- Ngăn chặn các hành vi vị phạm pháp luật: Pháp luật Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu, đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUAT KINH TE - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Tên đề tài: PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC
ĐIÊU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU
Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023
LOI CAM ON
Trang 2Trước khi trình bày nội dung chính của bài tiểu luận, chúng em - những người
thực hiện đề tài xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS Viên Thế Giang, cảm ơn thầy đã
luôn tận tình chí bảo, hướng dẫn, tạo các điều kiện cho nhóm chúng em tiếp cận với những kiến thức khoa học cần thiết để đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu chuyên ngành
mà chúng em đang theo học tại trường đại học Ngân hàng TPHCM
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực hiện bài tiêu luận hạn chế nên sai sót là điều không thê tránh khỏi, chúng em rất mong nhận được những đóng góp ý
kiến từ thầy để nhóm chúng em có thể hoàn thiện hơn bài tiêu luận này
Chúng em xm chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện
Trang 3CHUONG 1: GIOI THIEU DE TAI NGHIÊN CUU
1.1 Ly do chon dé tai:
Xăng dầu là mặt hàng chiên lược, thiết yếu, có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống và đảm bảo an ninh quốc phòng, là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nên kinh tế Do đó, khi có sự bất ôn của thị trường xăng dầu thì nên kinh tế của đất nước sẽ bi tác động mạnh mẽ Vì vậy, trên thế giới hoạt động kinh doanh xăng dầu luôn được sự can thiệp quản lý của Nhà nước ở nhiều mức độ khác nhau với những chính sách khác nhau
Tại Việt Nam, những năm qua hoạt động kinh doanh xăng dầu đang ngày càng phát triển, các khoản thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu vào ngân sách Nhà nước mỗi năm ngày càng tăng Hoạt động kinh doanh xăng dầu dưới sự quản lý của Nhà nước đã góp phần ồn định thị trường trong nước, thúc đây sản xuất phát triển và 6n
định đời sống nhân dân
Tuy nhiên hiện nay tình hình kinh doanh xăng dầu liên tục bộc lộ những điểm
yêu, gây nén bat ôn trong thị trường xăng dâu cả nước
1.2 TẦm quan trọng của đề tài
Pháp luật Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam Các quy định pháp luật cung cấp một khung pháp lý
rõ ràng và mạch lạc cho các hoạt động kinh doanh, giúp đảm bảo sự mình bạch, công bằng và đúng pháp luật trong các hoạt động này
Pháp luật Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh xăng dầu có vai trò rất quan trọng giup :
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: Pháp luật Việt Nam
cung cấp một khung pháp lý rõ ràng và mạch lạc cho các hoạt động kinh doanh xăng
Trang 4dầu, giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường pháp lý ôn
định, an toàn và có thể dự đoán
-_ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Pháp luật Việt Nam cũng đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc quy định các tiêu chuân chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường đổi với các sản phâm xăng dâu, đồng thời giám sát và kiêm tra các hoạt động kinh doanh xăng dau dé dam bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm xăng dâu
- Ngăn chặn các hành vi vị phạm pháp luật: Pháp luật Việt Nam cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
kinh doanh xăng dầu, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng
cho các doanh nghiệp
1.3 Mục đích của việc nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh
xăng dầu là để hiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu và tìm ra các hạn ché, thách thức trong việc thực hiện các quy định pháp luật
đó Đồng thời, nghiên cứu pháp luật cũng giúp đánh giá hiệu quả và tính khả thi của
các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu tại
Việt Nam
Nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh xăng dầu cũng giúp
xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia vào hoạt động kinh
doanh xăng dầu, đồng thời giúp cải thiện chất lượng quản lý và đảm bao tinh minh
bạch, công bằng và đúng pháp luật trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
Ngoài ra, nghiên cứu pháp luật Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh xăng dầu
cũng giúp tăng cường sự hiệu biết và nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo và quản
lý doanh nghiệp về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng
Trang 5dầu, đồng thời giúp tạo ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để giải quyết các vẫn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
XANG DAU
Dưới đây là một số nghị định thông tư liên quan đến việc điều hành việc kinh
doanh xăng dầu tại Việt Nam
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu, có hiệu lực kê từ ngày 01 tháng 11 nam 2014, được sửa đôi, bổ sung bởi:
1 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa
đôi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Công Thương, có hiệu lực thì hành kể từ ngày 15 tháng 01 nam 2018
2 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng I1 năm 2021 của Chính phủ sửa
đôi, bố sung một sô điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014
về kinh doanh xăng đầu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2022
Thông tư số 17/2021/TT-BCT sửa đối, bố sung một số điều của Thông tư số
38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chỉ tiết một sô điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014
của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Dựa vào các thông tư nghị định trên nhóm xin làm rõ một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu:
- Bên bán xăng dầu:
+ Là thương nhân đầu mối hoặc doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy sản xuất xăng dầu (trong trường hợp nhà máy sản xuất
Trang 6không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) bán cho thương nhân đầu mỗi khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu:
+ Là thương nhân phân phôi xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc bán xăng dầu cho đơn vị sản xuất sử dụng xăng dầu trực tiếp
- Bên mua xăng dầu:
+ Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;
+ Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mỗi hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác;
+ Là đơn vị sử dụng xăng dầu trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất
- Thương nhân đầu mối xăng dau:
+ Thương nhân đầu mối thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khâu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thông của
mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khâu xăng dầu
+ Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác +Áp dụng thông nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thông phân phối của mình,
trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối
+ Phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương
Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hảnh vi vi phạm của tong đại lý, đại lý, thương
nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình
- Thương nhân phân phối xăng dầu:
+ Thương nhân phân phôi là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tô chức một hệ thông đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ
xăng dầu đề bán lẻ xăng dầu.
Trang 7+Được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mỗi kinh doanh xăng dầu và thương
nhân phân phối xăng dầu khác theo Hợp đồng mua bán xăng dầu
+ Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thông phân phối của mình
+ Thương nhân đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối; làm đại
lý cho tông đại lý
- Tông đại lý xăng dầu:
+ Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu,
ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải
to chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là
thương nhân đầu mối đề hưởng thù lao
+ Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu môi và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó
+ Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do
thương nhân đầu mối quy định
+ Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân đầu mối
- _ Đại lý bán lẻ xăng dầu:
+ Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý đề thực hiện việc bán lẻ xăng dầu
tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối
hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dau dé
hưởng thù lao
+ Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do
thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định
+ Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý.
Trang 8+ Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một (01) tông đại lý hoặc
một (0 1) thương nhân phân phôi xăng dầu hoặc một (0 L) thương nhân đầu mồi
+ Đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó
- _ Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
+ Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng
dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc
thương nhân phân phối xăng dầu
+ Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định
+ Chi được ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu để bán xăng
dầu qua cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu, đồng sở hữu
+ Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiêm soát của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phôi xăng dầu
- - Dự trữ xăng dầu:
+ Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dâu bắt buộc là thương nhân đầu mối
+ Thương nhân đầu mối: mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiêu bằng hai mươi (20)
ngày cung ứng cả về cơ cầu chủng loại
+ Thương nhân phân phối: mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng năm (05) ngày cung ứng cả về cơ cầu chủng loại
© Quỹ bình Ôn giá:
+ Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ôn giá
+ Mức trích lập, mức chỉ Quỹ bình ồn giá theo quy định của BCT
Trang 9° Gia xang dau:
+ Gia ban xang dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước
+ Thuong nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dau
được quyên quyết định giá bán buôn
+ Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 01, ngày II vả ngày 2l hàng tháng
+ Giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khâu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khâu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tý trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước
2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu Việt Nam
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu của Việt Nam liên quan đến việc điều hành
kinh doanh xăng dầu:
® _ "Đánh giá hiệu quả kinh tế của thị trường xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế" của Nguyễn Đức Thành và cộng sự, được xuất bản trên Tạp chí Kinh tế
Đô thị vào năm 2015 Công trỉnh này tập trung vào phân tích hiệu quả của thị trường
xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam
e "Nghiên cứu về việc thực hiện quản lý giá xăng dầu trong thời gian tới" của
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, được xuất bản vào năm 2016 Công
trình này đề xuất các giải pháp để cải thiện quản lý giá xăng dầu trong thời gian tới, nhằm đảm bảo sự ôn định của giá cả và đáp ứng nhu cầu kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp
¢ _ "Nghiên cứu chính sách quản lý và phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam" của Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự, được xuất bản trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển
Trang 10vào năm 2018 Công trỉnh này tập trung vào phân tích các chính sách quản ly va phat trién thị trường xăng dầu Việt Nam, bao gồm cả các giải pháp đề tăng cường quản lý và kiêm soát chất lượng xăng dâu
® "Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành và phát triển thị trường xăng dầu tại Việt Nam” của Đặng Hữu Phúc và cộng sự, được xuất bản trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Tự động hóa vào năm 2019 Công trình này tập trung vào việc đánh giá và đề xuất các giải pháp để sử dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành và phát triển thị trường xăng dầu tại Việt Nam
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến việc điều hành
kinh doanh xăng dầu:
® "Petroleum product pricing and complementary policies: experience of selected Asian countries” cua Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự, được xuất bản bởi Viện Nghiên
cứu Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (PECC) vào năm 2013 Công trình này tập trung
vào phân tích chính sách giá sản phâm dầu mỏ của các quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia, Nhật Bán, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thai Lan va Việt Nam, và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giá cả sản phâm dầu mỏ trong khu vực và đảm bảo tính bền vững của nguồn cung cấp
¢ "Regulatory reform in the downstream petroleum sector: lessons from four African countries" cua Anteneh G Tesfaye, duoc xuat ban trén tap chi Energy Policy vào năm 2015 Công trình này tập trung vào việc nghiên cứu những đổi mới và thay
đổi chính sách điều hành ngành dầu mỏ ở bốn quốc gia châu Phi (Angola, Ghana,
Nigeria và Tanzania), và đưa ra những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm này Nội dung bài báo tập trung vào các chính sách điều chỉnh giá cả, quản lý cạnh tranh, quy định an toàn và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực phân phối dầu mỏ nhằm cải thiện quản lý ngành công nghiệp dầu mỏ ở khu vực này