Sự cần thiết của đề tài Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng đang đứng trước những thuận lợi cũng n
Trang 1lộ ch
4 »
ae Faas
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUỐC DAN
CHƯƠNG TRINH CHAT LƯỢNG CAO
CHUYỂN BE THỤC TẬP
CHUYEN NGÀNH: NGÂN HÀNG
Dé tài:
“NANG CAO CHAT LƯỢNG CHO VAY DOI VỚI
KHÁCH HANG ĐOANH NGHIỆP VUA VA NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THUONG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BA ĐÌNH”
TRAN HOANG SƠN
HA NỘI - 2017
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
Đề tài:
“NÂNG CAO CHAT LƯỢNG CHO VAY DOI VỚI
KHACH HANG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BA ĐÌNH”
Sinh viên thực hiện : Trần Hoàng Sơn
Chuyên ngành : Ngan hang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn cuối khóa này, trước tiên em xin gửi lời cảm
ơn tới các Thầy, Cô giáo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các
Thầy, Cô giáo giảng dạy tại viện Ngân hàng — Tài chính đã tận tình dạy bảo, trang bị cho em những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu để em có thể hoàn
thành bài luận văn một cách tốt nhất Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ, cảm ơn cô đã dành thời gian hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện và hoàn thành bài luận này.
Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Ngân hàng cổ phần
thương mại Công thương Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình, đã giúp đỡ em trong
quá trình em thực tập tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến
chuyên môn đã được học tại chi nhánh Trong thời gian thực tập tại đây, em đã
được các anh chỉ bảo tận tình, giúp em vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế
công việc, ngoài ra em cũng được bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên ngành
qua thực tế công việc Một lần nữa em xin cảm ơn các anh chị đã tạo điều kiện tốt
nhất dé em có thé đạt được kết quả mong muốn.
Do thời gian hạn chế và kiến thức bản thân có hạn nên bài luận văn của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Em hi vọng có thé nhận được những nhận xét đóng góp từ các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Trần Hoàng Sơn
Trang 4Lời CAM ƠT 5 << < << 5< 5< <9 9 9 595508398984.98.00400940098000040000000400000000000000900000000000440
Lồi cam 0an - 2 << << << 5 5 5° 959594 9994.9898999050000810040800090000000000000000000080009908
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại -° e+++s++eet+eetetetterttrrsrrrrrrer 3
].].1 Khi HÌỆNkbseeeeeseeenneeeeeseeeeeeeeessegdEKS 04044098833 6130161401100 E-1201.<,cmssi.LLIREEERSSSE0G70A 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương MAL 4
1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tai Ngan hang thương mại 6
1.2.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại -+*+s+setttttt 6 1.2.3 Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ . - 9 1.3 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ -« -«+ 13
1.3.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ của các Ngân hàng thương mái - - - -5+=*sseseetetetertrrttretrrtrrterrrtrrrrrrrrrrer 13
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
;7/18NNMA 17
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa
cà nhỏ của Ngân hàng thương mái -. -5*°sesestttttetettereretrrtrtrtrertrrrrrrrert 20
CHƯƠNG II: Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại ngân hàng Vietinbank Chỉ nhánh Ba Đình -« =se=e-+s+eseseseseses 28
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chỉ nhánh Ba
Đình 5-5 < << 4 3 H 900508303090930880400000000000000000000000000091 9 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỄn -:-©-++++e++t+++eetrerrtetttttrrtrrrtrr 28
2.1.2 Mô hình cơ cấu tô chức, chức năng nhiỆm VỤ - -+=-©c*s+=++seteeeeteteee 30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chỉ nhánh Ba đình 36
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Chi nhánh Vietinbank Ba Đình .- . <5 555 55Ă =9 S951958558555050008000008908999 45
2.2.1 Khái quát về khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chỉ nhánh 7271/72721/7:1702):,1,/PERREEEEEEEE— ố 45 2.2.2 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chỉ nhánh
Vietinbank 8:182):/7/EEREEnP07A57^ `" 47
Trang 52.2.3 Phân tích thực trạng chất lượng cho vay của NH đối với doanh nghiệp
VIA VE MNO 88 8Ẻ ằ 52
2.3 Danh gia thuc trang chất lượng cho vay các doanh nghiệp vừa va nhỏ tai
Vietinbank Ba Đình 25-5 =5 =< 2< 9 5955 909 98090030900000000000000000000000000000000 54
2.3.1 Những kết quả đạt được - -cccccccnnnnntttrerrrrrrrtrrrttttrtrrrrrrrrrrtrrrrrriee 54
2.3.2 Hạn chế và nguyên MAGN - . -5-©5++c*+ttttrterttrttrttrrttrttrttrrtrrttrterrrrrtrr 56
CHUONG III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại ngân hàng Vietinbank Chỉ nhánh Ba Đình ¿:cssccccccessesssseesses 62
3.1 Dinh hướng tín dụng của chi nhánh trong thời gian tớii «-«-seesesesess 62
3.1.1 Định hướng phái triển chung toàn chỉ nhánh -s-ecc++ttrerrrrereee 62
3.1.2 Định hướng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .- -: -++++rrteetetrte 63
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chỉ nhánh Ngân hàng công thương Ba Dinh dessepš33/2959515588334 64
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và AU ám - -. : - 64 3.2.2 Tăng cường công tac kiểm tra, kiểm soát -+©-+s+ee+tetertertetrereereee 65 3.2.3 Hoan thiện hệ thông thông tin, trang thiết bị công nghỆ -+-+ 65 3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng - 66
3.2.5 Đầy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu câu của
[2/11/8011 nan 67 3.2.6 Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNVN -++++++++++++* 67
3.2.7 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNVVN -++++++trrrrrrrre 68
3.3 Một số kiến nghị -cceevs++++++ 0 rririiraared 69
3.3.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ Việt Nam -+-°+-++°+etertterrteerrterrte 69
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà HHÓC -: ++++++eeeetreertetttrtrrtrttrtrttttrrtrrrrriie 70 3.2.3 Đối với ngân hàng thương mại cổ phan Công thương Việt Nam - 71 3.2.4 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ssescssseeecsssscssneseernesensnnecensneeccsnnecnnnneessnnts 72
KKẾt luận - -=ses=see<eseseeseeese — 73
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối
không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trần Hoàng Sơn
Trang 7DANH MỤC VIET TAT
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại —
NHTMCP Ngân hàng thương mại cỗ phần |
NHCT Ngan hang thuong mại cô Ị phân Công thương Việt Nam
Trang 8DANH MỤC BANG, BIÊU, SƠ ĐỎ, HÌNH VE
BANG
Bảng 1.1: Phan loại cho vay theo thời hạn vay -. -+ tetertertrrrre 7
Bảng 2.1: Loi nhuận các năm của chi THHẤNH:- v <2 2255<c<<22<25/565 180 25606.0653d16935.484/.6 37
Bảng 2.2: Biến động cơ cầu nguồn von từng nhóm khách hang qua các năm 38
Bảng 2.3: Biến động cơ cau nguồn vốn theo loại tiền qua các năm 39
Bảng24: Biến động vốn chủ sở hữu của chỉ nhánh Ba Đình những năm gần
đÂy, -5 ccs<rHrr 712.1001.1000A0.00101400070000020000700007000010000010110010101r.nm 40
Bảng 2.5: Bao cáo hoạt động tín dụng -+eterrrrerrrrrrrrrrrrreer 41 Bang 2.6: Dung theo chất lượng tin đụng csscrsurcaraseryerreeerennneennssanrsnsasiees 42
Bang 2.7: Ty lệ dư nợ theo chất lượng tín dụng - -<<s.sesessesee 42
Bảng2.8: Tình hình kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại tệ những năm ĐÔI) ỔẾN ca cnannhnugrdgsiirronutetrerrerreeseresneesz40187 43
Bảng 2.9: Tinh hình kết quả nghiệp vụ bảo lãnh trong những năm vừa qua 44 Bảng 2.10: Tình hình thu phí dịch vụ Ngân hàng trong những năm qua 44 Bang 2.11: Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa va nhỏ -+ - 47 Bảng 2.12: Dung cho vay doanh nghiệp vừa va "H5 49
Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 50
Bảng 2.14: Dư nợ cho vay DNVVN không có tài sản đầm bấo - 51
Bảng 2.15: Dư nợ cho vay DNVVN theo thành phan kinh tế 52
Bảng 2.16 Ty trọng nợ quá hạn -++rerrererrerrrtrrtrttrtttrrtrrrrtre 53
Bang 2.17: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 54
SƠ DO, BIEU DO
Sơ đồ 2.1: Co cấu tổ chức Vietinbank chi nhánh Ba Đình - 30
Biểu đồ 2.1: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH trong những
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình”
đánh giá tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ những
năm gần đây Bài luận đã phân tích những chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng cho
vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân từ
đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng cho vay
của Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình.
Trang 10MỞ DAU
1 Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng đang đứng trước những thuận lợi cũng như thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập Thuận lợi
chủ yếu là bên cạnh việc có một hệ thống khá vững chắc từ Trung ương đến cơ
sở được xây dựng hàng chục năm nay, các NHTM từng bước được tiếp cận với
các cộng nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh tiên tiến, hệ thống
luật pháp và cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, trong hoạt động
cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các NHTM cũng đứng trước nhiều khó
khăn thách thức: Chất lượng cho vay còn thấp, hệ quả là hiệu quả kinh doanh
thấp, tình trạng nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và luôn là nguy cơ tiềm an của khủng
hoảng va Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ba Đình cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng
cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công
thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình” có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao
sức cạnh tranh của Chi nhánh nói riêng và của hệ thống Ngân hàng Công thương
nói chung trong quá trình hội nhập.
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những van đề lý luận về chất lượng cho vay của Chỉ nhánh
Ngân hàng Công thương Ba Đình trong thời gian qua.
- Phan tích, đánh giá thực trang chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Dinh.
- Dé xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Ba Đình trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Trang 11- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Dinh.
4 Phương pháp nghiên cứu sử dụng
Phương pháp phân tích và tông hợp, mô hình hóa.
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm những
phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Ba Đình.
Trang 12CHUONG I
CƠ SỞ LY THUYET VE CHAT LUQNG CHO VAY DOI
VOI DOANH NGHIEP VUA VA NHO
TAI NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mai
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng là một trong những các tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế NH thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là các chính sách tiền tệ,
vì vậy là một trong những kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm 6n định kinh tế NH có mối quan hệ tới hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế vì đặc trưng riêng về lĩnh vực kinh doanh của NH là
tiền tệ NH là tổ chức thu hút vốn lớn nhất trong nền kinh tế, từ cá nhân nhỏ lẻ đến
hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ, lớn, đều gửi tiền tiền tại NH Đồng thời, NH
cũng là cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với cá nhân, doanh nghiệp và cả với
Nhà nước Hoạt động của NH góp phần xây dựng và phát triển kinh tế.
NH bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, từng nền kinh
tế từng hệ thống tài chính khác nhau, nhưng NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất
về số lượng, thị phần, cũng như quy mô tài sản Định nghĩa NHTM thường được đưa
ra dựa trên chức năng, vai trò mà nó thực hiện trong nền kinh tế, vì thế nên đứng trên
mỗi khía cạnh khác nhau thì có những lý luận khác nhau về NHTM.
Dựa trên loại hình dịch vụ mà NHTM cung cấp, có định nghĩa như
sau về NHTM: NH là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính da dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dich vụ thanh toán va thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bat ký một tổ chức kinh doanh nào
trong nên kinh tế.
Theo Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng của Việt
Nam: NHTM là một loại hình tô chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
của NH và các hoạt động kinh doanh có liên quan khác Hoạt động của NH là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH là nhân tiền gửi và sử dụng số tiền nay dé
cap tin dung và cung ứng các dich vụ thanh toán
Trang 131.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động tạo ra nguồn vốn cho NHTM Đây là hoạt
động đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động
của NH Hoạt động huy động vốn là tiêu chí quan trọng hàng đầu dé đánh giá chat lượng, là nền móng cho mọi hoạt động khác của NHTM như cho vay, đầu tư, Nghiệp vụ huy động vốn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH cũng như đối
với khách hàng NH bao gồm 2 loại vốn chính là: vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Vốn chủ sở hữu (hay vốn tự có): là nguồn vốn riêng của NH do chủ sở
hữu đóng góp ban đầu và liên tục được bé sung trong quá trình kinh doanh Day
là nguồn vốn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, thường là 5%-10% trong tổng nguồn vốn
những lại có ý nghĩa phản ánh năng lực tài chính của NH, là cơ sở để NH có thé
kinh doanh Nguồn vốn này là loại vốn NH sử dụng lâu dài, hình thành nên trụ sở
làm việc, máy móc thiết bị Vốn chủ sở hữu có thé do các cé đông đóng góp, do
ngân sách Nhà nước cấp, có thể thuộc sở hữu tư nhân và được bổ sung trong quá
trình hoạt động.
Vốn nợ: Là vén được NHTM huy động dưới nhiều hình thức khác nhau
như nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức dưới các hình thức như tiền gửi có và
không có kỳ hạn, vay của các tô chức khác, vay của NH Nhà nước, phát hành
giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu Trong đó, hoạt động huy động từ tiền gửi
là quan trọng nhất Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các NH đã không
ngừng gia tăng lượng tiền gửi cũng như chất lượng tiền gửi băng cách đưa ra và
thực hiện rất nhiều hình thức huy động khác nhau.
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên NHTM không chỉ huy động vốn mà còn
phải sử dụng vốn đó như thế nào sao cho có mức sinh lời cao nhất Việc sử dụng
vốn chính là quá trình tạo nên các nguồn tài sản khác nhau của NH, trong đó cho
vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng Hoạt động sử dụng vốn của
NHTM chủ yếu bao gồm: Dự trữ, cho vay, đầu tư.
Dự trữ: Những khoản có tính thanh khoản cao, được thiết lập nhằm duy trì
khả năng chi trả của NHTM Dự trữ của NH thường gồm: tiền mặt, tiền gửi tại
4
Trang 14NHNN, tiền gửi các tổ chức tài chính khác Dự trữ có chỉ số sinh lời rất thấp,
nhưng lại có tính thanh khoản cao Vì NH cần chi trả thường xuyên, liên tục với
số lượng tiền lớn nên những khoản dự trữ này có vai trò quan trọng và thiết yếu,
giúp NH có thể hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất.
Cho vay: Đây là hoạt động rất quan trọng của NHTM Cho vay là hoạt
động theo đó tổ chức tín dụng, ở đây là NHTM, cho khách hàng mượn một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định với lãi suất theo thỏa
thuận phù hợp với quy định của NH Nhà nước Người đi vay có trách nhiệm
hoàn trả gốc và lãi Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho NHTM
NHTM cũng là một doanh nghiệp, cũng có mục đích hoạt động là tạo ra lợi
nhuận, mà cho vay chính là hoạt động sinh lời lớn nhất cho NH nên luôn được
chú trọng Hoạt động này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, nó
thúc đây sự phát triển của nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
cung cấp vốn cho cá nhân, tổ chức
Có rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như: Vay theo hạn mức, cho vay
trực tiếp từng lần, cho vay gián tiếp, cho vay luân chuyển, thấu chi, cho vay
trung và dài hạn.
Đâu tư: NHTM là một tổ chức kinh doanh loại hang hóa đặc biệt, là tiền tệ.
Chính vì thế, NHTM là tổ chức nắm rõ tình hình biến động kinh tế của nhiều lĩnh vực khác nhau, các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, đó chính là lợi thế của NHTM khi tham gia đầu tư Các NHTM thường dùng vốn dài hạn để đầu tư các
dự án, các công ty lớn, công ty liên doanh trở thành cô đông của các công ty đó.
1.1.2.3 Các hoạt động trung gian
Bên cạnh hai hoạt cơ bản là nhận tiền gửi và cho vay, NH cũng thực hiện
các hoạt động trung gian cho khách hàng Khi thực hiện những hoạt động này, NH
không đóng vai trò là chủ nợ hay con nợ mà đứng ở vị trị trung gian, cũng cấp
những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngày nay, các dịch vu của NH
không ngừng được nâng cao và đổi mới, càng ngày càng đa dạng về số lượng
cũng như chất lượng Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại địch vụ khác nhau như: dich vụ thanh toán, ủy thác và nhận ủy thác, tư vấn tài chính, dịch vụ giữ hộ
các chứng từ, vật quý giá
Trang 15Dịch vụ thanh toán: Sự phát triển, hiện đại hóa từng ngày của nền kinh tế
đòi hỏi quá trình thanh toán cũng cần phải phong phú hơn, đòi hỏi sự nhanh
chóng, chính xác trong thanh toán Các NH hiện này không ngừng phát triển công
nghệ NH, nâng cấp dich vu, thanh toán không dùng tiền mặt để rút ngăn tối đa
thời gian giúp khách hành kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Ủy thác và nhận uy thác: Nhiều t6 chức, cá nhân đã sử dụng dịch dụ quan
lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cũng như các dịch vụ liên quan đến hoạt
động NH như ủy thác vay, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư
Tư vấn tài chính: NH với đặc thù của nghành, có nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực ngân hàng tài chính Điều này giúp NH tin tưởng và sử dụng các dịch vụ
tư vấn của NH như tư van đầu tư, tư van quan lý tài sản, thành lập, sát nhập doanh
nghiỆp.
1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Như đã nêu ở mục 1.1.2.2, cho vay là một trong những hoạt động quan trọng
nhất của NHTM, thông qua hoạt động này, các nguồn vốn trong nền kinh tế được
điều hòa, phân bố hợp lý, để những nguồn tiền nhàn rỗi được sử dụng để đáp ứng
như cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Những đặc điểm nổi bật của cho vay:
- Cho vay là cho mượn một khoản tiền nhất định dựa trên cơ sở lòng tin, có
nghĩa là khi NH tin tưởng khách hàng đi vay có thể sử dụng hiểu quả khoản vay
với mục đích cụ thể và đủ khả năng trả nợ thì mới cho vay Khi khách hàng không
có được sự tin tưởng từ NH, hoạt động cho vay sẽ không được thực hiện.
- - Thời hạn cho vay của NH phù hợp với sự luân chuyên vốn của khách hàng
đi vay, điều này tạo điều kiện cho người vay trả nợ gốc và lãi đúng hạn cũng như
hạn chế nợ xấu cho chính NH.
- _ Khách hàng đi vay có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi, và lãi của khoản vay này
phải lớn hơn lãi suất tiền gửi, đó là nguyên tắc cơ bản dé NH có lãi.
1.2.2 Phân loại cho vay
Phân loại theo thời hạn cho vay: Có ý nghĩa đối với tính an toàn và sinh lợi
của món vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Các khoản vay ngắn hạn
6
Trang 16thường chiếm phan lớn vì những hạn chế về khả năng quản lý thanh khoản, kha
năng dự báo, dự phòng rủi ro chưa cao đôi với các khoản vay trung hạn cũng như
dài hạn.
Bảng 1.1: Phân loại cho vay theo thời hạn vay
Cho vay ngăn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
Ph han: l năm Thời hạn: 1-5 năm Thời hạn: trên 5 năm
Chiém ty trọng lớn trong | Phù hợp vay mua tài sản | Dap ứng như câu dai hạn cho vay của NHTM, đáp cố định, đổi mới nâng | như xây dựng nhà máy,
ứng nhu cầu vốn lưu | cap trang thiệt bị, mở | xí nghiệp, các công trình
động và chỉ tiêu ngăn hạn | rộng kinh doanh, đầu tư | lớn đến rất lớn, các dự án
vào các dự án vừa và | quy mô của các doanh
nhỏ, có thời gian hôi vôn
nhanh
nghiệp lớn.
|
Phan loại theo phương thức cho vay:
- Cho vay trực tiếp từng lần: Khách hàng vay thành nhiều lần tách biệt
nhau chỉ vay trong trường hợp cần thiết, mỗi khoản vay được thực hiện theo một
hồ sơ tín dụng khác nhau
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NH và khách hàng thỏa thuận cấp cho
khách hàng một hạn mức tín dụng, dựa trên sự đánh giá khả năng kinh doanh, nhu
cầu vay von và khả năng trả nợ Khách hàng được phép vay nhiều lần nhưng phải
nằm trong hạn mức tín dụng đó Tùy theo quy định của NH, khách hàng có thé
vay nhiéu lần trong kỳ với tong số tiền vay vượt quá hạn mức nhưng phải trả nợ dé tong du ng cuối kỳ không quá han mức Day là chính sách hỗ trợ tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng vay vốn thường xuyên của NH.
- Cho vay thấu chỉ: Khách hàng được chỉ trội trên số dư tiền đến một giới
hạn nhất định trong khoảng thời gian xác định Khách hàng muốn được vay thấu
chỉ thường là khách hàng lâu năm, có được độ tin cậy cao từ NH, nếu chi qua mức
thấu chi giới han, khách hàng phải chịu lãi phạt
- Cho vay hợp vốn: Khách hàng vay từ nhiều tổ chức tài chính khác nhau
bao gồm cả NH.
- Cho vay trả góp: Khách hàng vay và trả gốc nhiều lần trong thời hạn tín
7
Trang 17dụng Số lần trả nợ được tính toán phù hợp với khả năng và điều kiện trả nợ của
khách hàng.
Phân loại theo hình thức đảm bảo:
- Cho vay bằng tài sản đảm bảo: Là hình thức vay tín dụng mà khách hàng
cam kết trả nợ bằng thé chấp, cầm có tài sản Khách hàng có thé cam có, thế chấp
băng tài sản của chính khách hàng, có thể đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn
vay, hoặc có thể bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (bên thứ ba sẽ có nghĩa vụ
trả nợ thay nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ)
- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Dựa trên sự tin tưởng đối với khách
hàng Những khách hàng được vay không cần tài sản đảm bảo thường là những
khách hàng có uy tín cao, có lịch sử tín dụng tốt, phương án sử dụng vốn vay hiệu
quả, tính thuyết phục cao |
- Cho vay không có bảo dam bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ:
Những dự án kinh tế đặc biệt, những dự án, công trình trọng điểm, những công
trình mang tính xã hội cao, hay những khách hàng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vỀ vay vốn theo qui định của pháp luật sẽ được chỉ định vay không
cần tài sản đảm bảo tại NHTM
Phân loại theo cách thức cho vay:
- Cho vay trực tiếp: Khách hàng có nhu cầu vay vốn tiến hành làm hồ sơ
theo mẫu của NH, làm việc trực tiếp với cán bộ tín dụng để được vay vốn Đây là
hình thức phổ biến nhất trong các hình thức cho vay của NHTM.
- Cho vay gián tiếp: Cho vay thông qua tô chức trung gian như Hội nông
dân, Hội phụ nữ sau đó các đơn vị này trực tiếp hỗ trợ cho vay đến khách hàng
trực tiếp Mục đích của cách thức cho vay này là hỗ trợ nông dân, người buôn bán, người nghèo, sinh viên nhằm xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ ăn học cũng như phát
triển kinh tế, làm giàu.
Một số hình thức phân loại khác:
- Cho vay theo mục đích sử dụng vốn: Vay tiêu dùng, vay thương mại
- Cho vay theo đối tượng khách hàng: Cho vay cá nhân, Cho vay doanh
nghiệp
- Cho vay theo lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng.
giao thông
Trang 181.2.3 Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
a, Khai niệm:
Doanh nghiệp vừa va nhỏ là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu DNVVN là loại hình DN phổ biến nhất tại hầu hết các quốc
gia trên thế giới hiện nay, tuy nhiên không có chuẩn mực quy định khái niệm
DNVVV, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển của các nước khác nhau, tính
chất của ngành nghề Tại Việt Nam, DN có số lượng lao động dưới 200 người là
doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động là DN vừa và có vốn đăng ký
không quá 10 tỷ đồng.
b, Đặc điểm
-_ Doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập dễ dàng, chi phí hoạt động tháp.
Để thành lập DNVVN chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu không lớn, mặt bằng
kinh doanh cũng như nhà xưởng không cần lớn Ưu thế là nhỏ gọn, năng động dễ
quản lý, không chịu thiệt hại lớn nếu xảy ra những rủi ro Mặt khác, DNVVN mới thành lập rất linh hoạt, năng động trong việc học hỏi, có thể đạt được hiệu quả
kinh tế cao.
- Khả năng tài chính của DNVVN là hạn chế Chính vì sự dé dàng trong
khâu thành lập, vốn của loại hình DN này là ít, từ đó cũng dẫn tới những bat lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vốn chủ sở hữu ít cũng như quy mô
kinh doanh nhỏ, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều nên các DNVVN gặp nhiều
khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường, nhiều NHTM cũng rất e ngại
trước những khoản vay của loại hình DN này.
- DNVVN có ít khả năng thu hút lao động giỏi, nhiễu kinh nghiệm Vì quy
mô nhỏ, lương trả cho người lao động không cao nên khả năng thu hút nhân tài của DNVVN là tương đối thấp.
- Khả năng cạnh tranh với các thị trường nước ngoài thấp Chính vì quy
mô nhỏ nên DNVVN rat hạn chế tiếp cận và khai thác thị trường nước ngoài mà
chỉ giới hạn ở thị trường nội địa Năng lực cạnh tranh của loại hình DN này thấp,
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các công ty, các doanh nghiệp lớn
trong nước cũng như các công ty xuyên quoc gia.
9
Trang 19- Tru sở giao dich, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, lỗi thời.
Các DNVVN tại Việt Nam còn đậm chất thủ công, lỗi thời nhưng lại không có
vốn để nâng cấp đổi mới nên gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, nhiều DNVNN mới
thành lập, được đánh giá là trẻ trung, năng động, có thé thích nghi nhanh với sự
thay đổi của khoa học công nghệ Công nghệ cao sẽ tạo ra những ưu thế không
nhỏ trong sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất lao động, rút ngăn thời gian
hoàn thành sản phẩm DNVVN sẽ có lợi thế hơn các DN lớn trong việc bắt kịp
công nghệ.
- Trinh độ quản lý còn nhiều hạn chế Vì không được đào tao bài bản,
không được trang bị bài bản kiến thức về quản trị kinh doanh, quản lý các DN tại
Việt Nam còn dựa vào các kinh nghiệm thực tiễn, không bài bản Đây là hạn chế
còn tương đối phổ biến tại các DNVVN tại Việt Nam.
e, Vai trò của DNVVN trong nên kinh té
- DNVVN đóng gop vào sự phát triển của nên kinh tế, thu hút lao động, giảm
tỷ lệ thất nghiệp
Sự đa dạng về ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức kinh doanh đã đóng
góp phan tao ra sự tăng trưởng của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn nước
ngoài, đóng góp vào tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khâu.
DNVVN thu hút hơn 50% tổng số lao động nước ta và hằng năm đóng góp
40%-50% GDP cả nền kinh tế và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong những năm gần
đây nhờ những chính sách của Nhà nước Bên cạnh đó, nhờ có DNVVN, những
bộ phận hoạt động kinh tế nhỏ lẻ đã tập trung sản xuất thành các đơn vị nhỏ như
hợp tác xã, các DNVVN sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức mà các DN lớn
cũng như Nhà nước ít quan tâm nên đã khắc phục được sự lãng phí nguồn nhân
lực của nước ta.
- DNVVN tạo sức cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực phat triển của nên
kinh tế
DNVVN đã đóng góp xây dựng nền kinh tế sôi động hơn, thị trường hàng »
hóa phong phú chất lượng và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao Không những thế,
DNVVN còn tạo ra mội trường cạnh tranh thúc đây hoạt động sản xuất, kinh
doanh phát triển có hiệu quả hơn Với đặc thù của DNVVN, số lượng DN tham
10
Trang 20gia lớn, làm tăng chủng loại, chất lượng sản phẩm lên rất nhanh DNVVN có thé
nhanh chóng xâm nhập thi trường ở nhiều lĩnh vực ma DN lớn không thể tham gia
nhanh và hiệu quả băng Điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi các DN phải thường xuyên đổi mới hàng hóa, giảm chi phi, tăng chất lượng dé
có thé đáp ứng thị trường Su tác động nay làm nền kinh tế năng động hơn, hiệu
quả hơn.
- DNVVN giúp nâng cao phân phối lưu thông hàng hóa, mở rộng thi trường
Các DNVVN có rất nhiều lợi thế trong kinh vực phân phối hàng hóa cũngnhư dịch vụ bán lẻ Vì chỉ cần một số vốn nhỏ ban đầu cũng có thể hoạt độngđược, chỉ phí lưu thông hàng hóa cũng được giảm đến mức thấp nên lợi thế là rất
TỐ ràng.
- DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai
thác thế mạnh cũng từng vùng
Quy mô nhỏ và vừa nên các DNVVN có thé đặt văn phòng ở bat cứ nơi nào
mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, trang biết bị DNVVN có thé dé
dang khai thac tiềm năng của những nơi co sở ha tang chưa phát triển như nông
thôn, vùng sâu vùng xa để khai thác nhiều ngành nghề tiềm năng DNVVN von it,
cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém nên việc sự dụng lao động thủ công rất phù hợp với các ngành nghề như chế biến thủy hải sản, may mặc, da giày, công nghiệp chế
BIỂN
1.2.3.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ
a, Đặc điểm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNVVN
- Quy mô vay của DNVVN thường nhỏ nhưng NH vẫn phải thực hiện đầy
đủ các bước như theo đúng quy trình cho vay DN không những phải trả lãi suất
theo quy định mà còn phải trả chi phí của tất các các thủ tục cho vay, thẩm định,
kiểm tra làm tăng chi phí vay, điều này dẫn đến lãi suất cho vay của DNVVN
còn cao hơn các DN lớn Trong khi đó chính DNVVN mới là các đối tượng cần
được hỗ trợ lãi suất vì còn nhiều khó khăn về vốn.
- Vốn chủ sở hữu của DNVVN thấp, năng lực quản lý không thực sự tốt,
cho vay đối với DNVVN luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn các DN lớn Hơn nữa, DN
11
Trang 21còn rất hạn chế trong việc đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả cao.
Các báo cáo tài chính thì không minh bạch, không đủ sức thuyết phục các NHTM,
những điều trên làm NHTM không dễ dàng tin tưởng để cho vay đối với
DNVVN.
- Số lượng các khoản vay của DNVVN lớn, nhưng vay lại không nhiều nên
việc quản lý các khoản vay của DNVVN có nhiều khó khăn, có thé gây ảnh hưởng
đến chất lượng cho vay
b, Vai trò hoạt động cho vay đối với DNVVN
- — Hoạt động cho vay cua NH giúp cơ cấu vốn của DNVVN được tối tru
Trong nén kinh tế, DNVVN do có nhiều hạn chế về vốn nên việc dùng vốn
chủ sở sữu để sản xuất kinh doanh là rất khó khăn Chính vì thế, nguồn vốn đi vay chính là đòn bây để DN có thể tối ưu hóa sử dụng vốn dé hoạt động kinh doanh
một cách có hiệu quả nhất.
- Dam bảo sự hoạt động liên tục của DNVVN
Các DN muốn sản xuất kinh doanh có hiệu có cần phải luôn thay đổi mẫu
mã mặt hàng, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ Thực tế có rất ít DN có thé đảm bảo đủ vốn 100% phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nên việc vay vốn của
NHTM tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc
trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Việc sử dụng vốn vay này đã đảm bảo
DN có thé hoạt động một cách liên tục
- — Hoạt động cho vay gop phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN, giúp
DN nâng cao năng lục cạnh tranh trên thị trường.
Khi sử dụng vốn nguồn vốn cho vay của NH các DN phải tuân thủ hợp
đồng tín dụng đã ký kết với NH, phải đảm bảo trả cả gốc và lãi đúng thời hạn và
phải thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng cho dù doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh có hiệu quả hay không Do đó các DN muốn có von tín dung của NH
phải có phương án sản xuất khả thi, không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải
tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất NH thì hoạt động kinh doanh mới có lãi Trong quá
trình cho vay NH thực hiện kiểm soát, bắt buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục
đích và có hiệu quả.
12
Trang 22Cạnh tranh là một trong những quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường,
muốn tổn tại và phát triển thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh.
Đặc biệt đối với các DNVVN, với một số hạn chế với các loại hình DN khác, việc
có được ưu thế trong cạnh tranh trước các DN lớn trong nước và nước ngoài là
một vấn đề nan giải Xu hướng hiện nay của các DN này là tăng cường liên kết,
tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuy nhiên để có được điều đó cần một lượng vốn đủ lớn trong khi vốn
tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện
được Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển sẽ không mắt đi Như vậy để có thể kịp thời năm lấy cơ hội, các DNVVN chỉ có thể tìm đến nguồn vốn từ NHTM Nguồn
vốn cho vay từ NH có thể giúp DN thưc hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh một cách kịp thời.
- _ Hoạt động cho vay gián tiếp điều chỉnh cơ cấu vùng kinh tế.
DNVVN có thé thu hút lượng lớn lao động của nước ta, góp phần tạo công
ăn việc làm cho xã hội Vì thế khi NH cho vay sẽ tạo điều kiện cho DNVVN mở
rộng kinh doanh, thu hút được nhiều lao động hơn qua đó gián tiếp thúc đây sự
phát triển kinh tế, hạn chế lạm phát và cải thiện đời sống cho người dân.
1.3 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Ngân hàng thương mại
a, Khái niệm chat lượng cho vay
- Đối với NH: Chat lượng cho vay được thé hiện ở phạm vi, giới han, mức
độ cho vay phù hợp với khả năng của NH, đảm bảo nguyên tắc cho vay chung, và khoản vay đó mang lại doanh thu cho NH, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro trong
suốt quá trình cho vay Chất lượng cho vay đối với DNVVN được đánh giá là tốt
khi hoạt động cho vay này mang lại lãi cho NH, rủi ro tín dụng ở mức thấp, từ đó
mang lại hình ảnh tốt cho NH Mặt khác, nếu rủi ro tín dụng ở mức cao, làm ảnh
hưởng đến doanh thu của NH, từ đó NH sẽ mất uy tín và chất lượng cho vay của
NH được đánh giá là không tốt Tuy nhiên, việc hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi
nhuận khó đồng thời đạt được, vì thế nên NH cần phải thực hiện cho vay để đảm
bảo sự cân băng tôi ưu giữa lợi nhuận thu được cũng như rủi ro dự kiên xảy ra.
13
Trang 23Chat lượng cho vay còn được đánh giá dựa trên cơ sở vốn vay của NH hỗ trợ
các DN phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần mở rộng mạng
lưới khách hàng, tăng thị phần của NH.
- — Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay thể hiện ở các khoản vay được
đáp ứng kịp thời, đầy đủ với lãi suất cạnh trạnh Khoản vay này giúp khách hàng
có đủ vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị và công
nghệ dé nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường từ đó mang về lợi nhuận lớn hơn.
- _ Đối với nền kinh tế: Chất lượng cho vay tốt sẽ nâng cao chất lượng sản xuất và lưu thông hàng hoá toàn bộ nền kinh tế, góp phan giải quyết công ăn việc
làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, khai thác mọi tiềm năng của nền kinh tế, day mạnh quá sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng nền kinh tế.
Nhu vay, khoản vay có chất lượng vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của
NHTM có lợi nhuận, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như góp
phần làm tăng trưởng nền kinh tế Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tong
hợp, phản ảnh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi bên ngoài, là một
tiêu chỉ thể hiện sức cạnh tranh của NH trong quá trình tồn tại và phát triển.
b, Sự can thiết nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN của NHTM
Nâng cao chất lượng cho vay là quá trình tất yếu của sự tồn tại và phát
triển của NHTM Quá trình ra đời và phát triển sản xuất hàng hoá làm xuất hiện
tiền tệ và tín dụng, bắt đầu từ cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại và phát triển
thành tín dụng NH Những điều đó là quy luật mang tính tất yêu khách quan Khi
tín dụng NH hoạt động có hiệu quả sẽ tác động tích cực trở lại đối với sản xuất
hàng hoá, làm cho lưu thông hàng hoá không bị ách tắc, chu kỳ sản xuất được rút
ngắn, tăng vòng quay von cho vay, tiết kiệm được vốn và chỉ phí, giá cả hàng hoá
giảm, tiêu thụ được nhiều hơn, từ đó lợi nhuận của từng DN cũng như toàn xã hội
được nâng cao.
Trong hoạt động kinh doanh của các NH, huy động vốn và cho vay là đặc
trưng cơ bản và quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi NHTM Ở nhiều nước
trên thế giới, doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm khoảng 50% tổng doanh số
hoạt động và dịch vụ NH Nhưng ở nước ta con số này cao hơn, lên đến khoảng
14
Trang 24trên 70%, điều này cho thấy nguồn thu từ hoạt động cho vay vẫn là chính.
Do đó, trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn lấy chất lượng cho vay làm tiêu thức quan tâm hàng đầu rồi sau đó mới quan tâm đến tăng trưởng đầu
tư cho vay Nếu xét về mặt chất thì cho vay đánh giá trình độ tổ chức quản lý các
hoạt động kinh doanh của NH Nếu xét về mặt lượng thì nó thé hiện hiệu quả kinh
doanh cho vay và hiệu qủa kinh tế mà hoạt động cho vay đem lại cho nền kinh tế.
Như vậy, chất lượng cho vay của NH là chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức, quản lý
điều hành hoạt động kinh doanh Nâng cao chất lượng cho vay tác động làm tăng
hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động cho vay đem lại cho bản thân NH và cho nềnkinh tế
Hoạt động cho vay là loại hình kinh doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro bởiđặc thù của nó là kinh doanh quyền sử dụng hàng hoá đặc biệt — “tiền tệ” và có
mối quan hệ với gần như toàn bộ tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế - xã hội Lịch sử
kinh tế đã minh chứng rằng sự thăng trầm của nền kinh tế luôn kéo theo những biến động to lớn trong hoạt động NH và ngược lại những thay đổi trong lĩnh vực
NH lại ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đã trở
thành yêu cầu cấp thiết đối với cả NH và nền kinh tế.
Đối với ngân hàng
Cũng như mọi DN, NH muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có doanh
thu, lợi nhuận để có tích luỹ vốn, tăng vốn tự có, mở rộng hoạt động cho vay, bảo đảm sự an toàn của cả hệ thống Do đó, NH phải đạt được tốc độ tăng trưởng cho
vay cao, nâng cao chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí quản lý
Nhưng nếu theo đuôi lợi nhuận một cách phiến diện thì lợi nhuận NH thu được sé
không thực sự én định Muốn có lợi nhuận cao và vững chắc thì hoạt động cho vay phải có mối quan hệ bền vững trong sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của NH Sự hạn chế về chất lượng cho vay luôn trở thành nguy cơ gây ra sự phá sản của NH, thậm chí gây cản trở cả hệ thống NH
của cả nước do hiệu ứng dây chuyên của nó.
15
Trang 25Khi nguồn vốn cho vay gặp rủi ro dưới hình thức nợ khó đòi, nợ xấu thi
ngay lập tức nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH Nếu NH không đáp
ứng các yêu cau chi trả thanh toán rút tiền một cách nhanh chóng của khách hàng
thì nguy cơ mắt khả năng thanh khoản, thậm chí dẫn đến phá sản của NH là tất yếu
và dẫn đến những hệ quả xấu cho ngành NH, đồng thời việc này cũng kéo theo sự
dé vỡ các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế gây ra hậu quả về mọi mặt cho một
quốc gia
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì mỗi một quốc
gia là một mắt xích kéo theo sự dé vỡ của rất nhiều quốc gia khác, nhất là các
quốc gia phát triển có thể gây ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu Một minh
chứng cho thấy cơn bảo tài chính tiền tệ ở các nước Châu Á vào năm 1997 đã làm
cho nhiều quốc gia châu Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do vây, vấn đề chất lượng
cho vay không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia nữa mà trở thành van đề chung
của cả hệ thống NH toàn cầu, của cộng đồng các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Như vậy, NH cần nâng cao chất lượng cho vay, hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh tế, đảm bảo lợi ích
xã hội và đứng vững trong thương trường.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Tín dụng NH phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển theo
đúng đường lối kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ, góp phần giải quyết công
ăn việc làm, hạn chế các tệ nạn xã hội, đây mạnh khai thác có hiệu quả nguồn lực
quốc gia như: tài nguyên, con người, khoa học công nghệ, thúc đây nhanh quá
trình tích tụ và tập trung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cho vay và én định kinh tế vĩ mô Các
hoạt động tín dụng NH là kênh cung cấp vốn chủ yếu trong nền kinh tế.
Các thành phần kinh tế sử dụng vốn vay NH vào các mục đích kinh doanh,
đầu tư hay tiêu dùng thì cũng để tạo nên các nguồn lực trong nền kinh tế Các nguồn lực được khơi dậy và tận dụng một cách tối đa sẽ tạo nên sự phát triển và
tăng trưởng của nền kinh tế Nếu tăng trưởng cho vay chậm và chất lượng cho vay
kém tức là việc hấp thụ vốn và sử dụng vốn không đạt được hiệu qua, nền kinh tế
sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, ách tắc Ngược lại, nêu như việc hâp thụ vôn cao, sử
16
Trang 26dụng vốn vay hiệu quả thì sẽ tác động cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Nâng cao chất lượng cho vay là yêu cầu cấp bách bảo đảm cho nền kinh tế
phát triển mạnh tạo điều kiện hội nhập nên kinh tế trong khu vực và trên toàn thế
giới.
Vậy nên, nâng cao chất lượng cho vay của NHTM trong nền kinh tế thị
trường là sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về quy mô, khối
lượng cho vay phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ và bảo
đảm sự tồn tai, phát triển bền vững của NH.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, chúng ta cần phải phân tích rõ những nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, xác định các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở
rộng và chất lượng cho vay từng kỳ Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu
nhằm thúc đây mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay, giúp các NHTM đứng
vững trong cạnh tranh va hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn
của nền kinh tế thị trường.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Khả năng đáp ứng tốt nhu câu vay vốn của DNVVN của ngân hang
Chất lượng cho vay của NH đối với DNVVN được cho là tốt khi NH có khả
năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của các DNVVN ví dụ như: Quy
mô vốn đáp ứng nguyện vọng của DN, thời gian vay, lãi suất vay hợp lý, thời gian
giải quyết thủ tục nhanh gọn Nếu NH không đáp ứng tốt các nhu cầu chính
đáng của DN thì chất lượng cho vay của NH đối với DN chưa đạt yêu cầu.
Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng của cán bộ tín dụng cũng như rất nhiều bộ phận khác của NH cần thể hiện sự năng động, cởi mở để khách hàng cảm thấy thoải mái, thái độ cần chuyên nghiệp tác phong nhanh nhẹn, xử lý tình
huống chủ động, góp phần nâng cao hình ảnh và từ đó chất lượng cho vay cũng sẽ
được tăng lên.
Kha năng ban chéo sản phẩm của ngân hàng
Chất lượng cho vay càng tốt cho thấy DN vay vốn sẽ thỏa mãn với các dịch
vụ mà NH cung ài lòng đó, DN sẵn sàng sử dụng thêm
ĐẠI HỌC K.T.Q.D
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHÒNG LUẬN ÁN - TƯLIỆU
Trang 27nhiều dịch vụ khác của NH như gửi tiền, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn
tài chính, Như vậy, NH ngoài đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN, NH còn có khả
năng cung cấp thêm các dịch vụ, sản phẩm khác bên cạnh việc cho vay Điều này
cho thấy NH càng có khả năng bán chéo sản phẩm, cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho chính DN vay vốn thì càng phản ánh được uy tín của NH trong mắt các DN.
Khả năng mở rộng quan hệ với khách hàng của ngân hàng:
Với số lượng NHTM trên thị trường lớn như hiện nay, tính cạnh tranh là rất cao Điều này đỏi hỏi mỗi NH phải tìm được một chiến lược riêng, một hướng đi
hop ly để khang định sức cạnh tranh Việc mở rộng quan hệ với khách hàng mới là
nhân tố quan trọng hàng đầu để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của
NH Khi chất lượng cho vay của NH càng cao thì uy tín của NH càng được nâng
lên thị trường, càng hút thêm được nhiều tổ chức đến vay vốn Nếu chất lượng cho
vay không tốt thì sẽ không đủ khả năng lôi kéo thêm khách hàng mới Từ đó, ta có
thé thấy khả năng mở rộng quan hệ với khách hàng cũng chính là thước đo đánh
giá chất lượng cho vay của NH là tốt hay chưa.
Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với DNVVN, không hiếm để gặp những cơ hội kinh doanh thuận lợi
nhưng do điều kiện tài chính có hạn nên khó nam bắt Lúc này, khi NH cho
DNVVN vay vốn, họ sẽ tận dụng được cơ hội kinh doanh để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giá tăng thêm lợi nhuận Vì thế nên NH càng đáp ứng tốt nhu
cầu vay vốn của DN thì DN càng nắm bắt được những cơ hội kinh doanh thì các khoản cho vay lại đạt chất lượng càng tốt.
Sự đóng góp vào sự phat triển kinh tế xã hội, khả năng tạo công ăn việc làm.
Hiệu quả xã hội của khoản vay là một trong những yếu tố dé phản ánh chất
lượng cho vay, bởi vì bên cạnh lợi nhuận của NH, hiệu quả xã hội là một trong
những mục tiêu của hoạt động cho vay Nếu DN vay vốn sản xuất kinh doanh hiệu
quả, sẽ thúc đây nền kinh tế phát triển, đây lùi lạm phát Ngoài ra, khi các DN có
vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, họ sẽ giải quyết được vấn đề việc làm cho
nhiều người lao động, giải quyết được vấn đề thất nghiệp, gián tiếp đóng góp thúc
đây phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
18
Trang 281.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định hiệu quả thực hiện và chỉ đem lại cái nhìn khái quát về chất lượng cho vay nên người chỉ tiêu định tính là những tiêu chí
chủ yếu và quan trọng hơn đối với NHTM để xác định chất lượng cho vay Các
chỉ tiêu cơ bản chủ yêu bao gôm:
- — Chỉ tiêu du nợ cho vay DNVVN:
¬ 1 : —
Dư nợ cho vay DNVVN 100%
ro — Tổng dư nợ cho vay
ÿ trọng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay °
Chi tiéu nay cho thay co cấu cho vay của NHTM thi dư nợ của DNVVN
chiếm tỷ lệ như thế nào Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DN thấp hay cao cho thấy hoạt động cho vay của NH đối với DN chưa tốt hay đã tốt.
- Chỉ tiêu tăng trưởng cho vay DNVVN:
Tốc độ tăng trưởng _ Dư nợ cho vay DNVVN nam nay 1009
cho vay DNVVN Dư nợ cho vay DNVVN năm trước cu Diệt
Chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng hoạt động cho vay đối với DNVVN của
NH Tốc độ tăng trưởng cho vay năm sau cao hay thấp hơn năm trước cho thấy
quy mô tín dụng của NH tăng hay giảm, NH có tạo ra được uy tín hay không Chỉ
tiêu càng cao chứng tỏ khả năng cho vay của NH năm nay nhiều hơn so với năm trước, quy mô tín dụng của NH tăng và có được uy tín đối với khách hàng.
- — Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn _ _ Dư nợ quá hạn DNVVN
đối với DNVVN Tổng dư nợ cho vay DNVVN x100%
Chi tiêu nợ quá han là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá
chất lượng cho vay của NHTM, chỉ tiêu này biểu thị những rủi ro cho vay mà NH
có thé gặp phải, tỷ lệ nợ quá hạn có thể đánh giá được một phần chất lượng cho
vay của NH Nếu chỉ tiêu này cao thì NH sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay
thấp và ngược lại Tuy nhiên, nợ quá hạn là không thé tránh khỏi trong hoạt động tín dụng NH Chính vì vậy điều quan trọng là NH cần duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn
ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
19
Trang 29- Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN
tị Mộ na doanh es Doanh thu từ hoạt động cho vay DNVVN 100%
oat.doéngcho-vay doi = Lt 6
với DNVVN Tổng doanh thu NH
Chỉ tiêu này thể hiện phần trăm thu nhập từ hoạt động cho vay đối với
DNVVN của NH trong tổng thu nhập chung của NH Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay đối với DNVVN cũng như khả năng sinh lời từ hoạt
động cho vay này Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN càng
cao cho thấy chất lượng cho vay đối với DNVVN càng cao và ngược lại tỷ trọng này càng thấp thé hiện chất lượng cho vay đối với DNVVN càng giảm.
- Chi tiêu dự nơ có tài sản dam bảo
Vòng quay vốn cho vay _ Dư nợ cho vay cua DNVVN có TSBD 9,
DNVVN Dư nợ cho vay DNVVN sia
Tai san dam bao thé hién cam két tra ng đúng hạn của DN khi vay vốn, do
đó tài sản đảm bảo là yêu cầu quan trọng của NH khi cho khách hàng vay vốn.
Nếu không thu nợ đúng hạn được theo quy định thì NH có quyền phát mại tài sản
để thu nợ Chỉ tiêu này thể hiện sự an toàn của khoản vay, chỉ số này càng cao thì
chất lượng cho vay càng cao
- Chi tiễu vòng quay vốn cho vay DNVVN:
Vòng quayvốn _ Doanh số thu nợ cho vay DNVVN 10%
chovayDNVVN - Dư nợ cho vay DNVVN * °
Chi tiêu vòng quay vốn cho vay DNVVN cho thấy tốc độ luân chuyển vốn
cho vay đối với DNVVN của NH Vòng quay vốn cao thì vốn được luân chuyển
càng nhanh, NH có khả năng đáp ứng ngày càng nhiều và kịp thời và nhu cầu vay
vốn của DNVVN Chỉ tiêu này còn cho biết các DNVVN sử dụng vốn có hiệu quả và chất lượng cho vay của NH có tốt hay không.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa cà nhỏ của Ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
- Chính sách cho vay của NH doi với DNVVN
Chính sách cho vay của NH là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay, mang ý
20
Trang 30nghĩa quyết định đến sự phát triển hay thụt lùi của NH Chính sách cho vay của
NH hướng dẫn chung cho cán bộ, công nhân viên NH, tạo sự thống nhất trong
hoạt động nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời Chính sách cho vay
bao gồm nhiều chính sách như: chính sách NH, chính sách giới hạn cho vay, chính
sách lãi suất, chính sách về thời hạn cho vay, chính sách liên quan đến tài sản bao
đảm, điều kiện giải ngân và thanh toán Chính sách cho vay của NHTM phải
phù với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, đồng thời phối hợp giữa quyền
lợi của người gửi tiền, của NH với người sử dụng vốn vay, giúp thuận lợi cho
khách hàng khi vay vốn cũng như đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM
nhưng đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận cho NH Đề dat được như vậy, chính sách
cho vay phải được sử dụng một cách khoa học và theo sát thực tẾ.
- Quy trình cho vay đối với DNVVN
Quy trình cho vay là thứ tự các bước mà cán bộ tín dụng và những bộ phận
liên quan, có thâm quyền cần phải xử lý trong quá trình cho vay Quy trình cho
vay bao gồm các bước thu thập, xử lý thông tin và thẩm định tin dụng, tái thẩm
định và duyệt vay, đăng ký giao dịch bảo đảm và lập hồ sơ tín dụng, giải ngân, quản lý sau giải ngân, thanh lý hợp đồng tín dụng và giải toả tài sản đảm bảo.
Quy trình cho vay đúng quy định sẽ giúp quá trình cho vay hiệu quả hơn và
tiết kiệm được thời gian cũng như chỉ phí Việc thực hiện tốt các nội dụng, quy
định trong từng bước cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp NH tránh
được rủi ro không đáng có cũng như nâng cao được chất lượng cho vay.
Một quy trình cho vay cụ thé và chỉ tiết sẽ là phương tiện hiệu quả để NH
kịp thời tìm ra các sai sót, rà soát liên tục được các khoản vay và theo đó có thể
đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời Quy trình cho vay cần được xây
dựng một cách thống nhất và cần có sự linh hoạt đối với từng khoản vay, phù hợp
quy định của NH Nhà nước, điều này sẽ có những tác động tích cực đến chất
lượng khoản vay.
- — Chất lượng thẩm định cho vay
Cho vay là hoạt động mang về lợi nhuận lớn nhất song cũng là hoạt động
mang tính rủi ro lớn nhất của các NHTM Công tác thẩm định có vai trò rất quan
trọng trong quá trình cho vay cũng như trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng.
21
Trang 31Trước khi cho vay, NH phải tiến hành phân tích, thâm định khách hàng và
phương án vay vốn để xem xét có nên cho vay hay không? Sau đó NH sẽ tiến
hành thu thập các thông tin về khách hàng, đánh giá năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá phương án vay vốn và dự
đoán dòng thu nhập trong tương lai của khách hàng để từ đó đưa ra khả năng trả
nợ của khách hàng Ngoài ra, NH cũng phân tích và dự đoán ảnh hưởng của môi
trường kinh doanh đến phương án vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách
đảm bảo an toàn cho khoản vay thấp sẽ không được NH cho vay Trong tường hợp
NH chấp nhận cho vay, thông qua việc thầm định NH có thể dự đoán được các
nguy cơ có thé xảy ra đối với khoản vay Nếu công tác thẩm định có chất lượng
tốt, NH có thể đưa ra những quyết định tương đối chính xác về việc cho vay hay
không cho vay, giảm rủi ro tín dụng Thẩm định chính xác sẽ giúp cho NH lựa chọn được khách hàng tốt, loại bỏ ngay từ đầu những khoản cho vay có rủi ro cao.
Ngoài ra, nó cũng giúp NH hiểu rõ được hoạt động của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất và đảm
bảo khả năng thu nợ gốc và lãi.
- Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng cho vay của NH Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thê
đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, nâng cao hiệu quả tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng Thông tin tín
dụng có thé thu thập được từ các nguồn thông tin sẵn có của NH, hay từ các đối
thủ cạnh tranh Mặt khác, NH cũng cần quan tâm đến xu hướng cạnh tranh cuả ngành nghề, những yếu tô có thé thay đổi hay ảnh hưởng tới dự án cho vay trong
tương lai.
22
Trang 32- Trinh độ và tư cách đạo đức của nhân viên NH
Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, là một trong những yếu tố tiên quyết sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bat
cứ DN nào, hoạt động cho vay của NH cũng không là một ngoại lệ NHTM muốn
hoạt động kinh doanh tốt trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
năng động, sáng tạo trong kinh doanh với phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với
nghề, luôn đặt lợi ích của tập thể lên đầu Sau đó là phải có trình độ nghiệp vụ, có
kiến thức về kinh tế, về lĩnh vực NH- tài chính, pháp luật, thị trường, có tỉnh thần
trách nhiệm cao, trung thực, có thái độ phục khách hàng tốt tạo được niềm tin của khách hàng vào NH, thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao trình
độ nghiệp vu, thực hiện tốt mọi nhiêm vụ được giao Đội ngũ nhân viên là những.
người trực tiếp làm việc với khách hàng, là cầu nối giữa NH và khách hàng, là
người tao ra và duy tri mỗi quan hệ giữa hai bên nên có vai trò quan trọng trong
mọi nghiệp vụ của NHTM NH ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự
ngày càng cao hơn nữa Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, chuyên môn
nghiệp vụ cao sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa sai phạm trong hoạt động kinh
doanh, đem lại sự tin tưởng từ khách hàng.
- Cơ cấu tô chức NH.
Việc bố trí nguồn nhân lực (bao gồm mạng lưới hoạt động của con người, cơ
sở vật chất và vốn) cho quá trình hoạt động có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NH mà chủ yếu là hiệu quả cho vay Nếu cơ cấu tổ chức thích hợp sẽ khai thác tốt tiềm năng cả bên trong và bên ngoài Nếu cơ cấu t6 chức
NH không hợp lý sẽ là gánh nặng về tài chính cho NH do những tổn thất lớn từ
những khoản nợ khó đòi, đầu tư không đúng đối tượng, hay đầu tư kém hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của NH cần được bố trí một cách khoa học trên cơ sở
nghiên cứu thị trường, tránh phô trương hình thức, phải kết hợp phong phú các
mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị - xã hội đảm bảo duy trì phát triển mối
quan hệ tổng thể và hệ thống.
- Khả năng tài chính và trang thiết bị công nghệ
NH cũng như mọi DN sản xuất kinh doanh khác phải có vốn và cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh Nguồn
23
Trang 33vốn hoạt động của NH bao gồm: Vốn tự có, vốn huy động và vốn đi vay Day là những nhân tố chính quyết định đến khả năng kinh doanh của NH Nguồn vốn tự
có lớn tạo điều kiện để cho NH tăng cường cơ sở vật chất như: Mở rộng mạng lưới
hoạt động, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động kinh
doanh Nguồn vốn huy động dùng để thực hiện các hoạt động như cho vay, đầu
tư mang lại lợi nhuận cho NH Do vậy tăng trưởng và nâng cao chất lượng cho vậy phải dựa vào khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Các trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc văn minh, lịch sự là yếu tố
không thể thiếu và không ngừng đổi mới thì mới tạo điều kiện để NH từng bước
nâng cao chất lượng cho vay
- Công tác kiểm tra, kiểm sát nội bộ
Đây là công tác mà NHTM nào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh đáp ứng các yêu cầu mục tiêu đã đề
ra Đề thực hiện tốt công tác này mỗi, NH cần có một đội ngũ kiểm toán, kiểm tra
nội bộ có chất lượng chuyên môn cao, trung thực, tin cậy để làm công tác này.
Đồng thời NH cần có chế độ thưởng phạt, có như vậy hoạt động cho vay mới thực
hiện đúng quy trình và chất lượng cho vay mới ngày càng được nâng cao.
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan chính là môi trường hoạt động của NH Việc phân
tích môi trường làm rõ múc độ ảnh hưởng của chúng đến việc xác định chiến lược
kinh doanh và cách thức hoạt động của NH có vai trò quan trọng đặc biệt, bao
gồm những nhân tố điển hình sau:
- _ Nhóm nhân tô kinh tế, chính trị - xã hội
Các thành phan kinh tế bị chi phối bởi chính vĩ mô của nhà nước hoặc bị chi
phối các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và các quy luật cung cầu trên thị
trường.
Chu kỳ kinh tế có tác động đến hoạt động NH nói chung và hoạt động cho
vay nói riêng, khi mà nền kinh tế tăng 6n định thì hoạt động cho vay có tăng cường
và độ rủi ro không lớn hơn và ngược lại Nhu vay, tin dụng phụ thuộc tình hình phát
triển và sự ổn định của nền kinh tế Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển chậm chạp
có biểu hiện suy thoái, hoạt động kinh doanh của các DN gặp khó khăn, nhu cầu về
24
Trang 34vốn sẽ giảm, hoạt động cho vay không mở rộng được và nhiều khoản vay không thu
hồi đúng hạn, lợi nhuận của NH từ hoạt động cho vay sẽ giảm
Chính sách kinh tế của Chính phủ về ưu đãi hay hạn chế sự phát triển của
một ngành, một lĩnh vực cũng tác động tới chất lượng cho vay của NH Khi chính
phủ có chính sách như: Đưa ra chính sách xuất nhập khẩu, đánh thuế tiêu thụ đặc
biệt mặt hàng nào đó, chính sách giữ tỷ giá hay phá giá đồng nội tệ đều ảnh
hưởng tới quy mô và chất lượng cho vay.
Trong chính sách kinh tế thì nhân tố pháp lý có ảnh hưởng tương đối quan trọng đến chất lượng cho vay, vì nhân tố này bao gồm tính đồng bộ khoa học của
hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn
liền với yêu cầu chấp hành và thực thi pháp luật Trong nền kinh tế thị trường,
Chính phủ điều hành nền kinh kế thông qua hệ thống pháp luật Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý bình đăng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao Pháp luật là cơ sở giải quyết các vấn đề khiếu nại và tranh chấp xảy ra Nhà nước có hệ thống pháp luật chặt ché và khoa học thì cũng cần có con người dé thực thi va chấp hành, khi đó
hệ thống pháp luật mới phát huy tác dụng
Việc xác lập khuôn khổ cho các hoạt động kinh tế được xem là điều kiện
tiên quyết để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả Môi trường pháp lý ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyết định của các chủ thể trên thị trường Vấn đề cơ bản
của kinh tế là sở hữu và lợi ích kinh tế phản ánh thái độ của Nhà nước đối với sở
hữu và lợi ích kinh tế Vai trò của pháp luật về kinh tế được thẻ hiện trên các khía
cạnh như sau:
- Pháp luật về kinh tế xác định địa vị pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế.
- Pháp luật về kinh tế tạo ra luật chơi công băng cho các chủ thể sản xuất kinh
doanh trên thị trường Thông qua pháp luật về kinh tế Nhà nước quy định những
chuẩn mực hoạt động cho các chủ thể trên thị trường.
- Pháp luật kinh tế là công cụ quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc
dân.
Thiếu luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước sẽ không có hiệu lực
và sẽ không có hiệu quả Bởi vậy xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là
25
Trang 35điều bắt buộc, đây cũng chính là quá trình hoàn thiện quản lý Nhà nước về kinh tế.
Những yêu cầu đối với xây dựng hệ thống luật pháp là: Tính khách quan, tính quy
luật, tính cưỡng chế và tính hệ thống Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội,
những quy phạm về pháp luật kinh tế đi ngược lại lợi ích kinh tế, làm cản trở, kìm
hãm kinh tế cần phải sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với quá trình phát triển.
Vi vậy, yếu tô pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đến hoạt động NH nói chung và
chất lượng cho vay nói riêng
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên thế giới Vì thế sự biến
động tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới đời
sống kinh tế - chính trị - xã hội trong nước từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cho
vay Đây là yếu tố mà các nhà.hoạt động chính sách luôn luôn nắm bắt kịp thời để
đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu bat lợi thế cho nước mình.
Trong thời kỳ nền kinh tế khu vực bị suy thoái, tất nhiên tỷ lệ nợ xấu sẽ cao, chất
lượng cho vay giảm sút Tình hình chính trị không én định sẽ tác động đến tâm lý
tiêu cực của nhà đầu tư làm cho họ không quan tâm đầu tư vào sản xuất kinh
doanh từ đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cho vay Như vậy nếu môi trường kinh tế
lành mạnh làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển từ đó góp phần tăng
trưởng và nâng cao chất lượng cho vay.
- — Nhóm Nhân to khách hàng
Khách hàng của NH ảnh hưởng trực tiếp tới mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay Nếu khách hàng kinh doanh tốt, tăng trưởng sản xuất, lưu thông
hàng hóa là điều kiện nâng cao chất lượng cho vay Môi trường tốt cho hoạt động
kinh doanh của NH thuận lợi phải tập trung được nhiều khách hàng cung cấp “đầu
vào” tạo nên nguồn vốn huy động để hoạt động cho vay cũng như sử dụng các sản phẩm “đầu ra” NH chỉ thực sử hiệu quả khi phục vụ thật tốt nhu cầu của khách
hàng bao gồm nhu cầu: gửi tiền, thanh toán, rút tiền, tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo lãnh NH tạo điều kiện giúp khách hàng tăng cường sản
xuất kinh doanh, đạt được mức lợi nhuận cao thì NH cũng tăng được đầu tư cho
vay và tăng được khả năng sinh lời.
Như vậy, khi khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì có
điều kiện tái sản xuất mở rộng, tiêu thụ được nhiêu sản phâm hàng hóa họ trở
26
Trang 36thành khách hàng tiềm năng với NH, tạo nên môi trường thuận lợi, ôn định để NH
không những thực hiện được hoạt động cho vay mà NH còn trở tổ chức tài chính
với nhiều hoạt động khác nữa Vì vậy, NH cần phải tăng cường thiết lập mối quan
hệ thân thiết với khách hàng, tăng cường thu hút khách hàng, tư van cho khách
hang, từ đó không ngừng mở rộng khối lượng đầu tư và chất lượng cho vay, tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điều
đó giúp cả hai bên cùng đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.
Bên cạnh đó đạo đức của khách hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới rủi ro
khi cho vay, lợi dụng thông tin, lợi dụng lòng tin của NH mà khách hàng lừa đảo
chiếm đoạt vốn của NH Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, rất nhiều vụ lừa
đảo liên quan trực tiếp đến NH, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát hàng
nghìn tỷ đồng Điều này chứng tỏ còn tồn tại nhiều kẽ hở trong hoạt động của
NHTM, đến từ cả trong lẫn ngoài NH, từ chính cả những cán bộ, nhân viên NH
đến các thủ đoạn lừa đảo tinh vi của khách hàng Những yếu tố này đều ảnh
hưởng đến chất lượng cho vay tại NHTM.
#214
Trang 37CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHO VAY ĐÓI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
NGAN HANG VIETINBANK - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chi nhánh
Ba Đình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Ba Dinh.
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank forIndustry and Trade — Ba Dinh Branch
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietinbank — Ba Dinh.
Địa chỉ: Số 34 Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 04 3845 2826; Fax: 04 3843 9330Email: Wedmaster@vietinbank.vn; Website: www.vietinbank.vn
L626: VietinBank
Chi nhánh NHTM cổ phần Công thương chi nhánh Ba Dinh thành lập năm
1959 Trước đây, chỉ nhánh có trụ sở tại 142 Đội Cắn, quận Ba Dinh, thành phố
Hà Nội, với số lượng cán bộ lúc đó là trên 10 người với tên gọi lúc thành lập:
“Chi điểm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội ”
Nhiệm vụ va mục tiêu: xây dung cơ sở vat chat, cung cố tổ chức và hoạt
động NH Ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, còn
nhiều khó khăn nên hoạt động của chỉ nhánh khi đó chỉ mang tính bao cấp, phục
vụ nhân dân, không đặt mục tiêu lợi nhuận và hoạt động theo mô hình quản lý một
cấp và được duy trì đến 07/1988.
Ngày 01/07/1988, thực hiện nghị định 53 của hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) NH chuyển sang mô hình hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình
quan lý hai cấp (Ngân hàng nhà nước - NHTM) và NHTM quốc doanh lần lượt ra
đời với các chức năng chuyên môn: Ngân hàng Công thương — Ngân hàng Ngoại
28
Trang 38thương — Ngân hàng Đầu tư & Phát triển — Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, đồng thời NHCT Ba Đình cũng được chuyển thành một chi nhánh
NHTM quéc doanh với tên gọi là chi nhánh NHCT quận Ba Dinh trực thuộc
NHCT Hà Nội và hoạt động theo mô hình quản lý 3 cấp Với mô hình quản lý này,
NHCT Chi nhánh Ba Đình hoạt động kém hiệu quả, không phát huy được ưu thế
và thế mạnh của một NHTM trên địa bàn thủ đô Trước thực tế đó, theo quyết
định sé 93/NHCT-TCCB của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam bat đầu từ ngày
01/04/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm tổ chức NHCT hai cấp Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT thành phố Hà Nội Sau khi nâng cấp quản
(TW-lý cán bộ và đội ngũ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT đã có
nhiều sự thay đổi vượt bậc, có đầy đủ năng lực uy tín cạnh tranh tích cực trên thị
trường, và không ngừng đổi mới, hoàn thiện để thích nghỉ với môi trường kinh
doanh trong cơ chế thị trường.
Cho đến nay, hoạt động của chỉ nhánh NHTM Công thương được ổn định
và phát triển theo định hướng “ổn định — an toàn — hiệu quả và phát triển” về cả
quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tô chức bộ máy cũng như địa bàn hoạt động.
Chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong
những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống của NHCT; một số thành tích cụ thể
mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua : Năm 1998 được Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng khen; Năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động
hạng 3; Năm 2004 được thống đốc NH nhà nước, chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội tặng băng khen; Năm 2007 được đón nhận huân chương lao động hạng nhì
của Nhà nước,
Trong 20 năm qua, chỉ nhánh Vietinbank Ba Đình không ngừng khẳng định
là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHTMCP
Công thương Việt Nam.
Đầu năm 2010, nhằm phục đích phát triển và hoạt động hiệu quả hơn nữa,
cũng như dé phục vụ khách hàng duoc tốt hơn, Vietinbank chi nhánh Ba Đình đã
chuyển trụ sở từ Đội Can sang địa chỉ 34 Cửa Nam Đây là địa bàn kinh doanh sam uất, tập trung nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và đông dân cư, giao thông
thuận tiện, tạo môi trường thuận lợi trong việc cung câp những sản phâm dịch vụ
29
Trang 39NH, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Trụ sở VietinBank - Chi nhánh Ba Đình nằm tại Toà nhà Trung tâm thương
mại Cửa Nam (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng trên diện tích gần 1.000 m2,
với quy mô 13 tầng nổi và 4 tầng ham, là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động ngày 03/11/2010.
Giao dịch tại Trụ sở 34 Cửa Nam, VietinBank - Chi nhánh Ba Đình sẽ tiếptục đưa các sản phẩm dịch vụ hiện đại, tiện ích của VietinBank đến gần hơn với
các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo các tầng lớp dân cư, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô Trưng biển ở vị trí mới này, thương hiệu
VietinBank xuất hiện trang trọng và nỗi bật tại ngã năm: Cửa Nam Lê Duan
-Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến của Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội
2.1.2 Mô hình cơ cấu tô chức, chức năng nhiệm vụ
2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức
hops Khoi quan ly rui : eae : i
Phòng/tô quản Phòng kê toán Phòng/tô tông
- Giám đốc chi nhánh: có quyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh
và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank.
- Khối kinh doanh:
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn: do Giám đốc trực tiếp phụ trách + Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
30
Trang 40doanh nghiệp lớn, khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ Thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
cho các doanh nghiệp lớn.
+ Nhiệm vụ:
e Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các DN lớn.
e Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có
nhu cầu tín dụng, tài trợ thương mại phòng có thâm quyền quyết định theo quy
định của NHCT Việt Nam.
e Thực hiện nhiệm vụ là thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm
lãi, hội đồng xử lý rủi ro
e Cập nhật thường xuyên thông tin về hoạt động của khách hàng, chấm điểm
xếp hạng tín dụng đối với khách hàng đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chỉ
nhánh.
e Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm các báo cáo theo quy định, tổ chức học tập nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế
độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Nhiệm vụ:
e Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
e Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCT: tín dụng đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ NH điện tử Làm đầu mối giới thiệu các
sản phẩm và bán cho các DNVVN
e Thâm định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu
31