góp: Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến nhu cầu vay của sinh viên tại trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân Từ đó, đưa ra những đề xuất giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho sinh viên.
6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần “Tổng quan về bài nghiên cứu”, “Danh mục hình, bảng, biểu đồ”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo”, “Phục lục”; Nội dung chính của bài nghiên cứu gồm: Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng triển khai dịch vụ vay vốn dành cho sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng và các mô hình nghiên cứu trước đây
Chương 3: Thiết kế phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận, đề xuất giải pháp và kiến nghị bài nghiên cứu
II NỘI DUNG ĐỀ TÀI:CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm tín dụng sinh viên:1.1.1 Các khái niệm về tín dụng sinh viên:
Những định nghĩa, khái niệm tín dụng sinh viên được sử dụng phổ biến và có thể tóm tắt từ các từ điển và quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank) như sau:
Trang 8- Từ điển của Macmilan viết như sau: "Tín dụng sinh viên là một khoản tiền do ngân hàng hoặc một tổ chức cho sinh viên vay để hoàn thành khóa học Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ hoàn trả số tiền này”.
- Từ điển Cambridge viết: “Tín dụng sinh viên là một thỏa thuận vay tiền giữa sinh viên một trường cao đẳng hoặc đại học với một ngân hàng để thanh toán cho việc học, việc hoàn trả sẽ bắt đầu sau khi sinh viên kết thúc việc học và bắt đầu đi làm” - Quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank): "Chi phí chia sẻ không thể được thực hiện một cách công bằng mà không có một chương trình cho sinh viên vay có thể hỗ trợ cho tất cả sinh viên, những người có nhu cầu vay cho việc học tập điều hợp lý của hình thức hỗ trợ tài chính sinh viên được đề xuất với chính phủ làm đảm bảo sinh viên vay vốn chứ không phải là các khoản tài trợ”.
1.1.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ chính thức cho vay:
Quan hệ hình thức cho vay được cấu thành bởi 4 yếu tố:
- Chủ thể tín dụng gồm người cho vay và người đi vay Trong một số trường hợp, chủ thể thứ ba xuất hiện với tư cách là người bảo lãnh cho vay Người cho vay là người nhượng quyền sử dụng sử dụng vốn tín dụng cho người khác sử dụng, có thể là thể nhân hay pháp nhân, khi nhượng quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác theo đuổi những mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chủ yếu là kiếm lời Người đi vay là người nhận quyền sử dụng vốn tín dụng của người cho vay, sử dụng vốn tín dụng với hai lý do tiêu dùng hoặc kinh doanh (đầu tư).
- Đối tượng tín dụng là quyền sử dụng (không phải là quyền sở hữu) vốn tín dụng bằng tiền
- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện chuyển quyền sử dụng vốn tín dụng Nó được tính từ khi bắt đầu giao vốn tín dụng cho người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng kèm một phần giá trị tăng thêm.
- Giá cả tín dụng (lãi suất/ lợi tức) là giá trị bù đắp cho người cho vay do việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tín dụng Cũng có thể coi giá tín dụng là giá mà người đi vay phải trả cho nhận quyền sử dụng vốn tín dụng.
1.1.3 Cơ sở hình thành tín dụng sinh viên:
Tín dụng ra đời từ rất sớm, nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất là sự phân công lao động xã hội và xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, điều này khiến xã hội bị phân hóa Của cải vật chất tập trung vào tay một nhóm người, trong khi một
Trang 9số khác lại có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống Từ đó, đẩy họ vào cuộc sống vay mượn, nợ nần, đây chính là cơ sở hình thành tín dụng Cơ sở hình thành nguồn vốn tín dụng dành cho sinh viên bắt nguồn từ thực tế là có nhiều sinh viên đã thi đậu vào trường đại học nhưng gia đình không đủ điều kiện để trang trải các chi phí Trước thực tế đó, Nhà nước đã quyết định thành lập quỹ tín dụng cho sinh viên nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng như bản thân sinh viên.
1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh - sinh viên:
- Đối tượng được vay vốn là học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: + Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động;
+ Học sinh - sinh viên là thành viên của hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật hoặc là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định;
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
- Điều kiện được vay vốn: học sinh, sinh viên đang sinh sống tại hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn trên; đối với sinh viên, sinh viên năm nhất thì phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của trường; đối với sinh viên từ năm hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
- Mức vốn và lãi suất cho vay năm 2022 (Điều 5)
+ Mức vốn: từ năm 2016 mức cho vay được quy định là 1.250.000đ/tháng, mức giải ngân qua hàng năm tăng dần để hỗ trợ tối đa cho sinh viên, đến năm 01/12/2019 mức giải ngân là 2.500.000đ/tháng, kể từ năm 2022 mức giải ngân được nâng lên 4.000.000đ/tháng Mức giải ngân hằng năm được tăng lên qua các năm và thống kê chi tiết theo bảng sau:
Trang 10Bảng: Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm 2016 đến năm 2022
Nguồn: Tổng hợp từ Các quyết định của Thủ tướng về hạn mức cho sinh viên vay từ năm 2016 đếnnăm 2022
+ Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng (theo Quyết
định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ), nghĩa là 6,6%/năm - Thủ tục vay vốn sinh viên:
+ Người vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận.
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội: Hồ sơ cho vay gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng).
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
+ Thời hạn vay bao gồm thời hạn vay tiền và thời hạn trả nợ Thời hạn vay tiền là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận khoản vay đầu tiên cho đến ngày học sinh sinh viên kết thúc khóa học Trong khoảng thời gian này sinh viên chưa phải chi trả bất cứ khoản vay nào kể cả tiền lãi và tiền gốc Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả khoản vay đầu tiền cho đến khi trả hết cả gốc lẫn lãi Đối với sinh viên có thời gian đào tạo một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay Đối với sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay Đối với các chương trình khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
+ Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: trong trường hợp đối tượng vay Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Mức vay (nghìn đồng) 1.250 1.500 1.500 2.500 2.500 2.500 4.000
Trang 11vốn trả nợ trước hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng thì lãi suất phải trả sẽ được giảm Ngân hàng chính sách xã hội sẽ quy định cụ thể lãi suất ưu đã trong trường hợp trả nợ trước hạn.
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
- Trách nhiệm của các cơ quan:
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn + Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành: chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên, chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định
+ Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên đồng thời phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá
Trang 12trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội
1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên:
Tín dụng dành cho sinh viên đại học được coi như một khoản đầu tư vào vốn con người, cho dù khoản tín dụng này đến từ gia đình (không hoàn trả hoặc hoàn trả dưới hình thức khác), hay tín dụng xã hội.
Việc xác định đi học là một khoản đầu tư sẽ giúp cho sinh viên nâng cao hiểu biết về tài chính và từ đó, đạt được thu nhập cao hơn Việc vay tiền đề đầu tư học đại học được coi là nợ tốt Đối với sinh viên đại học, quyết định sử dụng tín dụng để chi trả chi phí học đại học và các chi phí cần thiết sẽ là một quyết định tài chính quan trọng ảnh hưởng tới năng lực tài chính sau này trong cuộc sống.
Đối với những gia đình khó khăn có hoàn cảnh khó khăn hay những gia đình phải những biến cố thì việc trang trải học phí đúng thời hạn là rất khó khăn Điều đó dẫn đến, các sinh viên bắt buộc phải kiếm thêm công việc để kiếm sống nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập Đối với các trường có sinh viên có kết quả học tập không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, mặt khác giúp sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và một phần nào đó chi phí sinh hoạt Từ đó, giúp sinh viên yên tâm việc tập trung vào học tập và tự tin bước vào đời.
Tín dụng sinh viên là chính sách quan trọng trong các chính sách về tài chính giáo dục đại học Trong bối cảnh nhiều nước phải áp dụng học phí sinh viên, ngay cả đối với sinh viên trường công lập thì tín dụng sinh viên được xem là một giải pháp quan trọng nhằm giúp duy trình sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo.
1.4 Mục tiêu của chính sách tín dụng dành cho học sinh - sinh viên:
Chương trình tín dụng dành cho học sinh - sinh viên trên toàn thế giới đều rất đa dạng và được ban hành tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước nhưng chủ yếu có năm mục tiêu cơ bản sau:
- Đầu tiên, mục tiêu xã hội thể hiện trong việc trao cơ hội được tiếp tục học tập cho người nghèo, các khoản vay luôn hướng đến các đối tượng thực sự có nhu cầu và