1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị rủi ro tài chính Đề tài quản lý rủi ro tỷ giá Đối với doanh nghiệp

20 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Đối Với Doanh Nghiệp
Tác giả Trần Văn Phước, Cao Văn Phong, Hoàng Minh Phúc, Lê Quang Phúc, Nguyễn Ngọc Quế Trân, Nguyễn Lâm Trúc Ly, Nguyễn Thị Cẩm Ly, Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Lê Minh, Đỗ Thị Phương Loan, Lê Hoàng Trang
Người hướng dẫn Hoàng Tuấn Minh
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Quản Trị Rủi Ro Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến những sự kiện biến động của tỷ giá tác động đến hoạt động ngoại thương và nội thương, đầu tư trực tiếp và danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài, ho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN



TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

Đề tài:

QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Nhóm 9:

Trần Văn Phước 3120420340

Hoàng Minh Phúc 3120420333

Nguyễn Ngọc Quế Trân 3120420510

Nguyễn Lâm Trúc Ly 3120420220

Nguyễn Thị Cẩm Ly 3120420222

Nguyễn Thị Kim Anh 3120420046

Đỗ Thị Phương Loan 3120420216

Lê Hoàng Trang (nhóm trưởng) 3120420481

Giảng Viên Hướng Dẫn: Hoàng Tuấn Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2023

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1

II CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

Chương 1: Tổng Quan Về Rủi Ro Tỷ Giá 1

1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá 1

1.2 Phân loại rủi ro tỷ giá 2

1.3 Nguyên nhân 2

1.4 Tác động 3

Chương 2: Thực Trạng Rủi Ro Tỷ Giá Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam 4

2.1 Khái quát tình hình phát triển của doanh nghiệp 4

2.2 Thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp 6

Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Của Các Doanh Nghiệp Ở Việt Nam 10

 Tầm quan trọng của việc quản lý tỷ giá biến động 10

 Sử dụng các công cụ phái sinh trong việc quản lý tỷ giá biến động cho các doanh nghiệp tại Việt Nam 10

3.1 Quản lý tổn thất giao dịch khoản phải thu ngoại tệ 10

3.2 Quản lý tổn thất giao dịch khoản phải trả ngoại tệ 12

3.3 Quản lý tổn thất kinh tế khi tỷ giá biến động 12

3.4 Một số khuyến nghị phòng ngừa rủi ro tỉ giá 14

III KẾT LUẬN 14

IV CÂU HỎI ÔN TẬP 15

Tài liệu tham khảo: 16

ĐƠN VỊ TIỀN TỆ VND Đồng Việt Nam USD Đồng đô la Mỹ AUD Đồng đô la Úc

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đo lường và quản trị rủi ro tỷ giá luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tổn thất khi tỷ giá biến động mạnh Thế giới và Việt Nam đã từng chứng kiến những sự kiện biến động của tỷ giá tác động đến hoạt động ngoại thương và nội thương, đầu tư trực tiếp và danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài, hoạt động đi vay và cho vay bằng ngoại tệ Tác động của rủi ro tỷ giá đến nền kinh tế thường kéo dài, làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của ngành kinh tế, và cuối cùng là đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Cùng với thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh, làm cho nhu cầu quản lý ngoại hối nói chung, với trọng tâm

là quản lý tỷ giá và rủi ro tỷ giá đã trở nên cấp thiết

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm đã chọn đề tài “Quản lý rủi

ro tỷ giá đối với doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận môn

Quản Trị Rủi Ro Tài Chính

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu những nét khái quát chung về rủi ro tỷ giá, phân tích nghiên cứu thực trạng rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Về đối tượng: Rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời

gian gần đây

Về phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ở Việt Nam.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 1: Tổng Quan Về Rủi Ro Tỷ Giá

1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí bằng ngoại tệ trong tương lai do sự biến động của tỷ giá hối đoái Sự biến động của tỷ giá có thể tạo ra những rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp khi tỷ giá biến động ngược chiều với mong đợi nhưng lại có thể mang lại một khoản lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động thuận chiều cho doanh nghiệp

 Như vậy, sự biến động của tỷ giá có thể gây ra tác động hai mặt: tích cực và tiêu cực cho doanh nghiệp

Ví dụ: Shopee ra mắt thị trường Đông Nam Á vào tháng 6/2015 Đến 8/8/2016 Shopee chính thức có mặt tại Việt Nam

Rủi ro tỷ giá là vấn đề mà doanh nghiệp hay công ty đa quốc gia nào cũng phải đối mặt và Shopee cũng vậy Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, Shopee

Trang 5

phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ để xây dựng công ty, tuyển dụng nhân sự, thiết lập

hệ thống phần mềm tại Việt Nam Phần lớn các giao dịch trên sàn đều tại Việt Nam và đương nhiên doanh thu mà công ty thu được cũng bằng VND Do đó, Shopee phải đối mặt với rủi ro tỷ giá Nếu SGD (đô Singapre) lên giá so với VND thì chi phí vận hành của Shopee gia tăng tương đối so với doanh thu

Giả sử trước đây tỷ giá SGD/VND = 16.000

Chi phí vận hành hằng năm :

500.000 SGD 16.000 * 500.000 = 8.000.000.000 VND.

Hiện tại, tỷ giá SGD/VND = 17.000

Chi phí vận hành hằng năm:

17.000 * 500.000 = 8.500.000.000 VND

Điều này khiến cho chi phí vận hành tăng thêm

8.500.000.000 - 8.000.000.000 = 500.000.000 VND

Đồng thời làm cho lợi nhuận giảm đi

 Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu và chi ngoại tệ trong tương lai mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho hiệu quả hoạt động vận hành bị ảnh hưởng

Phân loại rủi ro tỷ giá

 Rủi ro tài chính: Giá trị của tài sản ngoại tệ nắm giữ so với các tài sản tính

bằng đồng tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngoại tệ và đồng tiền hiệu lực thay đổi

 Rủi ro chuyển đổi: Rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các

bản báo cáo tài chính từ đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thông tin hay so sánh Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ phần ở cuối giai đoạn báo cáo Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối giai đoạn báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản được ghi nhận

 Rủi ro giao dịch: Rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán

hàng hóa với một ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh toán vào một ngày sau đó Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi Rủi ro giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp đồng ý mua hoặc bán ở một giá ngoại tệ nhất định

 Rủi ro kinh tế: Rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm

thay đổi sức cạnh tranh của một doanh nghiệp Rủi ro này thường xảy ra khi doanh nghiệp có doanh thu bằng một đồng tiền và gánh chịu chi phí bằng một đồng tiền khác Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế cũng có thể phát sinh khi doanh nghiệp hoạt động chỉ với một đồng tiền

Trang 6

1.2 Nguyên nhân

Đối với các doanh nghiệp, tỷ giá là một yếu tố vĩ mô và nó biến động liên tục và nằm ngoài vùng kiểm soát của các doanh nghiệp

Nguyên nhân chủ quan: Hiện nay, các công ty đa quốc gia và các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên có các dòng tiền thu và chi bằng nhiều loại ngoại tệ Khi “Tài sản”“Nợ phải trả” của một ngoại tệ là không bằng

nhau, thì sự chênh lệch giữa 2 khoản được gọi là “Trạng thái ngoại hối mở”

(open exchange position) Khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm) thì rủi ro tỷ giá sẽ phát sinh Có thể kết luận việc tạo ra và duy trì trạng thái ngoại tệ mở là nguồn cội, nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá

Nguyên nhân khách quan: Do biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối

với doanh nghiệp Nguyên nhân của sự biến động là: cung – cầu về ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, thu nhập của lao động, tình hình kinh tế chính trị tại các quốc gia, lãi suất nội và ngoại tệ

1.3 Tác động

Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Sức cạnh tranh của

doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định “giá cả sản phẩm” của doanh nghiệp so với đối thủ Do tác động của rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang trải tổn thất, dẫn đến việc “giá cả sản phẩm” của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn và khả năng cạnh tranh giảm sút Từ đó gây ra tổn thất, chia làm 2 loại chính: tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ và tổn thất kinh tế phát sinh do sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến ngân lưu quy ra nội tệ

và ngoại tệ của doanh nghiệp

Tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp: Thông qua dòng tiền đến

từ hoạt động xuất nhập khẩu; đầu tư vào tài sản ở nước ngoài; tín dụng bằng đồng ngoại tệ, doanh nghiệp nhận được giá trị kì vọng trong tương lai từ những hoạt động này Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị kì vọng trong tương lai Tùy vào tỷ giá thị trường tăng/giảm, doanh nghiệp sẽ lời/lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái Từ đó ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Đặc biệt rủi ro tỷ giá tác động mạnh đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

Tác động đến giá trị doanh nghiệp: Giá trị doanh nghiệp ở đây được đo lường

bởi giá thị trường Đối với công ty cổ phần niêm yết giá trị phản ánh bởi giá trị

cổ phiếu trên thị trường Doanh nghiệp với hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên chịu tác động rủi ro tỷ giá thì giá trị doanh nghiệp cũng ảnh hưởng bởi biến động của tỷ giá bởi điều này làm thay đổi dòng tiền kỳ vọng từ

đó làm thay đổi giá trị doanh nghiệp

Trang 7

Chương 2: Thực Trạng Rủi Ro Tỷ Giá Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt

Nam II.1Khái quát tình hình phát triển của doanh nghiệp

Thời kì hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp xảy ra trên toàn cầu như đại dịch, tranh chấp lãnh thổ, xung đột giữa một vài quốc gia,…Trong vài năm gần đây đã gây ra tác động tiêu cực trong kinh tế đặc biệt đến các việc giao thương giữa các nước trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc nhất có thể nhắc đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2030 là:” Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế” Dưới

sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính phủ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng cơ hội, đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu, giữ được đà tăng trường và tạo lực kéo cho cả nền kinh tế

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu về hàng hóa của Việt Nam đã đạt 436,44

tỷ USD, tụt giảm 12,8% tương ứng giảm 64,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2023 đã đạt 300,51 tỷ USD, giảm 13,2% (tương ứng giảm 45,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, trong đó trị giá xuất khẩu đạt 166,39 tỷ USD, giảm 10,3% tương ứng giảm 19,1 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 134,12 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước

Các doanh nghiệp trong nước, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2023 là 135,92 tỷ USD, giảm 11,9% (tương ứng giảm 18,32 tỷ USD)

so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 61,77 tỷ USD, giảm 8,4% tương ứng giảm gần 5,68 tỷ USD và nhập khẩu đạt 74,15 tỷ USD, giảm 14,6% tương ứng giảm 12,64 tỷ USD so với 8 tháng năm 2022

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 là 228,17 tỷ USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu đã giảm tới 24,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước Gồm các nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 760 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng

cụ và phụ tùng khác giảm 3,23 tỷ USD; hàng dệt may giảm 3,79 tỷ USD; giày

Trang 8

dép các loại giảm 3,01 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,69 tỷ USD; hàng thủy sản giảm 1,83 tỷ USD; sắt thép các loại giảm 390 triệu USD

(Biểu đồ 1: Các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 so với 2022)

Tính đến hết tháng 8 năm 2023, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 208,27 tỷ USD, giảm 15,9% tương ứng giảm 2,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện giảm 3,02 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác giảm 3,9 tỷ USD; vải các loại giảm 1,83 tỷ USD; sắt thép các loại giảm 2,32 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 2,57 tỷ USD; xăng dầu các loại giảm 340 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 8,77 tỷ USD; hóa chất giảm 1,63 tỷ USD; sản phẩm hóa chất giảm 1,09 tỷ USD; than đá giảm 550 triệu USD

(Biểu đồ 2: Các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 so với 2022)

Trang 9

Thông qua các số liệu của Tổng cục Hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023 thì có thể thấy được một nền kinh tế đầy biến động, đầy khó khăn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung Với sự tăng giảm của thông số giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cũng như các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải Đặc biệt là rủi ro về

tỷ giá, đó là một rủi ro lớn cần xem xét đối với doanh nghiệp xuất khẩu/nhập khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế

II.2Thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp

Trong giai đoạn từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị thế giới nhiều biến động và diễn biến phức tạp:

+ Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới tiếp tục bị tác động mạnh bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine dẫn đến áp lực tăng giá năng lượng và thực phẩm, giá hàng hóa, lạm phát thế giới tăng mạnh, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn tiếp diễn và lan rộng trên toàn cầu Để kiềm chế lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất mục tiêu vào khoảng 4,25 - 4,5%, kéo theo sự sụt giảm của hầu hết các đồng tiền trên thế giới (Yên Nhật mất giá 13,89%, Euro 6,7%, Bảng Anh 12,39% )

+ Diễn biến lạm phát thế giới và điều hành chính sách tiền tệ của Fed dẫn đến

sự mất giá đồng tiền của các quốc gia mới nổi kéo theo dòng vốn vào Việt Nam

có xu hướng đảo chiều

- Năm 2023, tỷ giá tăng nóng:

+ Vào ngày 26/09/2023 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa VND và USD ở mức 24.076 đồng/USD, đây cũng là mức cao nhất trong lịch sử Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cho biết đồng Việt Nam mất giá so với đầu năm

2023 khoảng 1,8%-2%, trong khi các nước phát triển mất giá đến 9%-10% + Giai đoạn 30/06/2023 đến 26/09/2023, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của USD/VND tăng 1,15% và cao hơn 0,18% so với mức tăng 0,97% vào cùng giai đoạn 30/06/2022 đến 26/09/2022

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu

Các hợp đồng nhập khẩu chủ yếu được thanh toán bằng đồng USD Tỷ giá thay đổi đã tác động ngay đến kết quả kinh doanh của công ty Dẫu vậy, công ty không dám điều chỉnh tăng giá bán hàng hóa vì sức mua tương đối thấp và phải gồng gánh phần chi phí tăng thêm Theo các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng

tỷ giá tác động mạnh đến các doanh nghiệp có hoạt động thanh toán bằng đồng USD, cụ thể cứ một triệu USD nhập khẩu hàng hóa trước đây chỉ trả khoảng 23

Trang 10

tỷ đồng, thì nay tăng lên hơn 24 tỷ đồng Doanh nghiệp có quy mô nhập khẩu càng lớn thì phần chênh lệch tỷ giá càng cao

Bảng: Sự biến động giá xăng dầu thế giới ngày 1/1/2023 so với ngày 20/9/2023

Nguồn: Số liệu được thống kê từ Bộ Công Thương

Theo đà tăng của giá thế giới, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh Tỷ giá tăng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu Với quốc gia nhập siêu xăng dầu như Việt Nam, hoạt động điều hành giá sẽ chịu sức ép kép từ giá dầu thô thế giới và tỷ giá Tính chung 8 tháng năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 5,88 tỷ USD, tăng 22,2% về lượng nhưng giảm 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 27 kỳ điều chỉnh, trong đó có 16 lần tăng, 7 lần giảm và 4 lần giữ nguyên giá

Ngày đăng: 27/11/2024, 17:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w