1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa máclênin vào việc dạy học ngoại ngữ tiểu luận triết học

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin Vào Việc Dạy Học Ngoại Ngữ
Tác giả Nguyễn Quốc Bình
Người hướng dẫn Giáo Viên Trung Học Phổ Thông
Trường học Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

NGUYỄN QUỐC BÌNH MSHV: 2381401111006 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀO VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Tiểu luận Triết học Chương trình cao học

Trang 1

NGUYỄN QUỐC BÌNH MSHV: 2381401111006

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀO VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

Tiểu luận Triết học Chương trình cao học và nghiên cứu sinh

Không chuyên ngành Triết học

TP HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC BÌNH MSHV: 2381401111006

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀO VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

Tiểu luận Triết học Chương trình cao học và nghiên cứu sinh

Không chuyên ngành Triết học

NGUYỄN QUỐC BÌNH MSHV: 2381401111006 Giáo Viên Trung Học Phổ Thông

TP HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẤU 1 Chương 1

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

2

1.2 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn

Chương 2 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀO VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

7

2.1 Đặc điểm của dạy học ngoại ngữ ở nước ta hiện nay 7 2.2 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với người học 8 2.3 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin đối người dạy

9 2.4 Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với cơ sở giáo dục, học viện, nhà trường hiện nay

10

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò

quan trọng của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [2, tr 136] Cùng với đó, trước yêu cầu của cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao lại càng nhấn mạnh thêm vai trò đặc biệt quan

trọng của hoạt động giáo dục và đào tạo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đào tạo con người có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế”

[2, tr 233] trong đó, ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng, là chìa,

khóa để phát triển của một quốc gia và bản thân việc học ngoại ngữ thể hiện rất rõ xu thế hội nhập của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, dân tộc

Vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không chỉ

có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn nói chung mà còn là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi tất yếu trong quá trình giáo dục và đào tạo nói riêng, nhất là quá trình dạy học ngoại ngữ Với những đặc trưng riêng của mình, quá trình dạy học ngoại ngữ lại càng đòi hỏi sự vận dụng và phát triển linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vừa bảo đảm cho quá trình dạy học được thống nhất, có hệ thống vừa giảm thiểu được những bất cập, hạn chế trong dạy học ngoại ngữ trong thời gian qua, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy, học ngoại ngữ trong thời gian tới

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, người nghiên cứu chọn vấn đề: “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin vào việc dạy học ngoại ngữ” làm chủ đề tiểu luận Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức, năng lực, trình độ cũng như thời gian có hạn, tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế, rất mong được sự bổ sung, góp ý của thầy

Trang 6

Chương 1 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1.1 Lý luận và thực tiễn

* Lý luận

Lý luận là sản phẩm phát triển cao của nhận thức, là hệ thống tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu của hiện thực khách quan Các

nguyên lý, phạm trù, quy luật là hạt nhân của lý luận Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”, “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm trong các cuộc tranh đấu xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành lý luận, rồi lại đem nó chứng minh trên thực tế Đó là lý luận chân chính” [3, tr 497].

* Thực tiễn

Triết học Mác - Lênin đã đưa ra quan điểm đúng đắn về thực tiễn, vai trò của nó đối với lý luận cũng như nhận thức Đối với vấn đề nay được V.I.Lênin khẳng định quan điểm thứ nhất về lý luận nhận thức chính là quan điểm về thực tiễn, quan điểm về đời sống Lý luận chủ nghĩa Mác với phạm trù trung tâm của triết học mácxít chính là phạm trù thực tiễn đồng thời cũng chính là phạm trù của

lý luận nhận thức mácxít Mục đích của thực tiễn chính là cải tạo xã hội và tự nhiên, thông qua các hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con người từ thực tiễn Với các công cụ vật chất, phương tiện, sức mạnh vật chất được con

người sử dụng trong quá trình cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên, đáp ứng các nhu cầu củ bản thân, sự vật có sự biến đổi chính từ bản thân nó, thông qua đó trong nhận thức của sự vật cũng biến đổi phù hợp hơn Hoạt động đặc trưng của con người hay hoạt động mang bản chất người chính từ hoạt động thực tiễn

Trang 7

1.2 Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin

Thứ nhất, với mục đích mang lại hiệu quả đối với từng lĩnh vực bản

thân con người cần căn cứ vào lý luận để dẫn dắt, không được “tuỳ thích” hay mang tính chủ quan, cảm tính đưa ra những công cụ, các giải pháp, phương hướng Trái lại, để không bị rơi vào tình trạng duy ý chí, tư biện, duy tâm thì tất yếu đó là phải đi từ khái quát thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng

Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [3, tr 496]

Thứ hai, đối với quán trình nhận thức và cải tạo thế giới nguyên tắc thống

nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa phương pháp luận vô cùng quan trọng; trong triết học mácxít nguyên tắc trên trực tiếp chỉ đạo, chi phối nhiều nguyên tắc cơ bản khác, cũng chính là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên tắc khác

Thứ ba, toàn bộ quá trình hình thành lý luận mácxít được thể hiện

thông qua nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã thể hiện, cũng như đối với các lực lượng tiến bộ, xã hội trong thực tiễn Từ khi lý luận Mác

ra đời nó đã trở thành ngọn cờ soi sáng trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thông qua cách thức trực tiếp chỉ đạo và tổ chức toàn bộ nhân dân lao động, giai cấp công nhân chịu áp bức trên toàn thế giới Đảng Cộng sản định ra đường lối sách lược, chiến lược trên cơ sở

lý luận khoa học Mác - Lênin dẫn lối cho phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến hết thắng lợi khác

Nội dung của nguyên tắc:

Trong quá trình hoạt động, cải tạo thế giới của con người với một thể thống nhất từ lý luận và thực tiễn Để sự vật thực hiện quá trình chuyển hóa, vận động thực chất nảy sinh trong quá trình vừa đấu tranh, vừa ràng buộc có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn Mối quan này tính quyết định đối với

lý luận chính là thực tiễn được thể hiện ở tính thứ nhất chính, lý luận giữ vai trò tác động trở lại thực tiễn chính là tính thứ hai

Trang 8

Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm và xuất phát cũng chính từ thực tiễn

để lý luận trở thành khoa học V.I.Lênin nhấn mạnh: “Thực tiễn cao hơn nhận

thức (lý luận), không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [8, tr 230] Thể hiện rõ nét đối với nhận thức, đối với lý luận trước hết: Động lực chủ yếu và cơ sở quyết định đối với nhận thức chính là thực tiễn, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý chính là thực tiễn và lý luận

Thông qua hoạt động thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu của mình thì con người phải thường xuyên cải tạo thế giới, chính quá trình này giúp con người không ngừng nâng cao nhận thức trí tuệ, biến đổi bản thân mình Tri thức của con người được ngày càng phát triển đa dạng từ chính việc tìm tòi, đi sâu khám phá, nghiên cứu những bí mật của thế giới Những phương hướng, nhiệm vụ của nhận thức cũng được xuất hiện thông qua thực tiễn; thúc đẩy cho sự ra đời của nhiều ngành khoa học khác nhau từ việc khái quát lý luật, tổng kết kinh nghiệm của con người

Trong quá trình nhận thức cần sử dụng các phương tiện, công cụ xuất phát từ thực tiễn có thể đáp ứng được vấn đề này, điểm khác biệt đối với hoạt động tinh thần không thể trực tiếp tạo ra vấn đề này Trong bất cứ một điều kiện hoàn cảnh dù cho khó khăn phức tạp phục vụ cho con người có khả năng nhận thức một cách nhanh chóng từ các công cụ, phương tiện hiện đại Những quy luận, thuộc tính bên trong thế giới chỉ được bộc lộ khi có sự tác động của hoạt động thực tiễn từ con người, qua đó giúp con người nâng cao khả năng nhận thức sâu sắc về vấn đề V I Lênin nhấn mạnh: “Thế giới

bí ẩn sẽ hoàn toàn bí ẩn với con người nếu không có sự tác động của con người vào đó Sự tác động của con người vào thế giới khách quan diễn ra một quá trình từ việc thu thập những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để phát triển thành lý luận và từ lý luận lại trở về chỉ đạo thực tiễn” Lý luận và nhận thức chỉ thực hiện được khi có thực tiễn Suy đến cùng thực tiễn là nơi

Trang 9

bắt nguồn của mọi vấn đề từ thế hệ này đến thế hệ khác, người này sang người kia hay tri thức gián tiếp, tri thức trực tiếp

Thực tiễn tiễn tiếp kiểm nghiệm và thông qua thực tiễn thì lý luận mới trở thành khoa học, trở thành chân lý C Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đi tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề nhận thức mà là vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn

mà con người phải chứng minh chân lý” [1, tr 10]

Quan điểm về thực tiễn cần thường xuyên được chủ thể quán triệt, nhận thức đúng đắn Việc tổng kết thực tiễn, đi sâu nghiên cứu lý luận là cơ sở cho mọi sự phát triển, dựa vào thực tiễn, xuất phát vào thực tiễn đối với mọi hoạt động nhận thức của con người

Có lý luận soi đường thì hoạt động thực tiễn mới đạt được mục đích.

Tính chủ động sáng tạo và tích cực của lý luận đối với thực tiễn là vô cùng quan trọng Nghĩa là giữa khoa học và lý luận luôn có tác động biện chứng không mang tính tự thân Hoạt động thực tiễn của con người đật được mục đích cần có sự tổng kết giữa lý luận và khoa học Nhận thức, lý luận chính là mục đích của thực tiễn Hoạt động thực tiễn được phát triển hơn thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn của lý luận khi được đúc kết Lý luận, khoa học được nâng lên đáp ứng mục tiêu phát triển khi được vận dụng vào thực tiễn Thông qua hoạt động của con người được biến đổi từ việc tác động trở lại của thực tiễn đối với lý luận

Nhưng quan niệm khoa học đúng đắn về thế giới được con người khám phá nhờ có lý luận dẫn đường Sự phát triển của thực tiễn, cũng như phương hướng, dự kiến của sự phát triển, là “kim chỉ nam” dẫn lối để hành động đạt được kết quả V I Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng, chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong hướng dẫn thì đảng đó mới làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con người trở lên chủ động, tự

Trang 10

giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát” Sức mạnh vật chất to lớn chỉ thực hiện được khi có sự thâm nhập của lý luận và quần chúng

Hoạt động nhận thức và thực tiễn của chủ thể thực hiện được nhờ có lý luận; trong một tình hình cụ thể với mục tiêu cần đạt được lý luận giúp chủ thể thực hiện dễ dàng hơn Cơ sở hình thành, phát triển nâng cao chất lượng thực tiễn nhờ có lý luận

Do đó, vai trò đối với thực tiễn từ lý luận là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó không được tuyệt đối hóa, cường điệu vai trò của lý luận và cần có sự biện chứng để lý luận và thực hiện hỗ trợ nhau cùng đưa đến sự phát triển

* Yêu cầu của nguyên tắc:

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mang bản chất cách mạng, khoa học là cơ sở nền tảng khóa học, kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ đó thực hiện có hiệu quả nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Để vận dụng sáng tạo và có hiệu quả trong từng tình hình, điều kiện cụ thể mỗi chủ thể cần nắm chắc lý luận cả các môn khoa học chuyên ngành cũng như khoa học cụ thể Hoạt động thực tiễn đòi hỏi có quan điểm thực tiễn đúng đắn; nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn từ việc rèn luyện khả năng phát hiện, nắm bắt các yêu cầu của thực tiễn đặt ra Để lý luận trở về thực tiễn mang lại hiệu quả cần có tình cảm, ý chí khả năng vận dụng tổ chức phù hợp

Vận dụng và kết hợp có hiệu quả giữa lý luận và thực tiễn Việc cụ thể hóa, vận dụng phù hợp vào thực tiễn đòi hởi lý luận cần bám sát Để lý luận được phát triển hoàn thiện hơn đòi hỏi chủ thể cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn Sự kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa công tác tổ chức với công tác tư tưởng

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không mắc phải chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều

Trang 11

Chương 2 VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN

VÀO VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ

2.1 Đặc điểm của dạy học ngoại ngữ ở nước ta hiện nay

Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của các học viện, nhà trường Đó là một quá trình xã hội bao gồm và gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều kiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Đó là một quá trình với một chuỗi liên tiếp các hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học, có sự đan xen và tương tác với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu của quá trình dạy học Quá trình dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng bao gồm hai thành tố cơ bản nhất đó là giáo viên, giảng viên cùng với hoạt động dạy và học sinh, sinh viên cùng với hoạt động học

Ngoại ngữ là ngôn ngữ không phải ngôn ngữ chính thức, cũng không phải là ngôn ngữ thường được nói ở một quốc gia cụ thể Người bản ngữ của quốc gia đó sẽ biết nó thông qua học tập Hay nói cách khác ngoại ngữ là ngôn ngữ từ nước ngoài được sử dụng trong nước Ở Việt Nam, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam Các ngoại ngữ khác cũng tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay là tiếng Nhật, tiếng Hàn,…

Hiện nay, ở các học viên, nhà trường, ngoại ngữ là trở thành một môn học phổ biến, thậm chí là bắt buộc trong chương trình giáo dục Là một trong những môn học công cụ giúp cho bản thân mỗi học sinh, sinh viên có điều kiện được phát triển năng lực về ngoại ngữ Mặt khác, là cơ

sở hình thành, phát triển các năng lực chung, phục vụ quá trình học tập các môn học khác, đáp ứng những yêu cầu trong đời sống, xã hội Bên cạnh đó học sinh được cung cấp một công cụ giao tiếp quốc tế vô cùng quan trọng,

để có cơ hội trao đổi kỹ thuật tiên tiến, các tri thức khoa học, nguôn thông tin mới, kiên thức văn hóa, từ đó nâng cao giá trị bản thân, tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc Nâng cao hiệu quả phát triển năng lực bản thân, hình thành nên ý thức công dân toàn cầu

Ngày đăng: 27/11/2024, 18:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng cho khối khôngchuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hộivà nhân văn
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
2. C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 3
Nhà XB: Nxb CTQG
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXb CTQG, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII
4. Hồ Chí Minh, toàn tập Tập 8, , Nxb CTQG, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập Tập 8
Nhà XB: Nxb CTQG
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 11
Nhà XB: Nxb CTQG
9. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 29, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập 29
Nhà XB: Nxb CTQG
8. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 26/06/2020, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn Khoa học xã hội và nhân văn. http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/van-dung-nguyen-tac-thong-nhat-giua-ly-luan-va-thuc-tien-trong-giang-day-cac-mon-khoa-hoc-/15667.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w