1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

185 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ (theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15)
Tác giả Trần Mạnh Hùng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 51,27 MB

Nội dung

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian duoc miễn trừ trách nhiệm pháp lýđối với hành vi xâm phạm quyén tác giả, quyên liên quan trên môi trường mạng viễnthông và mạng Internet liên qua

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

HỘI THẢO KHOA HỌC

Hà Nội, ngày 31 thang 10 nam 2022

Trang 2

DANH MỤC BAI VIET HỘI THẢO CAP TRƯỜNGPHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG BOI CANH HOI NHẬP KINH TE

QUOC TE VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngày 3] tháng 10 năm 2022

Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo điều 198b Luật Sở hữu

trí tuệ (theo Luật sửa đôi, bé sung một số điều của Luật Sở hữu trí

tuệ sô 07/2022/QH15)

ThS LS Trần Mạnh HùngCông ty Luật TNHH Quốc tế BMVN, liên minh Baker & Mckenzie

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ liên quan đến chương trình máy tính trong bối cảnh cách

mạng công nghiệp 4.0

ThS Pham Thị Diễm Thi

Trường ĐH Luật Hà Nội

10

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyền tác

giả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công

nghiệp 4.0

ThS NCS Pham Minh Huyền

Trường ĐH Luật Hà Nội

20

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đối tượng và nội

dung bảo hộ quyên tác giả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

và cách mạng công nghiệp 4.0

TS Vương Thanh Thúy Trường ĐH Luật Hà Nội

34

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đối tượng và nội

dung bảo hộ quyền liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế và cách mạng công nghiệp 4.0

ThS NCS Nguyễn Phan Diệu Linh

Trường ĐH Luật Hà Nội

46

Nhận diện về tác động của công nghệ in 3D tới bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ

PGS TS Nguyễn Thi Quế Anh

Truong Đại học Luật, DHOGHN

58

Những van đề mới về quyền tự bảo vệ trong pháp luật sở hữu tri

tuệ Việt Nam

PGS TS Vii Thị Hải YénTrường ĐH Luật Hà Nội

75

Trang 3

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về chuyền giao quyền

sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng

công nghiệp 4.0

ThS NCS Hoàng Lan Phương Trường DH KHXH&NV, DHOGHN

92,

Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về co chế xác lập, cham

dứt, và hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu, kiểu đáng công nghiệp

trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Hoang Thai Sơn, ThS LS Lê Xuân Lộc Công ty Luật TNHH Tilleke & Gibbins (Việt Nam)

118

10

Hoan thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp

4.0

1S Phan Quốc Nguyên

Truong Đại học Luật, DHOGHN

131

II

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp

4.0

TS Hà Nguyệt Thu Cục Sở hữu trí tuệ

137

12

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa

ly trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1S Nguyễn Thị Hoàng Hạnh

Cục Sở hữu trí tuệ

153

13

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyên

đối với giống cây trồng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

PGS TS Trần Văn Hải

Trường ĐH KHXH&NV, DHOGHN

163

14

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về kiêu dáng công

nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

ThS Nguyễn Quang Tuấn

Cục Sở hữu trí tuệ

172

Trang 4

QUY TAC MIEN TRỪ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝTHEO DIEU 198B LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ(Theo Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15)

ThS LS Trần Mạnh Hùng”Tóm tắt: Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cung cấpdịch vụ trung gian (ISP!) lan dau tiên được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệViệt Nam (goi tắt là Luật SHTT) Cụ thé, quy tắc đã nêu được quy định trong Luật sửađổi, bổ sung mot số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 được Quốc hội thông

qua ngày 16/6/2022 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Trong phạm vi bdo cáo này, tác

giả tập trung phân tích, đánh giá những điểm mới và tác động của Diéu 198b Luật SHTT

về quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý, đồng thời chỉ ra một số bat cập trong các quyđịnh này và các dé xuất nhằm góp phan hoàn thiện Luật SHTT

Từ khóa: sở hữu trí tuệ; miễn trừ trách nhiệm pháp lý; doanh nghiệp cung cấp

dich vụ trung gian (IPS).

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật SHTT được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2005, được sửa đôi, bô sunglần 1 năm 2009 và lần 2 năm 2019, là văn bản pháp luật quan trong, điều chỉnh các quan

hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt, cụ thé là tài sản trí tuệ Ngày 16/06/2022,tại ky họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật sửa đồi, bổ sung một

số điều của Luật SHTT (Luật SHTT số 07/2022/QH15), có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.Với hơn 100 điều khoản được sửa đổi, bố sung, Luật SHTT số 07/2022/QH15mang nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc biệt xét trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vàcách mạng công nghiệp 4.0, khi Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều điều ước quốc

tế và hiệp định thương mại tự do đa phương, ví dụ gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực

(RCEP), v.v

Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nô, bao gồm các hoạt động kinh tế dựa trênmang Internet, việc tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư và mở rộng kinh doanh tại ViệtNam đóng một vai trò hết sức quan trọng Theo đó, Luật SHTT Việt Nam lần đầu tiênquy định chỉ tiết về "Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cungcấp dich vụ trung gian (ISP)" - Điều 198b Luật SHTT số 07/2022/QH15 Trong phạm

vi báo cáo này, tác giả tập trung phân tích quy định tại Điều 198b về "Quy tắc miễn trừ

” Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN (liên minh Baker & McKenzie)

! Doanh nghiệp cung cap dịch vụ trung gian (trong tiêng Anh gọi tat là ISP - Intermediary Service Provider)

Trang 5

trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISP)" Phầnphân tích sẽ bao gồm ba nội dung chính (i) phân tích những điểm mới và tác động củaĐiều 198b Luật SHTT số 07/2022/QH15 đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vutrung gian, (ii) một số bất cập về quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198b,

va (iii) các đề xuất nhằm hoàn thiện các bắt cập

2 Phân tích cụ thể

2.1 Quy định pháp luật hiện hành về quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lýQuy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo pháp luật hiện hành Việt Nam được quyđịnh tại Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định trách nhiệmcủa doanh nghiệp cung cấp dich vụ trung gian trong việc bảo hộ quyên tác giả và quyềnliên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông (TTLT số 07/2012) (baogồm các quy định có liên quan tại Điều 5.5) và Luật Công nghệ thông tin năm 2006(Luật CNTT) (bao gồm các quy định có liên quan tại các Điều 16.4 và 17.2)

Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra rằng các quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian theo pháp luật hiện hành nêu trên "có phạm

vi áp dụng hẹp" và đặc biệt "không bao gồm các trường hợp miễn trừ trách nhiệm chocác doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ hoặc cung cấp nội dung trựctuyến."

2.2 Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198b Luật SHTT

Một trong những bổ sung quan trọng trong Luật SHTT sửa đổi, bổ sung là Điều198b đã cung cấp khung pháp lý về trách nhiệm pháp lý của ISP liên quan đến quyềntác giả, quyền liên quan Có thé thấy, Điều 198b được xây dựng và ban hành dé nội luậthóa các cam kết của Việt Nam khi ký kết Hiệp định CPTPP (Chương 18, Mục J về nhàcung cấp dịch vụ Internet), đặc biệt áp dụng các quy định về chế tài pháp lý và khu vực

an toàn? Điều 198b cũng kế thừa một số quy định trước đó trong TTLT số 07/2012 Nộidung cụ thé của Điều 198b theo Luật SHTT số 07/2022/QH15 được trích dẫn dưới đây:Điều 198b Trách nhiệm pháp lý về quyên tác giả, quyên liên quan đối với doanhnghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

"] Doanh nghiệp cung cấp dich vụ trung gian là doanh nghiệp cung cấp phươngtiện kỹ thuật dé tổ chức, cá nhân sử dung dich vụ dua nội dung thông tin số lên môitrường mạng viên thông và mạng Internet; cung cấp kết noi trực tuyén cho công chúngtiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng

Internet.

2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vu trung gian có trách nhiệm triển khai các biện

? Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721-88e5 Ibd099e6/userfiles/files/ 1 S%20Chuong%20So%20huu%20tri%20tue%20-3%20VIE.pdf

Trang 6

pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyên, các chủ thể quyênthực thi các biện pháp bảo vệ quyên tác giả, quyên liên quan trên môi trường mạng viễn

thông và mạng Internet.

3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian duoc miễn trừ trách nhiệm pháp lýđối với hành vi xâm phạm quyén tác giả, quyên liên quan trên môi trường mạng viễnthông và mạng Internet liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của mình

trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ thực hiện việc truyền dẫn nội dung thông tin số hoặc cung cấp khả năngtruy nhập đến nội dung thông tin số;

b) Khi thực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dân thông tin, doanhnghiệp cung cấp dich vụ trung gian phải thực hiện một cách tự động, tạm thời nhằmmục đích trung chuyển thông tin và làm cho việc truyền dân thông tin hiệu quả hơn, vớicác diéu kiện sau: chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ; tuân thủ các điều kiện truynhập, sử dụng nội dung thông tin số; tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thôngtin số được quy định cụ thé theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử

dụng rộng rãi; không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng

rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số; gỡ bỏnội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rangnội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguôn khởi dau hoặc nguồn khởi dau đã hủyviệc truy nhập đến nội dung thông tin số đó;

c) Lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dung dich vụ theo yêu cầu của người

sử dung dich vụ với các diéu kiện sau: không biết rằng nội dung thông tin số đó xâmphạm quyên tác giả, quyên liên quan; có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặnviệc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâmphạm quyên tác giả, quyển liên quan;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

4 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lýtheo quy định tại khoản 3 Điễu này không phải tự giám sát dịch vụ của mình hoặc chủđộng tìm kiếm các bằng chứng chỉ ra hành vi xâm phạm

5 Nội dung thông tin số quy định tại Diéu này là tác phẩm và các đối tượng quyênliên quan được bảo hộ theo quy định của Luật này được thể hiện dưới dạng 56

6 Chính phủ quy định chi tiết Diéu nay."

2.3 Các điểm mới và tác động của Điều 198b đối với các doanh nghiệp cung cấp

dich vụ trung gian

2.3.1 Đối tượng diéu chỉnh

Đôi tượng điêu chỉnh của Điêu 198b là các tác phâm, cuộc biêu diễn, bản ghi âm,

Trang 7

ghi hình, chương trình phát sóng đã được số hóa thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tácgiả và quyền liên quan Quy định miễn trách nhiệm pháp lý đối với ISP theo điều nàykhông liên quan tới các quyền sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểudang công nghiệp, hoặc sáng chế, v.v

2.3.2 Định nghĩa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

Điều 198b áp dung cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian Theo đó, điều198b.1 định nghĩa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là "doanh nghiệp cung cấpphương tiện kỹ thuật dé tổ chức, cá nhân sử dung dịch vụ đưa nội dung thông tin số lênmoi trưởng mạng viễn thông và mang Internet; cung cap két noi truc tuyén cho congchúng tiếp cận, sử dung nội dung thông tin số trên môi trường mang viễn thông va mạngInternet" Định nghĩa này tuy dễ hiểu nhưng có phạm vi rất rộng, có nghĩa là bao gồmcác loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau trên Internet và mạng viễn thông

Về van dé này, TTLT số 07/2012 trước đó đã quy định cụ thé ISP bao gồm tất caISP hoạt động dưới cả 5 hình thức: (i) doanh nghiệp cung cấp dich vụ Internet; (ii) doanhnghiệp viễn thông: (iii) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin sốbao gồm ca dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử; (iv) doanh nghiệp cungcấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến; (v) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thôngtin số

Theo đúng quy trình, Chính phủ sẽ ban hành các nghị định hướng dẫn dé diễn giải

và làm rõ các điều khoản được quy định trong luật mới được ban hành Do đó, có khảnăng trong nghị định mới sắp được ban hành, Chính phủ sẽ có điều khoản quy định cụthé các loại hình ISP theo cách tương tự như TTLT số 07/2012

2.3.3 Quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198b và điều kiện để đượchưởng miễn trừ trách nhiệm

Điều 198b.3 quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý có điều kiện đối với ba loạihình dịch vụ được cung cấp bởi ISP:

(i) chỉ thực hiện việc truyền dẫn thông tin số hoặc cung cấp kha năng truy nhậpđến nội dung thông tin số (mere conduit);

(ii) lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin của người sử dung mang tínhchất lưu trữ tự động, tạm thời và với mục đích làm cho việc truyền dẫn thông tin hiệuquả hơn đến người sử dụng khác (caching);

(iii) lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của

người sử dụng dịch vụ (hosting).

Có thé thấy, quy định trên không sử dụng các phân loại cụ thé dé chỉ ra các loại

3 Điều 3.2 Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL

Trang 8

ISP đủ điều kiện miễn trách nhiệm pháp lý, nhưng nó tương tự với quy định về miễn trừtrách nhiệm pháp ly cho các chức năng đường dẫn thuần túy (mere conduit), lưu trữ đệm(caching) và lưu trữ (hosting) theo Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số(DMCA) của Hoa Ky, Chỉ thị Thương mại điện tử” của Liên Minh Châu Âu và Daoluật Dich vụ Kỹ thuật số (DSA)5 của Liên Minh Châu Âu Quy định này còn nhiều van

dé bất cập và chưa thực sự rõ ràng Phan 2.4 đưới đây sẽ bàn luận chi tiết về nội dung

này.

Bên cạnh đó, Điều 198b.4 hiện đã áp dụng chính xác cách diễn đạt Điều 18.82.6của Hiệp định CPTPP, cụ thê các ISP được miễn trừ trách nhiệm pháp lý không phải tựgiám sát dịch vụ của mình hoặc chủ động tìm kiếm các bằng chứng chỉ ra hành vi xâmphạm Trong Dự thảo Luật SHTT sửa đổi trước đó, quy định nay đã không được diễnđạt một cách chính xác, dẫn đến sự mâu thuẫn đối với quy định trong Hiệp định CPTPP.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các ISP không phải mặc nhiên được miễn trách nhiệmpháp lý cho ba loại hình dịch vụ trên mà có các điều kiện đi kèm đã được quy định tạiĐiều 198b.3 Luật SHTT Cụ thể:

Thứ nhất, đôi với lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin của người sử

dụng mang tính chất lưu trữ tự động, tạm thời và với mục đích làm cho việc truyền dẫn

thông tin hiệu quả hơn đến người sử dụng khác nếu đáp ứng các điều kiện kỹ thuật sau:(i) ISP chỉ biến đôi thông tin vì lý do công nghệ:

(ii) ISP phải tuân thủ các điều kiện truy nhập và sử dụng nội dung thông tin số;(iii) ISP phải tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định

cụ thé theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi;

(iv) ISP không được ngăn cản việc sử dung hợp pháp công nghệ được thừa nhận

rộng rãi trong ngành công nghiệp dé lay dit liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số;(v) ISP phải gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dungthông tin số khi biết răng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầuhoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số do;

Thứ hai, đôi với lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dich vụ theo yêucầu của người sử dụng dich vụ với các điều kiện sau: (i) không biết rằng nội dung thôngtin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; (ii) có hành động nhanh chóng gỡ

bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung

* The 1998 Digital Millennium Copyright Act Theo DMCA, "safe harbors" bao gồm bốn chức nang: mere conduit

(512(a)), caching (512(b)), hosting (512(c)), và công cụ định vi thông tin (information location tools) (512(d))

5 Chỉ thi thương mai điện tử của EU (The E-commerce Directive) được thông qua năm 2000, cung cấp "safe

harbors" cho các hoạt động "mere conduit", "caching" và "hosting".

5 Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (Digital Services Act) sap tới dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2024, cung cấp "safe

harbors" cho các hoạt động "mere conduit", "caching" và "hosting".

Trang 9

thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Thứ ba, theo Điều 28 và 35 Luật SHTT, việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụtrung gian không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừtrách nhiệm pháp lý nêu trên sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyên tác giả và quyên liênquan Trong tương lai, nêu một ISP không thực hiện các quy định để được miễn trừ tráchnhiệm pháp lý theo Điều 198b, chủ sở hữu quyên có thé sử dụng Điều nay làm cơ sởpháp lý dé khởi kiện hoặc yêu cầu xử phạt hành chính đối với ISP đó

Hiện tại chưa có cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng xử phạt hành chính đốivới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong trường hợp này.” Tuy nhiên, cókhả năng Chính phủ sẽ ban hành một nghị định (hoặc sửa đôi một nghị định đã banhành) nhằm cung cấp cơ sở pháp lý để xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệpcung cấp dich vụ trung gian không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định déđược miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198b

2.3.4 Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian theo Điều

198b

Bên cạnh các quy định bắt buộc để các ISP được miễn trừ trách nhiệm pháp lý,Điều 198b.2 còn quy định ISP có nghĩa vụ chung sau:

Thứ nhất, chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật

Quy định về các "biện pháp kỹ thuật" mà ISP phải triển khai ở đây chưa thật sự rõràng Sự không rõ ràng này cùng với việc Chính phủ sẽ quy định chỉ tiết Điều 198b trongmột nghị định hướng dẫn dẫn đến rủi ro rằng Chính phủ có thể sẽ chỉ định loại biện pháp

kỹ thuật cụ thê mà ISP sẽ phải triển khai trên thực tế

Thứ hai, phôi hợp với với các co quan nhà nước có thầm quyên, các chủ thé quyềnthực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn

thông và mạng Internet.

Nghĩa vụ này không hoàn toàn mới Theo quy định tại TTLT số 07/2012, các ISP

đã được yêu cầu (¡) chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

có thầm quyên theo quy định về quyền tác giả, quyền liên quan; (ii) gỡ bỏ và xóa nộidung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng va tạm ngừngđường truyền Internet, đường truyền viễn thông khi nhận được yêu cầu bằng văn bản

của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch hoặc các cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định của pháp luật

Điểm mới được bổ sung ở đây là yêu cầu các ISP phải "phối hợp" với các chủ thê

i Nghi dinh số 131/2013/NĐ-CP (sửa đôi) là cơ sở pháp lý chính để cơ quan có thâm quyền xử phạt hành chính

các đối tượng có hành vi xâm phạm quyên tác giả, quyên liên quan Tuy nhiên, nghị định này vẫn chưa được cập nhật dé phản ánh những sửa đôi, b6 sung mới theo Luật SHTT sửa đổi.

3 Điều 5.2 và Điều 5.3 Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL

Trang 10

quyền trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ quyên tác giả, quyên liên quan trên môitrường mạng viễn thông và mạng Internet Cần lưu ý răng, thuật ngữ "phối hợp" thườngđược hiểu là "hợp tác cùng nhau làm theo một kế hoạch chung dé đạt một mục đíchchung" Theo đó, chủ sở hữu quyên có thé sử dụng điều này làm cơ sở pháp ly dé yêucầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian gỡ bỏ nội dung bị cáo buộc vi phạmbản quyền hoặc tiết lộ thông tin dé liệu của những người bị cáo buộc vi phạm Nếu cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian từ chối thực hiện các yêu cầu đó mà không

có lý do chính đáng, chủ sở hữu quyền sẽ có căn cứ dé cho rằng các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ trung gian không thực hiện nghĩa vụ của mình và chủ sở hữu quyền có thêtién hành các hành động pháp lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dich vụ trung gian

2.4 Một số bắt cập về quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198bLuật SHTT

Thứ nhất, có một số vẫn đề chưa rõ về miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thựchiện chức năng lưu trữ đệm (caching) Điều 198b.3.b đã liệt kê các điều kiện khi ISPthực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin một cách tự động,tam thời nham mục đích trung chuyền thông tin và làm cho việc truyền dẫn thông tinhiệu quả hơn, nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa rõ ràng Cụ thé:

(i) Thế nao được xem là "quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định

cụ thê theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi"?

(ii) "Các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số" ở đây là gì?

(iii) "Công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp dé lay dit liệu

về việc sử dụng nội dung thông tin số" được hiểu như thé nào?

Thứ hai, về miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp lưu trữ nội dung thông tin sốcủa người sử dụng dich vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ Điều 198b.3.c quyđịnh hai điều kiện đi kèm: ISP (¡) không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạmquyền tác giả, quyền liên quan; và (ii) có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặnviệc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết răng nội dung thông tin số đó xâmphạm quyền tác giả, quyên liên quan Tuy nhiên, còn một số van đề van cần làm rõ, cụthe:

(i) Làm cách nao dé biết được nội dung thông tin số đang được lưu trữ có phải lànội dung đang xâm phạm quyên tác giả, quyên liên quan hay không?

(ii) Cách kiểm tra dé biết rang ISP đã biết nội dung xâm phạm quyên tác giả, quyền

liên quan là gì?

Tác giả hy vọng những van dé chưa rõ ràng nêu trên sẽ được quy định cụ thé trong

nghị định hướng dẫn của Chính phủ

Trang 11

Thứ ba, như đã đề cập ở trên, trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụtrung gian không tuân thủ các yêu cầu đặt ra khi thực hiện chức năng truyền dẫn, lưu trữđệm, lưu trữ nội dung thông tin số, chủ sở hữu quyền có thể sẽ khởi kiện vụ án dân sựhoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ISP Tuy nhiên,hiện tại chưa có cơ sở pháp lý nào dé cơ quan có thấm quyền xử phạt vi phạm hànhchính đối với ISP°.

Thứ tw, Điều 198b không quy định một cách rõ ràng trường hợp miễn trách nhiệmpháp lý khi thực hiện chức năng công cụ định vị thông tin (chắng hạn như công cụ tìm

kiếm) Cần lưu ý, Điều 18.82.2 của Hiệp định CPTPP đã liệt kê "các dịch vụ chuyển

hoặc kết nối người dùng đến một vị trí trực tuyến băng cách sử dụng các công cụ định

vị thông tin, bao gồm các siêu liên kết và thư mục" như một chức năng được đề cập

trong "safe harbors" Việc ban hành nghị định hướng dẫn của Chính phủ trong thời gian

tới là vô cùng cần thiết để xem xét răng sự mâu thuẫn giữa các quy định liên quan củaHiệp định CPTPP và Điều 198b Luật SHTT số 07/2022/QH15 sẽ được giải quyết nhưthế nào

2.5 Dé xuất cho việc hoàn thiện các bất cập

Như đã dé cập ở trên, quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp ly theo Điều 198b cònnhiều nội dung chưa thực sự rõ ràng Cho tới khi Chính phủ ban hành nghị định hướngdẫn nhằm giải thích và làm rõ những nội dung đó, tác giả có một số đề xuất như sau:Thứ nhất, cần làm rõ các khái niệm trong quy tắc miễn trừ trách nhiệm đối vớidoanh nghiệp trung gian thực hiện chức năng lưu trữ đệm theo Điều 198.3.b, ví dụ nhưquy tắc và công nghệ được "thừa nhận và sử dụng rộng rãi"

Thứ hai, cần làm rõ các điều kiện hoặc trường hợp mà nhà cung cấp dịch vụ lưutrữ được coi là "biết" về thông tin được yêu cau lưu trữ xâm phạm quyên tác giả, quyềnliên quan Theo đó, tác giả đề xuất điều kiện bao gồm nhà cung cấp dịch vụ đã được chủthé quyền thông báo rõ ràng về nội dung xâm phạm quyền và đã có một khoảng thờigian hợp lý để xem xét tính hợp lệ của thông báo đó

Thứ ba, khi quy định về trách nhiệm triển khai "các biện pháp kỹ thuật" của nhàcung cấp dịch vụ trung gian, cần đặc biệt lưu ý tính thực tiễn của "các biện pháp kỹthuật" nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, đồngthời làm rõ liệu cơ chế báo cáo và gỡ bỏ theo tiêu chuẩn thực hành hiện nay đã phù hợp

hay chưa.

Thứ tw, khi làm rõ trách nhiệm "phối hợp" với các cơ quan nha nước và các chủthé quyền và bổ sung cơ sở pháp ly dé xử phạt hành vi không thực hiện các điều kiện đi

2 Nghi dinh số 131/2013/NĐ-CP (sửa đồi) là cơ sở pháp lý chính để cơ quan có thâm quyền xử phạt hành chính

các đối tượng có hành vi xâm phạm quyên tác giả, quyên liên quan Tuy nhiên, nghị định này vẫn chưa được cập nhật dé phản ánh những sửa đôi, b6 sung mới theo Luật SHTT sửa đổi.

Trang 12

kèm quy tắc miễn trừ trách nhiệm, cần cân nhắc và quy định một khoảng thời gian hợp

lý để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian xác nhận tính hợp lệ của các yêucầu được đưa ra

2.6 Kết luận

Trong bối cảnh lượng thông tin được đăng tải và lưu trữ trên không gian mạngngày một lớn và với sự bùng né của các trang mạng xã hội trực tuyến đặc biệt là sau đạidịch COVID-19, việc các nội dung được đăng tải xâm phạm quyền tác giả và quyền liênquan là không thể tránh khỏi Do đó, việc có các quy định rõ ràng về quyền lợi và tráchnhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dich vụ trung gian trong việc bảo vệ quyền tácgiả và quyên liên quan là cần thiết để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp lẫn cácchủ thể quyên

Các quy tắc miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 198b Luật SHTT số

07/2022/QHI5 là bước đi đúng hướng trong việc xây dựng các quy định tương ứng với

hệ thống pháp luật tại các quốc gia với nền công nghệ tiên tiến như Hoa Kỳ hay hay cácquốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa thật sự rõràng trong định nghĩa và việc áp dụng của các quy tắc này Vì vậy, các doanh nghiệp vàchủ thể quyền có liên quan cần chủ động cập nhật thường xuyên về các nghị định vàthông tư hướng dẫn của Chính phủ dé làm rõ các quy định theo Điều 198b trong thời

gian tới./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đồi, b6 sung năm 2009 và 2019

2 Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15

3 Hiệp định đối tác toàn điện và tiền bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

4 Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định trách nhiệmcủa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền

liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông

5 Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) của Hoa Kỳ (The 1998

Digital Millennium Copyright Act)

6 Chỉ thi thương mại điện tử cua EU (The E-commerce Directive)

7 Đạo luật Dich vu Kỹ thuật số (Digital Services Act)

Trang 13

HOÀN THIEN QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE BẢO HO

QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIEN QUAN DEN CHUONG TRINH MAY TINH

TRONG BOI CANH CÁCH MẠNG CONG NGHIEP 4.0

ThS Pham Thị Diễm Thi’Tóm tắt: Nghị quyết số 52-NO/TW xác định một trong các nội dung cốt lỗi củacuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư ở Việt Nam là chuyển doi số, có nghĩa là tinhọc hóa ở mức cao, dân đến thay đổi tổng thể và toàn diện của tổ chức hoặc cá nhân vềcách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số Hoànthiện pháp luật về bảo hộ chương tình máy tính sẽ tác động trực tiếp đến quá trìnhchuyển đổi số Bài viết này tập trung vào giới thiệu pháp luật về bảo hộ chương trìnhmáy tinh theo cơ chế quyên tác giả/bản quyên của Hoa Kỳ, Anh và châu Au dé xác địnhcác yếu tô được bảo hộ của chương trình máy tính, từ đó đưa ra một số đề xuất hoànthiện pháp luật về bảo hộ chương trình máy tính ở Việt Nam

Từ khóa: chương trình máy tính, bảo hộ chương trình máy tính, quyên tác giả

1 Tổng quan về chương trình máy tính

Trong khoa học máy tính, một hệ thống máy tính được tạo thành bởi phần cứng vàphần mềm, trong đó phần cứng là các bộ phận vật lý gắn liền với máy tính, còn phầnmềm là khái niệm chung dành cho các chương trình máy tính điều khiển và tác độngđến phan cứng Cu thé hon, phần mềm sẽ được dịch sang ngôn ngữ mà phần cứng cóthé hiểu được dé xử lý các chỉ dan từ phần mềm

Phần mềm, hay còn được gọi là chương trình máy tính, có thé được viết dưới dang

mã nguồn hoặc mã máy Máy tính có thê hiểu và vận hành dựa trên các chỉ dẫn của mãmáy Tuy nhiên, do mã máy vô cùng khó hiểu đối với con người nên các chương trìnhmáy tinh, đặc biệt là các ứng dụng, thường được viết dưới dạng ngôn ngữ lập trình macon người có thé hiểu, viết và chỉnh sửa Các chương trình được viết dưới dang ngônngữ lập trình này được gọi là mã nguồn Mã nguồn sau đấy sẽ được dịch sang mã máybởi các chương trình dich mã dé máy tính có thé hiểu và xử lý

Khi đề cập đến phần mềm, một đặc thù được nhắc đến là kỹ thuật dịch ngược(reverse engineering/decompilation) Kỹ thuật dịch ngược phần mềm có nghĩa là các lậptrình viên nghiên cứu “ngược lại” một phần mềm dang có san để tìm hiểu quá trình phầnmềm đó được viết ra Kỹ thuật dịch ngược phần mềm thông dụng nhất là chuyền đổi mãmáy sang một phiên bản khác dễ hiểu hơn, chang hạn như mã nguồn dé các nha phát

triên có thê nghiên cứu câu trúc bên trong của phân mêm cho nhiêu mục đích khác nhau

“Khoa Pháp luật dân sự - Trường Đại học Luật Ha Nội

Trang 14

(ví dụ: phát trién một phần mềm khác có chức năng giống với chức năng của phần mềmđược dịch ngược nhằm mục đích cạnh tranh, phát triển một phần mềm mới tương thíchVỚI phần mềm được dịch ngược hoặc tạo ra phần mềm giả lập) Do vậy, dịch ngượcchương trình máy tính cũng đồng nghĩa với việc tạo ra một bản sao của chương trình

được dịch ngược.

Hiện nay, phần lớn các quốc gia, trong đó bao gồm Việt Nam, bảo hộ chương trìnhmáy tinh đưới hình thức tác phẩm văn học dựa trên việc tuân thủ các điều ước quốc tếnhư Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Hiệp định vỀ cáckhía cạnh liên quan tới thương mai của quyền sở hữu trí tuệ (“TRIPS”) và Hiệp ước củaWIPO về quyền tác giả (“WCT”) Việc áp dung cơ chế quyên tác giả đặt ra câu hỏinhững khía cạnh nào của chương trình máy tính được bảo hộ Bài viết này tập trung vàogiới thiệu pháp luật về bảo hộ chương trình máy tính theo cơ chế quyền tác giả/bảnquyền của Hoa Kỳ, Anh và châu Âu dé xác định các yêu tô được bảo hộ của chươngtrình máy tính, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo hộ chương trình

máy tính ở Việt Nam.

2 Pháp luật quốc tế về bảo hộ chương trình máy tính

2.1 Bảo hộ chương trình máy tinh theo các điều ước quốc té

Như đã đề cập ở trên, phần lớn các quốc gia hiện nay bảo hộ chương trình máytính đưới hình thức tác phâm văn học Mặc dù Công ước Berne là điều ước quốc tế lớn

và lâu đời nhất về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước không nói mộtcách minh thị rằng chương trình máy tính là một đối tượng được bảo hộ theo cơ chếquyền tác giả mà thay vào đó, giải thích cụm từ “các tác phẩm văn học và nghệ thuật”theo nghĩa rộng nhất có thé: các tác phẩm văn hoc và nghệ thuật bao gồm moi tác phẩmtrong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bat kế phương thức hay hình thức biểuđạt nào của tác pham! Giải thích bao quát này đã tạo điều kiện cho việc xem xét bảo hộchương trình máy tính dưới hình thức tác phẩm văn học tại nhiều quốc gia thành viên

của Công ước Berne.

Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên yêu cầu các quốc gia thành viên của

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO bảo hộ chương trình máy tính dưới hình thức tácphẩm văn học?3 Vì Hiệp định không định nghĩa thé nào là chương trình máy tính nên

các nước thành viên có thê đưa ra định nghĩa riêng trong các văn bản pháp luật quôc gia.

! Điều 2(1) Công ước Berne 1886 (sửa đổi năm 1979)

? Điều 10.1 Hiệp định TRIPS Trước TRIPS, nhiều quốc gia đã công nhận quyền tác giả/bản quyền đối với chương trình máy tính như Hoa Kỳ (Luật Bản quyền 1976) và các nước thuộc Liên minh châu Âu EU Chỉ thị số 91/250/EEC của Cộng đồng châu Âu ngày 14/5/1991 về việc bảo hộ chương trình máy tính yêu cầu các nước thuộc Công đồng bảo hộ chương trình máy tính đưới dạng tác phẩm văn học.

3 Mặc dù Điều 10.1 Hiệp định TRIPS yêu cầu bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng tác pham van hoc, Hiệp định không loại trừ kha nang một chương trình máy tinh sẽ được bao hộ dưới dang sang chế hoặc thông tin bí mật trong kinh doanh nếu chương trình đó đáp ứng các điều kiện bảo hộ.

Trang 15

Tuy vay, TRIPS đã cụ thé hóa hình thức thể hiện được bảo hộ của chương trình máytinh tại Điều 10.1 rằng: chương trình máy tính được bảo hộ bat kế dưới dang mã nguồnhay mã máy Bên cạnh việc yêu cầu các thành viên tuân thủ các nội dung về bảo hộ tácpham văn học trong Công ước Berne, Hiệp định còn “pháp điển hóa” thuyết phân biệthình thức thể hiện tác phẩm với ý tưởng, quy trình và phương thức vận hành hay kháiniệm toán học Như vậy, bản thân ý tưởng thiết kế chương trình máy tính không đượcbảo hộ mà chỉ hình thức thể hiện của ý tưởng đó đưới dạng mã nguồn hoặc mã máy mớiđược bảo hộ Tuy vậy, TRIPS lại không đặt ra các tiêu chuân cũng như phạm vi bảo hộđối với chương trình máy tính mà điều này sẽ được quyết định bởi hệ thống pháp luậtcủa các quốc gia thành viên.

Sau Hiệp định TRIPS, Hiệp ước WCT là điều ước quốc tế thứ hai yêu cầu bảo hộchương trình máy tinh theo cơ chế quyên tác giả/bản quyên: “Chương trình máy tinhđược bảo hộ dưới dang tác phẩm văn học tương ứng với Điều 2 Công ước Berne Việcbảo hộ này áp dụng cho các chương trình máy tính, bất kế phương thức hoặc hình thứcthé hiện của chúng”.Š Cũng giống như TRIPS, Điều 2 của WCT chỉ công nhận bảo hộhình thức thể hiện tác phẩm và loại trừ ý tưởng, quy trình và phương thức vận hành haykhái niệm toán học ra khỏi phạm vi bảo hộ của quyền tác giả/bản quyền

Qua đó có thé thay, cả 2 Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WCT đều yêu cau áp dụng

cơ chế quyên tác giả/bản quyền đối với bảo hộ chương trình máy tính, phân loại chươngtrình máy tính vào nhóm tác phẩm văn học và chỉ công nhận bảo hộ đối với hình thứcbiểu hiện của mà nguồn và mã máy thay vì bảo hộ ý tưởng thiết kế đăng sau chươngtrình máy tính Vì TRIPS và WCT đều áp dụng các quy định của Công ước Berne đốivới bảo hộ tác phẩm văn học nên chương trình máy tính sẽ được bảo hộ tự động nếu đápứng điều kiện bảo hộ của các quốc gia thành viên Bên cạnh đó, thời hạn bảo hộ cácnước thành viên dành cho chương trình máy tính là suốt cuộc đời tác giả và ít nhất 50năm tiếp theo năm tác giả chết." Các quy định về điều kiện và phạm vi bảo hộ chươngtrình máy tính do pháp luật của từng quốc gia quy định

2.2 Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật của Hoa Kỳ

Theo Luật Bản quyền hiện hành của Hoa Kỳ, chương trình máy tính là một tậphợp các câu hoặc chỉ dẫn được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong máy tính để manglại một kết quả nhất định.” Định nghĩa này của Luật Bản quyền thé hiện bản chất képcủa chương trình máy: chương trình máy tính vừa có hình thức thể hiện (expression),vừa có chức năng nhất định (functionality) Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Luật Bản quyền

4 Điều 9.2 Hiệp định TRIPS

Š Điều 4 WCT

6 Điều 7.1 và 7.6 Công ước Berne

7 Mục 101, Luật Bản quyền Hoa Kỳ

Trang 16

có bảo hộ cho các yêu tố chức năng của chương trình máy tính hay không.

Hệ thống pháp luật về bản quyền của Hoa Kỳ, bao gồm án lệ, cho thấy có 3 họcthuyết liên quan đến bảo hộ chương trình máy tính Mot /à, thuyết phân biệt giữa hìnhthức thé hiện và ý tưởng (idea/expression dichotomy) được pháp điển hóa tại Đoạn 102bquy định bản quyền không bảo hộ cho ý tưởng, thủ tục, quy trình, hệ thong, phươngthức vận hành, khái niệm, nguyên tắc hay phát minh Hai /d, thuyết hợp nhất (merger),

cụ thê ở đây là hợp nhất ý tưởng và hình thức thé hiện, từ chối bảo hộ cho hình thức théhiện vì khi hình thức thé hiện cho một ý tưởng bị hạn chế, nó sẽ đồng nhất với ý tưởng.Š

Ba là, thuyết sử dụng hợp lý (fair use) cho phép một số ngoại lệ trong việc sử dụng tácphâm mà không xâm phạm quyên của chủ sở hữu tác phẩm Các học thuyết này được

sử dụng nhằm tránh việc áp dụng luật bản quyền một cách cứng nhắc và hạn chế lạmdụng độc quyền của chủ sở hữu đối với tác pham

Trên thực tế, các học thuyết này là một trong những căn cứ dé xem xét khả năngbảo hộ một chương trình máy tính Trong mắt nhà phát triển của các phần mềm đang cótrên thị trường, các phần mềm mới ra đời dựa trên kỹ thuật dịch ngược là sản phẩm củahành vi xâm phạm bản quyền do hành vi này yêu cầu phải tái tạo lại mã nguồn của phầnmềm được dịch ngược Tuy nhiên, các bản án liên quan của Hoa Kỳ đã lập luận rằngviệc sử dụng kỹ thuật dịch ngược dé viết một chương trình máy tính khác có thể đượcbiện hộ bởi các học thuyết trên và không cấu thành hành vi vi phạm Như vậy, chươngtrình máy tính mới có thé được chứng minh là tác phẩm nguyên gốc do tác giả viết ra

và có kha năng được bảo hộ theo Đoạn 102(2)? Luật Bản quyên

Trong vụ việc Sega Enterprises Ltd v Accolade, Inc.,!° nguyên don Sega Enterprises Ltd (“Sega”) kiện bị don Accolade, Inc (“Accolade”) vì bị don da dùng kỹ

thuật dịch ngược dé tại tạo lại mã nguồn của thiết bị chơi trò chơi điện tử của nguyênđơn nhằm mục dich phát triển trò chơi điện tử của riêng mình (sử dụng mã chương trình

do bị đơn tự viết) tương thích với thiết bị của nguyên đơn Tòa phúc thâm kết luận rằng

kỹ thuật dịch ngược do Accolade tiến hành thuộc trường hợp sử dụng hợp lý tác phẩm

do việc sao chép chương trình nằm trong thiết bị trò chơi nhằm mục đích hợp pháp.Trước đó, án lệ của Hoa Kỳ cũng chỉ ra rang các giao diện (interfaces) của chương trìnhmáy tính không có khả năng bảo hộ theo Đoạn 102 Luật Bản quyền vì nó là yếu tố mangtính chức năng (functional elements) thay vì thé hiện (expressive elements)!!, Nếu kỹthuật dich ngược không được coi là sử dụng hop lý (trong khi đây là cách duy nhất dé

8 Tham khảo thuyết hop nhất trong bảo hộ chương trình máy tính tại vụ việc SAS Institute Inc v World Programming Ltd (cấp sơ thâm).

° Bản quyền ton tại trong các tác phâm nguyên gốc do tác giả tạo ra, được định hình trong bat kỳ phương tiện biểu đạt hữu hình nào, hiện đã được biết đến hoặc sẽ được phát triển sau này, nhờ đó chúng có thé được nhận thức, sao chép hoặc truyền đạt một cách trực tiếp hay với sự hỗ trợ của máy móc hoặc thiết bị.

'0 Sega Enterprises Ltd v Accolade, Inc., 977 F.2d 1510 (9th Cir 1992))

"| Computer Associates International, Inc v Altai, Inc., 982 F.2d 693 (2d Cir 1992)

Trang 17

bị đơn có thê tiếp cận thông tin về các yếu tố mang tính chức năng trong chương trìnhmáy tinh của nguyên đơn) thì sẽ dẫn đến nguyên đơn có độc quyền đối với các yếu tố

không có khả năng được bảo hộ nay.”

Nhu đã dé cập ở trên, các giao điện của chương trình máy tính không có kha năngđược bảo hộ theo án lệ Hoa Kỳ Bên cạnh đó, các yêu tổ mang tính hiệu năng (efficiencyelements) cũng không được bảo hộ do chúng thiên về mặt ý tưởng.!3 Ngoài ra, trật tự

các lệnh (commands) trong chương trình máy tính được coi là phương thức vận hành vi

nó truyền đạt trực tiếp chỉ thị từ người dùng để vận hành chương trình máy tính và bởi

vậy nên không có khả năng được bảo hộ.!#

Qua đó có thé thấy, van đề cốt yêu trong việc bảo hộ chương trình máy tính theo

hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là xác định những yếu tố nào của chương trình máy tínhđược bảo hộ hoặc không được bảo hộ theo Đoạn 102(b) của Luật Bản quyên Bên cạnh

đó, việc sử dụng kỹ thuật dịch ngược dé giải mã phần mềm đã có nhằm viết một phầnmềm mới cũng cần được xem xét dựa trên các học thuyết liên quan đến bản quyền déxác định tính hợp pháp của hành vi dịch ngược trong từng vụ việc cụ thê

2.2 Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật của Anh và Cộng đồng châu

A

Au

Theo Dao luật Ban quyền, Thiết kế và Sáng chế 1988 (“CDPA”) của Anh, chươngtrình máy tính được bao hộ như một tac phẩm văn học! và chỉ có tac phẩm văn họcnguyên gốc được hưởng cơ chế bảo hộ của bản quyén!® Tuy vậy, CDPA không địnhnghĩa thé nào là tính nguyên gốc mà điều này được giải thích qua án lệ và Chỉ thị của

cộng đồng châu Âu Theo đó, chương trình máy tính có tính nguyên gốc khi nó là sáng

tạo trí tuệ của tác giả.! Điều này cũng có nghĩa rằng, một ý tưởng cần có khả năng đượcthé hiện dưới nhiều hình thức, nếu không thì hình thức thể hiện ý tưởng đó sẽ khôngđược coi là sáng tạo trí tuệ riêng của tác giả nhằm diễn đạt ý tưởng Như vậy thì các yếu

tố mang tính thé hiện (expressive elements) của một chương trình máy tính sẽ khôngđược bảo hộ nếu hình thức thể hiện đó là duy nhất do các yêu cầu về mặt kỹ thuật

(merger doctrine).

Mặc dù CDPA không nói một cách minh thị rằng ban quyền chi bảo hộ hình thứcthé hiện mà không bảo hộ ý tưởng, án lệ của Anh lại thé hiện rất rõ nguyên tắc này

Trong vụ việc Nova Productions Ltd v Mazooma Games Ltd,'® nguyên đơn Nova

12 Sega Enters Ltd v Accolade, Inc., 977 F.2d 1510 (9th Cir 1992)

l3 Computer Associates International, Inc v Altai, Inc., 982 F.2d 693 (2d Cir 1992)

'4 Lotus Dev Corp v Borland Int'l - 49 F.3d 807 (1st Cir 1995)

'S Đoạn 3(1) CDPA

'6 Đoạn 1(1)(a) CDPA

17 mƒopaq International A/S v Danske Dagblades Forening (C-5/08) EU:C:2009:465; Chi thị số 91/250/EEC về bảo hộ pháp lý đối với chương trình máy tính, được thay thế bởi Chỉ thị số 2009/24/EC hiện hành

'8 Nova Productions Ltd v Mazooma Games Ltd [2007] EWCA Civ 219

Trang 18

Productions Ltd (“Nova”), chủ sở hữu trò chơi điện tử “Pocket Money”, kiện bi đơn

Mazooma Games Ltd (“Mazooma”) vì cho rang bị đơn tạo ra trò chơi điện tử “JackpotPool” dựa trên việc sao chép một số đặc điểm của Pocket Money Nguyên đơn chỉ ramột số điểm tương đồng giữa trò chơi của mình và trò chơi của bị đơn như: cả hai tròchơi đều thuộc thé loại SWP!”, màn hình trò chơi hiển thị bàn bida, cách thức chơi vàchuyền động của các chi tiết trong trò chơi Dựa trên chứng cứ được cung cấp, toa HighCourt đã bác bỏ luận điểm của Nova và kết luận rằng các ý tưởng mà Mazooma thamkhảo chỉ là những ý tưởng chung chung và có tính trừu tượng cao, do đó không thé coiviệc tham khảo các ý tưởng này là hành vi xâm phạm một phan đáng ké hình thức théhiện của Pocket Monkey Qua đây, có thê thấy cả pháp luật sở hữu trí tuệ của Anh vàHoa Kỳ đều áp dụng thuyết phân biệt ý tưởng và hình thức thẻ hiện cùng thuyết hợpnhất trong việc xác định các yếu tô được bảo hộ trong một chương trình máy tính.Trong vụ việc kinh điển SAS Institute Inc v World Programming Ltd ở Anh vàchâu Âu, Tòa án Công lý Châu Âu tuyên bồ rằng chức năng, ngôn ngữ lập trình và cácđịnh dạng tập tin dữ liệu không được bảo hộ do chúng không cau thành hình thức théhiện của chương trình máy tính Đồng thời, Tòa án cũng viện dẫn đến Điều 5.3 Chỉ thị

số 91/250/EEC của Cộng đồng châu Âu về bảo hộ pháp lý đối với chương trình máytính (“Chị thị về chương trình máy tính”) rằng: người có quyền sử dụng bản sao của mộtchương trình máy tính, không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu, có quyền quan sát,nghiên cứu hoặc kiểm tra hoạt động của chương trình dé xác định các ý tưởng và nguyêntac đăng sau bat kỳ yếu t6 nào của chương trình trong quá trình thực hiện hành vi tai,hiển thị, chạy, truyền hoặc lưu trữ chương trình mà anh ta được quyền thực hiện Bắt kyđiều khoản hop đồng nao trái với nội dung này hoặc các ngoại lệ khác được quy định

trong Chỉ thị sẽ vô hiệu.

Bên cạnh việc cho phép xác định các ý tưởng và nguyên tắc đằng sau bat kỳ yếu

tố nào của chương trình máy tính, Chỉ thị về chương trình máy tính?! còn quy định ngoại

lệ đối với kỹ thuật dịch ngược Quy định này đã được nội luật hóa trong CDPA, cụ thể

như sau: Kỹ thuật dịch ngược không được coi là hành vi sử dụng hợp lý (“fair dealing”)

nếu không thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Kỹ thuật dịch ngược được coi là cần thiết choviệc tiếp cận các thông tin cần thiết nhằm tạo ra chương trình máy tính độc lập có thê

vận hành cùng với chương trình được dịch ngược hoặc chương trình khác (“mục đích hợp pháp”); và (b) thông tin đạt được không được sử dụng cho mục đích khác ngoài

mục đích hợp pháp.?? Ngược lại, các điều kiệu trên sẽ không được thỏa mãn trong các

! Skill with prize

20 SAS Institute Inc v World Programming Ltd [2013] EWHC 69 (Ch); Infopaq International A/S v Danske

Dagblades Forening (C-5/08) EU:C:2009:465

2! Chi thị số 2009/24/EC hiện hành

2 Đoạn 50(B)1 CDPA

Trang 19

trường hop sau: (a) người sử dung hợp pháp đã có thông tin cần thiết dé đạt được mụcđích hợp pháp; (b) kỹ thuật dịch ngược được coi là không cần thiết cho việc đạt đượcmục đích hợp pháp; (c) người sử dung hợp pháp cung cấp thông tin đạt được thông qua

kỹ thuật dịch ngược cho người khác trong khi việc này là không cần thiết cho việc đạtđược mục đích hợp pháp; hoặc (d) sử dung thông tin đạt được dé tạo ra chương trìnhtương tự đáng kế với chương trình bị dịch ngược về hình thức thé hiện hoặc đề thực hiệncác hành vi bị hạn chế bởi bản quyền.” Ngoài ra, kỹ thuật dịch ngược hợp pháp đượcquy định tại Đoạn 50B không bị ảnh hưởng ngay cả khi có bất kỳ điều khoản hay điềukiện nào trong hợp đồng ngăn chặn hành vi này (thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu theo Đoạn

296A CDPA).”4

3 Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chương trình máy tính

Điều 14 và Điều 22 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đôi, bổ sung năm 2009, 2019 (“LuậtSHTT”) quy định chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù đượcthé hiện dưới dang mã nguồn hay mã máy Chương trình máy tinh được bảo hộ phải dotác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩmcủa người khác.?Š Bên cạnh đó, Điều 6 của Luật SHTT quy định quyền tác giả phát sinh

ké từ khi tác phâm được sáng tạo và được thé hiện dưới một hình thức vật chất nhất

định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công

bố hay chưa công bó, đã đăng ký hay chưa đăng ký Như vậy, yêu cầu về tính nguyêngốc đối với tác phẩm nói chung và chương trình máy tính nói riêng theo Luật SHTT làtác phẩm phải là sản phẩm lao động trí tuệ của chính tác giả Vì Luật SHTT yêu cau tácphâm phải được có định dưới một hình thức nhất định nên tác giả được hưởng quyềntác giả đối với chương trình máy tính ké từ thời điểm chương trình máy tính được sángtạo và được thê hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Điều này có thê được hiểurang mã nguồn hoặc mã máy của chương trình máy tính có khả năng thé hiện dưới dạngvăn bản, bất kế chương trình được lưu dưới dang yếu tô vật chất nào (ví dụ: đoạn mãđược lưu lại trong máy tính, thiết bị đầu vào hoặc thiết bị điện tử khác)

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có định nghĩa về chương trình máy tính.Điều 22 của Luật SHTT định nghĩa chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn đượcthể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào

một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được

một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thé Định nghĩa này đã được sửa đôi trongLuật sửa đôi, bô sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 (“Luật sửađổi, bô sung Luật SHTT”) như sau: “Chương trinh máy tinh là tập hợp các chỉ dẫn được

23 Đoạn 50(B)2 CDPA

* Đoạn 50B(3) CDPA

?$ Điêu 14.3 Luật SHTT

Trang 20

thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đô hoặc dang khác, khi gan vào một phương tiện,thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máytính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể Chương trìnhmáy tinh được bảo hộ như tác phẩm văn học, du được thé hiện dưới dạng mã nguồn hay

mã máy ”.ˆ® Định nghĩa này bám sát với chức năng của chương trình máy tính trên thực

tế hơn bởi ngoài máy tính, chương trình máy tính còn được cài đặt trên nhiều thiết bịkhác như thiết bị điện tử, thiết bị tự động và rất nhiều loại máy móc khác

Có thé thay định nghĩa về chương trình máy tính theo Luật SHTT tương đồng vớiđịnh nghĩa về chương trình máy tính theo Luật Bản quyền của Hoa Kỳ ở chỗ nó thể hiệnbản chất kép của chương trình máy tính: vừa mang hình thức thé hiện vừa có tính chức

năng Tuy nhiên, định nghĩa của Luật SHTT sẽ gây khó khăn trong việc xác định các

yếu tô được bảo hộ của chương trình máy tính cũng như giải thích các yếu tô day dưới

cả góc độ kỹ thuật và bảo hộ pháp lý Vì quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện củatác phâm mà không bảo hộ ý tưởng hay quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động,khái niệm, nguyên lý, số liệu?” nên nhiều yếu tố của chương trình máy tính có thé sẽthuộc trường hợp không được bảo hộ bởi quyền tác giả Ví dụ, như đã đề cập đến ở trên,

án lệ của Hoa Ky cho thấy các lệnh (commands) không có khả năng được bảo hộ trongkhi định nghĩa về chương trình máy tính của Việt Nam trong cả Luật SHTT và Luật sửađổi, bô sung Luật SHTT định nghĩa một cách phức tạp rằng chương trình máy tính làtập hợp các chỉ dẫn được thé hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạngnào khac.?8 Theo tác giả, chương trình máy tinh chỉ nên được hiểu là các đoạn mã dướidang mã nguồn hoặc mã máy Việc bảo hộ thừa sang các yếu tố thuộc về quy trình, hệthống, phương pháp hoạt động sẽ dẫn đến lạm dụng độc quyền đối với các yêu tô này

và hạn chế sức sáng tạo trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ

Một trong những quyên tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyên tác gia làquyên sao chép tác phẩm được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT?? Thựctiễn giải quyết tranh chấp cho thấy: (1) so với các vụ tranh chấp liên quan đến chươngtrình máy tính trên thé giới, hành vi xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo

hộ chương trình máy tính ở Việt Nam tương đối đơn giản do chỉ sao chép một phần hoặc

toàn bộ mã của chương trình máy tính; và (2) bị đơn thừa nhận hành vi sao chép mã

nguồn chương trình máy tính của nguyên đơn một cách bat hợp phap.*° Trong vụ tranhchấp giữa Công ty TNHH Tin học Dinh Gia và Công ty TNHH P.C.I liên quan đến hai

? Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT

?7 Điều 15.3 của Luật SHTT

?8 Tham khảo thêm vụ việc Navitaire Inc v EasyJet Airline Co Ltd (No.3) [2004] EWHC 1725 (Ch) (30 July 2004)

ở Anh

? Điểm c khoản 1 Điều 20 Luật SHTT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đồi, bổ sung Luật SHTT

30 Trương Thị Tường Vi, “Sự cân thiết hoàn thiện các quy định pháp lý về quyên tác giả đối với chương trình máy

tinh ở việt nam” (2018) Tạp chí Dân chủ & Pháp luật điện tử

Trang 21

chương trình máy tính Lever4 và Lemon3 và vụ tranh chấp giữa Công ty cô phần Phầnmềm Hà Nội và Công ty cô phần Thương Mại Số liên quan đến chương trình máy tinh

Web++ và I-Web, các chương trình máy tính của bị đơn được thừa nhận là sao chép ma

nguồn từ chương trình máy tính của nguyên đơn và đương nhiên không đáp ứng đượcyêu cầu về tính nguyên gốc được quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật SHTT

Pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện chưa có quy định về kỹ thuật dịch ngược

cũng như các trường hợp dịch ngược chương trình máy tính được coi là hợp pháp va

không xâm phạm quyền tác giả Trong khi đó, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Hoa

Kỳ và châu Âu cho thấy hành vi dịch ngược chương trình máy tính được coi là hợp phápnếu đáp ứng điều kiện sử dụng và mục đích sử dụng

4 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ

hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thê

Thứ hai, Luật SHTT hiện hành nên xem xét b6 sung quy định liên quan đến kỹ

thuật dịch ngược chương trình máy tính Theo đó, kỹ thuật dịch ngược không nên bi coi

là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính nếu hành vi đó

là cần thiết dé tiếp cận các thông tin cần thiết nhằm tạo ra một chương trình máy tính

một cách độc lập có khả năng tương tác (interoperability) với các chương trình máy tinh

khác Hanh vi dịch ngược cần đáp ứng các yêu cau về điều kiện sử dụng và mục đích sửdung Cụ thé, điều kiện sử dụng yêu cau: (a) hành vi dịch ngược được thực hiện bởingười sử dụng hợp pháp (người được cấp quyền sử dụng chương trình máy tính thôngqua hop dong li xăng, người có quyền sử dụng bản sao chép của chương trình máy tinhhoặc nhân danh người có quyền đó); (b) thông tin cần thiết dé đạt được khả năng tươngtác chưa có sẵn cho người sử dụng hợp pháp; và (c) hành vi dich ngược chỉ được tiếnhành trên các phần cần thiết cho việc đạt được khả năng tương tác Về quy định liênquan đến mục đích sử dụng, thông tin cần thiết đạt được thông qua dịch ngược phải đảmbảo: (a) không nhằm mục đích nào khác ngoài đạt được khả năng tương tác cho phầnmềm mới được tạo ra một cách độc lập; (b) không được tiết lộ cho người khác, trừ khiviệc tiết lộ là cần thiết dé đạt được kha năng tương tác cho phần mềm mới được tạo ramột cách độc lập; hoặc (c) không được sử dụng cho việc phát triển, sản xuất và tiếp thịchương trình máy tinh có hình thức thể hiện tương tự đáng kể với chương trình được

Trang 22

dịch ngược, hoặc được sử dụng cho các hành vi khác xâm phạm quyên tác giả.!

Thứ ba, Luật SHTT hiện hành nên xem xét b6 sung ngoại lệ quyền tác giả liênquan đến việc người có quyền sử dụng bản sao của một chương trình máy tính có quyềnquan sát, nghiên cứu hoặc kiểm tra hoạt động của chương trình mà không cần có sựđồng ý của chủ sở hữu

Thứ tw, bên cạnh nguyên tắc phân biệt hình thức thé hiện và ý tưởng, hệ thốngpháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nên công nhận thêm thuyết hợp nhất (“mergerdoctrine”) Như đã trình bày ở trên, thuyết phân biệt hình thức thể hiện và ý tưởng cùngthuyết hợp nhất hình thức thé hiện và ý tưởng góp phan quan trọng trong việc xác địnhcác yếu tố được bảo hộ của chương trình máy tính./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ước Berne năm 1886 (sửa đổi năm 1979)

2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

TRIPS

3 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả WCT

4 Luật Bản quyền Hoa Kỳ (Tiêu dé số 17)

5 Đạo luật Bản quyền, Thiết kế và Sáng chế năm 1988

6 Chỉ thị số 91/250/EEC của Cộng đồng châu Âu về bảo hộ pháp lý đối với

chương trình máy tính

7 Chỉ thị số 2009/24/EC của Cộng đồng châu Âu về bảo hộ pháp lý đối với

chương trình máy tính (hiện hành)

8 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019

9 Luật sửa đối, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15

10 Trương Thị Tường Vi, “Sự cẩn thiết hoàn thiện các quy định pháp lý về quyéntác giả đối với chương trình máy tính ở việt nam” (2018) Tap chí Dân chủ & Pháp luật

điện tử

11 Sega Enters Ltd v Accolade, Inc., 977 F.2d 1510 (9th Cir 1992)

12 Computer Associates International, Inc v Altai, Inc., 982 F.2d 693 (2d Cir 1992)

13 Lotus Dev Corp v Borland Int'l - 49 F.3d 807 (1st Cir 1995)

14 Infopag International A/S v Danske Dagblades Forening (C-5/08)

15 Nova Productions Ltd v Mazooma Games Ltd [2007] EWCA Civ 219

16 SAS Institute Inc v World Programming Ltd [2013] EWHC 69 (Ch)

17 Navitaire Inc v EasyJet Airline Co Ltd (No.3) [2004] EWHC 1725 (Ch)

31 Tham khảo Chi thị số 2009/24/EC của Cộng đồng châu Au về bảo hộ pháp lý đối với chương trình máy tính

Trang 23

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ

NGOẠI LỆ QUYEN TÁC GIÁ TRONG BOI CANHHỘI NHAP KINH TE QUOC TE VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

ThS Pham Minh Huyền”Tóm tat: Bồi cảnh hội nhập kinh tễ quốc té và sự phái triển của cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều thách thức trong việc bảo

hộ quyên tác giả (OTG) nói chung cũng như quy định về ngoại lệ của OTG nói riêng déphù hợp với những tiễn bộ của công nghệ thông tin và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữachủ thể sáng tạo và công chúng trong xã hội hiện đại Bài viết phân tích các quy địnhcủa diéu ước quốc tế cũng như đối chiếu, bình luận quy định trong Luật sửa đối, bốsung mot số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 để chứng minh tính khoa học và hop

lý của các quy định về ngoại lệ của OTG

Từ khóa: quyên tác giả, ngoại lệ, cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tếquốc tê.

Nham hài hòa hóa lợi ích của chủ thé QTG và lợi ích cộng đồng trong việc tiếpcận, sử dụng tác phâm, pháp luật về QTG quy định các ngoại lệ của độc quyên hay còngọi là hạn chế của QTG đối với một số hành vi sử dụng, khai thác QTG Cơ sở lý luậncủa các quy định này là học thuyết về cân bang lợi ích giữa chủ sở hữu QTG và côngchúng - “sự cân bằng dựa trên sự đánh đổi một lợi ích trơng đương” Bằng việc chophép công chúng sử dụng tác phâm được bảo hộ mà không cần phải xin phép và trả thùlao cho tác giả, chủ sở hữu QTG, các quy định về ngoại lệ như một “Joi nhắc nhở” vềviệc QTG do xã hội trao cho chủ thé quyền nhăm thu được những “Joi ich” về văn hóa

và khoa học từ những sáng tạo đó Theo đó, các trường hợp ngoại lệ của QTG đã được

quy định trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) nhằm tạo cơ hội cho công chúng

có khả năng sử dụng, khai thác tác phẩm vào mục dich phi thương mại (như nghiên cứukhoa học, giảng dạy ), tạo nên sự cân bằng giữa chính sách thúc đây sáng tạo sản phẩmmới với việc phân phối và sử dụng các thành qua sáng tạo của các chủ thé Bên cạnh đó,các quy định này cũng góp phần bảo đảm một số quyền dân sự cơ bản của con ngườinhư quyền được học tập, nghiên cứu và tiếp cận thông tin Tuy nhiên, thực tiễn áp dụngcác quy định hiện hành, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp4.0 cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam khi tham gia vào nhiều Điềuước quốc tế quan trọng về SHTT đã cho thấy một số vướng mắc, bất cập Chính vì vậy,quy định về ngoại lệ của QTG là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc

” Khoa Pháp luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội

! Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Sở hưu trí tuệ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2021, tr.19.

Trang 24

biệt, nhiều bình luận, góp ý của các nhà lập pháp, các chuyên gia cũng như công chúngtrong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật SHTT bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độc quyềnkhai thác tác phâm của chủ sở hữu, tác động đến các quyền cơ bản của công chúng cũngnhư việc bảo tồn, phát triển và phổ biến văn hóa.

1 Quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia về ngoại lệ quyềntác giả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 với đặc điểm “Internet kết noi vạnvat”, có sự kết hợp giữa hệ thống ảo va thực tế đã và dang tac động mạnh mẽ và toàndiện đến thế giới đương đại Điều này đặt ra yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về QTGnói chung và ngoại lệ của QTG nói riêng cần có những phản ứng kịp thời với sự xuấthiện của các khái niệm mới, với những thay đổi đột phá của thế giới số hóa, tự độnghóa, các công nghệ thông minh và những phương thức truyền tải thông tin nhanh chóng.Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước quốc

tế về bảo hộ QTG nhăm tăng cường việc bảo hộ và thực thi trong môi trường kỹ thuật

số Trong đó phải ké đến Hiệp ước của WIPO về QTG - WCT, Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thai Bình Dương - CPTPP, Hiệp định thương mai tự do giữaViệt Nam và Liên minh châu Âu - EVFTA, những văn bản pháp lý có ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ QTG

1.1 Quy định về ngoại lệ của quyền tác giả theo Hiệp ưóc của WIPO về quyên

tac gia - WCT

Trên cơ sở thừa nhận sự cần thiết phải đưa ra những quy định quốc tế mới, xácđịnh rõ nội dung của các quy định hiện có nhăm đặt ra các giải pháp phù hợp cho cácvấn đề nảy sinh từ sự phát triển mới về kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ, ghi nhậnảnh hưởng sâu rộng của những thành tựu mà công nghệ thông tin và truyền thông tácđộng đến việc sáng tạo và sử dụng tác phẩm cũng như thừa nhận sự cần thiết duy trì cânbăng giữa quyền của chủ sở hữu và lợi ích của công chúng, đặc biệt trong giáo dục,nghiên cứu và tiếp cận thông tin, Hiệp ước của WIPO về QTG (WIPO Copyright Treaty

- WCT) được thông qua ngày 20 tháng 12 năm 1996 và có hiệu lực năm 2000 nhằm duytrì và tăng cường việc bảo hộ QTG một cách hiệu quả và đồng bộ Tính đến ngày

23/09/2022, Hiệp ước có 113 thành viên, Việt Nam ky văn kiện gia nhập vào ngày

17/11/2021 và các quy định của Hiệp ước chính thức có hiệu lực ngày 17/02/2022.

Điều 1.4 WCT và Tuyên bố liên quan đến Điều 1.4 WCT đã đưa ra hướng dẫn

về việc áp dụng quyền sao chép được quy định tại Điều 9 Công ước Berne trong môitrường kỹ thuật số Theo đó, quyền sao chép và các ngoại lệ quy định tại Điều 9 Công

ước Berne sẽ hoàn toàn áp dụng trong môi trường kỹ thuật sô, đặc biệt đôi với việc sử

? https://wipolex.wipo.int/en/treaties/ShowResults?search_what=C&treaty_id=16, truy cập ngày 22/09/2022.

Trang 25

dụng các tác phâm ở dạng kỹ thuật số Điểm này được hiểu là việc lưu giữ một tác phẩmđược bảo hộ dưới dạng kỹ thuật số trong các thiết bị điện tử được coi là việc sao chéptheo nghĩa của Điều 9 Công ước Berne? Bên cạnh đó, Điều 6.2 WCT có quy định:

“Không một quy định nào trong Hiệp ước này ảnh hưởng đến quyên tự do của các Bên

ký kết trong việc xác định các diéu kiện áp dụng có thể lam cạn quyên được quy định taiKhoản 1 sau khi ban hoặc chuyển nhượng quyên sở hữu lan thứ nhất bản gốc hoặc bảnsao của tác phẩm với sự cho phép của tác giả Trong quy định này, thuật ngữ “bản sao”

và “bản gốc và bản sao” chỉ đề cập tới các bản sao đã được định hình và có thé duavào lưu thông như các vật hitu hinh’”’* Dac biệt, Điều 10 WCT có quy định về giới hạn

và ngoại lệ của QTG, làm cơ sở cho các quốc gia thành viên ban hành các quy định phápluật quốc gia Theo đó, các Bên ký kết có thể quy định trong pháp luật nước mình nhữnggiới han và ngoại lệ đối với các quyền dành cho tác giả tác pham văn hoc và nghệ thuậttheo Hiệp ước này (i) trong những trường hợp đặc biệt cụ thê, (ii) không mâu thuẫn vớiviệc khai thác bình thường tác phẩm và (iii) không làm phương hại một cách bất hợp lýđến lợi ích hợp pháp của tác giả Khi áp dụng Công ước Berne, các Bên ký kết phải xácđịnh rõ các giới hạn hoặc ngoại lệ đối với các quyền được quy định trong những trườnghợp đặc biệt cụ thé mà không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phâm vàkhông làm phương hại một cách bat hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả Cụ thé hóaquy định này, Tuyên bố được thông qua liên quan đến Điều 10 WCT đã giải thích cácquy định của Điều 10 cho phép nước thành viên đưa ra và mở rộng một cách hợp lý cácgiới hạn và ngoại lệ trong môi trường kỹ thuật số theo luật pháp nước mình trên cơ sởđược chấp thuận theo quy định của Công ước Berne Tương tự như vậy, các quy địnhnày phải được hiểu là cho phép nước thành viên đặt ra các giới hạn, ngoại lệ mới phùhợp trong môi trường kỹ thuật số Hơn nữa, quy định này cũng được hiểu là Điều 10.2

WCT không thu hẹp cũng không mở rộng phạm vi kha năng áp dụng các giới hạn và ngoại lệ theo quy định của Công ước Berne.

1.2 Quy định về ngoại lệ của quyển tác giả theo Hiệp định Toàn diện và Tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP

Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) là hiệp định thương mai

giữa 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam Hiệp định đã được ký kết ngày 08tháng 03 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lé và chính thức có hiệu lực đối với

3 Cục Bản quyền tác giả, Hiệp ước về QTG và Hiệp ước về cuộc biéu diễn và bản ghi âm, Hà Nội, 2016, tr.6.

* Cục Bản quyên tác giả, Hiệp ước ve QTG và Hiệp ước vệ cuộc biêu diện và bản ghi âm, Hà Nội, 2016, tr.8.

> Cục Bản quyên tác giả, Hiệp ước về QTG và Hiệp ước về cuộc biêu diễn và bản ghi âm, Hà Nội, 2016, tr.10.

Trang 26

Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 CPTPP được ký kết là sự khang định mốiquan hệ chặt chẽ giữa bảo hộ quyền SHTT và hoạt động thương mại toàn cầu, mở ra cơhội cho Việt Nam trong việc tiếp cận những chuẩn mực cao hơn, toàn điện hơn về bảo

hộ quyền SHTT nhưng cũng đặt ra khá nhiều thách thức trong việc hoàn thiện pháp luật

và thực thi trên thực tế

Quy định về ngoại lệ của QTG được đề cập tại Điều 18.65 và 18.66 của Hiệp định

Cu thé là Điều 18.65 quy định mỗi Bên phải xác định các giới hạn hoặc ngoại lệ đối vớicác quyền độc quyền trong những trường hợp đặc biệt cụ thé mà không mâu thuẫn vớiviệc khai thác bình thường tác pham va không gây phương hại một cách bat hợp lý đếnlợi ích hợp pháp của chủ thể quyền Điều nay không thu hẹp cũng không mở rộng phạm

vi áp dụng các giới hạn và ngoại lệ được phép của Hiệp định TRIPS, Công ước Berne,

Hiệp ước WCT Đáng chú ý, Điều 18.66 đề cập đến vấn đề cân bằng trong hệ thốngQTG, theo đó, mỗi Bên phải nỗ lực dé đạt được sự cân bằng thích hợp trong hệ thốngQTG của mình, kế cả bằng cách giới hạn hoặc ngoại lệ phù hợp với Điều 18.65, baogồm cả những giới hạn và ngoại lệ trong môi trường số, xem xét cân trọng các mục đíchhợp pháp chang hạn như: phê bình; bình luận; đưa tin; giảng dạy, học tập, nghiên cứu,

và các mục đích tương tự khác; và tạo điều kiện tiếp cận với tác phẩm được công bố chongười mù, người khiếm thị, hay người có các khuyết tật khác không thể đọc được tàiliệu in Điều này được giải thích cụ thé thêm là như được ghi nhận trong Hiệp ướcMarrakesh về tạo điều kiện tiếp cận tác phẩm đã xuất bản cho người mù, người khiếm

thị và người không đọc được tải liệu in, thông qua ngày 27/6/2013 tai Marrakesh Cac

bên thừa nhận rằng một số bên tạo thuận lợi cho các tác phẩm dưới các dạng thức có thétiếp cận được cho những đối tượng thu hưởng ngoài các yêu cầu của Hiệp ước Marakesh.Hiệp định cũng ghi nhận việc sử dụng có yêu tố thương mại, trong những trường hợpthích hop, có thé được coi là mục đích hợp pháp theo quy định của Điều 18.65 về giới

5 Xem tai: http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=9040e56c-c3f5-4592-9fe7-baa47f75a7c0, truy

cập ngày 22/10/2022.

7 Chương 18 - Văn kiện Hiệp định CPTPP, xem tại:

http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721-88e5 1bd099e6/userfiles/files/18_%20Intellectual%20Property.pdf, truy cập ngày 20/10/2022.

8 Việt Nam— EU (EVFTA), xem tại: https://trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam eu-evfta/1, truy cập ngày

20/10/2022.

Trang 27

khoa học và công nghệ Điều 12.14 của Hiệp định ghi nhận mỗi Bên có thể quy định cácgiới hạn và ngoại lệ đối với các quyền quy định tại các Điều từ 12.6 (Tác giả) đến 12.10(Phát sóng và truyền đạt tới công chúng) chỉ trong những trường hợp đặc biệt nhất định

mà không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường của các đối tượng bảo hộ và khônggây phương hại bat hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quyên, phù hợp với các điềuước quốc tế mà họ là thành viên Mỗi Bên phải quy định răng các hành vi sao chép nêutại các Điều từ 12.6 đến 12.10, nếu tạm thời hoặc ngẫu nhiên và là một phan thiết yếukhông thể tách rời của một quy trình công nghệ và mục đích duy nhất là để cho phép:(a) việc truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua một trung gian;hoặc (b) việc sử dụng hợp pháp đối với tác phâm hoặc đối tượng được bảo hộ khác vàhành vi đó không có mục đích kinh tế độc lập, phải được miễn trừ quyền sao chép quyđịnh tại các Điều từ 12.6 đến 12.102

2 Một số điểm mới trong quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyêntác giả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tẾ và cách mạng công nghiệp 4.0

Đề đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặcđang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục dé tham gia, khắc phục những tồn tại, bấtcập đặt ra trong quá trình thi hành Luật SHTT, Luật sửa đôi, bổ sung một số điều củaLuật SHTT (sau đây gọi tắt là Luật sửa đôi năm 2022) được thông qua ngày 16/06/2022

và các nội dung liên quan đến ngoại lệ của QTG sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày01/01/2023 Quy định tại Điều 25, Điều 25a và Điều 20 Luật sửa đổi năm 2022 là sự cụthê hóa chính sách đảm bảo mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền SHTT;bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộSHTT trong quá trình hội nhập!? Ngoại lệ của quyên tác giả chỉ áp dụng đối với tácphâm đã công bó, chủ thể sử dụng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứcủa tác phẩm và việc sử dụng tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác bìnhthường tác pham và không gây thiệt hại một cách bat hợp lý đến lợi ích hợp pháp củatác giả, chủ sở hữu QTG So với quy định của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, b6 sungnăm 2009 va năm 2019, các quy định về ngoại lệ của QTG có sự thay đổi về tên gọi, kếtcầu và phạm vi các trường hợp được áp dụng ngoại lệ, đáng chú ý là các nội dung sau:2.1 Về tên gọi của Điều 25 Luật SHTT

Luật SHTT hiện hành quy định về ngoại lệ của QTG dưới tên gọi là “Các rườnghợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút,thù lao ” Tên gọi này xác định điều kiện đầu tiên để được áp dụng ngoại lệ là tác phẩm

? Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, xem tại:

https://trungtamwto.vn/file/19694/loi-van-hiep-dinh-evfta.pdf, truy cập ngày 20/10/2022.

!9 Phạm Thị Kim Oanh Chuyên đề: “Giới thiệu Hiệp ước WCT, WPPT và các quy định về OTG, QLQ trong Luật

sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật SHTT 2022”, Hội thảo phô bién Luật sửa đối, bỗ sung một số điều của Luật

SHTT 2022, Hiệp ước WCT, WPPT, Hà Nội, 2022.

Trang 28

được sử dụng phải đã được công bố và diễn giải một cách rõ ràng, dễ hiểu về việc Điều

25 Luật SHTT quy định các trường hợp mà tô chức, cá nhân được sử dụng tác phẩm màkhông phải thực hiện cả hai nghĩa vụ với chủ sở hữu QTG là xin phép và trả tiền nhuậnbút, thù lao Tuy nhiên, để phản ánh đúng bản chất nội dung của quy định cũng như thêhiện được nguyên tắc pháp lý theo Điều 9.2 Công ước Berne!!, Điều 13 Hiệp địnhTRIPS!” cũng như các điều ước quốc tế khác về QTG mà Việt Nam là thành viên, Luậtsửa đôi năm 2022 đã sửa tên Điều 25 Luật SHTT thành “Các rường hợp ngoại lệkhông xâm phạm quyên tác giả” Điều này là hợp ly vì theo từ điển Anh-Anh OxfordAdvanced Learner’s Dictionary, “ngoai lệ” được hiểu là một điều không tuân theo quyđịnh!3 Theo Từ điển Tiếng Việt, ngoại lệ là “cái nam ngoài cái chung cdi được quyđịnh ”!“ Nhu vậy, theo quy định chung, các tô chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm trongthời hạn bảo hộ QTG mà không xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu

QTG bị coi là có hành vi xâm phạm QTG Tuy nhiên pháp luật có quy định các trường

hợp nằm ngoài, không tuân theo cái chung đó, tức là sử dụng tác pham mà không xinphép và không trả tiền bản quyền nhưng không bị coi là có hành vi xâm phạm Đó chính

là quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, xác định những trường hợp nàocác độc quyền của chủ sở hữu QTG bị thu hẹp, hạn chế và chủ sở hữu phải chấp nhậnđiều này

2.2 Quy định về ngoại lệ của quyên sao chép tác phẩm

Quyền sao chép tác phẩm - một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ

sở hữu QTG - trong Luật sửa đôi năm 2022 được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 20

là “sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phan tác phẩm bang bất kỳphương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Diéu nay”.Quy định này làm rõ nội dung của quyền sao chép tác pham, phù hợp với Điều 12.6Hiệp định EVFTA: “Mỗi Bên phải cho phép tác giả có độc quyên cho phép hoặc camviệc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bat kỳ phương tiện hay hình thức nào mộtphan hoặc toàn bộ tác phẩm của minh” Tuy nhiên, độc quyền sao chép tác phâm bị hạnchế trong hai trường hợp: Một là “sao chép tác phẩm chi để thực hiện các quyên kháctheo quy định của Luật này ” dé tránh việc chồng lân giữa các quyền và Hai là “sao chéptạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để

!! Điều 9 - Công ước Berne: Right of Reproduction: 2 Possible exceptions: “It shall be a matter for legislation in

the countries of the Union to permit the reproduction of such works in certain special cases, provided that such reproduction does not conflict with a normal exploitation of the work and does not unreasonably prejudice the legitimate interests of the author”.

!2 Điều 13 - Hiệp định TRIPs: Limitations and Exceptions: “Members shall confine limitations or exceptions to

exclusive rights to certain special cases which do not conflict with a normal exploitation of the work and do not unreasonably prejudice the legitimate interests of the right holder”.

'3 AS Hornby, Oxford Advanced Learner’s Dictionary (7 edition), Oxford University Press, 2005, “exception

means a thing that does not follow a rule’’, page 527.

'4 Viên ngôn ngữ hoc, Tir điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nang — Trung tâm từ điển học, 1997, tr.661.

Trang 29

truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sửdụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xoá

bỏ, không có khả năng phục hồi lại”, phù hợp với quy định của Luật Công nghệ thôngtin 2006 Theo đó, Điều 69 Luật Công nghệ thông tin quy định về bảo vệ quyền SHTTtrong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật về SHTT

và các quy định sau đây:

“1 TỔ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên môi trường mạng có quyển tao rabản sao tạm thời một tác phẩm được bảo hộ do yêu cẩu kỹ thuật của hoạt động truyềndua thông tin và bản sao tạm thời được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiệnviệc truyền đưa thông tin;

2 Người sử dụng hợp pháp phan mém được bảo hộ có quyên sao chép phan mém

đó để lưu trữ dự phòng và thay thé phan mém bị phá hỏng mà không phải xin phép,không phải trả tiền bản quyên ”

Quyền làm bản sao tạm thời trong quá trình sử dụng tác phâm cũng được quy địnhtại Điều 35-2 Luật Bản quyền Hàn Quốc, theo đó, khi một người sử dụng tác phẩm trênmáy tính, họ có thé sao chép tạm thời tác phẩm đó trong máy tính đó ở mức độ đượccho là cân thiết cho việc xử lý thông tin hiệu quả và trơn tru với điều kiện việc sử dụngtác phẩm không xâm phạm QTG"

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi năm 2022 đã mở rộng ngoại lệ của quyền sao chép tácphẩm cho mục đích học tập của cá nhân, không nhăm mục đích thương mại nhăm thêchế hóa quy định tại Điều 41 Hiến pháp 2013 cho phép mọi người có quyền hưởng thụ

và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sông văn hóa, sử dụng các cơ sở vănhóa cũng như phù hợp với Điều 18.66 CPTPP Cụ thể là quy định mới cho phép tự saochép một bản dé nghiên cứu khoa học, hoc tập cua cá nhân va không nhăm mục đíchthương mại trong trường hợp không sao chép băng thiết bị sao chép Trong đó, học tậpđược hiểu là quá trình “thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng được truyền giảng hoặc

từ sách vở”15 Như vậy, theo quy định này, học sinh, sinh viên có thé tự sao chép mộtbản giáo trình, tài liệu nhằm mục đích học tập bằng việc tự đánh máy lại, chép tay màkhông sử dụng các thiết bị sao chép như máy photocopy, máy scan, máy chụp ảnh, máy

ghi âm Quy định nay là phù hợp bởi theo quy định của Luật SHTT năm 2005, ngoại lệ

của quyền sao chép chỉ áp dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học mà không áp dụngcho mục đích học tập, tuy nhiên, trên thực tế việc phân định rạch ròi giữa nghiên cứu

l5 Điều 35-2 Luật Bản quyền Hàn Quốc: “Where a person uses works, etc on a computer, he or she may

temporarily reproduce such works, etc in that computer to the extent deemed necessary for the purpose of smooth and efficient information processing: Provided that this shall not apply where the use of such works, etc infringes

on copyright”, xem tại: https://elaw.klri-re.kr/eng_service/lawView.do?hseq=42726&lang=ENG, truy cập ngày 24/10/2022.

'6 Bộ giáo dục va dao tạo — Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Dai từ điển Tiếng Việt, Nxb Van hóa —

Thông tin, HCM (1999), tr.828.

Trang 30

khoa học và học tập của học sinh, sinh viên không phải dễ dàng vì những người học này

có thể kết hợp vừa học tập để thu nhận kiến thức, trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứukhoa học hoặc nghiên cứu dé phục vu cho việc học tập Đối với trường hợp sao chépbăng thiết bị sao chép, pháp luật cho phép các cá nhân được sao chép hợp lý một phầntác phâm để nghiên cứu khoa học, học tập và không nhằm mục đích thương mại Tuynhiên, việc xác định như thế nào là sao chép hợp lý cần được giải thích trong các vănbản dưới luật để thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật

Ngoài ra, Luật sửa đôi năm 2022 còn bé sung trường hợp ngoại lệ áp dụng đối vớiviệc sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hìnhthức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biéu, bài nói khác được trình

bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường

hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyên Quy định này được xây dựng trên cơ sở tham khảoLuật mẫu của WIPO về QTG, cụ thể là mục 7(vi) cho phép việc sao chép trên báo chíhoặc truyền đạt đến công chúng không cần sự cho phép của tác giả về: (a) bất kỳ bàiphát biểu chính trị nào hoặc bài phát biểu được đưa ra trong quá trình tô tụng pháp lý,hoặc (b) bất kỳ bài giảng, diễn văn, bài thuyết giáo hoặc các tác phâm khác có cùng bảnchất được truyền tải đến công chúng, với điều kiện là việc sử dụng dành riêng cho mụcđích cung cấp thông tin hiện tại, tác giả giữ lại quyền công bố một tuyên tập các tácpham do!”

Đáng lưu ý, việc sao chép trong các trường hop trên không áp dụng đối với tácphâm kiến trúc, tác phâm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyêncác tác pham!* Như vậy, tự sao chép một bản các tác phâm này nhằm bat cứ mục đích

gi thì luôn phải xin phép, phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu QTG Pháp luậtquy định như vậy có lẽ xuất phát từ đặc trưng của các loại hình tác phẩm nay và việcsao chép có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác của chủ sở hữu QTG Ví dụđối với chương trình máy tính, chủ sở hữu phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ để sángtạo trong khi việc sao chép diễn ra vô cùng nhanh chóng, đơn giản với chất lượng ngangbang bản gốc Do đó, nêu mỗi cá nhân có quyên tự do sao chép chương trình máy tính -đối tượng dé lưu trữ và phát tán - sẽ khiến cho chủ sở hữu bị hạn chế cơ hội tiếp cận thịtrường, không thu được lợi ích vật chất bù đắp chi phí sáng tạo cũng như không có độnglực nghiên cứu dẫn đến kìm hãm sự phát triển của công nghệ thông tin

2.3 Quy định về ngoại lệ đỗi với các trường hợp sử dụng tác phẩm

Luật sửa đổi năm 2022 đã kết cấu lại và b6 sung thêm một số trường hợp sử dụngtác phâm không bị coi là xâm phạm QTG như sau:

Kí Tunis Model Law on copyright for developing countries, xem tai:

https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_812.pdf, page 12.

!8 Khoản 3 Điêu 25 Luật sửa đôi năm 2022.

Trang 31

- Thứ nhất là trường hợp sử dụng hợp lý tác phâm để minh họa trong bài giảng, ấnphẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đíchgiảng dạy Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộvới điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật dé bảo đảm chỉ người học và người daytrong buổi học đó có thé tiếp cận các tác pham này Điều này phù hợp với quy định tạiĐiều 18.66 CPTPP cũng như trên cơ sở tham khảo Luật mẫu của WIPO về QTG, theo

đó cho phép việc sử dung tác phẩm dé minh hoa trong các ấn phâm, chương trình phatsóng, bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích giảng dạy với mức độ hợp lý hoặc việc truyềnđạt chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy sử dụng trong các trường học, cơ

Sở giáo dục, trường đại học va cơ sở dao tạo chuyên nghiệp với điều kiện việc sử dụngnhư vậy tuân theo thông lệ công bằng và phải nêu nguồn gốc của chương trình phátsóng, bản ghi và tên tác giả!” Với tính chất là hoạt động truyền dat tri thức, góp phanquan trọng vào việc nâng cao trình độ nhận thức của xã hội, phát triển khoa học, kỹ thuậtcủa quốc gia, việc quy định ngoại lệ cho mục đích giảng dạy của cá nhân là cần thiết.Mặc dù đều gắn liền với hoạt động giáo dục, tuy nhiên hoạt động giảng dạy có nhữngđặc thù nhất định khác biệt với hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học về chủ thé thựchiện, tính chất, cách thức thực hiện hành vi sử dụng nên cần được tách thành quy địnhriêng Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp phục vụ mục đích giảng dạy về cơ bảnđược hiểu là sử dụng hợp lý đủ dé thực hiện việc hỗ trợ, minh họa cho hoạt động giảngdạy và chủ thé thực hiện hoạt động không nhằm hướng tới việc thu được lợi nhuận ví

dụ như thông qua việc thu học phí cao.

- Thứ hai là sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước

Việc sử dụng này chỉ trong phạm vi nội bộ, phục vụ hoạt động chuyên môn theo chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước Quy định này là cần thiết xuất phát

từ thực tiễn của hoạt động công vụ như thanh tra, kiểm tra, xét xử, dé đáp ứng yêu cầuquản lý nhà nước Hơn nữa, pháp luật của một số quốc gia cũng có quy định tương tự

về vấn đề này như Điều 24.7 Luật Bản quyền của Trung Quốc năm 202029, Điều 23 LuậtBản quyền Hàn Quéc?!, Điều 42 Luật Bản quyền Nhật Bản”?

tý Tunis Model Law on copyright for developing countries, xem tại:

https://www wipo int/edocs/pubdocs/en/wipo _pub_ 812.pd£ page 11.

0 Luật Ban quyền Trung Quốc năm 2020, xem tai:

https://vi.chinajusticeobserver.com/law/x/copyright-law-of-china-20201111, tam dich: sử dụng tac pham đã xuất ban của co quan Nhà nước trong phạm vi hợp ly nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính thức của cơ quan nhà nước.

?! Luật Bản quyền Hàn Quốc, xem tại: https://elaw.klri.re.kr/eng_service/lawView.do?hseq=42726&lang=ENG, tạm dịch: Được phép sao chép tác phẩm nếu và trong phạm vi được cho là cần thiết cho mục đích tố tụng tư pháp

và sử dụng nội bộ trong các cơ quan lập pháp hoặc hành chính với điều kiện việc sao chép đó không làm phương

hại đến lợi ích của chủ sở hữu một cách bắt hợp lý, quyền tài sản của tác giả dựa trên bản chất của tác phẩm cũng

như số lượng bản sao và bản chất của việc sao chép.

22 Luật Bản quyền Nhật Ban, xem tại: https://www.cric.or.jp/english/clj/cl2.html, tạm dich: Có thé sao chép trong phạm vi cần thiết được công nhận nếu tác pham được cho là cần thiết cho thủ tục tòa án hoặc cần thiết như là tư liệu nội bộ phục vụ mục đích lập pháp hoặc hành chính Tuy nhiên, không áp dụng khoản này đối với trường hợp

Trang 32

- Thứ ba là sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đíchthương mai, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện dé bảo quản, với điềukiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cậntheo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phan tác phẩmbăng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyềntác phâm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, vớiđiều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản saocủa tác phẩm do các thư viện nói trên nam giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyềncho phép và không áp dụng trong trường hợp tác pham đã được cung cấp trên thị trườngdưới dạng kỹ thuật số Quy định sửa đổi này là cần thiết trong bối cảnh nhu cầu học tập,tiếp cận thông tin dưới dạng kỹ thuật số ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển củaviệc học tập từ xa, học trực tuyến trên nền tảng mạng thông tin điện tử Ngoại lệ nàyđược xây dựng dé phù hợp với pháp luật liên quan như Luật Lưu trữ, Luật Thư việncũng như khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động nghiệp vụ của thư viện,đảm bảo quyền được học tập, tiếp cận tri thức của cá nhân Bên cạnh đó, quy định nàyphù hợp với xu thế chung trong pháp luật một số quốc gia như Điều 31 Luật Bản quyềnHàn Quốc”, Điều 31 Luật Bản quyền Nhật Bản”!.

2.4 Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyên tác giả dành cho người khuyết

tật

Nhăm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật trong việc tiếp cận thông tin, trithức, giảm thiểu tối đa những thiệt thoi và nâng cao đời sống vật chat, tinh thần cho cácchủ thể đặc biệt khi tự bản thân họ trong nhiều trường hợp không thể tự khai thác, sửdụng tác phâm dé phục vụ cho nhu cau học tập, nghiên cứu, Luật sửa d6i năm 2022 dànhriêng Điều 25a quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm QTG dành chongười khuyết tật Theo đó, “ngwoi khuyết tật, người nuôi dưỡng, chăm sóc cho ngườikhuyết tật được quyên sao chép, biếu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao

để tiếp cận của tác phẩm khi có quyên tiếp cận hợp pháp với bản gốc hoặc bản sao tácphẩm Bản sao dưới định dạng dé tiếp cận là bản sao của tác phẩm được thể hiện bằngmột phương thức hay định dạng khác dành cho người khuyết tật Bản sao dưới địnhdang dé tiép cận chi được sứ dụng cho mục đích cả nhân của người khuyết tật và có thể

có những điều chỉnh kỹ thuật phù hợp, cân thiết để người khuyết tật có thé tiếp cận tácphẩm ” Bên cạnh đó, pháp luật còn mở rộng ngoại lệ áp dụng đối với các tổ chức đápứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyên sao chép, phân phối, biểu diễn,

gây phương hại vô lý đến lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả khi đối chiếu với loại hình, mục đích khai thác tác phẩm cũng như số lượng và cách thức sao chép.

23 Luật Bản quyền Hàn Quốc, xem tai: https://elaw.klri.re.kr/eng_service/law View.do?hseq=42726&lang=ENG,

truy cap ngay 22/10/2022.

2 Luật Bản quyền Nhật Bản, xem tại: https://www.cric.or.jp/english/clj/cl2.html, truy cập ngày 22/10/2022.

Trang 33

truyền đạt tác phẩm dưới định dang bản sao dễ tiếp cận của tác pham khi có quyền tiếpcận hợp pháp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.Ngoài ra, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phốihoặc truyền đạt bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới tô chức tương ứngtheo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu QTG Thêm vào đó, t6 chức đáp ứngđiều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phối hoặc truyền đạt bản sao dướiđịnh dang dé tiếp cận của tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này tới người khuyết tật

ở nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu QTG với điều kiện trướckhi phân phối hoặc truyền đạt, tô chức này không biết hoặc không có cơ sở dé biết bansao dưới định dạng dễ tiếp cận này sẽ được sử dụng cho bat cứ đối tượng nào khác ngoaingười khuyết tật Hơn nữa, người khuyết tật hoặc người nuôi đưỡng, chăm sóc cho ngườikhuyết tật hoặc tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền nhậpkhâu bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phâm từ tô chức tương ứng theo quyđịnh tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vì lợiích của người khuyết tật mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu QTG

Quy định tại Điều 25a là một quy định có ý nghĩa quan trọng đối với những ngườikhuyết tật, thé hiện sự cân bằng hợp lý giữa bảo vệ QTG và bảo vệ lợi ích chung củangười khuyết tật không có khả năng tiếp cận tác phâm đề học tập, nghiên cứu theo cáchthông thường Đồng thời, quy định cũng mở ra cơ hội bao đảm cho những người khuyếttật tai Việt Nam có thé thực hiện được quyền bình đăng, phát huy được tiềm năng củamình, chủ động tiếp cận các hoạt động giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa,vươn lên hòa nhập với cộng đồng một cách tốt nhất Điều này là phù hợp với các quyđịnh trong Công ước về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốcthông qua ngày 13/3/2007 cũng như quy định tại Điều 4 về giới hạn và ngoại lệ trongluật quốc gia đối với bản sao có thể truy cập trong Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiệncho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khảnăng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bồ có hiệu lực năm 2016 mà Việt Nam đangcân nhắc phê chuẩn

2.5 Quy định về ngoại lệ không xâm phạm quyên tác giả trong các trường hop

khác

- Thứ nhất, liên quan đến việc trích dẫn tác phẩm, Luật sửa đôi năm 2022 gộp nộidung các quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT hiện hành và sửađối, bô sung thành điểm đ Khoản 1 Điều 25 trong Luật sửa đổi năm 2022 Theo đó, phápluật cho phép “trich dan hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả dé bình luận, giớithiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; dé viết báo, sử dung trong ấn phẩm định

Trang 34

kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu ” Quy định mới có bỗ sung thêm cụm từ

“giới thiệu ” dé đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra

- Thứ hai, liên quan đến ngoại lệ đối với độc quyền biéu diễn tác phẩm trước côngchúng, Luật sửa đôi năm 2022 cho phép “biểu dién tác phẩm sân khẩu, âm nhạc, múa

và các loại hình biếu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt độngtuyên truyền cô động không nhằm mục dich thương mại” Như vay, so với pháp luậthiện hành, Luật sửa đổi năm 2022 đã bổ sung thêm tác phẩm âm nhạc, tác phâm múamột cách cụ thé dé phù hợp với các hình thức biểu diễn nghệ thuật và đặc trưng của hoạtđộng biểu diễn tác phẩm Bên cạnh đó, Luật sửa đôi cũng thay cụm từ "không thu tiềndưới bat kỳ hình thức nào" bằng cụm từ "không nhằm mục đích thương mại" đề thongnhất với các điểm khác tại khoản 1 Điều này

- Thứ ba, Luật sửa đổi năm 2022 bổ sung thêm cụm từ “không nhằm mục dichthương mai” đối với hai trường hợp ngoại lệ là (i) chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹthuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằmgiới thiệu hình anh của tác phẩm đó và (ii) nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác

dé sử dụng cá nhân dé tương ứng với các quy định khác của Khoản I Điều này

- Thứ tư, Luật sửa đổi năm 2022 bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ không xâmphạm QTG khi chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tinthời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thay trong sự kiện đó Day

là quy định cần thiết để đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công chúng cũngnhư tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị báo đài, truyền thông trong quá trình hoạtđộng thực tiễn nhằm truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến công

chúng.

Nhìn chung, các quy định trong Luật sửa đổi năm 2022 đã khắc phục được nhiềuvan đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như đápứng các yêu cầu đặt ra trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dựđịnh tham gia trong tương lai gần Điều này thê hiện sự tích cực, chủ động của Việt Namtrong việc hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG Tuy nhiên, để các quyđịnh có thé được nhận thức và áp dụng một cách chính xác và thống nhất trong thực tếvẫn cần có những quy định hướng dẫn chỉ tiết, cụ thể từ các cơ quan nhà nước có thâmquyên trong thời gian sớm nhất dé các quy định có tính khả thi ngay khi chính thức có

hiệu lực vào ngày 01/01/2023./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886

2 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007

Trang 35

3 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định

TRIPs) năm 1994.

4 Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện tiếp cận tác phẩm đã xuất bản cho người

mù, người khiếm thị và người không đọc được tài liệu in năm 2016

5 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả - WCT năm 1996

6 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP năm2018.

7 Hiệp định thương mai tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EVFTA

năm 2019.

§ Luật Bản quyền Nhật Bản, xem tại:

https://www.cric.or.jp/english/clj/cl2.html, truy cập ngày 22/10/2022.

9 Luật Bản quyền Hàn Quốc, xem tại:

https://elaw.klri.re.kr/eng_service/lawView.do?hseq=42726&lang=ENG, truy cập ngày 24/10/2022.

10 Luật Bản quyền Trung Quốc 2020, xem tại:

https://vi.chinaJusticeobserver.com/law/x/copyright-law-of-china-20201 111, truy cập ngày 24/10/2022.

11 Luật mẫu của WIPO về quyền tác giả, xem tai:

https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_812.pdf, truy cập ngày 22/10/2022.

12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

13 Luật Công nghệ thông tin 2006.

14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019)

15 Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật SHTT năm 2022

16 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật SHTT năm 2005 và Luật sửa đối, bố sung một số điều của Luật SHTT năm 2009

về QTG, quyền liên quan

17 Cục Bản QTG, Hiệp ước về QTG và Hiệp ước về cuộc biéu diễn và ban ghi

âm, Ha Nội, 2016.

18 Viện ngôn ngữ hoc, Tir điển Tiếng Việt, Nxb Da Nang - Trung tâm từ điển

học, 1997.

19 Bộ giáo dục và đào tạo - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Pai tir

điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, HCM (1999)

20 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2021.

21 AS Hornby, Oxford Advanced Learner’s Dictionary (7° edition), Oxford

Trang 36

WCT, WPPT, Hà Nội, 2022.

Trang 37

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM VE

DOI TƯỢNG VA NOI DUNG BẢO HO QUYEN TÁC GIÁ TRONG BOI CANHHOI NHAP KINH TE QUOC TE VA CACH MANG CONG NGHIEP 4.0

TS Vương Thanh Thuý”

Tóm tắt: Luật sửa đổi, bồ sung mot số diéu của Luật Sở hữu tri tuệ vừa được Quốc

hội khoá XV thông qua vào ngày 16 thang 6 năm 2022 va sẽ có hiệu lực từ ngày 01

tháng 01 năm 2023 (Sau đây gọi tat là “Luật Sở hữu trí tuệ sửa doi năm 2022”) Theo

đó, những quy định về đối tượng và nội dung bảo hộ quyên tác giả đã được sửa đổi, bổsung tương đối, thé hiện sự tương thích với thực tiễn đổi mới, hội nhập kinh té quốc tếtrong thời ki cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 Tuy nhiên, những van dé sửa đổi, bổsung này cũng rất cân có những hướng dan chỉ tiết, cu thể làm căn cứ thực hiện Đồngthời, vẫn còn tôn tại một số vấn dé chưa thực sự đã sửa đổi, bổ sung mặc du trên thực

tế đã và đang phát sinh những trường hợp có liên quan và chưa được thực sự giải quyếthiệu quả Đối tượng và nội dung bảo hộ quyên tác giả là một trong những vấn dé đãđược sửa đổi, bồ sung Những thay đổi này xuất phát từ thực tiễn bất cập khi áp dụngcác quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 vànăm 2019 (sau đây gọi tắt là “Luật Sở hữu trí tuệ”)

Từ khoa: tác phâm, quyên nhân thân, quyên tài sản, Luật sở hữu trí tuệ sửa doi.

Quy định về đối tượng và nội dung bảo hộ quyên tác giả là những van dé gắn liềnvới nhiều hoạt động của đời sống xã hội, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến các giaodịch liên quan đến quyền tác giả Do đó, khi những quy định này chưa thực sự hợp lý

và chưa phản ánh đúng hơi thở của thực tế, sẽ gây ra ách tắc, thậm chí là cản trở sự pháttriển hợp lí của van dé bảo hộ quyền tác giả Chính vì vậy, việc sửa đôi, bố sung các quyđịnh này cần xem xét cụ thể về thực trạng, các van dé phat sinh, thuc tế sửa đôi, điểmmạnh khi đã sửa đôi và những yếu tố tiếp tục cần hoàn thiện dé phục vụ nhu cầu của xã

hội.

1 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền tác giả baogồm: “tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học” Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật

Sở hữu trí tuệ, “quyên tác gid là quyên của tô chức, cá nhân đối với tác phẩm do minhsang tạo ra hoặc sở hữu Theo đó, đối tượng bảo hộ quyền tác giả chính là các tácphẩm

Khoa Pháp luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 38

Khoản 7, Điều 4 - Giải thích từ ngữ xác định: “ác phẩm là sản phẩm sáng tạotrong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hayhình thức nào ” Các loại hình tác pham được bảo hộ quyền tác giả được liệt kê tại Điều

14 của Luật Sở hữu trí tuệ Bên cạnh phương thức liệt kê, tác phẩm có thé được phânloại theo các tiêu chí khác nhau Căn cứ theo loại hình sáng tác, tác pham được phânthành tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học Căn cứ theo sự sángtạo, tác phẩm được chia thành tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh Mỗi loại tác phẩmkhác nhau có những đặc điểm khác nhau, nhưng về cơ bản, dé trở thành đối tượng bảo

hộ quyền tác giả, tác phẩm cần đảm bảo các yếu tố: là sáng tác nguyên gốc, thuộc một

trong ba lĩnh vực: văn học, khoa học, nghệ thuật, không vi phạm pháp luật, không trai đạo đức xã hội.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã có những quy định thay đổi đối với tácphẩm phái sinh và tác phẩm đã công bó Theo đó, tác phẩm phái sinh đã từng được quyđịnh trong Luật Sở hữu trí tuệ là: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữnày sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chủ giải,tuyển chọn” (Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) Đến nay, quy định này được sửa đổithành: “Tac phẩm phái sinh là tác phẩm duoc sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tácphẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biênsoạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác” (điểm aKhoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đôi)

Trước đây, khi còn giữ nguyên quy định cũ, trên thực tế đã phát sinh khá nhiềubất cập liên quan đến tác phâm phái sinh mà pháp luật khó có thê áp dụng để giải quyếttriệt dé Cụ thé là: chưa có khái niệm về tác phẩm phái sinh, quy định chỉ dừng lại ở việcliệt kê các tác phẩm nào là tác phẩm phái sinh, do đó, có những thé loại không thuộcdanh sách liệt kê (nhưng có mối liên quan chặt chẽ, không thé tách rời với tác phâm gốc)thì khó khăn dé gọi tên đó có phải là tác phâm phái sinh hay không Vi dụ như vụ việctranh chấp về tác phẩm kịch “Ngưỡng đời” và câu chuyện truyền thanh “Lời sám hốimuộn màng” Trong đó, câu chuyện truyền thanh chỉ đơn giản là sự giản lược cho phùhợp với hoạt động phát thanh Còn toàn bộ nội dung, cốt truyện được giữ y nguyên từtác phẩm kịch Tuy nhiên, khi xem xét việc giản lược, rút ngắn, cô đọng nội dung tácphẩm thi rất khó có thé đưa vào bat kì thé loại tác phẩm phái sinh nào được liệt kê taiKhoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Một vi dụ khác cũng thường được đưa ra dé xemxét về những bắt cập trong các quy định trước đây, đó là việc viết lời vào tác phẩm âmnhạc không lời có được xác định là tác phâm phái sinh hay đó đơn thuần chỉ là việc xâmphạm sự toàn vẹn của tác phâm Tuy kết luận của vụ việc liên quan xác định đây là tácpham phái sinh, nhưng nếu đối chiếu chính xác với các loại tác phâm phái sinh được liệt

kê thì cũng hoàn toàn không dé dang có thé gọi tên thuộc thé loại nao

Trang 39

Quy định mới về tác phẩm phái sinh đã đưa ra được khái niệm thê hiện bản chấtcủa tác phâm phái sinh, đồng thời mở rộng sự liệt kê Điểm sáng có thể nhìn thấy rõràng là ban chất của tác phâm phái sinh được làm rõ, đó là “tac phẩm được sáng taotrên cơ sở một hoặc nhiễu tác phẩm đã có” Điều này có thê hiểu: nếu tác phâm đượcsáng tác lần đầu tiên, chưa từng có, sẽ không được xếp vào nhóm tác phẩm phái sinh.Ngoài ra, dù trên cơ sở tác phẩm đã có, tác phẩm phái sinh vẫn phải đảm bảo yếu tố

“sáng tạo”, nói cách khác, vẫn phải thê hiện dấu ấn trí tuệ của tác giả, vẫn có tính nguyêngốc dé van đáp ứng được điều kiện cơ bản của tác phâm nói chung, khi được bảo hộquyền tác giả Một yếu tô rất đáng được ghi nhận trong quy định mới về tác phẩm pháisinh là việc không giới hạn tác phẩm phái sinh chỉ sáng tạo từ một tác phẩm đã có, mà

có thể dựa trên nhiều hơn một tác phẩm Như vậy, vấn đề cốt lõi nhất khi xác định tácphẩm phái sinh sẽ không còn lan can ở điểm: tác phẩm này dựa trên một hay nhiều tácphẩm khác, loại hình của tác phẩm này có được liệt kê trong danh sách các tác phamphái sinh hay không, mà chỉ tập trung vào yếu tố: sự sáng tạo tac phâm phái sinh khôngphải là lần đầu tiên và nội dung của tác phẩm là nội dung được phát triển từ nền đã có

sẵn

Tuy nhiên, dé quy định này có thé áp dụng triệt dé và không còn vướng mắc trênthực tế, rất cần có sự hướng dẫn chi tiết hon (có thể trong các văn bản hướng dẫn thihành) về sự xác định tính “sáng tạo”, ranh giới giữa sự sáng tạo và sự sao chép, phânbiệt giữa sự sáng tao và sự bắt chước Tương ứng, cần làm rõ giữa tác phâm phái sinh

và quyền làm tác phẩm phái sinh, với sự trích dẫn, sao chép, thậm chí mở rộng tạo rahành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm

Quy định được sửa déi kế tiếp cần phải kê đến về đối tượng bảo hộ quyền tác giả

là tác phẩm đã công bố Khoản 9 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định: “Tác phẩm,bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, ban ghi âm, ghi hình đã được phát hànhvới sự dong ý của chủ sở hữu quyên tác giả, chủ sở hữu quyên liên quan dé pho biếnđến công chúng với một số lượng bản sao hợp by’ Hiện nay, quy định này đã được sửađổi tại điểm a, Khoản 1, Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi như sau: “Tác phẩm, bảnghi âm, ghỉ hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với

sự đồng ý của chủ sở hữu quyên tác giả, chủ sở hữu quyên liên quan dé pho biến đếncông chúng bản sao đưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý”

Quy định sửa đổi, bố sung này thé hiện chính xác hơn về ngôn ngữ pháp ly, gópphần tác động đến việc áp dụng pháp luật được phù hợp Bên cạnh đó, quy định này còn

mở rộng sự bó hẹp, tạo sự linh hoạt khi xác định hình thức thể hiện sự công bồ là “bat

kì hình thức nào” Điều này đã giải quyết được nhiều bất cập trước đây về việc xem xétviệc công bố phải đáp ứng hình thức nhất định hay có thé linh hoạt lựa chọn, đặc biệt

khi môi trường sô hiện nay ngày càng phô biên.

Trang 40

2 Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung của quyên tác giả đối với tác phâm bao gồm:quyên tài sản và quyền nhân thân Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi đã tiến hành sửa đôi bốsung các quy định về quyền nhân thân và quyên tài sản Theo đó, các sửa đối, bổ sung

cụ thé có thé kế đến bao gồm:

2.1 Thêm một quyền nhân thân được quy định là có thé chuyển giao

Theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân được quy định baogồm: “J Dat tén cho tác phẩm; 2 Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, đượcnêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bó, sử dung; 3 Công bồ tác phẩmhoặc cho người khác công bố tác phẩm; 4 Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không chongười khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giđ” Các quyền nhân thân được quy định tạiKhoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 19 còn được gọi là các quyền nhân thân tuyệt đối, chỉthuộc về tác giả, được bảo hộ vô thời hạn và không được chuyên giao Chỉ duy nhất cóquyền nhân thân được quy định tại Khoản 3 Điều 19 là được chuyền giao và có thời hạn

bảo hộ.

Khi áp dụng các quy định này trên thực tế, phát sinh một vấn đề là: có nhữngtrường hợp, sau khi tác giả đã chuyển giao toàn bộ quyền tài sản cho chủ thê khác,chủ sở hữu mới muốn đổi lại tên tac phâm dé phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.Tuy nhiên, vì quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân không thể chuyên giao,chỉ thuộc về tác giả, do đó, khi muốn thực hiện quyền này, chủ sở hữu phải xin phéptác giả và phải nộp minh chứng về sự cho phép này tới Cục Bản quyền khi đăng kíquyền tác giả Đây thực sự là một yếu tố gây bắt hợp lí, đôi khi là phiền hà cho chủ sởhữu đã được chuyển giao quyền, cũng như với chính tác giả Sự phiền hà này có thécòn tăng lên nhiều lần nếu quyền tài sản được chuyền giao qua nhiều chủ thể khácnhau và việc thay đổi tên cũng liên tục được thay đổi Đứng trên góc độ của chủ sởhữu, người đã bỏ chi phí dé mua lại bản quyền, việc sử dụng tác pham đáp ứng nhucầu của mình mà luôn phải xin phép người khác sẽ là rất bất tiện, đó là chưa kế đếntrường hợp tác giả không thiên chí, có thé gây khó dé khi đòi hỏi thêm các quyền lợivật chat dé đối lai chữ kí đồng ý Hoặc trường hợp tác giả đã di chuyển chỗ ở, thậmchí là chuyển sang sinh sống tại nước ngoài, thì việc xin chữ kí đồng ý của tác giả sẽ

có trường hợp là không thể Bên cạnh đó, ngay đối với tác giả, mặc dù đã thống nhấtchuyền giao toàn bộ quyên tài sản cho người khác nhưng vẫn liên tục phải thé hiện ýchí về tài sản đã chuyền giao sẽ dẫn tới những bất như ý nhất định

Dé giải quyết bat cập này, hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi đã bố sung thêmmột quyền nhân thân có thé chuyên giao Cụ thé là, Khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN