1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tuân thủ - cưỡng chế - Giám sát trong kiểm soát ô nhiễm môi trường (Có xem xét thực tiễn vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật môi truờng của Công ty Vedan Việt Nam

168 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TUÂN THU- CUONG CHE- GIAM SATTRONG KIEM SOAT 0 NHIEM MOI TRUONG

Có xem xét thực tiễn vi phạm va xử ly vi phạm pháp luật môi trường

của Công ty Vedan Việt Nam

(DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRUONG)

[PHÒNG | ;40Q.a : CÁC —

Chi nhiệm đề tài: TS VŨ THU HẠNHBộ môn Luật Môi trường

HÀ NOI - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

T rang |Phan thú nhất | Báo cáo tông quan 2

Phan thir hai Bao cao chuyén dé 64Chuyên dé 1 Những van dé lý luận về Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sat} 65

trong KSÔN môi trường.

Chuyên đề 2 Mối quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong| 7l

KSÔN môi trường với các lĩnh vực khác có liên quan.

Chuyên đề 3 Đánh giá thực trạng pháp luật về Tuân thủ trong KSÔN môi |_ 77

Chuyên đề 6 Đánh giá thực tiễn Cưỡng chế trong KSÔN môi trường 108

Chuyên đề 7 Đánh giá thực trạng pháp luật về Giám sát trong KSÔN môi | 121

Chuyên đề 10 Kinh nghiệm của một số quốc gia khác về Tuân thủ- Cưỡng | 153

chê- Giám sat trong KSON môi trường.

Phụ lục 160TL tham khao 164

CAC TU VIET TAT

—— BVMT | Bao vé môi trường

BTTH | Bồi thường thiệt hại

CBM | Cam kết bảo vệ môi trường

CSMT | Cảnh sát môi trường

PMC | Đánh giá chiến lược môi trường

ĐTM| Đánh giá tác động môi trường

KSÔN | Kiểm soát ô nhiễm

KCN | Khu công nghiệp

Trang 3

Phần thứ nhất

BAO CAO TONG QUAN

Trang 4

A PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam đang trong quá trình day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những thành tựu về phát triển kinh tế là đáng ghi nhận, song những tác động tiêu cực

đến môi trường cũng đã bộc lộ khá rõ nét Tình trạng vi phạm pháp luật BVMT nói

chung, vi phạm các quy định pháp luật về KSÔN môi trường nói riêng đang có chiềuhướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất, gây nhiều bất bình trong dư luận.

Điều này bắt nguồn từ việc tuân thủ pháp luật về môi trường không nghiêm, hoạt độngcưỡng chế thi hành pháp luật về môi trường gặp nhiều khó khăn, bế tắc do sự hạn chế

của các quy định về xử lý vi phạm pháp luật môi trường, cũng như công tác giám sátviệc thực thi pháp luật môi trường đạt kết quả thấp do thiếu các thiết chế phù hợp Tình

trạng vi phạm pháp luật môi trường của Công ty Vedan và những vướng mắc trong quátrình xử lý vụ việc của các cơ quan Nhà nước có thâm quyền là một ví dụ điển hình củanhững hạn chế trong việc Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong lĩnh vực này.

Do vậy việc nghiên cứu sự bat cập của các quy định pháp luật về Tuân thủ- Cưỡng

chê- Giám sát trong KSON môi trường cũng như những vướng mặc nảy sinh trên thực

tế là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tuân thủ - Cưỡng chế - Giám sát luôn là những nội dung trọng yếu trong mỗi lĩnh

vực pháp lý, song trong lĩnh vực môi trường, sự quan tâm nghiên cứu những nội dung

trên chưa thực sự tương xứng Hiện mới chỉ có dé tài “Định lượng hoá khung hình phạtcác lội phạm về môi trường" do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện năm

2001 (Trong khuôn khổ Dự án SEMA, do SIDA tài trợ) được xem là công trình nghiên

cứu chuyên sâu về cưỡng chế hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môitrường, song đáng tiếc là loại trách nhiệm pháp lý này chưa có điều kiện áp dụng mộtcách rộng rãi tại Việt Nam nên giá trị thực tiễn của công trình này không nhiều Các bài

báo về tình hình vi phạm pháp luật môi trường nói chung, của Công ty Vedan nói riêngtrong thời gian qua đặc biệt chiếm ưu thế về số lượng, song lại chỉ dừng ở mức cungcấp thông tin mà không được xem là có giá tri về mặt nghiên cứu khoa học.

Trong các tài liệu nước ngoài có sử dụng tiếng Anh, “Tudn thủ Cưỡng chế

-Giám sát” được dịch nguyên nghĩa từ các thuật ngữ “Compliance-

Enforcement-Monitoring”, có một số ấn phẩm có liên quan như: Compendium of summaries ofjudicial decisions in environment related cases (Trích yêu tóm tắt các quyết định của

toà an trong các vụ có liên quan đến môi trường, do Chương trình Môi trường Hợp tác

Nam á (SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc - UNEP thực hiện

năm 2001) Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tóm lược các kết quả xử lý các vụ việcvề môi trường mà không phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Tuân thủ- Cưỡngchế- Giám sát.

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu

Dẻ tài sử dụng các phương pháp phân tích và khái quát hóa: phương pháp chuyêngia; phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu, thu thập và kế thừa các kết quả đã có.

Phương pháp mô hình hoá cũng được sử dụng để làm tăng tính hiện đại, khoa học của

các kết quả nghiên cứu.

4 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ những van dé lý luận về Tuân

thủ-Cưỡng chế- Giám sát trong lĩnh vực môi trường; đánh giá thực trạng pháp luật cũng nhưthực tiễn pháp lý về Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong lĩnh vực nay’, lam co sở cho

việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong lĩnh vựcmôi trường Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy môn học Luật môi

Š Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, đánh giá việc Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi

trường chủ yêu từ khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn pháp lý tại Việt Nam,

đông thời có tham khảo kinh nghiệm quốc tê về vân đê này.6 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu những van dé lý luận về Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong

KSON môi trường.

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý của việc Tuân thủ- Cưỡngchê- Giám sát trong KSON môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp góp phan hoàn thiện các van dé pháp lý về Tuân

thủ-Cưỡng chê- Giám sát trong KSON môi trường.

' Thông qua việc xem xét vụ vi phạm pháp luật môi trường của Công ty Vedan.

Trang 6

B TÓM TAT NOI DUNG

I NHUNG VAN DE LY LUAN VE TUAN THU- CUGNG CHE- GIAM SATTRONG KIEM SOAT O NHIEM (KSON) MOI TRUONG

1.1 KSON môi trường và những nội dung chính của KSÔN môi trường

KSON môi trường (Environmental Pollution Control) là tổng hợp các hoạt động,biện pháp, cách thức và công cụ nhăm phát hiện, loại trừ, hạn chế những tác động xấuđối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường: khắc phục, xử lý hậu quả do ô

nhiễm môi trường gây nên.

Khái niệm KSON môi trường được dùng trước hết dé phân biệt với khái niệm bảotồn đa dang sinh học (DDSH) Trong khoa học môi trường, bảo vệ môi trường (BVMT)

được chia thành hai (02) mảng rõ rệt: mảng nâu và mảng xanh Các hoạt động có liên

quan đến KSÔN được gọi là mảng nâu” (brown), còn các hoạt động liên quan đến bảotồn đa dang sinh học được gọi là mảng xanh (green) Cơ cau tô chức và bộ máy quản lý

nhà nước về môi trường cũng được phân định theo hướng này Tổng cục Môi trường

(Bộ TN&MT) hiện có 10 đơn vị hành chính trong đó có Cục Kiểm soát ô nhiễm và Cục

Bảo tồn đa dạng sinh học.

Khái niệm KSÔN môi trường còn được dùng để phân biệt với khái niệm quản lýnhà nước về môi trường So với quản lý nhà nước về môi trường, KSÔN môi trường

cùng có chung mục đích, đó là nhằm phát hiện sớm những biểu hiện của ô nhiễm môitrường dé kịp thời có biện pháp phòng ngừa, khống chế không dé 6 nhiễm môi trường

xảy ra Nói cách khác, KSÔN và quản lý nhà nước về môi trường đều là quá trình conngười chủ động ngăn chặn các tác động xấu từ các hoạt động phát triển kinh tế- xã hộiđến môi trường (nhưng nếu vì những lí do nào đó mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thìquản lý nhà nước về môi trường và KSÔN môi trường đều tập trung vào các hoạt độngxử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi, làm sạch lại môi trường) Tuy nhiên, từ khía cạnh

chủ thé va cách thức kiểm soát cho thấy, KSON môi trường có phạm vi chủ thể kiểm

soát, đối tượng kiểm soát và cách thức kiểm soát rộng hơn so với quản lý nhà nước về

môi trường Cụ thể là:

Thứ nhát, chủ thé của KSÔN môi trường không chỉ là nhà nước (thông qua hệthống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường) mà là các doanh nghiệp, các cộngđồng dân cư, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân Nói cách

khác, KSON môi trường không chi là trách nhiệm của nhà nước mà là trách nhiệm của

toàn xã hội, trách nhiệm của toàn dân;

Thứ hai KSÔN môi trường không chỉ được thực hiện bằng các công cu, biện pháp

mệnh lệnh, hành chinh- luôn được xem là công cụ thiết yếu dé nhà nước quản lý môitrường mà còn được thực hiện đồng bộ bởi các biện pháp, công cụ kinh tế, kĩ thuật, các

? Một sô tài liệu gọi là mảng xám,

Trang 7

giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yêu tô thị truong , trong đó yếu tố thị trường,

yêu tô công luận và tác động xã hội đang được sử dụng ngày một nhiêu.

Ngược lại, từ khía cạnh nội dung pháp lý thì KSÔN môi trường có phạm vi hẹphơn so với nội dung quản lý nhà nước vê môi trường Theo đó, KSÔN môi trườngthường tập trung vào các hoạt động chính sau đây: Mot /à, thu thập quản lý và cung cap

các thông tin về môi trường, bao gồm các hoạt động quan trắc môi trường, xây dựng vàquản lý thông tin, cơ sở dit liệu về KSON, tổ chức đánh gia, dự báo tình trạng ô nhiễm,

suy thoái môi trường cung cấp các thông tin về thực trạng môi trường, tình hình thực

hiện pháp luật môi trường, đánh giá, khoanh vùng, xây dựng bản đồ ô nhiễm môitrường Về nguyên tắc, các thông tin, dữ liệu về môi trường phải được công khai (trừcác thông tin thuộc đanh mục bí mật nhà nước) đến các đối tượng có liên quan theo luậtđịnh”; Hai /à, tiến hành đánh giá môi trường, bao gồm đánh giá, khoanh vùng, xây dựngbản đồ ô nhiễm môi trường Việc làm này được tiến hành ở cả ba (03) cấp: cấp địaphương cấp quốc gia, và vùng lãnh thổ Khoanh vùng, xây dung bản dé xác định cácđiểm nóng về ô nhiễm môi trường là căn cứ để tập trung nguồn lực vào việc xử lý ônhiễm tại các khu vực đã được xác định, tránh tình trạng lãng phí do dàn trải trong đầutư và khắc phục ô nhiễm, đóng góp to lớn vào việc KSON môi trường; Ba /à, xây dựng

và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó quy

chuẩn kỹ thuật về môi trường sẽ do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành dướidạng văn bản để bắt buộc áp dụng, còn tiêu chuẩn môi trường sẽ do một tổ chức công bốdưới dạng văn bản dé tự nguyện áp dụng; Bồn /à, quản lý chất thải, trong đó đặc biệt chúý quan lý chất thải nguy hại; Năm /d, xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa,xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường Ở nội dung này, cần có sự phân biệt trách

nhiệm phòng ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm của cơ quan nhà nước có thâm quyền và

trách nhiệm phòng ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân, của ngườigây ô nhiễm Về nguyên tắc, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm xử lý, khắc phụcô nhiễm do mình gây ra, còn cơ quan nhà nước có thâm quyền phải chịu trách nhiệm xử

ly và khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai hoặc sự cố môi trường gây ra.

1.2 Nhận thức về “Tuân tha- Cưỡng chế- Giám sát” trong KSÔN môi trường

1.2.1 Các cách hiểu về “Tuân thi- Cưỡng ché- Giám sát”

“Tuân thủ "/Compliance, Cưỡng ché/Enforcement, Giảm sát/Monitoring” đượchiểu theo nhiều cách khác nhau và việc áp dụng chúng phụ thuộc vào các cách hiểu đó.

Thông thường 3 thuật ngữ này luôn đi kèm với nhau và thể hiện logic của quá trìnhthực hiện và áp dụng pháp luật” Trước tiên, pháp luật yêu cầu các công dân tuân thủ

pháp luật một cách tự nguyện và tự giác Về lý thuyết trong giai đoạn này, các biệnpháp thuyết phục sẽ được ưu tiên áp dụng Khi công dân không tự giác tuân thủ pháp

> Điều 103 Luật BVMT 2005.

* Báo cáo về Tuân thủ - Cưỡng chế - Giám sát trong quản lý An toàn sinh học phục vụ xây dựng Nghị định về

quản lý ATSH đổi với sinh vật biên đôi gen và sản phâm, hàng hoá của sinh vật biên đôi gen/Cục Bảo tồn đa dạngsinh học/Tổng cục Môi trường/2009.

Trang 8

luật thì việc cưỡng chế sẽ được áp dụng, đồng thời đê đảm bảo tuân thủ, cưỡng chế

đúng pháp luật, việc giám sát được đặt ra.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, “Tudn thi” được hiểu là giữ đúng, làm đúng theođiều đã quy định”; “Cưỡng chế” là việc ban hành những quyết định hoặc áp dụngnhững biện pháp tổ chức có tính chat bắt buộc trực tiếp”; “Gidm sdt” là theo đối vàkiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định khong’

Từ phương diện pháp lý, “Tuân thu” (tuân theo) pháp luật là một trong những

hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hànhnhững hoạt động mà pháp luật ngăn cắm Những quy phạm pháp luật cấm trong luật

hình sự, luật hành chính được thực hiện dưới hình thức nay’ Cuong ché” là những

biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhâtđịnh của cơ quan nhà nước có thắm quyền do pháp luật quy dinh” Điều này cũng có

nghĩa cưỡng chế là những biện pháp, cách thức do cơ quan nha nước có thâm quyền áp

dụng để buộc các cá nhân hay tô chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật Cưỡng

chế là một tính chất đặc trưng, cơ bản của pháp luật Tính chất này làm cho pháp luật

khác với đạo đức và phong tục “Cưỡng chế” là một trong những thuộc tính của quyénlực nhà nước Theo nghĩa rộng, hầu hết các cơ quan nhà nước được thực hiện cưỡng chế,

nhưng theo nghĩa hẹp thì chỉ một số cơ quan nhà nước nhất định mới có quyền áp dụng

biện pháp này '°, Theo Lénin thì “nếu không có một bộ máy có đủ sức cưỡng bức người tatuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng như không” “Giám

sat” là sự theo đối, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục va

sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đốitượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được những mục đích đãđược xác định, bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chinh'' Theo nghĩa này,giám sát có thé được tiến hành với cả hai (02) nhóm chủ thể: giám sát việc tuân thủpháp luật của các tổ chức, cá nhân; và giám sát việc áp dụng các biện pháp cưỡn# chếcủa cán bộ, công chức có thắm quyền.

1.2.2 “Tuân thủ- Cưỡng chế- Giảm sát” trong KSÔN môi trường- Khải niệm

và những yêu cầu cơ bản

Trên cơ sở các nghiên cứu về KSÔN môi trường tại mục 1.1 và định nghĩa về

Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát tại mục 1.2.1, Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong

KSÔN môi trường có thé hiểu một cách day đủ, cụ thé hơn như sau:

° http: www.tInet.com.vn/Dictionary.aspx?word=tu%C3%A 2n+th®%F 1%4BB%A7&dict=V V&x=70& y=5

* Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nha xuất ban Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, trang 333.

7 http;/www.tlnet.com.vn/Dictionary.aspx2word=tu⁄eC3%4A2n+th%E |%BB%AT&dict=VV&x=70&y=S.8 Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tu pháp, 2004, trang 455 Các

hình thức thực hiện pháp luật khác là thi hành (chap hành) PL sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

? Từ điển Luật hoc, NXB từ điển Bách khoa, 1999 Trang 124.

'® Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất ban Đại học quốc gia Hà Nội 1997, trang 336.'' Từ điển Luật học, Hội Luật gia Việt Nam, Nhà xuất ban Từ điển bách khoa Hà Nội, 1999, trang 174.

Trang 9

1.2.1.1 Tuân thủ trong KSÔN môi trường

"Tuân thủ trong KSON moi trường ” là việc các chủ thé pháp luật thực hiện đúngnhững điều mà pháp luật môi trường quy định và/hoặc kiềm chế không tiến hành nhữnghoạt động mà pháp luật môi trường ngăn cắm trong quá trình tham gia vào các quan hệphap luật BVMT nói chung, KSÔN môi trường nói riêng.

Như vậy điều kiện trước tiên để đảm bảo có sự Tuân thủ pháp luật trong KSÔNmôi trường là phải có một hệ thống pháp luật về KSÔN môi trường đây đủ, cụ thể, dễthực thi, trong đó nhất thiết phải có các quy định cắm thực hiện một số hành vi, quyđịnh rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng chủ thể trong các hoạt động có liên quan đếnKSÔN môi trường, đồng thời phải bao gồm cả những quy định về trách nhiệm pháp lýmà họ phải gánh chịu khi không Tuân thủ phạm pháp luật môi trường Thực tế chothấy, pháp luật được quy định chặt chẽ đến dau, hiệu quả của việc tuân thủ có thể đượcnâng cao đến đó Tuy nhiên, cần lưu ý là pháp luật mới chỉ là yêu tố can nhưng chưa đủ

để có được sự Tuân thủ triệt để trong KSÔN môi trường Cả từ phương diện lý luận và

thực tiễn đều cho thấy còn có một số yếu tổ sau chi phối quá trình này.

Mot là, chất lượng nền môi trường Nền môi trường là yếu tố chi phối rất lớn tới

việc tuân thủ pháp luật về KSÔN môi trường Nếu nên môi trường tốt, các chủ thể sẽ

nhận thấy nghĩa vụ tuân thủ pháp luật môi trường là cần thiết Trong nhiều trường hợp,các chủ thé sẽ thay không cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về KSÔN môitrường nếu môi trường tiếp nhận chất thải đã ở trong tình trạng bị ô nhiễm hay ô nhiễm

nghiêm trọng.

Hai là, điều kiện về cơ sở vật chất Các phương tiện khoa học kỹ thuật như dâytruyên, thiết bị công nghệ, hệ thống xử lý chất thải đều ảnh hưởng đến khả năng tuânthủ trong KSÔN môi trường Nếu chúng lạc hậu, không đảm bảo đạt quy chuẩn kĩ thuậtmôi trường thì việc tuân thủ pháp luật môi trường của các chủ thể sẽ bị hạn chế Tươngtự, khả năng tài chính của các chủ thể cũng là một yếu tố chi phối đến việc tuân thủpháp luật về KSÔN môi trường.

Ba là, nhận thức, ý thức môi trường Đây được xem là yếu tố quyết định đến việctuân thủ pháp luật về KSÔN môi trường Thực tế cho thấy không ít trường hợp vi phạmpháp luật môi trường ngay cả khi không có sự chỉ phối bởi các yếu tố chất lượng nềnmôi trường hay điều kiện cơ sở vật chất Vụ việc Vedan Việt Nam là một ví dụ điểnhình về tình trạng vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng bắt nguồn từ ý thức môitrường của chủ doanh nghiệp Ở Bởi lẽ vào thời điểm Vedan bắt đầu đi vào hoạt độngchất lượng nguồn nước sông Thị Vải còn rất tốt, dây truyền công nghệ của Công tytương đối hiện đại, các điều kiện về tài chính khá dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý doanhnghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vu , song vì ý thức môi trường thấp kém nênđối tượng này đã cé tình đi ngược lại lợi ích môi trường, không tuân thủ các quy định

về KSÔN môi trường.

" Theo “Vedan và lời cảnh báo cuối cùng” — báo Tudi Trẻ online ngày 28/9/2008

Trang 10

Nhận xét trên của nhóm nghiên cứu dé tai cũng hoàn toản phù hợp với kết qua

điều tra xã hội học Với câu hỏi “Theo anh/chị mức độ tuân thủ pháp luật môi trưởng

cua người dân nơi anh/chị sinh sống đang ngày ngày càng tot hơn hay ngày càng kémdi? Và nguyên nhân là gi?” có 45% câu trả lời là tốt hon, 55% câu trả lời là kém đi, va

nguyên nhân chính là do ý thức môi trường của người dân.

1.2.1.2 Cưỡng chế trong KSÔN môi trường

'Cưỡng chế trong KSÔN môi trưởng ` là các biện pháp do pháp luật quy định manhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) áp dung để buộc các tổchức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý về KSON môi trường nhằm mục dich

đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực môi trường, khôi phục những thiệt hại doviệc không tuân thủ pháp luật môi trường gây nên, cũng như ngăn chặn những hành vi

vi phạm pháp luật môi trường có thể xảy ra Cưỡng chế trong KSÔN môi trường vừađược thực hiện theo các hình thức chung của cưỡng chế Nhà nước, vừa đảm bảo tínhchất của cưỡng chế trong một lĩnh vực chuyên ngành Điều này cũng có nghĩa là cưỡngchế trong KSÔN môi trường vừa mang những đặc điểm của cưỡng chế nói chung, như

mục đích cưỡng chế, nguyên tắc cưỡng chế, chủ thể cưỡng chế Tuy nhiên, do BVMTvà KSÔN là một lĩnh vực chuyên ngành vì thế cưỡng chế trong KSÔN môi trường còn

mang những nét đặc thù riêng khác với cưỡng chế tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực

khác Điểm khác biệt lớn nhất có thể nhận thấy là:

Thi nhất, về căn cứ áp dụng cưỡng chế Cưỡng chế tuân thủ trong KSÔN môi

trường không chỉ dựa trên những quy định có tính quy ước mà còn phải dựa trên hệ

thống Quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành Căn cứ vào các Quy

chuẩn kỹ thuật về môi trường, cơ quan nhà nước có thâm quyền có thé xác định được

một hành vi của cá nhân, tổ chức có phải là vi phạm pháp luật về môi trường hay

không vi phạm đến mức độ nào Nói khác đi là thông qua hệ thống Quy chuẩn kỹ thuậtvề môi trường, người ta xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi viphạm Muốn xác định một hành vi gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng hay

đặc biệt nghiêm trọng, người ta phải căn cứ vào mức độ vượt Quy chuẩn môi trường

cho phép của hành vi đó.

Thứ hai, về cách thức cưỡng chế: Cưỡng chế trong KSÔN môi trường đa dạnghơn so với cưỡng chế trong lĩnh vực khác Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phạtcảnh cáo, phạt tiền, phạt tu , cưỡng chế trong KSÔN môi trường còn sử dụng các biệnpháp đặc thù được quy định tại Điều 49 Luật BVMT, bao gồm: 1) Buộc thực hiện biệnpháp giảm thiểu, xử ly chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường: ii) Tạm thời đình chỉ hoạtđộng cho đến khi thực hiện xong biện pháp BVNT cần thiết: iii) Buộc di dời cơ sở đến

vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tai của môi trường: iv) Cắm hoạt động 1.2.1.3 Giám sát trong KSÔN môi trường

“Giám sát trong KSÔN môi trường ” là việc theo dõi, quan sát các hoạt động Tuân

thủ, Cưỡng chê trong KSON môi trường, được tiên hành bởi các cơ quan nhà nước có

thâm quyên, các tô chức, hộ gia đình, cá nhân, các cộng động dân cư Mục đích của

Trang 11

Gian sat trong KSON môi trường là nhăm bảo đảm việc thực hiện pháp luật về KSÔN

được nghiêm minh, khách quan, phát hiện ngăn chặn và xử lý kip thời hành vi vi phạm

pháp luật về KSÔN qua đó góp phan BVMT, bảo đảm nguyên tắc pháp chê xã hội chủnghĩa Để hoạt động giám sát được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và pháp luật về giámsát thực sự phát huy được vai trò, tác dụng thì chúng cần phải đảm bảo các yêu cau sau:

Thứ nhất, pháp luật phải quy định rõ hệ thông cơ quan có thâm quyền giám sát

trong KSON, với chức năng nhiệm vụ, quyên hạn cụ thê, phân công phan cap rõ rang.

đồng thời xác định cơ chế phối hợp thực hiện giám sát một cách linh hoạt.

Thứ hai, pháp luật cần có quy định cụ thé về trách nhiệm giám sát trong KSÔNđối với một số tổ chức, đoàn thé nhất định (có khả năng và điều kiện giám sát trongKSÔN một cách hiệu quả nhất) để các tổ chức đoàn thể này thực hiện quyền giám sátđược khách quan và hiệu quả, cũng như quy định rõ về quyền giám sát trong KSÔN củacộng đồng dân cư.

Thứ ba, pháp luật phải quy định rõ các nội dung giám sát trong hoạt động KSÔN.Điều này có nghĩa là pháp luật cần quy định cụ thể KSÔN gồm những hoạt động gì?Những hoạt động nào trong KSÔN phải chịu sự giám sát?

Thứ tr, pháp luật phải quy định rõ va đa dạng các phương thức giám sát dé bảođảm công tác giám sát đạt hiệu quả cao Điều này xuất phát từ chỗ hoạt động KSÔN là

rất đa dạng và gắn liền với các yêu cầu về khoa học kỹ thuật nên pháp luật phải có quy

định về các phương thức giám sát đa dạng và đặc thù để bảo đảm cho hoạt động giám

vẫn không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.

1.3 Mối quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môitrường với các lĩnh vực khác

1.3.1 Mối quan hệ giữa Tuân thi- Cưỡng chế- Giám sát trong KSON môi

trường với lĩnh vực thanh tra, kiểm tra

Quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường với lĩnhvực thanh tra, kiểm tra được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các chủ thé phải thựchiện các nghĩa vụ KSÔN theo quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nướccó chức năng thanh tra, kiểm tra Để đảm bảo cho vai trò của hoạt động thanh tra, kiêmtra đối với quá trình Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường, mối quan

hệ này phải đáp ứng những đòi hỏi sau:

Trang 12

Thứ nhất, mỗi quan hệ này phải được quy định rõ ràng, minh bạch Điều này giúp

cho các chủ thể biết được giới hạn chức năng quyền hạn, nghĩa vụ của mình, bảo đảm

được lợi ích môi trường cũng như lợi ích của các chủ thé thực hiện nghĩa vụ BVMT Sựminh bạch phải được thể hiện qua các quy định về căn cứ thanh tra kiểm tra: kế hoạchthanh tra, quá trình thu thập các thông tin tại hiện trường, phân tích kết quả, đánh giáhiện trường; nghĩa vụ của chủ thé bị thanh tra, kiểm tra; thẩm quyền của các cơ quan cóchức năng thanh tra, kiểm tra’

Thứ hai, quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra không được làm cản trở hoạtđộng bình thường của chủ thể bị thanh tra, kiểm tra Hoạt động thanh tra, kiểm tra là đểgiúp cho cơ quan quản lý nhà nước xem xét tính đúng đăn của việc tuân thủ pháp luật,phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, cũng cần có quyđịnh nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các đối tượng bị thanh tra trước khả năng cóthể bị cán bộ, công chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra lạm dụng, từ đó cản trở

hoạt động bình thường của doanh nghiệp Theo đó, pháp luật cần có những quy định

trường hợp nao thì chủ thé bị thanh tra, kiểm tra có quyên từ chối việc thực hiện thanhtra, kiểm tra; trình tự khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức nhà nước vi phạm quy địnhthanh tra, kiểm tra

Thứ ba, các biện pháp cưỡng chế phải dam bảo phù hợp với pháp luật và được

thực hiện bằng quyền lực nhà nước, thể hiện Điều này có nghĩa là biện pháp cưỡng chế

phải được áp dụng một cách thống nhất thông qua sự thống nhất áp dụng giữa các cơquan quản lý nhà nước đối với một (hoặc nhiều vi phạm) của một chủ thé hoặc đối vớinhững vi phạm như nhau của các chủ thé khác nhau Trái với yêu cầu này quá trình ápdụng các biện pháp cưỡng chế sẽ rất khó khăn và thường dẫn đến tình trạng “nhờn”

pháp luật hoặc nảy sinh khiếu kiện sau đó.

1.3.2 Mỗi quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi

trường với lĩnh vực xử ly vi phạm hành chính

Mối quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường với

lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính được thể hiện chủ yếu thông qua mối quan hệ giữa

việc thực hiện các quy định về KSÔN môi trường của các chủ thể với việc xử lý viphạm hành chính; áp dụng các biện pháp cưỡng chế; giám sát việc cưỡng chế của cơquan nhà nước có thâm quyền trong quá trình xử lý vi phạm hành chính Việc áp dụngtrách nhiệm hành chính trên thực tế phụ thuộc vào sự tuân thủ pháp luật môi trường củacác chủ thé phải thực hiện nghĩa vụ BVMT.

Trong trường hợp các chủ thể tuân thủ đầy đủ pháp luật môi trường, trách nhiệm

hành chính sẽ không được áp dụng Khi tình trạng vi phạm pháp luật môi trường tăng

lên, xét về mặt lý luận, trách nhiệm hành chính cũng sẽ được áp nhiều hơn Tuy nhiên,

thực tế không phải luôn diễn ra như vậy Có không ít trường hợp, không có hành vi vi

'3 Cách hiểu khác nhau về thẩm quyên áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hanh vi vi phạm pháp luật đối với

công ty TNHH VEDAN đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp hơn, việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đôi với côngty TNHH VEDAN chưa bảo đảm tuân thủ pháp luật.

Trang 13

phạm pháp luật nhưng cơ quan nhà nước vẫn áp dụng trách nhiệm hành chính Nguyênnhân có thể là do cách hiểu khác nhau về hành vi của chủ thể phải thực hiện nghĩa vụBVMT hoặc do công chức cố tình vi phạm pháp luật Tương tự, có thể hành vi vi

phạm pháp luật tăng lên trên thực tế nhưng việc áp dụng trách nhiệm hành chính khôngtăng Nguyên nhân có thé là do hành vi trốn tránh tinh vi của chủ thể vi phạm tìnhtrạng kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra ”, việc cơ quan có thẩm quyền xửlý bỏ qua không xử lý vi phạm pháp luật môi trường của các chủ thể nhất định

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường được ápdụng đúng đắn sẽ là động lực để các chủ thể khác tuân thủ pháp luật Những hành vi viphạm pháp luật không bị xử lý hoặc xử ly không nghiêm sé là tiền lệ xấu để các chủ thékhác vi phạm pháp luật” Ngược lại, hình thức và mức phạt quá cao có thể ảnh hưởngtới khả năng cưỡng chế trên thực tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các

hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình.

1.3.1 Mỗi quan hệ giữa Tuân thi- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi

trường với lĩnh vực điều tra, truy tổ và xử lý hình sự

Mối quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường với

lĩnh vực điều tra và xử lý hình sự được thé hiện qua việc tuân thủ nghĩa vụ KSON môi

trường, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế và việc giám sát sự cưỡng chế của cơquan có tham quyền trong quá trình điều tra và xử lý hình sự.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự là căn cứ đểcác cơ quan điều tra (thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kiểmlâm) tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định

tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, xét xử Trên cơsở kết quả điều tra, VKS nhân dân tiến hành hoạt động truy tố và Toà án nhân dân tiến

hành hoạt động xét xử nhằm áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo

quy định của Bộ Luật hình sự.

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý cao nhất, nghiêm khắc nhất đối với

những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Do đó, các quy định của pháp luật

hình sự trong lĩnh vực môi trường (các tội phạm về môi trường) và các quy định về tổchức điều tra hình sự nếu khả thi và được bảo đảm thực hiện trên thực tế sẽ có tác động

rất lớn tới sự tuân thủ pháp luật môi trường Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, giám sát

tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý khác như UBND các cấp, cơ quan quản lýnhà nước về môi trường, thanh tra môi trường cũng hỗ trợ cho hoạt động điều tra, truy

tố, xét xử Các hoạt động này nếu được thực hiện có hiệu quả, sẽ cung cấp những thôngtin ban đầu cho hoạt động điều tra, truy tỐ, Xét Xử Ngược lại, hoạt động kiểm tra, giám

'* Vụ VEDAN là một ví dụ điển hình cho tình trạng này Doanh nghiệp đã có những hành vi tỉnh vi nhằm trốn

tránh trách nhiệm xử lý nước thải trong thời gian dài (14 năm) mà không bị xử lý Trong vụ việc này, hoạt động

HE tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước bị buông lỏng một thời gian dài.

“Năm 1994, Công ty TNHH VEDAN đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm bởi một trong những

nguyên nhân là mức phạt quá thấp Với 11 hành vi vi phạm, công ty TNHH VEDAN chỉ bị xử phạt với tông số

tiễn là 165,7 triệu đồng, một mức phạt quá thấp so với mdi lợi mà VEDAN thu được do không xử lý nước thải.

Trang 14

Sát của cơ quan quản ly nhà nước, thanh tra môi trường cũng nhận được sự hỗ trợ rattích cực của cơ quan điều tra hình sự trong lĩnh vực môi trường (Cảnh sát môi trường-

CSMT) Nhiều vụ việc cụ thể được phát hiện bởi cơ quan điều tra và từ đó cơ quan cóthấm quyền thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi pham’® Ngoài ta, trongquá trình điều tra, truy tỐ, xét Xử, Các cơ quan điều tra, tỐ, xét xử còn tìm ra nguyên

nhân điều kiện pham tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện

pháp ngăn ngừa! ’ Thong qua hoat déng nay, co quan diéu tra, truy tố, xét xử hỗ trợ cho

các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật môitrường trong tương lai.

1.3.3 Mi quan hệ giữa Tuân thủ- Cưỡng chế- Giảm sát trong KSÔN môi

trường với vai trò của cộng dong

Cộng đồng là một tập thể người có những dấu hiệu, đặc điểm xã hội chung về

thành phân giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh sống và cư trú được gắn kết với nhau

về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng, tâm lý hoặc lối sống

Cộng đồng có vai trò rất quan trọng đối với tuân thủ, cưỡng chế, giám sát trong

lĩnh vực môi trường nói chung và KSÔN nói riêng Người dân có thể phát hiện nhữnghành vi vi phạm pháp luật và có thể tố cáo những hành vi vi phạm này với cơ quan quảnlý nhà nước, người có thâm quyền xử lý vi phạm pháp luật, như hành vi gây ô nhiễm,suy thoái, sự cố môi trường, hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồngdân cư, tổ chức gia đình và cá nhân Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này của cộngđồng phụ thuộc vào việc xử lý của cơ quan tiếp nhận tố cáo của người dân.

Bên cạnh đó, cộng đồng cũng là những người tiêu dùng Cộng đồng cũng có thể

phản ứng trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường thông qua việc tây chay hàng

hoá sản phẩm của doanh nghiệp gây ô nhiễm Điều này sẽ tác động rất mạnh tới hành vi

ứng xử của người có hành vi vi phạm vì phù hợp với tâm lý của người dân Băngchứng là với câu hỏi “La người tiêu dùng, anh/chị có thái độ gì đối với sản phẩm của

doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ”? thì biểu đỗ chi thái độ của người tiêu dùng là:

El Mua ít diKhông mua

O Mua bình thường

Thái độ của

người tiêu dùng

'* Vụ việc VEDAN là một vi du.

Điều 3 Pháp lệnh tô chức điều tra hình sự 2004'® Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, trang 601

Trang 15

1.4 Tổ chức bộ máy liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong

KSON môi trường

1.4.1 Hệ thong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến Tuân thi- Cống

chế- Giám sát trong KSÔN môi trường

Hệ thông cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động Tuân thủ- Cưỡngchế- Giám sát trong KSÔN môi trường bao gồm Chính phủ, các bộ, UBND các cấp.Trong đó Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về BVMT trong phạm vi cả nước, có

quyên hạn, nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành pháp luật nói chung, pháp luật môi trườngnói riêng, tuyên truyền giáo dục pháp luật; thi hành những biện pháp BVMT, các chính

sách quan lý, bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyễn thiền

nhiên (Điều 121 Luật BVMT 2005).

Liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường,Chínhphủ ban hành hoặc kiến nghị ban hành các văn bản pháp luật nhằm KSÔN môi trường,chỉ đạo giải quyết tình trạng môi trường bị ô nhiễm, giải quyết những vụ việc vi phạm

pháp luật môi trường cụ thể khi có sự không thống nhất giữa cơ quan quản lý địa

phương và trung ương °

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ thực hiện KSÔN môi trườngtheo hai phương thức: Trực tiếp thực hiện công tác KSÔN môi trường và phối hợp vớiBộ TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT thuộcphạm vi quản lý của minh Dé thực hiện chức năng quyền hạn của mình, trong cơ cấu tổ

chức của các bộ có bộ phận phụ trách về vấn đề môi trường (Như Vụ môi trường thuộcBộ Giao thông vận tải??, Cục Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Quốc

phòng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ GD&DT, Bộ NN&PTNT,Cục Kỹ thuật, An toàn và Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công thương, Vụ KH,

CN&MT”! thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lich ) Một số bộ, ngành thuộc Chínhphủ không có bộ phận riêng về van đề môi trường nhưng nhiệm vụ BVMT được giao

cho một cơ quan thuộc Bộ, ngành như Cục kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công an

UBND các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT trong phạm vi quyềnhạn và nhiệm vụ của mình Liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔNmôi trường, UBND cấp tỉnh chi đạo xây dựng, quan lý hệ thống quan trắc môi trườngcủa địa phương; chi đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường: tổ chức thâm

định phê duyệt báo cáo DTM thuộc thâm quyền; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra,

xử ly vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

về môi trường: phôi hợp với UBND cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường

liên tỉnh UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ky và kiểm tra việc thực hiện

cam kết BVMT; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về

” Trong vụ VEDAN Chính phủ (cụ thé là Thủ tướng Chính phủ) đã chỉ đạo Bộ TN&MT, UBND tinh Đồng nai

thống nhất quan điểm giải quyết vụ việc và sau đó đã có chi đạo kiểm điểm đối với những cán bộ, công chức đề

xảy ra tình trạng công ty VEDAN gây ô nhiễm kéo dào mà không bị xử lý.

“ NB số 51/2008/NĐ-CP (thay thé ND số 34/2004/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT.

*! Điều 3 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của Bộ VH, TT, DL.

Trang 16

BVMI; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo kiến nghị về BVMT; phổi hợp vớiUBND cấp huyện có liên quan giải quyết các van dé môi trường liên huyện UBND cấpxã có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT,

giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình;

kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xửly theo thầm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhànước về BVMT cap trên trực tiếp.

Có thé thấy, pháp luật môi trường đã có những quy định khá chi tiết về chức năng,quyền hạn nhiệm vụ và cơ cầu tô chức của các cơ quan hành chính nhà nước từ trungương đến địa phương Tuy nhiên, việc thực thi các quy định này trên thực tế còn cónhững hạn chế nhất định.

Một là, hoạt động phối hợp giữa các bộ với Bộ TN&MT cũng như giữa các bộ vớinhau trong hoạt động KSON còn chưa chặt chẽ Nguyên nhân là do thiểu các quy định

về nội dung phối hợp, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc phối hợp thực

hiện nhiệm vụ BVMT và KSÔN Muốn công tác BVMT và KSON nôi trường đạt hiệuquả cao, Nhà nước quy định cụ thể hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan cấp bộ tronghoạt động BVMT và KSÔN nôi trường.

Hai là, việc thực hiện chức năng cưỡng chế, giám sát đối với những đối tượngkhông tuân thủ, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quy định về KSÔN môi trường củacác cơ quan hành chính ở nhiều địa phương không hiệu quả Nguyên nhân được cho là

do các địa phương không có đủ phương tiện kiểm soát, do lợi ích cục bộ và cũng khôngloại trừ tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức Rất nhiều vụ việc

thực té, trong đó có vụ VEDAN đã minh chứng cho điều này Công ty VEDAN đã liên

tục xa thai nước thai không qua xử ly trong một thời gian dài nhưng co quan hành chính

nhà nước ở địa phương không có những hành động thích hợp để ngăn chặn kịp thời.Cũng cần lưu ý là đối với câu hỏi điều tra xã hội học là “Theo anJ/chị người dânsẽ kêu cứu ai khi môi trường nơi họ sinh sống bi 6 nhiễm” thì có tới 45% câu trả lời chorằng Chủ tịch UBND xã; 41% câu trả lời là tổ trưởng dan phố Điều này cho thấy vai

trò của chính quyền địa phương trong việc đại diện cho quyền lợi chính đáng về mặt

môi trường của người dân Tuy nhiên, còn một câu hỏi nữa cũng phần nào phản ánhthực trạng hoạt động của các chủ thé trên là “Anh/chi đã bao giờ chứng kiến những

người có thấm quyên nêu trên xử lý hành vi vi phạm pháp luật môi trường ”?, thì có tới

55% số người trả lời là chưa bao giờ.

1.4.2 Hệ thống cơ quan chuyên môn về môi trường liên quan đến Tuan Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường

thi-Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý

nhà nước về BVMT trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm tổ chức va chi đạo các

hoạt động BVMT”

* Xem Điều 121 khoản 2 Luật BVMT và Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 17

Liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng ché- Giám sát trong KSON môi trường trên phạm

vị cả nước, Bộ TN&MT có nhiệm vụ xây dựng ban hành hệ thống quy chuẩn môitrường theo quy định của Chính phủ; chỉ đạo xây dựng quản lý hệ thống quan trắc môi

trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trac môi trường: chi đạo, tổ chức

đánh giá hiện trạng môi trường cả nước; quản lý thống nhất hoạt động thâm định, phê

duyệt báo cáo ĐMC, báo cáo ĐTM, đăng ký bản CBM; hướng dẫn kiểm tra, thanh travà xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo kiến nghị

liên quan đến BVMT.

Liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát trong KSÔN môi trường ở địa

phương, Sở TN&MT giúp UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định Báo cáo DTM; theo dõidiễn biến, tình trạng môi trường, KSÔN môi trường, kiểm soát chất thải tại địa phương

nhằm kiến nghị các biện pháp cần thiết bảo đảm môi trường trong lành; Phòng TN&MT

giúp UBND cap huyện tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT; thực

hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT; giải quyết tranh

chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về BVMT; Cán bộ chuyên trách về BVMT cấp xã (cán

bộ địa chính hoặc cán bộ địa chính- xây dựng) có trách nhiệm giúp UBND cấp xã trong

việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn”.

Từ khi Luật BVMT 2005 được ban hành, các cơ quan chuyên môn về BVMT đã

được kiện toàn khá đồng bộ từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, về nguồn lực vànăng lực thực thi nhiệm vụ vẫn còn một số tôn tại nhất định.

Một là, số lượng công chức về BVMT của Việt Nam còn thấp so với các quốc gia

trong khu vực Trong khi tỉ lệ công chức về BVMT của Trung quốc là 20 người/triệu

dân, Thái lan là 30 người/triệu dân, Cămpuchia là 55 người/triệu dân, Malaixia là 100

ngudi/triéu dân thi Việt Nam mới chỉ đạt 4 người/triệu dân Bộ phận quản lý nhà nước

về BVMT thuộc Sở TN&MT được hình thành trên cơ sở tách từ Sở KH, CN&MT cũ,

ghép một cách cơ học với Sở Địa chính Số lượng công chức chuyên trách BVMT ở cácSở TN&MT mới chỉ trung bình có từ 5 đến 7 cán bộ” Tình trạng này còn tram trọnghơn ở cơ quan chuyên môn về BVMT cấp huyện Tại phòng TN&MT cap huyện có bộ

phận chuyên trách về BVMT nhưng với số lượng không nhiều, thường chỉ từ 1 đến 3người Số lượng ít và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức cũng chưa thực sự đápứng được đầy đủ các yêu cầu về KSÔN môi trường trên địa bàn.

Hai là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật môi trường của cán bộ chuyên

trách về BVMT cấp xã rất hạn chế Do đó, lực lượng này chủ yếu được đào tạo, bồi

dưỡng về nghiệp vụ địa chính mà không được đào tạo nghiệp vụ về môi trường cũngnhư pháp luật môi trường Một tỷ lệ rất lớn không nắm được chuyên môn, pháp luật vềmôi trường, trong đó có cả những quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình trong cócông tác BVMT Trên thực tế, họ thực hiện chức năng giúp UBND cấp xã quản lý nhà

> Điều 122 Luật BVMT 2005 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TN&MT, Phòng TN&MT, vàcán bộ chuyên trách về BVMT cấp xã.

** Trung tâm tin học Văn phòng Quốc hội(1/6/2005), Bản tập hợp ý kiến thao luận tại hội trường về dự án LuậtBVMT sửa đồi, Trang 17- 19.

Trang 18

nước vẻ đất đai là chính Nhiệm vụ BVMT, KSÔN hau như bị “bo qua” Những hanchế trên không chỉ tôn tại ở cấp xã mà ngay ở cấp quận huyện và cấp tỉnh cũng ở trong

tỉnh trạng tương tự.

1.4.3 Hệ thống thanh tra BVMT liên quan dén Tuân thủ- Cưỡng chế- Giám sát

2 Ae ae ld

trong KSON moi trường

Theo quy dinh hién hanh, hé thống thanh tra BVMT gồm: Thanh tra Bộ TN&MT,

thanh tra các tông cục thuộc Bộ TN&MT, thanh tra thuộc Sở TN&MT cấp tỉnh Trong

các bộ phận này có Chánh thanh tra, các phó chánh thanh tra và thanh tra viên Quy

định mới của các văn bản nêu trên là khi thực hiện nhiệm vụ, Chánh thanh tra các cấphoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra có thé trưng tập cộng tácviên thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra5,

Thanh tra Thanh tra Téng Thanh tra

Tong cuc MT cuc khac TNMT

Hoạt động thanh tra môi trường được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống thanh trachuyên ngành về TN&MT, dưới hình thức thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra độtxuất theo đơn khiếu nại, tố cáo của công dân Số lần kiểm tra, thanh tra về BVMT nhiềunhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trườnghợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu viphạm pháp luật về BVMT.

Theo pháp luật hiện hành, thanh tra môi trường có thẳm quyền xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực BVMT gồm: Thanh tra viên chuyên ngành TN&MT các cấp,Chánh thanh tra thuộc Sở TN&MT tỉnh, thành phó trực thuộc Trung-ương; Chánh thanh

tra của Bộ TN&MT.

AD g

25 Thanh tra BVMT là thanh tra chuyên ngành, được tổ chức và hoạt động theo Luật thanh tra ngày 15/6/2004,

Nghị định 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và Nghị định

35/2009/ND-CP ngày 7/4/2009 vệ tô chức và hoạt động của thanh tra TN&MT

*% Điều 17 khoản | Nghị định 35/2009/NĐ-CP ngày 7/4/2009 về tổ chức và hoạt động của thanh tra TN&MT

Trang 19

Một điều đáng tiếc là vai trò của thanh tra môi trường trong việc xử lý hành chínhhành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được người dân nhận thức day đủ và đánh giácao Băng chứng là chỉ có 15% người được hỏi câu hỏi “Theo anh/Lhị người nào có

quyền xư phạt hành chỉnh hành vi gây ô nhiễm môi trường” trả lời là thanh tra môitrường có quyền hạn này.

1.4.4 Hệ thông cơ quan diéu tra, truy 16, xét xử liên quan đến Tuân thủ- Cuéngchế- Giám sát trong KSON miôi trường

Hệ thống cơ quan điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến Tuân thủ- Cưỡng Giám sát trong KSÔN môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhăm bảo

chế-đảm việc áp dụng các quy định trong Bộ Luật hình sự 1999 (Chương XVII- Các tội

phạm về môi trường) Hệ thống các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử bao gồm cơ quanđiều tra thuộc cơ quan công an (Cảnh sát điều tra, CSMT thuộc Bộ Công an, Công an

tỉnh, Công an huyện), Viện kiểm sát và Toà án nhân dân các cấp Riêng hệ thống các cơquan điều tra thuộc hệ thống Bộ công an mới được xây dựng tại cấp bộ (Cục

CSMT/C36)”” và các Phòng CSMT thuộc Sở Công an các tỉnh Cho tới thời điểm hiệnnay, Phòng CSMT đã được thành lập tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ê.

Do mới thành lập nên lực lượng CSMT từ trung ương đến địa phương còn mỏng.Khi mới ra mắt (6/3/2007) lực lượng CSMT mới có 120 cán bộ, chiến sỹ”, Mặc dùvậy, CSMT là lực lượng tiên phong cùng với thanh tra môi trường đã thực hiện rất tốtchức năng, nhiệm vụ phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, tạo nên

tính ran đe lớn” Trên thực tế, nhiều vụ việc được phát hiện và xử lý bởi lực lượng

CSMT hoặc có sự tham gia tích cực của CSMT Từ ngày 15/8/2009 người có thẩmquyền của CSMT có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lay lời khai, khám nghiệm hiện

` z F2 "~è “~ ` 2 2 A tả ` oA on A + 1

trường, khám xét, thu giữ, tam giữ va bao quan vật chứng, tài liệu liên quan dén vu án”,

Vai trò của lực lượng cảnh sát môi trường ngày càng được người dân đánh giá cao

qua các câu hỏi điều tra xã hội học Hơn 50% người được hỏi cho rằng cần tăng thêmquyên hạn cho lực lượng này trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp

luật môi trường Song cũng cần lưu ý là đã từng có tới 55% người được hỏi “Anh/chiđã bao giờ chứng kiến những người có thấm quyên nêu trên xử lý hành vi vi phạm phápluật môi trường ”?, có câu tra lời là chưa bao giờ (!?).

?” Được thành lập theo Quyết định số 1899/2008/QD-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29/10/2006.

?# Ngày 17/9/2008, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 1081/2008/QD-BCA(X I3) thành lập Phòng Cảnh sátmôi trường trực thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=44 | &ID=935&CatelD=479

?° http://www2.vietnamnet vn/khoahoc/moitruong/2007/03/670090/,°° http://www2 vietnamnet vn/khoahoc/moitruong/2007/03/670090/

*! Điều 23 Pháp lệnh sửa đôi, bd sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số UBTVQHI2 ngày 27/02/2009 của UBTVQH; Thông tư số 41/2009/TT-BCA-V19 Bồ sung Thông tư số

09/2009/PL-12/2004/TT-BCA(V 19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháplệnh tổ chức điêu tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân ngày 02/07/2009 của Bộ Công an.

Trang 20

II ĐÁNH GIÁ THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN PHAP LÝ VETUẦN THỦ- CƯỠNG CHE- GIAM SÁT TRONG KSON MOI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về Tuân thủ trong KSÔN môi

2.1.1 Thực trạng pháp luật về Tuân thi trong KSÔN môi trường

Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về KSÔN môi trường của các tổ chức cá nhân được

quy định tại các văn bản pháp luật như Luật BVMT 2005, Nghị định 80/2006/NĐ-CP

của Chính phủ ban hành ngày 9/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật BVMT 2005, Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủsửa đổi, bd sung một số điều của Nghị định 80/ND-CP Theo đó, các chủ thé phải tuân

thủ một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:

Một là, tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá môi trường, như lập báo

cáo đánh giá môi trường chiến lược (DMC), lập bao cáo DTM hoặc lập bản cam kếtBVMT và thực hiện đầy đủ các yêu cau từ việc thâm định các báo cáo.

Hai là, tuân thủ các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gồm 2loại: quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn về chất thai, trong

đó, các chủ thể khi tác động vào môi trường cần tuyệt đối tuân thủ các quy chuẩn kỹthuật môi trường về chất thải Các tổ chức cá nhân khi xả thải vào môi trường cần tuân

thủ các quy chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng

thuỷ sản, quy chuẩn về nước thải sinh hoạt, về khí thải công nghiệp, về chất thải nguyhại, về tiếng én, độ rung

Ba là, tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải” Theo đó, các cơ sở

sản xuất, kinh doanh hay các doanh nghiệp có nghĩa vụ giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ Đối với chất thải

nguy hại, do đặc tính nguy hại của nó, các tổ chức cá nhân có hoạt động làm phat sinhchất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng kí với co quan nhà nước có thâm quyền như là

cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh”, đồng thời vẫn phải tuân thủ chặt chẽ quy

trình phân loại, thu gom lưu giữ tạm thời hay vận chuyển chất thải nguy hại.

Bốn là, chịu các trách nhiệm tài chính liên quan đến KSÔN môi trường”, gồm phíBVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với quản lí chất thải rắn, phí BVMT trong

hoạt động khai thác khoáng sản, lệ phí trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

** Được quy định trong Luật BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, như Nghị định 59/NĐ-CP ngày

9/4/2007 về quản lý chất thải rắn, Thông tư số 02/TT-LT giữa Bộ TN&MT với Bộ Công Thương ngày 30/7/2007về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật BVMT 2005 vê tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khâu phế liệu

* Theo khoản | điều 70 - Luật BVMT 2005.

** Pháp lệnh Phi và lệ phí 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định I74/NĐ-CP ngày 29/1 1/2007 về phí

BVMT đối với quan lí chất thải rắn, Nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí BVMT đối với nước thải, Quyết

định 38/QD-BTC ngày 24/7/2006 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí, lệ phí trong

lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ

Trang 21

Năm la, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: khắc phục ô nhiễm, suy thoái môitrường gồm các hoạt động lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cỗ môi trường; lắpđặt, trang bị các thiết bị dụng cụ, phương tiện ứng phó sự có môi trường; tuân thủ quyđịnh về an toàn lao động thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; thực hiện các biệnpháp khẩn cấp ứng phó sự có (nếu có) Riêng đối với các cơ quan quản lý nhà nước vềmôi trường thì khi có sự cỗ môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nao thì người đứngđầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực vàphương tiện để ứng phó sự có kịp thời

Dánh giá thực trạng pháp luật về Tuân thủ trong KSÔN môi trường thời gian quacho thấy ưu điểm lớn nhất là việc ban hành Luật BVMT 2005 Đây được xem là bướctiền nhanh trong lịch sử phát triển của pháp luật BVMT nói chung, KSÔN môi trườngnói riêng Luật đã quy định khá cụ thể nghĩa vụ pháp lý của các chủ thé khi tham gia

vào quan hệ pháp luật môi trường, gồm:

- Các quy định cắm làm căn cứ cho việc Tuân thủ trong KSÔN môi trường đã rõràng và đầy đủ hơn Luật BVMT 1993 chỉ có 7 nhóm hành vi bị cắm (Điều 29), trongđó có 4 nhóm hành vi liên quan đến KSÔN môi trường Luật BVMT 2005 có tới 16nhóm hành vi bị nghiêm cắm, trong đó có những hành vi được quy định cụ thể hơn sovới quy định của Luật BVMT 1993, song cũng có không ít hành vi lần đầu tiên đượcluật hoá tại các quy định cắm như hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩncho phép; hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật

và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại

vượt quá tiêu chuẩn cho phép

- Các quy định về đánh giá môi trường dé cập khá toàn diện về phạm vi chủ thêphải tiên hành hoạt động ĐTM trước khi dự án đi vào hoạt động Các nội dung cơ bảncủa hoạt động đánh giá môi trường cũng được quy định khá đầy đủ tương ứng với từngđối tượng, từ khâu lập, thâm định báo cáo DMC; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáoDTM, báo cáo DTM bé sung; thực hiện, kiểm tra va xác nhận việc thực hiện các nộidung cua báo cáo DTM, báo cáo DTM bổ sung và yêu cầu của quyết định phê duyệt;

lập, đăng ký và xác nhận đăng ký bản CBM căn cứ vào tính chất, quy mô, công suất,địa điểm hoạt động của từng dự án ; các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

môi trường cũng có những bước cải tiễn rõ rệt, theo hướng vừa tuân theo pháp luật môitrường vừa tuân theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006.Ưu điểm lớn nhất của các quy định về lĩnh vực này là đã phân định rõ thắm quyền xâydựng và ban hành từng loại quy chuẩn, tiêu chuẩn, cũng như quy ước chuyền đổi tiêu

chuẩn môi trường trước và sau khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực.

- Các quy định về quản lý chất thải cũng được hoàn thiện đáng kể, theo hướng vớimỗi loại chất thải (chất thải ran, khí thải, nước thải ) phải áp dụng các cách thức vàbiện pháp quản lý khác nhau Đặc biệt là đối với chất thải nguy hại, pháp luật đã quyđịnh khá chặt chẽ nghĩa vụ pháp lý của từng đối tượng là chủ nguồn thải, chủ thể tiễnhành vận chuyển chất thải cũng như các cơ sở xử lý chất thải Danh mục chất thảinguy hại cũng đã được xây dựng nhằm giúp cho việc nhận diện chat thải nguy hai vớichất thải thông thường dé dàng hơn

Trang 22

- Các quy định về nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực môi trường được xem là tiễnbộ nhất Điều này thể hiện bước phát triển về tư duy trong KSÔN, đó là sử dụng ngày

càng triệt để các công cụ, biện pháp kinh tế trong KSÔN trên cơ sở tuân theo các quy

luật thị trường và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả - PPP” Phí BVMT đối với

nước thải, chat thải ran (sắp tới là khí thải, thuế môi trường ) là những công cụ kinh tế

lần dau tiên được áp dụng tại Việt Nam Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhận thức về

nghĩa vụ đóng góp tài chính trong lĩnh vực môi trường của người dân không phải đã

thay đổi tương ứng với các quy định của Nhà nước Với câu hỏi “4nh/chị đang phải

nộp những khoản nghĩa vụ tài chính nào trong lĩnh vực môi trưởng”, có 77% trả lời lànộp lệ phí vệ sinh, song không có ai trả lời là phải nộp phí BVMT (trong khi phí BVMT

đối với nước thải đã được áp dụng từ năm 2003), nhưng lại có tới 2,5% câu trả lời là

nộp thuế môi trường (trong khi thuế môi trường chưa được quy định và áp dụng tạiVN), số người có câu trả lời không phải nộp khoản nào là 20%.

- Các quy định về ứng phó sự cố môi trường cũng được xem là khá rõ ràng, trongđó sự cỗ môi trường được chia làm 2 loại: sự cố do thiên tai và sự cỗ do con người Đốivới những sự cố do thiên tai, không làm nảy sinh trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cánhân nào Còn đối với sự cố do con người gây nên thì trách nhiệm ứng phó sự cô trướchết thuộc về người gây sự có.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kẻ trên, việc Tuân thủ các quy định pháp luậttrong KSÔN môi trường trong thời gian qua tại Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn docác quy định pháp luật về Tuân thủ trong KSÔN môi trường đã bộc lộ một số hạn chếnhất định Cụ thể là:

Thứ nhất, một số quy định hướng dan thi hành Luật BVMT 2005 vừa chậm đượcban hành, vừa thiếu tính ổn định, vừa khó đám bảo tính khả thi trên thực tế Luật

BVMT 2005 mới có hiệu lực được hon 3 năm, song đã có hai (02) Nghị định, một (01)

Thông tư hướng dẫn thi hành phải điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế hoặc một số điềuluật dường như không thé áp dụng trên thực tế Vi dy, Nghị định số 80/2006/NĐ-CPngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật BVMT đã được Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 28/2/2008 sửa đổi, bổ sungmột số điều; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực BVMT sẽ được thay thế bang Nghị định 117/ND-CPngày 31/12/2009 từ ngày 31/12/2009 tới đây; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày08/9/2006 của Bộ TN&MT hướng dẫn về DMC, DTM, CBM đã phải thay thế bangThông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008

Thứ hai, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường thường rất khó hiểu và khó vận dụng.

Do đặc thù riêng, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mang tính kỹ thuật, nghĩa là được biểu

hiện thông qua những thông số kỹ thuật Mỗi quy chuẩn kỹ thuật môi trường lại cónhững đại lượng riêng để biểu hiện và giới hạn Vì vậy, các chủ thể trong quá trình tiếpcận dé tuân thủ các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường gặp rất nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, quy chuẩn kỹ thuật môi trường lại thường thiếu ổn định Ở từng thời điểm

khác nhau, tuỳ thuộc vào nền môi trường và điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà quychuẩn kỹ thuật môi trường được thay đổi cho phù hợp Có thé cùng một thành phan môi

Trang 23

trường hoặc cùng một loại chất xả thải nhưng lại có nhiều quy chuân khác nhau lại

được thay đối khá nhanh nên các chủ thể trong quá trình áp dụng không dễ dàng nhậnbiết được hiệu lực của quy chuẩn Ngoài ra các quy chuẩn kỹ thuật môi trường thườngnăm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên ít nhiều gây trở ngại trong việc tìm

thải; quy định về thu hồi số đăng ký chủ nguồn thải; quy định các biện pháp giảm thiểu,

phân loại và đóng gói CTNH; về điều kiện an toàn đối với nơi lưu giữ tạm thời CTNH;

về phân loại và kiểm soát đổi với chất thải rắn nguy hại sinh hoạt và nông, nghiệp; về

quản lý khí thải nguy hai Hai la, các quy định vê thu gom, vận chuyền chat thải nguy

hại còn một số hạn chế cả trong các quy định về vận chuyển nội địa và vận chuyển

xuyên quốc gia, như chưa có tiêu chí cụ thể về mặt pháp lý để xác định CTNH có tính

nguy hại cao; các quy định về điều kiện đối với phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho

vận chuyển CTNH còn chung chung; chưa có quy định cụ thé về “tap chất nguy hại”

trong các quy định về điều kiện đối với phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Namhay chưa có quy định riêng về nhập khẩu CTNH từ khu vực có quy chế kinh tế đặc biệttrên lãnh thổ Việt Nam Ba /à, các quy định về xử lý, tiêu hủy CTNH cũng ở trongtình trạng tương tự, như chưa đảm bảo sự bình đăng trong việc tuân thủ pháp luật vềĐTM của các chủ thể có liên quan đến xử lý, tiêu hủy CTNH, về điều kiện liên quan

đến các quy trình, kế hoạch, chương trình BVMT Bon Ja, còn có sự thiếu thống nhấttrong việc sử dụng thuật ngữ tái chế chất thải và xử lý chất thải trong các văn bản phápluật hiện hành”

Thứ tr, các quy định về nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính liên quanđến các hoạt động xả thải còn chưa hoàn thiện, như chưa có văn bản pháp luật riêng vềnghĩa vụ tài chính liên quan đến quản lí khí thải Hiện tại, phí về thải khí mới được giánthu thông qua phí xăng dầu Tương tự, chưa có các quy định về việc ban hành, quản lí,sử dụng phí, lệ phí về chất thải ; các quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn, chất

thải lỏng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho các

chủ thể trong quá trình tiếp cận để tuân thủ Thêm nữa, mức phí và lệ phí đối với quản lí

chat thải trong KSON môi trường hiện ở mức rat thấp, ví dụ, mức cao nhất của phí xử

ly chat thải nguy hại chỉ là 6triéu đồng/tấn Điều này không đủ sức khuyến khích các

chủ thế hạn chế xả thải cũng như không khuyến khích các chủ thể xây dựng hệ thốngxử lí chất thải vốn đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc.

2.1.2 Thực tiễn pháp lý về Tuân thủ trong KSÔN môi trường

2.1.2.1.Thực tiễn Tuân thủ nghĩa vụ đánh giá môi trường

» Xem Luận án tiễn sỹ luật học của Ths NCS Vũ Thị Duyên Thủy, “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản

ly chat thải nguy hại”, 2009.

Trang 24

Thứ nhất hiện chưa có số liệu chính thức phản ánh thực tiễn tuân thủ nghĩa vụ lập

báo cáo DMC của các chủ dự án chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển Sự thiếuvắng các số liệu này cho phép suy đoán về những khó khăn của các chủ thể trong việc

tuân thủ các quy định về lập và thâm định báo cáo ĐMC Khó khăn này thường liên

quan đến việc thực hiện các quy định về nội dung và chất lượng của bản báo cáo DMC.

Do thời gian trung bình của mỗi chiến lược quy hoạch kế hoạch thường kéo dài từ 5năm đến 10 năm hoặc hon thé nên việc dự báo các tác động xấu đối với môi trường cóthể xảy ra khi thực hiện dự án trong khoảng thời gian đó không phải vấn đề đơn giản vàkhông phải luôn là những dự báo có tính chuẩn xác cao, đặc biệt là trong điều kiện ViệtNam đang trong quá trình phát triển nhanh, mạnh, với quá nhiều sự tác động đa chiều từ

các yếu tố khác từ việc thực hiện cùng một lúc nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Tương tự, khâu thắm định báo cáo DMC cũng được suy đoán là sẽ gặp khó khăn ở phan

là phê duyệt nội dung của báo cáo.

Thứ hai, thực tiễn Tuân thủ các quy định về ĐTM được phản ánh khá đầy đủ vàsâu sắc trong các Báo cáo tổng kết về kết quả phê duyệt báo cáo DTM Theo đó, nhìnchung các chủ thể phải lập báo cáo ĐTM đã tuân thủ tương đối nghiêm chỉnh các quyđịnh pháp luật về đánh giá môi trường như thời gian nộp báo cáo, nội dung của báo cáo,

quy trình lập báo cáo ”” Trong giai đoạn này, các vi phạm thường tập trung ở các đối

tượng phải lập Báo cáo DTM bổ sung do tăng quy mô sản xuất hoặc đầu tư tăng sảnlượng sản phẩm Tuy nhiên, điều đáng nói trong hoạt động ĐTM này là sau khi báo cáo

DTM được phê duyệt, tình trạng vi phạm các quy định tại giai đoạn dự án đi vào thực

hiện (còn gọi là hậu DTM) là tương đối phổ biến Phố biến nhất vẫn là hành vi “không

thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong Báo cáo ĐTM” Cụ thể là chưa thực hiệnviệc giám sát môi trường định kì, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung”

Thứ ba, thực tiễn tuân thủ các quy định về cam kết BVMT cũng ở trong tình trạng

tương tự Có không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã không Tuân thủ nghĩa vụphải có Bản cam kết BVMT và đăng kí bản cam kết BVMT tại UBND cấp huyện hoặcUBND cấp xã (được UBND cấp huyện uỷ quyền) hoặc không thực hiện đầy đủ các

nội dung đã ghi trong bản cam kết BVMT.

2.1.2.2 Thực tiễn Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Mặc dù pháp luật quy định khá cụ thé, rõ ràng nghĩa vụ của các tô chức, hộ gia

đình và cá nhân phải Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cũng như trách nhiệm

pháp lý của các chủ thể khi không thực hiện đúng quy chuẩn môi trường, như phạt tiền,

tạm ngừng hoạt động, đóng cửa, buộc khôi phục lại tình trạng môi trường bị thiệt hai ,

đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường con có nhiều biện pháp tác động

khác, như công khai hóa các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nói chung, vi phạm

*° Xem “Báo cáo DTM phê duyệt trước 2009” của Tổng cục Môi trường, 2009.

° Theo Kết luận kiểm tra về BVMT đối với Công ty Phát triển ha tang các KCN tỉnh Hà Nam tại Khu A, HồChâu Giang, phường Quang Trung, thị xã Phủ Ly, tháng 3/1008, Kết luận kiểm tra về BVMT đối với công ty Cổphan 77 tại xã Liên Sơn, huyện Kim bảng, tỉnh Hà Nam tháng 3/2008 Nguôn: Tổng cục Môi trường, 2009.** Theo Kết luận kiểm tra về BVMT đối với Cơ sở dét nhuộm Trần Huy Thế tại xã Hà Hậu, huyện Lý Nhân, HàNam tháng 3/2008 Nguôn: Tổng cục Môi trường 2009.

Trang 25

các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói riêng trên các phương tiện truyền

thông theo đó mọi vi phạm pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường đều được công

khai trên Tạp chí BVMT hoặc trên trang web của Tổng cục Môi trường ” (ngoài ra, cơ

sở vi phạm đóng trên địa bàn nào thì Sở TN&MT địa phương đó sẽ công khai thông tin

vẻ tình trạng vi phạm pháp luật của cơ sở đó cho địa phương biết) Cách làm trên cũng

được xem là hợp với lòng dân khi có tới 77% người dân được hỏi câu “Theo anh/chị cónên “béu gương xấu” người gây ô nhiễm môi trường trên phương tiện thông tin đạichúng như đài truyền hình, đài phát thanh” trả lời nên, trong khi chỉ có 12% người tra

lời chăng có tác dụng gì và 11% người trả lời là không nên.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy là tình trạng vi phạm pháp luật trong việc áp dụngcác quy chuẩn môi trường vẫn xảy ra khá phổ biến trên thực tế Phố biến nhất là hành vi

vi phạm các quy định vé xả nước thải, ví dụ một số cơ sở vi phạm tiêu biểu như: Cơ sở

dét nhuộm Trần Huy Thế (Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)”, Khu Công nghiệp Đồng VănDuy Tiên (Quang Trung, Phủ Ly)*', Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nam (LươngKhánh Thiện, Phủ Ly, Hà Nam) ˆ, Công ty Cổ phan chế biến thực phẩm Vinh Hà (VĩnhTrụ, Lý Nhân, Hà Nam)

Số liệu vụ việc không Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong phạm vi cả

nước sẽ phan nào được phản ánh trong phan đánh giá thực tiễn Cưỡng chế về KSON

môi trường dưới đây.

2.1.2.3 Thực tiễn Tuân thủ pháp luật trong quản lý, xử lý chất thải

Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt, cácchủ thể hầu như đều thải các loại chất thải ra môi trường, và việc họ không tuân thủ phápluật vẻ quản lý chất thải diễn ra khá pho biến, hau như là moi lúc, mọi nơi Có thé tổng

kết thực tiễn Tuân thủ pháp luật về quản lý chất thải như sau:

Thứ nhát, tình trạng vi phạm pháp luật về kiểm soát và xử ly chất thải dién ra kháphổ biến ở mọi khu vực và với các mức độ nghiêm trọng khác nhau Điều đáng lưu ý làtinh trạng xảy ra ở ngay cả các KCN- nơi mà yêu cầu và điều kiện về xử lý chat thải tập

fh http::/www.nea.gov.vn)

° Kết quả phân tích mẫu nước thải trong bể chứa nước thải san xuất của Cơ sở lẫy ngày 23/1 1/2007, so sánh với

TCVN 5945:2005 cột B ứng với kq =1 và kf =1,2 (áp dụng theo hướng có lợi cho Cơ sở) cho thấy có 05 thông sốvượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: chất rắn lơ lửng vượt 37 lần; COD vượt 46,4 lần: BOD vượt 77,3 lần; sulfuavượt 4,8 lần; Fe vượt 2,1 lần - Theo Kết luận kiểm tra về BVMT tháng 3/2008 của Tổng cục Môi trường.

“' Kết quả phân tích mẫu nước thải của KCN (lấy ngày 22/11/2007, tại các điểm xả cuối cùng của KCN ra ngoàimôi trường) so sánh với TCVN 5945:2005 cột B ứng với kq=1, kf = | cho thấy có 06 thông số vượt tiêu chuẩncho phép, cụ thể: COD vượt đến 2,1 lần: BOD vượt đến 2,4 lần; sulfua vượt 5,4 lan; Amoni vượt đến 4,3 lần; P

tông vượt 1,2 lần - Theo Kết luận kiểm tra về BVMT tháng 3/2008 của Tổng cục Môi trường.

* Kết qua phân tích mẫu nước thải của Công ty (lấy ngày 22/1 1/2007, tại các điểm xả ra hệ thống thoát nước thải

chung của thị xã Phủ Lý) so sánh với TCVN 5945:2005 cột B ứng với kq=l và kf=1,2 cho thay có 06 thông sốvượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thé: pH < 5,5; chất ran lo lửng vượt từ 1,6 + 2,8 lần; COD vượt từ 25,8 + 68,2 lần;BOD vượt từ 27,9 + 80 lần; P tong vượt tới 1,15 lần; tông Fe vượt từ 1.4 + 1,6 lần - Theo Kết luận kiểm tra vềBVMT tháng 3/2008 của Tổng cục Môi trường

” Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty (lấy ngày 23/1 1/2007, tại điểm xả ra sông Châu Giang) so sánhvới TCVN 5945:2005 cột A ứng với kq =1 và kf = 1,2 cho thầy có 05 thông số vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể:

COD vượt đến I,2 lần; BOD vượt đến 1,3 lần: Pheno! vượt đến 1,2 lần; Coliform vượt từ 1,8 = 1,9 lần - Theo Kết

luận kiểm tra về BVMT tháng 3/2008 của Tổng cục Môi trường

Trang 26

trung được xem là thuận lợi hơn các cơ sở sản xuất đơn lẻ rất nhiều Chi tính riêng tỉnh

Bà Ria- Vũng Tàu đã cho thấy bức tranh không “sáng sủa” của việc tuân thủ pháp luậtvẻ quan lý chất thai Cụ thé là KCN Mỹ Xuân A2 (Mỹ Xuan, Tân Thanh, Bà Ria- VũngTàu với các ngành nghề cơ khí chế tao, điện tử, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, giày

da ) có lượng nước thải phát sinh trong hoạt động của các KCN khoảng 12.000+

13.500 m”/ngày.đêm nhưng mới thu gom và xử lý khoảng 2.500+3000 m”/ngày.đêm(chiêm khoảng 20% so với yêu cau), kết quả phân tích 33 mẫu nước cho thấy: chỉ có 02mẫu có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn môi trường, còn lại 31/33 mẫu có một số chỉ

tiêu không đạt tiêu chuẩn quy định Tương tự, việc xử lý khí thải cũng thể hiện sự tuân

thủ pháp luật không nghiêm Đa số các doanh nghiệp chưa xử lý chất nguy hại (SO»,

COx, NOx, HCl, hơi dung môi hữu cơ như: Xylen, Toluen, ) phát sinh từ lò hơi sử

dụng nhiên liệu than hoặc dầu FO, DO hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môihữu cơ (như chế biến da thuộc), hơi hoá chất axit (công nghệ xi mạ ) Ngoài ra, códoanh nghiệp tự ý thay đổi dầu DO, bang dầu FO cho lò hơi (có tải lượng ô ô nhiễm caohơn dau FO), nhưng không báo cáo cơ quan có thâm quyền về thay đổi này (Công ty

TNHH Prime Asia) Việc quản lý, xử lý chất thải răn cũng vậy, trong số 07 doanhnghiệp có phát sinh nhiều chất thải nguy hại chỉ có 01 doanh nghiệp (Nhà máy thép Phú

Mỹ) đã kê khai đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các doanh nghiệpcòn lại (chiếm 85,7 %) chưa thực hiện công việc này.

Thứ hai, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải của các chủ thể chủ

yêu tập trung vào việc xả nước thải vượt quá giới hạn cho phép, xả nước thải có chứa

các chât thải nguy hại”, xả các chat thai ran vào môi trường

Thứ ba, quy định pháp luật về quản lý chất thải đã được ban hành tương đối đầyđủ và đồng bộ nhưng do ý thức tuân thủ pháp luật môi trường của các chủ thẻ chưa cao,do sự hạn hẹp về khả năng tài chính cho BVMT, do các dây truyền thiết bị công nghệcòn lạc hậu Một nguyên nhân nữa có thể do nguyên liệu đầu vào của các cơ sở sảnxuất kinh doanh là rất đa dạng, phong phú và có nguy cơ gây ONMT ở mức độ cao”.

2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về Cưỡng chế trong KSON

môi trường

2.2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về Cưỡng chế hành chính

trong KS ON môi trường

Theo pháp luật hiện hành, cưỡng chế hành chính gồm 3 nhóm biện pháp là: xử

phạt hành chính, ngăn chặn hành chính và phòng ngừa hành chính Trong đó:

Xứ phạt hành chính trong KSÔN môi trường được thực hiện dưới các hình thức

phạt chính (Cảnh cáo, phạt tiền) và các hình thức phạt bỗ sung Theo quy định tại Nghịđịnh 81/2006/NĐ-CP Ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcBVMT (sau đây gọi là Nghị định 81/CP), đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong

* Công ty Bột ngọt VEDAN xả nước thải có chứa các chất thải đặc biệt nguy hại gây 6 nhiễm dòng sông Thị Vải“* Vị dụ Công ty Bia Sài gòn — Hà Nam có các nguyên, nhiên liệu sử dụng chính cho san xuất bao gồm: malt;

houblon cao; houblon viên; gạo; than cục; dầu DO Trong quá trình sản xuất, Công ty có sử dụng một số các hóa

chất như: NaOH 96%; trimeta ES; Stabilon ACP: Rencon C; Polix XT

Trang 27

lĩnh vực BVMT (bao gồm cả hành vi vi phạm pháp luật về KSÔN môi trường), cá

nhân tô chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc

phạt tiên Mức tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 70.000.000 đồng” Ngoài ra,

tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tô chức vi phạm có thể bị áp dụng một

hoặc các hình thức xử phạt bố sung sau đây: Tước quyên sử dụng có thời hạn hoặckhông thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấyphép có nội dung liên quan về BVMT (gọi chung là Giấy phép môi trường); Tịch thu

tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Ngăn chặn hành chính trong KSON môi trường gồm: i) Buộc trong thời hạn nhấtđịnh phải thực hiện các biện pháp BVMT theo quy định của pháp luật về BVMT như:

thực hiện đúng nội dung báo cáo DTM đã dược phê duyệt; thực hiện đúng quy định vềkhoảng cách an toàn vê môi trường đối với khu dân cư; phải báo cáo theo yêu cầu củacơ quan quan lý nhà nước vê BVMT (trong trường hợp vi phạm quy định về báo cáo

hiện trạng môi trường); 11) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm

môi trường do vi phạm hành chính gây ra; iii) Buộc đưa ra khỏi lãnh thé Việt Nam hoặc

buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm gây 6 nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước; iv)Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật pham gây ô nhiễm môi trường: v) Tạm thời đình chỉ hoạtđộng cho đến khi thực hiện xong biện pháp BVMT cần thiết; vi) Cấm hoạt động hoặcbuộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường.

Phòng ngừa hành chính trong KSÔN môi trường thì hiện mới chỉ có một số quy

định về kiêm tra y tê trong lĩnh vực kiêm dịch động, thực vật nhăm kiêm soát nguy cơlàm lây lan dịch bệnh cho người và gia súc.

Nhìn chung so với những quy định pháp luật trước đây về các biện pháp cưỡng

chế hành chính trong KSÔN môi trường ở Việt Nam các quy định pháp luật hiện hànhvề van dé nay đã có nhiều tiến bộ Cụ thé như sau:

Thứ nhất, các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong KSÔN làm căn cứcho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đã được bổ sung, đáp ứng tốt hơnnhững đòi hỏi của việc đảm bảo thực thi pháp luật KSÔN môi trường, như hành vi viphạm quy định về bắt buộc thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng: hành vi vi phạmcác quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường;hành vi vi phạm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; hành vi vi phạmvề việc mua bảo hiểm trách nhiệm BTTH về môi trường Các biện pháp cưỡng chếhành chính đối với những hành vi vi phạm này hiện đã được bổ sung cụ thể tại các Điều

26, 27, 30, 31 Nghị định 81/CP Theo đó, các biện pháp ngăn chặn hành chính như:

Buộc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thườngthiệt hại về môi trường cũng được bé sung.

Thứ hai: Các hành vi vi phạm đã quy định trước đây, nay được mô tả chỉ tiết hơn,

mức tiên xử phạt áp dụng đôi với các hành vi vi phạm đã được điêu chỉnh cao hơn cho“© Từ ngày 01/3/2010 Nghị định 81/2006/NĐ-CP sẽ được thay thé bằng Nghị định số 117/2009/ND- CP ngày

31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT Theo đó, mức phạt tiền tối đa

đối với một hành vi vi phạm là 500.000.000 đồng.

Trang 28

phù hợp với thực tế Cùng là hành vi vi phạm các quy định vẻ xả nước thải, Khoản 2

Điều 10 Nghị định 121/CP chỉ quy định một mức xử phạt duv nhất cho hành vi xả nước

thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên với khung tiền phạt là từ 2.000.000 đồngđến 8.000.000 đồng, trong khi đó Nghị định 81/CP quy định nhiều mức xử phạt khácnhau, tương ứng với nhiễu mức độ vi phạm (từ Khoản 4 đến khoản 12 Điều 10) Theođó, hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần trở lên được quy định tạiNghi định 121/CP đã được Điều 10 Nghị định 81/CP tách thành các hành vi vi phạm với3 muc độ: (i) Xa nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai lần đến dưới năm lần; (ii) Xa

nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ năm lần đến dưới mười lần; (iii) Xa nước thải

vượi tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên Ngoài ra, với mỗi mức vi phạm, khungtiền phạt còn được quy định khác biệt căn cứ vào lưu lượng nước xả thải thực tế.

Tuy nhiên, cùng với những ưu điêm nêu trên, các quy định hiện hành vê cưỡngchê hành chính trong KSON môi trường còn bộc lộ một sô hạn chê sau:

Mot la, về mức tiền xử phạt Mặc dù đã có những cải thiện đáng kế so với các quyđịnh pháp luật trước đó, song mức tiền xử phạt hiện hành vẫn được xác định là khá thấpso voi những chi phi thực tiễn trong KSÔN môi trường, nên chưa đủ sức răn đe tổ chức,cá nhân vi phạm Hạn chế này đã dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân sẵn sàng nộpphạt thay vì phải đầu tư một số tiền lớn hơn, thậm chí lớn gấp nghìn lần để thực hiệnKSÔN môi trường Trường hợp vi phạm của Công ty Vedan là một minh chứng cụ thể.Với 15 hành vi vi phạm được thực hiện một cách có hệ thống, có tổ chức, tinh vi, cổ ý

và trong một thời gian dài, gây hậu quả nghiêm trọng, huỷ hoại môi trường sinh thái

sông Thị Vải, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính mà Công ty này phải nộp chỉ có276.500.000 So với những chi phí bỏ ra để xử ly nước thải, lắp đặt hệ thống đo lưulượng và quan trắc tự động các thông sé ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý thi day đúng là số tiền “không đáng bận tâm”.

Nhận định trên cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra xã hội học, với câuhỏi “Anh/chi có nhận xét gì về các mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnhvực môi trường"”?, có tới 85% người được hỏi có câu trả lời là quá nhẹ Điều này càngto ra nghịch ly hơn khi áp dụng với Công ty Vedan, với câu hỏi “Anh/chi có nhận xét gi

về những sai phạm của Công ty Vedan Việt Nam trong thời gian qua ”?, câu trả lời đặc

biệt nghiêm trọng là 68%, nghiêm trọng chiếm 30%.

Để khắc phục tình trạng này, Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của

Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (gọi tắt là Nghị định117/CP) sẽ thay thế cho Nghị định 81/CP, theo đó mức phạt tiền tối đa đối với một hànhvi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 500.000.000 đồng.

Hai là, về hành vì buôn bán trái phép chất thải Trong suốt thời gian dài, pháp luậtkhông quy định buôn bán chất thải là hành vi vi phạm hành chính về KSÔN môitrường, cũng như không có các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với hành vi đó.Thực tế những năm gần đây cho thấy, trước sức ép lợi nhuận của nền kinh tế thị trường,buôn bán chất thải là một trong những hành vi đang diễn ra ngày một nhiều, tiềm ankhông ít nguy cơ đối với môi trường và sức khoẻ con người Song, nếu chỉ căn cứ vào

Trang 29

các quy định xử phạt đối với hành vi quản ly, vận chuyên và xử lý chất thải không đúng

quy định (Điều 15 Nghị định 81/CP) thì không thể xử lý được các hành vi này Việc

bán chat thải y té nguy hại cho các cơ sở tái chế làm đồ dùng sinh hoạt của một số bệnh

viện lớn ở nước ta trong thời gian qua là một minh chứng điển hình cho tình trạng này.Đầu tháng 8 năm 2007, vụ bán rác thải y tế ra ngoài lần đầu tiên được Cục CSMTphát hiện tại Bệnh viện Việt Đức Song, thực trạng đáng báo động hơn là kết quả kiểm

tra tại nhiêu bệnh viện ở Hà Nội cho thấy đây không phải là trường hợp cá biệt Chiều

31/8/2007 tại Bệnh viện K, cơ quan chức nang lại phát hiện một "kho" chứa 60 kg chai

truyền dich, dây truyền dich (chưa tháo kim tiêm) Cùng ngày, tại Bệnh viện Bạch Mai,

Cục CSMT cũng thu gần 2 tan rác thải y tế tương tự Các sản phẩm nhựa từ vỏ thuốc,

chai truyền dịch, kim tiêm này sau đó được bán cho tư thương tái chế thành đồ dùngsinh hoạt” Với các quy định pháp luật hiện hành về cưỡng chế hành chính trong KSÔN

môi trường, chỉ có thể xử phạt các bệnh viện nói trên theo quy định tại Điều 15 Nghịđịnh 81/CP mà không có căn cứ pháp lý để xử lý người trực tiếp mua và bán loại chấtthải đó Rõ ràng, việc thực hiện hành vi này của người mua và bán chất thải là hành vi có

nguy cơ cao đối với môi trường và sức khoẻ con người, song nó không thuộc một trongcác hoạt động được xác định là nội hàm của khái niệm quản lý chất thải” nên không théáp dụng các quy định về quản lý chất thải để xử lý hành vi này.

Hiện tại, Nghị định 117/CP đã quy định các biện pháp cưỡng chế hành chính đốivới hành vi mua bán trái phép chất thải Theo đó, mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng

đến 150.000.000 đồng đối với chủ nguồn thai chất thải nguy hại”?/ cơ sở xử lý, tiêu hủy,chôn lấp chất thải nguy hại”” chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cánhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chat thải nguy hạitheo quy định, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 6(sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng Day được xem là bước tiến lớn về Cưỡng chếhành chính trong KSON môi trường, mà cụ thé là đối với hành vi phạm các quy định vềquản lý chất thải.

Ba là, về việc áp dụng chung một biện pháp cưỡng chế hành chính cho nhiêu hànhvi vi phạm có tính chất và mức độ khác nhau Về nguyên tắc, mỗi biện pháp cưỡng chếhành chính sẽ được áp dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể, tuỳ thuộc vào tính

chất và mức độ của hành vi vi phạm hành chính Vì vậy, việc áp dụng chung một mức

xử phạt cho nhiều hành vi vi phạm có tính chất và mức độ hậu quả khác nhau là bất hợp

lý Ví dụ, trong quản lý chất thải nguy hại, hành vi không phân loại hoặc phân loại

không đúng chất thải nguy hại sẽ gây khó khăn, tốn kém chỉ phí cho việc thu gom, vận

chuyển hay xử lý, tiêu huý chất thải nguy hại- những công đoạn sau của quy trình quảnlý chất thải Hậu quả trực tiếp do hành vi này gây ra chủ yếu là về kinh tế Còn nếu chủ

nguồn thải không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ lưu giữ tạm thời chất

*” Báo Công an nhân dân số ra ngày 5 tháng 9 năm 2007

* Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 thì “ Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu

gom vận chuyên, giảm thiêu, tái sử dụng, tái chê, xử lý, tiêu hủy, thải loại chât thải”.

* Điều 17 khoản 3 điểm b Nghỉ định 117/CP.

°° Điều 19 khoản 3 điểm a Nghị định 117/CP

Trang 30

thải nguy hại một cách an toàn trước khi chuyển giao cho các chủ thé khác vận chuyền,xứ ly thì có thé gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường và sức khoẻ người

lao động tại cơ sở Hậu quả mà hành vi vi phạm này của chủ nguôn thải có thể gây ra lànhững ảnh hưởng xâu cho môi trường và sức khoẻ con người Rõ ràng, so với những

hậu quả kinh tế từ hành vi vi phạm về phân loại chất thải nguy hại, những tác động bấtlợi đối với môi trường và sức khoẻ con người do hành vi vi phạm nghĩa vụ lưu giữ antoàn chất thải nguy hại thường để lại hậu quả lớn hơn, khó khắc phục hơn Vì thế, việc

quy định cùng một mức xử phạt cho cả hai hành vi này là điều bất hợp lý cần phải được

chỉnh sửa kip thời.

Bon là, về thuật ngữ xử lý chất thải Trong các quy định pháp luật hiện hành vềKSÔN môi trường, hiện đang tồn tại sự thiếu sự thống nhất về thuật ngữ được sử dụngđể thực hiện Cưỡng chế hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật Chăng hạn,Điều 15 Nghị định 81/CP có quy định nhóm hành vi “Vi phạm các quy định về quan lý,

vận chuyên và xử ly chất thai” Quy định này không thống nhất với Điều 3 Luật BVMTvề mặt thuật ngữ khi tách vận chuyển và xử lý chất thải độc lập với quản lý chất thải.Khoản 12 Điều 13 Luật BVMT quy định “Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu

gom, vận chuyên, giảm thiểu, tái sử dụng, tdi chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thai”.Theo quy định này thì vận chuyền và xử ly chất thải là hai trong số các hoạt động quảnlý chất thải Còn theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/CP nêu trên thì chúng lại đượcxếp tương đương với quản lý chất thải.

Theo cách tiếp cận thống nhất trên thế giới, quản lý chất thải là quy trình được thực

hiện thông qua ba giai đoạn chủ yếu là: quản ly chất thải tại nguồn, vận chuyền chat thải

và xử lý chất thải Vì vậy, thuật ngữ quản lý chất thải bao hàm cả nội dung vận chuyểnvà xử lý chất thải theo quy định tại Điêu 3 Luật BVMT là cách giải thích thuật ngữ phùhợp Để tránh tình trạng thiếu thống nhất đó, Nghị định 117/2009/NĐ-CP đã sửa đổitheo hướng tách hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại khỏi cácquy định về quản lý chất thải thông thường.

Năm là, các quy định về thấm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng có bước

tiễn đáng kể, song vẫn bộc lộ một vài hạn chê sau:

Thứ nhất, trong suốt thời gian dài, quy định thẩm quyên xử phạt tiền cho Chủ tịch

UBND cấp xã và thanh tra viên chuyên ngành chưa hợp lý Hai chủ thể này chỉ cóquyên xử phạt tiền đến 200.000 đồng Nếu căn cứ vào quy định về các hành vi vi phạmhành chính, mức độ và hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính vềKSÔN môi trường tại Nghị định 81/CP thì hai chủ thé này có rất ít cơ hội dé thực hiệnquyền này, vì có rất ít hành vi vi phạm có mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở xuống.

Thứ hai, quy định thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính về KSÔN môi trườngcho CSMT chỉ mới được bé sung trong thời gian gần đây, trong khi yêu cầu thực tế vềxử phạt vi phạm hành chính đặt ra đối với chủ thé này từ rất lâu.”' Tuy nhiên, do ra đời

*! Ngày 29/1 1/2006, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh đã ra Quyết định số 1899/2006/QD-BCA (X13) về việc

thành lập Cục CSMT thuộc Tổng cục Cảnh sát Là đơn vị quan lý hành chính trật tự xã hội, Cục CSMT có nhiệm

vụ điều tra, phòng ngừa phát hiện ban đầu các vi phạm về môi trường Hiện tại, Cục Cảnh sát môi trường có 3

Trang 31

sau Nghị định &1/CP nên hiện nay thâm quycn xử phạt vi phạm hành chính của CSMT

cũng chưa được quy định gây không ít khó khăn cho hoạt động của lực lượng này.

Hiện tại Nghị định 117/CP đã ít nhiều khắc phục được những tồn tại nêu trên, songthấm quyên của Chiến sỹ CSMT đang thi hành công vụ cũng còn rất hạn chế Họ chỉ có

quyên phạt tiền đến 200.000 đồng.

Ở Việt Nam, trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghiệp hoá và đô thị hoá, những hành vi vi phạm pháp luật trong KSÔN môi trườngcũng không ngừng gia tăng Vì thế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính

cũng được các cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện ngày một nhiều Một vài sốliệu cu thể”” sau đây sẽ minh chứng cho nhận định đó.

Năm Tông số cơ sở Số cơ sở bị xử Tỉ lệ Tông số tiên | Mức tiền phạt

được thanh tra | phat vi phạm (%) phạt trung bình

7 hanh chinh (Triệu đồng) | (nghìn đồng)

1996 2087 728 34,8% 500 6861997 9384 4390 46.7% 1570 357

1998 3257 919 28,2% 350 380

1999 5100 1188 23,2% 652 548

2000 2794 629 22,5% 500 794

2001 5903 819 13,8% 545 665

Nguồn- Báo cáo của Phòng thanh tra - Cục môi trường tại Hội thảo góp ý kiến ban Dự thảo sửa đổi Nghị

định 26/CP, tô chức tại Hà Nội, ngày 18/11/2002.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: hành vi gây ô nhiễm không khí chiếm 41,7%;

hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép là 23%; hành vi gây ô nhiễm nước là

12.7%; hành vi vi phạm các quy định pháp luật về vệ sinh môi trường chiếm 14,6%,

Qua phan tich 17.047 trường, hợp vi phạm hành chính về KSÔN môi trường, ngoàiquyết định cảnh cáo và phạt tiền, các cơ quan nhà nước có thâm quyền còn áp dụng một

số biện pháp cưỡng chế hành chính khác như: Yêu cầu cơ sở vi phạm thực hiện các biện

pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm: 6.004 trường hợp, chiếm tỷ lệ33,22%; Đình chỉ sản xuất, di dời địa điểm 1.003 trường hợp, chiếm 5,88%.

Với sự ra đời của Luật BVMT năm 2005, Nghị định 81/CP, các hành vi vi phạm

pháp luật về KSON môi trường được quy định đầy da hơn, cụ thể hơn, mức tiền xử

phạt cao hơn Cùng với đó, lực lượng CSMT được hình thành cũng đã đem lại những

kết quả tích cực trong việc thực hiện cưỡng chế hành chính về KSÔN môi trường Mặc

dù mới ra doi, nhưng trong năm 2007, lực lượng CSMT đã phát hiện và đề nghị xử phạtnhiều hành vi vi phạm pháp luật về KSÔN môi trường Chang hạn: Trong quản lý, xử

lý chất thải công nghiệp của các KCN, khu chế xuất, các cơ sở công nghiệp, CSMT đãphát hiện vi phạm, lập hồ sơ và đề xuất các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành

chính 20 vụ việc; lập hồ sơ vi phạm, yêu cầu đình chỉ sản xuất và di dời 4 cơ sở sản

phòng nghiệp vụ và | trung tâm kiểm định với lực lượng ban đầu trên 100 cán bộ Tại các địa phương, có Phòng

CSMT với quân số khoảng 10 cán bộ trực thuộc giám đốc công an tỉnh; ở các quận, huyện có Đội CSMT Lựclượng này giữ một vai trò khá quan trọng trong kiêm tra, giám sát phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về

KSÔN môi trường.

* Rộ Công an (2006), Những vi phạm pháp luật về BVMT và giải pháp phòng chống, NXB CAND, tr 92, 93

Trang 32

xuất gay ô nhiễm môi trường vào các KCN tập trung: thu thập tài liệu về hành vi gây 6nhiễm môi trường của các Công ty son, nhà máy chế biến đường tinh bột, bột gidy.xưởng hoá chất như: nhà máy giấy Bãi Băng, Công ty giấy Hải Phòng, một số công tysơn và bột sơn tại Hà Nội Trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế, CSMT đã phát hiệnmột số bệnh viện (Bệnh viện Việt Đức, Bach Mai, Viện K, bệnh viện Chợ Ray ) bánchất thải y tế nguy hai cho tư nhân tái chế thành đồ gia dụng với tổng số 3.368kg và 165bao rác thải y tế (bơm kim tiêm, dây, túi truyền dịch, băng gạc còn dính máu dính

dịch và thuốc độc bảng A) và đã phối hợp với Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt với mức

tiền xử phạt trên 50 triệu đồng Trong lĩnh vực nhập khâu máy móc, công nghệ lựclượng CSMT cũng đã phát hiện nhiều vụ nhập khẩu phế liệu trái pháp luật, phối hợpvới lực lượng hải quan buộc tái xuất và đề nghị chính quyền địa phương tiến hành xửphat vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm đó”.

Cùng với CSMT, Thanh tra môi trường cũng đã phát hiện và xử lý nhiều hành vivi phạm hành chính về KSÔN môi trường Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2008của Thanh tra Tổng cục Môi trường, tính đến hết thang 12 năm 2008, với 16 cuộc thanhtra kiểm tra môi trường, đơn vị này đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với tổng

số tiền xử phạt trên 3.900.000.000 đồng Ngoài việc thanh tra theo kế hoạch, Phòng còn

t6 chức 08 Đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất, tham gia 04 Đoàn công tác kiểm tra việcxử lý nhập khẩu thép phế liệu, phối hợp với Cục CSMT xử lý vi phạm hành chính vềBVMT của 13 cơ sở, phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính va đề nghị Chánh thanhtra Bộ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT với tổng số tiền449.000.000 đồng Đặc biệt, trong hai năm 2007 và 2008, nhiều vụ việc vi phạm lớn

trong lĩnh vực này cũng đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

Trong trường hợp vi phạm cụ thé của Công ty TNHH Vedan, theo quy định tạiNghị định 81CP và Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 13/9/2006 của Chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phi và lệ phí, các hành vi vi phạm hành

chính về KSÔN môi trường của Công ty này được xác định bao gồm 15 hành vi như: xảnước thải vượt tiêu chuẩn cho phép; Không lập báo cáo DTM; Thai mùi hôi thối, mùikhó chịu trực tiếp vào môi trường không khí; Không nộp phí BVMT đối với nướcthải Các hành vi vị phạm nêu trên đều được thực hiện một cách tinh vi, cỗ ý, có tổ

chức và kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng, huỷ hoại môi trường sinh thái sông ThịVải Với các hành vi vi phạm đó, Công ty Vedan đã bị xử lý hành chính, với các biện

pháp xử phạt cụ thể là:

- Nộp phạt 267.500.000 đồng đối với 15 hành vi vi phạm;

- Truy nộp hơn 127 tỷ đồng tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp;

- Cam xả thải chất thải lỏng (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thai)

không đạt quy chuân kỹ thuật về môi trường ra môi trường xung quanh;

- Tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi

trường của Công ty cho đên khi hoàn thành biện pháp xử lý chât thải đạt quy chuân kỹ

thuật quôc gia vê chât thải;

* Cục Cảnh sát môi trường, Báo cáo tong kết công tác năm 2007.

Trang 33

- Buộc thực hiện một số hoạt động sau: 1) Tháo gỡ toàn bộ hệ thống đường ống,công ngầm, máy bơm và các thiết bị khác có liên quan đã sử dung dé xả chất thải lỏngtừ khu vực sản xuất của Công ty ra sông Thị Vải trong thời hạn một (01) tháng kể từngày nhận được quyết định xử phạt dưới sự giám sát của Sở TN&MT Đồng Nai cùng

các cơ quan có liên quan Sau khi hoàn thành, phải báo cáo Bộ TN&MT (thông qua

Tổng cục Môi trưởng) để kiểm tra việc thực hiện; ii) Lập hồ sơ thiết kế hệ thống thu

gom và xử lý chất thải lỏng của Công ty gửi về Tổng cục Môi trường để xem xét, đánhgiá và chấp thuận trước khi xây dựng Sau khi hoàn thành xây dựng và vận hành thửnghiệm hệ thống xử lý chat thải, Công ty phải báo cáo Tông cục Môi trường dé kiểm travà chỉ được phép đưa công trình vào vận hành chính thức khi đã có văn bản chấp thuậncủa cơ quan này Các yêu cầu cụ thể là: Hệ thống thu gom nước thải phải được thiết kếbằng bê tông cốt thép, dam bảo không gay ô nhiễm môi trường dé thuận tiện cho côngtác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thâm quyền; cửa xả nước thải sau xử lýphải được đặt ở vi trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; hệ thống xử lý chất thải lỏngphải có đồng hồ công tơ đo điện riêng biệt, có nhật ký vận hành và được ghi, đo hàng

ngày theo quy định hiện hành; nước thải sau xử lý không được thải vào hệ thống nước

giải nhiệt; lắp đặt hệ thống đo lưu lượng quan trắc tự động, liên tục một số thông số Ô

nhiễm đặc trưng trong nước thải sau xử lý.

Sau 6 tháng, dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, Công

ty Vedan đã khắc phục những sai phạm thông qua những hành động sau:

- Nộp 50% số phí BVMT trong năm 2008 (63.634.033.760 đồng) và30.000.000.000 đồng trong quý I và quý II năm 2009; đang tiến hành thủ tục để nộptiếp 33.634.033.760 đồng trong năm 2009;

- Đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến đường ống ngầm dài trên 2.200m, 04 máy bơm và03 họng xả chất thải ngầm cắm sâu xuống sông Thị Vải khoảng 10m; dừng việc thảinước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học không đảm bảo các yêu cầu về BVMT và tháobỏ các tang vat vi phạm khác; lắp đặt công tơ điện riêng biệt; lập nhật ký vận hành hệthống xử lý nước thải; hoàn thành việc cải tạo và xây dựng bo sung các công trình xử lytriệt để (độ màu, COD) cho 03 hệ thống xử lý nước thải hiện hữu trong tháng 4 năm2009; tiến hành thiết kế, xây dựng bé sung 02 hệ thống xử ly nước thải mới và lắp đặthệ thống quan trắc nước thải tự động (dự kiến hoàn thành vào tháng 11 năm 2009); lắp

đặt 01 máy cô đặc dịch thải sau lên men (dự kiến hoàn thành trong thang 12 năm 2009)

- Đã tạm dừng hoạt động của 04 nhà máy (Lysine, tinh bột mì tươi, PGA va nha

máy điện 12MW); giảm công suất của các nhà máy khác chỉ còn 67% để khắc phục 6nhiễm Nước thải của các nhà máy hiện được thu gom vào 03 hệ thống xử lý trước khithải ra sông Thị Vải và hầu hết các thông số ô nhiễm trong nước thải hiện đều đạtTCVN 5945: 2005 (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp)

Những số liệu thống kê về thực tiễn thực hiện cưỡng chế hành chính trong KSÔNmôi trường nói chung và cưỡng chế hành chính đối với những hành vi vi phạm phápluật KSÔN môi trường của Công ty Vedan nêu trên cho thấy, số lượng các vụ việc viphạm không ngừng gia tăng ở nước ta Mặc dù các cơ quan có thắm quyền đã tích cực

Trang 34

thực hiện các biện pháp cưỡng chê hành chính nhăm trừng trị, răn đe và ngăn chặn việcthực hiện hành vi vi phạm của các tô chức cá nhân song vì nhiêu nguyên nhân khácnhau thực tiên thực hiện hoạt động này vẫn còn nhiêu bât cập Cụ thê là:

Thứ nhát: Bat cập trong việc áp dụng các biện pháp Cưỡng chế hành chính đối vớicác tô chức, cá nhân vi phạm pháp luật về KSÔN môi trường của các cơ quan nhà nướccó thâm quyên Việc áp dụng chưa kịp thời và chính xác các biện pháp Cưỡng chế hànhchính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này hay tình trạng bỏlọt hành vi vi phạm mà không xử lý vẫn là những tôn tại lớn cần sớm được giải quyết ởnước ta hiện nay Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:

- Đội ngũ cán bộ thanh tra về môi trường ở nước ta hiện còn yếu về chuyên môn,nghiệp vụ và thiếu về số lượng nên không thé kiểm soát và xử ly kịp thời các hành vi viphạm Ngoại trừ Sở TN&MT thành phố Hồ Chí Minh là có tổ Thanh tra môi trường với09 cán bộ và thanh tra viên, các Sở TN&MT thuộc các tỉnh khác không bổ trí bộ phậnriêng về thanh tra môi trường Thực tế đến thời điểm năm 2008, còn khá nhiều SởTN&MT vẫn ling túng, chưa triển khai được cuộc thanh tra nào sau 5 năm thành lập,cá biệt có nơi Thanh tra Sở chưa một lần nào xử phạt về BVMTTM.

- Sự quan tâm đến BVMT của chính quyền địa phương còn hạn chế Tình trạngnày không chỉ do hạn chế trong trình độ nhận thức chung về BVMT của lãnh đạo chínhquyền địa phương mà còn bởi sức ép của sự tăng trưởng kinh tế địa phương Nhiều địaphương do chạy theo sức ép đầu tư đã bỏ qua hoặc xem nhẹ những đòi hỏi về môi

trường khi thực hiện các hoạt động đầu tư, dẫn đến các loại chất thải không được quản

lý chặt chẽ Vì thế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với nhữngtrường hợp vi phạm nhiều khi được các cơ quan có thẩm quyền “cho qua” Bên cạnhđó, tình trạng cán bộ địa phương “câu kết” với doanh nghiệp vi phạm pháp luật vềKSÔN môi trường cũng là thực tế cần phải thừa nhận Có rất nhiều trường hợp vi phạmcác quy định pháp luật về KSÔN môi trường xảy ra trong một thời gian khá dài ở địaphương nhưng các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương vẫn khôngbiết hoặc có tình không biết Vụ việc bị phát hiện vào tháng 6 năm 2008 ở Hưng Yên đãphản ánh rất rõ thực trạng này Đó là, vào 14h30 ngày 10/6, lực lượng CSMT đã pháthiện chiếc xe BKS 89K-5543 dé chất thải nguy hại vào bãi rác ở xã Đại Đồng Số chatthải nguy hại này là của một công ty vốn 100% nước ngoài, nằm trong khu công nghiệpA Hưng Yên, thuê vận chuyển bằng "hợp đồng miệng" Mỗi chuyến xe, công ty này trảcho lái xe 1 triệu đồng Từ năm 2004 đến nay, lái xe không nhớ đã đem chất thải nguyhại di đỗ ở những bãi rác nào, với khối lượng bao nhiêu, cứ tiện đâu là đỗ Có lúckhông làm hết việc hoặc bận việc, lại thuê các xe tải có trọng tai lớn khác di đồ chất thaicho công ty nêu trên” Một hành vi vi phạm được thực hiện nhiều lần trong một thờigian tương đối đài, vào những thời điểm không khó phát hiện như trường hợp này màcác cơ quan quản lý môi trường ở địa phương không biết để xử lý kịp thời là điều khóhiểu Nó phản ánh rõ thực trạng thiếu trách nhiệm trong KSÔN môi trường của các cơ

“4 Lê Kẻ Son (2008), Thanh tra chuyên ngành môi trường, Năm năm xây dựng và trương thành* http://www.thiennhien.net/news/139/ARTICLE/6625/2008-09-04.html).

Trang 35

quan quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta hiện nay Cùng với sự tắc trách của các

cơ quan này là sự ngang nhiên vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp và đương nhiên.

cộng đồng dân cư vẫn phải tiếp tục hứng chịu những hậu quả do sự suy giảm chất lượngmôi trường sống gây ra bởi các hành vi đó.

Thứ hai: Bat cập trong việc thực thi các Quyết định cưỡng chế hành chính về

KSÔN môi trường Trên thực tế, vẫn còn nhiều Quyết định cưỡng chế hành chính đượcđưa ra, nhưng chưa được thực thi nghiêm túc trên thực tế, đặc biệt là các Quyết định đi

dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường Lý do của tình trạng này là:

- Tiến độ thực hiện các biện pháp khắc phục ÔNMT theo Quyết định của cơ quancó thắm quyền còn chậm, một phan do ý thức của người vi phạm còn hạn chế, phan vicác hoạt động giám sát của co quan có thâm quyền còn lỏng lẻo, nhưng nguyên nhânchủ yếu vẫn là van dé tài chính Khắc phục ONMT là hoạt động đòi hỏi chi phí tài

chính lớn Vi vậy, tình trạng “chây ỳ” của các doanh nghiệp vi phạm trong việc thực

hiện quyết định cưỡng chế van còn khá pho biến.

- Đối với các cơ sở phải di đời thì việc tìm kiếm địa điểm mới là khó khăn khôngnhỏ Ngoài việc phải thực hiện hàng loạt các thủ tục hành chính, công việc đền bù, giảiphóng mặt bang cũng rất tốn kém và mat nhiều thời gian Bên cạnh đó, những van dé về

người lao động hay phản ứng của cộng đồng nơi doanh nghiệp sẽ chuyển đến cũng là

những van dé không dễ giải quyết.

- Sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn trong KSÔN môi trường và sự thiếu văngcủa các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật về ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường làmột thực tế dễ thấy ở nước ta hiện nay Điều đó làm cho người các tổ chức, cá nhân viphạm không khỏi lúng túng trong việc tìm các giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạngô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm của mình gây ra theo Quyết định của cơ quan có

thâm quyền Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các bài học kinhnghiệm từ các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm đã thực hiện thành công ở nước ta còn

yếu Thực tế này cũng can trở các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận với thông tin cầnthiết để tìm kiểm các giải pháp công nghệ phù hợp, tránh được những vi phạm pháp luật

về KSÔN môi trường.

2.2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp ly vê Cưỡng chế dân sự trong

KSÔN môi trường

Trong KSÔN môi trường, cưỡng chế dân sự là biện pháp cưỡng chế được áp dụngtrong trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gây thiệt hại về môi trường choNhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác Hiểu theo nghĩa hẹp, đây thực chất là việc cơquan nhà nước có thấm quyền buộc người gây thiệt hại phải BTTH về môi trường do

hành vi làm ô nhiễm môi trường của mình gây ra BTTH do ô nhiễm môi trường gây ra

được thực hiện chủ yếu dưới hình thức BTTH ngoài hợp đồng, theo quy định chung củaBộ luật dân sự năm 2005 Cơ quan có thấm quyền áp dụng trách nhiệm BTTH trongKSÔN môi trường là Toà án nhân dân Mức bồi thường có thể do các bên tự thoả thuậnhoặc Toà án quyết định theo thủ tục tố tụng dân sự Vấn dé này được pháp luật hiện

hành điều chỉnh như sau:

Trang 36

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Cá nhán, pháp nhán và các chu thê khác

làn ONMT gáy thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và

pháp luật về BVMT Luật BVMT 2005 cũng cũng quy định về BTTH do ô nhiễm, suythoái môi trường Theo Điều 130 thì biện pháp cưỡng chế dân sự buộc BTTH được ápdụng đổi với tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại sau:

Một là: Làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Đây là sự biến đổitheo chiều hướng xấu của môi trường mà những biến đổi này làm giảm đi những tínhnăng vốn có của môi trường - những tính năng có thể tạo những điều kiện thuận lợi, cóích cho sự tổn tại phát triển của con người va sinh vật Day là những tinh năng khôngthé thiếu cho sự tồn tại phát triển chung của cả cộng đồng Vi thé, khi bị giảm sút, nó sẽtạo ra những ảnh hưởng bat lợi cho sự tổn tại và phát triển chung của cả cộng đồng.

Hai là: Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích củamôi trường Loại thiệt hại này gắn với chủ thé bị thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thé,thể hiện qua việc họ bị ảnh hưởng xấu về tinh mạng và sức khoẻ (họ phải trả tiền khámchữa bệnh dé phục hồi sức khoẻ, bị mat hoặc bị giảm những khoản thu nhập mà lẽ ra họphải có được nếu như không bị giảm sút sức khoẻ); bị mắt, bị giảm sút tài sản, phải chỉtrả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản; không thétiếp tục khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc phải khai thác, sử dụng một cáchhạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tốn hại.

Dé dam bảo tính chính xác của việc cưỡng chế dân sự khi có hành vi gây các loại

thiệt hại trên, buộc người gây thiệt hại phải bồi thường, các vấn đề về xác định thiệt hại

do ô nhiễm, suy thoái môi trường và giám định thiệt hại do suy giảm chức năng tính

hữu ích của môi trường cũng đã được điều chỉnh tại Điều 131,132 của đạo luật này.

Theo đó, các mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (có suy giảm,

suy giảm nghiêm trọng, suy giảm đặc biệt nghiêm trọng), giới hạn, phạm vi môi trường

bị suy giảm chức năng, tính hữu ích và việc tính toán chi phí thiệt hai về môi trườngcũng được quy định cụ thé, làm căn cứ cho cơ quan có thâm quyền quyết định mức thiệthại phải bồi thường khi thực hiện cưỡng chế dân sự đối với những người gây thiệt hại.

Việc BTTH trong KSÔN môi trường được thực hiện theo nguyên tắc chung làthiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kip thời Tuy nhiên, để dam bảo tinh khả thicủa bản án, quyết định của Toà án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đươngsự tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại, Khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự có quy địnhcụ thể về việc giảm mức BTTH Theo đó, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn sovới khả năng kinh tế trước mắt và lâu đài của người gây thiệt hại thì có thể giảm mứcthiệt hại phải bồi thường Toà án sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết địnhgiảm mức thiệt hại phải bồi thường Mức BTTH có thể do các bên tự thoả thuận hoặcToà án quyết định theo thủ tục tố tụng dân sự Tuy nhiên, mức BTTH đã thoả thuận vàquyết định có thể bị thay đổi, nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế”.

Trong KSÔN môi trường, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể do

nhiêu người cùng gây ra Pho biên nhat trong trường hợp này là nhiêu doanh nghiệp cùng

Trang 37

gây thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường nước hoặc không khí Ví dụ trong

trường hợp cụ thể của Công ty Vedan, nước sông Thị Vải bị 6 nhiễm nghiêm trong không

chỉ do hành vi xả nước thải của Công ty này mà còn bởi nước thải của nhiều cơ sở sảnxuất khác năm dọc hai bên bờ sông Vì vậy, giải quyết việc BTTH trong trường hợp này

cần phải căn cứ vào quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự: “Trong trường hợp nhiễu

người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệthại Trách nhiệm bồi thường của từng người gây thiệt hại được xác định tương ứng vớimức độ lỗi của mỗi Người Nếu không xác định được mức độ loi, thì họ phai BTTH theophan băng nhau `.

Ngoài các quy định nêu trên, Điều 133 Luật BVMT còn có quy định về thấmquyền áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc BTTH trong KSÔN môi trường Theo đó,việc giải quyết BTTH về môi trường được thực hiện theo 3 hình thức: (¡) Tự thoả thuậncủa các bên; (ii) Yêu cau trọng tài giải quyết; (iii) Khởi kiện tại Toà án Việc giải quyếtBTTH theo các phương thức này được thực hiện theo quy định chung của pháp luật dân

sự mà không có quy định riêng cho giải quyết yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm, suy thoáimôi trường gây nên trong KSÔN môi trường Theo đó, bên bị thiệt hại và bên gây thiệthại có thé thoả thuận với nhau hoặc cũng có thể yêu cầu trọng tài hay Tòa án nhân dângiải quyết Thâm quyên của Toa án nhân dân trong lĩnh vực này được áp dụng giốngnhư trong lĩnh vực dân sự nói chung, nghĩa là được thực hiện chung theo quy định vềthấm quyên của Toà án nhân dân các cấp trong giải quyết các tranh chấp dân sự và cácyêu câu về dân sự tại Điều 33, 34 Bộ luật Tố tụng dân sự Theo đó, thắm quyền áp dụngcác biện pháp cưỡng chế dân sự buộc BTTH trong KSÔN môi trường được quy địnhcho Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp tỉnh Theo đó, Toà án nhân dân

cấp tỉnh có thâm quyền buộc BTTH về môi trường đối với những trường hợp có đươngsự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của

Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài Các trường hợp còn lại sẽ thuộc thâmquyền của Toà án nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thểgiải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toa án

nhân dân cấp huyện mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lay lên để giải quyết.

Nhu vậy, so với các quy định của Luật BVMT 1993”, các quy định pháp luật hiệnhành về cưỡng chế dân sự trong KSÔN môi trường đã có những tiến bộ đáng kể, dần đáp

ứng được những đòi hỏi của thực tiễn KSÔN môi trường Tuy nhiên, các quy định này

vẫn bộc lộ một vài hạn chế sau:

Thứ nhất: Thiếu những quy định mang tính định lượng cho việc xác định các thiệt

hại về môi trường, làm cơ sở cho việc áp dụng chính xác biện pháp cưỡng chế dân sự

trong KSÔN môi trường Một trong những hành vi gây thiệt hại về môi trường mà

người gây thiệt hại có thể bị áp dụng cưỡng chế dân sự là làm suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường, nhưng như thế nào là làm suy giảm chức năng, tính hữu ích

°° Trong đạo luật này có ba Điều (Điều 7, Điều 52 và Điều 53) quy định về BTTH, nhưng chi dừng lại ở quy định

chung là: tổ chức, cá nhân gay tôn hại cho môi trường phải BTTH theo quy định của pháp luật Các vẫn đề về

những loại thiệt hại phải béi thường, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, phương thức giải quyết BTTH

không được đẻ cập.

Trang 38

của môi trường và cách thức xác định mức độ suy giảm đó lai là van đề không dễ hiểu.

Thiệt hại này có thé là những thiệt hại tiềm ẩn thậm chí còn bao gồm cả những giá trị

nhân văn nên không định lượng hay xác định một cách chính xác ở vào thời điểm cânáp dụng cưỡng chế dân sự Vì vậy, trên cơ sở chuyên môn về kỹ thuật môi trường cầncó những hướng dẫn cụ thể về việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này Đây không chỉ

là cơ sở dé các cơ quan có thắm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế dân sự một cách

chính xác, thống nhất mà còn là những gợi ý, cảnh báo quan trọng cho các tổ chức, cánhân trong việc dự liệu trước những hậu quả mà họ có thể gây ra, từ đó buộc họ ápdụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh những khoản tiền BTTH rất lớn màkhông có những hướng dẫn đó họ có thể chưa nhận thức hết được.

Thứ hai: Chưa có quy định cụ thể về thâm quyền của Trọng tai trong việc áp dụngbiện pháp cưỡng chế dân sự về KSÔN môi trường Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có quy

định về thẩm quyền của Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2004 và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP hướng dẫnthi hành Pháp lệnh nay có quy định: Trọng tài thương mại có thắm quyền giải quyết cáctranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinhdoanh hoặc tổ chức kinh doanh Điều đó có nghĩa, việc giải quyết các tranh chấp phátsinh trong KSÔN môi trường bằng trọng tài chưa được văn bản pháp luật nào quy địnhcụ thể, ngoại trừ một quy định chung của Luật BVMT tại Điều 133 Vi thể, thắm quyền

của Trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế dân sự trong KSÔN môi

trường chưa có điều kiện để được thực hiện trên thực tế Việc xây dựng các quy định cụthể về vấn đề này là cần thiết để giải quyết một cách nhanh chóng các xung đột môitrường, dam bảo quyền và lợi ich hợp pháp của các bên trong KSÔN môi trường, thôngqua đó góp phan đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp cưỡng chế dân sự trong lĩnhvực này Giải quyết van dé đó, thẩm quyền của trọng tài có thé được quy định theo haimô hình Trọng tài đã được áp dụng khá phổ biển trên thực tế là Trọng tài vụ việc và tổchức trọng tài Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Tuỳ từngtrường hợp cụ thể, trên cơ sở ưu và nhược điểm của từng mô hình Trọng tài, việc giảiquyết yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm môi trường gây ra trong KSÔN môi trường có thể

được thực hiện theo một trong hai hình thức.

Như đã trình bày ở Mục 2.2.1, hành vi vi phạm pháp luật về KSÔN môi trườnggây thiệt hại ở nước ta trong thời gian qua không phải là ít và ngày càng gia tăng Dé xửlý các hành vi vi phạm đó, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế dân sự cũng đã đượcthực hiện khá nghiêm túc, tuy không tránh khỏi những hạn chế nhất định, thể hiện qua

hai nội dung cơ bản sau:

Một là, thực tiễn cưỡng chế dân sự đối với các hành vi gây ÔNMT trong quá trìnhtiến hành các hoạt động phát triển Trong quá trình tiến hành các hoạt động phát triển,tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi gây thiệt hai cho môi trường phải có tráchnhiệm BTTH Trên cơ sở đó, các cơ quan có thâm quyên sẽ tiến hành các thủ tục dé ápdụng biện pháp buộc BTTH đối với những tổ chức, cá nhân gây thiệt hại.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 26/1994/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực BVMT, với những hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại đến

Trang 39

1.000.000 đồng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xư phạt hành chính sẽ quyết định

mức bồi thường Thực hiện quy định do, từ năm 1994 đến năm 1996, Thanh tra Bộ KH,

CN&MT (nay là Bộ TN&MT) và Thanh tra Sở KH, CN&MT (nay là Sở TN&MT) đã

ra nhiều quyết định BTTH với tổng số tiền bồi thường là 4.384 triệu đồng ””.

Sau năm 1996, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế dân sự được thực hiện trêncơ sở thoả thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của Toà án Thực tế cưỡng chế dân

sự về KSÔN môi trường ở nước ta trong những năm qua cho thấy, việc BTTH doONMT gây nên thường được thực hiện theo phương thức thương lượng hoặc hoà giảivới sự tham gia hoà giải của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT Vì thể, việc ap

dung bién phap cưỡng chế dân sự tại Toà án trong lĩnh vực này không nhiều Thực te

giải quyết cưỡng chế dân sự trong KSÔN môi trường cũng cho thấy, bên cạnh một sốrất ít các vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng, trên cơ sở thiện chí của cácbên thì phần lớn các vụ việc thường bị kéo dài, gây nhiều bức xúc cho các tổ chức, cá

nhân bị thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự Một số ví dụ sau đây sẽ cho thấyrõ thực tế đó.

- Vụ việc tại nhà máy cồn Xuân Lộc: Nhà máy đã xả chất thải nguy hại trực tiếp ra

môi trường, gây thiệt hại các hộ dân tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) Tháng

11/2008 có đến 25 hộ dân khiếu kiện nhưng chỉ có 4 hộ là có bằng chứng xác thực détính bồi thường Ngày 24/12/2008, trong buổi làm việc với các bên, Phòng TN&MT

huyện Xuân Lộc đã xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm _dong kênh (khiến cây

trồng của người dân bị thiệt hại) là do nước thải của Nhà máy cồn Xuân Lộc Nhà máychấp nhận bồi thường cho 4 hộ có đủ căn cứ chứng minh mình bị thiệt hại và được HộiNông dân xã Xuân Tâm xác minh chứng thực với số tiền là 47.850.000 đồng Các hộcòn lại chỉ được bồi thường khi có đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại (đây có thể coi làmột trong những vụ việc được giải quyết khá nhanh chóng trên cơ sở thiện chí của cácbên và sự trợ giúp tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở địa phương).

- Vụ việc xả thải nước thải gây chết hàng trăm tấn cá bè tại hồ Trị An: Công ty

Men Mauri Việt Nam và Công ty Cổ phan Mia đường La Nga xả thải nước thải chưa

qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước khu vực hồ Trị An, dẫn tới làm chết hàng trămtấn cá của hơn 20 hộ dân nuôi cá bè tại đây vào ngày 5/3/2008 Tổng số thiệt hại theothống kê của Sở TN&MT là 288 tấn cá, số tiền thiệt hại lên tới hơn 7 tỷ đồng Tuy

nhiên, đã hơn một năm trôi qua, mặc cho nông dân và chính quyền địa phương quyết

liệt yêu cầu, hai công ty trên vẫn chỉ hứa hẹn mà chưa thực hiện đền bù, nên nhiều nôngdân kéo lên trụ sở Công ty Mauri Việt Nam gây áp lực Qua nhiều lần đấu tranh cũngnhư thương thảo với 2 công ty trên, phía Công ty Men Mauri Việt Nam mới chấp nhậnhỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân là 25.000 USD (khoảng hơn 400 triệu đồng); Công tyCổ phần Mia đường La Nga cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ trước mắt là 100 triệuđồng Tháng 6/2009, sau cuộc họp với Uỷ ban nhân dân huyện Định Quán và các ngànhchức năng tỉnh Đồng Nai, Công ty men thực phẩm Mauri La Nga và Công ty cỗ phần

*” Bộ Công an (2006), Những vi phạm pháp luật về BVMT và giải pháp phòng chống, NXB CAND, tr 93

Trang 40

mía dường La Nga đồng ý bôi thường | ty 700 triệu đồng cho 27 hộ dân nuôi cá bè ở xã

Phú Ngọc huyện Định Quán.

- Vụ việc gây ô nhiễm sông Thị Vải của Công ty Vedan: Sau nhiều năm xả thải

nước thải không qua xử lý, Công ty Vedan đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường

sông Thị Vải, gây nhiều thiệt hại cho nông dân Tính đến tháng 7/2009, đã có đến

10.918 đơn kiện đòi Vedan bồi thường, số tiền lên đến gần 1.300 tỷ đồng, trong đó

Thành phố Hồ Chí Minh có 1.159 đơn Bà Rịa - Vũng Tàu 5.144 đơn, Đồng Nai có

4.615 đơn Tuy nhiên, đã hơn một năm trôi qua việc xác định thiệt hại do Vedan gây ra

cũng như giải quyết khiếu nại bồi thường thiệt hại mà người dân hai bên bờ sông Thị

Vải phải gánh chịu vẫn bế tắc.

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, Hội nông dân 3 tỉnh trên đãđề nghị Vedan hỗ trợ 45% cho kinh phí thiệt hại do tự khai báo đối với những hộ đánhbắt thuy sản và 48% thiệt hại cho những hộ nuôi trồng với tổng số tiền 596,6 ty đồng.

Ngày 13/4/2009, Công ty Vedan đã gửi văn bản cho Hội Nông dân TP.HCM, Bà

Ria-Vũng Tau và Đồng Nai đề nghị chấp nhận số tiền chi hỗ trợ cho nông dân là 25 tỉđồng Trong đó, chi hỗ trợ người bị thiệt hại trực tiếp của tỉnh Dong Nai va TP.HCM

mỗi địa phương 7 tỉ đồng, tinh Bà Rịa-Vũng Tau 6 tỉ đồng: hỗ trợ thêm 5 ti đồng dé lập

quỹ phúc lợi phát triển bền vững cho các huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai),Tân Thanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Cần Giờ (TP.HCM) nhằm chuyển đổi nghề nghiệpcho nông dân, khuyến nông, phát triển hạ tầng Công ty Vedan Việt Nam không đồngý mức đòi bồi thường 596,6 tỷ đồng do 3 Hội Nông dân đưa ra mà chỉ đồng ý hỗ trợ

thiệt hại cho người dân trên cơ sở trách nhiệm của mình gây ra.

Giải quyết vụ việc này, về phía các cơ quan chức năng, sau khi Toà án nhân dân

Huyện Long Thành bác đơn khởi kiện của nông dân vì chưa đủ chứng cứ chứng minh

thiệt hại thực tế, Tổng Cục Môi trường đã gửi công văn đề nghị UBND các tình, thànhtrên tong hợp các thiệt hại, yêu cầu Công ty Vedan bởi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ theoquy định của pháp luật Tháng 6/2009, Tổng cục cũng đã gửi công văn yêu cầu Công ty

Vedan có trách nhiệm chỉ trả, bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ theo quy định Bên cạnh

đó, Tống cục đang phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Dai học Quốcgia T/p Hồ Chí Minh tổ chức điều tra, khảo sát và xây dựng "Báo cáo DTM và thiệt hạivề kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan và các doanh nghiệp

trên lưu vực sông Thị Vải" để làm căn cứ đòi bồi thường thiệt hại, trong trường hợp

người dân và không Công ty Vedan không thỏa thuận được mức bồi thường hợp lý.

Hai là, cưỡng chế dân sự trong KSÔN môi trường đối với tổ chức, cá nhân gây sự

cô tràn dầu Trong KSÔN môi trường, các sự cô môi trường cũng thường để lại những

hậu quả khá nặng nề cho môi trường và tài sản của các tổ chức, cá nhân mà phố biến

nhất ở nước ta trong thời gian qua là các sự cố tràn dầu Chang hạn, trong hai năm2007- 2008, Da Nang đã xảy ra 4 sự có tràn dầu gây thiệt hại lớn về kinh tế và môitrường trong đó sự cố tràn dầu tại Kho xăng dầu hang không Liên Chiểu là lớn nhát.Theo báo cáo của Sở TN&MT thành phó, tổng kinh phí cho thiệt hại sự cố tràn dầu nàylà gần 800 triệu đồng, trong đó ngư dân thiệt hại nặng nhất với hơn 122 triệu đồng.

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w