1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp (Phần 1)

209 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Tài Sản Trí Tuệ Trong Doanh Nghiệp
Tác giả PGS. TS. Vũ Thị Hải Yến, ThS. NCS. Nguyễn Phan Diệu Linh
Trường học Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 37,53 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIET TATSTT| TỪ VIẾT TAT VIET DAY DU1 BMKD Bi mat kinh doanh 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương 4 KDCN Kiéu đáng

Trang 1

ĐÈ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

QUAN LY TÀI SAN TRÍ TUỆ

TRONG DOANH NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Vũ Thị Hải Yến

Thư ký đề tài: ThS NCS Nguyễn Phan Diệu Linh

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐÈ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

QUAN LY TÀI SAN TRÍ TUỆ

TRONG DOANH NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Vũ Thị Hải Yến

Thư ký đề tài: ThS NCS Nguyễn Phan Diệu Linh

Hà Nội - 2022

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIET TATSTT| TỪ VIẾT TAT VIET DAY DU

1 BMKD Bi mat kinh doanh

2 CNTT Công nghệ thông tin

3 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ

xuyên Thái Bình Dương

4 KDCN Kiéu đáng công nghiệp

> QLQ Quyén lién quan

6 QTG Quyén tac gia

7 R&D Nghiên cứu va phát triển

8 SHCN Sở hữu công nghiệp

9 SHTT Sở hữu trí tuệ

10 TKBT Thiết kế bố trí

11 TPM Các biện pháp công nghệ bảo vệ quyền

Tổ TRIPs Hiép dinh vé cac khia sạnh liên quan tới thương mại

của quyên sở hữu trí tuệ

13 TSTT Tài sản trí tuệ

14 WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thé giới

Trang 4

MỤC LỤCPHAN 1: BAO CAO TONG THUẬT DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAPTRUONG 1

A NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TAL 1

1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿52-52 St 21 E12112212112111112111121121111121111 11 1C ee 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của dé tai 2-2 2 22 s2 32:1 Tink hình fighiên cứu.Ở HƯỚC NGO sscssssccwsssanceauaneser ames cesarean eee 3 2.2 Tinh hình nghiên cứu trong NƯỚC - (6 2 3 3221351131132 re 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài - 25s 2+Ez+Exe£ESEEerxerrxerkerrxee 5

4 Mục đích nghiên cứu đề tài +: 2-52 k+2E2EE9EEE2E12E121121171211211212211 112 xe 6

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài - + sSeExeEEeEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkerkrred 6

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI 7

1 TONG QUAN VE QUAN LÝ TAI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP 71.1 Khái quát về tai sản trí tuệ trong doanh nghiệp cccceccesccsessessessessessessessesseeseees 71.2 Khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp - 2: s¿ 221.3 Pháp luật về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp -s:¿ 34

2 HOAT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIEN LƯỢC, CHÍNH SÁCH, VAN BAN VÀ QUYTRINH QUAN LÝ TÀI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP 362.1 Hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài sản trí tuệ trong doanhP165 =a.a.ẽ 5 a ern ẽ ốc et sẽ 362.2 Hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

§ENSSS0./158SE30385EĐHDISERSOGHSEHSES SESEEXSSSISSESES3ESSRESKLESRESHHGSEIES-EBSIPSEGESES0S10081405813E7S02643858 0218.9030 40

2.3 Hoạt động xây dựng quy trình quản lí tai sản trí tuệ trong doanh nghiệp 42

3 HOẠT ĐỘNG XÁC LẬP QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ DOI VỚI TAI SAN TRÍ TUỆ

I)'(9))/61997.00:0)/6.0000Ẻ0Ẻ 52

3.1 Khái niệm và vai trò của xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ trongoan nghi€p 1Ð - 323.2 Hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

S1šSSšEESHSSEEIS291.01381015Y0I56046155543353306595893318355SELG113ESEESEXGHSESSGEXSENEHSS4S505/04413014333814810S01450440E0138 56

4 HOAT ĐỘNG KHAI THÁC VA THUONG MẠI HOA TÀI SAN TRÍ TUỆ TRONG

DANH NT c~eeoseneiokobn nho gưdóợcg/g30008670006007278.020161.707000.2023017074001i 64

4.1 Khái quát về thương mai hoá và định giá tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp 64

Trang 5

4.2 Các phương thức khai thác tài sản tri tUỆ - -¿- 5-5 +55 +*+<++ssx+seeeeeessss 74

5 HOẠT DONG BAO VE TÀI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIEP 845.1 Khái quát về bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp - 2-2: 845.2 Xác định hành vi xâm phạm tai san trí tuệ cua doanh nghiệp - 88 5.3 Các biện pháp bảo vệ tai sản trí tuệ của doanh nghiỆp - «+s5<2 935.4 Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương thức bảo vệ TSTT của doanh

51415 11177 104

6 KINH NGHIEM QUAN LÝ TÀI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP CUAMỘT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI - 2 6S E£EE£E£EEEEE£EvEEeEE+EEEeEkrvera 1066.1 Hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý tai sảnTẾ] TỮ bentbintintitiottDNEGAINBEHDEHINGEGNMGEISDIBGHECRIRHERRNESGRRBRHREHENGEGRIRNNHIGRHIGNGEGHIHGGLNGSGRNH8BSữ0B8000% 1066.2 Hoạt động xác lập quyền sở hữu trí tuỆ + 2£ 2+£+£++£E++Ez+rxerzszes 1166.3 Hoạt động khai thác, thương mại hoá tài sản tri tuỆ -‹ -s<+<s+2 122 6.4 Hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ trong doanh nghiỆp 5-55: 124

7 THỰC TIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆTNAM nen nnuninnnnotia BA tiias083059805551043898135E44855894513013010G55448436648080135036941330100881034190484 1347.1 Thực tiễn xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý TSTTtrong một số doanh nghiệp Việt Nam 2-2 2©E2+E£+EE+EE£2EE+EE+2EEerxerrrsred 1347.2 Thực tiễn xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 55©©5<<< 135

7.3 Thực tiễn khai thác thương mai tài sản trí tuỆ - + 25+ s+s+zzcxzs2 142

7.4 Thực tiễn hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam 152

8 GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ TÀI SAN TRÍ TUE TRONG

BD EA EEA serene scenes Sc sc 161

8.1 Giải pháp về pháp luật - eesessessessessessessessessessessesseesessesseesessesseeses 1618.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản

và quy trình quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghi€p - ‹- s5 +55: 1688.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xác lập quyền đối với tai sản trí tuệ 1708.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại hoá tài sản trí tuệ 174 8.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ tai sản trí tuệ 176DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22 2¿©£2+2£+2EE2EEtzEEzExcrrseee 18150085591 189 IEIEDL Wl U2 22 ae errr E15 7000900A07E01/722001 7000001000606 vn 195

Trang 6

PHAN 2: HE THONG CHUYEN DE DE TÀI 201CHUYEN DE 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LY TAI SAN TRÍ TUE

TRONG DOANH NGHIỆP o cscsscsssessssssessesssessesssessessssssessscsssssesssesseesesssetsessseesesseeeses 201

CHUYEN DE 2: HOAT DONG XÂY DUNG CHIEN LƯỢC, CHÍNH SÁCH, VANBAN VA QUY TRINH QUAN LY TAI SAN TRI TUE TRONG DOANH NGHIEP

CHUYEN DE 3: HOAT DONG XÁC LẬP QUYEN SO HỮU TRÍ TUE ĐỐI VỚI TAISAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIEP cscssssessesssessesssessesssessesssssessessseeseseneess 269CHUYEN DE 4: HOAT DONG KHAI THAC VA THUONG MAI HOA TAI SANTRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIEP ccecsssssscscsecscsesecsesececsesececsucucsesucavsveucevencecavene 298CHUYEN DE 5: HOAT DONG BẢO VE TAI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH

NGHIEP ccscsscsccsessesecsesecsecsessesucsessssucsesecsucsesecsucaesussucsesecsucatsassusaesassucaesecsueateneaeaeeaeeees 333

Trang 7

PHAN 1: BAO CAO TONG THUẬT DE TÀINGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

A NHUNG VAN DE CHUNG CUA VIEC NGHIEN CUU DE TAI

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức cũng như cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0, các TSTT ngày càng khang định vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và các lĩnh vực khác của đời song xã hội, quyết định sự phát triển và thịnhvượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũng như toàn xã hội, trở thành “động

A906 c

lực nội sinh cho sự phat trién kinh t trở thành một nguồn của cải tạo ra sự thịnhvượng”.! Mức độ bảo hộ quyền SHTT ảnh hưởng đến không chỉ các chủ thể nắm giữTSTT mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp; đến tăng trưởng kinh tế

và phúc lợi xã hội Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, cácTSTT đã và đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp,

là một trong những yếu tô quyết định đến năng lực cạnh tranh và khả năng tăng trưởngcủa doanh nghiệp Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá vềkhoa học - kỹ thuật, TSTT càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi nó chính là yếu

tố cốt lõi trong những đặc trưng của nền công nghiệp này như: Dữ liệu lớn (Big data) và

Số hoá (digitalization); Internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT); Trí tuệ nhântạo (artificial intelligence - AI); Sản xuất bồi đắp (Additive manufacturing) hay Côngnghệ in 3D (3D printers) Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, tỷ lệ giá trị TSTT trungbình chiếm trên 65% tổng giá trị tài sản trong các công ty thuộc top 500 Fortune, thậmchí hơn 90% đối với một số công ty trong nhóm và TSTT cũng đem lại khoảng 40%

doanh thu cho doanh nghiệp”.

Đối với doanh nghiệp, TSTT có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyếtđịnh sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp trongbối cảnh cạnh tranh của thị trường Bảo hộ quyên đối với TSTT trước hết giúp các doanhnghiệp giữ lợi thế cạnh tranh từ các sáng tạo trí tuệ được bảo hộ độc quyên, tạo sự 6nđịnh và phát triển thị phần, xây dựng và phát triển uy tín đối với người tiêu dùng, nâng

! Kamil Idris, “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đề phát triển kinh tế”, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr 55 (bản dịch

của Cục Sở hữu trí tuệ)

? Khắc Vinh, Làm thé nào dé quản lý tốt TSTT? Bài học kinh nghiệm từ Viettel, Tạp chí điện tử Pháp lý, Kỳ phát

hành tháng 4, 2022, xem tại:

Trang 8

https://phaply.net.vn/lam-the-nao-de-quan-ly-tot-tai-san-tri-tue-2-bai-hoc-kinh-cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trườngtrong và ngoài nước Việc nhận diện TSTT của doanh nghiệp cũng như những vấn đềđặt ra trong quản lý quản lý TSTT của doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng côngnghiệp 4.0 có ý nghĩa quan trọng đề doanh nghiệp lựa chọn cơ chế bảo hộ phù hợp chocác TSTT trí tuệ của mình, bảo vệ được lợi thế cạnh tranh, thiết lập hệ thống quản lýhiệu quả đối với TSTT nhăm thúc đây các hoạt động mau chốt của doanh nghiệp như:đầu tư, chuyển giao công nghệ, cạnh tranh , từ đó, giúp doanh nghiệp đứng vững trongbối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt.

Kế từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngàycàng nhận thức được vai trò quan trọng của TSTT đối với sự phát trién của doanh nghiệpnên đã quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý, phát triển và bảo vệ tài sản này, trong đó

có nhu cầu đối với các cán bộ chuyên trách về quản lý TSTT Tuy nhiên, so với yêu cầucủa thực tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý TSTT củacác doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp Việt Namchưa quan tâm hoặc lúng túng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý TSTTcủa mình Nhiều doanh nghiệp chưa định hình được chính xác những TSTT mà mìnhnắm giữ và đặc tính của nó, vì vậy mà chưa chủ động trong kế hoạch đăng ký, kiểmsoát, quan lý, phát triển TSTT Rat ít doanh nghiệp có sự quan tâm và đầu tư kinh phí

và nhân lực cho hoạt động tạo lập, quản lý, phát triển và bảo vệ TSTT Hoạt động thươngmại hoá TSTT trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn kha hạn chế

Trước nhu cầu thực tế đó của xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa môn học

“Quản lý TSTT trong doanh nghiệp” vào chương trình dao tạo cử nhân ngành Luật Kinh

tế Bộ môn Luật SHTT đã triển khai giảng dạy môn học nay được trên 5 năm Tuy nhiên,qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thay nguồn tài liệu phục vu cho việc nghiên cứu

và giảng dạy môn học này rất hạn chế Các tài liệu hiện có không đáp ứng được yêu cầuđào tạo môn học Quản lý TSTT trong doanh nghiệp, cụ thể là chưa cung cấp kiến thứcmang tính hệ thống về quản lý TSTT trí tuệ cũng như chưa bảo đảm cung cấp kiến thức

lý luận cũng như kỹ năng trong quản lý TSTT.

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý TSTT trongdoanh nghiệp” nhăm cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn học “Quản

lý TSTT trong doanh nghiệp” tại trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và cung cấp tàiliệu nghiên cứu về quản lý TSTT cho các doanh nghiệp

Trang 9

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý và bảo vệ quyền SHTTnói chung, đặc biệt là vấn đề quản lý TSTT trong các doanh nghiệp Đáng kế có cáccông trình sau:

I Intellectual property (IP) management: Organizational processes and

structures, and the role of IP donations?

Tài liệu này nghiên cứu về việc quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các công ty Hoa

Kỳ và giải quyết ba câu hỏi: Các TSTT trong doanh nghiệp hình thành từ những nguồnnào? Các doanh nghiệp quản lý TSTT của mình như thé nào? Các khoản tài trợ SHTTđóng vai tro gì trong quản ly SHTT? Công trình nghiên cứu nay đã khảo sat thông quaphỏng van tại 15 công ty ở Đông Bắc Ohio và thực hiện khảo sát trực tuyến đối với hơn7.200 công ty trên nước Mỹ và đưa ra một số kết luận như: Nguồn TSTT mà các doanhnghiệp có được từ nhiều nguồn khác nhau như liên doanh, mua lại tuy nhiên, pháttriển nội bộ vẫn là nguồn TSTT chính Cấu trúc quản lý TSTT tại các doanh nghiệp theo

ba mô hình: cấu trúc tập trung, cấu trúc SHTT thuần túy phi tập trung và cấu trúc thỏahiệp liên quan đến sự phân công bộ phận trong đó một đơn vị kinh doanh đa ngành hoặc

ủy ban bộ phận giám sát SHTT, mỗi kiểu có những ưu điểm và nhược điểm riêng

2 IP Asset Development and Management: A Key Strategy for Economic Growthf

Cuốn sách giới thiệu về các chính sách, chiến lược và thực tiễn trong việc kíchthích và hỗ trợ phát triển, tích lũy, quản lý và sử dụng SHTT hiệu quả như một tài sảnkinh tế Cuốn sách này tập trung vào việc trình bày những chính sách mà các chính phủ,khu vực tư nhân và các tổ chức học thuật áp dụng dé kích thích sự phát triển của các tàisản SHTT Chuẩn bị chiến lược và phát triển tài sản SHTT là những tiền đề cần thiết để

sử dụng hiệu quả TSTT cho phát triển kinh tế vi mô và vĩ mô

3 Intellectual Property Management A Guide to Relevant Aspects”

Hướng dẫn nay nhằm mục dich giới thiệu một cách khái quát về các van đề cốt lõicủa quản lý TSTT Quản lý SHTT gần đây đã trở nên cấp thiết do nhiều tổ chức, baogôm cả các tô chức nghiên cứu công và các trường đại học, đã thay đôi chính sách theo

3Link: https://www.researchgate.net/publication/225630148Intellectual_property_IP_management_Organizatio nal processes and structures and the role of IP donations

4 Link: https:/www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/intproperty/896/wipo_pub_§96.pdf

Š Link:

Trang 10

http://www.cires-ci.com/pdf/IP4GROWTH/IP4GROWTH%20-định hướng nghiên cứu thuần túy chủ yếu dựa trên việc công bố kết quả nghiên cứu,chuyền sang các chính sách nhằm khai thác thương mại kết quả nghiên cứu dé tạo thêmthu nhập.

Tài liệu giới thiệu các khía cạnh cơ bản của quản lý TSTT như: giám sát việc tạo

ra TSTT; xác lập quyền sở hữu đối với TSTT; Hệ thống văn bản quản ly TSTT; các hợpđồng chuyền giao, hợp tác tạo ra TSTT; tài liệu xác định quyền sở hữu đối với TSTT;giá trị của TSTT; thiết lập các chính sách kiểm toán và chính sách bảo mật TSTT

Có thé nói các công trình nghiên cứu nước ngoài đã tập trung vào phân tích nhữngđiều kiện, yếu tố, quy trình xây dựng, thực hiện cũng như kiểm soát chiến lược quảntrị TSTT; nhắn mạnh tới vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TSTT và chiến lược quảntrị TSTT Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã phân tích sâu về vai trò của TSTTđối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng, đối với sự phát triển kinh tế - xãhội nói chung Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc quản

lý TSTT dé phát huy tôi da lợi ích của TSTT đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của nước ngoài có đối tượng nghiên cứu làcác doanh nghiệp có nguồn lực mạnh về tài chính và đặc biệt có đội ngũ nhân lực cókiến thức và năng lực cao về các vấn đề SHTT Các công trình đều được nghiên cứucũng như áp dụng trong điền kiện của những nước có nền công nghiệp phát triển cao

Do đó, các nội dung nghiên cứu chưa thực sự phù hợp với điều kiện nền kinh tế ViệtNam cũng như bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các SMEs

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở trong nước cũng đã có một số tài liệu nghiên cứu có liên quan Đáng ké có một

số công trình tiêu biểu sau đây:

- Đề tài NCKH cấp bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ do KS Đỗ Khắc Trai làmchủ nhiệm năm 2009 “nghién cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp xây dungchiến lược quản trị TSTT của doanh nghiệp”

Đề tài đã tổng hợp các vấn đề lý luận chung về TSTT, quản trị TSTT, chiến lượcquản trị TSTT Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản trị TSTT trong các doanhnghiệp tại một số quốc gia trên thế giới; chính sách SHTT trong bối cảnh cạnh tranhtoàn cầu; đánh giá van đề quan trị TSTT trong các doanh nghiệp của Việt Nam, từ đólàm sáng tỏ thực trạng yếu kém và ảnh hưởng, tác động tiêu cực của tình trạng đó đốivới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Đề tài đề xuất phương pháp

Trang 11

xây dựng chiến lược quản trị TSTT trong doanh nghiệp Việt Nam.

- Tài liệu Tập huấn về SHTT dành cho cán bộ quản lý SHTT trong Doanh nghiệpcủa Cục SHTT® Tài liệu giới thiệu tong quan về SHTT và pháp luật về SHTT; về đăng

ký xác lập quyền SHTT, thực thi quyền SHTT; xây dựng chiến lược và quản lý TSTT.Nội dung tài liệu giới thiệu mang tính khái quát về SHTT, các vẫn đề như xác lập, khaithác, chuyền giao, quản lý TSTT

Các công trình nghiên cứu tại Viét Nam đã nghiên cứu và làm rõ các van đề: TSTTtrong doanh nghiệp; vai trò của TSTT trong doanh nghiệp; tầm quan trọng của xây dựngchiến lược và quản lý TSTT trong doanh nghiệp Các công trình cũng đã đề cập tới một

số hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp như xác lập quyền, kiểm toán TSTT,thương mại hoá TSTT Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu hoặc thiên về vấn đề quảntrị doanh nghiệp, hoặc chỉ mang tính khái quát chung chung về quản ly TSTT Hiệnchưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thé về từng hoạt độngtrong quản lý TSTT trong doanh nghiệp như:

- Hoạt động xây dựng chiến lược, xây dựng hệ thống văn ban và quy trình quản lýTSTT trong doanh nghiệp;

- Hoạt động xác lập quyền SHTT đối với TSTT trong doanh nghiệp (quy trình, thủtục, kỹ năng trong việc đăng ký xác lập quyên; kinh nghiệm theo đuôi đơn đăng ký; kỹnăng tra cứu SHTT; các thủ tục khiếu nại, huỷ bỏ hiệu lực củae văn bằng bảo hộ )

- Hoạt động khai thác và thương mại hoá TSTT trong doanh nghiệp (Định gia, kỹnăng đàm phán, giao kết hợp đồng có đối tượng là TSTT )

- Hoạt động bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp, bao gồm hoạt động bảo vệ trong nội

bộ và hoạt động bảo vệ ngoài doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đối trợng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu và làm rõ quy định của pháp luật liên quan đến quản lý TSTTtrong doanh nghiệp;

- Đề tài nghiên cứu, phân tích nội dung các hoạt động quản lý TSTT trong doanhnghiệp;

- Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quản lý TSTT trong doanh nghiệp ở một số quốcgia trên thế giới và thực trạng quản lý TSTT ở một số doanh nghiệp Việt Nam

Trang 12

b Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, phạm vi nghiên cứu dé tài được giới hannhư sau: 7# nhát, đề tài tập trung nghiên cứu những van đề lý luận về TSTT trongdoanh nghiệp; quản lý TS TT trong doanh nghiệp và nội dung hoạt động quản lý TSTTtrong doanh nghiệp Thi hai, đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quan lý TSTT ở một sốquốc gia trên thé giới và thực tiễn quản lý TSTT trong một số doanh nghiệp Việt Nam

4 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ những van dé lý luận về quản lý TSTTtrong doanh nghiệp;

- Đề tài nghiên cứu và làm rõ các mảng/lĩnh vực của hoạt động quản lý TSTT trongdoanh nghiệp;

- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý TSTT của doanh

nghiệp tại Việt Nam;

- Chỉ ra những hạn chế trong quản lý TSTT của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó déxuất những giải pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp về quản lý TSTT;

- Đề tài nhằm cung cấp nguồn tài liệu quan trọng cho các doanh nghiệp về quản lyTSTT;

- Dé tài nhằm cung cấp nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, giảngdạy và học tập môn Quản ly TSTT trong doanh nghiệp tai Trường Đại học Luật Hà Nội

và các trường có dao tạo chuyên ngành luật.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại,bao gồm:

- Phuong pháp phân tích, tông hợp: được sử dụng xuyên suốt dé tài dé phân tích cáchoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp;

- Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study): được sử dụng để nghiên cứukinh nghiệm quản lý TSTT tại một số doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam;

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: trong đề tài này, phương pháp so sánh được sửdụng trong trường hợp cần phân tích và luận giải những tương tự và khác biệt trongquản lý TSTT giữa doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam, giữa việc quản ly TSTT trong doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trang 13

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

1 TONG QUAN VE QUAN LÝ TÀI SAN TRÍ TUỆ TRONG DOANH

NGHIEP

1.1 Khai quat vé tai san tri tué trong doanh nghiép

1.1.1 Khái quát về tai sản trí tuệ, quyén sở hữu trí tuệ

e Tài sản trí tuệ

Các nhà kinh tế học cô điển và hiện đại đều thống nhất rằng quá trình tăng trưởngkinh tế được thúc đây bởi hai nguồn chính: (i) vốn, lao động; (ii) công nghệ (trong đóbao gồm TSTT) Tuy nhiên, tương quan của hai nguồn này đang dan thay đổi Nếu nhưnền kinh tế truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn lao động va tài nguyên thiên nhiên thìtrong thời đại hiện nay, lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới ra đời, thừa nhận những TSTT

là “động lực nội sinh cho tăng trưởng kinh tế”, “tri thức trở thành một nguồn của cải tạo

ra sự thịnh vuong”.’

Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ TSTT lần đầu tiên được chính thức xuất hiện vàgắn liền với thuật ngữ “quyền SHTT” trong pháp luật SHTT Việt Nam, cụ thể là tạikhoản 1 Điều 4 Luật SHTT: “Quyên SHTT là quyên của tổ chức, cá nhân đối với TSTT,bao gom quyên tác giả và quyên liên quan đến quyên tác giả, quyền SHCN và quyên đốivới giống cây trồng” Theo định nghĩa này thì TSTT chính là các đối tượng của quyềnSHTT Dưới góc độ pháp luật dân sự, Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) liệt kê cácloại tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyên tài sản, trong đó theo Điều

115 BLDS “Quyển tài sản là quyén trị giá được bằng tiền, bao gầm quyên tài sản đốivới đối tượng SHTT, quyên sử dụng đất và các quyên tài sản khác”

Như vậy tiếp cận từ góc độ pháp lý, thuật ngữ “TSTT” có hai cách hiểu khác nhau:Theo quy định của Luật SHTT: TSTT là các đối tượng của quyền SHTT Dưới góc độnày, những kết quả sáng tạo chưa được pháp luật ghi nhận là các đối tượng SHTT sẽkhông được coi là TSTT, ví dụ: các sáng kiến, giải pháp đơn thuần này sinh trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh chưa được bảo hộ là đối tượng SHTT Theo quy định củaBLDS Việt Nam: TSTT là một loại quyền tài sản đối với các đối tượng SHTT - nhữngquyền pháp lý đạt được trên cơ sở bảo hộ nhà nước đối với những thành quả sáng tạo trítuệ Theo cách tiếp cận này thì những sáng tạo trí tuệ chưa nhận được sự bảo hộ pháp lý(tức là chưa được xác lập quyền SHTT) thì không được xem là TSTT Có thê thấy dưới

Trang 14

góc độ pháp lý, TSTT được tiếp cận ở phạm vi tương đối hẹp BLDS chỉ giới hạn TSTT

là “quyền tài sản đối với đối trong SHTT” đã được nhà nước bảo hộ pháp lý; Còn LuậtSHTT cũng giới hạn TSTT phải là những “đối tượng SHTT” - tức là những đối tượngcủa quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giốngcây trồng được pháp luật ghi nhận và bảo hộ

Dưới góc độ kinh tế, TSTT là một dạng tài sản hình thành trong quá trình tư duycủa con người đối với thế giới khách quan được nhận biết dưới dạng kết quả cụ thể củahoạt động sáng tạo của con người và có giá trị khi đem lại những lợi ích vật chất hoặctỉnh thần cho người nắm tài sản này Theo cách tiếp cận này, TSTT được hiểu rất rộng,bao gồm tất cả các sản pham của hoạt động trí tuệ từ các ý tưởng, tác phẩm van học,nghệ thuật, công trình khoa học cho tới các giải pháp kỹ thuật, thiết kế bố trí, phần mềmmáy tính Trên thực tế, những kết quả sáng tạo này vẫn mang lại cho chủ thé nắm giữ

nó những lợi ích kinh tế nhất định (thông qua việc sử dụng, khai thác thương mại); chủthé nam giữ vẫn có thé chuyên giao cho người khác như những tài sản thông thườngŸ.Chính do nhận thức không đầy đủ về TSTT nên trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chứccũng như doanh nghiệp đã bỏ quên hoặc lãng phí những TSTT trí tuệ như các ý tưởng,sáng kiến, giải pháp kỹ thuật của mình, không ý thức được việc phát triển và biến nóthành quyền SHTT Ví dụ Công ty X nghiên cứu tạo ra một loại dược phâm mới nhưngchưa tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế thì công thức chế tao ra loại được phẩm đó cóđược coi là TSTT không?

Do đó, nghiên cứu này chọn cách tiếp cận thuật ngữ TSTT theo nghĩa rộng, cu thé:TSTT là những thành quả của hoạt động sáng tao trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học,

kỹ thuật, van học, nghệ thudt, thể hiện dưới dạng các tri thức, thông tin, dit liệu, biquyết mà chủ thé có thể sở hữu một cách hợp pháp Ö góc độ này, TSTT có thé là bat

kỳ tri thức nào có giá tri do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù được pháp luật bảo hộ haychỉ có tính hữu ích thông thường TSTT bao gồm: các đối tượng của quyền SHTT đượcpháp luật ghi nhận và bảo hộ và cả những kết quả sáng tạo trí tuệ chưa được bảo hộ pháp

lý, bao gồm các ý tưởng, sáng kiến, thông tin, bí quyết

© Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm “quyền SHTT” liên quan chặt chẽ đến khái niệm TSTT Trong tiếng

8 Xem Trần Lê Hồng, “Một số vấn đề về tài sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa học pháp lý và vấn dé hoàn thiện pháp

Trang 15

Anh, cũng không có sự phân biệt rạch ròi giữa quyền SHTT và TSTT Thuật ngữ

“Intellectual Property” tùy thuộc ngữ cảnh có thé được hiểu là “Intellectual PropertyRights” (quyền SHTT) hay “Intellectual Property Assets” (TSTT)

Quyền SHTT có thé hiểu theo hai phương diện: (i) pháp luật SHTT và (ii) quyềnđối với đối tượng SHTT Bảo hộ quyền SHTT khuyến khích hoạt động sáng tạo bằngcách dành cho chủ sở hữu độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định dé khai thác

và đổi lại, chủ sở hữu phải đưa TSTT của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội Độcquyền dù dưới bat kỳ hình thức nào nếu bi lạm dụng có thé làm ảnh hưởng đến lợi íchcủa bên thứ ba Vì vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực phat triển văn hóa,khoa học kỹ thuật nhưng phải bảo đảm sự cân băng về lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượngSHTT với các chủ thé khác và lợi chung chung của xã hội

Theo nghĩa khách quan, Quyền SHTT là tông hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, khai thác, sử dụng, bảo vệcác đối tượng SHTT

Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tô chức, cá nhân đối vớinhững TSTT do con người sáng tạo Đó là độc quyền được Nhà nước trao cho mộtngười, một nhóm người hoặc một tô chức dé khai thác, sử dụng, định đoạt những sảnphẩm của hoạt động sang tạo trí tuệ Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa:

“Quyên SHTT là quyên của tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm QTG và quyên liênquan đến OTG, quyên SHCN và quyền đối với giống cây trồng”

e Đặc điểm của quyền SHTT

Là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu, quyền SHTT có một số đặc trưng riêngbiệt so với quyền sở hữu tài sản thông thường

Về đối tượng: Đôi tượng của quyền SHTT là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người,mang tính chất vô hình TSTT được tạo ra dựa trên hoạt động sáng tạo và đôi mới, nênluôn có tính sáng tao, mang lại những lợi ich cho người nam giữ

Về phạm vi quyền: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân và quyền tàisản Mặc du quyền sở hữu nói chung mang bản chất là quyền tài sản, nhưng đối vớiquyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở hữu, pháp luật cũng ghinhận cả các quyền nhân thân cho chủ thể sáng tạo Nếu như chủ sở hữu tài sản vật chấtthường có đầy đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản, thì đốivới TSTT, đo tính chất vô hình của tài sản, quyền chiếm hữu hoàn toàn không có ý

Trang 16

nghĩa Chủ sở hữu quyền SHTT chỉ thực hiện hai quyền năng sử dụng và định đoạt.

Về nội dung quyên: Do bản chất đối tượng SHTT là tài sản vô hình, nên việc nắmgiữ, quản lý nó không thê thực hiện được như các tài sản thông thường, quyền chiếmhữu TSTT không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT đã được công bố hay sử dụng trênthực tế Vì vậy, quyền SHTT về bản chat chỉ tập trung vào độc quyền sử dụng đối tượngSHTT (bao gồm cả quyền cho phép hoặc quyền ngăn cam người khác sử dụng đối tượngSHTT; quyền định đoạt đối trong SHTT)

Về căn cứ xác lập quyên sở hữu: Quyền SHTT chỉ được xác lập dựa trên nhữngcăn cứ do pháp luật quy định Quyền SHTT được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ chủyếu: (i) Nhóm quyền phát sinh tự động cùng với sự ra đời của TSTT mà không cần phảitiến hành thủ tục đăng ký tại co quan nhà nước có thẩm quyền (ii) Nhóm quyền phátsinh trên cơ sở đăng ký.

Về giới hạn quyên: Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền SHTT làloại quyền được bảo hộ có tính “giới hạn” Mục đích của pháp luật SHTT là tao độnglực thúc đây phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưng quyền SHTT không được cảntrở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và sự phát triển của xã hội Nguyên tắc cânbăng lợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong các quy định về bảo hộ quyền SHTTnhằm dung hòa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHTT với lợi ích chung của xã hội,quyên và lợi ich hợp pháp của chủ thê khác Vì vậy, quyền SHTT bị giới hạn ở các khíacạnh sau:

- _ Giới hạn về không gian (phạm vi lãnh thổ) được bảo hộ: quyền SHTT là độc quyềnpháp lý mà pháp luật quốc gia trao cho chủ sở hữu của đối tượng SHTT, vì vậy đây làquyên mang tính lãnh thổ (territorial right) Điều đó có nghĩa là một TSTT được bảo hộ

ở quốc gia nào thì quyền SHTT chỉ được bảo vệ và thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốcgia đó.

- Giới hạn về thời gian (thời han) được bảo hộ: Phần lớn quyền sở hữu đối với đốitượng SHTT thường được bảo hộ có thời hạn Đây cũng là khoảng thời gian ma Nhanước cho phép chủ thé quyền SHTT được độc quyền khai thác đối tượng SHTT củaminh dé thu lợi nhuận, nhằm bù đắp những công sức, chi phí mà họ đã phải bỏ ra dé tạo

ra TSTT, và tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo tiếp theo Khi hết thời hạn bảo hộ,TSTT trở thành tài sản chung của xã hội, mọi người có thê tiếp cận, khai thác, ứng dụngcác kết quả sáng tạo trí tuệ, từ đó tạo động lực cho sự phát triển văn hóa, khoa học kỹ

Trang 17

thuật của nhân loại.

- Giới han dé bảo đảm sự cân bang lợi ích với chủ thé khác Nhà nước trao cho chủthé quyền SHTT độc quyền khai thác đối tượng SHTT trong hoạt động kinh doanh,thương mại dé thu lợi nhuận Vì vậy, những hành vi sử dụng đối tượng SHTT của ngườikhác với mục đích cá nhân, phi thương mại thường không ảnh hưởng nhiều đến lợi íchcủa chủ sở hữu.

- Giới hạn bởi lợi ích công cộng Vi du: trong những trường hợp nhằm bảo đảm mụctiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích chung của xã hội, pháp luật quốc tếcũng như pháp luật các quốc gia có quy định cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu sáng chếthực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu sáng chế chuyên giao sáng chế theoquyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền.”

e Các bộ phận của quyền SHTT

Quyên tác giả: Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm văn học- nghệ thuật- khoa học,những đối tượng được áp dung chủ yếu trong đời sống tinh thần Khái niệm quyền tácgiả có thê tiếp cận từ hai góc độ Căn cứ vào sự phân chia quyền SHTT, quyền tác giả(hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ phận của quyền SHTT liên quan tới việc bảo hộ cácsáng tạo trí tuệ chủ yêu nhằm đáp ứng như cầu về văn hóa, tinh than, bao gồm cả quyềnliên quan đến quyền tác giả Dưới góc độ này, quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổchức (bao gồm tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi

âm, ghi hình, tổ chức phát sóng) đối với các sáng tao trí tuệ chủ yếu trong lĩnh vực vanhóa, nghệ thuật, hay truyền thông đại chúng

Sự bảo hộ pháp lý đối với quyền tác giả là việc ngăn cấm người khác sử dụng tráiphép đối với sự thể hiện ý tưởng Chính bởi vậy, các tác phẩm văn học- nghệ thuật- khoahọc luôn phải đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo Tuy nhiên, luật quyền tác giả khôngbảo hộ nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm Quyền tác giả được xác lập khi tácphẩm được thê hiện ra bên ngoài bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, không phụthuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức thê hiện Một điểm đáng lưu ý trong quyềntác giả nữa là pháp luật của hầu hết các quốc gia thừa nhận Quyền tác giả mang tínhtuyên nhận, tức là quyền tác giả tự động xác lập khi tác phẩm được thé hiện dưới mộthình thức nhất định mà không cần phải có bat kỳ thủ tục công bố, đăng bạ hay thủ tục

° Được quy định tại Điều 5 Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Điều 31 Hiệp định TRIPs; Điều 132 Luật Sở

Trang 18

nào khác Quyền tác giả không đặt ra bat kỳ tiêu chuan bảo hộ về nội dung, hình thức,chất lượng, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ mục đích

Quyên SHCN: SHCN liên quan đến những sáng tạo dưới dạng sáng ché/ giải pháphữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinhdoanh, chỉ dẫn địa lý, được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong hoạtđộng thương mại Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng SHCN, mỗi đối tượng SHCNthường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính mới, tính sáng tạo, tính,tính ứng dụng hay khả năng phân biệt Đối với hầu hết các đối trong SHCN, thủ tụcđăng ký xác lập quyền là thủ tục bắt buộc (trừ tên thương mại và bí mật kinh doanh).Quyền SHCN được xác lập chủ yếu thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền, trừ một số đối tượng SHCN được xác lập quyền thông qua thực tiễn sửdụng.

Quyên đối với giống cây trồng: Đỗi tượng của quyền đối với giống cây trồng làvật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch - những đối tượng gắn liền với hoạt động sảnxuất nông - lâm nghiệp Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở đăng ký

và được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cấp Bang bảo hộ

1.1.2 Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Đối với tài sản của các doanh nghiệp, theo nguyên tắc kế toán chung thì tài sảntrong doanh nghiệp bao gồm: (i) vốn lưu động (Working Capital) như: tiền, hàng hóalưu kho, nguyên liệu dự trữ ; (ii) tài sản cỗ định (Fixed Assets) như: nhà xưởng, máymóc, trang thiết bị; (iii) tài sản vô hình (Intangible Assets) là loại “tài sản phi vật chất”của doanh nghiệp, được coi là “lợi thế thương mại” của doanh nghiệp như lòng trungthành của khách hàng, uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp

Theo hướng dẫn định giá quốc tế số 4 về định giá tài sản vô hình (InternationalValuation Guidance Note N.4 Valuation of Intangible Assets), “Tai san vô hình là tàisản không có hình thái vật chất nhưng tạo ra những quyền và lợi ích kinh tế cho người

sở hữu no” , bao gồm: các quyền, các mối quan hệ, TSTT và các nhóm tài sản vô hìnhkhác (thường được gọi là uy tín) Trước đây, khi nói đến tài sản hay giá trị của doanhnghiệp, người ta nhắc nhiều đến vốn, tiền tệ, máy móc, thiết bị hay những tài sản hữuhình khác Hiện nay, kết cấu giá trị của doanh nghiệp đã hoàn toàn thay đôi Phần lớngiá trị của doanh nghiệp nằm ở những tài sản vô hình mà chủ yếu tập trung trong TSTT

Trang 19

Dựa vào tinh chat, tài sản vô hình có thé phân chia thành hai nhóm: Nhóm (1): Tàisan vô hình không thể nhận diện (Unidentifiable Intangible Assets) bao gồm: Các quyềnphát sinh theo những cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với các cá nhân, doanh nghiệp kháchoặc các cơ quan quản lý nhà nước, có giá trị thương mại; Các mối quan hệ như quan

hệ với khách hàng, quan hệ với lực lượng lao động, quan hệ với các nhà phân phối màdoanh nghiệp tao lập được trong quá trình hoạt động kinh doanh; Uy tín (goodwill);Danh tiếng (Reputation); và Nhóm (2): Tài sản vô hình có thể nhận diện (IdentifiableIntangible Assets): chính là TSTT (Intellectual Asset).

TSTT là thành qua cua hoạt động sang tạo, đầu tư như: các sáng chế, nhãn hiệu,kiêu đáng công nghiệp, đối tượng của quyền tác giả, các bí quyết kỹ thuật, bí mật kinhdoanh thường được pháp luật công nhận và bảo vệ khỏi việc sử dụng trái phép củangười khác Những tài sản vô hình thuộc nhóm (1) như uy tín, danh tiếng, hệ thống phânphối, nguồn nhân lực, các mối quan hệ tự phát triển trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, được thừa nhận là một loại tài sản qua thực tiễn sử dụng nhưng thườngkhông được ghi chép trong số sách quyết toán của doanh nghiệp, không xác định đượcgiá trị và cũng không thé là đối tượng của các giao dich thương mại Trong khi đó, TSTTlại đáp ứng được các tiêu chí của tài sản nói chung: Có thể xác định được sự tồn tại cũngnhư giá trị của nó; Có các quyền pháp lý được xác lập bảo hộ, bị hủy bỏ hoặc cham dứthiệu lực vào một thời điểm xác định; Có thể trở thành đối tượng trong các giao dịchthương mại.

Trong khoảng vài thập niên gần đây, TSTT đang dần đóng vai trò “thước đo khảnăng tồn tại và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp” Trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, các TSTT đã và đang chiếm tỷ trọngngày càng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quyếtđịnh đến năng lực cạnh tranh và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đặc biệt, cónhững công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như Microsoft hay trong lĩnhvực giải trí như Walt Disney thì có đến trên 80% giá trị tài sản là TSTT Công tyMicrosoft có giá thị trường ước tính khoảng 270 tỉ USD, trong đó khoảng 180 tỉ đượccoi là có xuất xứ từ TSTT của công ty này, bao gồm nhãn hiệu, bằng độc quyền sángchế, các bí quyết kỹ thuật, bản quyên !° Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, tỷ lệ giá trịTSTT trung bình chiếm trên 65% tổng giá trị tài sản trong các công ty thuộc top 500

Trang 20

Fortune, thậm chí hơn 90% đối với một số công ty trong nhóm và TSTT cũng đem lạikhoảng 40% doanh thu cho doanh nghiép'' Ngày nay, nhiều đơn vị tổ chức hang đầutrong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sảnxuất và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm mới, kiểu dáng mới, nhãn hiệu mới

và quảng bá thương hiệu của mình dé thu hút khách hàng Đối với những đơn vị tổ chứcnày, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình - TSTT của họ(thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các bí mật, bí quyết ) -những nhân tố chính cho thành công của họ - lại có giá tri rat cao

Nhu vậy TSTT trong doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình liên quan đến nhữngsản phẩm sáng tạo trí tuệ (tác phẩm, sáng ché, kiểu dáng công nghiệp ) hoặc thànhquả dau tư (nhãn hiệu, tên thương mại ) phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp Khác với những tài sản vô hình như uy tín, danh tiếng, hệthống phân phối, nguồn nhân lực, các mối quan hệ tự phát triển trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, mặc dù qua thực tiễn sử dụng được thừa nhận là một loại tàisản nhưng không được ghi chép trong bất kỳ số sách quyết toán nào của doanh nghiệp.Trong khi đó, TSTT lại đáp ứng được các tiêu chí của tài sản nói chung: Có thể nhậndạng được và xác định được sự ton tại của nó; Có các quyền ton tại pháp lý và được bảo

hộ pháp lý; Có thể được sở hữu và có thể chuyển giao; Được tạo lập, đồng thời có thể

bị hủy bỏ hoặc chấm dứt sự tồn tại vào một thời điểm xác định được hoặc khi có những

sự kiện nhất định

Đặc điểm của TSTT trong doanh nghiệp

TSTT trong doanh nghiệp trước hết mang đặc tính chung của TSTT bao gồm:(i) có thuộc tính vô hình: TSTT bao gồm những tri thức, hiểu biết, thông tin là kếtquả của hoạt động sáng tạo nên mang tính phi vật chất, mặc dù trên thực tế, nó vẫn đượcbiểu hiện thông qua một số dạng hình thái vật chất nhất định, ví dụ một tác phẩm vănhọc như truyện ngắn có thé được ấn hành dưới dạng sách in, có thé thông qua phát thanhnhư đọc truyện trên đài, hoặc băng các dữ liệu điện tử trên internet “SH7TT la thuậtngữ mô tả những ý tưởng, sáng chế, công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và vănhọc, những cái vô hình khi mới được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dang sản phẩm

!! Khắc Vinh, Lam thé nào dé quản lý tốt TSTT? Bài học kinh nghiệm từ Vietel, Tạp chí điện tử Pháp lý, Kỳ phat

hành tháng 4, 2022, xem tại:

Trang 21

(iv) không bị giới hạn về phạm vi sử dụng: Trong khi các tài sản vật chất bị giớihạn về phạm vi sử dụng thì TSTT do đặc tính vô hình nên nó có thé được sử dụng, khaithác cùng một lúc ở nhiều nơi, không bị giới hạn về không gian, thời gian và tần suất sửdụng Đặc tính này cũng khiến cho TSTT có được những lợi thế vượt trội so với tài sảnvật chất là thu được lợi nhuận không lồ nếu được khai thác thương mại cùng một lúc ởmọi nơi Nhưng cũng là bất lợi cho chủ sở hữu tài sản vô hình vì rất khó kiểm soát nếunhư nó bị tùy tiện khai thác sử dụng.

(v) không bị hao mòn, cạn kiệt: Ngày nay, trong khi các nguồn tài nguyên thiênnhiên ngày càng trở nên cạn kiệt do việc khai thác, các tài sản vật chất luôn bị hao mòn,giảm sút giá trị qua quá trình sử dụng thì TSTT có thể coi như nguồn tài nguyên quýbáu bởi sự sáng tạo của con người là vô tận và những sáng tạo đó không hề bị hao mòn,cạn kiệt qua việc sử dụng, khai thác, thậm chí càng sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụngcàng rộng thì TSTT càng có giá trị TSTT vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là sản phâmđầu ra của một quy trình sáng tạo

(vi) dé bị xâm phạm: Do đặc tính vô hình và tồn tại chủ yêu dưới dạng thông tincủa tài sản trí tụê, chủ thé nắm giữ tài sản tuệ khó kiểm soát và khó ngăn chặn chủ thé

khác khai thác, sử dụng loại tài sản này Đặc biệt, TSTT càng dễ dàng bị xâm phạm hơn

trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ Nói cách khác, TSTTtiềm tàng khả năng bị xâm phạm hơn những tài sản hữu hình khác, có khả năng lan

truyền rộng lớn và dé có khả năng được vật chất hoá hàng hoạt, sau đó trở thành thực

2 Kamil Idris “SHTT - một công cụ đắc lực dé phát triển kinh tế”, sách do Tổ chức SHTT thé giới WIPO ắn hành,

Trang 22

thé tác động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người cũng như của cả xã hội !3 Do vậy,việc thiết lập các biện pháp bảo vệ hữu hiệu đối với TSTT cả từ góc độ cá nhân, tô chức,quốc gia và liên quốc gia là van đề hết sức cần thiết và bức xúc hiện nay.

Bên cạnh đó, TSTT trong doanh nghiệp còn có những đặc trưng nỗi bat:

Thứ nhất TSTT trong doanh nghiệp là yếu tô cốt lõi cấu thành giá trị của hànghoá, địch vụ trong doanh nghiệp Những hàng hóa, dịch vụ chứa đựng trong nó cácTSTT như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh sẽ có khả năng cạnhtranh cao hơn, đễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường cũng như thu hút khách hàng.Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, các doanhnghiệp ngày càng tập trung đầu tư hơn vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết

kế chương trình máy tính, thường xuyên cải tiến chất lượng và kiểu đáng sản phẩm cũngnhư tiến hành các chiến dịch xây dựng uy tín, tăng cường kha năng nhận biết của nhãnhiệu Các TSTT đang trở thành một trong những bộ phận cấu thành giá trị của hàng hóa,dịch vụ, đặc biệt là trong các ngành công nghệ sáng tạo đòi hỏi sự đầu tư về công sức,trí tuệ và yêu cầu hàm lượng chất xám cao

Thứ hai: TSTT trong doanh nghiệp luôn có gia trị thương mại Trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ ở mọi lĩnh vực đều đang tạo lập,khai thác và phụ thuộc vào TSTT với mức độ và quy mô khác nhau tùy theo đặc thù củatừng doanh nghiệp Thật vậy, các TSTT đang trở thành một trong những bộ phận cấuthành giá trị của hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là trong các ngành công nghệ sáng tạo đòihỏi sự đầu tư về công sức, trí tuệ và yêu cầu hàm lượng chất xám cao Hàng hóa, dịch

vụ chứa đựng trong nó các TSTT sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, dễ dàng hơn trongviệc tiếp cận thị trường Chính bởi vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều doanhnghiệp đang ngày càng tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết kế chươngtrình máy tính, thường xuyên cải tiến chất lượng và kiểu dang của sản pham cũng nhưtiền hành các chiến dịch xây dựng uy tín, tăng cường khả năng nhận biết của nhãn hiệu

Do đó, các hang hóa, dịch vu, bao gồm cả sản phẩm truyền thống (như dược phẩm, sanpham may mặc, dụng cụ lao động) và san phẩm hiện đại (như robot, thiết bị viễn thông,điện tử) của các doanh nghiệp đều gắn liền với các TSTT Bên cạnh đó, các TSTT đã vàđang trở thành đối tượng trong các giao dịch thương mại và là một loại tài sản có giá trị

!3 Trần Minh Dũng, Bảo vệ quyén sở hứu trí tuệ bằng biện pháp hành chính,

Trang 23

<http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-cao Chang hạn theo số liệu định giá năm 2022 của Interbrand - một Công ty tư vấnnhãn hiệu toàn câu, các nhãn hiệu nôi tiêng thê giới được xác định giá trị rât cao, cụ thê

là:

> Gia tri STT Nhãn hiệu Sản phẩm, dịch vụ

(triệu USD) z

5 SAMSUNG Điện tử tiêu dùng 87689

Thứ ba: Pham vi TSTT cua doanh nghiệp không ngừng được mở rộng, đặc biệttrong boi cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như khoa học - công nghệ, phạm viTSTT nói chung, TSTT của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng Trong nhiềuthập kỷ gần đây, pháp luật SHTT của các quốc gia trên thế giới đã có những sửa đổinhằm mở rộng phạm vi bảo hộ quyền SHTT Sự mở rộng này đo trước tiên là do tínhchất tương đồng của các sáng tạo trí tuệ cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật

đã làm nảy sinh những kết quả sáng tạo có thê đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo

cả luật quyền tác gia và luật SHCN Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi bảo hộ còn xuấtphat từ nhu cầu của các chủ thé quyền SHTT luôn mong muốn mở rộng phạm vi độcquyền của mình cũng như duy trì, kéo dai thời hạn khai thác kết quả sáng tạo trí tuệ.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) về bảnchất là nền công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệthông minh dé tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhắn mạnh những công nghệđang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vậtliệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy “ Nếu như trước đây, việc bảo hộ TSTT

! htip://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-la-gi-4319 (truy cập

Trang 24

chỉ tập trung vào việc sử dụng quyền SHTT như một vũ khí dé bảo vệ các vật thể hữuhình như thiết bị, đồ vat, cau trúc hay sự liên kết hữu hình, thì với việc ứng dụng côngnghiệp 4.0, thách thức đặt ra là phải tập trung mở rộng phạm vi bảo vệ cả những sanpham vô hình như cấu trúc, phương pháp của hệ thống ảo; quyền sở hữu, xử lý và lưutrữ đối với dữ liệu, các thuật toán, sự nhận diện thương hiệu 'Š Sự phát triển mạnh mẽcủa Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo hộTSTT trong doanh nghiệp khi mà TSTT là yếu tổ cốt lõi trong những công nghệ đặctrưng của nền công nghiệp này như: Dữ liệu lớn (Big data); Internet kết nối vạn vật(Internet of things - IoT); Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence — AI); Sản xuất bồi đắp(Additive manufacturing) hay Công nghệ in 3D (3D printers)

Khi nói đến Công nghiệp 4.0, không thé không nhắc đến yếu tô quan trọng, cốt lõicủa nền công nghiệp này, đó là Internet kết nối van vật - “Internet of Things” (IoT).Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã mở rộng khái niệm “kết nối” của Internet, khiInternet không chỉ kết nỗi máy tính của người dùng với nhau, mà còn kết nối người dùngvới các thiết bị, phương tiện, robot, may móc được coi là vật “thông minh”, có khanăng giao tiếp, liên lạc, thu thập, xử lý, phân tích thông tin,truyén tải dữ liệu với mộtmạng lưới có phạm vi rộng lớn Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ IoT ngày càng pháttriển và bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống từ giao thông vận tải đến y tế, giáodục, ngân hàng, tài chính, kinh doanh, điều này đồng nghĩa với nhu cầu bảo hộ các sángchế ứng dụng IoT của doanh nghiệp ngày càng gia tăng Cuộc cách mạng công nghiệplần thứ tư tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin với các hệ thống vật lý, được đặctrưng bởi sự kết hợp của máy móc thông minh, hệ thống lưu trữ và hệ thống sản xuấtthành hệ thống mạng thông minh, hợp nhất thế giới thực và thế giới ảo trong các hệthống vật lý không gian mạng — “cyber-physical systems” (CPS), thể hiện ở ba khía cạnh

cơ bản : (i) Số hóa và tăng cường tích hợp chuỗi giá trị dọc và ngang: được hiểu là phattriển các sản phẩm theo yêu cầu của khách hang, đơn đặt hàng kỹ thuật số của kháchhàng, truyền dữ liệu tự động và hệ thống dịch vụ khách hàng tích hợp; (ii) Số hóa cácsản phâm và dịch vụ: các sản phâm và dịch vụ được cung cấp thông qua các mạng thôngminh; (iii) Phát triển các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới

Với sự phát triển của số hoá, Internet kết nối vạn vật, bên cạnh những sáng chếliên quan đến các thiết bị tiêu dùng thông minh, các sáng chế liên quan đến phương pháp

và giao thức mạng ngày càng gia tăng về số lượng Từ đó, một thách thức đặt ra đối vớiviệc bảo vệ TSTT đó là có bảo hộ các chương trình máy tính liên quan đến phần mềmphân tích và xử lý dit liệu theo cơ chế cấp bằng sáng chế

'S Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial Revolution: Trade Secrets Risks

and Opportunities”, Revista Juridica vol 03, n° 52, Curitiba, 2018 tr 208

Trang 25

“Big data” là một trong những công nghệ quan trọng nhất được áp dụng trongCông nghiệp 4.0, liên quan đến việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu với các thuậttoán thông minh, mang lại những cơ hội mới cho doanh nghiệp Với công nghệ điệntoán đám mây cho phép doanh nghiệp quản lý khối lượng đữ liệu không lồ trong các hệthống mở, khả năng truy cập thông tin từ mọi nơi trên thế giới bất cứ lúc nào, do đó tăngtính linh hoạt Trước khi có nền Công nghiệp 4.0, những chiến lược về SHTT trongdoanh nghiệp tập trung bảo vệ phần cứng và phần mềm, có chức năng xử lý và lưu trữthông tin Tuy nhiên chính những thông tin được xử lý trong bối cảnh môi trường liênkết hiện nay mới có giá trị cao và đáng được bảo vệ Giá trị này xuất phát từ khả năng

từ những thông tin này, người sở hữu nó có thê phân tích thông tin từ những thiết bịthông tin để tạo ra những tri thức mới, có thể mang lại lợi ích cạnh tranh và những cảitiến mới Vì vậy, quyền sử dụng các thông tin dữ liệu này cũng như những bộ dữ liệutong hợp và các tri thức có được từ những thông tin dữ liệu này có tam quan trọng đặcbiệt đối với các doanh nghiệp cần được bảo vệ trong nền Công nghiệp 4.0 Dữ liệu, ởdạng đơn giản hơn, thường được bảo vệ bởi các bí mật thương mại và luật bản quyền.Nếu như bản thân thông tin, dữ liệu không được bảo hộ như đối tượng của quyền tác giả

vì không đáp ứng được các điều kiện về tính sáng tạo nguyên gốc thì bộ sưu tập dữ liệulại có khả năng được bảo hộ bản quyên

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence -AI) là một nhánh rộng lớn của khoa họcmáy tính liên quan đến việc tạo ra các máy móc thông minh có khả năng thực hiện cáccông việc thường đòi hỏi trí thông minh của con người Ngày nay, trí tuệ nhân tạo làngành khoa học phát triển rất nhanh và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực côngnghệ cũng như trong đời sống Các tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo như âmnhạc, báo chí, hội hoạ, thiết kế, tác pham da phương tiện như trò chơi trên máy tính(game) có xu hướng ngày càng gia tăng và là những sản phẩm có giá trị thương mạicao trong ngành công nghiệp văn hoá, giải trí, cũng như được ứng dụng vào nhiều lĩnhvực của cuộc sông So với những tác phâm thông thường được sáng tạo bởi con người,những tác phâm do trí tuệ nhân tạo tạo ra thường đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn của cácdoanh nghiệp Nếu các tác phâm đó không được bảo hộ bản quyền, có nghĩa bất kỳ aiđều có thê sử dụng, khai thác mà không phải xin phép và trả phí Những doanh nghiệpđầu tư công nghệ dé tạo ra các tác phẩm đó không có quyền ngăn cắm người khác sửdụng, cũng không thu được phí hay các lợi ích vật chất từ việc khai thác tác phâm Điềunày không chỉ gây cho doanh nghiệp những tôn thất về kinh tế mà còn làm giảm nhiệthuyết sáng tạo khi những nỗ lực, đầu tư công sức, tài chính của họ không được đền bùxứng đáng Và như vậy, những ưu thế của trí tuệ nhân tạo về tiết kiệm thời gian và chỉphí cho việc đầu tư nguồn lực con người cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng khôngđược tận dụng hiệu quả.

Trang 26

Do đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm những cơ chế bảo hộ quyền SHTT liên quanđến sản pham được tao ra bởi trí tuệ nhân tạo dé bảo vệ quyền lợi của mình Đối với tácphẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra, người cung cấp dữ liệu cho máy tính được coi là tác giả,

vì vậy, bên cạnh việc được hưởng quyền tác giả đôi với tác phẩm phái sinh, họ phải thựchiện các nghĩa vụ đối với tác giả tác phâm gốc theo quy định của pháp luật Bên cạnh

đó, lập trình viên phần mềm thông qua việc tạo ra các thuật toán trí tuệ nhân tạo có khảnăng tạo ra tác phẩm cũng đóng vai trò quan trọng dé tác phẩm ra đời Do đó, doanhnghiệp cần phải vận dụng những cơ chế dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những chủthé tạo ra các chương trình máy tính cho trí tuệ nhân tạo hoạt động, người cung cấp ditliệu đầu vào cho máy tính học hỏi, người vận hành sử dụng trí tuệ nhân tạo Việc ghinhận quyền SHTT cho người tạo ra công nghệ sẽ bảo đảm và khuyến khích các doanhnghiệp tiếp tục đầu tư vào công nghệ, khi khoản đầu tư của họ được bù đắp băng việckhai thác quyền tác giả

Thứ tư, do có giá trị thương mại cao nên TSTT trong doanh nghiệp luôn tiềm anrui ro bị chiếm đoạt, xâm phạm

Trong thời đại số, các đơn vị của đữ liệu là bit và byte dễ dàng bị ăn cắp, nhân bản,rất khó dé ngăn cam người khác sử dụng thông tin, do đó nó trở thành một thách thứctrong bảo vệ TSTT của doanh nghiệp Dưới góc độ kinh doanh, những thông tin thuđược từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ mà mang lại cho chủ thể nắm giữ những lợithé trong kinh doanh có thé coi là bí mật kinh doanh như: một danh sách khách hanghoặc nhà cung cấp của một công ty; chiến lược sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịchvụ; phương pháp hoặc quy trình sản xuất; phương thức phân phối hoặc thương mại hóasản phẩm hoặc dịch vụ hoặc bất cứ thông tin gì không công khai có ảnh hưởng đếnsản xuất, kinh doanh (chất lượng, chuyên môn, lợi nhuận ) Bí mật kinh doanh là mộtloại tài sản vô hình quan trọng, nhưng rất dễ bị xâm phạm và khó khăn trong việc thựcthi quyền bởi lẽ, dé khởi kiện về hành vi xâm phạm bi mật kinh doanh, bên khởi kiệnphải cung cấp được chứng cứ chứng minh họ đang thực sự sở hữu bí mật kinh doanhmột cách hợp pháp như: họ đã tạo ra bí mật kinh doanh đó hợp pháp (bằng nguồn lựcđầu tư ); họ đã áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết; bên xâm phạm đã tiếp cận,thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh một cách bất hợp pháp bằng cách chống lạicác biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh So với cácTSTT khác, để bảo đảm tính bảo mật, bí mật kinh doanh thường không được thê hiệntrên văn bản, do đó, quyền đối với tài sản này rất khó xác định Bí mật kinh doanhthường liên quan đến các van đề về con người, ví dụ nhân viên hiện đang nam giữ bímật đó dé thực hiện công việc Do vậy, chỉ đơn giản là khi nhân viên của doanh nghiệpquyết định thay đổi công việc sang công ty của đối thủ cạnh tranh hoặc rời bỏ doanhnghiệp dé thành lập công ty riêng của họ cũng có thé dẫn đến bí mật kinh doanh của

Trang 27

doanh nghiệp bi đe doa Ở khía cạnh khác, bí mật kinh doanh có thể phát sinh ngẫunhiên trong hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng tranh chấp giữa doanh nghiệpvới nhân viên của họ về quyền sở hữu đối với những bí mật này Vì vậy, doanh nghiệpcần có những biện pháp dé bảo vệ bí mật kinh doanh của mình như: khóa điện tử; chươngtrình theo doi phần mềm; các biện pháp hạn chế việc truy cập trực tiếp; đồng thời thiếtlập các quy định nội bộ để bảo vệ thông tin, bao gồm cả những điều khoản hoặc thỏathuận trong đó giới hạn việc tiếp cận, sử dụng thông tin của nhân viên, nghĩa vụ bảo mậtcủa nhân viên.

1.1.2.2 Phân loại TSTT trong doanh nghiệp

TSTT trong doanh nghiệp rất đa dạng, có thê tồn tại dưới nhiều hình thức và têngọi khác nhau và có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:

> Dựa vào tính chất: Các TSTT trong doanh nghiệp có thé được phân loại theo

3 nhóm:

TSTT là sản phẩm sáng tạo khoa học — kỹ thuật: các đối tượng có bản chất khoahọc - kỹ thuật gồm: giải pháp kỹ thuật có thé bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; cácthông tin, bí quyết kỹ thuật; các kiểu dang công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hop;giống cây trồng; cơ sở dữ liệu, bản vẽ thiết kế, công thức, công trình nghiên cứu TSTT là sản phẩm sảng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, truyền thông: cặctác pham van học/âm nhạc/hội hoa/diéu khac/my thuật/sân khấu/điện ảnh ; Giao diện

và nội dung trên website; tài liệu quảng cáo; Mẫu thiết ké; Chương trình máy tính; Cácbản ghi âm, ghi hình, clips quảng cáo, chương trình phát sóng

TSTT là sản phẩm sáng tạo, đầu tư trong hoạt động kinh doanh, thương mại: nhãnhiệu (bao gồm cả logo, khẩu hiệu kinh doanh), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên miền,

bí mật kinh doanh (Danh sách khách hang; thông tin tài chính; Chiến lược sản phẩm,chiến lược quảng cáo )

> Dựa vào tính bảo hộ pháp lý: Các TSTT có thể được chia thành 2 nhómTSTT đã được bảo hộ pháp lý: Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả;quyền SHCN; quyền đối với giống cây trồng:

TSTT chưa được bảo hộ pháp lý: các kết quả sáng tạo trí tuệ như sáng kiến, ý tưởngkinh doanh; giải pháp kỹ thuật chưa được đăng ký, hoặc đã đăng ký những chưa đượccấp văn bằng bảo hộ

> Dựa vào thủ tục xác lập quyền: TSTT có thể được chia thành 2 nhóm:TSTT mà quyên sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ky tại cơ quan nhà nước có

Trang 28

thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định: sáng ché, kiêu đáng công nghiệp, thiết kế bốtrí mạch tích hợp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng;

TSTT mà quyên sở hữu được xác lập tự động cùng với sự ra đời của TSTT: đỗitượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; tên thương mại; bí mậtkinh doanh; nhãn hiệu nổi tiếng, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Bang dan chiếu một số TSTT trong doanh nghiệp và hình thức bảo hộ

TSTT CUA DOANH NGHIỆP HÌNH THỨC BẢO HỘ

- Bài báo, báo cáo nghiên cứu ; Quyên tác giả (không bắt buộc phải đăng

- Tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, phác thảo, | ký)

thuyết minh ); tài liệu quảng cáo

- Chương trình máy tính;

- Cơ sở đữ liệu

- Phát minh Không bảo hộ

Giải pháp kỹ thuật: Quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp

- Máy móc, thiết bị, linh kiện; hữu ích (phải đăng ký bảo hộ)

- Chất liệu ;

- Quy trình (công nghệ, chuẩn đoán, dự

báo )

Giải pháp thiết kế, cấu trúc (mỹ thuật | Quyền SHCN đối với kiểu dáng công

nghiệp (phải đăng ký bảo hộ)Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng QTG hoặc quyên SHCN đối với Kiểu

dáng công nghiệp

Bí quyết kinh doanh (danh sách khách | Quyền SHCN (bảo hộ tự động)

hàng, chiên lược quảng cáo )

1.2 Khái quát về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

1.2.1 Quan niệm về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ “quản trị doanh nghiệp” được sử dụng khá phổbiến Hiểu một cách chung nhất, “quản trị” (tiếng Anh là Administration) bao gồm việcthực hiện hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh, liên quan đến việc đưa ra hoặc thựchiện các quyết định quan trọng Lý thuyết quan tri kinh doanh hiện đại xác định sau chứcnăng chính của nha quản tri trong tô chức: Lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, chỉđạo, kiêm soát và ngân sách.

Trang 29

Chức năng chính của quản trị doanh nghiệp là: (i) Chức năng hoạch định chiếnlược Quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và hoạch định rachiến lược dé đạt tới mục tiêu cho doanh nghiệp Chức năng hoạch định đóng vai trònhư việc xác định phương hướng phát triển cũng như dự đoán các khả năng có thé xảy

ra, đồng thời lên kế hoạch dự trù cho chúng; (ii) Chức năng tổ chức, bao gồm: Tổ chức

bộ máy và xây dựng kết cầu doanh nghiệp với các cấp bậc, thứ tự, vị trí; trong đó mô tả

rõ ràng quyên hạn, trách nhiệm và phúc lợi của mỗi vị trí phân công nhân sự, phân côngcông tác và phân bố nguồn lực cho các phòng ban trong công ty Tiến hành xây dựng vaban hành chính sách, các cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp để đảm bảo toàn bộ cáchoạt động được thực hiện một cách hiệu quả nhất; (iii) Chức năng quản lý, lãnh dao;(iv) Chức năng kiểm soát và điều chỉnh, đảm bảo tổ chức đang vận hành đúng theomục tiêu, phương hướng đề ra'5 Có thể hiểu khái quát, “Quản trị” là toàn bộ quá trìnhđưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu - các hoạt động ở cấp cao.Liên quan đến TSTT trong doanh nghiệp, “quản trị TSTT” và “quản lý TSTT” cókhác biệt không? Trong cuốn “Quản trị TSTT của doanh nghiệp” của Viện Khoa họcSHTT, tác giả Nguyễn Hữu Can đưa ra khái niệm: “Quản tri tài sản trí tuệ là việc chủ

sở hữu thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với tài sản trí tuệ của mình nhằm tạodựng/sáng tạo, gìn giữ, thương mại hóa, bảo vệ và phát triển gid trị của tài sản đó”;Tác gia cũng nhận định: “quản trị doanh nghiệp bao gém cả quản trị tài sản trí tuệ; cáchoạt động quản trị tài sản trí tuệ phải phù hợp với quản trị kinh doanh và nhằm mụctiêu thong nhất"! Với định nghĩa này, tac giả tiếp cận “quản trị TSTT” dưới góc độ làviệc thực hiện các biện pháp kiểm soát thích hợp đối với TSTT Các biện pháp kiêmsoát là đối tượng của quan trị TSTT bao gồm: Biện pháp tổ chức và nhân sự; Biện phápchính sách; Biện pháp kinh tế; Biện pháp kiểm tra

Theo quan điểm của nhóm tác giả, “Quản trị TSTT trong doanh nghiệp” thiên vềhoạt động có tính định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo có tính chiến lược Quản trị chỉ quátrình chỉ đạo, dẫn đường toàn bộ hay một bộ phận của tô chức - thường là một doanhnghiệp - thông qua việc sử dụng một cách có hiệu quả và điều kiện các nguồn lực (nhâncông, tài chính, vật chất, trí tuệ và tri thức, cùng các nguồn lực vô hình khác) nhăm đạt

'6 Tham khảo https://jobsgo.vn/blog/quan-tri-la-gi-phan-biet-quan-tri-va-quan-ly/

Nguyễn Hữu Cân, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, “Quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp”,

Trang 30

https://thuongmaihoaplus.org/wp-content/uploads/2021/12/SACH-Quan-tri-TSTT-_Nguyen-Huu-Can-6-được mục tiêu xác định Quản trị TSTT là một quá trình diễn ra trong một tô chức, baogồm các hoạt động hoạch định, tô chức, chỉ huy, phân công, phối hợp, kiểm tra tác độnglên các nguồn lực của tô chức đó nhằm quản lý và khai thác tối đa giá trị của TSTT.Thuật ngữ “quản lý” được dich từ thuật ngữ “management” trong tiếng Anh là cáchoạt động có tính chất thi hành các chính sách, kế hoạch mà quản trị đã vạch ra Nếunhư chức năng quan trọng nhất của quản trị là “lập kế hoạch” thì quản lý là những hoạtđộng thi hành các chính sách, kế hoạch của quản trị Hoạt động quản lý sẽ xử lý các vấn

đề về hoạt động, vận hành của một tô chức TSTT là một thuật ngữ rộng, vượt ra ngoàiphạm vi quyền SHTT - những quyền thường được xác lập thông qua việc đăng ký vàđược cấp văn bằng bảo hộ Quản lý TSTT là một hệ thống quản lý các tài sản vô hình lànhững sáng tạo trí tuệ của con người thông qua các biện pháp dé tao lập, gìn giữ, pháttriển, khai thác và bảo vệ đề có thể phát huy tối đa giá trị của nó

Quản lý TSTT (Intellectual Asset Management — IAM) trong doanh nghiệp là cáchoạt động có hệ thong nhằm tạo lập, khai thác sử dung, bảo vệ, duy trì và nâng cao giátrị của TSTT một cách hiệu qua nhát

Quản lý TSTT là việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với TSTTnhằm tạo lập, khai thác, gìn giữ - bảo vệ và phát triển giá trị của tài sản đó Đối tượngcủa quản lý là hoạt động kiểm soát TSTT, bao gồm các khâu từ tạo lập, giữ gìn, pháttriển, khai thác đến bảo vệ TSTT Chủ thé quản ly TSTT thông thường là chủ sở hữuTSTT Mục tiêu của quan lý dé làm gia tăng giá trị và lợi ích mà TSTT mang lại TSTT

là một loại tài sản đặc biệt có khả năng sinh lợi và có giá trị lớn Tuy nhiên, sinh lợi vàmang lại giá trị mới chỉ là khả năng có tính chất nguyên tắc Hoạt động quản lý chính làcác thao tác biến các khả năng đó thành giá trị thực thụ

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mô hình tăng trưởng của nền kinh tế trithức đang chuyên đổi phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự pháttriển nền kinh tế số sự cạnh tranh diễn ra chủ yếu về thông tin, kiến thức, kỹ năng vàhàm lượng trí tuệ chứa trong sản phẩm dịch vụ TSTT và quản lý TSTT đóng vai tròngày càng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nền công nghiệp4.0 khang định TSTT là loại tài sản chiếm đa phan trong cấu trúc của doanh nghiệp Dékiếm được tiền hay nói cách khác dé khai thác hiệu quả TSTT thì trước tiên phải nhậndiện nó là gì tồn tại ở đâu trong doanh nghiệp và giá trị là bao nhiêu từ đó có cách thứcquan ly hợp lý và khai thác hiệu quả Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, các TSTT

Trang 31

phát sinh từ các dit liệu, thông tin hoặc bí quyết, tri thức mà một doanh nghiệp có thé sởhữu một cách hợp pháp, thông qua hoạt động sáng kiến và nghiên cứu phát triển đổi mớibên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận chuyên giao từ bên ngoài.

Rõ ràng việc đầu tư dé tạo lập, đăng ky, sử dụng, phat triển, khai thác và bảo vệcác TSTT (còn được gọi là quản lý) là hết sức cần thiết đối với bất cứ một doanh nghiệp,nhất là khi các TSTT ngày càng trở nên quan trọng đối với kinh tế của doanh nghiệptrong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay Vẫn đề đặt ra là, việc quản lý các TSTTđược thực hiện như thé nào, làm cách nào dé có hiệu quả nhất giúp nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp, đó là những nội dung mà doanh nghiệp cần quan tâm

1.2.2 Hoạt động quan ly tài sản trí tuệ

1.2.2.1 Can cứ vào phạm vi quan ly tài san trí tuệ

Căn cứ vào phạm vi quản lý, hoạt động quản lý TSTT có thể chia thành hai mảngquản lý: (i) hoạt động quản lý bên trong (nội bộ) doanh nghiệp và (ii) hoạt động quản lý bên ngoài.

Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp: Nguồn sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp

đa phần đều đến từ những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp đó, nêu ban thân doanhnghiệp không có những quy định nội bộ rõ ràng về việc xác định chủ sở hữu, quyền vànghĩa vụ, chuyên giao quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ, sẽ rất dễ xảy ra tranhchấp về quyền sở hữu nếu người lao động tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tếcao trong quá trình làm việc mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp

Hoạt động quản lý trong nội bộ tổ chức bao gồm:

() Quản lý TSTT của doanh nghiệp: Lập danh mục quan lý TSTT của doanhnghiệp: Xác định TSTT hiện có, xác định nhu cầu đối với những TSTT mới; Xác địnhphương thức bảo hộ phù hợp; Xác định cách thức quản lý; Xác định phương thức khaithác; Xác định cách thức duy trì và phát triển TSTT

(ii) Thực hiện các biện pháp quản lý nội bộ của một doanh nghiệp gồm: Ký kếtthỏa thuận bảo mật thông tin, chuyển giao quyền SHTT với người lao động, đối tác; banhành các quy chế, quy định công nhận sáng kiến, bảo mật thông tin, chuyên giao quyềnSHTT nội bộ của doanh nghiệp; Lưu tâm đến điều khoản bảo mật, chuyên giao quyềnSHTT trong các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm trí tuệ;

Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng số mà cốt lõi của nó là Internet kết nối vạn vật(IoT) tao ra mạng lưới liên kết cho phép các tập đoàn, công ty, đối tác, khách hàng, thậm

Trang 32

chí cả đối thủ cạnh tranh có thé chia sẻ, trao đôi thông tin độc quyên, kỹ thuật và hợptác trong việc thiết kế, phát triển kỹ thuật, sản xuất những sản phẩm dịch vụ phức tạp,Các công ty có thê hưởng lợi từ những mạng lưới liên kết, đồng thời cũng đặt ra nhữngthách thức lớn trong việc bảo vệ dit liệu thông tin của doanh nghiệp chống lại những rủi

ro từ việc bị ăn cắp, sử dụng thông tin trái phép hoặc bị người khác tiết lộ thông tin.TSTT của doanh nghiệp đa phần đều đến từ những nhân viên làm việc tại doanh nghiệp

đó Nên nếu bản thân doanh nghiệp không có những quy định nội bộ rõ ràng về việc xácđịnh chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ, chuyên giao quyền sở hữu đối với các TSTT, sẽ rất

dễ xảy ra tranh chấp nếu người lao động tao ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế caotrong quá trình làm việc mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp

Hoạt động quản lý bên ngoài doanh nghiệp: có thé bao gồm các hoạt động như:Quảng bá, tiếp thị nhằm gia tăng giá trị và uy tín của TSTT; Giám sát hoạt độngthương mại hóa TSTT; Ra soát thị trường; báo cao thị trường khi phát hiện có dấu hiệuxâm phạm quyền SHTT của đối thủ cạnh tranh; Phối hợp với luật sư cũng như các cơquan chức năng trong việc phát hiện va xử lý các xâm phạm TSTT; Theo dõi việc nộpđơn của đối thủ cạnh tranh; Cập nhật thông tin về các đăng ký mới của đối thủ để kịpthời đưa ra ý kiến phản đối nếu có khả năng ảnh hưởng đến tính độc quyền của TSTTcủa doanh nghiệp

Khi tham gia vào một giao dịch có đối tượng là TSTT, bên cạnh giá tri thị trườngcủa TSTT đó, doanh nghiệp cần đánh giá năng lực bảo vệ và thực thi quyền SHTT củamình Một khi sản phâm được chào bán và thành công trên thị trường, rất có thé các đốithủ cạnh tranh sẽ cố gang tạo ra một sản phẩm rẻ hơn với các tính năng giống hệt hoặctương tự Điều này có thể dẫn đến thiệt hại về tài chính, đặc biệt khi doanh nghiệp đãđầu tư đáng ké vào khâu nghiên cứu và phát triển dé tao ra sản phẩm Bởi vậy, điều quantrong là doanh nghiệp phải có khả năng thực thi hiệu quả các quyền SHTT của minh.'®Doanh nghiệp phải theo dõi thị trường nơi có sản phẩm hoặc dich vụ của mình, đồngthời phải bám sát các hoạt động của đối thủ cạnh tranh Nếu phát hiện ra hành vi xâmphạm, trước tiên doanh nghiệp nên liên hệ với chủ thé được coi là có hành vi xâm phạmbằng cách gửi thư dé thông báo về quyền của mình Luật pháp ở một số quốc gia liênquan đến SHTT quy định rằng chủ sở hữu quyền không được đe dọa vô căn cứ đối với

'8 United Nations Economic Commission for Europe, Intellectual property commercialization : policy options and

Trang 33

đối thủ cạnh tranh hoặc nhà phân phối của họ, ví dụ như đe dọa khởi kiện ra tòa khikhông có căn cứ để cáo buộc vi phạm hoặc khi quyền được viện dẫn đến đã hết hạn,nhưng thay vào đó, chủ sở hữu quyền có thé gửi một bức thư thông báo về quyền củaminh dé bên vi phạm không thê biện hộ cho hành vi của họ là do thiếu hiểu biết.!?1.2.2.2 Căn cứ vào tính chất và muc tiêu của quản lý TSTT

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu của quản lý TSTT, hoạt động quản lý TSTT cóthé phân chia thành ba mảng hoạt động chính:

(i) Xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý TSTT trongdoanh nghiệp: Dé quản lý TSTT của doanh nghiệp, trước hết, doanh nghiệp phải xâydựng các chiến lược, chính sách, văn bản và quy trình quản lý TSTT Các chiến lược,chính sách về xác lập quyền SHTT, khai thác quyền sở hữu trí tuệ, chính sách giám sátquyền sở hữu trí tuệ, chính sách thực thi quyền sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp cũng phảixây dựng hệ thống các văn bản quản lý TSTT trong doanh nghiệp như: Văn bản Quyđịnh về hoạt động SHTT của Doanh nghiệp; Văn bản quy định về thực thi quyền SHTTcủa DN; Văn bản quy định về sáng kiến, đổi mới và khai thác thương mại tài sản trí tuệ;chế độ tài chính cho hoạt động SHTT tại DN; Quy chế về bảo mật thông tin và bí mậtkinh doanh của doanh nghiệp Xây dựng quy trình quản lí TSTT trong DN: Quy trìnhphát hiện, khai báo, ghi nhận và xác lập quyền SHTT tại Doanh nghiệp; Quy trình khaithác, sử dụng TSTT trong quá trình nghiên cứu- phát triển và sản xuất, kinh doanh tạiDN; Quy trình bảo vệ TS TT trong hoạt động của DN

(ii) Hoạt động xác lập quyên SHTT doi với TSTT trong doanh nghiệp:

Xác lập các quyền SHTT là nội dung quan trọng và thao tác đầu tiên nhằm bảo vệcác TSTT của doanh nghiệp Do tính chất vô hình của TSTT nên luôn tiềm ân nguy cơtài sản này bị người khác chiếm đoạt, khai thác Đăng ký xác lập quyền là một trongnhững biện pháp phòng vệ quan trọng Tổ chức Sở hữu trí thế giới (WIPO) khuyến cáocác doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền SHTT càng sớm càng tốt đề biến những tài sản

vô hình thành những quyền tai sản mang tính độc quyền dù chỉ trong một thời hạn nhấtđịnh Điều này giúp doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình và khaithác tối đa những quyền này

Với một số TSTT, quyền sở hữu chỉ được xác lập trên cơ sở thực hiện thủ tục đăng

ký Việc đăng ký xác lập quyền SHTT nhăm các mục đích: (i) Xác nhận quyền của chủ

Trang 34

thé (tac giả và chủ sở hữu) và sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền SHTT được côngnhận đó; (ii) Nắm quyền độc quyền pháp đối với TSTT; (iii) Tạo thuận lợi cho việcchứng minh quyền sở hữu TSTT khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm quyên; (iv) Xác lậpquyền SHTT còn bảo đảm mục tiêu theo dõi, kiểm soát tình hình sử dụng/khai thácTSTT, phát hiện các hành vi sử dụng, khai thác bất hợp pháp của chủ thê khác; (iv) Xáclập quyền SHTT là công cụ thích hợp nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền, bảo vệcác TSTT của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký bảo hộ đối tượng SHTT, có nghĩa là doanhnghiệp đã có một lợi thế pháp lý ban đầu nên có thể yên tâm xúc tiến chiến dịch tungsản phâm mới ra thị trường với quy mô và mức giá mà doanh nghiệp cho là phù hợp màkhông cần bận tâm đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh Ngược lại, nếu TSTT chưađược đăng ký mà doanh nghiệp tung sản phâm mới ra thị trường dé kiểm nghiệm thực

tế về nhu cầu và sở thích của khách hàng thì có khả năng nếu sản phâm được thị trườnghưởng ứng, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhận biết được và với lợi thé hơn han về thươngmại, công nghệ hay tài chính, đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chân chiếm lĩnh thị trườngtrước Vì vậy, khi quyết định đưa TSTT vào sử dụng, khai thác, doanh nghiệp cần quantâm đến việc thiết lập độc quyền đối với TSTT dé duy trì sức mạnh thị trường

(iii) Hoạt động khai thác và thương mại hoá TSTT trong doanh nghiệp:

Việc bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh chonhững người nam quyền sở hữu các đối tượng đó Dé tận dụng được một cách triệt déđộc quyền này và bù đắp những chỉ phí đã bỏ ra thì chủ sở hữu đối với các đối tượngcủa quyền SHTT và người được chủ sở hữu cho phép phải nắm rõ được các hình thức

để thương mại hóa quyền SHTT Hiện nay có các hình thức thương mại hoá TSTT phổbiến sau: (i) tự sử dụng TSTT; (ii) chuyển nhượng quyền sở hữu; (iii) chuyển quyền sửdung: (iv) nhượng quyền thương mại; (v) góp vốn; (vi) thế chap; (vii) chứng khoán hoáTSTT Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, các dạng TSTT khác nhau yêu cầu các chiến lượcthương mại hoá khác nhau Chính vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt và quản lý mộtcách chặt chẽ các đối tượng SHTT của mình và từ đó đưa ra các phương án thương mạihoá tương ứng, phù hợp Chang hạn như: sáng chế là đối tượng cần vốn dau tư lớn, vậnhành dựa trên công nghệ nên có thể thương mại hoá bằng hình thức chuyển quyền sửdụng hoặc góp vốn liên doanh (thường đi kèm với BMKD, kĩ thuật, công nghệ); nhãnhiệu là linh hồn của doanh nghiệp, cần nhiều thời gian dé tạo dựng và phát triển nên có

Trang 35

thé được thương mại hoá bằng hình thức chuyên quyền sử dụng hoặc nhượng quyềnthương mại; quyền tác giả có thể được thương mai hoá bằng hình thức chuyền quyền sửdụng thông qua các mô hình kinh doanh

Khi khai thác thương mại TSTT qua các hình thức như chuyền giao quyền sử dụng,trao đổi quyền sử dụng (li xăng chéo), dùng TSTT để liên doanh, liên kết doanhnghiệp cần quan tâm đến những điều khoản bảo vệ TSTT như: xác định chủ sở hữu,người có quyền sử dụng, phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, giám sát việc sử dụng

dé ràng buộc trách nhiệm của đối tác, nhà phân phối, bên gia công dé phòng ngừa xâmphạm TSTT từ phía bên kia hoặc từ các chủ thể khác Dé bảo vệ dữ liệu thông tin độcquyền của doanh nghiệp khi tham gia vào mạng lưới liên kết với đối tác, khách hàngtrong cuộc cách mạng số mà cốt lõi của nó là Internet kết nối vạn vật (IoT), doanh nghiệpcần quan tâm đến những điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc trao đôi thôngtin, dang thông tin, quyền sử dụng thông tin, quyền lợi được sử dụng thông tin để rangbuộc tranh nhiệm giữa các bên và làm cơ sở giải quyết tranh chấp Trong quá trình khaithác TSTT Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền SHTT, doanh nghiệp cần chủđộng, nhanh chóng tìm biện pháp giải quyết hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng

dé giải quyết

(iv) Hoạt động bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp:

Bên cạnh việc tạo lập và phát triển TSTT, các hoạt động bảo vệ TSTT cũng luônđược các chủ thể quyền chú trọng nhằm nâng cao giá trị của sản phâm, dịch vụ, làm giatăng lợi ích cho các chủ sở hữu, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũngnhư hỗ trợ việc xây dựng uy tín, danh tiếng cho các chủ thê kinh doanh xuất phát từ bảnchất vô hình của TSTT, các hành vi xâm phạm đối với loại tài sản đặc biệt này cũngdiễn biến hết sức phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn ngày càng tỉnh vi, đặc biệt làtrong bối cảnh bùng né của Internet và công nghệ thông tin Do đó, dé có thé bảo vệ tàisản của chính mình một cách hiệu quả nhất, bản thân các chủ thé kinh doanh cần tíchcực và chủ động tiễn hành các biện pháp bảo vệ TSTT dé có thé bù đắp chi phí nghiêncứu, phát triển, tạo lập tài sản cũng như tìm kiếm được lợi nhuận, có cơ hội và động lực

để tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo, cải thiện năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao

vị thế cho doanh nghiệp Chính vì vậy, khác với các chủ thể khác, việc bảo vệ TSTT củadoanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu bức thiết và chính đáng của doanh nghiệp dé tránhgặp phải những rủi ro như sự sụt giảm về doanh sô, sự mât niêm tin của người tiêu dùng,

Trang 36

sự suy giảm về uy tín, danh tiếng cũng như hạn chế cơ hội mở rộng, phát triển sản xuất,kinh doanh Vi thé, trong các hoạt động bảo vệ TSTT, dù là có sự tham gia của các cơquan nhà nước có thâm quyền hay các chủ thể liên quan khác thì vẫn không thể thiếuđược vai trò của doanh nghiệp với tư cách chủ thể quyền bởi lẽ họ là chủ thể nắm bắtđược rõ nhất, toàn diện và đầy đủ nhất về tài sản của chính mình Doanh nghiệp cần cókhả năng hành động chống lại những chủ thé xâm phạm quyền của mình và thu hồi cácton thất phát sinh từ các hành vi xâm phạm đó.?0

Nội dung giám sát và bảo vệ TSTT trong chiến lược quản trị TSTT gồm có cácthông tin cơ bản sau đây:

- Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật nham cần áp dụng dé bao mật, ngăn chặn hành

vi xâm phạm;

- Các biện pháp ứng xử với người xâm phạm như yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành

vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bội thườngthiệt hại;

- Cac biện pháp sử dụng quyền lực của cơ quan nhà nước có thầm quyền xử lý hành

vi xâm phạm theo quy định của pháp luật; phương án lựa chọn các biện pháp xử lý hành

vi xâm phạm bao gồm biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự, trong trường hợp cầnthiết, có thé áp dụng các biện pháp khan cấp tạm thời, các biện pháp ngăn chặn và bảođảm xử phạt vi phạm hành chính, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu

1.2.3 Vai trò của quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với vai trò là nềntảng và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộimỗi nước, TSTT trở thành một công cụ hết sức quan trong dé thúc đây đổi mới và pháttriển của mỗi doanh nghiệp Đồng thời với việc TSTT trở thành yếu tố cạnh tranh quantrọng bậc nhất, việc thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả đối với TSTT có ý nghĩa sốngcòn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc day các hoạt động mau chốt củadoanh nghiệp như: dau tư, chuyển giao công nghệ, cạnh tranh , từ đó, giúp doanhnghiệp đứng vững trong bối cảnh canh tranh quốc tế khốc liệt, diễn biến phức tạp củacác hoạt động kinh tế trong hội nhập kinh tế, nhất là hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế

- tài chính trên thế giới ngày càng có diễn biến phức tạp và không thuận lợi Vai trò của

Trang 37

việc quan lý TSTT trong doanh nghiệp được thé hiện dưới các góc độ cơ bản sau đây:Thứ nhát: Quản lý TSTT giúp cho doanh nghiệp nhận diện và phân loại các tài sản

dé tô chức tốt hơn quá trình khai thác đối với từng loại tài sản Nếu doanh nghiệp khôngquản lý tốt TSTT của mình sẽ dẫn đến lãng phí các tài nguyên trí tuệ Nếu doanh nghiệpkhông phát hiện, không ý thức được sự tồn tại của các sản phẩm trí tuệ vốn có của mình

do đó không khai thác, phát triển chúng sẽ dẫn đến hậu quả là các tài nguyên trí tuệ vithé dan bị mai một Do ban chat vô hình của TSTT - đặc trưng điền hình trong các thông

tin được số hoá, nên nó dễ dàng bị trộm cắp Nếu như trước đây, mối quan tâm của các

nhà làm luật SHTT chi tập trung vào việc sử dụng quyền SHTT như một vũ khí dé bao

vệ các vật thê hữu hình như thiết bị, đồ vật, cau trúc hay sự liên kết hữu hình Tuy nhiên,với việc ứng dụng công nghiệp 4.0, thách thức đặt ra là phải tập trung mở rộng phạm vibảo vệ cả những sản phâm vô hình như cấu trúc, phương pháp của hệ thống ảo; quyền

sở hữu, xử lý và lưu trữ đối với dữ liệu, các thuật toán, sự nhận diện thương hiệu Nềncông nghiệp 4.0 khang định TSTT là loại tai sản chiếm đa phan trong cấu trúc của doanhnghiệp Dé kiếm được tiền hay nói cách khác dé khai thác hiệu quả TSTT thì trước tiênphải nhận diện nó là gì tồn tại ở đâu trong doanh nghiệp và giá trị là bao nhiêu từ đó cócách thức quản lý hợp lý và khai thác hiệu quả Trong quá trình vận hành doanh nghiệp,các TSTT phát sinh từ các dữ liệu, thông tin hoặc bí quyết, tri thức mà một doanh nghiệp

có thê sở hữu một cách hợp pháp, thông qua hoạt động sáng kiến và nghiên cứu pháttriển đổi mới bên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận chuyên giao từ bên ngoài Quytrình quản lý TSTT giúp cho doanh nghiệp nhận diện và phân loại các tài sản dé tổ chứctốt hơn quá trình khai thác đối với từng loại tài sản Nếu doanh nghiệp không quản lýtốt TSTT của mình sẽ dẫn đến lãng phí các tài nguyên trí tuệ Nếu doanh nghiệp khôngphát hiện, không ý thức được sự ton tại của các sản phâm trí tuệ vốn có của mình do đókhông khai thác, phát triển chúng sẽ dẫn đến hậu quả là các tài nguyên trí tuệ vì thế dan

bị mai một.

Thứ hai: Gia tăng năng lực khai thác TSTT phục vụ hoạt động sản xuất, kinhdoanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Đối với doanh nghiệp, đường nhưbất kỳ sản phẩm nào do doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ nào do doanh nghiệp cungcấp đều thường xuyên sử dụng hoặc tạo ra các giao dịch lớn về trí tuệ.?! TSTT có ýnghĩa đối với doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh và chiến lược cạnh tranh: từ phát

Trang 38

triển sản phẩm đến thiết kế sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, từ tăng các nguồnlực tài chính đến xuất khâu hoặc mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua chuyên giaoquyền sử dụng các đối tượng SHCN hoặc nhượng quyền thương mại.?? TSTT là nhân tốquyết định sự gia tăng giá trị của sản pham, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp

và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia Chang hạn, theo Cục Du Trữ Liên Bang

Mỹ thì khối TSTT trong các doanh nghiệp Mỹ (không ké ngành tài chính) đã đóng góp30% thu nhập của các doanh nghiệp vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, và đã tăng lênthành 48% vào năm 2000 TSTT chiếm ty trọng ngày càng lớn trong kết cau giá trị củadoanh nghiệp Trước đây, khi nói đến tài sản hay giá trị của doanh nghiệp, người ta nhắcnhiều đến vốn, tiền tệ, máy móc, thiết bị hay những tài sản hữu hình khác Hiện nay,kết cấu giá trị của doanh nghiệp đã hoàn toàn thay đồi Phan lớn giá trị của doanh nghiệpnằm ở những tài sản vô hình mà chủ yếu tập trung trong TSTT Trong nhiều năm trở lạiđây, việc định giá tai sản SHTT trong doanh nghiệp khi mua bán, sáp nhập, chuyên giaoquyền SHTT hay trong các hoạt động tài chính hàng ngày đã khang định được vị triquan trọng của loại tài sản này TSTT có thé được sử dụng dé: ngăn chặn các sản phẩmcạnh tranh; tạo lập dòng thu nhập từ việc thương mại hóa TS TT; ngăn cản các đối tượng

vi phạm quyền; kêu gọi vốn đầu tư; nâng cao hình ảnh, uy tin của doanh nghiệp; nânggiá doanh nghiép/cé phan /cổ phiếu

Chính vì vậy, tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả và bảo vệ các tài sản nàyđang là mối quan tâm đối với hầu hết các doanh nghiệp Để có thể đưa TSTT tham giavào các hoạt động thương mại như: mua bán, chuyền giao; góp vốn kinh doanh, thế chấpvay vốn bằng TSTT hay có kế hoạch quản trị, phát triển TSTT, một yêu cầu hàng đầu

là phải xác định được giá tri của tai sản đó.

Khi TSTT được bảo vệ hợp pháp, TSTT trở thành tai sản kinh doanh giá trị củadoanh nghiệp Cụ thể, TSTT có thể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thông qua chuyểngiao quyền sử dụng đối tượng SHCN, chuyền nhượng hoặc thương mại hóa TSTT vakết quả là tăng thị phần của doanh nghiệp hoặc tăng lợi nhuận; TSTT có thé giúp duytrì danh tiếng, uy tín, giá trị của doanh nghiệp trong mắt của các nhà dau tư các tổ chứctài chính; trong trường hợp bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, TSTT làm tăng giátrị thực sự của doanh nghiệp; TSTT giúp duy trì va tăng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp dé khai thác và bảo vệ

Trang 39

TSTT bat kỳ ở nơi đâu có thé.?3

Thứ ba: Quản lý TSTT giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị tranh chấp

và xâm phạm quyền SHTT Nếu doanh nghiệp không phát hiện hoặc không dự đoánđược sự phát sinh các sản phẩm trí tuệ trong quá trình đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ

sẽ dẫn đến không có kế hoạch khai thác bảo vệ; khiến cho các sản phẩm đó lọt vào tayngười khác hoặc bị người khác lợi dụng, còn mình mat quyền kiểm soát đối với cácthành quả đó của chính mình Ở một khía cạnh khác, việc quản lý chặt chẽ các TSTTgiúp các đối tác nghiên cứu (các tác giả nghiên cứu) phải tôn trọng quyền sở hữu củadoanh nghiệp nói riêng hay văn hóa SHTT nói chung Giúp cho Doanh nghiệp phòngngừa tình trạng các đối tác nghiên cứu sử dụng các kết quả nghiên cứu do doanh nghiệpcấp kinh phí đề xin tài trợ kinh phí từ một đơn vị khác, ở địa phương khác

Doanh nghiệp cũng có thể bị đánh mắt cơ hội, giảm sút năng lực cạnh tranh, giảmthiêu động lực phát triển: các thành quả sáng tạo bị người khác tước đoạt hoặc khai thác

sẽ dẫn đến các nỗ lực đầu tư không có cơ hội được bù dap và sinh lợi vi thé cũng mất

cơ hội đền đáp công lao cho người lao động; động lực sáng tạo vì thế bị triệt tiêu khiếncho các hoạt động sáng tạo mới không thể triển khai được nữa; Không những thế, chủthé có thé vướng vào các thủ tục pháp ly rắc rối do xâm phạm quyền SHTT của ngườikhác ma mình không biết, dan đến các tôn thất về uy tín và về tài chính (bị xử phạt, phảibồi thường thiệt hại ) Tất cả các tôn thất nêu trên đều dẫn đến hậu quả là giá trị tài sảncủa tổ chức bị suy giảm do mat mát hoặc do thất thoát Tóm lại, quản ly TSTT đóng vaitrò khai thác, chế biến các tài nguyên trí tuệ thành hàng hóa, chuyền biến các nguồn lựctrí tuệ thành thu nhập, ngăn chặn sự tôn thất và các chỉ phi vô ích liên quan tới các TSTT.Thứ tu: Quan ly TSTT trong doanh nghiệp sẽ hình thành “văn hoa” va động lựctrong đổi mới, sáng tạo, giúp không ngừng cải tiến, tạo ra sáng kiến, giải pháp trongdoanh nghiệp Là một loại tài sản phi vật chất xuất hiện rất muộn so với những loại tàisản thông thường khác nhưng thông qua khả năng của nó đối với việc tạo ra và duy trì

sự độc quyên trên thị trường, TSTT- dù với một khoảng thời gian không dài đã ngàycàng được thế giới thừa nhận là một tài sản thương mại quan trọng và là một động lựccho đổi mới và tiến bộ công nghệ Sự bảo hộ mạnh mẽ và có hiệu qua đối với TSTT làmột yếu tố quyết định dé thúc day chuyên giao công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào một sô lĩnh vực nhât định của nên kinh tê, tạo ra sự phát triên bên vững của

Trang 40

nền kinh tế quốc gia Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, bảo hộ quyền SHTTcòn góp phan quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoahọc trong cá nhân tô chức, là nguồn đóng góp cơ bản cho sự phát triển khoa học- kỹthuật, văn hóa- nghệ thuật và văn minh của nhân loại.

Thứ năm: Quản lý TSTT đóng vai trò quan trọng trong thúc day cạnh tranh và lànhmạnh hoá thị trường, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

và lưu thông thương mại trong nước và quốc tế Thế giới đang chứng kiến một thời đạiphát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Không ké đến những công ty tên tuôi hay cáctập đoàn nổi tiếng, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay coi SHTT là van dé ưu tiên hàngđầu khi họ bước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay thương mại Vì vậy, cầnphải nhấn mạnh thêm nữa về vai trò của SHTT trong việc tạo ra khả năng cạnh tranhcho các doanh nghiệp và nhà sản xuất ở khắp nơi trên thế giới Khi cạnh tranh trongthương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế ngày càng mạnh thì giá trị của những TSTTngày càng trở nên rõ ràng đối với những người buộc phải cạnh tranh nhằm duy trì và cảithiện vị trí của mình trên thị trường Giá trị kinh tế của TSTT trước hết nằm ở chỗ giúpdoanh nghiệp có một vi trí ôn định trên thị trường và từ đó tạo nên ưu thế cho sự pháttriển Ngành công nghiệp phần mềm của Ấn độ là một vi dụ rất điển hình minh họa cho

sự bảo hộ hiệu quả quyền SHTT Ngược lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nướcđang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Ấn độ đã trải qua những kinh nghiệm quýbáu về việc quyền SHTT bị xâm hại khi không có một sự hiểu biết đúng đắn về việc bảo

hộ quyền SHTT, để cho các doanh nghiệp khác thực hiện những hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh liên quan đến các đối tượng quyền SHTT được bảo hộ Sự bảo hộmạnh mẽ và có hiệu quả đối với TSTT là một yếu tô quyết định đề thúc đây chuyên giaocông nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực nhất định của nềnkinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia

1.3 Pháp luật về quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Cũng tương tự như tài sản hữu hình, để quản lý TSTT trong doanh nghiệp thì cầnphải có một cơ chế pháp lý day đủ dé điều chỉnh cũng như khuyến khích hoạt động khaithác thương mại đối với loại tài sản đặc biệt này Hoạt động quản lý TSTT của doanhnghiệp phụ thuộc vào rất nhiều vào các yêu tố chủ quan cũng như khách quan Các yếu

tố khách quan có thê ké đến như: môi trường chính sách pháp lý, môi trường kinh doanh;khả nang tiêp cận với các nguôn lực tài chính Yêu tô chủ quan như: điêu kiện cụ thê

Ngày đăng: 27/11/2024, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN