1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về chế độ thai sản cho lao động nữ

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về chế độ thai sản cho lao động nữ
Tác giả Phạm Thị Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Thu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 50,72 MB

Nội dung

Trang 1

b &

ft BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ HUYEN

PHAP LUAT VE CHE DO THAI SAN CHO LAO DONG NU

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

é HÀ NỘI - NĂM 2016

®J

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAM THỊ HUYEN

PHAP LUAT VE CHE ĐỘ THAI SAN CHO LAO DONG NU

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Thu

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 3

Trong suot quá trình hoc tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nôlực của bản than, tôi đã nhận được rat nhiễu sự giúp đỡ, động viên và hướng

dan cua các thay cô giáo, gia đình, bạn bè, đông nghiệp trong suôt khóa họccũng như thời gian nghiên cứu dé tài luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu - thây giáo kinh mến đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dan, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt qua trình thực

hiện nghiên cứu Luận văn của mình.

Dong thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, toàn thể quý thay cô, cán bộ trong Phòng Dao tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi diéu kiện thuận lợi cho tôi trong suot quả trình học tap, nghiên cứu va

hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện dé

tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm on các thay cô trong hội đồng cham luận van đã cho tôi những đóng góp quỷ báu để hoàn chỉnh luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016Tác giả

Pham Thị Huyền

Trang 4

Tôi xin cam đoan rang đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hồ trợ từ Giáo viên hướng dân là TS Nguyễn Xuân Thu Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo Ngoài ra, dé tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh gid, báo cáo cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phân tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận

van cua minh.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016Tac giả

Pham Thị Huyền

Trang 5

PHAN MỞ DAUPHAN NOI DUNG

Chương 1: Một số van dé khái quát chung về chế độ bảo hiểm thaiSAN as ters s.sats sae s 6ã5666510056656696666X5156XE66660i1506ã606NE06661/066600WS16556661/666600%695Y5850355565076W338866395656

1.1 Khai niệm, vai trò chê độ bảo hiém thai sản 1.1.1 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản csc cee veces cee evens

1.1.2 Vai trò của chê độ bảo hiểm thai sản vse vee sec cìc sees12

1.2 Nội dung của chê độ bảo hiểm thai sản -ccc: <5:14

1.2.1 Chăm sóc y tế trước, trong và sau khi sinh - teens15

1.2.2 Nghỉ làm và hưởng tr CẤP c cà ses csv cà census cesses esses16

1.3 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về chế độ

bảo hiém thai sản - 20

1.3.1 Giai đoạn 1945 — I96( cee c cee eneaee cena20

1.3.2 Giai đoạn 1961 — I964 eee cà cà eee cà cớ.21

1.3.3 (Mi Gog D9 — 2904 «ox onsen ss bài san cas nea sua ba pas vas una aes ons ose ae tase S5522

1.3.4 Giai đoạn 1995-20U6 - cee cà cà eee se:24

1.3.5 Giai đoạn từ 2006 đến nay - c7 ces see về cesses se xé eesaeChương 2: Chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo quy định của

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 - - << << << <<<< << << <<

282.1 _ Đôi tượng áp dụng và điêu kiện hưởng chế độ bảo hiém thai sản 292.1.1 Đôi tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sảm -292.1.2 Điêu kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản đổi với lao động nữ 302.2 Thời gian hưởng chê độ bảo hiểm thai sản đôi với lao động nữ 342.2.1 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai 342.2.2 Thời gian hưởng chê độ khi bị sây thai, nạo, hút thai, thai chết lưu

hoặc phá thai bệnh Ïý cee - cee cee tee cà cà cee sec:ES2.2.3 Thời gian hưởng chế độ khi sinh con ves vee ee vee vee vee36

Trang 6

hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ - cee cee tee eee

2.2.5 Thời gian nghỉ hưởng chế độ đổi với lao động nữ nhận nuôi con nuôi 402.2.6 Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ thực hiện các

biện pháp tránh thai - cee cee cee cannes nan een cee eees 412.3 Muc hưởng trợ cấp thai sản đôi với lao động nữ - 442.3.1 Trợ cấp thay ÏƯƠng ces cee cà cee ses cee ses tee KH cesses vas rên 442.3.2 Trợ cấp một ÏÂẪH - es cee ves cee ses see ses cesses cesses si ky 452.3.3 Trợ cấp khÁác cee ves cue es sue es see KỲ cae KH tenses cesses re 452.3.4 TrO COPY te oec na NHA ga 452.4 Quy trình, thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai san đối với lao động

TẦNT: «ese cc cee cs wom «ni c8 0 GHI Win Bike UI HS S NHÍ 5 i E8 E2 š Sat 8 eS Bat Ya YALA Umm © BE 482.4.1 Hồ sơ hưởng trợ cáp thai sản đổi với lao động nữ 482.4.2 Quy trình tiếp nhận giải quyết hô so hưởng chế độ thai sản 48Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản cho lao

động nữ giai đoạn từ năm 2006 đến nay và một số giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo Luật Bảo hiểm xã

hội 2(14 - cm nh n mm mm ae 543.1 _ Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản đôi với lao động nữ

giai đoạn từ năm 2006 đến nay và một số bài học kinh nghiém 543.1.1 Giai đoạn 2006-201Š - ee eee eee eneeas 543.1.2 Giai đoạn 2016 đến nay cee es cee tee cv see se kẽ se vẽ eee 583.1.3 Bai học kinh nghiệm rut ra từ công tac thực hiện pháp luật về bảo hiểm thai

sản đối với lao động nữ từ năm 2006 đến nay 603.2 Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về bảo hiêm

thai sản đối với lao động nữ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 623.2.1 Giải pháp pháp lý ¬— 63

3.2.2 Giải pháp về quan ra tô chức thực hiện 65

KẾT LUẬN - cc- G0200 00000300 0000300 1010 1 11 1180 e ey 73

Trang 7

PHAN MO DAU 1 Tinh cấp thiết của dé tai

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê, tại Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,67% tỉ lệ dân số, 55,9% lực lượng lao động L không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn lực kinh tế phát triển xã hội mà họ còn là nhân tố quyết định đến việc duy trì giống nòi, cân bằng và phát triển nguồn dân số Về mặt lý luận, việc đảm bảo các quyền lợi cho lao động nữ, đặc biệt là các quyền lợi về thai sản là cần thiết dé đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phục vụ mục tiêu phát triển nguồn lao động, đồng thời còn thể hiện tính nhân văn trong chính sách an sinh xã hội, hướng đến giá tri cốt lõi căn bản là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, trong

đó có Việt Nam.

Ở góc độ thực tiễn, tại Việt Nam, các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp điện tử linh kiện, công nghiệp chế biến, chế tạo được coi là các ngành công nghiệp chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước Đặc điểm chung về mặt nhân lực của các ngành công nghiệp này là sử dụng phần lớn người lao động là nữ Điều này cũng có nghĩa là việc tìm hiểu các quy định và cách áp dụng chế độ thai sản dành cho lao động nữ trong thực tiễn là nhu cầu cần thiết Đặc biệt là trong bối cảnh kế từ ngày 04/02/2016, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mở ra một cơ hội vàng dé cải thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý lao động, nâng cao chất lượng thị trường lao động Bên cạnh những thuận lợi kê trên, cũng có rất nhiều thách thức, yêu cầu khắt khe trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là về chính sách an sinh xã hội trong đó có chế độ thai sản được đặt ra Điều này đòi hỏi chúng ta cần có những động thái, tác động tích cực trong công tác hoạch định, xây dựng cũng như thực hiện pháp luật về an sinh xã hội nói chung và chế độ thai sản nói riêng để có thể hòa nhập vào môi trường hội nhập chung này Gần đây nhất, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với những nội dung quy định

! Tổng cục thống kê, Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên dang làm việc hàng năm phân theo giới tính và phân theo

thành thị, nông thôn; website: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714, ngày truy cập 22/05/2016

Trang 8

về chế độ bảo hiểm thai sản dành cho lao động nữ đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, đánh dấu bước tiễn đầu tiên của pháp luật Việt Nam

trong lĩnh vực an sinh xã hội của thời kỳ hội nhập Mặc dù vậy, do mới được ban

hành và áp dụng trong thời gian ngắn nên trong thực tế vẫn còn có những cách hiểu cũng như thực hiện chưa thống nhất Do đó, việc nghiên cứu nhằm làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về chế độ thai sản đối với lao động nữ, tập trung về mảng bảo hiểm thai sản là đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn Qua nghiên cứu đề tài, tác giả cũng muốn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu

Bảo hiểm thai sản là một trong những chính sách an sinh xã hội lâu đời và nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà khoa học pháp lý mà còn có các nhà nghiên cứu chính sách, kinh tế, xã hội, các học giả cả ở Việt Nam và trên thế giới Tại Việt Nam, đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu tập trung khai thác, đi sâu phân tích tìm hiểu các van đề xung quanh chế độ thai sản nói chung và chế độ thai sản đối với lao động nữ nói riêng như: Lê Thị Qué (chủ biên), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách, chế độ thai sản ở Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, 2003; Đỗ Thị Dung, “Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí Luật học số 3/2006; Nguyễn Thị Kim Phụng, “Nội luật hoá CEDAW về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Luật học số 3/2006; Đặng Thị Thơm, “Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2007; Nguyễn Thị Thanh Uyên, “Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Dé án thực tập, 2006; Nguyễn Thị Huyền, “Bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ và thực tế áp dụng tại Đại học Nguyễn Tất Thành”, Khoá luận tốt nghiệp, 2014; Lục Việt Dũng, “Chế độ bảo hiểm thai sản: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Khoá luận tốt nghiệp 2012; Phạm Thị Quỳnh, “Chế độ bảo hiểm thai sản”, Khoá luận tốt nghiệp 2010 Nhìn chung, các bài nghiên cứu, luận văn, khoá luận nói trên đã có những phân tích, tìm hiểu cụ thê về pháp luật chế độ bảo hiểm

thai sản, bảo hiém thai sản đôi với lao động nữ, đông thời đưa ra các quan diém,

Trang 9

đánh giá về mặt pháp lý, thực tiễn áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ tại Việt Nam, đưa ra một sỐ giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên đều được thực hiện trước thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được ban hành và có hiệu lực Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên

cứu một cách có hệ thống, chỉ tiết về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ

theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Do đó, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển các đề tài, kết quả nghiên cứu khoa học nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề pháp lý này dé thực hiện luận văn cao học luật kinh tế với tên gọi “Pháp luật về chế độ thai sản

cho lao động nit’.

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu pháp luật vê chê độ thai sản đôi với lao động nữ phục vụ

hai mục dich cụ thé là:

Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu một cách có hệ thống các quy định pháp

luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan dưới lăng

kính pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ tại Việt Nam hiện nay Sử dụng các kiến thức tìm hiểu được phục vụ cho quá trình làm việc của tác giả trong môi trường doanh nghiệp sản xuất may gia công với đặc thù tỉ lệ lao động nữ

cao, liên quan nhiêu đên chê độ bảo hiém thai sản đôi với lao động nữ.

Thứ hai, kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn cũng như đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn làm việc của bản thân tác giả, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản cho lao động nữ nói riêng và pháp luật an sinh xã hội

nói chung trong thời gian tới.

Dé đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ

như sau:

Một là, tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận của chế độ bảo hiểm thai sản dành

cho lao động nữ, bao gôm các khái niệm, vai trò, nội dung của chê độ bảo hiém thai

Trang 10

sản đôi với lao động nữ Bên cạnh đó cũng tìm hiéu sơ lược về quá trình hình thành

và phát triên của chê độ bảo hiém thai sản tại Việt Nam.

Hai là, phân tích các quy định pháp luật hiện hành quy định về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ Đồng thời, tìm hiểu thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản dành cho lao động nữ ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những điểm đạt được cần phát huy và những điểm còn hạn chế cần khắc

Ba là, đưa ra đánh giá đưới góc độ khoa học pháp lý về cả công tác xây dựng cũng như thực hiện pháp luật điều chỉnh vẫn đề chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về van đề chế độ bảo hiểm thai sản trong thực tiễn dé đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung vào các đôi tượng nghiên cứu như

- Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ bảo hiểm thai sản dành cho lao động nữ Cụ thé là tập trung vào các quy định về chế độ bảo hiểm thai sản trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn, đặt trong tương quan một số quy định của các công ước, văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh vẫn đề này như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm 1952 (xét lại), Công ước số 156 năm về Bình đăng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình và quy định của một số quốc gia trên thé giới như

Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản.

- Thực tiễn áp dung các quy định về chế độ bảo hiểm thai sản ké từ khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực.

Trang 11

- Các giải pháp mang tính khoa học nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ thai sản đối với lao động nữ ở Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiÊn cứu

Bảo hiểm thai sản là chế độ áp dụng đối với cả lao động nữ và lao động nam, trong đó lao động nữ là đối tượng áp dụng chủ yếu Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, không nghiên cứu chế độ bảo hiểm thai sản áp dụng đối với lao động nam Phạm vi nghiên cứu cụ thể bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản về chế độ bảo hiểm thai sản, thực trạng quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và một số văn bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ và các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chế độ bảo hiểm này ở

Việt Nam trong thời gian tới.

3h Phuong pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức duy vật biện

chứng của chủ nghĩa Mác — Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Phương pháp này được tác giả sử dụng trong quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh luật học, bình luận, phân tích diễn giải để có những phân tích, bình luận dưới góc độ khoa học pháp lý về các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trong quy định chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ Đồng thời, tác giả cũng kết hợp sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để có được những số liệu bao quát về tình hình thực tiễn áp dụng, thực hiện quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ, từ đó có được những, luận điểm, luận cứ dé đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

chê độ bảo hiêm thai sản đôi với lao động nữ.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Thứ: nhát, dưới góc độ khoa học, những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

sẽ đề cập một cách có hệ thống, chi tiết quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Trang 12

vê chê độ bảo hiêm thai sản đôi với lao động nữ dưới các khía cạnh, nội dung hoặctiêu chí cụ thê như đôi tượng, điêu kiện hưởng, mức hưởng, giúp người đọc nhìn

nhận một cách tông quan về vân đê chê độ bảo hiém thai sản đôi với lao động nữ.

Thứ hai, luận văn đưa ra những đánh giá nhận xét về tính hợp lý, logic, mức độ phù hợp với thực tiễn của các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ và nêu quan điểm khoa học về hướng sửa đổi, bô sung nhằm xây dựng bộ quy định pháp luật hoàn thiện về vấn đề nêu trên cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về an sinh xã hội tại Việt Nam.

O góc độ thực tiên, bản thân tác giả hiện đang làm việc ở vi trí nhân sự trong

một doanh nghiệp sản xuât hàng may mặc với đặc thù nhiêu lao động nữ, tiêp xúcnhiêu với van dé bao hiém thai sản, tác gia mong muôn các kêt quả nghiên cứu cualuận văn sẽ giúp phục vụ tôt hơn cho công việc chuyên môn của mình.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và đúc kết kinh nghiệm làm việc, của tác giả, luận văn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng, thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về chế độ bảo hiểm thai sản trong thực tiễn Luận văn tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan của những điểm còn tôn tai vướng mac, bat cập dé đưa ra những kiến nghị giải pháp nham nâng cao hiệu qua áp dụng, thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ tại Việt Nam, góp phần cải thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam nhằm thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về chế độ bảo hiểm thai sản

Chương 2: Chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo Luật Bảo hiểm

xã hội 2014

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trang 13

Chương 1

MOT SO VAN DE KHÁI QUÁT CHUNG VE CHE ĐỘ BẢO HIẾM THAI SAN

1.1 Khai niệm, vai trò chế độ bảo hiểm thai sản 1.1.1 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản

fe) Dinh nghia chế độ bảo hiểm thai sản

Xem xét về yếu tố lich sử thì bảo hiểm xã hội được cho là bắt đầu xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 19 — giai đoạn đầu của nền công nghiệp khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, mối quan hệ giữa người lao động làm thuê và giới chủ dần trở nên phức tạp Người lao động làm thuê không chỉ cần có sự đảm bảo về mặt thu nhập từ việc làm mà còn cần có một khoản thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, mất việc hoặc thai sản Nguôn tài chính chung hình thành từ sự đóng góp của cả người lao động làm thuê và giới chủ để hỗ trợ cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro trong đời sống chính là cơ sở ban đầu hình thành nên bảo hiểm xã hội Sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội là một tat yếu khách quan, đã và đang trở thành nhu cầu và quyên lợi quan trọng nhất của người lao động Trải qua quá trình hình thành và phát triển, bảo hiểm xã hội đã được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và trở thành một trong những quyền con người mà Đại hội đồng Liên Hợp quốc thừa nhận trong tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng Bảo hiểm xã hội Quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa can cho nhân cách và tự do phat triển của con người” Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề định nghĩa chuẩn mực về bảo hiểm xã hội, cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn nhiều sự tranh luận do các quan

điêm được đưa ra dưới nhiêu góc độ khác nhau.

Dưới góc độ kinh tê, các nhà kinh tê học cho răng bảo hiém xã hội là sảnphâm tât yêu của nên kinh tê hàng hoá Khi trình độ phát triên kinh tê của một quôcgia đạt đên một mức độ nào đó thì hệ thông bảo hiêm xã hội có điêu kiện ra đời và

phát triển Ở góc độ này, bảo hiểm xã hội có thể được hiểu là một biện pháp phân

Trang 14

phối lại thu nhập của các cá nhân trong xã hội thong qua một quỹ tiền tệ tap trung

đóng góp từ các nguôn thu nhập của cá nhân, tô chức, Nhà nước.

Ở góc độ xã hội, bảo hiểm xã hội có thé được hiểu là một chính sách xã hội mà trong đó, các rủi ro về thu nhập của cá nhân tham gia bảo hiểm sẽ được bù đắp hoặc thay thế bằng nguồn kinh phí tài chính có được từ sự đóng góp của các thành

viên, nham đảm bảo an toàn xã hội.

Ở góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ bảo hiểm xã hội lần đầu tiên được chính thức sử dụng như một danh từ pháp lý vào năm 1935 (trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) Trải qua thời gian dài sau đó, cùng với sự phát triển mở rộng của nền kinh tế, thuật ngữ bảo hiểm xã hội dần được chấp nhận và sử dụng trong các văn bản pháp luật của các quốc gia và văn bản pháp luật quốc tế Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thé hoặc bù đắp một phan thu nhập từ nghề nghiệp do bị mat hoặc giảm khả năng lao động hoặc bị mat việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đóng góp phan dam bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, dong thời góp phan đảm bảo an toàn xã hội” Với cách hiéu này, mục tiêu, ban chất va chức năng của bảo hiểm xã hội đã được thé hiện một cách khá 16 nét và có thê khái

quát bao hàm chung các cách hiệu dưới các góc độ kinh tê và xã hội.

Tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội được định nghĩa là “sự bảo đảm thay thé hoặc bù đắp một phân thu nhập của người lao động khi ho bị giảm hoặc mắt thu nhập do 6m dau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bao hiểm xã hội 2014) Chế độ bảo hiểm xã hội được hiểu là tập hợp những quy định của mỗi quốc gia về bảo hiểm thu nhập, bảo đảm sức khoẻ do những rủi ro xã hội

cho người lao động thông qua một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham

gia bảo hiểm xã hội Tuy từng trường hợp đặc thù mà rủi ro đó có thé là do người lao động 6m đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mat khả năng lao

động, Chê độ bảo hiém xã hội nhăm mục đích từng bước mở rộng và nâng cao

Trang 15

việc bảo đảm vat chất, chăm sóc sức khỏe, phục hồi sức khỏe, góp phần ôn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động gặp rủi ro trong đời sống.

Là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội, trên cơ sở các quan điểm, định nghĩa về bảo hiểm xã hội như trên, có thé hiểu: Chế độ bảo hiểm thai sản là tập hợp các quy định của pháp luật về việc thay thế hoặc bù đắp một phan thu nhập

cũng như dam bao sức khỏe cho người lao động khi phải nghỉ việc trong thời gianmang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác trên cơ sở

sự đóng góp vào quỹ tài chính chung của người lao động, người sử dụng lao động

và sự hô trợ của Nhà nước.

fe) Đặc diém của chế độ bao hiém thai san

La một trong những chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm thai sản mang bản chất chung của bảo hiểm xã hội đồng thời cũng có những đặc trưng riêng khác

biệt với những chê độ bảo hiém xã hội khác Cụ thê như sau:

Một là, bảo hiểm thai sản là một chế độ bảo hiểm đặc thù gắn liên chủ yếu là

với lao động nữ khi có các sự kiện thai sản.

Chế độ bảo hiểm thai sản xuất hiện là nhu cầu khách quan đòi hỏi tạo điều kiện chủ yếu cho lao động nữ thực hiện chức năng làm mẹ bên cạnh hoạt động xã hội Đối tượng áp dụng của chế độ bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong độ tuôi sinh đẻ khi họ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác như khám thai, sảy thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, Chế độ bảo hiểm thai sản thé hiện trách nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng xã hội đối với thé hệ tương lai, đồng thời cũng thể hiện sự bình đăng giữa những người lao động Đây cũng là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt chế độ bảo hiểm thai sản

với các chê độ bảo hiêm khác trong hệ thông chính sách an sinh xã hội.

Hai là, chế độ bảo hiểm thai sản phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và

điên ra giữa ba bên là bên tham gia, bên bảo hiém và bên được bao hiém.

Trang 16

Chê độ bao hiêm thai sản mang ban chat của bảo hiêm xã hội với môi quan hệ

xuyên suôt là môi quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyên lợi của các bêntrong quan hệ bảo hiém xã hội Môi quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diénra giữa 3 bên: bên tham gia, bên bảo hiêm và bên được bảo hiém.

- Bên tham gia bảo hiểm là bên có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật, gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước Người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội để bảo hiểm về mặt thu nhập và chăm sóc sức khỏe cho bản thân họ khi họ

mang thai, sinh con, nuôi con nuôi hoặc có các sự kiện thai sản khác Người sử dụng

lao động có trách nhiệm tham gia cho người lao động nữ mà mình thuê mướn, sử

dụng Nhà nước tham gia với hai tư cách Thứ nhất, Nhà nước tham gia với tư cách

là người sử dụng các công chức/viên chức và những người hưởng lương từ ngânsách nhà nước Nhà nước tham gia đóng góp thông qua kinh phí từ ngân sách nhà

nước, với ty lệ đóng góp tương đương người sử dụng lao động trong các doanh

nghiệp, đóng góp vào quỹ tài chính làm nguồn kinh phí chỉ trả chế độ bảo hiểm thai

sản cho người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vi sự nghiệp của Nhà nước.

Thứ hai, Nhà nước tham gia với tư cách là người hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp cần thiết và với tư cách chủ thể quản lý, hướng cho các hoạt

động bảo hiém xã hội nói chung và bảo hiém thai sản nói riêng.

- Bên bảo hiểm là bên nhận tiền đóng góp bảo hiểm xã hội từ những người tham gia bảo hiểm xã hội, thường là một số tổ chức, cơ quan do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thé do tư nhân, tô chức kinh tế - xã hội lập ra theo quy định của pháp luật) và được nhà nước bảo trợ, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định chặt chẽ của pháp luật Đối với chế độ thai sản, bên bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp thai sản cho bên được bảo hiểm khi có đủ các điều kiện theo các quy định

của pháp luật.

- Bên được bảo hiểm là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu bảo hiểm xã hội, dé bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại sự kiện,

rủi ro được bảo hiém gây ra Trong chê độ bảo hiém thai sản, bên được bảo hiém là

Trang 17

người lao động nữ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, sảy thai, thực hiệnbiện pháp tránh thai, hoac người lao động nam có vợ mang thai, sinh con, nuôi con

^š š 2

nuôi sơ sinh,

Ba là, chê độ bảo hiém thai sản mang tính chát ngăn hạn nhưng có tính xãhội hoá cao, được thực hiện thường xuyên và déu đặn, dién ra một cách liên tục dotính tuân hoàn của sự sông.

Thai sản là hiện tượng tự nhiên trong đời song xã hội gan liền với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, hiện tượng này diễn ra phổ biến và có tính tuần hoàn theo quy luật của sự sống Điều này cũng có nghĩa là chế độ bảo hiểm thai sản được áp

dụng khi người lao động nữ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hoặc có các

sự kiện thai sản khác cũng mang tính tuân hoàn, liên tục Bên cạnh đó, chế độ bao hiểm thai sản cũng mang tính tức thời, ngắn hạn bởi lẽ chỉ gắn liền với giai đoạn thai sản của người lao động nữ Sự bù đắp, hỗ trợ về mặt tài chính và y tế trong chế độ bảo hiểm thai sản được thực hiện trên cơ sở thời gian diễn ra các sự kiện thai sản, kết thúc giai đoạn này, người lao động nữ sẽ quay về nhịp sống bình thường, tiếp tục tham gia quá trình lao động tạo ra thu nhập, chế độ bảo hiểm thai sản cũng không còn được áp dụng Mặt khác, người lao động nữ khi tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội được đảm bảo thu nhập khi có sự kiện thai sản trong suốt quá trình lao động mà không bị hạn chế bởi các yếu tố khác Điều này thé hiện tinh xã hội hóa cao của chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, chế độ bảo hiểm thai sản nói riêng mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.

Bon là, ché độ bảo hiểm thai sản được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng, mức, phương thức bù dap, trợ cấp cho người lao động duoc pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.

2 = sk v 2 x z As A 2 2 nk i As xe tk = ^ ^ : tA >

Mac Văn Tiên, Đặc trung cơ ban va các môi quan hệ cua bao hiém xã hội, Bai viêt đăng trên trang thông tin điện tử

Bộ Quốc phòng Website:: http://www.bhxhbqp.vn/2act=nctd_ detail&idnctd=142&date=1385139600, truy cập ngày

20/06/2016

Trang 18

Khi tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, người lao động đóng góp một phần thu nhập có được nhằm bảo hiểm thu nhập cho chính bản thân mình khi có các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội, trong đó có sự kiện thai sản Tuy nhiên, không phải bất cứ người lao động nào có sự kiện thai sản đều được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản và người lao động bị mất bao nhiêu thu nhập do sự kiện thai sản thì sẽ được bảo hiểm bấy nhiêu Việc hưởng bảo hiểm thai sản chỉ diễn ra khi người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội Điều này liên quan đến quyên và nghĩa vụ của người lao động được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định Đồng thời, mức trợ cấp, bù đắp và phương thức trợ cấp, bù đắp cho người lao động có sự kiện thai sản cũng được quy định trên cơ sở các xem xét các yếu tô chính trị, kinh tế, xã

1.1.2 Vai trò của chế độ bảo hiểm thai sản

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội, nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia Theo quy định của ILO, một quốc gia chỉ coi là có hệ thống bảo hiểm xã hội khi có ít nhất một trong ba chế độ là: Om đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thiết lập Như vậy, chế độ bảo hiểm thai sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, thê

hiện ở các khía cạnh cụ thê như sau:

Thứ nhất, đối với người lao động, chế độ bảo hiểm thai sản góp phan 6n định cuộc sống về vật chất và tỉnh thân cho người lao động và gia đình trong thời gian họ sinh đẻ, nuôi con sơ sinh mà không thể tham gia quả trình lao động tạo ra thu

Trong xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng làm mẹ,

phụ nữ cũng đóng vai trò là lực lượng lao động không thẻ thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia Lao động nữ đã và đang dan khang định được vị trí, chỗ đứng của mình trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như tham gia đóng góp vào nguôn thu nhập trong gia đình Hau hết phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đều phải trải qua thời kỳ mang thai và sinh nở và nuôi con nhỏ, khiến

cho sức lao động và thời gian làm việc của họ bị suy giảm, gián đoạn Do đó, nguôn

Trang 19

thu nhập từ quá trình lao động bị hạn chế gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của họ và gia đình Lúc này, chế độ bảo hiểm thai sản sẽ đóng vai trò như là một nguồn lực tài chính bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm dé dam bao 6n dinh thu nhap, ôn định đời song người lao động va gia đình họ Bên cạnh đó, nhờ có chế độ bảo hiểm thai sản, bản thân người lao động và gia đình cũng có thể ôn định tâm lý, có thời gian chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con mà không lo lắng về nguồn thu nhập, các chi phi phát sinh khi không thể tham gia lao

Thứ hai, doi với người sử dụng lao động, chế độ bảo hiểm thai sản có vai trò như một chính sách giúp thu hut lực lượng lao động, tạo ra nguôn nhân lực cân thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong một SỐ ngành sản xuất, kinh doanh đặc thù, nhu cầu sử dụng lao động nữ của người sử dụng lao động là rất lớndo người lao động nữ có các t6 chất cần thiết cho công việc Việc thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản đúng và đầy đủ sẽ thê

hiện sự quan tâm của những người lao động với nhau cũng như sự quan tâm người

sử dụng lao động đối với lao động nữ, làm nên văn hóa doanh nghiệp, góp phần thu hút lực lượng lao động nữ có tay nghề và trình độ, đáp ứng nhu cau lao động của

người sử dụng lao động.

Thứ ba, đối với đời sống kinh tế xã hội, chế độ bảo hiểm thai sản gop phan tải tạo, phát triển nguôn nhân lực chất lượng và 6n định trong tương lai, diéu hòa quan hệ lao động, làm tăng trưởng nên kinh tế.

Thiên chức của phụ nữ là duy trì nòi giống và phát triển nguồn dân số- nhân lực trong tương lai, do vậy, thực hiện tốt chế độ thai sản đối với lao động nữ sẽ góp phan tái tao sức lao động, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội Bên cạnh đó, chế độ thai sản thé hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ cũng sẽ góp phần dung hòa mỗi quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, tác động đến thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế

Trang 20

hoạch phát triển chat lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cau phát triển nền kinh tế

thị trường.

Thứ tw, đôi với xã hội, chế độ bảo hiém thai sản thê hiện chủ nghĩa nhân daocao đẹp, thực hiện chính sách bình đăng giới, quan tâm chăm sóc phụ nữ và trẻ emcủa môi quoc gia.

Bao hiểm xã hội thé hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng thông qua việc chia sẻ rủi ro của một người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại Với chế độ bảo hiểm thai sản, đó là sự sẻ chia, quan tâm từ cộng đồng và xã hội đối với phụ nữ,

trẻ em là những đối tượng cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt Đồng thời, còn thể

hiện chính sách bình dang giới khi san sẻ gánh nặng, trách nhiệm đối với gia đình

giữa người lao động nam và lao động nữ.

>2

1.2 Nội dung của chế độ bảo hiểm thai sản

Như đã trình bày ở trên, chế độ bảo hiểm thai sản là một trong những trụ cột chính của bảo hiểm xã hội, xuất hiện từ rất sớm và đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn có ý nghĩa nhất định đối với người sử dụng lao động và đời sông kinh tế xã hội Hau hết các quốc gia trên thế giới đều đặt sự quan tâm cần thiết đối với chế độ bảo hiểm thai sản Bên cạnh việc phê chuẩn, tham gia ký kết các điều ước quốc tế thé hiện tinh than chung trong viéc bao dam ché d6 bao hiểm thai sản đối với người lao động, các quốc gia còn xây dựng những quy định pháp luật riêng về bảo hiểm thai sản phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,

pháp luật của nước mình.Trong phạm vi Luận văn này, tac giả tập trung trình bày,

phân tích về các nội dung chế độ bảo hiểm thai sản trong các văn bản pháp luật quốc tế và quy định của một số quốc gia trên thế giới để làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét về pháp luật chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam Cũng trên cơ sở này, tác giả đưa ra những giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 21

Chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định tại các Công ước, khuyến nghị của ILO có hai mảng nội dung chính là: (1) Chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trước, trong và sau khi sinh; (2) Nghỉ làm và hưởng trợ cấp Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, chế độ bảo hiểm thai sản còn bao gồm các quy định về cách thức tô chức thực hiện, quy trình, thủ tục hưởng bảo hiểm

thai sản Trong phạm vi mục nay, tác gia tập chung chính vào hai nội dung lớn của

chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của ILO Cụ thé như sau: 1.2.1 Chăm sóc y tế trước, trong và sau khi sinh

Chăm sóc y tế là một nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội Đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc say thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, thì nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ càng cần thiết Những chăm sóc y tế này nhằm mục dich bảo toàn, phục hồi, cải thiện sức khoẻ của người lao động nữ, bao gồm cả khả năng làm việc, khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân của họ Đồng thời, chăm sóc y tế thai sản còn nhằm đảm bảo sự khoẻ mạnh

của trẻ em — nguôn nhân lực tương lai của xã hội.

Liên quan đến van dé chăm sóc y tế thai sản, các Công ước được ban hành về thai sản của ILO đều có đề cập đến quyền được hưởng trợ cấp chăm sóc y tế của người lao động nữ Cụ thể, tại điểm c, Điều 3 Công ước s6 3, công ước đầu tiên về thai sản được thông qua ngày 29/10/1919 quy định trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong các ngành công nghiệp thì ngoài khoản trợ cấp đủ để nuôi sống bản thân và đứa con với những điều kiện vệ sinh tốt do quỹ công cộng hoặc do hệ thông bảo hiểm chỉ trả thì người phụ nữ còn được nhận sự chăm sóc miễn phí của thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh Tiếp theo đó, năm 1952, Công ước số 102 được thông qua quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về bao đảm xã hội, tại Điều 49 có quy định về trợ cấp y tế về thai sản phải bao gồm những sự chăm sóc về y tế tối thiểu cho người lao động nữ

bao gôm:

- Chăm sóc trước, trong và sau khi sinh, do một thầy thuốc hoặc người đỡ đẻ có băng cấp tiên hành; các dịch vụ hỗ trợ y, dược, khám thử, chăm sóc răng hoặc ké

Trang 22

cả giải phẫu, khám định ky tai các cơ sở dịch vụ y té chung của cơ quan, y tê công

- Việc năm viện khi cân thiết.

Tuy nhiên, quy định của hai Công ước nói trên mới chỉ dừng lại ở việc chăm

sóc y tế cho người lao động nữ Chỉ đến Công ước số 183 năm 2000, việc chăm sóc y tế thai sản đã được mở rộng và quy định cụ thé hơn, thực hiện ca với người mẹ và đứa trẻ, bao gồm chăm sóc trước sinh, trong lúc sinh và sau khi sinh Ngoài ra các điều kiện chăm sóc tối thiểu như trên, tuỳ thuộc vào tình hình, điều kiện phát triển hệ thống chăm sóc y tế của mỗi quốc gia, có thể quy định các điều kiện chăm sóc y tế cao hơn nhăm đảm bảo một cách tốt nhất sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trước, trong và sau khi sinh, tạo điều kiện cho người lao động nữ có thể nhanh chóng tái hoà

nhập với đời sông xã hội.

Về hình thức trợ cấp chăm sóc y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định người lao động nữ trong thời gian mang thai và sinh con có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc y té trước và sau khi sinh Các dịch vụ y té thông thường bao gồm chăm sóc y tế ban đầu, dịch vụ và thuốc men thiết yếu, hậu phẫu Cá biệt một số quốc gia còn trợ cấp chi phí đi lại, chăm sóc y tế tại nhà Hình thức chi trả trợ cấp y té cũng kha da dang, có thé chi tra truc tiếp cho người thực hiện cung cấp dịch vụ trong các cơ sở y tế công cộng: hoàn trả chi phí cho bệnh nhân hoặc chi trả theo các

điêu khoản vê chăm sóc y tê.

1.2.2 Nghỉ làm và hướng trợ cấp

O Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai san

Trong phạm vi các Công ước của ILO, đều có quy định cụ thé về đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản làm cơ sở pháp lý chung để các quốc gia thành viên tiến hành nội luật hoá thành quy định pháp luật quốc gia, xác định đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản.

Cụ thể, theo Điều 48 Công ước số 102 của ILO, đối tượng được hưởng trợ cấp

thai sản bao gôm mọi phụ nữ là người lao động làm công ăn lương với sô lượng

Trang 23

tham gia tối thiểu là 50% hoặc toàn bộ phụ nữ hoạt động kinh tế thường trú trong nước với số lượng tham gia tối thiểu là 20%; hoặc toàn bộ phụ nữ hoạt động kinh tế thường trú trong nước với số lượng tham gia tối thiêu là 50% Đối với các quốc gia có nền kinh tế và phương diện y tế chưa phát triển đủ mức và có bản tuyên bố được phê chuẩn việc thực hiện chưa đầy đủ các khuyến cáo theo công ước 102 thì đối tượng được hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản là những người lao động làm công ăn lương nhưng tối thiểu là 50% số người làm việc trong các cơ sở công nghiệp sử dụng ít nhất 20 lao động Còn theo quy định tại Công ước số 103 của ILO, đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản được quy định là “những phụ nữ làm việc trong các cơ sở công nghiệp và trong các công việc phi công nghiệp và nông nghiệp, kế cả những phụ nữ làm công ăn lương, làm việc tại nhà” (Điều 1.1) Quy định này thể hiện tính chất bao quát của chế độ bảo hiểm thai sản, mọi người lao động nữ đang tham gia quan hệ lao động không phân biệt ngành nghề nông nghiệp — phi nông nghiệp, không phân biệt làm công ăn lương hay làm việc tại nhà đều là đối tượng được

hưởng trợ cap chê độ thai sản khi họ mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh.o Điểu kiện hưởng trợ cap thai san

Theo quy định tại Công ước 102, về điều kiện nhận trợ cấp thai sản, tất cả những người phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ đều được quyền hưởng trợ cấp thai sản Tuy nhiên, đây chỉ là quy định dừng lại ở mức khuyến nghị, để tránh tình trạng lạm dụng chế độ trợ cấp thai sản, các quốc gia có quyền quy định siết chặt hơn về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ phát

triên của môi quôc gia.

Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định điều kiện hưởng

trợ câp thai sản bao gôm hai điêu kiện là:- Có tham gia bảo hiêm xã hội; và

- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu trước khi sinh trong khoảng 6 đến 12 tháng.

Trang 24

Ngoài hai điều kiện phổ biến nêu trên, một số quốc gia còn quy định giới hạn ở số lần sinh con của người lao động nữ Bên cạnh đó, có nhiều quốc gia lại không đặt điều kiện về thời gian đóng góp bảo hiểm tối thiểu trước khi sinh mà chỉ cần người lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội là đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản Chăng hạn, tại Pháp, điều kiện được hưởng trợ cấp là tham gia bảo hiểm xã hội và có 200 giờ làm việc trong ba tháng cuối cùng trước khi sinh Còn tại Thái Lan, điều kiện này là có 7 tháng đóng góp trong vòng 15 tháng trước khi sinh và chỉ giới hạn trong hai lần sinh con Đối với Trung Quốc, quốc gia này lại không có quy định thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu trước khi sinh mà chỉ quy định điều kiện cần là có tham gia bảo hiểm xã hội."

Việc các quốc gia quy định điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu trước khi sinh hay giới hạn số lần sinh được hưởng trợ cấp như trên là nhằm đảm bảo cho việc duy trì, phát triển nguồn quỹ trợ cấp bảo hiểm thai sản cho người lao động nữ, trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng, quyên nhận trợ cấp gan liền với trách nhiệm đóng góp bảo hiểm của người lao động Điều này cũng thẻ hiện tinh thần trách nhiệm của người lao động trong việc đóng góp thu nhập bảo hiểm cho chính mình khi có sự kiện thai sản xảy ra trong quá trình

lao động.

o Thời gian hưởng trợ cấp

Về thời gian hưởng trợ cấp thai sản, theo quy định tại Công ước số 103 của ILO, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh đối với lao động nữ ít nhất là 20 tuần Lao động nữ có quyền nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản ít nhất là 6 tuần trước khi sinh Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh các quốc gia có thể vận dụng linh hoạt căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của quốc gia mình nhưng không được ít hơn 6 tuần ké từ ngày sinh Trường hợp có những phát sinh bệnh tật người lao động nữ còn được quyền nghỉ thêm sau khi sinh Đến thời điểm năm 2000, Công ước số 183,

công ước có nội dung cụ thê nhât vê chê độ trợ câp thai sản đôi với tât cả mọi đôi

3 Nguyễn Thị Thanh Uyên (2006), 7c trang triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

hiện nay, Chuyên dé thực tập, tr33

Trang 25

tượng lao động nữ có quy định về vấn đề thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản sẽ do các quốc gia quy định cụ thể nhưng không dưới 14 tuần và thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh là 6 tuần Đối với các quy định về thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản, trên cơ sở quy định mức tối thiêu của ILO, các quốc gia trên thế giới đã có những vận dụng linh hoạt và quy định bằng các quy phạm cụ thể, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của từng nước Chang hạn, tại Pháp, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được quy định là 6 tuần trước khi sinh và 10 tuần sau khi sinh đối với đứa con thứ nhất và thứ hai, 8 tuần trước khi sinh và 18 tuần sau khi sinh đối với đứa con thứ ba Trường hợp thai song sinh người mẹ được nghỉ 12 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh, cao hơn so với quy định tối thiêu của ILO Trong khi đó, tại Đức, thời gian nghỉ làm hưởng trợ cấp được quy định là 6 tuần trước khi sinh va 8 tuần sau khi sinh, tổng 14 tuần, bằng với mức thời gian tối thiểu ma ILO quy định” Nói tóm lại, tùy thuộc vào điều kiện phát triển và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, pháp luật sẽ có những quy định thời gian nghỉ làm hưởng trợ cấp thai sản khác nhau.

0 Mic trợ cấp

Về mức trợ cấp, theo quy định tại Công ước số 103, mức trợ cấp bằng tiền

được quy định bởi các quốc gia nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo duy trì sức khoẻ cho người mẹ và đứa trẻ theo tiêu chuẩn mức sống tối thiểu Đối với những nước thực hiện trợ cấp thai sản theo hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức thu nhập trước đó theo nguyên tắc không được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước đó của người lao động Ngoài khoản trợ cấp thay lương, người lao động nữ cũng có thé được trợ cấp thêm các khoản tài chính nhất định nhằm phục vụ các khoản chi phát sinh trong quá trình thai sản dưới hình thức trợ cấp một lần hoặc tiền hỗ trợ mua sắm đồ đạc cho trẻ sơ sinh, Thực tế cho thấy, về van đề mức trợ cấp, mỗi quốc gia trên thế giới đều có cách vận dụng linh hoạt quy định của ILO, chăng hạn như Trung Quốc, mức trợ cấp bằng 100% thu nhập trong 90 ngày đối với lao động nữ sinh con, đối với lao động nữ phá thai, nạo thai được

* Nguyễn Thị Thanh Uyên (2006), 7c trang triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

hiện nay, Chuyên dé thực tập, tr36

Trang 26

nhận trợ cấp trong vòng 42 ngày với mức trợ cấp 100% thu nhập trước đó Còn tại Thái Lan, mức trợ cấp được trả là 50% mức lương được trả trong thời gian 90 ngày cho mỗi lần sinh, ngoài ra người lao động được hưởng khoản trợ cấp một lần băng 4000 bath khi sinh nhằm hỗ trợ chăm sóc cho bà mẹ và em bé” Nhìn chung, mức trợ cấp cụ thể do pháp luật mỗi quốc gia quy định đều xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội và khả năng chỉ trả của quỹ bảo hiểm quốc gia đó, trên cơ sở cân đối tính toán nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ bảo hiểm đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho người

lao động nữ.

1.3 So lược lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về

chê độ bảo hiém thai sản

Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng là chính sách an sinh xã hội quan trọng, được hầu hết các quốc gia thừa nhận và coi đó là một trong những quyền lợi cơ bản của con người.Tại Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bảo hiểm xã hội trong đó có bảo hiểm thai sản đã nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước, thé hiện thông qua các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật được ban hành và áp dụng trong đó có đề cập đến chính sách đối với người lao động trong thời kỳ thai sản Trải qua quá trình phát triển, pháp luật Việt Nam về chế độ bảo hiểm thai sản dần được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội cũng như tình hình hội nhập quốc tế Dé có góc nhìn xuyên suốt về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về chế độ bảo hiểm thai sản, tác giả tiễn hành sơ lược thông qua các dau mốc lịch sử, pháp luật như sau:

1.3.1 Giai đoạn 1945-1960

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 là giai đoạn mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hệ thống pháp luật còn sơ khai và chưa được xây dựng hoàn thiện Hiến pháp năm 1946 với quy định tại Điều 14 “Những người công dân

° Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Thị Hiền Phương, Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ trong pháp luật một số

nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học sô 2/2010, tr75

Trang 27

già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng” đã đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho việc xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam thời kỳ này Riêng về chế độ bảo hiểm thai sản, văn bản đáng chú ý là Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947, có quy định áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản đối với những người lao động làm việc trong các ham mỏ, xưởng kỹ nghệ, của tư nhân, cụ thể là quy định “lệ nghỉ của đàn bà đẻ và cho con bú” Sắc lệnh 29/SL đã dành hắn một tiết để quy định về chế độ thai sản Theo quy định tại tiết này, người phụ nữ nghỉ thai sản được nhận trợ cấp trong thời hạn 8 tuần với mức trợ cấp băng 5% tiền công ké cả phụ cấp và được nghỉ 30 phút trong giờ làm budi sáng và 30 phút trong giờ làm buổi chiều dé cho con bú trong thời hạn 01 năm sau khi sinh Sắc lệnh số 77/SL ban hành năm 1950 cũng có quy định người lao động nữ

là công nhân giúp việc cho Chính phủ trong thời kỳ thai sản được nghỉ 02 tháng, 01

tháng trước khi sinh và 01 tháng sau khi sinh, trong thời gian 01 năm sau khi sinh

được nghỉ 01 tiếng mỗi ngày dé cho con bú.Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 ra đời đã có những bước tiễn mới hơn về chế độ bảo hiểm thai sản khi quy định “Nhà nước

bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ

mà vẫn hưởng nguyên lương” (Điều 24) Dù không đề cập trực tiếp nhưng với quy định này, đối tượng hưởng bảo hiểm thai sản đã được chỉ ra là “phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức”, cùng với nguồn chi trả là từ ngân sách Nhà nước Điều nay có nghĩa là đối tượng được hưởng chế độ thai sản đã có xu hướng mở rộng thêm phụ nữ công nhân mà không chỉ còn bó hẹp ở phạm vi phụ nữ viên chức Tuy nhiên, về các quy định cụ thé cho đối tượng phụ nữ công nhân thì vẫn chưa được ban hành.

Nhìn nhận một cách khách quan, pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản trong giai đoạn 1945 — 1960 mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai, chưa cu thé Sở di như vậy là do tính chất phức tạp trong tình hình chính trị của thời kỳ này, khi nước ta vừa giành được độc lập va còn gặp nhiều khó khăn trong việc 6n định đất nước cũng như kỹ năng lập pháp còn hạn chế Tuy vậy, cũng không thé phủ nhận pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản thời kỳ nàyđã giải quyết được phần nào khó khăn trong đời sống công nhân viên chức, đóng vai trò nhất định trong việc đặt nên móng xây dựng,

hoàn thiện chê độ bảo hiém thai sản về sau tại Việt Nam.

Trang 28

1.3.2 Giai doan 1961 -1984

Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1984 là giai đoạn mà nước ta đang trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập ở miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Đặt mục tiêu xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, Đảng va Nhà nước ta đã có những thay đổi, bổ sung về mặt chính sách, chế độ đối với lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, không ngừng cải thiện đời sống người lao động Trong bối cảnh đó, ngày 27/12/1961 Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hiểm xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/1/1962, quy định cụ thể các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm 06 chế độ trong đó có chế độ thai san.Ché độ thai sản được quy định trong tiết 2, từ Điều 13 đến Điều 22 Cụ thé:

- Thời gian trợ cấp với nữ công nhân viên chức trước và sau khi sinh là 60 ngày, nếu đẻ sinh đôi thì được nghỉ thêm 10 ngày, sinh ba thì được nghỉ thêm 20 ngày Những người sinh non có chứng nhận của thầy thuôc cũng được nghỉ 60 ngày; say thai từ 3 tháng trở xuống được nghỉ 7 đến 15 ngày, say thai từ 3 tháng trở lên được nghỉ 15 đến 30 ngày.

- Mức trợ cấp cũng được quy định bao gồm việc được khám ở các cơ sở y tế

của nhà nước cũng như trong thời gian nghỉ đẻ, nghỉ việc do sảy thai, đẻ bon được

nhận trợ cấp thay tiền lương băng 100% lương ké cả phụ cấp và trợ cấp con, ngoài ra còn được nhận tiền bồi dưỡng 12 đồng và tiền sam ta lót 8 đồng Ngoài ra còn có một số quy định về mức bồi dưỡng đối với các trường hợp say thai, 6m dau sau khi

sinh, mât sữa

Cũng theo quyết định số 31/CP ngày 20/3/1963 của Hội đồng Chính phủ, việc quản lý chế độ bảo hiểm thai sản được phân cho Tổng Công đoàn Việt Nam tạo cơ chế thống nhất trong việc phân công cơ quan quản lý bảo hiểm.

Nhu vậy, có thé thay chế độ bảo hiểm thai sản trong thời kỳ nay đã có những thay đổi về chính sách, chế độ bảo hiểm thai sản phù hợp với tình hình thực tiễn, thé hiện sự tiếp nối, phát huy tinh thần xây dựng pháp luật của thời kì trước trong việc

Trang 29

cải thiện, nâng cao chât lượng các chê độ bảo hiêm xã hội cho người lao động Các

quy định vê chê độ bảo hiém thai sản thời kỳ này đã thực sự trở thành những chínhsách có vai trò to lớn trong việc bảo vệ công nhân, viên chức và quân nhân giúp họ

yén tâm, phan khởi lao động, san xuất, chiến đấu phục vụ đất nước.

1.3.3 Giai đoạn 1984 - 1994

Bước sang giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1994, là thời kỳ nước ta đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Sự chuyển hướng trong định hướng phát triển đất nước cũng tạo ra bước chuyền trong công tác xây dựng pháp luật về chế độ bảo

hiém, bảo hiém thai san.

Ngày 18/9/1985, cùng với việc cải tiễn chế độ tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT bồ sung chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có bảo hiểm thai sản Thời kỳ này, chế độ bảo hiểm thai sản cùng với các chế độ ốm đau, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp được coi là chế độ bảo hiểm ngắn hạn và mức đóng vào nguồn quỹ bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động cho các chế độ bảo hiểm này là 5% trên tổng quỹ lương Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cũng được quy định chặt chẽ hơn trên cơ sở tính năm công tác, điều kiện lao động Cơ quan quản lý và chi trả chế độ bảo hiểm thai sản vẫn được quy định là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Cơ quan này sẽ quản lý nguồn 5% tổng quỹ lương dé thực hiện chi trả cho chế độ bảo hiểm thai sản cùng với hai chế độ 6m dau, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.

Bước sang năm 1993, khi nước ta đã chuyên hắn sang cơ chế kinh tế thị trường, động thái cải cách tiền lương, xóa bỏ bao cấp cũng dẫn đến sự thay đổi trong các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng Nghị định số 43/CP năm 1993 quy định tạm thời về bảo hiểm xã hội được ban hành mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng toàn diện bộ máy xã hội nhằm vào mục đích xóa bỏ bao cấp của ngân sách nhà nước đối với bảo hiểm xã hội Tập hợp các quy định điều chỉnh vấn đề bảo hiểm thai sản theo hướng chỉ tiết, minh bạch hơn, có chiều hướng phân hóa rõ ràng thành các nội dung cụ thê như đối tượng hưởng trợ cấp, thời

Trang 30

gian hưởng, mức hưởng Điểm nỗi bật nhất là mở rộng diện đóng bảo hiểm bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước như trước đây mà đối với tất cả lao động hưởng lương, quy định lại nguồn thu chi, cơ cau nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ bảo hiểm Tiếp nối những bước tiến này, hệ thống các quy định về pháp luật chế độ bảo hiểm thai sản cũng dan được bồ sung, thay đổi, hoàn thiện trong các văn bản pháp lý ra đời sau đó là Bộ luật lao động năm 1994 và Nghị định số 12/CP

năm 1995.

Nhìn chung, pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản trong thời kỳ từ năm 1985 đến 1994 được phân hóa thành hai giai đoạn cụ thé, có sự thay đổi tương đối lớn trước và sau thời điểm chuyên từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường So với giai đoạn 1961-1984, pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản giai đoạn này đã có những tiến bộ đáng kế khi xác định hợp ly tính chất ngắn hạn của chế độ bảo hiểm thai sản, phân công rõ ràng cơ quan quản lý chi trả chế độ.Mặt khác, công tác xây dựng pháp luật cũng có sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp, các quy định được tập trung thống nhất và chỉ tiết hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn Tuy nhiên, nhiều điểm hạn chế cũng được bộc lộ như đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm thai sản còn bị hạn chế là cán bộ, công nhân viên chức làm trong khu vực quốc doanh và vũ trang, còn lượng lớn người lao động ngoài khu vực quốc doanh vẫn chưa được quan tâm đúng mức về quyên lợi bảo hiểm, gây ra tình trạng mat công bang trong xã hội Hay còn điểm hạn chế nữa là thực hiện quản lý, chi trả bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng còn mang tính chất hành chính tập trung, cứng nhắc, chưa phát huy hết được tỉnh thần tự nguyện của các tô chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, quyền lợi của họ chưa thực sự được bảo đảm.

1.3.4 Giai đoạn 1995-2006

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, với quy định “Nhà nước thực hiện bảo hiểm xã hội đối với công chức và người làm công ăn lương đồng thời khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác với người lao động” Trên tiền đề quan trọng này, chúng ta đã có một dau mốc quan trọng trong bước tiến của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản tại Việt Nam là việc Bộ luật lao động năm 1994 ra đời, có hiệu lực

Trang 31

thi hành từ 01/01/1995 Trên co sở những quy định chung nhất về bảo hiểm xã hội

được quy định tại Bộ luật lao động năm 1994, một loạt các văn bản quy phạm pháp

luật liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có bảo hiểm thai sản cũng được ban hành, tạo lập một hệ thống các quy định pháp luật tương đối đầy đủ điều chỉnh van dé bảo hiểm thai sản Trong đó nổi bật phải kế đến Nghị định số 12/CP năm 1995 về Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế Điều lệ bảo hiểm xã hội mới được ban hành đã mở ra một trang mới trong lịch sử ra đời của bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng tại Việt Nam Dé phù hợp hơn với cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh té, có sự quản lý của Nhà nước cùng với các nguyên tắc quốc tế thông dụng, chính sách bảo hiểm thai sản cùng với chính sách bảo hiểm xã hội đã được tu chỉnh, bô sung một cach kịp thời Cụ thé là theo hướng mở rộng đối tượng tham gia va được hưởng trợ cấp là những người làm công trong mọi thành phan kinh tế, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người lao động Việc xác định mức hưởng cũng đã được quy định gắn liền với mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm mà không phải quy định cứng từ phía Nhà nước theo quy tắc dàn đều, phân bồ tập trung.

Tuy nhiên, pháp luật bảo hiểm xã hội thời kỳ này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong các quy định cả về nội dung chế độ bảo hiểm thai sản, quy trình quản lý và chi trả cũng như trình tự thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản Điều này làm cho chế độ bảo hiểm nói chung, bảo hiểm thai sản nói riêng không phát huy hết ý nghĩa vai trò đối với việc ôn định đời sống người lao động, đặc biệt là với đối tượng lao động nữ - nhóm người lao động đặc thù cần nhận được nhiều sự quan tâm

của toàn xã hội.

1.3.5 Giai đoạn từ 2006 đến nay

Trải qua nhiều lần sửa đôi Bộ luật lao động 1994 theo yêu cầu thực tiễn hội nhập kinh tế xã hội, đặc biệt là hội nhập WTO với các yêu cầu khắt khe về an sinh xã hội, pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản tại Việt Nam dần được hoàn thiện cả về mặt nội dung và kỹ thuật lập pháp Sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 là kết quả đầu tiên của cả quá trình hình thành và phát triển, kế thừa và phát huy các

Trang 32

điểm mạnh của pháp luật chế độ bảo hiểm thai sản qua các thời kỳ trước đó.Lần đầu tiên van đề bảo hiểm xã hội được thé chế hoá bằng văn bản quy phạm pháp luật mang tính chuyên ngành, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng trong thực

tế Tiếp đó, năm 2012, Bộ luật lao động năm 2012 ra đời, với một SỐ thay đôi căn

bản về cách điều chỉnh quan hệ lao động, kéo theo sự thay đôi về vẫn đề bảo hiểm xã hội, thực tiễn đòi hỏi cần có một văn bản thay thế Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 dé phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội trong nước cũng như quốc tế Trong bối cảnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, thể hiện một bước tiễn mới trong công tác hoạch định và xây dựng pháp luật điều chỉnh van dé bảo hiểm thai sản Các nội dung cụ thé của chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được phân tích, đánh giá trong các chương tiếp theo của Luận văn.

Kết luận chương 1

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội đặc thù, có vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam Nhìn nhận được tầm quan trọng của chế độ bảo hiểm thai sản, Đảng và Nhà nước đã và đang dành nhiều sự quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm thai sản Trải qua quá trình kế thừa có chọn lọc, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ra đời với tập hợp các quy định về chế

Trang 33

độ bao hiém thai san liệu có hứa hen sé là một văn ban pháp lý điêu chỉnh một cáchhiệu quả vân đê bảo hiêm thai sản tại Việt Nam và làm thê nào đê tạo được hiệu quảcao nhât trong công tác thực hiện pháp luật về vân dé bảo hiém thai sản trong tương

lai?

Trang 34

Chương 2

CHE ĐỘ BẢO HIẾM THAI SAN DOI VỚI LAO DONG NU THEO QUY DINH CUA LUAT BAO HIEM XA HOI 2014

Thai sản là một trong hai chế độ bảo hiểm xã hội ngắn han nam trong chế định quy định về BHXH bắt buộc được Dang và Nhà nước ta quan tâm, tô chức thực hiện từ những năm dau thành lập nước Trải qua các thời kỳ của chính sách pháp luật, kế từ khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2007, chế độ thai sản đã khẳng định được sự hoàn thiện, tiên tiễn của một chế

định nằm trong chính sách, chiến lược về an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ Chế độ bảo hiểm thai sản có tính kế thừa những tinh hoa, thành tựu của các quy định đã có từ trước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tiễn bộ thì chế độ thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 vẫn còn có điểm bất cập như chưa bao phủ được hết đối tượng hưởng và đáp ứng quyền lợi, nhu cau thiết yêu người lao động, thời gian quy định người lao động được nghỉ làm hưởng trợ cấp thai sản còn hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, Trên cơ sở kế thừa và phát huy những điểm tích cực, khắc phục những điểm còn hạn chế của chế độ bảo hiểm thai sản dành cho lao động nữ trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được Quốc hội khoá 13 thông qua và chính thức có hiệu lực kê từ ngày 1/1/2016 Sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhằm đảm bảo phát huy tối đa tính công bằng, nhân văn và quyền lợi được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của người lao động nữ tham gia Bảo hiểm xã hội theo hướng tiễn bộ, văn minh hơn, đáp ứng xu thế chung của xã hội phát trién.

Chương 2 của luận văn tập trung phân tích các quy định cụ thé về chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật bảo hiểm xã hội trước đây cũng như các quy định về chế độ bảo hiểm thai sản của một số quốc gia và quốc tế, sẽ làm rõ những điểm mới, điểm tiến bộ của các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trang 35

2.1 Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ bao hiểm thai sản 2.1.1 Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản

Là một chế độ bảo hiểm ngắn hạn nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, việc xác định đúng và đầy đủ đối tượng áp dụng chế độ thai sản là một điều cần thiết nhằm đảm bảo một cách tốt quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, ké cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới

03 thang;

- Can bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong

tô chức cơ yêu;

- Si quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, ha sĩ quannghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm

công tac cơ yêu hưởng lương như đôi với quân nhân;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương:

So với các quy định pháp luật cũ, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được mở rộng hơn Các nhóm đối tượng được bồ sung bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương Việc đưa các nhóm đối tượng này vào áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện tốt hơn

Trang 36

trong việc bảo vệ quyên lợi của bà mẹ và trẻ em mà không phân biệt thời han của hợp đồng lao động cũng như tính chất công việc lâu dài hay tạm thời Điều này cũng phù hop với tinh thần khuyến cáo của các công ước ILO về việc mở rộng phạm vi áp dụng các chế độ bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm thai sản đối với người lao động Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mặc dù nhóm đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản đã được mở rộng tới hầu hết người lao động đang tham gia quan hệ lao động và có sự kiện thai sản nhưng hầu như còn bỏ ngỏ phần lớn lực lượng lao động nữ trong xã hội, đặc biệt là nhóm lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp Không nằm trong diện đóng bảo hiểm xã hội

bắt buộc và nhận thức về bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp, họ không hề được

hưởng bat cứ một quyên lợi gì trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con sơ sinh Điều này làm giảm đi hiệu quả thực hiện trên thực té của các quy định tiễn bộ trong pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay.

2.1.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản doi với lao động nữ

Trên cơ sở các quy định nền tảng của ILO, cũng giống như các quốc gia khác, dé hạn chế tình trạng lạm dụng chế độ bảo hiểm thai sản, pháp luật Việt Nam cũng quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản với hai điều kiện cần và đủ, bao

Thứ nhất, về điều kiện cần là người lao động nữ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội và thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao

động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi

con nuôi dưới 06 tháng tuôi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản Hay nói cách khác, điều kiện cần dé người lao động nữ có thé được hưởng bảo hiểm thai san là họ phải đóng bảo hiểm xã hội và có sự kiện thai sản Sự kiện thai sản này bao gồm thai nghén, sinh con, nuôi con và thực hiện các

thủ thuật thai sản khác như nạo hút thai, triệt sản, Đặt trong tương quan so sánh

giữa quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội cũ, có thé thay trong việc quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã mở rộng điều

Trang 37

kiện dé người lao động nữ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, không chỉ bó hẹp

trong các trường hợp thai nghén, sinh và nuôi con thông thường mà còn có người lao

động nữ mang thai hộ, nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi sơ sinh dưới sáu

tháng tuổi Theo đó, lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khám thai, sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian theo chế độ sinh con Theo quy định của Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014, kế từ ngày

01/01/2015, việc mang thai hộ, nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được

pháp luật cho phép Việc tạo điều kiện cho người lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ hoặc người mẹ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuôiđược hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là một quy định đáp ứng yêu cau thực tiễn đời sống xã hội,

góp phân đảm bảo chăm sóc toàn diện hơn người lao động nữ và trẻ em.

Thứ hai, về điều kiện đủ, dé được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, lao động

nữ sinh con, mang thai hộ, nhận mang thai hộ hoặc nuôi con nuôi sơ sinh dưới 06

tháng tuổi còn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản không giới hạn.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nuôi con nuôi được xác định như sau:

- Trường hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì thángsinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con

hoặc nuôi con nuôi

- Truong hợp sinh con hoặc nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và

tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được

tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi Trường hợp tháng đó

không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nuôi con nuôi (Khoản | Điều 9 Thông tư số 59/2015/ TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh va xã hội hướng dan thi

hành một sô điêu của Luật Bảo hiém xã hội vê bao hiêm xã hội bat buộc)

Trang 38

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc

hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuôi nhưng

vân đảm bảo đủ điêu kiện nêu trên thì vân được hưởng chê độ thai sản.

Riêng trường hợp người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc dé dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyền thì điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Trước đó, đối với trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian dài nhưng đến khi mang thai vì lý do sức khỏe phải nghỉ việc để dưỡng thai, thời gian đi làm đồng nghĩa với việc tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình mang thai đến khi sinh con không đủ 06 tháng sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản Quy định này đã trở thành bất cập khi thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ áp dụng công thức cào băng được thiết lập trong điều kiện về thời gian nhất định, mà không xem xét đến cả một quá trình, tạo ra sự thiếu công bằng, bình đăng và gây thiệt thòi cho nhóm đối tượng rơi vào những trường hợp nêu trên Do đó, khi xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các nhà làm luật đã quy định hạ mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu đối với một số trường hợp, đảm bảo quyền lợi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, giúp họ an tâm chăm sóc sức khỏe của chính họ và

thai nh.

Một số ý kiến cho rằng việc quy định mức thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiêu để được hưởng trợ cấp thai sản như pháp luật Việt Nam còn chưa hợp lý, làm hạn chế quyên lợi của người lao động nữ, đặc biệt là với những trường hợp người lao động nữ làm các công việc thời vụ, tính chất tạm thời và người sử dụng lao động trồn tránh nghĩa vu đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học pháp lý và cơ sở thực tiễn, bản thân người viết cho rằng bản chất của bảo hiểm xã hội không chỉ đơn thuần là một quỹ tài chính hỗ trợ cho người lao động khi gặp các rủi ro mà còn là quỹ bảo hiểm trên cơ sở đóng góp của chính người lao động Do đó, quyền lợi nhận trợ cấp của người lao động chỉ được thừa nhận khi người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp trong quá trình tham gia bảo

Trang 39

hiểm Việc quy định điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm tối thiêu để được hưởng trợ cấp thai sản là một biện pháp cần thiết dé bảo tồn và phát triển về tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo nguyên tắc bảo hiểm trên cơ sở đóng góp của chính người lao động Mặt khác, theo quy định của pháp luật bảo hiểm, việc đóng góp bảo hiểm của người lao động được ghi nhận theo tính chất cộng dồn quá trình đóng mà không bắt buộc phải đóng liên tục Do đó, đối với những trường hợp người lao động nữ chỉ giao kết hợp đồng ngắn hạn hoặc chuyên đổi nhiều công việc khác nhau trước và trong thời gian mang thai nhưng chỉ cần đảm bảo tổng thời gian tham gia bảo hiểm đủ mức tối thiểu theo quy định nêu trên thì đều được hưởng trợ cấp thai sản Do đó, quy định về mức thời gian đóng bảo hiểm tối thiêu như trên sẽ không làm ảnh hưởng đến quyên lợi của nhóm đối tượng này.

So sánh với quy định pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN, mức quy định thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của pháp luật Việt Nam có thé coi là khá hợp lý, phù hop với điều kiện kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nước hiện nay cũng như thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, việc không quy định giới hạn số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản cũng là một quy định mang tính chất “thoáng” của pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ bảo hiểm thai sản Quy định mới này đánh dấu sự tiến bộ trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thai sản đúng với mục đích trợ giúp cho người lao động nữ sinh con, va có sự tách bach, phân biệt rõ rang quan hệ bảo hiểm thai sản

với chê độ chính sách khác là kê hoạch hóa dân sô.

Có thé tham khảo thêm về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản ở một số

quôc gia như sau:

Bảng 1 Diéu kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh dé được hưởng trợ Az 7 2 2 A Ẩ z A A _ + r 6

cáp thai sản ở một sô nước trên thê giới

5 Nguyễn Thị Thanh Uyên (2006), 7c trang triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

hiện nay, Chuyên dé thực tập, tr33.

Trang 40

Tên quốc Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được gia hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Singapore Thời gian làm việc tối thiểu trước khi nghỉ sinh thai sản là 180

ngày và chỉ giới hạn ở hai lân sinh con.

Thái Lan Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 7 tháng đóng góp trong vòng 15 tháng trước khi sinh và giới hạn trong hai lần sinh.

Philipines Tối thiểu 03 tháng đóng góp trong vòng 12 tháng cuối cùng trước

khi sinh con hoặc say thai.

Áchentina 10 tháng đóng góp liên tục trước khi nghỉ thai sản hoặc đã có 6

tháng đóng góp trong vòng 12 tháng trước khi sinh trong đó có 01tháng làm việc ngay trước khi sinh.

Mê hi cô Có 30 tuần đóng góp trong 12 tháng cuối cùng trước khi sinh Nam Phi Có 13 tuần đóng góp trong vòng 52 tuần trước khi sinh

2.2 Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ

Thời gian hưởng chê độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiêm xã hội

2014 phụ thuộc vào từng sự kiện thai sản của người lao động Tương ứng với mỗi sự

kiện thai sản như mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi, nạo, hút thai, sẽ được

quy định mức thời gian hưởng chế độ phù hợp 2.2.1 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, thời gian lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ khi khám thai là 05 lần, mỗi lần 01 ngày;

trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc

thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai (Điều 32) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tính theo ngày làm việc không kế ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trong suốt thai kỳ, người mẹ nên đi khám thai 05 lần để đảm bảo theo dõi

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con ở một số quốc gia trên thé giới” - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về chế độ thai sản cho lao động nữ
Bảng 2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con ở một số quốc gia trên thé giới” (Trang 44)
Hình 1. Số lượt người được hưởng chế độ thai sản (Nguồn: Bảo hiểm xã hội - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về chế độ thai sản cho lao động nữ
Hình 1. Số lượt người được hưởng chế độ thai sản (Nguồn: Bảo hiểm xã hội (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN