1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay : Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở / Phùng Văn Ứng chủ nhiệm đề tài, [và những người khác …]

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ nửa cuối thế kỷ XX sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã tạo nên cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và sau đó là cách mạng khoa học – công nghệ làm thay đổi toàn bộ nền tảng lực lượng sản xuất của nhân loại từ đó thay đổi cả một số yếu tố của các quan hệ sản xuất, tạo ra rất nhiều biến đổi trong đời sống xã hội trong tất cả các lĩnh vực khác nhau và thúc đẩy đời sống xã hội phát triển nhanh hơn

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nói cách khác, nó là bước phát triển tất yếu của cách mạng này Cách mạng công nghiệp 4.0 là một đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay, nó “làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau” Với cuộc cách mạng này, “Chúng ta đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên tất cả các ngành công nghiệp…sự định hình lại sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và giao nhận”1 Chính vì vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, khiến nền kinh tế thế giới phát triển như một chỉnh thể

Ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào khi bàn đến sự phát triển của mình đều không thể không quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão với những thành tựu và tác động to lớn của nó, đối với Việt Nam điều đó lại càng không phải ngoại lệ

Sự nghiệp đổi mới đất nước được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay đã được hơn 30 năm và chúng ta đã thu được những thành tựu hết sức to lớn Đặc biệt là những thành tựu đạt được kể từ khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996) tới nay Những thành tựu to lớn đã đạt được cho thấy sự đúng đắn của con đường chúng ta đã lựa chọn Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém Đại hội XII

Xem Klaus Schawb (2016): Cuộc cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư, người dịch Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ Anh, trang 1

Trang 2

(2016) của Đảng thừa nhận kịch bản tốt nhất là chúng ta đạt được những chỉ

tiêu đã đề trong“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020’’ thì về cơ

bản nước ta vẫn chưa phải là nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nếu so với những đặc trưng chung của các nước công nghiệp hóa thành công đi trước

Rõ ràng, chúng ta vẫn đang gặp rất nhiều thách thức trong việc xác định một mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn đất nước để đạt mục tiêu “sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [21, tr.21] Trong điều kiện thế giới đang tiến mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc nghiên cứu làm rõ tác động của cách mạng này đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp vận dụng những tác động đó để phát triển đất nước là việc làm cấp bách

Với lý do như vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam hiện nay”

làm đề tài NCKH cấp Trường

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Nhóm các công trình bàn về cách mạng khoa học – công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0

- Những vấn đề về cách mạng khoa học – công nghệ được nghiên cứu và

khái quát trong các công trình: “Lịch sử kỹ thuật và cách mạng công nghệ đương đại” của Hoàng Đình Phu (Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1997), “Hiện đại hóa xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Lương Việt Hải (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001), “Khoa học và công nghệ thế giới – kinh nghiệm và định hướng chiến lược” Tạ Bá Hưng chủ biên (Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002), “Nhận thức về thời đại ngày nay” của Vũ Văn Hiền (Nxb

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2010) và một số công trình khác - Những vấn đề về cách mạng công nghiệp 4.0 được nghiên cứu và khái

quát trong các công trình: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả

Trang 3

Klaus Schwab (Bản dịch tiếng Việt của tác giả: Đồng Bích Ngọc và Trần Thị

Mỹ Anh, 2016), “Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam” của tác giả Trần Thị Vân Hoa, (Nxb CTQG sự thật, Hà Nội,2018), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Phạm Thuyên (Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, 2019), “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà nước (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế)”, (Nxb CTQG sự thật, Hà Nội, 2018), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của tác giả Phan Xuân Dũng, (Nxb Khoa học kỹ thuật, 2018), (2019), “Sản xuất thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0” của tác giả Hà Minh Hiệp, (Nxb CTQG sự thật, Hà Nội, 2019)…

Qua các công trình bàn về cách mạng khoa học – công nghệ nêu trên, có thể thấy dù cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng các công trình đều cho rằng cách mạng khoa học – công nghệ là sự thay đổi căn bản trong bản thân khoa học, kỹ thuật, công nghệ; thay đổi mối quan hệ giữa khoa học – kỹ thuật – công nghệ với nhau cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn Quan trọng nhất là yếu tố con người nổi lên trong hệ thống lực lượng sản xuất

Qua các công trình bàn về cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi thấy rằng, việc hình thành cuộc cách mạng công nghiệp này không còn là một vài phát minh, phát kiến đơn lẻ Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có Internet ở tốc độ rất cao kết nối vạn vật, có dữ liệu lớn, gắn với đó là công nghệ chế tạo được thông minh hóa, tự động hóa với trí tuệ nhân tạo… Tất cả những đỉnh cao của các lĩnh vực công nghệ này khi hội tụ với nhau tạo nên véc tơ tổng, tạo nên một đỉnh cao, là sự vĩ đại của khoa học và công nghệ, đấy chính là cuộc cách mạng công nghiệp mới – cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời

Nhìn chung, những công trình nêu trên đã nghiên cứu và khái quát tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đời sống xã hội con người, lối sống, đến sự phát triển của lực lượng sản xuất,

Trang 4

đến nền kinh tế …và xét trên một phương diện nào đó, các công trình trên ít nhiều đề cập đến tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những nội dung này được chúng tôi phân tích, chọn lọc và kế thừa trong quá trình triển khai đề tài

2.2 Nhóm các công trình bàn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nên quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng giữa vai trò hết sức quan trọng Kể từ khi tiến hành đổi mới (Đại hội VI, 1986) vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng hết sức quan tâm Quan niệm, vai trò, mục tiêu và giải pháp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam sau đó đã từng bước được xác định rõ từ Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng Đại hội IX vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được khẳng định và xác định rõ hơn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể rút ngắn so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là phương châm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội X, Đảng nhấn mạnh phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đến Đại hội XI Đảng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, môi trường, phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ XXI Từ những phân tích trên có thể thấy quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thực chất là quan niệm về phương thức, mô hình, cách thức, cơ chế tiến hành công nghiệp hóa trong các giai đoạn Tuy nhiêm quan niệm của

Trang 5

Đảng chỉ dừng lại ở đường lối, ít có sự phân tích, đánh giá các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, con người…tác động vào quá trình công nghiệp hóa qua mỗi giai đoạn Vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố và điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong đó đặc biệt là vai trò của cách mạng khoa học – công nghệ

- Công trình “Đợt sóng thứ ba” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007)

của tác giả Alvin Toffler khi bàn về các “đợt sóng” phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là sự “va chạm” giữa các đợt sóng đã đề cập đến rất nhiều vấn đề từ những quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vai trò của cách mạng khoa học – công nghệ, đến những gợi mở về lựa chọn cho sự phát triển của các nước trong thời đại “đợt sóng thứ ba” Đối với xã hội công nghiệp giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa cổ điển (“Đợt sóng Thứ hai”), tác giả đã khái quát những đặc trưng cơ bản của nó, đó là: tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa, tích tụ hóa, cực đại hóa, tập trung hóa Bên cạnh đó tác giả gợi mở vấn đề “đối với một số nước, liệu du nhập các cơ cấu của Đợt sóng Thứ ba có dễ dàng hơn là công nghiệp hóa theo lối cổ điển không?” [72, tr.57] Tác giả cũng cảnh báo “nhiều ý định ngây thơ muốn “phát triển” một nước về căn bản của Đợt sóng Thứ nhất, bằng cách áp đặt cho nó những hình thức không thích hợp cao độ của Đợt sóng Thứ hai…” [72, tr 56]

- Công trình “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực” (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995) do Phạm Khiêm Ích và Nguyễn

Đình Phan chủ biên, đã đề cập và làm rõ các vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra từ thực tiễn và lý luận xây dựng đất nước Nổi bật là một số vấn đề như: công nghiệp hóa có còn là vấn đề tất yếu khách quan với nước ta nữa không? Đánh giá như thế nào về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong những năm qua? Mục tiêu, mô hình của công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Tốc độ, bước đi và giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay ra sao? Bên cạnh đó

Trang 6

các tác giả cũng nêu những kinh nghiệm về tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

- Công trình của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

“Chiến lược Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghệ”

(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), đã đề cập tương đối toàn diện các nội dung không những về mặt lý thuyết, các điều kiện cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn nêu lên những vấn đề cần giải quyết như vấn đề môi trường – sinh thái, cơ cấu vùng, năng lực nội sinh, và đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cách mạng công nghệ, sự lựa chọn loại hình công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Công trình “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) do Nguyễn Trọng Chuẩn,

Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên là công trình được biên soạn công phu, nội dung phong phú với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn đường lối, chủ trương, chính sách, giải pháp bước đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

- Công trình “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Phác thảo lộ trình” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) do tác giả Trần Đình Thiên chủ

biên đã nêu ra những khó khăn, phức tạp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một nước có xuất phát điểm kinh tế thấp như Việt Nam Các tác giả phân tích bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, những nhân tố tác động bên trong và bên ngoài đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Nêu lên những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và lộ trình thực hiện, những phương án những giải pháp và những điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

- Công trình do Nguyễn Thanh, Nguyễn Văn Hà, Vũ Anh Tuấn đồng chủ

biên “Những quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (Nxb Thống kê, TP

Trang 7

Hồ Chí Minh, 2004) thông qua phân tích một số quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản của lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lịch sử hình thành và phát triển lý luận và thực tiễn của nó trên cơ sở đó các tác giả đưa ra một số đánh giá về quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam trước đây, đồng thời làm rõ những đặc điểm, nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

- Công trình “Công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008) do tác giả

Lê Cao Đoàn chủ biên đã phân tích những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa từ đó giải quyết những câu hỏi đặt ra như là: tiến trình phát triển hiện đại có bản chất và những quy luật kinh tế nào? Những quy luật của tiến trình phát triển hiện đại tác động đến quá trình chuyển kinh tế từ kém phát triển sang kinh tế phát triển của các nước phát triển ra sao, và sự tác động này đem lại những sự thay đổi về nền tảng, về điều kiện phát triển, cũng như cách thức, con đường mới trong việc thực hiện sự phát triển của các nước phát triển như thế nào Thông qua đó, các tác giả làm sáng tỏ quy luật phát triển mới trong điều kiện của thời đại phát triển hiện đại, rốt cuộc là khắc họa nét đặc trưng, tiêu biểu của quy luật phát triển mới, quy luật phát triển hiện đại của một nước đang phát triển là phát triển rút ngắn

- Công trình “Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010)

do tác giả Đỗ Hoài Nam chủ biên đã tập trung giải quyết ba vấn đề sau:

+ Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của Việt Nam Trong vấn đề này các tác giả đã khái quát quá trình phát triển tư duy lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đặc biệt là trong 20 năm đổi mới kể từ năm 1986

+ Phân tích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thực tiễn đổi mới của Việt Nam, tập trung trong khoảng 10 năm kể từ năm 2000, ở các lát cắt nội dung chủ yếu, trên cơ sở đó, đưa ra đánh giá cơ bản về thực trạng, xu hướng

Trang 8

(kết quả) và nguyên nhân của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cấp độ mô hình

+ Xác định những đường nét chính của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hội nhập, làm rõ quan điểm tiếp cận và định dạng cơ bản của mô hình Các tác giả cũng làm rõ một số nội dung quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong môi trường hội nhập và dựa vào hội nhập kinh tế quốc tế Đó là những nội dung như: i) xu thế và định hướng phát triển cơ cấu ngành, vùng; ii) vấn đề vốn để bảo đảm tăng tốc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; iii) các vấn đề xã hội – môi trường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn; iv) vấn đề đột phá phát triển trong tư duy chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu trên cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình diễn ra rất phức tạp, trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội

Về lý luận công nghiệp hóa, các tác giả đã nêu và phân tích nhiều quan điểm về công nghiệp hóa khác nhau, có quan điểm đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp; quan điểm khác lại cho rằng quá trình công nghiệp hóa bao gồm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn cả sự tiến bộ về mặt xã hội nữa.2

Với nghĩa rộng hơn, có quan điểm hiểu công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế lâu dài, bắt đầu từ khi xuất hiện mầm mống của công nghiệp và theo một nghĩa nhất định vẫn chưa hoàn toàn kết thúc ngay cả ở những nước hiện đã có nền công nghiệp phát triển.3

Sở dĩ có nhiều quan điểm về công nghiệp hóa như vậy là vì trên thực tế, đây là một quá trình có nội dung phức tạp bao gồm rất nhiều mặt, nhiều mối quan hệ Tùy theo góc độ nhìn nhận mà người ta nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của quá trình và đưa ra những định nghĩa khác nhau Tuy vậy, về cơ bản tựu trung lại các tác giả trên đều thống nhất coi công

2 Xem “Những quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004, Tr 14,15

Xem “Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002

Trang 9

nghiệp hóa là một thời kỳ lịch sử nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, nghĩa là có thể quy ước về thời điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình công nghiệp hóa

Về lý luận hiện đại hóa, các tác giả cũng nêu và phân tích nhiều quan điểm khác nhau Có thể kể một số quan điểm chính sau: 1 Quan điểm đồng nhất hiện đại hóa với phương Tây hóa; 2 Quan điểm cho rằng hiện đại hóa chính là quá trình công nghiệp hóa; 3 Quan điểm “hiện đại hóa là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ nhằm tiến tới một hệ thống của những nước phát triển”4

Các tác giả đã phân tích điểm hợp lý và bất hợp lý của các quan điểm trên và về cơ bản phần lớn các tác giả đều cho rằng, ở các nước đang phát triển nói chung, “thực chất hiện đại hóa là quá trình sử dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất” [25, Tr.94]

Nhìn chung các công trình bàn về các vấn đề lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm rõ các vấn đề về khái niệm, các giai đoạn phát triển, nội dung, đặc điểm, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam Các công trình nêu trên cũng trình bày quá trình hình thành quan điểm công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và luận chứng tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa ở Việt Nam

2.3 Những tiếp thu của tác giả qua tổng quan tư liệu và các công trình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan hệ thống các tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy có thể tiếp thu, kế thừa một số thành tựu đạt được từ các công trình nghiên cứu đi trước, cụ thể:

- Tác giả kế thừa được các quan điểm, quan niệm về khoa học, công nghệ, cách mạng khoa học – công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 từ khái

Dẫn theo Trần Hồng Lưu, Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2011, Hà Nội, tr 91

Trang 10

niệm, bản chất, đặc điểm, thành tựu, xu hướng phát triển đến vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung

- Các công trình nghiên cứu về khoa học, công nghệ Việt Nam giúp tác giả hình dung một bức tranh tổng thể về nền khoa học công nghệ nước nhà, qua đó giúp tác giả có cơ sở vững chắc khẳng định và đánh giá những thành tựu, hạn chế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam cũng như vai trò nói chung của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Tác giả kế thừa được các quan điểm, quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt, các công trình đã chỉ ra được lịch sử con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc điểm, nội dung, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, những thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Các công trình nghiên cứu được đề cập từ góc độ nghiên cứu của mình có những phân tích phong phú, nhiều mặt về vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam giúp tác giả đề tài bước đầu có cái nhìn tổng quát về thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

- Cũng qua tổng quan nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát huy tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Những giải pháp được đề cập nêu trên từ góc nhìn của đề tài dù còn chưa trực diện và chưa thành hệ thống nhưng đó là những gợi mở quý báu cho tác giả đề tài tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp cụ thể nhằm phát huy tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Như vậy, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, chúng tối thấy rằng, thông qua nhiều cách tiếp cận và khuynh hướng nghiên cứu khác nhau, các công trình nghiên cứu cho đến nay đã dần làm sáng tỏ vai trò của cách mạng công nghiệp

Trang 11

4.0 đối với sự phát triển của xã hội loài người nói chung Cách mạng công nghiệp 4.0 với vai trò to lớn đó đã trở thành một đặc điểm quan trọng của thời đại Các công trình cũng nhấn mạnh đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, khoa học, công nghệ luôn đóng một vai trò to lớn, ngày nay, không một quốc gia nào muốn phát triển lại không sử dụng những thành tựu kỳ diệu do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại

Đối với Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã nêu và khẳng định vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên, xét một cách tổng thể hoặc do vấn đề thời gian, những nghiên cứu vừa nêu đã trở nên lạc hậu, hoặc do khuôn khổ, mục đích khác nhau mà cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào từ việc phân tích tác động của cách mạng công nghiệp nói chung qua đó vận dụng xem xét tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay một cách toàn diện Đó chính là vấn đề đề tài đặt ra và giải quyết Hi vọng rằng với cách tiếp cận vừa nêu, các tác giả đề tài sẽ phân tích được một cách có hệ thống tác động của cách mạng công nghiệp đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp để phát huy tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

3 Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về cách mạng khoa học - công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về khoa học, công nghệ, cách mạng khoa học – công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được công bố

Trang 12

- Thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp như: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh…

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài có mục đích làm sáng tỏ tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay từ đó đưa ra một số giải pháp để phát huy tác động tích cưch của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đó

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cách mạng khoa học – công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động cảu cách mạng nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Nghiên cứu, phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

5.1 Phạm vi nghiên cứu

Quan niệm về cách mạng công nghiệp hiện nay còn nhiều ý kiến tranh luận, trong phạm vi đề tài này chúng tôi cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 là bước phát triển nối tiếp của cách mạng khoa học – công nghệ Vì vậy, để làm nổi bật những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, ở một chừng mực nhất định, chúng tôi tiến hành khảo sát cả thời kỳ từ khi Việt Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996) đến nay

Trang 13

Ngoài ra, đề tài còn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về khoa học, công nghệ, cách mạng khoa học – công nghệ như là nền tảng để nghiên cứu cách mạng công nghiệp 4.0

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Chương 1 Lý luận chung về cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1 Lý luận chung về cách mạng công nghiệp 4.0

1.1.1 Khái niệm khoa học, công nghệ

* Khái niệm khoa học

Theo cuốn Từ điển bách khoa triết học thì khoa học là bộ phận quan

trọng nhất của văn hóa tinh thần, là hình thức cao nhất của tri thức con người Tri thức khoa học được thể hiện trong những khái niệm chính xác Tính đúng đắn của tri thức khoa học được kiểm nghiệm và chứng minh bằng thực tiễn Nhờ có khoa học mà loài người ngày càng có thể làm chủ được tự nhiên, phát triển sản xuất, cải tạo các quan hệ xã hội Khoa học giúp con người hình thành thế giới quan khoa học, giải phóng con người khỏi sự mê tín, thoát khỏi các thành kiến kinh nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết, tạo điều kiện để phát triển trí tuệ

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì: “Khoa học là hệ thống tri

thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [57, tr.118] Ở định nghĩa này, tác giả đã vạch ra đặc trưng quan trọng nhất của khoa học là một hệ thống tri thức của con người về thế giới, hệ thống tri thức này là sản phẩm của hoạt động nhận thức và đã được thực tiễn kiểm nghiệm Định

Trang 14

nghĩa cũng phần nào cho thấy được vai trò của khoa học trong việc cải tạo thế giới

Các tác giả cuốn Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì cho rằng: “Khoa học là toàn bộ những hiểu biết (tri thức)

về tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại dưới các hình thức lý thuyết, định lý, quy luật, nguyên tắc, luận điểm…” [44, tr.291] Như vậy, khoa học là hình thái ý thức xã hội, thể hiện tồn tại xã hội trong nội dung, mục đích, chuẩn giá trị, trong các nguyên lý thế giới quan triết học, trong bức tranh chung về thế giới; khoa học là một dạng hoạt động, một lĩnh vực đặc thù của hoạt động của con người đó là hoạt động nhận thức

Đối tượng nhận thức của khoa học bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy Rõ ràng, khoa học là một loại hình hoạt động đặc biệt của con người nhằm vươn tới những hiểu biết mới trong những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định Tri thức khoa học biểu hiện chủ yếu dưới hình thức khái niệm, phạm trù, quy luật… Hoạt động của khoa học chủ yếu là những hoạt động có liên quan đến việc phát hiện, truyền bá, ứng dụng các kiến thức vào đời sống và sản xuất Nhờ tri thức khoa học và các hoạt động khoa học, con người không ngừng vươn tới sáng tạo và ngày càng có thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình

Từ những trích dẫn trên, có thể thấy, dù được diễn đạt khác nhau, song về cơ bản, khái niệm “khoa học” đều được hiểu với nghĩa gốc chính là tri thức, là sự hiểu biết, sự nhìn nhận một cách có cơ sở về các hiện tượng vật chất và tinh thần Khoa học nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình Từ đó, chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Tổng hợp, khái quát

những quan điểm trên, có thể hiểu khoa học là một lĩnh vực của đời sống xã hội, bao hàm toàn bộ những hoạt động của con người nhằm tìm hiểu, khám phá những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy và kết quả của các hoạt động đó

Trang 15

Khoa học là một hệ thống tri thức về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn

Kể từ khi hình thành, khoa học được phát triển không ngừng và được phân chia thành các chuyên ngành nhất định Sự phân định các ngành khoa học có thể dựa vào nhiều tiêu chí Theo đối tượng nghiên cứu, có thể phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn Theo cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu có thể phân chia thành khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng…

Việc phân chia các loại hình khoa học nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối Giữa các ngành khoa học luôn có sự giáp ranh, đan xen nhau cả về lý luận và thực tiễn, bởi lẽ, bản thân thế giới là một thể thống nhất hữu cơ, từng ngành khoa học chỉ phản ánh thế giới theo những phương diện tương đối chuyên biệt nhất định và trong thực tế hoạt động khoa học trong từng lĩnh vực cụ thể xét cho cùng không thể thực hiện có hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác đa ngành

* Khái niệm công nghệ

Trước đây, người ta ít dùng khái niệm công nghệ mà thường dùng khái niệm kỹ thuật với ý nghĩa là công cụ, giải pháp, kiến thức được sử dụng trong sản xuất Sau đó, khái niệm công nghệ xuất hiện với ý nghĩa ban đầu rất hẹp, chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất Cùng với thời gian, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ

Theo Đặng Ngọc Dinh “Công nghệ hiểu theo nghĩa tổng quát là tập hợp công cụ, phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa”[13, tr.7]

Theo Phạm Thị Ngọc Trầm “Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp tất cả những sự thiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phương tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội”[75, tr.56]

Trang 16

Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của Việt Nam thì định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”1

Ngày nay, nội hàm của khái niệm công nghệ được mở rộng và ngày càng hoàn thiện Theo đó, công nghệ là một trong những yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất, nó chỉ kỹ năng, kỹ xảo, tồn tại cụ thể - thực tiễn nằm trong qúa trình sản xuất, một yếu tố trong sản xuất

Xuất phát từ việc tổng hợp nhiều nguồn tài liệu và tư liệu thực tế, đề tài đồng tình với định nghĩa của các tác giả cuốn “Một số chuyên đề về Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”: Công nghệ là “hệ thống thủ thuật, thao tác, quy trình…, là phương cách sử dụng kỹ thuật để sản xuất và quản lý, phát triển sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội, là quy trình, phương cách sản xuất một loại sản phẩm hoặc thực hiện một loại dịch vụ nào đó” [44, tr.295]

1.1.2 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0

Để có cái nhìn khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0, đề tài sơ lược qua lịch sử hình thành của nó Trước hết là về các cuộc cách mạng công nghiệp Theo quan điểm phổ biến hiện nay, thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp là khi máy hơi nước của James Watt ra đời cuối thế kỷ XVIII Trong lịch sử, đã diễn ra hai cuộc cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh vào thế

kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX lan sang các nước Tây Âu – đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại thủ công, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng

một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, khiến lực lượng sản

xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ

Luật Khoa học và Công nghệ,số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000, Chương I, điều 2, khoản 2

Trang 17

công sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ

XIX đến đầu thế kỷ XX với hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động lực là động cơ đốt trong, nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt và nguồn nguyên vật liệu là thép, các kim loại màu, các hoá phẩm tổng hợp,… đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp ở mức cao hơn nữa Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và tự động hoá cục bộ, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật Cuộc cách mạng này bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau

Giai đoạn 1 vẫn thường được gọi là cách mạng khoa học – kỹ thuật bắt đầu từ

thập niên 40 tới thập niên 70 của thế kỷ XX - với đặc điểm căn bản có ý nghĩa quyết định và có tính phổ biến là sự phát triển mạnh mẽ của tự động hoá và điều khiển học trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trên cơ sở các thành tựu của vật lý học, hoá học, điện tử - tin học,… Nhờ vậy, một loạt các ngành như năng lượng nguyên tử, hoá học polyme, kỹ thuật tên lửa và hàng không – vũ trụ đã được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ

Giai đoạn 2, được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại bắt

đầu từ nửa sau thập niên 70 của thế kỷ trước cho đến nay So với các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai trước đây chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hoá một phần, hay tự động hoá cục bộ trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ

Trang 18

thuật, thì khác biệt cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện

đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng lao động của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hoá hoàn toàn trong

quá trình sản xuất nhất định

Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “công nghiệp 4.0” bắt nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hóa sản xuất Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover – Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất, quan trọng nhất của ngành công nghiệp, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (Cộng hòa liên bang Đức) Thuật ngữ này cũng được lần đầu tiên đề cập trong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua năm 2012 Trong tháng 10/2012, nhóm công tác của đức về công nghiệp 4.0 dưới sự chủ trì của Siegfried Dais và Hennining Kagermann đã đề xuất thực hiện một tập hợp các nguyên tắc của Công nghiệp 4.0 với Chính phủ Đức Ngày 8/4/2013, tại Hội chợ Hannover, báo cáo cuối cùng của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 đã được trình bày, là tên gọi nàn sóng thay đổi sản xuất diễn ra tại Đức Ở một số nước khác, nó được gọi là “Công nghiệp IP”, “Sản xuất thông minh” hay “Sản xuất

số” Dù tên gọi có khác nhau, nhưng nội dung đều là: Sản xuất trong tương lai là sự phối hợp giữa thế giới ảo và thực của sản xuất một cách linh hoạt, máy móc xích lại gần nhau, sản xuất thông minh gắn với môi trường xanh, bền vững

Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46 đã khai mạc tại thành phố Davos – Klosters của Thụy Sĩ với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia Khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay công nghiệp 4.0 đã được làm rõ tại diễn đàn này

Theo Schwab, Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới Khi đó, một thế giới chạy bằng rôbốt và máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý các hệ thống phức tạp

Trang 19

1.1.3 Một số đặc điểm và xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0

+ Một số đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão bao quát toàn bộ mọi lĩnh vực hoạt động của con người Để chỉ ra đặc điểm của sự vật, hiện tượng mà bản thân sự vật, hiện tượng đó luôn vận động phát triển, chưa hoàn thiện là một việc làm hết sức khó khăn Tuy nhiên, trong sự phát triển bùng nổ và đa dạng ấy, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

- Có khả năng cộng tác chặt chẽ giữa người và máy móc Cần phải nhấn mạnh vai trò quan trọng và khả năng thông minh của máy móc đến mức mối quan hệ giữa con người và máy móc là mối quan hệ cộng tác chứ không còn là điều khiển đơn thuần Việc cộng tác được thực hiện dựa trên công nghệ thông tin được gọi là Internet kết nối vạn vật (IoT);

- Quá trình sản xuất có thể được nhìn thấy từ các hình ảnh ảo của nhà máy Ảnh ảo của nhà máy được xây dựng bằng mô phỏng các quá trình thông qua các thiết bị cảm biến thông minh trong quá trình sản xuất Mục đích của việc quan sát ảnh ảo là để giữ quá trình sản xuất càng có mức độ kết nối tự động cao và rõ ràng càng tốt thông qua một hệ thống được gọi là kết nối sảo và thực;

- Nguyên tắc kiểm soát phân cấp được thực hiện triệt để Việc tổ chức sản xuất tự động cao giữa người và máy móc và có thể quan sát được thông qua hệ thống kết hợp giữa thực và ảo cho phép các nhân viên trong nhà máy có thể đưa ra quyết định nhanh chóng chính xác

- Năng lực sản xuất xét về mặt thời gian sẽ được cải thiện đáng kể do thời gian sản xuất rút ngắn bởi quy trình sản xuất được thực hiện một cách thông minh, các vấn đề phát sinh được giải quyết ngay tức thì Đồng thời, các loại lãng phí trong quá trình sản xuất cũng được hạn chế, thậm chí loại bỏ

- Mô hình dịch vụ cấp tiến có tên gọi internet mọi dịch vụ được sử dụng, tại đó công nghệ thông tin được sử dụng để giám sát và phân tích dữ liệu được

Trang 20

thu thập từ các thiết bị thông minh Quá trình sản xuất linh hoạt được tạo ra từ đó

- Khả năng tách biệt trở thành một đặc điểm độc đáo của hệ thống sản xuất linh hoạt Các quá trình có thể được tách rời ra để giảm bớt tính phức tạp của hệ thống hoạt động, đặc biệt là những hệ thống có những quá trình dài Khả năng tách biệt này cũng đi kèm với khả năng điều chỉnh máy móc thiết bị, từ đó mức độ thích ứng với các yêu cầu của khách hàng cao hơn

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 cũng chỉ ra 9 khu vực/lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: bán lẻ; các nhà máy sản xuất; ngành công nghiệp sản xuất phương tiện vận chuyển; nhà ở; văn phòng; nơi làm việc; các thành phố; môi trường sống; và đặc biệt yêu cầu về năng lực của nguồn nhân lực – một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

+ Một số xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0

- Công nghệ in 3D: Có thể nói công nghệ in 3D chính là sự phát triển ở tầm cao của công nghệ in, làm cho người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phức tạp nhưng lại được gói gọn thành một khối duy nhất Công nghệ in 3D được hiểu là quá trình công nghệ tạo ra các vật thể một cách trực tiếp thông qua việc gia tăng các nguyên liệu thành từng lớp một theo nhiều cách khác nhau Công nghệ in 3D là từ để chỉ một nhóm các quá trình in và công nghệ in để sản xuất ra những sản phẩm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau Mặc dù các công nghệ in 3D là khác nhau, nhưng chúng có điểm chung là tạo ra một vật thể hữu hình bằng cách xếp chồng tưng lớp vật chất lên nhau cho đến khi tạo ra vật thể hoàn chỉnh Mỗi lớp là một lát vật chất mỏng và nằm ngang Trong quá trình in 3D, máy in nhận dữ liệu từ những mô hình máy tính và chuyển các nguyên liệu in thành những vật thể thực và rắn

- Internet kết nối vạn vật: Internet kết nối vạn vật được đề cập lần đầu tiên vào năm 1999 bởi Kevin Ashton Đến năm 2010 người ta định nghĩa “internet kết nối vạn vật” là một hệ thống mở và phức tạp bao gồm những đối tượng

Trang 21

thông minh có khả năng tự động tổ chức, chia sẻ thông tin, dữ liệu và nguồn lực, phản ứng lại những tình huống và thay đổi từ môi trường” Đây là cụm từ chỉ hệ thống các vật hữu hình gắn các cảm biến, được nối với nhau qua internet không dây hoặc có dây Các đồ vật có thể là người, cơ thể sống khác hoặc là đồ vật thông thường Bản chất của internet kết nối vạn vật là các vật trong hệ thống này có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, giữ liệu mà không cần sự tác động trực tiếp giữa con người với con người và giữa con người với máy tính Những mạng tham gia kết nối có thể là mạng địa phương như RFID, Wifi, Bluetooth hoặc mạng băng thông rộng như GPRS, 3G, LTE

Với việc kết nối nhiều đối tượng và xử lý lượng lớn thông tin của hệ thống, internet kết nối vạn vật tạo ra một lượng dữ liệu vô cùng lớn, điều này gây sức ép lên hạ tầng internet, đòi hỏi các công ty phải tìm cách giải quyết Một trong những cách thức giải quyết này là điện toán đám mây Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào internet Nó được lưu trữ trên internet và cho phép người dùng truy cập từ xa vào các ứng dụng, dịch vụ, dữ liệu được lưu trữ Internet kết nối vạn vật sử dụng đám mây để lưu trữ và tự động hóa các quy trình trong đối tượng được đồng bộ hóa với internet Việc chuyển các quy trình vào đám mây làm cho người ta có thể quản lý được nó từ bất kỳ nơi nào trên thế giới

- Dữ liệu lớn: Dữ liệu lớn là một tập hợp những dữ liệu vô cùng lớn chỉ có thể được phân tích bằng máy tính để cho ra những mô hình, xu hướng và các mối liên kết liên quan đến hành vi và sự tương tác của con người Theo McKinsey, dữ liệu lớn là bộ dữ liệu có kích thước vượt quá khả năng của các công cụ phần mền thông thường để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích Như vậy, dữ liệu lớn được tạo ra với quy mô lớn bởi vô số những tương tác trực tuyến giữa con người với con người, con người với hệ thống và thiết bị được gắn cảm biến Dữ liệu lớn có thể được chia thành những loại sau: một là, các thông tin từ con người, loại dữ liệu này bao gồm những dữ liệu từ mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Twitter…, các tài liệu cá nhân, các hình ảnh, các

Trang 22

video, các tìm kiếm trên internet, các dữ liệu trên điện thoại di động như tin nhắn, các email, các bản đồ được xây dựng bởi người dùng Hai là, các dữ liệu từ các hệ thống, quá trình, các dữ liệu này bao gồm dữ liệu từ các tổ chức công và các doanh nghiệp như giao dịch thương mại, báo cáo ngân hàng, thương mại điện tử, thẻ tín dụng Ba là, các dữ liệu từ các thiết bị, các dữ liệu này bao gồm dữ liệu từ những cảm biến như cảm biến cố định (các ứng dụng tự động ở nhà, cảm biến thời tiết, cảm biến giao thông, cảm biến khoa học, các hình ảnh an nin) và các cảm biến di động như vị trí điện thoại di động, các xe các hình ảnh vệ tinh và các dữ liệu từ các hệ thống máy tính như các logs và các trang logs

- Trí thông minh nhân tạo: Trí thông minh nhân tạo là khoa học tạo ra các thiết bị có hành vi thông minh, hiểu được trí tuệ con người Do trí thông minh nhân tạo là một bộ phận của khoa học máy tính, nó được phát triển dựa trên các nguyên lý vững chắc của lĩnh vực này cùng với nhiều lĩnh vực liên quan khác Mục tiêu của trí thông minh nhân tạo là tạo ra các thiết bị có thể nghĩ, nhìn, nghe, đi lại, nói và cảm nhận Do vậy, những nền tảng của trí thông minh nhân tạo phải dựa trên những khoa học căn bản này Bên cạnh những khoa học căn bản này, một số ý kiến cho rằng cần nhìn nhận khoa học về nơron và xã hội học cũng góp phần tạo nên trí thông minh nhân tạo Cùng với thời gian, các sản phẩm trí thông minh nhân tạo ngày càng trở nên tiên tiến hơn

Trí thông minh nhân tạo gồm có ba bộ phận cấu thành, có thể coi là ba quá trình của trí thông minh Đó là cảm nhận, suy nghĩ và hành động Quá trình cảm nhận là quá trình trí thông minh nhân tạo nhận dữ liệu từ thế giới bên ngoài thông qua các cảm biến, chẳng hạn như cảm biến hình ảnh, cảm biến giọng nói, hay các loại cảm biến khác Quá trình suy nghĩ là việ trí thông minh nhân tạo cân nhắc xem những dữ liệu mà nó nhận được liên quan như thế nào đến những gì mà nó đã biết Trong quá trình suy nghĩ, rất nhiều hoạt động được thực hiện như xử lý ngôn ngữ, đánh giá thực trạng, quy nạp logic, giải quyết vấn đề, học, nói ngôn ngữ tự nhiên Qua trình hành động là việc đưa ra những hành động cụ

Trang 23

thể như phát biểu gì đó hoặc điều khiển robot chuyển động hoặc bất kỳ một thao tác nào

- Công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là việc sử dụng công nghệ để phân tích, thay đổi các sinh vật sống nhằm mang lại những lợi ích cho con người Đây là việc sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, chẳng hạn như hóa học, toán học… được ứng dụng cùng với những tế bào sống Trong lịch sử phát triển của loài người, công nghệ sinh học đã được sử dụng tự lâu, nhưng chưa mang tên là công nghệ sinh học Đến năm 1919, Karoly Ereky, một nhà kỹ thuật người Hunggari, mới đặt tên cho công nghệ này như vậy Theo ông, công nghệ sinh học là công nghệ dựa trên việc chuyển đổi các nguyên vật liệu thô thành một sản phẩm hữu ích hơn Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nghiên cứu liên quan đến công nghệ sinh học bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc, việc sao chép và vai trò của AND trong di truyền Về sau này công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực

Những thành tựu trong công nghệ sinh học được công nhận và nhiều công nghệ trong số đó được nghiên cứu để ứng dụng, hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của con người Điểm quan trọng là công nghệ sinh học không chỉ được áp dụng đơn lẻ mà còn có thể kết hợp với nhiều công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác Chẳng hạn, việc cấy ghép trên cơ thể người trong lĩnh vực y tế có thể được thực hiện kết hợp giữa nền tảng của công nghệ in 3D và công nghệ sinh học hay việc theo dõi điều trị được thực hiện thông qua công nghệ sinh học và công nghệ internet kết nối vạn vật Hoặc là các sản phẩm được sẩn xuất trong lĩnh vực công nghiệp dựa trên nền tảng của công nghệ sinh học, công nghệ in 3D, internet kết nối vạn vật và dữ liệu lớn Do vậy, sức ảnh hưởng của công nghệ sinh học cũng như các công nghệ chủ yếu làm nên cách mạng công nghiệp 4.0 được nhân lên nhiều lần thông qua sử dụng kết hợp công nghệ này

1.2 Lý luận chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 v i công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trang 24

1.2.1 Lý luận chung v công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là con đường tất yếu giúp các nước chậm phát triển thoát nghèo và tụt hậu tiến lên theo kịp các nước phát triển Tuy nhiên, khái niệm công nghiệp hóa không phải bao giờ cũng được hiểu một cách thống nhất

Nhiều học giả quan niệm công nghiệp hóa đồng nghĩa với phát triển công nghiệp, tách biệt hoặc thậm chí đối lập với sự phát triển nông nghiệp và cách ngành kinh tế khác Theo họ, công nghiệp hóa là quá trình làm cho công nghiệp chiếm tỉ trọng áp đảo trong nền kinh tế, còn cơ cấu công nghiệp hay loại hình công nghiệp hóa như thế nào thì chưa phải vấn đề hàng đầu

Một số học giả khác lại hiểu khái niệm công nghiệp hóa với ý nghĩa cơ bản là xây dựng và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phổ biến quan niệm cho rằng nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa là phát triển công nghiệp nặng [19, tr16] Họ cho rằng, “công nghiệp hóa là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với các ngành trung tâm là chế tạo máy”[64, tr17]

Năm 1965, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa về công nghiệp hóa như sau:

“Công nghiệp hóa là một quá trình trang bị máy móc và công nghệ hiện đại cũng như phương pháp quản lý tiên tiến cho mọi hoạt động sản xuất, dù là sản xuất vật chất hay dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa đến tốc độ phát triển nhanh và bền vững về giá trị tăng thêm (GDP) Con đường của một nước tùy vào đặc thù về nguồn lao động và tài nguyên của nước đó Tuy vậy, đối với các nước có dân số đáng kể, cái cầu trung gian thường là từ phát triển công nghiệp chế biến hàng hóa tiêu dùng, dùng sức lao động cơ bắp tiến dần lên lao động chuyên môn, rồi lên công nghiệp cao và kinh tế dịch vụ tiên tiến”

Quan niệm trên cho thấy, công nghiệp hóa không chỉ là quá trình kỹ thuật, công nghệ thuần túy mà còn là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia, từ đó kéo theo những thay đổi khác của đời sống xã hội [71, tr36]

Trang 25

Cũng có một số ý kiến coi công nghiệp hóa là quá trình không chỉ phát triển một lĩnh vực công nghiệp chủ chốt nào đó hay toàn bộ ngành công nghiệp thành ngành chủ đạo, mà còn biến tất cả các hoạt động sản xuất ở các ngành khác thành loại hình hoạt động công nghiệp Theo cách hiểu này, công nghiệp hóa được coi là quá trình phát triển kinh tế lâu dài, bắt đầu từ khi xuất hiện mầm mống của công nghiệp và theo một định nghĩa nhất định, vẫn chưa hoàn toàn kết thúc ngay cả ở những nước hiện đã có nền công nghiệp phát triển

Tuy nhiên, mặc dù chưa hoàn toàn có sự nhất trí về cách hiểu thế nào là công nghiệp hóa, song, về đại thể có hai cách hiểu về khái niệm công nghiệp hóa như sau:

Theo nghĩa rộng: công nghiệp hóa là sự tiếp tục phổ biến cách thức tổ chức sản xuất theo lối công nghiệp ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, tức là một quá trình phát triển công nghiệp ngày càng tiến bộ hơn, vẫn đang diễn ra hiện nay và sẽ còn diễn ra trong một thời gian dài trong tương lai ở tất cả mọi nền kinh tế Theo cách hiểu này, công nghiệp hóa được hiểu gần giống khái niệm “hiện đại hóa” nền kinh tế và vì thế, đó là quá trình phát triển công nghiệp liên tục ngày càng tiên tiến hơn, ngay cả với một nền kinh tế có công nghiệp đã khá phát triển [3, tr 222,223]

Theo nghĩa hẹp: công nghiệp hóa được hiểu chỉ như là một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển xã hội, một thời kỳ mà trong đó diễn ra quá trình biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp, trên cơ sở thay thế lao động thủ công bằng máy móc

Theo cách hiểu này, công nghiệp hóa là một phạm trù lịch sử, có thể ước lượng được về thời điểm khởi đầu và kết thúc của nó

Gắn liền với công nghiệp hóa, ngày nay, hiện đại hóa là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cũng giống như khái niệm công nghiệp hóa, xung quanh quan niệm về hiện đại hóa cũng còn nhiều cách nhìn nhận khác nhau Có thể khái quát ở ba quan điểm nổi bật như sau:

Trang 26

Một là, quan niệm hiện đại hóa theo khuôn mẫu phương Tây Quan niệm này xuất phát điểm cho rằng: “Chính phương Tây và chỉ có ở phương Tây mới phát sinh những hiện tượng của văn hóa, được phát triển theo khuynh hướng đã mang ý nghĩa phổ quát.”5 Theo quan điểm này, phương Tây là khuôn mẫu hoặc chí ít là đích để đạt đến cho các nước ngoài phương Tây

Hai là, quan niệm cho rằng hiện đại hóa cũng chính là quá trình công nghiệp hóa “Về thực chất, quá trình hiện đại hóa đất nước trong thời đại ngày nay là quá trình phát triển công nghệ nhằm làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, không ngừng nâng cao hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế” [64, tr17] Như vậy, hiện đại hóa và công nghiệp hóa đều có chung một nội dung quan trọng, về cơ bản giống nhau

Ba là, quan niệm coi hiện đại hóa là “quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của các nước phát triển” [64, tr21] Quan niệm này đã cho thấy được một số mặt cụ thể của quá trình hiện đại hóa xã hội, nhưng chưa đi vào thực chất và chưa có tính khái quát quá trình này

Từ những quan điểm trên chúng tôi thấy rằng, điểm cốt lõi của hiện đại hóa chính là tiến bộ của khoa học – kỹ thuật – công nghệ mà biểu hiễn rõ nhất của nó là cuộc cách mạng công nghiệp Mục đích cuối cùng của hiện đại hóa là xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh, con người được thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần

Với ý nghĩa đó, hiện đại hóa là toàn bộ các quá trình, các dạng cải biến, các bước quá độ từ các trình độ kinh tế, xã hội khác nhau lên trình độ mới cao hơn dựa trên những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học – công nghệ nhằm phục vụ tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của con người và tiến bộ xã hội

5

Dẫn theo Nguyễn Thế Nghĩa: Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr 42-43

Trang 27

Tới đây có thể thấy, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm độc lập song có quan hệ với nhau Hiện đại là thuộc tính của tiến trình công nghiệp và hiện đại hóa là một quy luật xuyên suốt thời đại công nghiệp, thời đại hiện đại Với ý nghĩa này, hiện đại hóa cũng là thuộc tính của công nghiệp hóa Nhưng sự khác biệt là ở chỗ, công nghiệp hóa là phạm trù lịch sử, sau khi cấu trúc nền sản xuất xã hội thành hệ thống công nghiệp, xác lập công nghiệp là chỉnh thể quyết định tiến trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và kết thúc Trong khi đó, hiện đại hóa còn tiếp diễn cùng với tiến trình công nghiệp, và nói chung suốt trong tiến trình phát triển

Khẳng định công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm độc lập, tuy nhiên, thực tế cho thấy, do không tiến hành cách mạng công nghiệp, tức chuyển tiểu thủ công nghiệp thành đại công nghiệp, rồi từ đại công nghiệp này, công nghiệp hóa nền sản xuất xã hội, mà dựa ngay vào thành tựu đại công nghiệp mà các nước công nghiệp đi trước tạo ra trong việc công nghiệp hóa nền sản xuất của nước mình, các nước đi sau tất yếu phải thực hiện một quá trình kép: một quá trình hai trong một: công nghiệp hóa được tiến hành với trình độ tối tân, tiên tiến nhất, tức với trình độ hiện đại, vì vậy công nghiệp hóa ở đây đồng thời là hiện đại hóa

Với quan niệm vừa nêu, “để nhấn mạnh yêu cầu về mức độ “hiện đại” của công nghệ – kỹ thuật của sản xuất theo lối công nghiệp của những nước công nghiệp hóa sau, khái niệm hiện đại hóa được sử dụng cặp đôi với khái niệm công nghiệp hóa” [3, tr223-224] và trong khuôn khổ Đề tài này, chúng tôi thống nhất dùng chỉ như một khái niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Theo đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện nền sản xuất xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động c ng với công nghệ, phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại trên nền tảng cách mạng khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và phát triển bền vững

Trang 28

1.2.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung

Như đã phân tích, ngày nay cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng vai trò nền tảng, động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vai trò đó được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:

Một là, cách mạng công nghiệp 4.0 trang bị nền tảng vật chất - kỹ thuật cho nền sản xuất Như đã biết, nội dung cơ bản nhất của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa chính là quá trình chuyển biến nền sản xuất kỹ thuật thủ công sang kỹ thuật máy móc

Đối với thời kỳ công nghiệp hóa cổ điển, nội dung cách mạng kỹ thuật đã được nhấn mạnh khá nhiều, thậm chí thành nội hàm quyết định của khái niệm công nghiệp hóa Dưới sự tác động của cách mạng kỹ thuật, tư liệu sản xuất được thay đổi mang tính cách mạng; tư liệu lao động được thay đổi tận gốc rễ: chuyển từ công cụ thủ công cầm tay thành máy móc Sự chuyển biến cách mạng đó được thực hiện theo lộ trình ba bước: 1 Thay công cụ thủ công bằng máy móc; 2 Xác lập công nghiệp sản xuất máy móc bằng máy móc hay đại công nghiệp cơ khí; 3 Chuyển hoàn toàn nền sản xuất sang cơ sở kỹ thuật máy móc Như vậy, cách mạng kỹ thuật đã thay kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật máy móc, xác lập ngành sản xuất máy móc thành ngành sản xuất độc lập, thành nền tảng vật chất kỹ thuật của đại công nghiệp

Sau hai thế kỷ phát triển, đến nửa cuối thế kỷ 20, với những biến đổi không ngừng trong trong phương thức sản xuất, nội dung vật chất của nền sản xuất xã hội đã diễn ra một bước thay đổi cách mạng trên nền tảng phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ

Cách mạng công nghiệp 4.0 với các lĩnh vực tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn… đã tạo ra một tầm ảnh hưởng sâu rộng làm đảo lộn hoàn toàn nền tảng kỹ thuật, do đó toàn bộ phương thức sản xuất và toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người Thích ứng với những

Trang 29

công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 đã diễn ra quá trình tự động hóa sản xuất, điện tử hóa, tin học hóa và sinh học hóa các quá trình sản xuất nói riêng và toàn bộ sinh hoạt kinh tế xã hội nói chung Đặc biệt công nghệ thông tin đã tạo ra một phương tiện đặc thù của nền sản xuất và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nó kết nối và giải quyết những quá trình diễn ra trong một mạng sản xuất xã hội hóa sâu, rộng ở trình độ xã hội hóa cao khác thường Có thể nói nền sản xuất và xã hội của sự phát triển hiện đại là nền sản xuất tự động hóa, điện tử hóa, tin học hóa và sinh học hóa, chúng xác lập thành nền tảng kỹ thuật – công nghệ của tiến trình phát triển hiện đại

Cách mạng công nghiệp 4.0 trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thể hiện ở chỗ, đã giúp cách mạng hóa kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải và thông tin phát triển nhanh mạnh và khác về chất so với thời đại phát triển cổ điển Kết cấu hạ tầng dựa trên cơ sở cách mạng công nghiệp 4.0 là một lực lượng sản xuất hiện đại mang tính toàn cầu Nó nối kết kinh tế thế giới trong một hệ thống, một mạng duy nhất Nếu thương mại và xuất khẩu, di chuyển tư bản mang tính quốc tế và là đời sống kinh tế của hệ thống sản xuất thế giới, thì hệ thống giao thông vận tải và viễn thông hiện đại chính là phương tiện vật chất của các quá trình kinh tế của hệ kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu Công nghệ hiện đại và kết cấu hạ tầng hiện đại, một mặt, tăng sức sản xuất thích ứng với quy luật phát triển hiện đại của tư bản, và mặt khác, chính chúng là lực lượng sản xuất đặc thù của một trình độ phát triển cao của quá trình xã hội hóa, khi nền kinh tế toàn cầu – giai đoạn hiện đại của phân công lao động và xã hội hóa được xác lập Ở một ý nghĩa nhất định, nền kinh tế toàn cầu được xác lập trên cơ sở của công nghệ hiện đại, kết cấu hạ tầng hiện đại

Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò quyết định trong sự thay đổi cơ bản về chất trong lực lượng sản xuất xã hội, chuyển cơ sở kỹ thuật đại công nghiệp sang cơ sở công nghệ cao hiện đại

Trang 30

Cụ thể hơn, vai trò trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền sản xuất của cách mạng khoa học - công nghệ – tiền thân của cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, vào những năm 90 của thế kỷ trước, ở các nước tư bản phát triển nhất là ở Mỹ và Nhật Bản, nền sản xuất dựa trên ngành điện tử học và công nghệ thông tin đã xuất hiện với các kỹ thuật sản xuất tự động hóa mới có tính then chốt ngày càng nhiều sau đây:

Hợp nhất sản xuất trên cơ sở máy tính điện tử (CIM) – việc vận dụng

CIM vào sản xuất cho phép đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời với tiết kiệm về tổng thể các nguồn lực, chẳng hạn tiết kiệm chi phí thiết kế tới 15 -30 , tăng chất lượng sản phẩm lên 2-5 lần, hiệu suất vốn lên 2-3 lần, năng suất lao động 40-70 , giảm bớt số người làm việc xuống 30-60%

Máy công cụ điều khiển bằng số (NCMT) và máy điều khiển chương trình số (CNC) – là một trong những thành tố quan trọng nhất của tự động hóa điện tử

đối với nền sản xuất xã hội và đây là những thiết bị chủ yếu của nền sản xuất tự động hóa Ở Mỹ, năm 1983 tổng số máy điều khiển chương trình số là 103.000 tăng gấp đôi so với năm 1978 Trong sản xuất, về mặt giá trị, tỷ trọng máy công cụ điều khiển bằng số đã tăng từ 1/3 vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước lên 45-50 vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, còn các máy điều khiển chương trình số trung bình là 40 - đây là loại máy có nhiều thao tác, nhiều dụng cụ và đa chức năng, có năng suất cao nhất và thường được gọi là “các trung tâm gia công chế biến”

Các người máy công nghiệp – là phương tiện kỹ thuật quan trọng của giai

đoạn tự động hóa hiện nay, được sử dụng chủ yếu trong các công đoạn sản xuất như hàn, đổ khuôn dưới áp lực, sơn, gia công cơ khí hay trong khai thác dầu khí, trong y tế Các người máy này là bộ phận hợp thành chương trình hiện đại hóa toàn nền sản xuất ở các nước tư bản phát triển, trước hết là nhằm tạo ra các ngành sản xuất tự động hóa linh hoạt và tiếp theo đó là tạo ra các xí nghiệp làm việc theo “chế độ không có người”

Trang 31

Các hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) – là một trong những thành tố của

“xí nghiệp tương lai” Các hệ thống này bao gồm các CNC, các người máy công nghiệp, các thiết bị kiểm soát – đo lường, các thiết bị tích lũy, vận chuyển, hệ thống điều khiển thống nhất bằng máy điện toán, thực hiện sự điều phối tất cả các khối chức năng của PMS, điều khiển tập trung các máy công cụ và các thiết bị khác nhau Việc sử dụng FMS đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn Chẳng hạn, nhờ sử sụng FMS, năng suất lao động tăng lên 2,4 lần, chu trình sản xuất giảm từ 16 ngày xuống 16 giờ, công suất sản xuất tăng lên 35 cùng với giảm đồng thời diện tích mặt bằng sử dụng trong sản xuất xuống 25 , hệ số sử dụng công suất sản xuất trên một đơn vị diện tích đã tăng lên 100% [58; tr 39]

Thiết kế hay chế tạo bằng máy điện toán (C C M) – cùng với CNC,

đây là một trong những yếu tố then chốt của tự động hóa sản xuất, được áp dụng trong các lĩnh vực như chế tạo máy, trước hết là trong ngành hàng không, tên lửa vũ trụ, ô tô và điện tử, cũng như trong sản xuất các kỹ thuật gia dụng Việc sử dụng trên thực tế CAD/CAM được tiến hành thông qua các trạm công tác – là những chỗ làm việc được trang bị máy tính điện tử cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất

Hai là, cách mạng công nghiệp 4.0 đóng vai trò quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế Như đã phân tích, khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, điều

dễ nhận thấy đầu tiên là nó trang bị cơ sơ vật chất – kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội Đến lượt mình, chính điều này lại thúc đẩy phân công lao động xã hội, làm xuất hiện những ngành nghề mới, và do đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm thay đổi cơ cấu kinh tế Quá trình phân công lao động xã hội bao giờ cũng đi liền với cơ cấu ngành nghề, mà cơ cấu ngành nghề thì luôn biến động đi đôi với sự phát triển của cách mạng trong khoa học và công nghệ “Cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất của một lĩnh vực công nghiệp này gây ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực khác Điều đó áp dụng trước hết cho những ngành công nghiệp tuy bị cô lập do sự phân công lao động xã hội, thành

Trang 32

thử mỗi ngành sản xuất ra một hàng hóa độc lập , nhưng vẫn quyện chặt với nhau thành những giai đoạn của một quá trình chung [58, tr43]

Với việc được trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, đã tạo ra ưu thế trong quá trình sản xuất Năng xuất lao động tăng lên do lao động được chuyên môn hóa, người lao động được tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ thành thạo và cải biến phương pháp Cũng do thực hiện chuyên môn hóa, phân công hiệp tác, hình thành một dây chuyền sản xuất có quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa các bộ phận dẫn dến kết quả của người lao động này là khởi điểm của người lao động khác, tạo nên sự đồng bộ nhịp nhàng trong sản xuất Cùng với năng suất lao động tăng, lượng hàng hóa được sản xuất ra nhiều lên thúc đẩy công nghiệp vận tải phát triển đặc biệt là vận tải đường sắt Công nghiệp đường sắt thu hút lao động đồng thời đến lượt mình lại thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khác như ngành luyện kim để thay thế đường ray gang bằng đường ra sắt, cải tiến kết cấu công nghệ chế tạo máy

Những cuộc cách mạng trong kỹ thuật nối tiếp nhau đã khiến cho ngày càng tách rời lao động thương nghiệp với lao động sản xuất, hình thành tâng lớp thương nhân, lao động gián tiếp (dịch vụ) ra đời và ngày một phát triển làm cho quy mô trao đổi hàng hóa tăng mạnh, phạm vi trao đổi mở rộng, hình thức trao đổi phức tạp hơn Từ đó mà hình thành thị trường càng góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội mạnh hơn

Ngày nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy việc phân công lao động trong xã hội cùng với những nghề mới hết sức đa dạng Nền công nghiệp với cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã xuất hiện lớp người lao động có trình độ chuyên môn hóa rất cao, gắn liền với quá trình tự động hóa Ở các nước phát triển hiện nay, ngành dịch vụ đã phát triển thành 155 phân ngành khác nhau và số lao động tham gia vào đây ngày càng nhiều (chiếm từ 50-70 lao động) Ở Mỹ, ngay từ năm 1986 cơ cấu lao động nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ đã ở mức 2,7 -22,2%-75,1% [58, tr 44]

Trang 33

Bên cạnh đóng vai trò làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ, xét ở một khía cạnh khác, cách mạng công nghiệp 4.0 còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng sang cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều sâu Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng là cơ cấu kinh tế coi trọng yếu tố đầu vào, lao động và tài nguyên trên cơ sở kỹ thuật cũ

Nhờ các cuộc cách mạng kỹ thuật nối tiếp nhau dưới sự hỗ trợ của máy móc và kỹ thuật, trình độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người ngày một tăng, lúc này trong phát triển kinh tế, người ta coi trọng yếu tố đầu vào là tài nguyên và đề cao chiếm hữu và phân phối tài nguyên thiên nhiên Quốc gia nào, lực lượng nào có nhiều nguồn đất đai, tài nguyên khoáng sản, vùng biển hải đảo, thì coi như có quyền lực Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên trái đất cũng như của từng quốc gia đều có hạn và sẽ bị cạn kiệt Nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên do đó không phải là cách thức bền vững Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu vĩ đại của nó là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này Minh chứng là một số nền kinh tế nghèo tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông vẫn vươn lên trở thành những nền kinh tế hùng mạnh Những nước này đã biết sử dụng những thành tựu trong khoa học, công nghệ đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu

Chuyển dịch cơ cấu theo chiều sâu là dựa vào khai thác và sử dụng tốt những công nghệ mới, những nguyên vật liệu – nguồn năng lượng mới, đặc biệt là dựa vào khai thác nguồn trí tuệ con người

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực hiện việc cách mạng bộ não con người trong quá trình sản xuất, tức cách mạng trí tuệ trong quá trình sản xuất Chuyển những khám phá khoa học thành công nghệ và bằng công nghệ cao con người sản xuất ra những sản phẩm cao cấp; tri thức khoa học hiện đại, công nghệ cao trở thành lực lượng sản xuất đặc thù Điều này là cơ sở của phát triển bền vững – nguyên tắc cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế theo chiều sâu

Trang 34

Cùng với tạo cơ sở cho phát triển bền vững, trong việc góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo tiền đề để những hoạt động trí tuệ do con người đảm nhận trước đây từng bước, từng phần được chuyển giao cho máy móc, làm cho trí tuệ của con người ngày càng mở mang và tăng lên gấp bội, năng lực tư duy phức tạp ngày càng được hoàn thiện thêm Các loại máy móc “khôn ngoan” ra đời và nối tiếp các thế hệ thay thế nhau Các thiết bị phần cứng như máy tính, thiết bị vi điện tử đến dây chuyền tự động hóa, rồi phần mềm đều được trang bị và phối hợp nhịp nhàng

a là, cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần quan trong trong phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ở phần trên chúng tôi

đã ít nhiều đề cập đến phát triển bền vững khi phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu Một vấn đề cần khẳng định đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

phát triển bền vững là đòi hỏi tiên quyết

Để làm sáng tỏ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng tôi phân tích

trên những phương diện sau: thứ nhất, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem đến

giải pháp tiết kiệm tài nguyên không tái tạo trong sản xuất Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang làm cho sản phẩm hàng hóa ngày càng được đổi mới, hoàn thiện và tính năng tác dụng to lớn chưa từng thấy, đem lại hiệu quả mang tính đột biến trong việc tiết kiệm nguyên liệu trọng sản xuất, tiết kiệm thời gian khi sử dụng, thao tác Máy tính ra đời kích thước được thu hẹp 50 lần trong 10 năm [25; tr49] Vào thập kỷ 90, các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật Bản đã phát triển nền sản xuất mới dựa trên ngành điện tử tin học, và công nghệ thông tin đã cho ra đời hệ thống kỹ thuật tự động CIM hợp nhất sản xuất trên cơ sở máy tính điện tử – việc vận dụng CIM vào sản xuất cho phép đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm tổng thể các

Trang 35

nguồn lực, chẳng hạn tiết kiệm các chi phí thiết kế tới 15 -30 , tăng chất lượng lên 2-5 lần [58, 37-39]

Thời kỳ 1970-1984, mặc dù dân số thế giới tăng từ 4,4 tỷ lên 4,8 tỷ người nhưng mức tiêu thụ thép giảm 5 Một xe ô tô Nhật năm 1975 cần 1000kg kim loại thì cùng xe đó đến năm 1895 chỉ cần 800kg Năm 2007, hãng máy bay Boeing cho ra đời loại máy bay 787 nhờ áp dụng công nghệ composite trong 50 cấu trúc đã tiết kiệm 1,5 tấn nhôm, 40.000-50.000 chiếc bu lông, giảm 20 năng lượng; tốc độ máy bay đạt 289m/s [58, tr50]

Nếu thời đại công nghiệp được đặc trưng bởi các sản phẩm có hàm lượng lao động cao (sử dụng nhiều lao động), và hàm lượng vật chất cao (sử dụng nhiều nguyên vật liệu), chiếm ưu thế trong tổng sản phẩm quốc dân của một nước hay của thế giới thì trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các sản phẩm với suất tiêu hao rất thấp chi phí nguồn lực đầu vào, nhưng với hàm lượng cao về trí tuệ (khoa học, kỹ thuật và công nghệ) sẽ chiếm đa số theo chiều hướng “tối thiểu hóa không gian, tối đa hóa tính năng tác dụng” Ví dụ: trong các sản phẩm có vi mạch tích hợp cao, hàm lượng nguyên vật liệu và năng lượng chỉ chiếm 2 , còn lại 95 -98 là chất xám Hay một máy tính điện tử IBM có tốc độ xử lý thông tin hàng tỉ phép tính trong một giây, chỉ có trọng lượng khoảng vài kg

Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi đối tượng lao động, sử

dụng tốt hơn, có hiệu quả, hiệu suất tốt hơn các đối tượng lao động cũ, tìm ra và sử dụng các đối tượng lao động mới, tiết kiệm các nguồn tài nguyên và sử dụng các nguồn tài nguyên mới Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, ngay những đối tượng lao động tự nhiên cũng được nhân tạo hóa

Như đã biết, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi hoàn toàn nền sản xuất xã hội, nó đẻ ra nhiều ngành công nghiệp mới với những đối tượng lao động mới cụ thể là vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, từ đây, vật liệu truyền thống, nguồn năng lượng truyền thống không còn đáp ứng được nhu cầu nữa

Trang 36

Nền sản xuất hiện đại, ra đời trong quá trình triển khai của cách mạng công nghiệp 4.0 có những yêu cầu rất cao về các tính chất của vật liệu, như siêu cứng, siêu bền, siêu tinh khiết, chịu nhiệt độ, áp suất cao…Yêu cầu của sản xuất, nhiệm vụ kỹ thuật nảy sinh trong quá trình sản xuất còn đòi hỏi phải sử dụng những vật liệu có những tính chất được định trước mà các vật liệu trong thiên nhiên không có Do đó, một mặt phải nâng cao chất lượng của các vật liệu tự nhiên đã biết, tìm kiếm các vật liệu thay thế mới trong tự nhiên, nhưng đồng thời nền công nghiệp vật liệu hiện đại phải chế tạo các vật liệu tổng hợp nhân tạo thỏa mãn các nhu cầu của kỹ thuật và công nghệ hiện đại Nếu trước đây người ta chỉ cần kim loại để làm vật liệu dẫn điện thì ngày nay các ngành công nghiệp điện tử bán dẫn và vi điện tử đòi hỏi rất nhiều vật liệu bán dẫn

Để chế tạo những vật liệu đặc biệt, ngoài việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ngành luyện kim hiện đại, các nhà kỹ thuật đã tìm cách phối hợp kim loại với á kim, hay á kim với nhau trong những điều kiện vật lý đặc biệt và dưới tác động của các quá trình hóa lý để chế tạo các loại vật liệu mới có tính chất thích hợp với yêu cầu của kỹ thuật mới Ngày nay, các nhà khoa học và kỹ thuật đã chế tạo được kim cương nhân tạo với số lượng lớn từ than chì Ngoài kim cương, người ta cũng đã tổng hợp được nhiều loại vật liệu có độ cứng gần như kim cương kèm theo những đặc tính đặc biệt khác Nhờ những thành tựu và phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại các nhà kỹ thuật đã sản xuất được các vật liệu dẫn điện, chịu đựng được hiện tượng đánh lửa nơi tiếp điểm, khi ngắt dòng điện có cường độ dòng điện lên đến hàng vạn Ampe Trong số các vật liệu nhân tạo, các loại vật liệu tổng hợp có các tính chất định trước có ý nghĩa đặc biệt đối với nền sản xuất tự động

Nền sản xuất tự động đặt ra cho đối tượng lao động nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn các phương pháp sản xuất trước đây Trong quá trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng và số lượng đối với các loại vật liệu nhân tạo đã được thỏa mãn nhờ quá trình “hóa học hóa” nền sản xuất Có thể nói vật liệu hóa tổng hợp là vật liệu tiêu biểu của cuộc cách

Trang 37

mạng khoa học – công nghệ, là kết quả của việc áp dụng các thành tựu của hóa học cao phân tử Ngành công nghiệp hóa tổng hợp hiện đại đã cung cấp cho con người rất nhiều vật liệu nhân tạo dùng trong công nghiệp và đời sống Áp dụng các công trình lý thuyết và tổng hợp các chất hữu cơ, kết hợp các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong công nghiệp, từ những nguyên liệu hiđrocacbon trong than, dầu, khí, gỗ…người ta đã sản xuất những loại chất dẻo có tính chất đặc biệt có giá trị đối với công nghiệp Hiện nay, chất dẻo đã bắt đầu thay thế một phần sắt thép trong công nghiệp chế tạo cơ khí và điện, 30 kim loại đã được thay thế bằng vật liệu tổng hợp, chất dẻo cũng đã chiếm 25 vật liệu xây dựng Chất dẻo được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhẹ dưới dạng sợi hóa học, cao su nhân tạo hay các loại sơn nhựa tổng hợp Sợi nhân tạo đã trở thành nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp dệt hiện nay

Bên cạnh việc tạo ra những vật liệu mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép tìm kiếm và sử dụng những nguồn năng lượng mới Trong các loại năng lượng mới được sử dụng chúng ta phải kể đến năng lượng hạt nhân Năng lượng hạt nhân được giải phóng trong hai quá trình vật lý hoàn toàn khác nhau: phá vỡ các hạt nhân nặng (uranium, plutôni), trong phản ứng phân rã, ta thu được năng lượng nguyên tử; tổng hợp các hạt nhân nhẹ (các đồng vị của hiđrô) trong phản ứng tổng hợp nhiệt hạch, ta thu được năng lượng nhiệt hạch

Ngoài năng lượng hạt nhân, cách mạng công nghiệp 4.0 còn mở ra khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, năng lượng gió, năng lượng hải lưu…

Như vậy, với cách mạng công nghiệp 4.0, con người đã tạo ra được nhiều vật liệu nhân tạo, mở rộng đối tượng lao động cho kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp hiện đại Nói chung, đa số các đối tượng lao động hiện nay được sản xuất ra từ những vật liệu không phải do con người trực tiếp khai thác trong thiên nhiên mà từ những vật liệu chế biến và làm thay đổi tính chất các nguyên liệu ban đầu lấy trong thiên nhiên

Trang 38

Chương 2 Thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối v i công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Như đã phân tích, bản chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với sử dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững Vì vậy, để thấy được thực trạng vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng tôi khảo sát trên những mặt sau:

Trang 39

2.1 Thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến trang cơ sở vật chất – thuật cho nền sản uất hội

2.1.1 Thực trạng tác động đến thiết bị máy móc

Xét trên tổng thể, đại bộ phận thiết bị công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp thuộc các thế hệ cũ, lạc hậu (trừ một số dây truyền và thiết bị lẻ tương đối hiện đại trong một số nhà máy xí nghiệp thuộc các lĩnh vực như: may xuất khẩu, dệt, thủy sản đông lạnh, điện, giấy, xi măng, bia và nước ngọt, sữa, bột giặt, điện tử ) Mức lạc hậu có khác nhau giữa các lĩnh vực và trong cùng một lĩnh vực giữa các xí nghiệp với nhau So với mức trung bình tiên tiến của thế giới thì sự lạc hậu này từ 2 đến 3 thế hệ Cũng có những lĩnh vực hay thiết bị lạc hậu đến 4,5 thế hệ như: khai thác đá, kể cả đá ốp lát, thi công đường bộ, các đầu máy hơi nước và toa xe đường sắt (có từ nửa đầu thế kỷ XX), sành – sứ – thủy tinh và cả công nghệ chế biến nhiều loại thực phẩm Tuổi trung bình của thiết bị là 15-20 năm, trong đó khoảng 60-70 là trên 20 năm; không ít thiết bị đã sử dụng 30-40 năm (như trong ngành đường sắt, một số nhà máy xi măng, rượu ) Mức hao mòn vật chất, còn gọi là hao mòn vật lý trung bình 40-45 , trong đó có lĩnh vực rất cao như các đầu máy hơi nước của đường sắt tới 82 , thi công đường bộ 70 , sành sứ 70 , cơ khí (cả chế tạo và động lực) 53 , luyện kim 54 , hóa chất 55 , đồ hộp 53 Các tính năng công nghệ thể hiện trong gia công chế biến thấp hoặc rất thấp (năng suất, độ chính xác gia công, độ thuần khiết chế biến, chất lượng sản phẩm, hao phí năng lượng và nguyên vật liệu )

Trang bị chắp vá và không đồng bộ, thiết bị lẻ thu gom từ nhiều nguồn qua các thời kỳ khác nhau Có sự mất cân đối giữa các khâu công nghệ cơ bản trong cùng một hệ thống Thiết bị được huy động tham gia sản xuất thấp Tính theo đầu máy làm việc từ 20 thời gian định mức trở lên, thì đạt khoảng 70 , trong khi thế giới đạt 90-100 Chế độ làm việc phổ biến là 1,2 ca, rất ít làm việc 3 ca (56 làm việc 1 ca, 24 làm việc 2 ca, 20 làm việc 3 ca) Tính theo công suất huy động làm việc thực tế so với tổng công suất lắp đặt thấp, đạt

Trang 40

chung là 25-30 , trong khi thế giới phải từ 60 trở lên, các nước như Mỹ, Nhật, Tây Âu phổ biến là 80-90 Ở Việt Nam chỉ có vài lĩnh vực đạt chỉ tiêu này khá hơn như than, điện, giấy, may mặc 35-40 , thủy sản đông lạnh hơn 50 Ngược lại, có lĩnh vực đạt quá thấp như thi công đường bộ 20 , cơ khí 20-25%

Xét về cơ cấu và sự đồng nhất về kỹ thuật, thì chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp là có thiết bị đồng bộ, 70 còn lại mất cân đối ở mức độ khác nhau Tình trạng thiết bị vừa thiếu, vừa thừa là khá phổ biến Cả ngành động lực nơi nào cũng kêu quá yếu ở khâu tạo phôi và khâu hoàn tất, thì chính ở hai khâu này lại có thiết bị khá đầy đủ, tương đối hiện đại, đủ thỏa mãn cho nhu cầu của cả ngành, nhưng mới huy động một phần rất nhỏ, ví như ở nhà máy điêzen Sông Công, riêng đúc có công suất tới 20.000 tấn/năm

Tình trạng nhiều địa phương thi nhau đầu tư sản xuất, nhưng thiếu nghiên cứu thị trường đầy đủ và thiếu sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, đang có chiều hướng gia tăng Ví dụ: Ngành chế biến thủy sản (chủ yếu là tôm) xuất khẩu, từ 70 cơ sở năm1988 đã vọt tới 103 cơ sở năm 1990 và có thêm một số cơ sở nữa năm 1991 đến nay; trong khi đó thì nguồn nguyên liệu tôm, mực, cá tươi đánh bắt ngoài biển giỏi lắm mới thỏa mãn được 60-70 nhu cầu Sản xuất đá ốp lát là một ví dụ khác: Cả nước có hơn 100 cơ sở, riêng Hà Nội có tới 8 cơ sở, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, chỉ xuất khẩu được 10-15 sản phẩm làm ra, trong khi mục tiêu đề ra sản xuất cốt để xuất khẩu là chính Rồi các dây chuyền xay sát mini, bia, nước ngọt cũng được tới tấp ra đời Về hình thức, sự rộ lên như vậy có vẻ như là năng lực công nghệ được tăng trưởng nhanh, thưng thực ra lợi bất cập hại, vì chất lượng và hiệu quả thấp, không có đủ thị trường tiêu thụ, gây lãng phí vốn đầu tư và tài nguyên đất nước

Nhìn chung, trình độ và năng lực công nghệ có được nâng lên nhất định, nhưng tốc độ chậm Từ sau những năm 90 thế kỷ trước đến nay số thiết bị được bổ sung có ý nghĩa nâng cao năng lực công nghệ đạt 28 tổng giá trị thiết bị hiện có, bình quân mỗi năm tăng 7 Một số lĩnh vực tăng trưởng nhanh như

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng sản phẩm trong nước  theo giá hiện hành, giai đoạn 2005-2017 - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay : Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở / Phùng Văn Ứng chủ nhiệm đề tài, [và những người khác …]
Bảng 1. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành, giai đoạn 2005-2017 (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w