1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

250 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Độ, Quyền Lợi Người Lao Động Khi Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Tác giả TS. Nguyễn Hữu Chí, TS. Đồng Ngọc Ba, TS. Lưu Bình Nhưỡng, TS. Nguyễn Thi Kim Phụng, TS. Trần Thủy Lâm, ThS. Nguyễn Hiền Phương, ThS. Nguyễn Xuân Thu, ThS. Đỗ Thị Dung, Nguyễn Đức Sơn, CVC. Cao Thế Việt, Nguyễn Văn Nam, ThS. Nguyễn Gia Trọng, ThS. Nguyễn Văn Bình
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Chí
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 53,35 MB

Nội dung

Ngoài ra, có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn dé này như: - “Bảo vệ lợi ích chính đáng của NLD trong các doanh nghiệp nhà nước cô phần hóa ” của tá

Trang 1

‘TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI KHOA PHAP LUAT KINH TE

ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

CHE DO, QUYỀN LOI NGƯỜI LAO DONG

KHI CO PHAN HOA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Add

CHỦ NHIỆM DE TÀI: TS NGUYEN HỮU CHÍ

MÃ SỐ: LH 07 - 02/DHL

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TS Nguyễn Hữu Chí Giám đốc TTNC Luật Lb, Chủ nhiệm đề tài; tác

| TM & DT - Khoa PLKT, Đại giả Chuyên dé |

học Luật Hà Nội

TS Đồng Ngọc Ba Phó giám đốc TĨNC Luật Thư ký đề tài; tác giả

Z LD, TM & ĐT - Khoa PLKT Chuyên dé 6

Đại học Luật Hà Nội

TS Lưu Bình Nhưỡng Phó CN Khoa Pháp luật Kinh Tác giả Chuyên đề 12

3 ¿ as

| té - Dai hoc Luat Ha Noi

4 TS Nguyén Thi Kim | Phó CN Khoa Sau Đại học - ' Tác giả Chuyên đề 2Phụng Đại học Luật Hà Nội

5 TS Trần Thuy Lam - Đại hoc Luật Hà Nội - Tác giả Chuyên đề 11

| 6 ThS Nguyễn Hiền Phương | Đại học Luật Hà Nội - Tác giả Chuyên đề 3

| —+ es, jhe’ tial | V về 9v = SH

| 7 Th§ Nguyễn Xuân Thu Đại học Luật Hà Nội | Tác giả Chuyên đề 4

| 8) Ths DBO Thi Dung Đại học Luật Hà Nội Tac gia Chuyên dé 5

| 9 Nguyễn Đức Son UNND Thành phố Hà Nội | Tác giả Chuyên đề 7 (10 CVC Cao Thế Việt | Bộ Xây Dựng “Tác giả Chuyên dé 8

| me xa An ẽ be ee 0ˆ I‹ <<.” s he gees 7A MỸ ash |

- Nguyễn Van Nam Phó vụ trưởng Vụ TCCB - Bộ Tác giả Chuyên đề 9

11) - Nông nghiệp và Phát triển

Trang 3

BANG CHU VIET TAT

Bảo hiểm xã hội

Cổ phần hóaCông ty cổ phần

Doanh nghiệp nhà nước

Hợp đồng lao động

Người lao động

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN THỨNHẤT MỞ ĐẦU |

PHAN THỨ HAI BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG DE TÀI 8

PHẦN THỨ BA CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 26 Chuyên đẻ 1 Sự cẩn thiết bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN ¿ø

_ Pháp luật một số nước về quyển lợi NLĐ khi CPH _

Chuyên đề 2 DNNN 35

' Khái quát sự phát triển pháp luật về chế độ, quyền _

Chuyên để 3 gi của NLD khi CPH DNNN | 31

| 1 Chính sách, pháp luật hiện hành về quyền lợi của |

Chuyên đẺ4 NLD khi CPH DNNN 30

+ Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ | Chuyên dé S| quyên lợi NLD khi CPH DNNN |

: : | Một số vấn đề về quản trị CTCP sau CPH doanh | |

Chuyên de 6 “nghiép 100% vốn nhà nước ở Việt Nam | al

' | Chế độ, quyền loi NLD khi CPH DNNN tại Thành _ Chuyên đề 7 | phố Hà Nội - Thực trang va giải pháp 107

~ | Chế độ, quyền lợi NLD khi CPH DNNN trong | Chuyên dé 8 | ngành Xây dựng - Thực trạng và giải pháp LẺ

_ Chế độ, quyền loi NLD khi CPH DNNN ngành

Chuyênđ9 - Thuỷ Sản - Thực trạng va gial pháp tu

Chế độ, quyền loi NLD khi sắp xếp, đổi mới doanh

Trang 5

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính

Chuyên đề 12 — Sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NLD trong quá 210

trình CPH DNNN

Điều tra xã hội học về tác động của CPH DNNN với ©

Chuyên đề l3 ne độ, quyền lợi NLD 220

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU.

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự triển khai có tính chất toàn cầu quá trình CPH, được bắt đầu mạnh

mẽ từ những năm 80 đến nay đã chứng tỏ rang hầu hết Chính phủ các nước

đều thấy sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực

kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm bớt mức độ sởhữu và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước, giành được sự điều tiết mạnh mẽhơn cho cơ chế thị trường Sự khắc phục những hiện tượng trì trệ trong nên

kinh tế do hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước, thâm hụtngân sách kéo dài và gánh nặng nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã buộchầu hết các chính phủ có khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trongtổng tư bản xã hội đều phải tìm cách giảm bớt một tỷ trọng nhất định trongnền kinh tế bằng các phương pháp tư nhân hoá và CPH

Tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam không thể không có nội dung cơcấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu nhà nước và hạn chế sựcan thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cácdoanh nghiệp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sởhữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường Vì vậy, tiếnhành CPH các DNNN ở Việt Nam là một nội dung quan trọng của công cuộc

đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị

truờng dựa trên động lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.Trên thực tế, Nhà nước Việt nam cũng đã có một chương trình tổng thểđối mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó CPH là một biện pháp quantrọng Theo đó, mỗi năm chỉ tiêu phải tiến hành CPH khoảng 150 doanhnghiệp và Chính phủ cũng đã chỉ đạo mỗi bộ, ngành phải xây dựng chỉ tiêu

cụ thể hàng năm về số lượng các doanh nghiệp CPH Do đó, việc tiến hành

Trang 7

CPH bây giờ không sẽ chỉ là sự tự nguyện đăng ký như trước đây nữa Điềunày chứng tỏ Việt Nam, ngoài kinh nghiệm bản thân cũng đã có nhiều họchỏi để hoà nhập theo xu thế chung, phổ biến của thế giới và của thời đại Hơnnữa, xu thế đổi mới các DNNN trong khu vực đang diễn ra mạnh mẽ Một sốnước trong khu vực và nhiều nước láng giéng của ta đã thực hiện CPHDNNN thành công và hiệu quả là Trung Quốc, Indonesia Điều này đã tácđộng đến việc tiến hành CPH DNNN của chúng ta Những nhân tố này đã tậptrung đầy đủ ở Việt Nam từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tạo cơ sở cho việc

ra đời và phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần Hơn nữa, do hậu quả của

chính sách tập trung, bao cấp nên khu vực DNNN nắm giữ toàn bộ cácngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, vai trò

và hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực của mình và đã bộc

lộ nhiều yếu kém như: DNNN làm ăn chồng chéo, manh mún dẫn đến thua lỗ

và nợ đọng nhiều Trong khi đó thì DNNN không linh hoạt được trong khả

năng thu hút vốn, không được đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ và khả

năng quản lý còn hạn chế Những yếu tố này hạn chế khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế và nhiều khi trở

thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước Chính vì vậy, thực hiện CPH

DNNN đã được Đảng và Chính phủ xác định rõ từ Đại hội VI của Đảng.CPH còn tạo điều kiện để những người góp vốn, NLĐ trong doanhnghiệp có cổ phần, thông qua đó tăng cường vai trò làm chủ thực sự của NLD

và hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh của NLD Đây thực sự là nhữngđịnh hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình mở cửa kinh

tế để dần dần từng bước giải phóng các doanh nghiệp do Nhà nước quản lý,

tránh tình trạng Nhà nước phải gánh chịu những thiệt hại lớn do các DNNNquản lý kinh doanh thua lỗ, làm cho người sản xuất và nhà quản lý phải cótrách nhiệm cao hơn trong công việc, đồng thời tăng cường được sức sáng tạo

Trang 8

của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp Như vậy, CPH không chỉ là bắt kịp với

xu thế chung của thế giới mà còn kịp thời đáp ứng đòi hỏi đổi mới của nước

ta hiện nay Tiến hành CPH trong giai đoạn hiện nay không phải là tìm kiếmcác hình thức sở hữu khác, làm giảm bớt vai trò của kinh tế Nhà nước mà là

quá trình đổi mới thực sự để DNNN phát huy được sức mạnh của mình, làmtốt vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhiều thành phần trong một xu thế đa

phương hoá, đa dạng hoá và mở rộng môi trường cạnh tranh Tuy nhiên, CPH

cũng dẫn đến một số lượng lao động nhất định không thể tiếp tục thực hiện

quan hệ lao động, theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay, cả nước có hơn3.550 doanh nghiệp nhà nước CPH và theo Bộ Lao động — Thương bình va

Xã hội, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp đã có 180.000 lao động dôi dư!, vì

vậy phải có chính sách, chế độ thoả đáng đối với họ Song, mặc dù trong

nhiều năm qua chúng ta liên tục có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách, quyđịnh về chế độ, quyền loi NLD nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập cả vềquy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nên hiệu quả về mọi phương diệnkinh tế — xã hội, pháp lý, chính sách với NLD đều chưa đạt hiệu quả nhưmong muốn Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ CPH

DNNN ở nước ta trong thời gian qua chưa đạt được theo như lộ trình và kếhoạch đặt ra Sự bất cập này thể hiện trong việc giải quyết chế độ với NLDkhông chỉ đã chấm dứt quan hệ lao động mà cả với những người tiếp tục làmviệc, không chỉ trong quá trình CPH mà cả sau khi doanh nghiệp đã CPH.Mat khác, việc giải quyết chế độ, quyền lợi với NLD khi CPH DNNN khôngchỉ là những vấn đề về tài chính, việc làm, thất nghiệp mà còn là nhữngvấn đề tư tưởng, tâm tư hay nói cách khác không chỉ là nội dung kinh tế màcòn là vấn đề xã hội, là sự kết nối và kế thừa giữa quá khứ và hiện tại, là sựthực hiện những “tuyên ngôn” về nền kinh tế thị trường định hướng Xã hộichủ nghĩa Thêm nữa, trong nội dung giảng dạy của bộ môn Luật lao động,

' Báo Lao động ngày 03/01/2008

Trang 9

mặc dù đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, xong do cơ cấu củachương trình giảng dạy nên không có điều kiện thực hiện, hiện nay chỉ trongchương trình đào tạo Sau đại học có giảng về chuyên đề này cho học viên caohọc Do đó, việc nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa nhằm hoàn thiệnpháp luật về giải quyết chế độ, quyền lợi cho NLD khi CPH DNNN mà còn

cung cấp tài liệu tham khảo trong quá trình đào tạo, nghiên cứu của chuyênngành pháp luật lao động

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã trình bày, CPH DNNN là một vấn đề được xã hội rất quan tâm,

do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề này nhưng chủ

yếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế Dưới góc độ pháp luật lao động, trong phạm

vi nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội mới chỉ có một

khoá luận tốt nghiệp của sinh viên KT26 viết về đề tài này Ngoài ra, có một

số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn

dé này như:

- “Bảo vệ lợi ích chính đáng của NLD trong các doanh nghiệp nhà nước

cô phần hóa ” của tác giả Nguyễn Thị Hằng trên Tạp chí Lao động và xã hội

số thing 5B — 2006;

- “Những tình tiết mới sau cổ phần hoá” của tác giả Đặng Quang Điều

và Hải Lý trên Tạp chí Lao động và xã hội số tháng 7B - 2006;

- “ Đẩy nhanh và nâng cao chất lượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước” của tác giả PGS-TS Dang Văn Thanh trên Tap chí Nghiên cứu Lap

phát số tháng 10 — 2007;

- “ Về chế độ, quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ”của: ác giả TS Nguyễn Hữu Chí trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng

10 - 2007; vvv

Trang 10

Và một số các bài viết khác trên Tạp chí Cộng sản, Báo Lao động, Báo

NL2 trong năm 2007 D6 là những tài liệu bổ ích giúp chúng tôi tham khảokhi viết đề tài

Nói chung, các công trình, bài viết nói trên chủ yếu tập trung vào nhữngkhí: cạnh, vấn đề cụ thể của việc cổ phần hoá và tại những thời điểm nhấtđịn với chế độ, chính sách, quy định pháp luật cho giai đoạn đó mà chưa có

sự (anh giá, tổng kết toàn điện và đặc biệt chưa đặt việc nghiên cứu trongmối liên hệ giữa việc hoàn thiện pháp luật với công tác nghiên cứu, giảng dạyphá› luật lao động.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học

xã lội như: Phương pháp luận cơ bản của triết học Mác — Lê nin; đường lối,

quai điểm của Dang cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường nóichung về CPH DNNN nói riêng

Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu gồm: Phân tích, tổnghợp so sánh, thống kế, dự báo, điều tra xã hội học

4, Mục đích và phạm vi nghiên cứu

4.1 Mục dich nghiên cứu.

Mục đích chủ yếu của đề tài là nghiên cứu hệ thống quan điểm, chínhsdch, quy định pháp luật về chế độ, quyền lợi NLD khi CPH DNNN và thực

tiễn áp dụng trong thời gian qua trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền loi NLD khi CPH DNNN Dưới góc độ

so sánh, đề tài cũng đề cập đến quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện vềvấn đề này ở một số nước điển hình để so sánh và rút ra những bài học cần

thié cho Việt Nam.

Trang 11

4.2 Pham vi nghiên cứu.

Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài xác định phạm vinghiên cứu như sau:

- Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN;

- Kinh nghiệm một số nước về giải quyết chế độ, quyền loi NLD khi

CPH DNNN và bài học với Việt Nam;

- Chính sách, pháp luật về giải quyết chế độ, quyền lợi NLD khi CPH

DNNN và thực tế áp dụng;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết chế độ,

quyền lợi NLD khi CPH DNNN

5 Đóng góp của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài đã đạt những kết quả sau đây:

- Đánh giá một cách tổng quát và tương đối toàn diện quan điểm, chínhsách, pháp luật giải quyết chế độ, quyền lợi NLD khi CPH DNNN ở nước ta

trong khoảng 15 năm qua;

- Bao đảm chế độ, quyền lợi NLD không chỉ trước, trong mà còn cả sau

khi CPH DNNN; không chỉ là những vấn đề kinh tế mà còn phải lưu ý các

thiết chế như tổ chức đại diện, quan trị doanh nghiệp

- Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về chế độ, quyền lợiNLD khi CPH DNNN và một số giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi vànâng cao hiệu quả thực hiện của pháp luật lao động về vấn đề này

6 Tổ chức thực hiện.

Sau khi ký Hợp đồng Nghiên cứu khoa học với Hiệu trưởng Trường Đạihọc Luật Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài đã triển khai các công việc cần thiết đểthực hiện đề tài Cụ thể bao gồm:

- Chủ nhiệm đề tài đã chỉ định TS Đồng Ngọc Ba - giảng viên Bộ mônLuật Thương mại làm thư ký đề tài;

Trang 12

- Tổ chức các phiên họp triển khai, thực hiện đề tài và thống nhất về

phương pháp nghiên cứu cũng như yêu cầu nội dung và thời hạn hoàn thành

của các chuyên đề;

- Các tác giả thu thập tài liệu và triển khai viết các chuyên đề của đề tài;

- Tổ chức các buổi họp trao đổi chuyên môn liên quan đến đề tài;

- Thu thập bản thảo, đọc, biên tập chuyên môn và chế bản;

- Viết báo cáo phúc trình;

- Đóng quyển và nộp đề tài cho Phòng quản lý khoa học

Toàn bộ quá trình thực hiện từ khi ký Hợp đồng Nghiên cứu khoa họccho đến khi hoàn thành là 12 tháng

Trang 13

đã cùng các cộng tác viên hoàn thành việc thực hiện đề tài theo đúng thoả

thuận trong hợp đồng

Nội dung chủ yếu của đề tài “Chế độ, quyền lợi NLD khi cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước” được thể hiện thông qua 13 chuyên đề có thể chialàm 4 nhóm vấn đề như sau:

Nhóm 1: Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN, kinh

nghiệm một sô nước và bài học với Việt Nam

Nội dung này được triển khai với 2 chuyên đề: 1, 2

* Chuyên đề 1: Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN

Trên cơ sở phân tích bản chất của CPH DNNN dưới một số góc độ khácnhau, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận của Kinh tế chính trị Mác - Lênin,

xuất phát từ tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu về tài sản,vốn ) thì không thể đồng nhất CPH với tư nhân hoá và CPH DNNN tức làchuyển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nước thành có nhiềuchủ sở hữu Nghĩa là CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu tại doanh

nghiệp Trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam và quy

định của pháp luật, chuyên đề rút ra một số đặc trưng cơ bản của CPH theopháp luật của Việt Nam như: Hình thức pháp lý doanh nghiệp khi CPH; vấn

đề sở hữu và mối tương quan tỷ lệ sở hữu giữa nhà nước và các cổ đông khác

nói chung, NLĐ nói riêng; thủ tục bán đấu giá cổ phần cạnh tranh trên thịtrường và cổ phần ưu đãi Toàn bộ các nội dung nói trên có tính chất đề dẫn

Trang 14

cho rội dung chính của chuyên dé này là sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLD

khi CPH DNNN

Thong qua việc đánh giá sự tác động của CPH tới NLD,

chuyên đề nhấn mạnh sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NLD trongmột số lĩnh vực chủ yếu sau đây:

- Đối với việc làm của NLD: Thực tế cho thấy CPH DNNN gan liền vớiviệc sap xếp, tổ chức lại doanh nghiệp làm cho NLD dé mất việc làm Mặc

dù, trong hơn 15 năm qua đã có nhiều chế độ, chính sách, quy định của phápluật nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho NLD nhưng vấn

đề việc làm vẫn là một thách thức rất lớn trước cũng như sau khi CPH doanh

nghiệp Trong thực tế, lấy lý do CPH nhiều đơn vị đã cho NLD thôi việc với

những lý do không phải bao giờ cũng thuyết phục Ngoài ra, với nhóm đốitượng lao động dôi dư đã có thời gian tham gia BHXH từ 15 đến dưới 20 nămnhưng vì tuổi cao (nam trên 55; nữ trên 50) có thể nói không có cơ hội tìmviệc làm mới.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng sau khi CPH với những đòi hỏi,yêu cầu mới về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, NLĐ phải nỗ lực và có ý

thức tất nhiều về chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật Trên cơ sở phân tích và

những ví dụ minh hoa từ thực tiễn chuyên đề rút ra nhận xét là: i/ trong vấn déviệc làm NLD không chỉ có nhu cầu được bảo vệ trước, trong khi CPH mà cònsau khi CPH; ii/ Chế độ, chính sách, pháp luật cần hướng đến ở đây là tạo sự

ổn định về việc làm cho những NLD tiếp tục làm việc; định hướng nghềnghiệp, đào tạo, hướng dẫn sử dụng khoản trợ cấp vào việc tạo và giải quyết

việc làm cho đối tượng lao động đôi dư Song cũng cần chú ý đến nhu cầu vềchất lượng và số lượng sử dụng nhân lực của doanh nghiệp CPH

- Đối với thu nhập của NLĐ: Thu nhập (bao gồm tiền lương, phúc lợi,

tiền thưởng) là một trong những vấn đề NLD quan tâm khi CPH Theo các sốliệu điều tra, nói chung thu nhập của NLD sau khi CPH là cao hơn so với

Trang 15

trước khi CPH Tuy nhiên, vấn dé NLD quan tâm đó là việc phân phối lợi ích

từ quỹ lương, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi khi doanh nghiệp CPH đây lànguồn tài chính hỗ trợ cho NLD để mua cổ phần ưu đãi Mac dù đã có nhữngquy định của pháp luật để giải quyết vấn đề này, song thực tế thực hiện chothấy còn nhiều bất cập, Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, chuyên đề rút ra kếtluận: khi CPH doanh nghiệp việc công khai hoá phương án CPH đến tập thểlao động và đặc biệt là sự minh bạch về tài chính, tài sản của doanh nghiệp làmột trong những điều kiện tiên quyết để bảo vệ NLĐ về thu nhập

- Đối với vấn đề sở hữu cổ phần của NLĐ: Chuyên đề khẳng định đây làmột trong những mối quan tâm chính của nhà nước và NLD khi CPH DNNN

Bởi một trong những mục tiêu quan trọng của CPH là tạo điều kiện để đông

đảo NLD trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào việc

quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh Tuy nhiên từ thực tế thựchiện, chuyên đề đưa ra nhận xét trong khoảng 15 năm qua mặc dù đã có rấtnhiều sự thay đổi, điều chỉnh về mặt chế độ, chính sách và quy định phápluật nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn xét ở mức

độ điều chỉnh hài hoà lợi ích, sự hài lòng của nhà nước, doanh nghiệp, các cổ

đông va NLD - đặc biệt đối với chế độ, quyền lợi của NLD về mua cổ phần

ưu đãi thi cho thấy là hết sức phức tap và chuyên dé khẳng định: phươnghướng ở đây là việc CPH doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo lợi ích củanhà nước, xã hội, của nhà đầu tư, NLD Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở góc

độ kinh tế đơn thuần mà còn phải tập trung vào các vấn đề khác như công

bằng xã hội, lợi ích NLĐ, việc làm, trợ cấp thất nghiệp

* Chuyên đề 2: Pháp luật một số nước về quyền lợi NLD khi CPH DNNN

Trên cơ sở trình bày kinh nghiệm CPH DNNN nói chung và việc giảiquyết chế độ, quyền lợi cho NLD khi CPH ở một số quốc gia khác nhau có

tính đến yếu tố đặc thù và điển hình như: Anh, Mỹ, Pháp (các nước phát

Trang 16

triển); Hunggari, Liên bang Nga (các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông

Âu); Trung Quốc, Hàn Quốc (Châu A) - Chuyên dé rút ra một số kinh

nghiệm cho Việt Nam trong quá trình CPH nói chung và bảo vệ quyền lợi

NLD nói riêng khi CPH DNNN, cu thể:

- Quá trình CPH phản ánh các sắc thái khác nhau về mục tiêu, cách tổchức, bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm về hoàn cảnh chính

trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển

nền kinh tế của mỗi chính phủ quy định Sự tương đồng về quá trình CPH ởmỗi nước chủ yếu là những vấn đề có tính kỹ thuật về tài chính, phương pháp

và các điều kiện thực hiện, còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vậndụng thì hết sức khác nhau và linh hoạt ở mỗi nước

- Quan niệm về vai trò và các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế nhà

nước nắm giữ cũng như hình thức tổ chức các DNNN đều có sự khác nhau,

do đó, dẫn đến vấn đề CPH các doanh nghiệp này cũng khác nhau, tuỳ theođặc điểm của mỗi nước

- Ở Việt Nam xét theo yêu cầu cấu trúc lại khu vực kinh tế Nhà nước để

duy trì vai trò chủ đạo và định hướng sự phát triển nền kinh tế thị trường Ở

nước ta, Nhà nước phải tiến hành đồng thời các hệ thống giải pháp tương ứngvới các nhóm DNNN khác nhau Việc sắp xếp lại các DNNN ở Việt nam gắnchặt với cơ chế quản lý và chính sách như cơ chế xuất nhập khẩu, vốn, thuế,

tỷ giá, tín dụng và đầu tư Việc triển khai hình thành thị trường chứngkhoán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy CPH và sự năng động cho thị trườngvốn của Việt Nam

- Xác định trước những khoản chi phí không thể cất giảm được, nhất làđào tạo lại, bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho NLĐ bị mất việc làm và tìm kiếmnghề mới, những chi phí do bán giá thấp nhằm ưu đãi những tầng lớp dân cư

nhất định theo những mục tiêu chính trị, xã hội của Chính phủ, những chi phí

11

Trang 17

cho bộ máy thực hiện và các cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo tóm lại,cần chấp nhận những khoản phí tổn cần thiết cho sự nghiệp CPH để mưu cầuích lợi cơ bản và lâu dài hơn là ích lợi trước mắt của việc thu hồi vốn

đối với nhà nước

Nhóm 2: Pháp luật về chế độ, quyền loi NLD khi CPH DNNN, thựctrang thực hiện và một sô đề xuất nhằm nâng cao tính khả thi và hiệuquả điều chỉnh của pháp luật

Nhóm này bao gồm các chuyên đề 3, 4, 7, 8, 9, 10, 12, 13

* Chuyên dé 3: Khái quát sự phát triển pháp luát về chế độ, quyền lợi

của NLD khi CPH DNNN

Chuyên đề này đã được đánh giá một cách tương đối toàn diện thông

qua các giai đoạn:

- Giai đoạn từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cổ phần hoá (1990 đếnnăm 2002): Van ban đầu tiên quy định về vấn dé cổ phần hoá là Quyết định

số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 (nhưng không có quy định về quyền loi NLD).Song, trên thực tế, trong hai năm 1990, 1991, quyết định này hầu như không

được thực hiện Chỉ một vài DNNN trong diện được lựa chọn thí điểm tiến

hành CPH Tuy nhiên, đây là bước đi đầu tiên tương đối quan trọng đặt nềntảng cho việc CPH sau này

Tiếp đó Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 202/CT (08/6/1992) về

“Tiép tục làm thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP”, ngày 07-5-1996,Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về "Chuyển một số doanh nghiệpnhà nước thành CTCP" Chưa đầy một năm sau, Chính phủ lại ban hành tiếp

Nghị định số 25/CP ngày 26-3-1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số28/CP, ngày 29-6-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyểnDNNN thành CTCP nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN

Tuy nhiên, về chế độ, quyền lợi của NLD khi CPH DNNN trong giai

đoạn này nhìn chung không có gì đặc biệt NLD vẫn tiếp tục làm việc tai

Trang 18

doanh nghiệp trừ số lao động tự nguyện cham dứt hợp đồng Quyền lợi củaNLD (đặc biệt là vấn đề việc làm) về cơ bản vẫn được đảm bảo, riêng đối vớilao động nghèo được hưởng ưu đãi trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp

- Pháp luật về quyền lợi NLĐ khi cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2002-2006

Nhằm tăng cường hơn nữa việc CPH DNNN Ban chấp hành TW Đảng

khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 24/9/2001 về tiếp tụcsắp xếp, đổi mới DNNN, tiếp đó ngày 19/6/2002 Chính phủ đã ban hànhNghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển DNNN thành CTCP thay thế choNghị định 44/1998/NĐ-CP Theo đó, doanh nghiệp cổ phần chỉ có tráchnhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động có tại thời điểm CPH, chứ khôngphải sắp xếp, sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp, NLD mua cổ phầnđược giảm giá 30%; NLĐ nghèo được mua cổ phần giảm giá và trả dần trong

10 năm; Tổng giá trị cổ phần ưu đãi không quá 20 - 30% và có chính sáchriêng đối với lao động dôi dư (những lao động phải nghỉ việc do CPHDNNN) Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ đã quyđịnh về vấn đề này Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến quyền lợicủa đối tượng lao động dôi dư khi CPH DNNN Theo đó, NLĐ bị mất việclàm do CPH DNNN ngoài những quyền lợi chung ma NLD được hưởng như

trong Bộ luật Lao động (tức là trợ cấp mất việc làm), NLD còn được hưởng

một số các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, từ thực tếthực hiện chuyên đề rút ra nhận xét việc áp dụng chế độ trợ cấp đối với laođộng dôi dư trong các DNNN tai ND 41/2002/CP có thể tạo ra sự khôngcông bằng trong việc giải quyết chế độ giữa những NLD cùng bi mất việc |

làm vì lý do kinh tế ở các thành phần kinh tế khác nhau

- Pháp luật về quyền lợi NLD khi cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2007 đến nay.Trong giai đoạn này đã có điều chỉnh về chế độ, quyền lợi NLĐ khi CPHDNNN, cu thể: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP thay thé

13

Trang 19

cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP Theo đó, NLD được mua cổ phần giảm giá40% so với giá đấu thầu; Tổng giá trị cổ phần ưu đãi không quá giá trị phần vốnnhà ước tại DN Chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư cũng có nhiều thayđổi Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2007/NĐ-CP vềchím sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thay thếNgh định 41/2002/NĐ-CP Theo đó, chế độ, quyền lợi đối với lao động dôi duđược xác định phụ thuộc vào loại HDLD mà họ giao kết Ngoài ra, NLD cónguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối da 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề.

Về gai đoạn này, chuyên đề đánh giá việc giải quyết chế độ, quyền lợi NLD khiCPHDNNNN chỉ có tính chất thời điểm để thực hiện chính sách của nhà nước trong

những giai đoạn lịch sử nhất định chứ không phải là áp dụng ổn định lâu dài.

* Chuyên đề 4: Chính sách, pháp luật hiện hành về quyền lợi củaNLP khi CPH DNNN

Dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ luật Lao động, Nghị địnhcủa Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp100% vốn nhà nước thành CTCP, Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày

26/62007, Thông tư 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10/9/2007 thì quyền lợi

của NLD khi CPH DNNN bao gồm:

- Quyền mua cổ phần ưu đãi và trở thành cổ đông của CTCP

Khi doanh nghiệp CPH thi NLD nếu có tên trong danh sách thườngxuyên của doanh nghiệp vào thời điểm công bố giá trị tài sản của doanhnghièp CPH đều thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên trong việc mua cổphần và trở thành cổ đông của CTCP”

NLD được mua tối đa 100 cổ phần (mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 đồng)cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá ưu đãi, bằng 60%giá cấu thành công bình quân được xác định trên cơ sở giá bán cổ phần theo

® Xem Điều 10 Nghị định của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% én nhà nước thành CTCP

Trang 20

phrong thức đấu giá công khai do Nhà nước quy định NLD được chia số dư

barg tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sảndùig trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹphic lợi) để mua cổ phần NLD tiếp tục làm việc tại CTCP còn được hưởngqurén lợi thông qua việc mua cổ phần của tổ chức Công đoàn cơ sở

- Quyền lợi của NLD tiếp tục làm việc tại CTCP sau khi cổ phần hoá

Sau CPH, những NLD tiếp tục làm ở CTCP sẽ được hưởng các quyền lợi

củ: NLD khi làm việc tại Công ty này Quyền lợi của những NLD sẽ được xác

định theo các quy định của Nhà nước, theo HDLD đã giao kết với Công ty nhànước trước đó, theo thoả ước lao động tập thể của CTCP (nếu có) và theo Nộiquz, Quy chế lao động của CTCP Đối với những NLĐ mua cổ phần tại Công ty

họsẽ đóng tư cách kép trong quá trình làm việc sau này: vừa là NLD hưởng các

quzên lợi của NLĐ khi làm việc tại CTCP, vừa là cổ đông - chủ sở hữu củaCTCP và hưởng những quyền lợi của một cổ đông theo quy định của pháp luật

và Điều lệ hợp pháp của Công ty

- Quyền lợi của của NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu

Vào thời điểm công bố giá trị của DNNN tiến hành CPH, những NLD sẽ

được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội vàcác văn bản hướng dẫn thi hành

- Quyền lợi của NLD dôi dư ( bị mất việc làm)

Khi CPH DNNN, việc đôi du lao động và phải giải quyết cho NLD thôiviéc là điều khó tránh khỏi Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiệnhành, chính sách đối với lao động đôi dư khi CPH DNNN chi áp dung trongnhững trường hợp nhất định

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách, pháp luật hiện hành về quyền lợi của

NLD khi CPH DNNN, chuyên đề đã rút ra một số nhận xét:

15

Trang 21

- CPH DNNN là một chủ trương đúng song tác động không nhỏ tới đời

sống của NLĐ và các thành phần khác trong xã hội Vì vậy việc thực hiệnCPH DNNN cần tiến hành khẩn trương, dứt điểm theo đúng tiến độ đã đề ra đểbảo đảm quyền lợi cho NLĐ, tránh tình trạng trong một thời gian không dài(từ năm 2002 đến nay) quyền lợi của NLĐ dôi dư khi CPH không được giảiquyết một cách thống nhất do sự thay đổi quá nhanh của các văn bản pháp luậtđiều chỉnh vấn đề này

- Việc bán cổ phần cho tổ chức Công đoàn và bán cổ phần ưu đãi choNLD đã làm việc tại doanh nghiệp thực hiện CPH hiện còn có nhiều bất cập

nên trong một số trường hợp ý nghĩa kinh tế — xã hội không được thực hiện

Vì vậy, Nhà nước cần phải có những biện pháp thích hợp và để bảo vệ quyềnlợi hợp pháp, chính đáng cho NLD

- Chế độ, chính sách áp dụng đối với các lao động dôi dư khi CPHDNNN không bảo đảm tính công bằng giữa các thành phần kinh tế với nhaucũng như giữa NLĐ trong DNNN cổ phần hoá, do đó cần có những quy địnhnhằm đảm bảo sự công bằng giữa những NLD bi dôi dư khi CPH DNNN với

nhau và với những trường hợp tương tự khác không phải là DNNN.

* Chuyên đề 7, 8,9, 10: Trên cơ sở thực trạng việc thực hiện chế độ, quyềnlợi NLD khi CPH DNNN tại một địa phương (Thành phố Hà Nội) và ba ngành,

lĩnh vực kinh tế khác nhau và có tính tương đối phổ biến, điển hình (ngành xây

dựng, thuỷ san, quân đội), với sự phân tích những đặc thù về mat kinh tế, nghềnghiệp, con người và thông qua chủ trương, đường lối CPH DNNN của các bộ,ngành, địa phương — các chuyên dé nói trên rút ra một số kết luận chung liênquan đến chế độ, quyền lợi NLD khi CPH DNNN:

- Về nhận thức: Cần thống nhất về nhận thức sự cần thiết và tính tất yếu

của việc CPH DNNN trong đội ngũ lãnh dao cũng như NLD Một số doanhnghiệp không thuộc danh mục Nhà nước cần giữ lại để củng cố phát triển,

Trang 22

nhưng vẫn còn trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước nên tìm cách trì hoãn.Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách CPH cho cán bộ lãnhđạo, quản lý và NLD làm chưa có chất lượng trong thời gian qua Lãnh đạochủ quản vẫn có nơi muốn níu kéo sự quản lý trực tiếp của mình với doanh

nghiệp nhằm mưu cầu lợi ích kinh tế, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp engại mất vị trí công tác khi chuyển sang CPH Còn NLD chưa thấy rõ quyềnlợi và trách nhiệm của mình nên khi CPH còn nhiều băn khoăn, lo ngại,không tích cực ủng hộ Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động để NLĐ thấy được việc CPH doanh nghiệp là một xu thế tất yếukhông chi đem lại lợi ích cho xã hội mà con vì lợi ích lâu dài của chính NLD

- Về tổ chức: Cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể việc CPH doanh nghiệp

và quyết tâm chính trị của các đơn vị chủ quản để thực hiện kế hoạch đã đặt

ra Thực trạng thực hiện CPH DNNN ở tất cả các địa phương, bộ, ngành

trong thời gian qua cho thấy hầu như không có một địa phương, bộ, ngành

nào hoàn thành lộ trình CPH Có nhiều nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này nhưng trong đó phải kể đến nguyên nhân từ công tác tổ chức.

- Về quy định của pháp luật: Cần có sự ổn định của các quy định pháp

luật về giải quyết chế độ, quyền lợi NLD khi CPH doanh nghiệp với những

quy định thuận lợi hơn cho NLĐ như: cách tính thời gian công tác, mua cổ

phiếu ưu đãi khi CPH doanh nghiệp và đặc biệt là tính đến yếu tố đặc thù nghề

nghiệp của NLD để giải quyết chế độ, quyền lợi khi CPH doanh nghiệp.

- Về tài chính: Phải thống nhất các phương thức xác định nguồn tàichính để giải quyết quyền lợi NLĐ khi CPH doanh nghiệp vì thực tế cho thấyđây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc CPHDNNtrong thời gian qua

* Chuyên đề 12, 13: Thông qua kết quả điều tra xã hội học về tác độngcủa CPH DNNN với chế độ, quyền lợi NLD (chuyên đề 12) đề tài đưa ra một

17AL

Trang 23

số gai pháp nham nâng cao hiệu quả của chính sách, pháp luật bảo vệ quyềnlợi MLB trong quá trình CPH DNNN (chuyên đề 13).

Điều tra xã hội học về tác động của CPH DNNN với chế độ, quyền lợiNLE được thực hiện tại một số doanh nghiệp thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

và th Đồng Nai trên một số các lĩnh vực chính như:

- Tác động tới việc làm của NLD;

- Cổ phần hoá và vấn dé sở hữu cổ phần của NLD;

- Tác động của CPH tới thu nhập của NLD;

- Tác động CPH tới nội dung quan hệ lao động

Nhìn chung, sau khi CPH chế độ, quyền lợi NLĐ được thực hiện theo

chiền hướng tích cực, tạo sự yên tâm, phấn khởi cho NLD Tuy nhiên, cũng

còn một số bất cập, tồn tại ảnh hưởng ở các mức độ nhất định với những

nhóm NLD khác nhau từ đó tác động đến tâm tư, nguyện vọng, chế độ,quy¿n lợi của NLĐ Cụ thể:

- Sau khi CPH DNNN, các doanh nghiệp đều phải tiến hành sắp xếp lạilao lộng Kết quả là có gần 20% số lao động trong các doanh nghiệp thực

hiệr sắp xếp lại thuộc diện đôi dư phải rời khỏi dây chuyền sản xuất, dẫn đến phaj luân chuyển và bố trí lại lao động nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp

hoại động kinh doanh bình thường Thêm nữa tình trạng thiếu việc làmthường rơi vào những người có trình độ chuyên môn thấp, không có (hoặc có ít) cổphần Do đó, tâm lý bất an về việc làm đã xảy ra với một bộ phận nhất định NLD

- Các số liệu điều tra cho thấy số NLĐ không có cổ phần chiếm tỷ lệkhá cao Điều nay dẫn tới những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa NLD

có cổ phần và NLĐ không có cổ phần Có sự phân hóa giàu nghèo trong nội

bộ NLD, NLD có cổ phần nhiều sẽ có cổ tức lớn, dẫn đến giàu lên nhanh hơnnhững người không có cổ phần hoặc có ít cổ phần NLĐ có cổ phần có quyềnđược tham gia quản lý công ty thông qua việc tham gia họp đại hội cổ đông,

Trang 24

đề cử ứng cử vào HĐQT, Ban kiểm soát, được biểu quyết để quyết định vàthông qua những vấn đề quan trọng trong CTCP v.v Còn NLĐ không có cổphần thì ngược lại hoàn toàn không có các quyền trên Số người sở hữu cổphần có giá trị dưới 10 triệu chiếm tỷ lệ khá lớn Điều này cho thấy đa số NLDhiện nay còn nghèo, thu nhập thấp, không có tích luỹ nên không có tiền đầu tưmua cổ phần Số NLĐ sở hữu trên 50 triệu đồng là rất ít, đa số là những người

có trình độ chuyên môn cao, làm công tác điều hành quản lý trong doanh

nghiệp hoặc trong CTCP Việc phân phối quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng choNLD để đầu tư mua cổ phần là không đáng kể và không có vai trò trong việclàm tăng tỷ lệ cổ phần của NLD trong CTCP (số NLD được chia hai quỹ trênvới mức 6 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp 3%)

- Về thu nhập, nói chung ở hầu hết các doanh nghiệp CPH có tăng lênnhưng số NLD có trình độ chuyên môn thấp thì có xu hướng bất lợi về thu nhập

Về vấn đề tiền thưởng của CTCP cho thấy có những kết quả khác nhau và còn

có tới 22% số người cho rằng tiền thưởng thấp hơn Đặc biệt 11% số người nóirằng sau CPH họ không có tiền thưởng hàng năm

- Về quan hệ lao động, bên cạnh sự quan tâm đến việc ký kết, thực hiện

hợp đồng lao động thì sau khi chuyển đổi thành CTCP số doanh nghiệp ký

thoả ước lao động tập thể giảm 10% so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước

Về tình hình tham gia BHXH, bảo hiểm y tế của NLD sau khi DNNN chuyểnthành CTCP, kết quả điều tra cho thấy hầu hết NLD ở các doanh nghiệp CPHđều tham gia 2 loại hình bảo hiểm là BHXH và bảo hiểm y tế Tuy nhiên trongquá trình thực hiện nghĩa vụ BHXH, bảo hiểm y tế đã nảy sinh một số vướngmắc giữa CTCP và cơ quan BHXH địa phương Vì hầu hết các CTCP đều tiếptục vận dụng thang, bảng lương dành cho DNNN để thực hiện việc trả lươngcho NLD và làm căn cứ nộp BHXH Một số CTCP đã tự xây dựng được thang,bảng lương cho mình, có đăng ký tại cơ quan quản lý nhưng vẫn gặp khó khăn

19

Trang 25

tron: đóng BHXH vì BHXH địa phương chưa linh hoạt mà đòi hỏi phải có xếphang doanh nghiệp như khu vực nhà nước.

Trên cơ sở điều tra xã hội học về sự tác động của CPH DNNN, cũng như

từ st phân tích thực trạng việc giải quyết chế độ, quyền lợi NLD khi CPHDNNN của một số chuyên đề nói trên, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằmnang cao hiệu quả của chính sách, pháp luật bảo vệ NLD khi CPH DNNN.Chủ yếu bao gồm:

- Hoàn thiện và giải thích đầy đủ các quy định của pháp luật về CPH.Trong đó cần chú trọng xem xét những vấn đề sau:

+ Bổ sung các quy định về trường hợp tính thời gian để NLD được mua

cổ phan ưu đãi Thời gian để NLD được tính dé mua cổ phần ưu đãi phải baogồn cả thời gian NLĐ phải ngừng việc không do lỗi của họ

+ Bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải thanh toán tiền

lương ngừng việc cho NLD trong thời gian đã buộc NLD phải nghỉ việc thụđộng do doanh nghiệp không lo được công ăn việc làm cho NLD

+ Cần sửa đổi quy định về việc bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ Hiện nay

theo quy định NLĐ được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm

việc trong khu vực nhà nước với giá ưu đãi sau khi đã đấu giá thành công

bình quân Giá ưu đãi là giá đã giảm trừ 60% so với giá bình quân Mac dù

đã có “ưu đãi” nhưng quy định này đã day NLD vào hoàn cảnh khó khăn là:giá cổ phần sé là giá đã đấu giá thành công chứ không phải là “mệnh giá banđầu” như quy định tại Nghị định 64/2002 Và vì là giá cao (thường là cao)nên NLD không có khả năng mua hết số cổ phần ưu đãi

- Tổ chức tuyên truyền, thực hiện pháp luật về CPH

Để nâng cao hiệu quả của chính sách, pháp luật bảo vệ NLD khi CPHDNNN, một trong những biện pháp cần thực hiện thường xuyên là tổ chứctuyên truyền sâu rộng trong công nhân, viên chức để họ nắm được, hiểu được

Trang 26

mục tiêu, cách thức, biện pháp, đặc biệt là các quyền lợi của họ khi tiến

hành CPH doanh nghiệp của chính họ

- Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trước, trong cũng như sau khi

thực hiện CPH DNNN

- Can động viên và có chính sách khuyến khích NLD tham gia các

chương trình đào tạo, bổi dưỡng và đào tạo lại nghề, chuyên môn, nghiệp vụ

để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp CPH Các trường hợp chấm dứt hợp đồng,nghỉ hưu cũng cần được quan tâm thích đáng, đặc biệt là chính sách bán cổ phần,

tổ chức đại hội cổ đông để NLD được thể hiện vai trò làm chủ của họ

- Bên cạnh những giải pháp cụ thể cần phải đảm bảo thực hiện quá trìnhCPH một cách công bang, dân chủ, công khai, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệuquả hơn nữa giữa các ngành, cơ quan hữu quan Đồng thời cần kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định về CPH một cách nghiêm ngặt nhằm khắcphục những thiếu sót và sơ hở tạo điều kiện cho nhiều đối tượng lợi dụngchính sách CPH để trục lợi và xâm hại quyền lợi của NLĐ

Nhóm 3: Vai trò của tổ chức đại diện lao động và quản trị doanh nghiệp trong việc bảo vệ NLD khi CPH DNNN.

Nội dung này được triển khai ở chuyên đề 5, 6

* Chuyên đệ 5: Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyềnlợi NLD khi CPH DNNN

Thông qua việc phân tích vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo

vệ quyền lợi NLB khi CPH DNNN theo quy định của pháp luật hiện hành vathực tiễn thực hiện, cụ thể bao gồm:

- Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLD khitham gia xây dựng chính sách CPH DNNN,

21

Trang 27

- Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quátrình tổ chức triển khai thực hiện CPH tại các DNNN, iii/Vai trò của tổ chức côngđoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLB sau khi DNNN chuyển thành CTCP.

Trên cơ sở đó, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của

tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN Cu thể:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia xây dựng chính sách CPH

DNNN của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đặc biệt là chú ý đến các vấn

dé như: chính sách ưu đãi đối với NLĐ nghèo; Cơ chế để NLD giữ được cổphần; Có chính sách để tổ chức công đoàn đại diện cho NLĐ tham gia Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát CTCP; Tiếp tục thực hiện chính sách đối vớiNLD doi dư sau CPH; Bổ sung quy định về đào tạo, đào tạo lại NLĐ để bố trí

việc làm mới trong CTCP.

- Nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt cho cán bộ công đoàn làmcông tác xây dựng chính sách bằng các biện pháp như: bồi dưỡng thườngxuyên những kiến thức pháp luật liên quan đến CPH, đến quyền lợi NLD, bồi

dưỡng nghiệp vụ công đoàn, rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản và các kỹ

năng thuyết phục, bảo vệ ý kiến, thường xuyên đi thực tế để nắm bắt kịp thời

những bức xúc nảy sinh và những phát sinh trong quá trình CPH DNNN

- Tăng cường phối hợp hoạt động giữa công đoàn với các cơ quan hữuquan và tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp công đoàn

- Đổi mới hoạt động của công đoàn trong CTCP Có thể nói, mô hìnhquản lý trong CTCP về cơ bản khác với DNNN Vì vậy, hoạt động của tổchức công đoàn cơ sở không thể như hoạt động công đoàn trong DNNN, màcần năng động hơn, mềm dẻo hơn

* Chuyên đề 6: Một số vấn đề về quản trị CTCP sau CPH DNNN ở Việt Nam

Quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định sống còn không chỉ đối vớidoanh nghiệp sau CPH, mà đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành

phần kinh tế Thêm nữa, với yêu cầu bảo vệ quyền lợi NLD sau khi CPH thi

Trang 28

vấn đề quản trị doanh nghiệp can được tiếp cận trong sự cân bang với nhiều

mối tương quan.

Thông qua việc trình bày một số nội dung pháp lý cơ bản về quản trịCTCP sau CPH theo pháp luật hiện hành như: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lícông ti cổ phần; Thẩm quyền và thể thức hoạt động của các cơ quan trong bộmáy tổ chức quan lí công ti; Nghĩa vụ của người quản lí công ti cổ phần; Kiểmsoát giao dich tư lợi Và nêu lên một số bất cập trong thực tiễn quản trị CTCPsau CPH ở Việt Nam như: bộ máy quản tri ở nhiều CTCP sau CPH vẫn ở tìnhtrạng "bình mới, rượu cũ”; Vai trò của cổ đông đại diện phần vốn góp của Nhà

nước tại các công ty CPH chưa rõ ràng, hoặc mờ nhạt, hoặc quá lạm dụng,

tiểm ẩn nguy cơ nảy sinh các xung đột lợi ích, dẫn đến sự can thiệp thườngxuyên và bất hợp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước vào quản trị công ty;

Tình trạng thiết lập và thực hiện các giao dịch trục lợi tồn tại ở nhiều công ty(phổ biến là các giao dịch như cho thuê tài sản, mua sắm máy móc thiết bị,đấu thầu, bảo hiểm ); Vai trò của cổ đông là NLĐ chưa được phát huy hiệuquả; tình trạng vi phạm quyền của cổ đông thiểu số trong các CTCP sau cổ

phần hóa khá phổ biến; Trong một số CTCP hình thành từ CPH, quyền tự do

chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông phổ thông bị hạn chế trái pháp luật.Trên cơ sở đó chuyên đề đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảquản trị doanh nghiệp sau CPH ở Việt Nam hướng đến việc bảo vệ quyền lợi

NLĐ như: Khi tiến hành CPH, cần có giải pháp đổi mới bộ máy quản trị của |công ty, tạo ra những nhân tố mới, tích cực trong bộ máy quan tri của công ty

sau CPH; Các cổ đông phải nhận thức đúng dan, đây đủ và tích cực về vi trí,

vai trò của mình trong việc thiết lập bộ máy quản trị của công ty phù hợp với

quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của công ty; Đảm bảo sự minh bạch

và dân chủ trong tổ chức quản lý công ty sau CPH; Nâng cao hiểu biết pháp luật vềdoanh nghiệp nói chung và về quản trị CTCP nói nêng cho bộ máy lãnh đạo công

ty, cho các cổ đông và toàn thể NLĐ trong công ty; Tăng cường giám sát việc thực

23

Trang 29

hiện các nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp trước quyền và lợi ích hợp phápcủa các cổ đông; Bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện các quyền của các cổ đông;Đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và

cổ đông nước ngoài; Các bên có quyền lợi liên quan, bao gồm cả NLĐ và đơn vịđại diện cho họ phải có quyền tự do thể hiện những lo ngại về những việc làmkhông hợp pháp hoặc không phù hợp với lợi ích chính đáng của công ty trước hội

đồng quản trị và Đại hội cổ đông; Công bố thông tin và đảm bảo tính minh bạch

trong quản trị công ty với các vấn đề cơ bản như: tình hình tài chính, tình hình hoạt

động, sở hữu và quản lý công ty

Nhóm 4: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về quyền lợi NLD khi CPH

DNNN

Nội dung này được nghiên cứu tại chuyên đề 11

Thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền lợi của NLD khiCPH DNNN có thể thấy nếu căn cứ vào nội dung (các vấn đề) tranh chấp,tranh chấp về quyền lợi NLD khi doanh nghiệp CPH gồm có rất nhiều loại

Cụ thể, bao gồm những tranh chấp sau: Tranh chấp về việc mua cổ phần của

doanh nghiệp khi CPH; Tranh chấp về việc làm; Tranh chấp về bảo hiểm xã

hội; Tranh chấp về các loại trợ cấp

Tranh chấp xảy ra khi doanh nghiệp CPH về quyền lợi của NLD chủ yếu

xảy ra đối với lao động dôi dư Những tranh chấp này xảy tương đối phức tap

và cũng rất khó giải quyết Trên cơ sở thực trạng tranh chấp về quyền lợi củaNLD và việc giải quyết tranh chấp đối với một số vụ việc cụ thé tại Toà ánnhân dân chuyên đề rút ra nhận xét:

- Tranh chấp về quyền loi NLD khi CPH DNNN chủ yếu chỉ nảy sinh

trong một thời điểm nhất định (khi chúng ta thực hiện CPH DNNN).

- Tranh chấp về quyền lợi của NLD khi CPH DNNN là loại hình tranhchấp tương đối phức tạp và mang tính nhạy cảm Những NLD dôi dư do việc

Trang 30

CPH lại thường là những lao động làm việc lâu năm trong doanh nghiệp, hon

nữa, những lao động này trình độ lại có hạn nên họ rất khó có thể tìm kiếm việclàm ở nơi khác Vì vậy, các chính sách, chế độ giải quyết quyền lợi cho NLDcần phải thông thoáng nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đặc biệt là điều kiện

nghĩ hưu cho các đối tượng này

- Chính sách, chế độ với NLD doi dư khi CPH cần có sự công bằng giữacác lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Cùng là trường hợp

NLD mất việc làm vì ly do kinh tế, nhưng NLD thuộc đối tượng lao động đôi

dư do CPH DNNN được hưởng ưu đãi hơn rất nhiều so với các trường hợp

khác Hơn nữa nếu ưu đãi quá, cũng sẽ dẫn đến tình trạng có một số đốitượng lợi dụng các chính sách này làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp

và của nhà nước

Tóm lại, với 13 chuyên đề được chia thành 4 nội dung, đề tài: “Chế độ,

quyền lợi NLD khi CPH DNNN” đã giải quyết một cách cơ bản các vấn dé

chủ yếu về chính sách, chế độ, quyền lợi NLD khi CPH DNNN Các quanđiểm, kiến nghị, dé xuất trong dé tài có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thé, là sự

kết hợp giữa những vấn dé kinh tế - xã hội — pháp lý Day là những đóng góp

để các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chuyên môn tham khảo nhằmhoàn thiện và bảo vệ quyền lợi NLD không chỉ trong mà còn sau khi CPHDNNN Ngoài ra, đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong hoạt

động nghiên cứu, giảng dạy môn luật Lao động nói riêng và Pháp luật kinh

tế nói chung

25

Trang 31

uy quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân thực hiện những dịch vụ côngcộng hoặc cho tư nhân thuê các tài sản công.

Theo nghĩa hẹp thì tư nhân hoá được hiểu là quá trình chuyển DNNNsang doanh nghiệp tư nhân Theo nghĩa rộng thì có thể hiểu là “nới lỏng hay

bỏ bớt các hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự cạnhtranh chống lại các doanh nghiệp công cộng”; nó “bao gồm mọi chính sách

để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ côngcộng, cơ sở hạ tầng và có khuynh hướng loại trừ hoặc thay đổi vị trí độcquyền của các DNNN”

Liên hiệp quốc cũng đã đưa ra quan niệm “Tu nhân hoá là sự biến đổitương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nướctheo hướng ưu tiên thị trường” Quan niệm này cho thấy toàn bộ những chínhsách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh

Trang 32

tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự canthiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị cơ

sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết rộng hơn qua tự do hoá giá cả Thực

chất quan niệm nêu trên mong muốn giảm bớt vai trò của Nhà nước và mở

rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các DNNN phải chịu sức ép lớn hơn

của thị trường Việc giảm bớt vai trò của Nhà nước có thể thực hiện bằng

nhiều cách khác nhau, trong đó có biện pháp bán DNNN dưới hình thức bán

cổ phần cho công chúng hay còn gọi là CPH DNNN Như vậy về một giác độnào đó CPH là tư nhân hoá

Song, theo cách tiếp cận của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, xuất phát từ

tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu về tài sản, vốn ) thì khôngthể đồng nhất CPH với tư nhân hoá Trong thực tế, ở một số nước đã diễn raquá trình doanh nghiệp tư nhân thuần tuý hoặc doanh nghiệp của một nhómchủ thông qua phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khácngoài xã hội để chuyển thành CTCP (CTCP), chủ sở hữu doanh nghiệp khôngcòn là cá nhân riêng lẻ nữa mà đã trở thành tập thể các cổ đông Quá trìnhnày cũng diễn ra trong các DNNN Nhà nước (mà trực tiếp là một cơ quan cóthẩm quyền được Nhà nước giao) dựa trên cơ sở giá trị thực tế của doanh

nghiệp cần được chuyển thành CTCP, xác định số lượng cổ phần, giá trị mỗi

cổ phần, các loại cổ phiếu, phương thức phát hành phiếu, sau đó bán cổ phiếucho các tổ chức kinh tế, xã hội và công chúng Như vậy tức là chuyển doanhnghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu Nhà nước thành có nhiều chủ sở hữutrong quá trình CPH DNNN Nghĩa là CPH không chỉ diễn ra tại các doanh

nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, mà còn

diễn ra tại các DNNN CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hitu tạidoanh nghiệp Đây là thực chất của CPH nói chung

Tuy nhiên, để làm rõ hơn nữa thực chất của CPH DNNN, cần phải theodõi nội dung mà các DNNN chuyển thành CTCP như thế nào? Thực tế cho

Ze

Trang 33

thấy, DNNN chuyển thành CTCP thông qua hai cách sau đây: !/ bán toàn bộ

hoặc một phần tài sản hiện có thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp cho

các tổ chức kinh tế, xã hội và các cá nhân bằng phương thức phát hành cổ

phiếu; 2/ giữ nguyên toàn bộ giá trị vốn hiện có của Nhà nước tại doanhnghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút thêm vốn mở rộngdoanh nghiệp Đây chính là các hình thức khác nhau của CPH DNNN Đồngthời với việc chuyển sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp sang sở hữu tập thể

cổ đông là việc chuyển quản lý doanh nghiệp từ trực tiếp của chủ sở hữu Nhànước sang gián tiếp của các cổ đông thông qua Hội đồng quản trị Với tínhchất trên không thể quan niệm CPH DNNN là tư nhân hoá, cũng không nênphiến diện cho rằng CPH DNNN chỉ là quá trình chuyển tài sản thuộc sở hữunhà nước sang sở hữu của các cổ đông, bởi vì ngoài hình thức này, còn có cảhình thức DNNN thu hút thêm vốn để trở thành CTCP Về hình thức, CPH

DNNN là quá trình Nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình tạidoanh nghiệp cho các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong và ngoài nướchoặc bán cho cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp bang đấu giá công

khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành CTCP Vẻ thực

chất, CPH DNNN chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyểnthành hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệpthành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phùhợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện

đại Nhu vậy về mau chốt để phân biệt CPH với tư nhân hoá DNNN là su |

phân biệt quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý doanh nghiệp sau khi |

doanh nghiệp chuyển thành CTCP hay công ty tư nhân CPH DNNN khôngphải là tư nhân hoá mà là hai quá trình khác nhau

1.2 Những đặc trưng cơ ban của CPH theo pháp luật Việt Nam

Trang 34

- Doanh nghiệp CPH đăng ký hoạt động dưới hình thức pháp lý là CTCPhoạt động theo Luật Doanh nghiệp, chứ không theo Luật doanh nghiệp nhànước áp dụng đối với các DNNN.

- Sở hữu đa dang: Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tưkhác nói chung không thấp hơn 25% vốn điều lệ Số cổ phần bán cho nhà đầu

tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên Đối với doanh nghiệp quy

mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoặc hoạt động kinh doanh trongnhững lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễnthông, hàng không, khai thác mỏ quý hiếm) thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán chonhà đầu tư do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cụ thể Tổ chứccông đoàn tại doanh nghiệp CPH được sử dụng nguồn quỹ hợp pháp củacông đoàn tại doanh nghiệp CPH (không huy động, vay vốn) để mua cổ phầnnhưng không quá 3% vốn điều lệ Số cổ phần này do công đoàn nắm giữnhưng không được chuyển nhượng Ngoài ra, NLĐ trong doanh nghiệp đượcmua cổ phần ưu dai.’

- Cổ phần, về nguyên tắc chung được bán theo thủ tục bán đấu giá cạnhtranh trên thị trường

- NLD và người quản lý của doanh nghiệp thường là các chủ sở hữu lớn

hoặc ít nhất là được sở hữu một số lượng nhất định

- Nhà nước thường giữ lại một phần cổ phần, rất ít trường hợp Nhà nước

là cổ đông lớn hoặc không có cổ phần

- Các bên thứ ba thường sở hữu một số lượng cổ phần nhưng rất ít khi làngười sở hữu chính

Đây chính là sự khác biệt sâu sắc giữa CPH với chính sách tư nhân hoábởi vì NLĐ trong doanh nghiệp dù không có tiền vẫn được mua cổ phần ưuđãi để từ đó tham gia quản ly các hoạt động trong công ty, điều nay tăng

? Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà

nước thành CTCP

¿0

Trang 35

cường khả năng lao động, sáng tạo và làm chủ cho NLĐ Trái với chính sách

tư nhân hoá là chế độ tư hữu về tài sản, con người, tư liệu sản xuất chỉ có lợicho những cá nhân có tiền

2- Tác động của CPH tới NLD va sự cần thiết bảo vệ NLD khi

CPH DNNN

2.1 Đôi với việc làm của NLD

CPH DNNN gan liền với việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp làm choNLD dễ mất việc làm Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay, cả nước có

hơn 3.550 doanh nghiệp nhà nước CPH và theo Bộ Lao động — Thương bình

và Xã hội, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp đã có 180.000 lao động dôidu’ Mặc dù, trong hơn 15 năm qua đã có nhiều chế độ, chính sách, quy địnhcủa pháp luật nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho NLDnhưng không thể phủ nhận, đối với xã hội nói chung và NLD nói riêng thìvấn đề việc làm là một thách thức rất lớn trước cũng như sau khi CPH doanhnghiệp Trong thực tế, lấy lý do CPH nhiều đơn vị đã cho NLD thôi việc với

những lý do không phải bao giờ cũng thuyết phục Với số lượng 180.000NLD doi dư nói trên, ông Đặng Như Lợi (Phó chủ nhiệm Uy ban các vấn đề

xã hội của Quốc hội) cho rằng: “180.000 người này có đúng đôi dư không?

thực tế, trước, trong và sau khi CPH, một lực lượng lớn lao động đã bị mất

việc vì nhiều lý do Có that sự dôi dư không khi cho nghỉ việc 180.000 nhưngsau đó doanh nghiệp lại tuyển thêm rất nhiều? ,” Hoặc có nhiều trường hợpsau khi CPH các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư công nghệ hiện đại,

cơ cấu lại sản xuất nên mặc dù NLD thuộc đối tượng được giữ lại làm việctheo phương án lao động khi CPH lại tiếp tục bị mất việc làm, hay như CTCP

Sông Huong ASC (Thừa Thiên — Huế) chi sau năm tháng CPH gần 200 công

nhân bị chấm dứt hợp đồng lao động với lý do “thu hẹp sản xuất, giảm chỗ

? Báo NLD ngày 03/01/2008

Trang 36

làm viéc” hoặc tại CTCP Xuất, nhập khẩu Da giày Sai gòn sau khi hoàn tấtviệc “mua lúa non” cổ phần ưu đãi của NLD với giá chỉ 2500d/c6 phiếu,công ty lập tức giải thể xưởng sản xuất, cho NLD nghỉ việc" Ngoài ra, vớinhón đối tượng lao động đôi dư đã có thời gian tham gia BHXH từ 15 đếndưới 20 năm nhưng vì tuổi cao (nam trên 55; nữ trên 50) có thể nói không có

cơ hội tìm việc làm mới.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng sau khi CPH vớinhữrg đòi hỏi, yêu cầu mới về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, NLDphải nỗ lực và có ý thức rất nhiều về chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật Nóicách khác, nếu có nhận thức đúng thì NLD sẽ có một việc làm ổn định vabền vững Như vậy, trong vấn đề việc lam NLD không chỉ có nhu cầu được

bảo vệ trước, trong khi CPH mà còn sau khi CPH Chế độ, chính sách, phápluật cần hướng đến ở đây là tao sự ổn định về việc làm cho những NLD tiếptục làm việc; định hướng nghề nghiệp, đào tạo, hướng dẫn sử dụng khoản trợcấp vào việc tạo và giải quyết việc làm cho đối tượng lao động đôi dư Songcũng cần chú ý đến nhu cầu về chất lượng và số lượng sử dụng nhân lực củadoanh nghiệp CPH (xem thêm chuyên đề số 13)

2.2 Đối với thu nhập của NLD

Khi CPH doanh nghiệp, một trong vấn đề NLD quan tâm đó là thu nhập(bao gồm tiền lương, phúc lợi, tiền thưởng) Theo các số liệu điều tra (xemchuyên đề 13), nói chung thu nhập của NLD sau khi CPH là cao hơn so vớitrước khi CPH Tuy nhiên, vấn dé NLĐ quan tâm đó là việc phân phối lợi ích

từ quỹ lương, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi khi doanh nghiệp CPH đây lànguồn tài chính hỗ trợ cho NLĐ để mua cổ phần ưu đãi Mặt khác, theo quyđịnh tài sản đang dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư từ nguồn quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được tính vào giá trị doanh nghiệp vàchuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của NLD tuỳ theo thời gian thực tế NLD

* Báo NLĐ ngày 03/01/2008

31

Trang 37

đã làn việc tại doanh nghiệp Song, thực tế thực hiện vấn đề này cho thấy

còn :hiều bất cập, chẳng hạn: tai Công ty Thực phẩm TH (quận 12, Thành

phố 16 Chí Minh), khi CPH, Chính phủ đồng ý cho công ty giữ lại 10,6 tỷ

đồng từ quỹ lương thừa và gần 500 triệu đồng quỹ phúc lợi để NLD mua cổ

phiết, nhưng thực tế NLĐ không hề biết về khoản tiền này và cũng khôngđược hưởng đồng nào Tương tự, tại CTCP Xuất nhập khẩu Da giày Sài Gòn,khi CPH hơn 8 tỷ đồng quỹ lương của NLD bị “bốc hơi” Chỉ sau này, khibáo :hí phanh phui, doanh nghiệp mới trả lại cho NLĐ” Điều này cho thấykhi CPH doanh nghiệp việc công khai hoá phương án CPH đến tập thể laođộng và đặc biệt là sự minh bạch về tài chính, tài sản của doanh nghiệp làmột (rong những điều kiện tiên quyết để bảo vệ NLD về thu nhập

2.3 Doi với vấn dé sở hữu cổ phần của NLD

Có thể nói đây là một trong những mối quan tâm chính của nhà nước vàNLĐ khi CPH DNNN Bởi một trong những mục tiêu quan trọng của CPH làtạo điều kiện để đông dao NLD trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, trựctiếp tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh

Vẻ ›ấn dé này, trong khoảng 15 năm qua đã có rất nhiều sự thay đổi, điều

chỉnh về mặt chế độ, chính sách và quy định pháp luật (xem chuyên đề 3, 4)nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn xét ở mức độdiéu chỉnh hài hoà lợi ích, sự hài lòng của nhà nước, doanh nghiệp, các cổ

đông va NLD Riêng đối với chế độ, quyền lợi của NLD về mua cổ phần ưu

đãi thì nếu như Nghị định số 28/CP ngày 07/05/1996 thực hiện chính sáchcấp không một số cổ phiếu để hưởng cổ tức, nhưng không được chuyểnnhượng và chính sách cho vay trả chậm với lãi suất trong thời gian 5 năm,tổng sức mua chịu không vượt quá 15%-20% giá trị doanh nghiệp, thì đếnNghị định 44/1998/NĐ-CP đã thay thế bằng chính sách giảm giá 30% đối với

5 Bác NLD ngày 03/01/2008

Trang 38

số cô phần được mua theo giá ưu đãi cho NLD trong doanh nghiệp Số lượng

cổ phần ưu đãi mà NLĐ được mua, được tính theo thâm niên công tác của

họ, cứ mỗi năm làm việc cho nhà nước, NLĐ được mua tối đa 10 cổ phần, trịgiá mỗi cổ phần là 100.000đ mà chỉ trả 70.000đ NLĐ có quyền sở hữu cổphần của mình và có thể chuyển nhượng, thừa kế Tuy nhiên, trong thực tếthực hiện, đa số NLD không được mua đủ 10 cổ phần ưu đãi cho một nămcông tác, vì có quy định tổng giá trị ưu đãi cho NLĐ không được vượt quá20% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Quy định này dẫn đến bất

hợp lý là những doanh nghiệp có vốn lớn, lao động ít thi NLD được mua đủ

10 cổ phần ưu đãi cho số năm công tác Ngược lại, những doanh nghiệp cóvốn nhỏ, lao động nhiều (loại hình doanh nghiệp phổ biến ở địa phương) thìgiá trị cổ phần ưu đãi theo quy định chỉ đủ bán cho NLĐ cứ mỗi năm côngtác được 6-8 cổ phần, thậm chí có những doanh nghiệp còn thấp hơn Dékhắc phục tình trạng trên, Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã xoá bỏ việc khống

chế này và quy định doanh nghiệp có thể bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ đến

khi hết phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp Đặc biệt, đối với lao động

nghèo còn được mua cổ phần theo giá ưu đãi nhưng được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi

suất Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tính đến lợi íchcủa nhà nước, doanh nghiệp va NLD bằng việc tăng số cổ phần ưu đãi tối da,NLD có thể mua lên 100 cổ phần (mỗi cổ phần có giá trị 10.000đ), với giágiảm 40% so với giá bình quân bán cho các nhà đầu tư khác (nhà đầu tư

trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư chiến lược) Tuy nhiên, trong thực hiệncho thấy với giá bán cổ phiếu ưu đãi theo giá bình quân thì nhiều NLD không

có khả năng mua Do đó, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 vềchuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP thay thế ND187/2004/NĐ-CP quy định NLD được mua tối đa 100 cổ phần (mỗi cổ phần

33

Trang 39

mệnh giá 10.000 đồng) cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nướcvới giá ưu đãi, bằng 60% giá đấu thành công bình quân được xác định trên cơ

sở giá bán cổ phần theo phương thức đấu giá công khai do Nhà nước quyđịnh Đối với những doanh nghiệp đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa giá

bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ có thể thấp hơn theo quyết định của Thủ tướng

Chính phủ Nội dung trình bày ở trên cho thấy vấn đề đảm bảo quyền lợi củaNLD trong việc hưởng cổ phần ưu đãi khi CPH doanh nghiệp nhà nước là hếtsức phức tạp và chắc chắn phải tiếp tục hoàn thiện trong tương lai Phương

hướng ở đây là việc CPH doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo lợi ích của

nhà nước, xã hội, của nhà đầu tư, NLĐ Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở góc

độ kinh tế đơn thuần mà còn phải tập trung vào các vấn đề khác như côngbằng xã hội, lợi ích NLD, việc làm, trợ cấp thất nghiệp./

Trang 40

Chuyên đề 2

PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUYỂN LỢI NLĐ KHI CPH DNNN

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nhu cầu có tính tất yếukhách quan của các nền kinh tế Mỗi một nhà nước khi tiến hành CPH đềunhằm hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó một trong những mụcđích quan trọng là giải quyết vấn đề quyền lợi, chế độ của NLĐ khi cổ phầnhoá doanh nghiệp - điều này càng trở nên cần thiết đối với những nước cónền kinh tế chuyển đổi Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá pháp luậtmột số nước về quyền lợi NLD khi CPH từ đó rút ra những kinh nghiệm ápdụng cho Việt Nam theo chúng tôi là rất cần thiết Tuy nhiên, để có cái nhìntoàn điện về việc bảo vệ quyền lợi NLD khi CPH DNNN, chúng tôi cho rằng

cần tiếp cận pháp luật về vấn đề này trong một phạm vi rộng hơn trong sự

cân bằng với nhiều tương quan khác nhau Chuyên đề này được tiếp cận với

một phương pháp luận như vậy.

1 Kinh nghiệm CPH ở các nước phát triển.

Quá trình CPH diễn ra mạnh mẽ, sôi động ngay từ đầu thập ky 80 và bat

đầu từ Anh, sau đó lan rộng ra hầu hết các nước công nghiệp phát triển và

đang phát triển Chỉ tính từ tháng 10/1979 đến năm 1988, Chính phủ Anh đã

bán ra 22,25 tỷ USD cổ phần Nhà nước ở các Công ty: Hàng không, bưu

chính viễn thông, gang thép, khí than, đóng tàu và sản xuất hàng quân sựHoàng gia tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm cho các doanh nghiệp nhà nướccung cấp giảm từ 11% năm 1979 xuống còn 6,5% năm 1988

Trong thời gian 5 năm (từ năm 1986 đến năm 1991) chính phủ Pháp đã

bán 66 doanh nghiệp và Ngân hàng của Nhà nước cho tư nhân với tổng tàisản doanh nghiệp giá trị 275 tỷ France Chính phủ Mỹ đã bán 52 tỷ USD tàisản của các ngành điện lực, sản xuất thiết bị dầu mỏ, thám không và một số

bất động sản và cơ sở dịch vụ thuộc chính phủ liên bang

35

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sau ây cho thấy c¡ cau vốn iều lệ của các doanh nghiệp CPH theo giấy chứng nhận ng ký kinh doanh lần ầu ( ối với các DNNN thực hiện - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chế độ, quyền lợi người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Bảng sau ây cho thấy c¡ cau vốn iều lệ của các doanh nghiệp CPH theo giấy chứng nhận ng ký kinh doanh lần ầu ( ối với các DNNN thực hiện (Trang 167)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN