1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tri thức và vai trò của nó trong thực tiễn, từ Đó liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế việt nam hiện nay

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về tri thức và vai trò của nó trong thực tiễn, từ đó liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
Trường học Không xác định
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 867,89 KB

Nội dung

Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khẳng định một thời đại mới- thời đại mà khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp- nơi tri thức khoa học từng bước giúp c

Trang 1

BÀI T P L N Ậ Ớ

Đề tài s 2 ố ĐIỂM: 9.0 Phân tích quan ni m c a Ch ệ ủ ủ nghĩ a duy v t bi n ch ng v tri ậ ệ ứ ề

th ức và vai trò c a nó trong th c ti n, t ủ ự ễ ừ đó liên h ệ ới th c v ự

ti ễn phát tri n kinh t ể ế ệt Nam hi n nay Vi ệ

Hà N i tháng 12/2021ộ –

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước sang một giai đoạn mới – kinh tế tri thức Động lực cơ bản nhất trong nền kinh

tế hiện nay không còn là những yếu tố vật chất truyền thống như tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu vẫn là tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của con người Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khẳng định một thời đại mới- thời đại mà khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp- nơi tri thức khoa học từng bước giúp con người nhận thức giới tự nhiên, chinh phụ tự nhiên,khẳng định quyền lực con người trước tự nhiên

Trong thế kỉ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh hay suy vong phụ thuộcrất lớn vào nguồn lực cơ bản nhất là con người- nguồn nhân lực có trình độ tri thức, chuyên môn cao và có năng lực sáng tạo, thích nghi mạnh mẽ Điều này đòi hỏi xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ tri thức cao trong xu thế hội nhập toàn diện dựa trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học- công nghệ trên toàn thế giới Nắm bắt được điều này, trên cơ sở mục tiêu “ Phát triển kinh tế lànhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường” – kết hợp với thực tế hiện nay của nước ta trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định tinh thần quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới luôn lấy tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt : “ là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng ” [tr 33- Văn kiện Đại hội Đảng XIII]

Vì vậy, với tư cách là một sinh viên đại học, đồng thời là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em xin cùng thầy và các bạn tìm hiểu về tri thức và vai trò của tri thức khoa học trong thực tiễn cải tạo tự nhiên

và phát triển xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Qua đó làm rõ được ý nghĩa to lớn của tri thức khoa học và liên hệ khả năng vận dụng những thành quả trí tuệ của con người vào quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức của thời đại nói chung cũng như thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng

Bài tiểu luận của em do hạn chế về thời gian cũng như là trình độ, vì vậy khôngthể tránh khỏi nhiều thiếu sót Rất mong thầy và các bạn thông cảm và đưa ra nhận xét trực quan để em rút kinh nghiệm cho những bài sau này Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

1.1.Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức :

a, Nguồn gốc của ý thức:

●Nguồn gốc tự nhiên:

- Bộ óc người có cấu trúc vô cùng tinh vi và phức tạp (14-15 tỷ tếbào thần kinh), là nơi hình thành những phản xạ điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lí học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộnão, song chỉ riêng bộ não mà không có sự tác động qua lại từ bên ngoài với giác quan để não bộ phản ánh lại thì chưa thể có ý thức

Như vậy, “ sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc con

người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức”.

●Nguồn gốc xã hội : sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồngốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội

- Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là “nguồn gốc sâu xa” của ý thức Hoạtđộng thực tiễn của loài người mới là “nguồn gốc trực tiếp”

Trang 4

quyết định sự ra đời của ý thức Ý thức ra đời từ sự thúc đẩy

Trang 5

trực tiếp của những động lực xã hội mà cụ thể là lao động vàngôn ngữ.

+ Lao động: Hoạt động có mục đích mà con người sử dụng đểtác động lên thế giới tự nhiên,bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng , thuộc tính, kết cấu… Thông qua hoạt cộngcải tạo thế giới khách quan mà con người đã từng bước nhận thức được thế giới và có ý thức sâu sắc về thế giới

+ Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức:xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy: là hiện thực trực tiếp của ý thức: phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội- lịch sử

b, Bản chất của ý thức : ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn Tức là, ý thức là hình ảnh chủ quan, hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủnghĩa duy vật tầm thường quan niệm

- Ý thức là sự phản ánh, sáng tạo thế giới: Phản ánh là sáng tạo vì

nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định, trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần- phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan Do đó phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt

động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức có tính xã hội.

1.2.Mối quan hệ giữa ý thức và tri thức :

●Khi xem xét các yếu tố hợp thành quá trình tâm lý tích cực đem lại

sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, chủ nghĩ duy vật biện chứng quan niệm ý thức bao gồm: tri thức và tình cảm theo yếu tố hợp thành ; tự ý thức, tiềm thức và vô thức theo chiều sâu nội tâm.

●Theo C.Mác, “ phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức , cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó” Muốn cảitạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về

sự vật đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng

Trang 6

lên Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý

Trang 7

thức có nghĩa là chống lại quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tìnhcảm, niềm tin và ý chí- quan điểm thể hiện sự chủ quan, duy ý chí

Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó chỉ là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích được

gì cho con người trong hoạt động thực tiễn

●Tri thức tác động đến các yếu tố kết cấu khác của ý thức:

- Tình cảm: hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, phản ánh mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giưới khách quan Tình cảm xuất phát từ cảm giác yêu, ghét mọt cái

gì đó hay một người nào đó, mà để có được những cảm xúc ấy,

ta cần có được hiểu biết nhất định về vật đó, người nào đó hay đơn giản là xúc cảm truyền đạt lại từ các giác quan về với bộ não con người, ấy được coi là tri thức

- Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, con người cũng tự phân biệt, táchmình, đối lập mình với thế giới đó để đánh giá mình thông qua các mối quan hệ từ đó tự ý thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác, tư duy, có các hành vi đạo đức,…tự đánh giá được năng lực của chính bản thân mình Mà để làmđược điều đó, con người phải trang bị cho mình kiến thức đầy

đủ, vững chắc để trả lời được các câu hỏi: Mình là ai? Mình ở đâu? Mình đang làm gì ? … Tri thức góp nhặt thông qua giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn đòi hỏi và thúc đẩy con ngườiphải nhận thức rõ bản thân mình , tự điều chỉnh mình theo các tiêu chuẩn

- Tiềm thức: Về thực chất, bản thân tiềm thức vốn đã là những trithức mà chủ thể có được tử trước những đã phát triển lên thànhbản năng, kĩ năng nằm sâu trong tầng ý thức của chủ thể

2. Quan điểm biện chứng duy vật về tri thức:

●Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giớihiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, quy luật

Trang 8

của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặccác hệ thống ký hiệu khác.

●Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực khách quan ( trong đó còn có thể bao gồm cả sự hiểu biết của conngười về chính những hiểu biết đó - tức là khi đạt tới sự tự ý thức)

●Tri thức bao gồm tất cả những thông tin,số liệu,bản vẽ,tưởngtượng(sáng tạo),khả năng,kỹ năng quan niệm về giá trị và nhữngsản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác

●Theo Nguyễn Văn Khánh, tri thức là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, trong đó cóquá trình trải nghiệm, học tập, tiếp thu, giao tiếp cũng như tranh luận Tri thức là thước đo sự sáng tạo, năng động, nhưng đúng ra thì mọi ý thức đều tồn tại dưới dạng tri thức Tri thức thể hiện như

là hình thức tư tưởng khách quan của mọi loại hoạt động và giao tiếp Nó là phương thức chuyển dịch các hệ thống ký hiệu, ý thức,hoạt động và giao tiếp, mang lại cho chúng hình thức mới, tức ý nghĩa mới Tri thức xuất hiện như là suy ngẫm bởi con người về các hoàn cảnh kinh nghiệm của mình

●Khi nghiên cứu về vấn đề tri thức theo quan điểm duy vật biện chứng, không thể không kể đến học thuyết Francis Bacon về trithức:

- Đôi nét về Fancis Bacon: nhà triết học duy vật Anh, người sánglập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và đồng thời là cha đẻ của khoa học thực nghiệm tự nhiên hiện đại Ông thực sự để lạidấu ấn đậm sâu trong lịch sử triết học nói riêng và lịch sử tư tưởng nói chung với phong cách tư duy mới, thể hiện bước pháttriển tất yếu của tư duy con người trước những biến đổi lớn lao của thực tiễn lịch sử Với vị thế của một nhà tư tưởng, triết gia, bằng vốn sống và kinh nghiệm, bằng năng lực nhạy bén và sángsuốt của mình đã thâu tóm được những biến đổi của thời đại và đưa ra những phương án cải cách đáp ứng nhu cầu thực tiễn củacuộc sống

Trang 9

- Theo Francis, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến tri thức khoa học Tri thức khoa học phải được đưa từ trên tháp ngà xuống với đời thường, đảm đương nhiệm vụ thực tiễn, trang bị

Trang 10

cho con người ngọn đuốc trí tuệ, thâm nhập vào cõi bí hiểm của

tự nhiên Đoạn tuyệt với triết học kinh viện và các hình thức tri thức trung cổ, với tuyên ngôn thời đại “Tri thức là sức mạnh”, Francis Bacon đã mở ra một thời đại sôi động và cách mạng trong triết học: các nhà khoa học và triết học hướng sự nghiêncứu của mình vào phục vụ nhu cầu thực tiễn Những phát minh khoa học ra đời được ứng dụng rộng rãi, nhằm nâng cao sức sảnxuất xã hội

- Vậy tại sao, khi nhắc đến tri thức, Bacon không dùng đến từ “trithức” thuần túy mà dùng “tri thức khoa học” ? Bởi bản thân ông muốn đem nó đối lập với tri thức kinh viện mà ông gọi là thứ tri giác giả hiệu, thuần túy sách vở, xa rời cuộc sống Lý giải theo ngôn ngữ hiện đại, khái niệm tri thức và khoa học là hai khái niệm có nội hàm riêng biệt nhưng gắn kết với nhau Trithức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư duy con người,

làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ, những mối liên hệ khách quan, hợp qui luật của thế giới khách quan đang được cải biến trong thực tế Hay, tri thức là sự phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã được kiểmnghiệm qua thực tiễn Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiêncứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên,

xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những yếu tố sản xuất với những tri thức, năng lực, trình độ và kinh nghiệm

- Ngày nay chúng ta hiểu khái niệm tri thức khoa học là sự hiểu biết được tích lũy có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học một cách tự giác tích cực, loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục đích định trước và được tiến hành bằng các phương pháp khoa học Tri thức khoa học là sự khái quát những

sự kiện đã được kiểm chứng, nhằm tìm ra cái tất yếu qui luật vànhững mối liên hệ bản chất ẩn dấu đằng sau cái ngẫu nhiên, cái hiện tượng bề mặt, cái chung nằm sau cái cá biệt và cái riêng.Tri thức khoa học là yếu tố cơ bản nhất cốt lõi nhất để tạo ra bức tranh chung về thế giới tự nhiên- xã hội và tư duy trong thức loài người giúp chúng ta chinh phục thế giới theo mục đíchcủa mình một cách có hiệu quả nhất

[Lê Thị Huyền- ĐHQG TP Hồ Chí Minh- Luận văn tiến sĩ

“Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học

Trang 11

và vẫn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay” ]

Trang 12

●Sau C.Mác, nhà tương lai học Alvin Toffler là người ủng hộ, cổ súy cho những quan điểm tích cực, tiên phong, mang tính thực tiễncủa Francis Bacon A.Toffler quan niệm tri thức khoa học bao gồm: “Những điều kiện như giả thiết, giá trị, hình ảnh, sự khích động cùng với khả năng kỹ thuật chính xác” Có lúc ông lại cho rằng: “Kỹ thuật cao là tri thức được đông đặc” Mặt khác, tri thức không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo về khoa học, phát minh mới vềkhoa học và công nghệ mà còn mang những giá trị thực tiễn, đáp ứng những điều kiện thực tiễn phát triển của một quốc gia Bởi vậy, ông cho rằng: Cái gọi là tri thức cơ sở, không cứ là khoa học

kỹ thuật hay những hạng mục truyền thống giáo dục nào Nó bao trùm cả khái niệm chiến lược của một quốc gia, thiết lập thực thi tình báo ở nước ngoài, nhận thức được cơ bản văn hóa của nước khác, văn hóa và hình thái ý thức có ảnh hưởng đối với các nước, cùng quan niệm mới, thông tin mới, và tưởng tượng mới đạt được mức độ lưu thông

- Theo A.Toffler, ngày nay vấn đề tri thức đã vượt ra ngoài phạmtrù nhận thức luận, phạm trù kinh nghiệm và trở thành phương pháp thực tiễn, là công cụ sáng tạo, cội nguồn đặc biệt của quyền lực tối cao trong tương lai Phẩm chất quyền lực cao nhất

là vận dụng tri thức, “Tri thức mới là chìa khóa để mở cổng bá quyền kinh tế thế kỷ XXI”

●Trên cơ sở tuân thủ và tôn trọng chủ nghĩa duy vật biện chứng, A.Toffler đã có phương hướng tiếp cận mới lạ về tri thức, để từ đóphác họa ra 3 tính chất của tri thức: tính cách mạng, tính vô tận vàtính dân chủ

- Thứ nhất, tri thức có tính cách mạng: tri thức là sự nhận thức về

các sự vật hiện tượng khách quan, mang tính sáng tạo tri thức mới trên cơ sở vốn tri thức ban đầu, mang đến cho tri thức có tính chất cách mạng Tính cách mạng là tính chất cơ bản tạo nênnhững tri thức mới của tri thức, nhờ năng lực của trí tuệ conngười trong nhận thức và hoạt động thực tiễn mang tính sáng tạo Đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa những thông tin, tri thức đã biết, kinh nghiệm tồn tại đơn lẻ, rời rạc Những quan hệ này dưới hoạt động của tư duy sáng tạo sẽ tạo

ra những tri thức mới, hình thành năng lực thực tiễn thích nghi

Trang 13

đối với sự biến đổi của môi trường Nhờ có tính chất này mà tri

Trang 14

thức có thể trở thành tài sản, nguồn lực phát triển của mọi quốcgia, cội nguồn quyền lực số một trong thời đại kinh tế tri thức.

- Thứ hai, tri thức có tính vô tận : A.Toffler viết: “Như bạo lực là

cái gì có tính cách hữu hạn trong khi thực hiện sự huỷ diệt, tấn công hay phòng ngự, con người chỉ có thể vận dụng sức lực đếnmột mức độ nào đó mà thôi Của cải cũng cùng một cách như vậy Tiền của không thể mua hết tất cả, dù núi vàng, núi bạccũng có ngày khánh tận Trong khi tri thức không bị hạn chế như vậy, ngược lại chúng ta có thể truy tầm nó mãi mãi đến tối đa” Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết được : “Tri thứcthì có thể cùng một lúc được nhiều người sử dụng Hơn nữa, chỉcần vận dụng thích đáng thì có thể diễn sinh nhiều tri thức nữa,

vì vậy mà tri thức lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn”

- Thứ ba, tri thức có tính dân chủ: Với tính chất dân chủ của tri

thức bất cứ cá nhân nào, tầng lớp giai cấp nào, hay quốc gia nào

sở hữu tri thức trong tay thì sẽ có quyền lực Cho nên, A.Tofflerkhẳng định: Phẩm chất cao nhất là hãy vận dụng tri thức; “Theođịnh nghĩa quyền lực, thì bạo lực và của cải nên quy về sở hữu của kẻ giàu có hay người mạnh; nhưng dựa vào tri thức ngày nay thì người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chuyển mìnhđoạt lấy quyền lực Nói rõ hơn, tri thức là cội nguồn quyền lực

có tính cách dân chủ hơn cả”

- [Dương Thị Hương- Luận án tiến sĩ “Tư tưởng Alvin Toffler vềvai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trílực ở Việt Nam hiện nay” ]

●Tùy theo phương diện, đối tượng nghiên cứu mà tri thức được chia

ra thành nhiều loại: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức

về con người; và có nhiều cấp độ khác nhau: tri thức cảm tính- tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm- tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học- tri thức khoa học… Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức

về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trênbước đường cải tạo thế giới

II Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của tri thức trong thực tiễn :

Ngày đăng: 19/11/2024, 21:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w