Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm củaQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà NộiQuản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
/
BỘ NỘI VỤ ./
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 9 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Hành chính Quốc gia
2 TS Tạ Thị Hương
Phản biện 1: ………
………
Phản biện 2: ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp ………,
Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh –
Quận Đống Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết đề tài
Ma túy là hiểm họa mang tính toàn cầu mà gần như mọi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới đều phải đối mặt; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS
Ngày 27/6/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt
1001/QĐ-Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ nhiệm vụ: “Áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện” [83]
Hà Nội, với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Việt Nam, đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về vấn đề ma túy Theo số liệu thống
kê cập nhật đến ngày 14/12/2023, thành phố đã ghi nhận 17.841 trường hợp nghiện
và sử dụng ma túy được quản lý, trong đó hơn 14.000 người đang sinh sống và làm việc trực tiếp trong cộng đồng Đáng báo động là tình trạng lạm dụng ma túy tổng hợp đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, xã hội và an ninh trật tự Tình hình này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo sự ổn định xã hội
Trong những năm qua công tác phòng, chống, kiểm soát ma túy cũng như quản
lý người nghiện và người sau cai nghiện ma túy đã được Thành phố quan tâm triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đó, còn một số hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như việc đảm bảo ANTT trên địa bàn Thành phố
Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cấp thiết Nghiện ma túy không chỉ gây
ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến gia đình, cộng đồng và xã hội Việc tái nghiện, khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng, thiếu việc làm ổn định của những người sau cai nghiện là những thách thức lớn mà các cấp chính quyền cần phải đối mặt Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và sự phức tạp của xã hội, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu tác hại của ma túy và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng
Từ những luận giải trên cho thấy việc nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội nhằm làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn Đó là những lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội” để
nghiên cứu
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội, xác định những hạn chế bất cập trong chính sách và thực tiễn Từ đó, luận án đề xuất giải pháp toàn diện, khả thi nhằm tăng cường quản lý nhà nước, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tái nghiện và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn TP
Hà Nội trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài, đánh giá những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đó để làm rõ những khoảng trống về khoa học mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Hệ thống hoá và xây dựng khung lý thuyết về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện
ma túy trên địa bàn TP Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội tái hòa nhập cộng đồng
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện
ma túy
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới hoạt động QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó tập trung làm rõ các nội dung chính sau: Ban hành văn bản hướng dẫn và kế hoạch tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; Tổ chức bộ máy
và phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; Tổ chức quản lý người sau cai nghiện ma túy; Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện
ma túy; Xã hội hóa công tác quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm
2023
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy bao gồm những nội dung nào? Chủ
Trang 5thể thực hiện công tác QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy gồm những ai?
- QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội đang được triển khai như thế nào? Có những hạn chế nào đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện? Nguyên nhân của hạn chế là gì?
- Cần xây dựng những giải pháp nào để tăng cường QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn
TP Hà Nội chưa hiệu quả, dẫn đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện còn hạn chế
Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội còn nhiều hạn chế, gây khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện
Chính sách hỗ trợ việc làm và tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, dẫn đến tỷ lệ tái nghiện cao
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về người sau cai nghiện ma túy, QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Là phương pháp được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài luận án “Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội”
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin, dữ liệu bằng cách xây dựng hệ thống bảng hỏi bán cấu trúc, trao đổi trực tiếp với các đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; cán bộ, công chức trực tiếp quản lý người sau cai nghiện ma tuý; các chuyên gia nghiên cứu về các hoạt động bảo trợ xã hội, an sinh xã hội
5.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài tiến hành khảo sát đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức và người sau cai nghiện ma túy Để kết quả khảo sát không mang tính phiến diện, đề tài đã triển khai thực hiện phương pháp chọn mẫu theo đối tượng cụ thể Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS
5.2.4 Phương pháp tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp ở cả 4 chương để tóm lược nội dung sau mỗi phần luận giải, phân tích nhằm đánh giá tổng quan những nội dung đã được làm rõ trong các công trình nghiên cứu có liên quan đế đề tài
5.2.5 Phương pháp thống kê, mô tả
Trang 6Luận án dùng để tổ chức, trình bày thông tin theo cách trực tiếp và khái quát nhất Các số liệu sẽ được tổ chức, tóm tắt, mô tả thông qua tỉ lệ %, biểu đồ, bảng, đồ thị Phương pháp này được luận án sử dụng tập trung nhất ở chương 3, giúp luận án
phân tích được số liệu từ khảo sát thực tiễn (số liệu sơ cấp) và số liệu thứ cấp
6 Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy luận án có những đóng góp mới như sau:
- Trên cơ sở kế thừa lý luận về người sau cai nghiện ma túy, quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; luận án đã xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội Xác định những vấn đề đặt ra trong hoạt động QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy và nguyên nhân của vấn đề
- Các giải pháp luận án đề xuất phù hợp với đặc thù của TP Hà Nội trong hoạt động quản lý các vấn đề xã hội, các đối tượng đặc thù, đảm bảo an ninh trật tự vì vậy đây sẽ là nghiên cứu có giá trị thực tiễn cho chính quyền TP Hà Nội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế và đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
7 Ý nghĩa của luận án
7.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án xây dựng được khung lý thuyết về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy
7.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước khi tổ chức thực hiện hoạt động QLNN đối với
người sau cai nghiện ma túy tại TP Hà Nội và các địa phương khác trong cả nước
8 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần phụ lục Phần nội dung được kết cấu thành 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài được công bố
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến
ma túy và nghiện ma túy
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Lindsey Michelle Weiler trong "Prevention of Substance Abuse In Juvenile Delinquents: Identification of Important Mentoring Process" (Ngăn chặn tệ
nạn ma túy ở tội phạm độ tuổi thành niên: Những quy trình cố vấn quan trọng được xác định) (2013) [10] đã tiến hành phân tích và đánh giá các phương pháp can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng chất kích thích ở thanh thiếu niên
Tác giả Rebecca Askew trong bài viết "Negotiating the criminality and deviance associated with illicit substance use: a discourse analysis of interviews with adult recreational drug takers" (Thương lượng về mối liên quan giữa việc phạm tội
với sử dụng bất hợp pháp chất gây nghiện: Một phân tích diễn ngôn các phỏng vấn những người nghiện ma túy) (2013) [19] đã tiến hành phân tích diễn ngôn các cuộc phỏng vấn với những người sử dụng chất kích thích nhằm khám phá cách họ nhận thức về mối liên hệ giữa việc sử dụng chất kích thích và hành vi phạm tội
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Bùi Nam Khánh trong bài viết “Nâng cao hiệu quả hợp tác phòng, chống tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia” (2019) [50] đã
tiến hành phân tích và đánh giá các hoạt động hợp tác phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và Campuchia
Tác giả Đoàn Nam Đàn trong bài viết “Phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta hiện nay” (2021) [36] đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tác hại của
tội phạm và tệ nạn ma túy đối với xã hội Việt Nam Theo tác giả, vấn đề này không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe và kinh tế mà còn làm suy giảm đạo đức xã hội và đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến người cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Ajay Kumar, Indu Dangi, Dr RS Pawar trong bài viết ”Drug addiction: A big challenge for youth and children’s” (2019) (Nghiện ma túy: Thách thức lớn đối với
thanh niên và trẻ em) [2] đã khẳng định nghiện ma túy là một chứng rối loạn mãn tính, có xu hướng tái phát
American Addiction Center trong bài viết “Rehab Success Rates and Statistics” (Thống kê và tỷ lệ thành công phục hồi chức năng), (2021) [3] đã cung
cấp những số liệu thống kê chi tiết về tỷ lệ tái nghiện, hiệu quả các chương trình cai nghiện và định nghĩa rõ ràng về khái niệm phục hồi sau cai nghiện
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Đỗ Thanh Huyền trong bài viết “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người
Trang 8sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình” (2017) [49], đã cung
cấp cái nhìn về thực trạng và những thách thức trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện
ma túy tại thành phố Hòa Bình
Tác giả Phạm Hồng Trang trong bài viết “Giải pháp phát triển dịch vụ công tác
xã hội trợ giúp người nghiện ma túy” (2019) [88], tác giả đã tiến hành khảo sát thực
trạng các dịch vụ công tác xã hội dành cho người nghiện ma túy tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thành Phương với bài viết “Pháp luật về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” (2020) [60] đã tiến hành phân tích các quy định
pháp luật liên quan đến biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.3 Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý nhà nước đối với người cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy
1.1.3.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Jyotika Singh, Pradeep Kumar Gupta trong bài viết “Drug Addiction: Current Trends and Management” (2017) (Nghiện ma túy: Xu hướng và cách quản lý hiện
nay) [9] đã phân tích nghiện ma túy như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong Tình trạng nghiện và lạm dụng ma túy hàng năm dẫn đến hàng triệu ca tử vong và hàng triệu trường hợp nhiễm HIV mới
Kenneth W Chapman M.D trong bài viết “Management and treatment of drug addiction” (Quản lý và điều trị cai nghiện ma túy) (2019) [16] đã chỉ ra rằng mặc dù
nghiện ma túy không phải là vấn đề phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và xã hội
1.1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Cửu Đức trong bài viết “Phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong công tác cai nghiện, quản lý người sử dụng ma túy”(2022) [38] đã
phân tích tình hình người sử dụng và nghiện ma túy đang gia tăng, cùng với các quy định mới trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021
Tác giả Lê Văn Gấm trong bài viết “Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (2023) [39] đã trình bày những kết quả tích cực đạt
được trong công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa những thành quả khoa học trên của các nhà
nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện
ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm nội dung đề tài nghiên cứu Luận án tiến
sĩ của mình
1.2 Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
đã được công bố
1.2.1 Những vấn đề đã được làm rõ
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về ma túy, người nghiện ma túy, người
sau cai nghiện ma túy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề luận án có thể kế thừa
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về ma túy nói chung và người sau cai
nghiện ma túy nói riêng đã bước đầu làm rõ một số vấn đề lý luận về người sau cai nghiện ma túy
Trang 9Thứ ba, các công trình nghiên cứu đối với hoạt động quản lý người sau cai
nghiện ma túy qua phần khảo lược cho thấy đã có nhiều học giả gần đây quan tâm qua một số công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, đề tài nghiên cứu tiến sỹ, đề tài thạc sỹ, các bài báo đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
1.2.2 Những vấn đề chưa được làm rõ
Thứ nhất, quan niệm, nội dung quản lý người sau cai nghiện ma túy trong các
nghiên cứu trước đây chủ yếu được tiếp cận và đánh giá trong việc khảo sát nhu cầu
việc làm và giúp đỡ tạo việc làm cho đối tượng này
Thứ hai, phần lớn công trình nghiên cứu liên quan đến việc quản lý và các giải
pháp hỗ trợ, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng
trên phạm vi cả nước
Thứ ba, các công trình nghiên cứu cũng chưa phân tích thực trạng và chỉ ra
những tồn tại, khó khăn trong hoạt động QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội trong bối cảnh hiện nay thông qua các nội dung của hoạt
động QLNN
1.2.3 Định hướng nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, luận án thuộc ngành Quản lý công, tiếp cận vấn đề QLNN đối với
người sau cai nghiện ma túy từ góc độ quản lý nhà nước, nên luận án giải quyết các
vấn đề lý luận
Thứ hai, hoạt động quản lý, giúp đỡ, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy có sự
khác biệt trong các cách tiếp cận giữa các chuyên ngành và thực tiễn việc tổ chức
thực hiện tại các địa phương khác nhau
Thứ ba, xuất phát từ góc độ các cơ quan quản lý nhà nước để nghiên cứu vấn
để QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy, luận án có thể bổ sung, phát triển những đề xuất nhằm tăng cường QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn TP Hà Nội
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
2.1 Khái quát chung về người sau cai nghiện ma túy
2.1.1 Ma túy và những vấn đề liên quan
2.1.1.1 Ma túy, nghiện ma túy
Tại Điều 2, Luật phòng, chống ma túy năm 2021 quy định:
“1 Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành
2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
3 Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng [62]
Từ những quan điểm nêu trên, luận án đưa ra quan niệm: nghiện ma túy là một loại bệnh mãn tính của não khiến người sử dụng chất ma túy bị lệ thuộc vào các chất
Trang 10này, khi bị lệ thuộc thì rất khó từ bỏ ma túy và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của người nghiện ma túy
2.1.1.2 Người nghiện ma túy
Khoản 12, Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2021 quy định: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và
bị lệ thuộc vào các chất này [62]
Từ những phân tích trên, luận án đưa ra quan niệm: “người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, các tiền chất có khả năng gây nghiện và bị phụ thuộc vào chất đó, nếu không được sử dụng ma túy thì sẽ ảnh hưởng tới tâm trí và hành vi của
cá nhân đó Muốn thoát khỏi sự phục thuộc đó, cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân, bạn bè và xã hội”
2.1.1.3 Hậu quả của việc nghiện ma túy
Thứ nhất, nghiện ma túy không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức
khỏe thể chất mà còn tàn phá cả tinh thần của người nghiện
Thứ hai, tác hại đối với gia đình và xã hội
Thứ ba, khó khăn trong cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng
2.1.1.4 Cai nghiện ma túy
Theo quy định tại khoản 13 Điều 2 của Luật phòng, chống ma túy năm 2021
thì: “Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này” [62]
Từ những phân tích trên, luận án đưa ra quan niệm: “cai nghiện ma túy chính
là việc Nhà nước, cộng đồng và gia đình sử dụng các cách thức, phương tiện khác nhau hỗ trợ, giúp người nghiện ma túy từ bỏ việc lệ thuộc vào các chất ma túy để tái hòa nhập cộng đồng”
2.1.1.5 Phòng, chống tái nghiện ma túy
Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP quy định: “Tái nghiện ma túy là trường hợp người đã hoàn thành cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc kết thúc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế có hành vi sử dụng ma túy trái phép, được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy” [30] Phòng,
chống tái nghiện là một hệ thống các phương pháp, cách thức được áp dụng hỗ trợ, giúp người nghiện ma túy để không tái sử dụng ma túy
2.1.2 Người sau cai nghiện ma túy
2.1.2.1 Khái niệm người sau cai nghiện ma túy
Theo quy định tại Điều 40, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021: “Người sau cai nghiện ma túy là người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ
đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định; người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp
Trang 11hành xong quyết định” [62]
Từ các quan niệm trên, luận án đưa ra quan niệm: “người sau cai nghiện ma túy là người nghiện ma túy và đã hoàn thành xong các biện pháp cai nghiện ma túy gồm: cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình cộng đồng hoặc tại cơ
sở cai nghiện ma túy và cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập”
2.1.2.2 Đặc điểm của người sau cai nghiện ma túy
Thứ nhất, đặc điểm sinh lý của người sau cai nghiện ma túy
Hai là, đặc điểm tâm lý của người sau cai nghiện ma túy
2.2 Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện
ma túy
2.2.1.1 Khái niệm
Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 116/2021/NĐ-CP: quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cứ trú là biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy phòng, chống tái nghiện, hòa nhập cộng đồng do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định theo quy định của pháp luật” [30] Có thể hiểu Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy là
tập hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm theo dõi, hỗ trợ
và tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng
Từ các phân tích trên, luận án đưa ra quan điểm: “Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm hỗ trợ, giám sát
và hướng dẫn những người đã hoàn thành quá trình cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng ngừa tái nghiện”
2.2.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy Thứ nhất, hoạt động QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị
Thứ hai, QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy là hoạt động QLNN đối
với một đối tượng đặc thù
Thứ ba, QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy là hoạt động vừa mang tính
chất quản lý, vừa mang tính chất phòng ngừa, vừa mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ
2.2.2 Chủ thể quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Chủ thể quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và quản lý người sau cai nghiện
ma túy nói riêng
2.2.3 Đối tượng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Đối tượng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy là những cá nhân đã hoàn thành quá trình cai nghiện bắt buộc hoặc tự nguyện, nhưng vẫn cần được theo dõi, hỗ trợ để phòng ngừa tái nghiện và hòa nhập cộng đồng Mục đích của việc quản lý này là nhằm giúp người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, tránh xa ma túy, tái hòa nhập xã hội và trở thành công dân có ích
2.2.4 Mục tiêu và yêu cầu quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Trang 12Mục tiêu của QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy là nhằm triển khai thực hiện các nội dung QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy đi đúng định hướng, chiến lược, kế hoạch đề ra Hỗ trợ, giúp đỡ để người sau cai nghiện ma túy sớm hòa nhập cộng đồng, có việc làm trở thành người có ích cho xã hội, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tái nghiện, đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội
2.2.5 Phương pháp quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Trong quản lý nhà nước thường sử dụng một số phương pháp như: phương pháp giáo dục, tuyên truyền; phương pháp mệnh lệnh hành chính và phương pháp kinh tế Tuy nhiên, do QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy có tính chất đặc thù nên thường sử dụng 02 phương pháp là: phương pháp giáo dục, tuyên truyền và phương pháp mệnh lệnh hành chính
2.2.6 Nội dung quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
2.2.6.1 Ban hành văn bản hướng dẫn và kế hoạch tổ chức thực hiện trong quản
lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Các quy định về QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy được thể hiện trong rất nhiều văn bản từ Hiến pháp đến các văn bản luật, dưới luật vì vậy để các quy định này kịp thời, dễ dàng đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước cần phải cụ thể hóa bằng những văn bản hướng dẫn, các chương trình, kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện một cách chủ động, có hiệu quả
2.2.6.2 Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Tổ chức bộ máy QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy là toàn bộ các cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình này, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật bao gồm:
Ở trung ương:
Chính phủ thống nhất QLNN đối với các ngành và lĩnh vực trong cả nước; Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan tham mưu của Chính phủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với lĩnh vực LĐ-TB&XH nói chung và QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy nói riêng
Ở địa phương:
- Cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh là cơ quan HCNN có thẩm quyền quản lý chung;
Sở LĐ-TB&XH là cơ quan tham mưu của UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng QLNN đối với lĩnh vực LĐ-TB&XH ở cấp tỉnh nói chung và đối với người sau cai nghiện ma túy nói riêng
- Cấp huyện: UBND cấp huyện là cơ quan HCNN có thẩm quyền quản lý chung; Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan tham mưu của UBND cấp huyện, thực hiện chức năng QLNN đối với lĩnh vực LĐ-TB&XH ở cấp huyện nói chung và đối với người sau cai nghiện ma túy nói riêng
- Cấp xã: UBND cấp xã chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối tượng người sau cai nghiện ma túy trong thời hạn theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng chống ma túy
2021
Hoạt động phân công, phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định và yêu cầu công
Trang 13tác QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy phát huy tính chủ động của cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ
2.2.6.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Đội ngũ CBCC cần nắm vững các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng hành chính Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo
và kinh nghiệm làm việc
2.2.6.4 Tổ chức quản lý người sau cai nghiện ma túy
Người nghiện ma túy sau khi hết thời gian cai nghiện (tự nguyện hoặc bắt buộc) trở về với gia đình và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương Công tác quản lý sau cai được triển khai bằng nhiều hình thức như: hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện; tư vấn để họ thay đổi hành vi, nhân cách; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tạo điều kiện để người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội, tái hòa nhập cộng đồng
2.2.6.5 Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy
Công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn giúp cho người sau cai nghiện hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong hoạt động quản lý nhà nước, để họ tự giác thực hiện Đồng thời, còn góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền, gia đình và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng
2.2.6.6 Xã hội hóa công tác quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách cụ thể để huy động và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho người sau cai nghiện Các dịch vụ này có thể bao gồm: hỗ trợ người sau cai nghiện vượt qua những khó khăn tâm lý, xây dựng lại các mối quan hệ xã hội; trang
bị kỹ năng nghề nghiệp để người sau cai nghiện có thể tự lập về kinh tế; kết nối người sau cai nghiện với các cơ hội việc làm phù hợp; tạo ra môi trường sống lành mạnh, nơi người sau cai nghiện có thể nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ từ cộng đồng
2.2.6.7 Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy là quá trình xem xét có hệ thống và chính thức việc thực hiện các nội dung QLNN đối với người sau cai nghiện ma túy bằng các phương pháp phù hợp, từ đó rút ra những kết luận, định hướng điều chỉnh trong tương lai QLNN đối với người sau cai nghiện
ma túy với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội và người dân
2.3 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy
Nhà nước cần quản lý đối với người sau cai nghiện ma túy xuất phát từ những
lý do như sau: