1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học luật hình sự thu thập đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

27 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Môn Học Luật Hình Sự Thu Thập, Đánh Giá Chứng Cứ Trong Tố Tụng Hình Sự
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Thu thập chứng cứ Ì.L.L Khải niệm thu thập chứng cứ Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng của pháp luật tô tụng hình sự: “Đề giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điều tra

Trang 1

TRUONG DAI HOC

Trang 2

Bài nghiên cứu xoay quanh việc phân tích đánh giá cơ sở pháp luật trong thu thập và đánh giá chứng cứ trong tổ tụng hình sự Trong tô tụng hình sự, chứng cứ đóng vai trò quan trọng để xác định sự thật và trách nhiệm của các bị can trong các vụ án Hoạt động thu thập chứng cứ bao gồm việc tìm kiếm, lựa chọn và thu thập các bằng chứng có liên quan đến vụ án Sau khi thu thập chứng cứ, các bên tham gia tố tụng sẽ tiến hành đánh giá tính hợp pháp, đáng tin cậy và liên quan của chúng đối với vụ án Quá trình này đòi hỏi sự cần trọng, công băng và khoa học để đảm bảo rằng quyết định cuối cùng được dựa trên cơ sở bằng chứng chặt chẽ nhất Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ trong tô tụng hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định sự thật và công bằng trong vụ án

Từ khóa : Thu thập; đánh giá chứng cứ; tố tụng Hình sự; chứng cứ

GIỚI THIỆU

Phòng chống tội phạm là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ định Đề thực hiện thành công nhiệm vụ này, Nhà nước đã triển khai nhiều chiến lược, trong đó việc thông qua Bộ luật tổ tụng hình sự đầy đủ và phủ hợp với yêu cầu chiến đấu chống tội phạm ngày càng gia tăng Đặc biệt, từ góc

độ tô tụng hình sự, việc nhanh chóng và chính xác xác minh mọi vi phạm luật,

không bỏ sót tội phạm và tránh oan sai cho người vô tội, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ôn định xã hội và su phat triển của đất nước

Chứng cứ trong tô tụng hình sự đóng một vai trò trung tâm Đề làm sáng tỏ sự thật trong một vụ án, các cơ quan thi hành pháp luật cần phải dựa vào chứng cứ Chứng cứ không chỉ là cơ sở lý luận mà còn là phần thực tiễn, giúp các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xác định chính xác sự việc và người thực hiện hành vi vị phạm Dé tái hiện một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta cần dựa vào những chứng cứ mà cơ quan thi hành pháp luật thu thập được Chứng cứ, trong bản chất, là những tài liệu, thông tin hoặc bằng chứng thực tế được thu thập, kiêm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn pháp lý, nhằm cung cấp bằng chứng cho việc giải

quyết một vụ án

Trang 3

Do đó, việc thu thập và đánh giá chứng cứ một cách chính xác, toàn diện va khách quan là cực kỳ quan trọng Sự hiểu biết sâu rộng và hệ thống về việc thu thập và đánh giá chứng cử trong tố tụng hình sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phòng ngừa và chống lại tội phạm

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VE THU THAP, DANH GIA CHUNG CU TRONG TO TUNG HiNH SU

1.1 Thu thập chứng cứ Ì.L.L Khải niệm thu thập chứng cứ

Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng của pháp luật tô tụng hình sự: “Đề giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vị phạm tội Quá

trinh thực hiện hành vị phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ, muốn hình

dung, tái hiện được diễn biển của nó cơ quan tiên hình tô tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tổ tung thu thập, kiếm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự”

Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Cưứng cứ là những gì có

thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà C`ơ quan diéu tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ đề xác định có hay không có hành vì phạm tôi, người thực hiện hành vì phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đăn vụ án.”

Qua đó, có thê hiểu thu thập chứng cứ là hoạt động của các cơ quan tiến hành tổ tụng nhằm tìm ra và thu eit những sự kiện chứng minh hoặc những nguồn chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục luật định, để từ đó khai thác những sự kiện chứng minh

1.12 Cơ sở pháp lý Căn cứ Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLUTTHS) tuân thủ pháp luật thu thập chứng cứ được quy định như sau:

Trang 4

“Điều 88 Thu thập chứng cứ

1 Dé thu thập chứng cứ, cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiễn hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp chứng cử, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày

những tình tiết làm sáng tỏ vụ án

2 Đề thu thập chứng cứ, người bảo chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án đề hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị co quan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bảo chữa

3 Những người tham gia tổ tụng khác, cơ quan, tô chức hoặc bất cứ cá nhân

nào đều có thê đưa ra chứng cứ, tài liệu, đỗ vật, đữ liệu điện tử và trình bày những

vấn đề có liên quan đến vụ án

4 Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đữ liệu điện tử liên quan đến vụ

án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có

thâm quyên tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo

quy định của Bộ luật này 5 Trong thời hạn 05 ngày kê từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiếm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyên biên bản, tài liệu này cho Viện kiếm sát đề kiêm sát việc lập hồ sơ vụ án Trường hợp đo trở ngại khách quan thì thời hạn nảy có thê kéo dài nhưng không quá 15 ngày Trong thời hạn 03 ngày, Viê kiêm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liêk, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viêk giao, nhâtktải liêk, biên bản được lâk biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bô klưâdày.”

1.2 Đánh giá chứng cứ 1.2.1 Khải niệm

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, “Đánh giá chứng cư là hoạt động tư duy logic cua Diéu tra viên, Kiếm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và

Trang 5

những người có thâm quyên theo quy định của pháp luật nhằm xác định chính xác các thuộc tính của chứng cứ và giá trị chứng mình của tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra và xét xứ vụ án”

Trong quá trình điều tra, truy t6 và xét xử vụ án hình sự, các Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát cùng Toà án có trách nhiệm phân tích và đánh giá các chứng cứ mà họ thu được Mục đích chính là xác định rõ hành vi vi phạm và người thực hiện, cùng với các yếu tố liên quan khác giúp đưa ra phán quyết chính xác

Đề thực hiện việc đánh gia nay, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán cùng với Hội thâm nhân dân phải tiếp cận mỗi chứng cứ một cách khách quan, chi tiết và độc lập, đồng thời nắm vững quy định pháp luật Họ cần xác định xem chứng cứ có phản ánh đúng sự thực và có nhất quán với những chứng cứ khác hay không, cũng như xác định chứng cứ đó làm sáng tỏ yếu tố nào của vụ án Sau đó, việc đánh giá chứng cứ không chỉ dừng lại ở việc xem xét riêng lẻ mỗi chứng cứ, mả còn phải xem xét mối liên hệ giữa chúng, đề từ đó đưa ra nhận định chung về vụ án 1.2.2 Quy định về đánh giá chứng cứ

Theo Điều 108 Bô luật tô tụng hình sự 2015 quy định về kiểm tra, đánh giá

chứng cứ như sau: “1, Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án Việc xác định những chưng cử thu thập được phải bao dam đủ đề giải quyết vụ án hình sự

Vấn đề xác định chứng cứ thu thập được đã “đủ đề giải quyết vụ án hình sự” hay chưa thực chất là xác định giới hạn chứng minh của vụ ân Theo đó, chứng cử thu thập phải đủ đề chứng minh được những vấn đề thuộc về bản chất vụ án (các

yếu tổ cầu thành tội phạm), những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới trách nhiệm hình

sự và hình phạt (những tình tiết miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tình tiết

giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân người phạm tội,

nguyên nhân, điều kiện phạm tội) và những vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án

Trang 6

Chủ thê có thâm quyền tiến hành tô tụng tham gia, đánh giá chứng cứ trong

vụ an hình sự

2 Người có thâm quyên tiễn hành tô tụng trong phạm vì nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đây đủ, khách quan, toàn điện mọi chứng cứ đã thu thập được VỀ vụ dn

Chủ thê có thâm quyền tiến hành tô tụng trong vụ án hình sự là các cơ quan Nhà nước, cá nhân được giao thâm quyền thực hiện các chức năng tô tụng trong

việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án, quyết định của Tòa án Chủ

thê có thâm quyên tiến hành tố tụng gồm cơ quan có thâm quyên tiễn hành tố tụng và người có thâm quyên tiến hành tố tụng.”

Theo quy định của Bộ luật Hình sự “Người có thắm quyền tiến hành tổ tụng trong phạm vi quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án” (L) thì chủ thê có thâm quyền kiêm tra, đánh giá chứng cứ là người có thâm quyền tiến hành tổ tụng Theo khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Người có thâm quyền tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, cán bộ Điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiếm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thâm phán, Hội thắm, Thư Ký Tòa án và Thâm tra viên (2) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiêm ngư, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cán bộ điều tra thuộc các cơ quan trên

1.3 Tam quan trong cua thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng Hình sự Thu thập và đánh giá chứng cứ là hai giai đoạn cơ bản và quan trọng trong quá trình chứng minh của cơ quan tổ tụng Giai đoạn thu thập chứng cứ giúp ta nắm bắt được những thông tin đa dạng, từ chứng cứ rõ ràng tới chứng cứ gián tiếp hoặc thậm chí những thông tin không đủ tiêu chí để được xem là chứng cứ Đánh giá chứng cứ giúp các cơ quan xác định tính pháp lý và tính xác thực của chúng, đồng thời xem xét liệu chúng đã làm rõ các chỉ tiết của vụ án và phản ánh đúng bản chất của vụ việc Bước này đặc biệt quan trọng, định hình hướng đi của quá trình tố tụng

Trang 7

và hỗ trợ cơ quan tô tụng ra quyết định chính xác trong việc thực thí quyền công tố

và quá trình tô tụng

Các cơ quan tố tụng thực hiện việc phát hiện và thu thập chứng cứ nhằm mục đích tìm ra và giữ lại các vật chứng hay nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật Một khung pháp lý rõ ràng về việc thu thập chứng cứ và việc đảm bảo tính chính xác trong quá trình thu thập sẽ giúp việc chứng minh tội phạm diễn ra một cách nhanh chóng và khách quan, góp phần vào việc ngăn chặn tội phạm Xét về góc độ thông tin, quá trình thu thập chứng cứ chính là việc thu thập đữ liệu nhằm làm sáng tỏ sự thật của một vụ án Nếu không có chứng cứ, sẽ không thế kiêm tra hay sử đụng chúng Việc thu thập và đánh giá chứng cứ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng Nếu không tuân thủ các nguyên tắc khách quan và thủ tục pháp lý, việc thu thập chứng cứ có thê dẫn đến những sai sót

trong quá trình khởi tố, truy tổ và xét xử

Việc thu thập các thông tin, các tài liệu chứng cứ trong vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng Song nếu chỉ có thu thập tốt những thông tin vẫn chưa đủ, nếu như trong khi phân tích đánh giá các tài liệu chứng cứ chúng ta chủ quan, duy ý chí, không tuân thủ các quy luật tự nhiên trong quá trình chứng minh và giải thích và giải thích, không chịu khó tư duy phán đoán, tư duy logic khi nhìn nhận phân tích đánh giá một sự vật, một hiện tượng sẽ dẫn đến các kết luận của chúng ta khó chính xác, trái với quy định của pháp luật

Ngoài ra, việc thu thập và đánh giá chứng cứ trong quá trình tô tụng hình sự đóng một vai trò then chốt, giúp làm sáng tỏ tội đanh, xác minh thủ phạm và phân định rõ ràng các vụ việc Qua đó, việc đánh giá chứng cứ không chỉ hỗ trợ quá trình chứng minh mà còn tạo ra tiền đề cho việc khám phá và kiểm tra tính xác thực của chứng cứ Điều này giúp rõ ràng hóa ranh giới của quá trình chứng minh, đồng thời tạo ra những giả định và rút ra những kết luận cần thiết Đánh giá chứng cứ cũng giúp phản ánh một cách chính xác sự thật về vụ án, và chính nó là nền tảng dé dua ra các quyết định quan trọng trong việc giải quyết vụ án

Với các y nghĩa nêu trên, việc thu thập đánh giá chứng cứ là một trong các hoạt động không thê thiếu trong quá trình chứng minh tội phạm của cơ quan tiến

hành tổ tụng.

Trang 8

II THUC TRANG THU THAP, DANH GIA CHUNG CU TRONG TO TUNG HINH SU

2.1 Những kết quả đạt được: Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện quyền yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo các Kiểm sát viên thực hiện triệt đê, nghiêm túc quyền này trước khi Tòa án xét xử cũng như tại phiên tòa Quá trình nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên đã tập trung nghiên cứu đề kiếm sát hoạt động tố tụng vả nội dung, đánh giá toàn điện chứng cứ đề đưa ra quan điểm giải quyết vụ án Khi phát hiện thấy việc thu thập, xác minh chứng cứ của Tòa án chưa đầy đủ, cần phải bố sung để làm căn cứ giải quyết vụ án đúng pháp luật thi KSV chủ động đề ra yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ gửi kèm hồ sơ chuyển cho Tòa

án ngay để Thâm phán kịp thời thực hiện, tránh việc phải hoãn phiên tòa Tại phiên

tòa, khi phát hiện thây qua thâm vấn công khai còn có những nội dung phát sinh có liên quan đến việc giải quyết vụ án nhưng không thê bô sung ngay tại phiên tòa, KSV đã chủ động yêu cầu HDXX tạm ngừng phiên tòa đề thu thập bổ sung chứng Cứ

Vi dụ tại Nghệ An Thế hiện về số liệu: Thời điểm từ ngày 01/12/2022 đến ngày 30/11/2023, KSV Viện kiêm sát tỉnh đã ban hành 52 văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tại phiên tòa KSV Viện kiểm sát tỉnh đã đề nghị tạm ngừng phiên tòa, yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tai liệu, chứng cứ 18 vụ án, chủ yếu là các vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt băng, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền sử dụng đất

Các yêu cầu của Viện kiếm sát đều đảm bảo có chất lượng, nội dung yêu cầu cụ thé, rõ ràng, øiúp cho Tòa án củng có thêm tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện Phần lớn các yêu cầu của VKS đều được Tòa án nhân dân thực hiện nghiêm túc (đạt tỷ lệ khoảng 90%)

Việc thu thập và đánh giá các nguồn chứng cứ này được cơ quan tố tụng tiễn hành khá hiệu quả và tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tổ tụng hình sự Trách nhiệm thu thập chứng cử dé chứng minh tội phạm thuộc

Trang 9

về cơ quan tiến hành tố tụng, tuy vậy trên thực tế trong quá trình điều tra giải quyết vụ việc lại có sự đóng góp, hỗ trợ đắc lực từ việc cung cấp các lời khai, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án

Không tuân thủ nguyên tắc kịp thời, đây đủ khi thu thập vật chứng Tại theo

quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng phải được thu thập kịp

thời, đầy đủ Trong đó có vụ án Hà Đăng K giết người ở thành phố Buôn Ma Thuột, khi khám nghiệm hiện trường phát hiện một con dao quắm, nhưng cơ quan điều tra đã không thu giữ Trong khi đó vét thương trên cô và đầu người bị hại rất phù hợp với con dao quắm Trong vụ án này, con đao chính là hung khí, là vật chứng của vụ án, nhưng lại không được thu thập Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là việc điều tra bị lệch hướng và đi vào bế tắc!,

Vật chứng được thu thập không dung trình tụ, thủ tục do pháp luật quy định Điều này diễn ra rất nhiều, đặc biệt là trong các vụ bắt quả tang khi người phạm tội đang thực hiện hành vi vận chuyên trái phép chất ma túy Trong vụ án Nguyễn Thanh A phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” vào năm 2021, Liên bị công an bắt quả tang khi đang vận chuyền trái phép chất ma tuý Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo, biên bản bắt người phạm tội quả tang có mâu thuẫn về tang vật thu giữ được Vấn đề mắu chốt là túi vải đựng 5 bánh heroin có phải được thu giữ khi Liên đang khoác hay do công an đeo vào người Liên chưa được làm rõ Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xét xử, dẫn đến việc bản án phúc thâm đã quyết định hủy bản án sơ thâm và trả về điều tra bố sung’

Thứ hai, trong hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ là lời khai và kết

luận giâm định

1 Bán án số 90/2020/HSST ngày 30-10-2020 truy cập tại https://congbobanan_toaan.gov.vn/3ta623295t1cvn/,

2https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-toi-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy-so-572022hspt-

Trang 10

10 Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ là lời khai và kết luận giám định có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra và giải quyết vụ án Tuy vậy trong quá trình thực hiện, cơ quan tiến hành tô tụng đã bỏ lọt rất nhiều chỉ tiết và kết luận giám định cũng mâu thuẫn với những tình tiết trong vụ án

Thứ ba, trong hoạt động thực hiện công tác giám định cũng gặp nhiều vẫn đề

nổi cộm Đặc biệt là các vụ án liên quan đến hoạt động khám nghiệm tử thi Trên

thực tế, theo truyền thống và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thường có quan niệm khi người đã chết thì người thân thường mong muốn đề họ được “mồ yên mả đẹp” Chính vì vậy, bản thân người thân trong gia đình không muốn khi người thân của họ đã chết đi còn bị đưa ra khám xét, mô xẻ Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ từ thị thể nạn nhân Đôi khi việc ngăn cản của gia đình gây ra những khó khăn, làm cơ quan điều tra cũng phải khó xử trước những tình huống đó Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp việc đưa ra kết luận giám định cũng gặp phải nhiều khó khăn

Tứ tư, trong thực tiễn hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của người tiễn hành tổ tụng, hầu hết trên địa phương nói chung còn gặp phải rất nhiều khó khăn Việc thu thập và đánh giá chứng cứ ngoài phụ thuộc vào việc quan sát, shi chép và phân tích đánh giá của người thu thập, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giám định, kết quả phân tích các vật chứng, hồ sơ tài liệu thu được có liên quan đến vụ án Một số nơi do ở vùng sâu, vùng xa, không được trang bị những thiết bị máy móc cần thiết đã phải cần đến sự hỗ trợ từ cấp trên, và cơ quan thuộc địa bản khác Điều này gây ra tình trạng các vụ án bị tạm hoãn chờ kết quả giám định, hoặc vì những lý do tương tự mà phải hoãn vụ án gây ra tình trạng số vụ án dé lại chờ giải quyết là tương đối nhiều và có những vụ án phải diễn ra trong thời gian khá lâu, gây mệt mỏi cho cả người tiến hành tố tụng lẫn người tham gia tố tụng

2.3 Nguyên nhân (i) Những bất cập trong quy định của pháp luật trong công tác thu thập, đánh giá chứng cứ

Thứ nhất, Dựa trên quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, việc không

cần quyết định của người có thâm quyền đề áp dụng biện pháp khám nghiệm tử thi cần được xem xét lại Bởi các hoạt động khám nghiệm tử thị đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và các cơ quan liên quan Trong thực tế, có nhiều vụ án cần tiễn hành khám nghiệm tử thị dé phuc vu quá trình điều tra Tuy nhiên, vi một số yếu tố như tín ngưỡng hoặc dư luận, gia

Trang 11

H đình nạn nhân thường không hợp tác, gây ra sự chống đối Mà khi không có quyết định chính thức, các cơ quan tô tụng gặp khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp thi hành cưỡng chế, ảnh hưởng tới quá trình điều tra và giải quyết vụ án

Thứ hai, theo quy định của pháp luật, khi tiến hành thủ tục khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện theo thủ tục bình thường, thì phải

có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành, nhưng khi thi

hành lại không có sự giám sát của Viện kiểm sát là chưa phù hợp Hoạt động thu thập chứng cứ này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, thu giữ vật chứng của vu an, vi vay việc tién hanh thu giữ cần phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ Tránh tình trạng tự ý thay đôi chứng cứ, thay đôi nội dung bên trong bưu kiện, bưu phâm, làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra, và thay đổi hướng xét xử vụ án

Thứ ba, Điều 65 Bộ luật tô tụng hình sự 2015 thì “để tu thập chứng cứ, cơ

quan tiễn hành tô tụng có quyên triệu tập những người biết về vụ án đề hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án Người tham gia tô tụng, cơ quan, tô chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án Căn cứ vào quy định này thì với tư cách là người tham gia tổ tụng, các tài liệu, đồ vật do luật sư thu thập được lại có giả trị pháp lý không cao, và thậm chí là không được chấp nhận” Như vậy, việc quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo vô hình chung đã không được đảm bảo một cách tối đa

(i Một số nguyên nhân khác dân đến hạn chế trong công tác thu thập và đánh giá chứng cứ

Thứ nhất, do điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật còn nhiều yếu kém Ở nước ta

hiện nay, hầu hết các vùng còn khá nghèo nàn và lạc hậu, chính vì vậy việc được tiếp xúc với công nghệ, trang thiết bị hiện đại dường như là rất ít và có nhiều khó

khăn Trong khi đó, những diễn biến phức tạp của tỉnh hình tội phạm hiện nay đang

diễn ra ngày càng tỉnh vi và có tính tổ chức cao Việc đòi hỏi phải có máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập, giâm định là rất cần thiết trong quá

trình thu thập và đánh giá chứng cứ Do vậy, yếu tô này cũng là một trong những cản trở lớn làm giảm tính hiệu quả của việc thu thập và đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiền hành tố tụng

Trang 12

12 Thứ hai, vẫn đề về đạo đức của các cán bộ nằm trong đội ngũ tiến hành tô tụng Vẫn nạn này đường như là vấn đề chung diễn ra trên diện rộng trong các cơ quan nhà nước Việc xử lý đối với người phạm tội đã có dấu hiệu của việc không khách quan của Hội đồng xét xử đối với người phạm tội Điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến lợi ích của bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, của xã hội và của Nhà nước ta

Thư ba, đề giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, một số Điều tra viên đã không ngần ngại thực hiện các hình thức như dùng nhục hình, mớm cung, ép cung,

đề buộc người bị tạm g1am, tạm giữ nhanh chóng nhận tội Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ án, vì quá sợ hãi và không chịu nỗi đánh đập mà đành cúi đầu nhận tội,

cho đến khi bị đưa ra xét xử, sau khi tiến hành thủ tục hỏi mới lộ ra việc nhận tội vì

không chịu được đánh đập, ép cung Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giải quyết vụ án, không hè làm cho việc giải quyết vụ án được tiến hành một cách nhanh chóng, mà ngược lại Tòa án lại phải ra quyết định tạm hoãn đề điều tra bố sung Vừa mất thời gian, công sức của cơ quan tiền hành tố tụng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyên và lợi ích của người tham gia tố tụng,

HT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THU THẬP, ĐÁNH GIA CHUNG CU TRONG TO TUNG HiNH SU’

3.1 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng cứ trong to tung hinh su

Một là, van dé vật chứng và giao nộp vật chứng Vật chứng là nguồn chứng cứ giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự (VAHS) được chính xác Trong một số trường hợp nhờ có vật chứng kết hợp với chứng cứ khác mà có thế chứng minh được một người có tội hay vô tội Việc đưa ra vật chứng đê xem xét tại phiên tòa là rất cần thiết Tại phiên tòa, Hô ki đồng xét xử, người tham gia tổ tụng, người khác tham gia phiên tòa đều được xem xét và nhận xét về vật chứng Việc nhiều người quan sát, cùng nhận xét và đánh giá trực tiếp sẽ khách

quan hơn, chính xác hơn Vì thế, BLTTHS năm 2015 quy định tại Điều 312 về “Vật

chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên

»

tòa” Trên thực tế, tại các phiên tòa hình sự hiện nay vật chứng ít được trực tiếp đưa ra xem xét mà thông thường các Tòa an chỉ đưa ra biên bản xác nhận vật chứng

Trang 13

13 hoặc ảnh cua vật chứng Sở di con hiện tượng này vì luật quy định chưa mang tinh bắt buộc Các Toả án có thê vì ngại đưa vật chứng ra sẽ phức tạp hơn vì phải làm các thủ tục trích xuất vật chứng, xét xử xong lại phải làm thủ tục nhập kho vật chứng và do Tòa án chưa có kho lưu giữ vật chứng cho nên khi điều khiển phiên tòa chỉ công bố biên bản thu thập vật chứng đã có san trong hé sơ vụ án

Tuy nhiên có nhiều vụ án Thâm phán nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng, đánh giá chỉ tiết các vật chứng nên họ không cần thiết đưa vật chứng ra tại phiên tòa khi xét xử, nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đánh giá, sử dụng chứng cứ là vật chứng một cách khách quan, tổng thê thì theo tác giả vụ án nào có vật chứng cần phải đưa vật chứng ra xem xét tại phiên tòa

Việc nộp các tài liệu và đồ vật chứa thông tin liên quan đến vụ án chỉ mang y nghia trong khoang thoi gian cho phép chứng minh việc hành sự (VAHS) Trên thực tế, có trường hợp tài liệu và chứng cứ bị trình lên muộn hơn thời gian quy định trong luật tố tụng cho từng giai đoạn, làm cản trở và gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Việc thu thập những chứng cứ này một cách kịp thời sẽ hỗ trợ quá trình giải quyết vụ án diễn ra suôn sẻ và đảm bảo tính chính xác Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) cần có quy định rõ ràng về thời hạn giao nộp các tải liệu và đồ vật liên quan

Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 104 BLTTHS năm 2015 như sau: “Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong tài liệu cũng như đồ vật do cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ khi được giao nộp cho cơ quan tiến hành tô tụng trong thời hạn tố tụng Việc giao nộp các tài liệu, đồ vật đó phải được lập thành biên bản theo quy định của BLTTHS

Trường hợp tài liệu, đỗ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì

duoc coi la vật chứng” Hai là, vấn đề nguồn chứng cứ là “Dữ liệu điện tử” theo quy định tại Điều

107 và Điều 196 BLTTHS năm 2015

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin ngày càng

phát triển, xã hội đã xuất hiện một số loại tội phạm mới liên quan tới lĩnh vực này

Chang hạn như những loại tội phạm phát tán đoạn video liên quan đến đời sống

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:12

w