Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đây chính là bước ngoặt quan trọng nhất trong tư tưởng vàhành động của Người, là thời điểm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc được mở ra, hy vọn
Trang 1; BO TU PHAP ;
TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI
ws
KY YEU HOI THAO
HANH TRINH KHAT VONG Vi HANH PHUC CUA NHAN DAN
_ TỪ TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH DENQUAN DIEM CUA DANG CONG SAN VIET NAM HIEN NAY
Hà Nội, thang 09 năm 2022
Trang 2MỤC LUC KỶ YEU HỘI THẢO
Tong quan vé hanh trinh khat vọng vì hạnh phúc cua nhân dân Việt
Nam từ tư tưởng Hồ Chi Minh đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay
TS Ngọ Văn Nhân - Trường ĐH Luật Hà Nội
Hành trình Nguyễn Ai Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Th.S Tran Thị Thu Hương - Trường ĐH Luật Hà Nội
18
Hành trình tìm con đường mang lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân của Hồ Chí Minh
Th.S Nguyễn Thị Mai Anh - Trường ĐH Luật Hà Nội
Tư tưởng Hồ Chi Minh về chủ nghĩa xã hội — chế độ dam bao tự do,
hạnh phúc của nhân dân
ThS Nguyễn Thị Liên — Th.S Nguyễn Thi Hang - Trường ĐH Luật Hà Nội
52.
Xây dựng mot Nhà nước của dân, do dan, vì dân — Từ tư tưởng Hô Chí
Minh đến đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam
PGS.TS Lê Thanh Thập - Nguyên giảng viên cao cấp — Trường ĐH Luật HN
66
Tu tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Dang trong sạch, vững mạnh và sự
van dụng của Dang Cộng sản Việt nam trong giai đoạn hiện nay
TS Tran Thị Hong Thuý - Trường ĐH Luật Hà Nội
77
Tư tưởng Hồ Chí Minh vê xây dựng nhà nước, chính quyên các cấp
trong sạch, vững mạnh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
ThS Nguyễn Thị Yến - Trường ĐH Luật Hà Nội
94
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong sạch, vững mạnh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay
TAS Ninh Thị Hong - Trường ĐH Luật Hà Nội
104
10 Tư tưởng Hô Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ vì hạnh phúc của
nhân dân và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn
Trang 3nghĩa cá nhân, nói di đôi với làm và sự vận dụng của Dang Cộng sản
Việt nam trong giai đoạn hiện nay
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường - Nguyên giảng viên cao cáp-Ti rường ĐH Luật HN
12 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chong quan liéu, tham
nhũng, lang phi va sự vận dung cua Dang Cộng sản Việt nam trong giai
doan hién nay
TS Phan Thị Luyện - Trường DH Luật Hà Nội
147
13 Vai trò của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trong xây dựng nên
hành chính vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và những nhiệm vụ trọng
tâm hiện nay
PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
TS Nguyễn Thị Lan Phương — TS Hoàng Thị Thuỷ
- Trường ĐH Thương mại Hà Nội
190
16 Đôi mới can ban, toàn diện giáo dục va dao tao nhăm khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phon vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng
Th.S Đặng Dinh Thai - Trường ĐH Luật Hà Nội
197
17 Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Th.S Phạm Thái Huynh — Trường ĐH Luật Hà Nội
208
18 Xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, bảo đảm điêu kiện hưởng thụ văn
hóa của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
TS Đào Ngọc Tuấn — Trường ĐH Luật Hà Nội
222
19 Xây dựng đội ngũ can bộ, công chức có đủ phâm chât, năng lực, uy tín,
phục vụ nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng
Lê Ngọc Hoà — Học viên lớp cao học 30A — Trường ĐH Luật Hà Nội
237
20 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và sự vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong việc phát triển nhân tố con người trong sự nghiệp
đổi mới đất nước
TS Ngọ Văn Nhân - Trường ĐH Luật Hà Nội
252
Trang 4TONG QUAN VE HANH TRÌNH KHÁT VONG Vi HẠNH PHÚC CUANHAN DAN VIET NAM TU TU TUONG HO CHi MINH DEN
QUAN DIEM CUA DANG CONG SAN VIET NAM HIEN NAY
TS Ngọ Van Nhân”
Tóm tat: Tat cả vì hạnh phúc cua nhân dân Việt Nam là mục tiêu toi thuong,xuyén suốt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh dao của Lãnh tu Hà ChíMinh và Đảng Cộng sản Việt Nam Theo tinh thần đó, nội dung bài viết dé cập, trìnhbày một cách tổng quan khát vọng vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam theo hànhtrình từ tư tưởng Hô Chi Minh đến quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam hiện nay
Từ khóa: Hành trình, khát vọng vì hạnh phúc của nhân dân, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thời đại mà mỗi người Việt Nam chúng ta đang sống được vinh dự mang tênthời đại Hồ Chí Minh - thời đại khởi đầu bằng mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng
Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02/9/1945.
Từ đây, trong các loại văn bản pháp quy, công văn, giấy tờ hành chính, bên dưới quốchiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” luôn xuất hiện tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnhphúc” - thé hiện khát vọng chảy bỏng, mục tiêu rõ ràng, cụ thé mà Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng, Nhà nước ta luôn mong muốn và quyết tâm phải giành lấy, phải đạt chobằng được - đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Giành đượcnền độc lập cho dân tộc, đất nước là điều kiện tiên quyết để mang lại các quyền tự docho nhân dân; đến lượt mình, nền độc lập và các quyền tự đo lại là nền tảng vững chắc
dé chăm lo, mang lại hạnh phúc cho nhân dân; tựu trung, tất cả đều vì hạnh phúc của
nhân dân Khởi đầu, đặt nền móng vững chắc cho khát vọng, mục tiêu vì hạnh phúc
của nhân dân bằng sự cống hiến “cả một đời vì nước vì non” của Lãnh tụ Hồ ChíMinh, cho đến hôm nay và mai sau, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” vẫn luôn là mụctiêu tối thượng, xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
1 Những dấu ấn trên hành trình tư tưởng Hồ Chí Minh vì hạnh phúc của
nhân dân Việt Nam
1.1 Roi bến cảng Nhà Rong ra đi tim đường cứu nước, cứu dân
Cách đây 111 năm, vào ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville
của hãng vận tải Hợp nhất, với tâm thẻ mang tên “Văn Ba” và công việc của mộtngười phụ bếp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tat Thành đã từ bến cảng Sài Gòn
* BM Triết học, Khoa Lý luận chính tri, Gmail: Ngovannhan65@gmail.com, DT: 0913639128
Trang 5rời Tổ quốc dé khởi đầu hành trình tim đường cứu nước - cũng là khởi đầu hành trìnhkhát vọng vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam “Dat nước dep vô cùng nhưng Bácphải ra di”! Vâng! Non sông gam góc Việt Nam mà biết bao thế hệ ông cha đã dàycông xây dựng, giữ gìn vẫn đẹp muôn đời, nhưng ở gii đoạn lich sử đó không tươi; bởiđất nước đang bị kẻ thù xâm lược và đô hộ bằng những luật lệ hà khắc, nhân dân đangphải chịu cảnh thống khổ, lầm than, cơ cực Trước đó, với mong muốn cứu giống nòikhỏi ách nô lệ, một số sĩ phu yêu nước đã tìm con đường riêng của mình Phan BộiChâu khi tìm đường xuất đương đã cùng các đồng sự tìm đường đến Trung Quốc, rồisang Nhật Bản, khởi đầu phong trào Đông Du Phan Chu Trinh thì phản đối việc bạođộng và không muốn vọng ngoại nên xuất dương qua Hồng Kông cũng để sang NhậtBản Chỉ có người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chọn hướng Tây du, muốntìm đến nước Pháp - nơi đã sáng tạo ra các giá trị “Tw do, Bình đăng, Bác ái” và mang
ra thế giới, trong đó có xứ An Nam hòng “khai hóa văn minh” cho người dân An Nam.Với vốn tiếng Pháp đề có thể đọc sách, tìm hiểu, làm quen với những tư tưởng mới, cóthé phân tích được những quan điểm, chính kiến khác nhau, chắc chắn khi đó NguyễnTất Thành đã nhận ra những điểm hạn chế của xu hướng Đông du, thay rõ sự mơ hồ,không thực tế của con đường cải lương dân chủ Nắm bắt được những giá trị của nềnvăn minh nước Pháp và thấu hiểu nỗi cơ cực, lầm than của nhân dân chính là động lựcthôi thúc Nguyễn Tắt Thành quyết “phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét
ho làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”, Như vậy, dé tra lời câu hỏi “xem cácnước họ làm ăn ra sao”, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã trải qua hành trình
30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, đi qua 3 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn ĐộDương, Đại Tây Dương) với 4 châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ) và gần
30 quốc gia với biết bao nguy hiểm, gian nan,
1.2 Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin
Năm 1919, khi gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điềm đòi cácquyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực dân Phápphải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh
và thay thế bằng các đạo luật; đòi phải có “đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ
do người bản xử bầu ra” trong Nghị viện Pháp Sau này Người đã chuyển bản Yêusách của nhân dân An Nam thành “Viét Nam yêu cẩu ca’, trong đó có hai câu: “Bayxin hiển pháp ban hành! Tram diéu phải có thân linh pháp quyén’”? Điều đó cho thayNguyễn Ái Quốc đã vừa dé ra mục tiêu, vừa chỉ ra phương tiện, con đường dé dat
được tự do, dân chủ, hạnh phúc thực sự cho nhân dân.
: Câu mở đầu trong bài thơ Người di tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên.
? H6 Chí Minh, Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 1, tr 473.
2.
Trang 6Rồi con đường cũng được mở ra! Nguyễn Ai Quốc đã tìm đến “Sơ thdo lân thứnhất những luận cương về vấn dé dân tộc và vấn dé thuộc địa” của V.I Lênin tai Đạihội II Quốc tế Cộng sản năm 1920 (đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp).
“Luận cương của Lénin làm cho tôi rất cảm động, phan khởi, sáng tỏ, tin tưởng biếtbao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lênnhư đang nói trước quan chúng đông dao: “Hỡi đồng bào bị doa day đau khổ! Đây làcái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”3 Đối với Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đây chính là bước ngoặt quan trọng nhất trong tư tưởng vàhành động của Người, là thời điểm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc được mở
ra, hy vọng về nền độc lập cho nước nhà, tự do, hạnh phúc cho nhân dân được thắp lênsáng bừng! Sau gần một thập kỷ đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước, cứudân (1911 - 1920), với việc tiếp cận được tư tưởng của Lênin về quyền tự quyết củacác dân tộc, từ một người thanh niên yêu nước với tinh thần dân tộc sâu sắc và tìnhcảm thương dân mãnh liệt, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức trở thành một người chiến
cố niềm tin khoa học của Người về xây dựng chủ nghĩa xã hội về con đường tất yếu
mà Việt Nam nhất thiết phải lựa chọn đi qua dé hiện thực hóa ly tưởng, mục tiêu cáchmạng trên quê hương, đất nước Việt Nam với hệ gia tri cốt lõi, tư tưởng bao trùm,xuyên suốt là giành lại nền độc lập cho dân tộc, đất nước và xây dựng cuộc song ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
1.3 Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra câuhỏi: “Cách mệnh trước hết phải cần có gì?” Câu trả lời được Người khẳng định: “Cáchmệnh trước hết phải cần có Đảng” Xác định ngay từ đầu chân lý ấy, Nguyễn Ái Quốc
3 Hồ Chí Minh: Toàn tp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr 562.
Trang 7đã tích cực hoạt động dé chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam vào tháng 2/1930 Tác phẩm Đường Cách mệnh chính là sự chuẩn bị tập trung vàchu đáo về lý luận chính trị cho Đảng, đặt nền tảng tư tưởng cho đường lối chính trị
của cách mạng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa Đường Cách mệnh đã chỉ
ra mục tiêu giải phóng dân tộc tiễn lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu, trước hếtcủa cách mạng Việt Nam và các nước thuộc địa là giải phóng dân tộc; về sự cần thiếtphải đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với giai cấp vô sản thuộc địa, đoàn kếtgiữa các nước thuộc địa hình thành mặt trận chung chống chủ nghĩa dé quốc; về khảnăng nỗ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản của cách mạng giải phóng dântộc ở các nước thuộc địa; cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ đi lên chủnghĩa xã hội Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, phải có lý luận khoahọc dẫn đường và có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn
Muốn làm cách mạng thì phải tập hợp lực lượng và sức mạnh của quần chúng,Theo tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vàoViệt Nam nhằm làm chuyên biến nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giaicấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đờisống xã hội, làm cho phong trào yêu nước tiến dần đến lập trường của giai cấp côngnhân Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái Quốc là thông qua hoạt độngbáo chí và tuyên truyền Thời gian ở Pháp, Người cho xuất bản và làm chủ nhiệm kiêmchủ bút cho tờ Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15) Trong lời ra mắt Báo
“Người cùng khổ" (năm 1921), Nguyễn Ái Quốc khi đó chủ trương đi từ giải phóngnhững người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng conngười Người viết khoảng 30 bài, tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và
truyền ba chủ nghĩa Mac - Lénin vào các nước thuộc dia, trong đó có Việt Nam Tác
pham Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh vừa tố cáo tội áccủa thực dân Pháp, vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng,gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.Ngoài viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp biênsoạn, giảng bài, thảo luận Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức, phương pháp
dé vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lénin vàđộng viên nhân dân giác ngộ làm cách mạng Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn
Ái Quốc đã tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước để thành lập nên Hội Việt Namcách mạng Thanh niên - một tô chức yêu nước, tiền cộng sản, phù hợp với trình độ củaphong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ
Bằng những hoạt động tích cực về mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc, phong trào
cach mạng Việt Nam đã có bước phát triên nhanh về chat, các nhóm cộng sản được
Trang 8thành lập Song, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của các tổ chức cộng sản gây khókhăn, bất lợi cho phong trào cách mạng trong nước Vậy nên, việc thống nhất các tổchức cộng sản đề thành lập một chính đảng thống nhất của cách mạng Việt Nam thể
hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, cho thấy công lao, trí tuệ, uy tín và đạo đứccách mạng trong sáng của Người Sự ra đời cuae Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng
2 năm 1930 là bước ngoặt lịch sử vi đại, cham dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt tổ chứccủa cách mạng Việt Nam, khởi đầu cho sự thay đổi số phận của dân tộc ta; đồng thyif,đánh dau bước phat triển mới về tư tưởng, đường lối va phương pháp cách mang củaNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,các văn kiện “Chánh cương văn tắt của Đảng”, “Sách lược văn tắt của Đảng”, “Điễu
lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Lời kéu goi” nhân dịp thành lập Dang dolãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo đã được thảo luận và thông qua Các vănkiện quan trọng đó thể hiện tinh thần cách mạng triệt để, sự vận dụng sáng tạo, sự kếthợp một cách đúng đắn, phù hợp giữa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễnViệt Nam đương thời Bắt đầu từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt
Nam soi đường, dẫn lồi Quan điểm độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội được
nêu trong các văn kiện kế trên vẫn luôn có giá trị xuyên suốt con đường và mục tiêucách mạng nước ta, là nền tảng vững chắc dé Dang, Nhà nước ta chăm lo xây dungcuộc song 4m no, tu do, hanh phúc cho nhân dân Việt Nam
1.4 Lãnh đạo cuộc Cách mang Thang Tam thành công, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 28/1/1941, sau “ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/? (Tố Hữu) trên hành
trình tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tô quốc, cùng với
Trung ương Đảng trực tiếp chuẩn bị và lãnh đạo cách mạng nước ta đi đến Cách mạng
Tháng Tám thành công.
Tháng 5/1941, tại Pác Bó, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 củaĐảng Cộng sản Đông Dương Hội nghị nhận định: “Trong lúc này quyền lợi của bộphận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc Tronglúc này nêu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập,
tự do cho toàn thé dân tộc, thi chăng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãikiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được”*® Từ phương châm giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc trong tập
hợp lực lượng cách mạng, Hội nghị đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam Đường lối chiến lược đó đã thực sự thu hút, tập trung được các lực
* Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tập 7, tr 122.
Trang 9lượng cách mạng, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bảnxu.v.v cùng đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận ViệtMinh) do Hồ Chí Minh sáng lập, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc rộng rãi,vững chắc góp phần quyết định vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minhnhận thấy đã đến lúc phải thúc đây xây dựng lực lượng chính tri và lực lượng vũ trang,tao lực lượng nòng cốt dé tiến tới tong khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.Theo tinh than đó, ngày 22/12/1944, thay mat Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh ra Chithị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nhằm động viên toàn dân,
vũ trang toàn dân, phát triển mạnh mẽ các đội vũ trang ở địa phương, phối hợp tácchiến, thúc đấy đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng nhân dân.Đây chính là tô chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Ngay trong đêm 9/3/1945, khi phát xít Nhật làm cuộc đảo chính, hat cing Pháp,Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã được triệu tập và quyết địnhphát động một cao trào cách mạng làm tiền dé cho tong khởi nghĩa, thay đổi các hìnhthức tuyên truyền, t6 chức và đấu tranh phù hợp với tình hình mới Tháng 3/1945,Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết địnhnhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc thống nhất các lực lượng vũ trang thành ViệtNam giải phóng quân Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chi thị tổ chức các Ủyban Dân tộc giải phóng các cấp và tiến tới chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân
tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ,rộng khắp, phong phú cả về nội dung và hình thức đấu tranh Đầu tháng 5/1945, HồChí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng
cả nước, chuẩn bị Quốc dân Đại hội Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc đượcthành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của
cả nước Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào(Tuyên Quang) khăng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết địnhphat động toàn dân tông khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay saitrước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởinghĩa thắng lợi, gồm: tập trung, thống nhất, kịp thời Vào lúc 23 giờ ngày 13/8/1945,
Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa Ngày16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của ViệtMinh”; thông qua “Lệnh Tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủyban Dân tộc giải phóng Trung ương do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí
6
Trang 10Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rd: “Giờ quyếtđịnh cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta”Š Lệnh Tổng khởi nghĩa của Dang và Lời kêu gọi của Chủtịch Hồ Chí Minh như phát súng hiệu thúc giục nhân dân cả nước kết thành “một lànsóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìmtất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”5, đồng loạt đứng lên khởi nghĩa giành chínhquyền Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóngViệt Nam đã tự cải tô thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với
cơ cau gồm 13 Bộ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dưới sự lãnh dao của Dang và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chi trong vòng 15 ngàycuối tháng 8/1945, cuộc tong khởi nghĩa đã giành thắng lợi, chính quyền trên phạm vi
cả nước hoàn toàn thuộc về nhân dân Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) Mở đầu bản Tuyên ngôn, Người dẫn lại một câu bat hủ trong bản Tuyên ngônĐộc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình dang.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
”7 Quyền sống, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc sẽ không thể có được khi đất nước bị xâm lược, dân
có quyên được sông, quyên tự do và quyên mưu câu hạnh phúc
tộc bị đô hộ, áp bức Dé giành lại những quyền con người co bản đó, dân tộc ta đã
“san góc chống ach nô lệ của Pháp hon 80 năm nay”, đã “gan góc đứng về phe Đồngminh chống phát xít mấy năm nay”, thì như một lẽ tự nhiên: “Dân tộc đó phải được tựdo! Dân tộc đó phải được độc lập”Š Kết thúc bản Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minhthay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bốvới thé giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thànhmột nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tat ca tinh thần và lực
lượng, tính mệnh và của cải đê giữ vững quyên tự do và độc lập ây”?
Đọc, suy ngẫm toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập chúng ta mới hiểu tại sao chỉmột thời gian không lâu sau Lễ Độc lập ngày 02/9/1945, trong các loại văn bản, giấy
tờ hành chính của Nhà nước ta xuất hiện tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” bên
dưởi Quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” Tựu trung, hoài bão lớn lao của Văn
Ba, khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Tat Thành, quyết tâm sắt đá, nghị lực phi thườngcủa Nguyễn Ái Quốc và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh đều hướng tới mục tiêu
5 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính tri quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 3, tr 596
5 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính tri quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 7, tr 38.
7 Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính trị quôc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 1.
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tap 4, tr 3.
° Hồ Chí Minh: Todn rập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tap 4, tr 3.
Trang 11tối thượng vì độc lập của dân tộc, vì các quyền tự do, dân chủ của nhân dân; lấy đĩlàm tiền đề, nền tảng dé chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
1.5 Thúc day thực hành nền dân chủ, bảo đảm các quyền tự do của người dânGắn với quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng hịa” và nhằm bảo đảm nhân dânthực sự là chủ nhân của đất nước, thực sự được hưởng các quyền tự do trong một đấtnước độc lập nên Chủ tịch Hồ Chí Minh luơn quan tâm thúc đây việc thực hành nềndân chủ thực chất, bảo đảm các quyền tự do của nhân dân; bởi Người hiểu rằng dânchủ, tự do với tư cách thành quả của nền độc lập chính là điều kiện tiên quyết để xâydựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân Theo Người, dân chủ hiểu một cách chungnhất là quyên lực chính trị thuộc về nhân dân O nước ta, chính quyền là của nhân dân,
do nhân dân làm chủ: “Chính quyền dân chủ cĩ nghĩa là chính quyền do người dânlàm chủ”!°: do đĩ, “nhân dân là ờg ch nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểuthay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là đân ch”!! Các cơ quan quyền lực nhànước được sinh ra khơng phải là dé cai trị nhân dân; mà đĩ phải là nơi thực hiện vàthừa hành ý chí của nhân dân, tơ chức cho nhân dân thực hiện các quyền tự do, dânchủ theo những phương thức phù hợp; thơng qua đĩ, nhân dân thực hiện quyền làm
chủ của mình, nghĩa là /hực hành dân chủ.
Ngay sau khi giành được nền độc lập cho nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhang định rõ ràng quan điểm về dân chủ trong xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa:
“NƯỚC TA LA NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vi dan
Bao nhiêu quyền hạn đều cửa dan
Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dan
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dan cử ra
Doan thé từ trung ương đến xã đo dân tổ chức nên”)2
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mìnhbang cách ủy quyền cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân do mìnhbầu ra: “Nhân dân bầu ra các Hội đồng nhân dân, Ủy ban kháng chiến hành chính địaphương và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương Trong các cuộc bầu cử, cơng dân
!9 Hồ Chí Minh, Tồn zập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 7, tr 269.
i Ho Chi Minh, Tồn tap, Nxb Chính tri quoc gia Su thật, Hà Nội, 2011, tap 8, tr 268.
124 Chí Minh, 7ồn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự that, Hà Nội, 2011, tập 6, tr 232.
8
Trang 12Việt Nam từ 18 tudi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, tình độ vanhóa, không phân biệt noi giống đều có quyền tham gia Dé là một cách hợp lý để nhândân thực hành quyền thống trị của mình”!3: đồng thời, “Nhân dân có quyền bãi miễnđại biểu Quốc hội va đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không
xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dan”.
Nhà nước của chúng ta do nhân dân lập ra và được nhân dân nuôi dưỡng “Chế
độ của ta là chế độ dân chủ Nhân dân là chủ Chính phủ là đày tớ của nhân dân Nhândân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ Chính phủ thì việc to việc nhỏ đềunhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân "5 Từ Chính phủ cho đến tat cả các cơquan nhà nước khác đều phải dựa vào nhân dân, giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân
và chịu sự kiểm soát, giám sát của nhân dân “Nước ta là nước dân chủ, dia vi cao nhất
là dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủtịch một nước đều là phân công làm day tớ cho dan”!®; “Nếu Chính phủ làm hai dânthi din có quyền đuôi Chính phủ”!” Bởi vậy, theo Hồ Chi Minh, Nhà nước phải dựa
vào dân đê sửa chính sách, sửa bộ máy, sửa cán bộ của mình.
Theo Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước; quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân và gắn liền với việc nhà nước phải làm tất cả dé đem lại một cuộcsống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là
do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân Có phát huy dân chủ đến cao độthì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên Đồngthời phải tập trung đến cao độ đề thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xãhội”!° Nhân dân sử dụng Nhà nước như một công cụ dé thực hiện lợi ích của mình.Đối với nhân dân, công cụ của Nhà nước dân chủ mới (Chính phủ, công an, quân đội,pháp luật ) đều là dé giữ gìn, phục vu cho quyên và lợi ích của nhân dân Hồ ChíMinh dạy: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộccủa dân, nghĩa là để gánh vác việc chung của dân, chứ không phải đề đè đầu dân nhưtrong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”!° Pham đã là “công bộc của dân”thì từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước cho đến từng cán bộ, công chức đều phải mộtlòng, một dạ thực hành dân chủ, bảo đảm các quyền tự do của nhân dân, chăm lo cho
hạnh phúc của nhân dân.
!3 Hồ Chí Minh, Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 8, tr 263.
! Hồ Chí Minh, 7oàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr 375.
'5 Hồ Chí Minh, Toàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tap 9, tr 90.
16 Hồ Chí Minh, Toàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 7, tr 434.
! Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tap 5, tr 75.
18 Hồ Chí Minh, Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr 376.
!9° Hồ Chí Minh, Todn zập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 64-65.
Trang 13Về mối quan hệ giữa dân chủ và tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh giảng giải: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn
đề, mọi người tự đo bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là một quyềnlợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìmthấy chân ly, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân by”®
1.6 Chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân
Toàn bộ cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là quá trìnhdau tranh không mệt mỏi, không ngừng nghỉ vì mục đích giải phóng con người, manglại hạnh phúc cho con người, vì hạnh phúc của nhân dân Thấu hiểu nỗi cơ cực, lầmthan của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến, và rằng người dân chỉ thực sự biếtđến độc lập, tự do, hạnh phúc khi họ có được cuộc song com no, áo ấm, nên ngay từnhững ngày đầu cách mạng thành công, dù còn bận rộn, bộn bề với biết bao công việc,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngay lập tức quan tâm đến đời sống của người dân Người
đã đề xuất những công việc mà Chính phủ phải thực hiện ngay: “1 Làm cho dân có ăn
2 Làm cho dân có mặc 3 Lam cho dân có chỗ ở ”?!; bởi lẽ: “Nếu nước độc lập màdân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chang có nghĩa lý gì”22 Người cònnhấn mạnh thêm: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét,thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi
mà dân được ăn no, mặc đủ”?”? Theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủlâm thời đã tập trung ngay vào một trong những vấn đề vô cùng cấp bách lúc bấy giờ
là chống “giặc đói”, cũng có nghĩa là chăm lo cho đời sống vật chất của người dân một khía cạnh phản ánh cuộc sống hạnh phúc của nhân dân Chính phủ lâm thời đãban hành số 07 ngày 05/9/1945, góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong việc
-vận chuyền, buôn bán thóc gạo, chống lại nạn đầu cơ, tích trữ lương thực trong bối
cảnh nạn đói đang hoành hành dữ dội khi đó Nhờ sắc lệnh số 07 mà việc buôn bán,chuyên chở thóc gạo ở Bắc Bộ hoàn toàn được tự do, Chính phủ cần thóc gao sẽ muathang của tu gia Còn đối với những người có hành vi đầu cơ, tích trữ gạo ma làm ảnhhưởng đến nền kinh tế thì sẽ bị nghiêm phạt theo luật và bị tịch thu gia sản Sắc lệnh
số 07 ngày 05/9/1945 chính là việc làm thiết thực, kịp thời của Chính phủ, phản ánh
sinh động một thực tế rằng, Nhà nước dân chủ non trẻ buéi đầu ay đã luôn biết dat lợi
ích, nhu cầu của người dân Việt Nam lên trên hết và trước hết, biết vì hạnh phúc của
người dân bat dau từ những điêu dung di nhât là cơm ăn, áo mặc.
20 Hồ Chí Minh, Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 10, tr 378.
?! Hồ Chí Minh, Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 175.
22 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 64.
?3 Hồ Chí Minh, 7oàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 175.
10
Trang 14Cũng trong thời điểm muôn vàn khó khăn của chính quyền dân chủ nhân dân,bên cạnh việc đối phó với “giặc đói”, Chính phủ còn phải quyết liệt đấu tranh với
“giặc đốt” Người dân “no cái bụng” rồi mà vẫn còn “đói cái chữ”, nghĩa là vẫn cònnghèo nàn về đời sống tỉnh thần thì chưa thể có được niềm hạnh phúc thực sự Đócũng là lý do Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi Chính phủ phải: “Làm cho dân có họchành”?? Ngày trong buổi hop đầu tiên của Hội đồng Chính phủ vào ngày 03/9/1945,Người dé ra sáu việc cấp bách, trong đó, việc chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ saunạn đói Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy, tôi đề nghị mở mộtchiến dịch chống nạn mù chữ” Dé chăm lo cho hạnh phúc lâu dài của nhân dân thìnhất thiết phải lo xóa nạn mù chữ Theo tinh thần đó, Chính phủ lâm thời đã ban hànhSắc lệnh số 17 ngày 08/9/1945 với nội dung cơ bản: “Khoản I: Đặt ra một Bình dânhọc vụ trong toàn cõi Việt Nam”; Sắc lệnh số 19 ngày 08/9/1945 với nội dung:
“Khoản II: Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng đã phải là một lớp học
dạy được it nhất là ba mươi người”; Sắc lệnh số 20 quy định “bắt buộc học chữ quốcngữ và không phải mắt tiền cho tất cả mọi người”, “hạn trong một năm, toàn thé dan
chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ Quá hạn đó, một
người dân nào trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phạt tiền”
Kết qua của phong trào Bình dân học vụ vượt trên cả sự mong đợi Theo sách Viét
Nam chồng nạn thất học của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1980, chỉ trong một năm
(8/1945 - 8/1946), phong trào Bình dân học vụ đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người,
phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được gần 75.000 lớp học Sau 5 năm (đến30/6/1950), gần 12,2 triệu người biết chữ 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã và 7.200thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ Số người mù chữ còn lại tập trung ởmiền núi, vùng bị địch chiếm như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ.
Có thể khẳng định rằng, Sắc lệnh số 17, Sắc lệnh số 19 và Sắc lệnh số 20 của
Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 08/9/1945 là những văn bản pháp chế hành chínhrất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thúc đây cuộc chiến chống “giặc dốt” thờibấy giờ, đồng thời, đặt nền móng cho việc cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tỉnhthan của các tang lớp nhân dân Đây cũng là một trong những biểu hiện rất quan trọngcủa việc Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo cho đời sống vật chat, tinh thần -hạnh phúc của người dân Bản thân Người luôn là tam gương sáng về điều đó Người
viết: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phần đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh
phúc của nhân dân Những khi tôi phải an nap nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh
?t Hồ Chí Minh, 7oàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 175.
Trang 15được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh vác việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày,nhãn nhục cố gắng - cũng vì mục dich đó Bat kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi chỉ theo
đuôi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân””.
Từ tư tưởng và hành động luôn chăm lo cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, Chủ
tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng, Chính phủ từ hoạch định, xây dựng chính sách, phápluật cho đến thi hành chính sách, pháp luật đều phải xuất phát từ việc chăm lo chonhân dân Đầu tiên là công việc đối với con người: “Hễ còn có một người Việt Nam bịbóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn
26 Đề làm tròn nhiệm vụ đó thì yêu câu đặt ra là: “Chính sách của Dang va nhiệm vụ
Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nêu dân đói, Đảng
và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng vàChính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” Tựu trung, trong việc
chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, Đảng, Chính phủ, đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước phải luôn khắc cốt, ghi tâm nguyên tắc, cũng là phương châm hành động màChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn cho dân tin, muốn được lòng dân, việc gì có
lợi cho dân phải hét sức làm, việc gì có hại cho dân phải hét sức tránh””Š.
Trong suốt cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu nỗi niềm vìnước, vì dân, phan dau vi hanh phúc cho nhân dân, Người nói: “Tôi chi có một hammuốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bao ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành””.Trong Di chúc để lại trước khi “đi gap cu Các Mác, cụ Lénin và các vi cách mang dananh khác”, Người không quên nhắc nhở Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm,chăm lo cho đời sống nhân dân:, “Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theoĐảng, rat trung thành với Đảng Đảng phải có kế hoạch thật tốt dé phát triển kinh tế vàvăn hoá nhằm không ngừng nắng cao đời sống của nhân dân”?0 Người còn đề nghịmiễn thuế nông nghiệp cho nông dân một năm “dé cho đồng bào hi hả, mát lòng, thêmniềm phan khởi, day mạnh sản xuất”°! “Điều mong muốn cuối cùng” của Chủ tịch HồChí Minh trước lúc đi xa là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng mộtnước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứngđáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”32 Xây dựng một nước Việt Nam “Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc” đê mọi người dân Việt Nam thực sự được hưởng cuộc sông âm no,
25 Hồ Chí Minh, Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 272.
26 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 12, tr 402.
? Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 9, tr 518.
28 Hồ Chí Minh, Toàn tdp, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 9, tr 518.
? Hồ Chí Minh, Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr 187.
30 Hồ Chí Minh, Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr 622.
3! Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính tri quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr 617.
32 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr 615.
12
Trang 16tự do, hạnh phúc vẫn mãi là khát vọng, là tâm niệm canh cánh trong lòng đến tậnnhững tháng ngày cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2 Quan điểm vì hạnh phúc của nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
Tác giả bài viết hiểu sâu sắc rằng, việc chia tách bài viết này thành 02 phần riêngbiệt để nói về hành trình khát vọng vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam từ tư tưởng
Hồ Chí Minh đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là rất khiên
cưỡng; bởi lẽ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ khi có Bác, có Đảng lãnh đạo đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, đều luôn nhất quán, kiên định mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam Trên hành trình
đó, vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được thi triển
theo mô thức “/y hai mà một”, nghĩa là “trong Đảng luôn có Bác, trong Bác luôn có
Đảng” “Ngoài lợi ich của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”3°.Khát vọng của Bác, của Đảng vì sự phon vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhândân đã được Hồ Chí Minh khang định: “Dang không phải là một tổ chức dé làm quanphát tài Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
đông bào sung sướng”3*.
Nguyễn Tắt Thành - Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn vẹn cuộc
đời trên hành trình khát vọng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam,
N
An?
Mục tiêu còn chưa trọn vẹn thì ngày 02/9/1969 Bác đã về với “thế giới người hiên”, délai trọng trách cho Đảng Ngày 09/9/1969, tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bithư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Dang Lao động Việt Nam Lê Duan xúc độngdoc Diéu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó nhấn mạnh: “Từ budithiếu niên cho đến phút cuối cùng, HO CHỦ TỊCH đã cống hiến trọn đời mình cho sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới Người đã trải qua một cuộcđời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trongsáng và đẹp dé Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HO CHU
TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dan ta và non sông dat nước ta”°Š.
Muu câu hạnh phúc là nguyện vọng, là quyên lợi chính đáng của mọi người dân.
Đó là khát vọng về một xã hội tot dep mà ở đó con người ai cũng được phát triên toàn diện; được sông cuộc sông âm no, hạnh phúc, trong hòa bình, mọi người bình đăng với
nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau Kế tục sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
33 Hồ Chí Minh, 7oàn rập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr 290 - 291.
ad Hồ Chí Minh, Toan tap, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2011, tập 5, tr 289.
35 Hồ Chí Minh, Todn tap, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr 624.
Trang 17Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng, đề cao vị trí, vai trò của nhân dân trong mọiquyết sách; ngược lại, mọi quyết sách của Đảng đều quay trở lại, hướng đến mục tiêu
vì hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt Văn kiện Đại hội XIII củaĐảng là dé cao tư tưởng “lấy nhân dân làm trung tâm”, “lấy 4m no, hạnh phúc củanhân dân làm mục tiêu phan đấu” Khi đặt nhân dân ở vị trí trung tâm thì điều đó cónghĩa là mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đềuphải xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của nhân dân; coi nhân dân là mộtnguồn lực, động lực thúc đây sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam Yêu cầu đặt ra là phải giải phóng mọi tiềm năng, sức mạnh, khả năng sáng tạocủa nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Rõ ràng là Đảng, Nhà nước ta đãluôn lay cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phan đấu Suy chocùng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh là bởikhông có mục đích tự thân, mà tất cả là vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân
dân.
Tại Đại hội XIII, một trong những bai học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễncông cuộc đổi mới là: “trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quántriệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là sốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” Nhân dân là trung tâm, là
chủ thé của công cuộc đôi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính
sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân;thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân dé xây dựng Đảng; layhạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phan dau, củng có va tăng cường niềmtin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”,
Bài học kinh nghiệm đó đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phântích, làm sâu sắc thêm trong bài phát biéu tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữaĐảng Cộng san Trung Quốc với các chính dang trên thé giới với chủ đề “Vi lợi ích củanhân dân, trách nhiệm của chính đảng” t6 chức ngày 06/7/2021: “Kinh nghiệm từthực tiễn của chúng tôi là phải luôn lay hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phan đấu,dựa vào sức mạnh vô địch của nhân dân Đảng lãnh đạo băng đường lối phát triển dựatrên những quy luật khách quan, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, bảo vệ môi trường, coi văn hóa là nền tang tinh thần của xã hội; xâydựng Nha nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; khơi dậy va phát huy sự đổimới, sang tạo, tham gia của toàn xã hội; phat triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2021, tập I, tr 96-97.
14
Trang 18tác với các nước trên thé giới Với ý chí và quyết tâm của dân tộc là phát triển đấtnước phôn vinh, hạnh phúc, Dang, Nhà nước và nhân dân Việt Nam chúng tôi đang nỗlực tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính tri trong sạch, vững mạnh, toàn diện,hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đây mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đôi mới, côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, sẵn sàng làbạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốctế; mở rộng quan hệ và đây mạnh hợp tác với các lực lượng chính trị, xã hội và nhândân các nước, phan dau vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát trién và tiến
bộ xã hội”””,
Từ bài học kinh nghiệm đó, trong giai đoạn hiện nay, cùng với quan điểm “khơidậy khát vọng phát triển đất nước phén vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường va phát huysức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dé xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đảng tachủ trương: “Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọichính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh
thân và hạnh phúc của nhân dân””Š.
Đề hiện thực hóa chủ trương đó, những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp đượcĐảng ta đề ra, triển khai thực hiện trong những năm tới gồm:
- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnhnội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tăng đầu tư cho phát triển sựnghiệp văn hoá Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợinhất dé khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng pháttriển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người ViệtNam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước
- Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bao đảm an ninh xã hội, anninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá,
đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất
lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chínhsách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội Không
ngừng cải thiện toàn diện đời sông vat chat và tinh thân của nhân dân”.
37 Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phan dau, bài
đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 07/7/2021, địa chỉ: https://www.tapchicongsan.org.vn/
38 Đáng Cộng san Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự that,
Hà Nội, 2021, tap I, tr 216.
3* Xem: Dang Cộng sản Việt Nam, Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021, tap I, tr 115-116.
Trang 19- Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chứcphải phục vụ lợi ích của nhân dân Giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong xã hội;bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện,
nâng cao đời sông vat chat và tinh thân của nhân dan.
- Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền,
chuyên nghiệp, hiện dai, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bach.
- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uytín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước ; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu
hút, trọng dụng nhân tải, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách
và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung*’
- Phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tô chứcthực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, giữa các
vùng, địa phương; quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội Tiếp tục hoànthiện, cụ thé hoá, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,dân thụ hưởng” Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh
giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính tri; phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ, đảng viên Lay két quả công việc, sự hai lòng và tín nhiệm củanhân dân làm tiêu chí quan trọng dé đánh giá chất lượng tô chức bộ máy và chất lượng
cán bộ, đảng vién*!.
- Khoi dậy khát vọng phát triển đất nước phôn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát
huy giá tri văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá vùng đồng bào dântộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh conngười, tạo chuyền biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người
Trang 20DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1987.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1991.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI, tập
L Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021
4 Hồ Chí Minh, Todn tap, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
5 Hồ Chí Minh, 7oàn tap, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
6 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
7 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
8 Hồ Chí Minh, Todn tap, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
9 Hồ Chí Minh, Todn tap, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
10 Hồ Chí Minh, Todn tap, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
11 Hồ Chí Minh, Todn tap, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự that, Hà Nội, 2011
12 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
13 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
14 Hồ Chí Minh, Toàn đập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011
15 Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy hạnh phúc của nhândân làm mục tiêu phần đấu, bai đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 07/7/2021,
Hà Nội.
Trang 21HANH TRÌNH NGUYEN AI QUOC SANG LAP
DANG CONG SAN VIET NAM
ThS Tran Thị Thu Hương”Tóm tắt: Nguyễn Ai Quốc — Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danhnhân văn hóa thé giới Một vĩ nhân đã công hiến cả cuộc đời mình vì nước vì dân, vìlợi ích chung của quốc gia dân tộc Với tam lòng nông nàn yêu nước, với nhăn quanchính trị sắc bén, khi chứng kiến cảnh đất nước lâm than, nhân dân bị đàn áp dướiách xâm lược của thực dân Pháp, Người đã luôn nung nấu một ý chí quyết tâm ra ditim đường cứu nước giải phóng dân tộc Ý chí ấy, tam lòng yêu nước dy đã trở thànhhành động, người thanh niên khi mới 21 tuổi xuân đã lựa chọn rời quê hương, bôn ba
tim đường giải phóng dân tộc Hành trình Người ra di tim đường cứu nước, lựa chọn
tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác — Lénin, chuẩn bị các điều kiện dé thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam như thế nào sẽ được trình bay trong nội dung cua bài tham luận
này.
Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc; tìm đường cứu nước; tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin;
sang lập; Dang Cộng sản Việt Nam.
1 Mở đầu
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ
thực tiễn cuộc đấu tranh chống lại thé lực ngoài xâm của nhân dân Việt Nam Được soi
roi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lénin, phù hợp với quy luật vận động cua cách
mạng thé giới và sự nghiệp cách mạng nước ta, Đảng ra đời đã đáp ứng những yêu cầukhách quan, thiết yếu và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do Đảng ra đời là kết quảcủa nhiều yếu tố, trong đó vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là rất to lớn, Người
thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo
xuất sắc về mặt lý luận Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chânchính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đô ach áp bức, bóc lột của thực dân,phong kiến dem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dan
2 Nội dung
2.1 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - LêninNăm 1858, thực dân Pháp xâm lược, đặt ách thống trị trên đất nước ta Việt Namtrở thành một xứ thuộc địa, dân ta bị đàn áp, Tổ quốc bị giày xéo dưới gót sắt của kẻthù hung ác Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược
và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu
* Bộ môn đường lối cách mạng của Dang Cộng sản Việt Nam, Khoa Lý luận chính trị, Email:
thuhuong.Isd29@gmail.com, DT: 0966747074
18
Trang 22Phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôinổi trên khắp cả nước, nhưng do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức phongtrào chưa chặt chẽ, không có cơ sở rộng rãi và vững chắc trong quần chúng Nên, các
phong trào yêu nước bị thực dân Pháp đàn áp dã man Dù không thành công nhưng các
phong trào đã làm thức tỉnh, cỗ vũ truyền thống yêu nước, chí căm thù giặc Pháp củanhân dân ta, đã gây tiếng vang trên thế giới và thúc đây phong trào cách mạng ViệtNam tiếp tục đi lên Những thất bại đó dẫn đến sự khủng hoảng và bé tắc đường lốicứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có mộtlực lượng lãnh đạo tiên tiến, cùng với lý luận đúng đắn mới đi tới thành công
Cùng lúc này, xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện giai cấp công nhân từ hai cuộckhai thác thuộc địa của thực dân Pháp; đa số họ xuất thân từ giai cấp nông dân, cóquan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân; bi dé quốc, phong kiến áp bức bóc
lột đến cùng cực; họ có lòng yêu nước, căm thù dé quốc, thực dân; có khả năng tiếp
thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài Việc ra đời, phát triển, trưởng thành củagiai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn này đã khang định ý nghĩa và tầm vóc của lực
lượng chính trị độc lập, có đủ khả năng, năng lực lãnh đạo toàn dân hoàn thành sứ
mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng xã hội mới xã hội chủnghĩa Vì, giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhânhiện đại, mang trên mình sứ mệnh lịch sử của thời đại Nhưng dé hoàn thành sứ mệnhlịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam cần phải được tổ chức, được vũ trang
về tư tưởng lý luận và phải có đội tiên phong lãnh đạo
Trước thực trạng đó, Nguyễn Tất Thành - Người thanh niên Việt Nam yêu nướcchân chính, mãnh liệt bằng dự cảm chính trị thiên tài, suy nghĩa táo bạo, trí tuệ minhman đã nhận thấy những hạn ché, bề tắc về mục tiêu, phương pháp cách mạng của cácnhà yêu nước đương thời; bằng những bai học lịch sử và khảo nghiệm trong thực tiễn,Nguyễn Tat Thành quyết định phải tìm con đường khác, con đường mới; phải đi ra
nước ngoài theo một hướng khác - hướng ngay trong lòng xã hội nước Pháp Đây là
quyết định quan trọng mở ra chặng đường 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của
Người.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville của hang Năm
sao, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tat Thành đã rời Tổquốc bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước Hành trang của Người chỉ
có lòng yêu nước thiết tha, cùng với sự hấp dẫn của tư tưởng tự do, bình đăng, bác ái
Trang 23và quyết tâm cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, day là tắt
cả những điều tôi muốn, đây là tat cả những điều tôi hiểu “3
Trong những năm ở Mỹ, ở Pháp, Người dành nhiều thời gian tìm hiểu về cáccuộc cách mạng nỗi tiếng thế giới: cách mạng Mỹ (1776) với bản “Tuyên ngôn Độclập” và cach mạng tư sản Pháp (1789) với bản “Tuyên ngôn Nhân quyển và Dânquyên ”.Người rất khâm phục tỉnh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thê
đi theo con đường của họ Bởi vì, “Kách mệnh Mỹ cũng như kách mệnh Pháp là kách
mệnh tu bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trongthì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa ”““ Bằng nhãn quan chínhtrị sắc sảo, tư duy tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt trên các nhàyêu nước tiền bối Người đã không lựa chọn con đường cách mạng tư sản, bởi theoNgười, đó là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để vì nó không hề đềcập đến vấn đề giải phóng mọi tầng lớp nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột, bất
công.
Đầu năm 1913, tại Anh, Nguyễn Tat Thành tham dự những cuộc diễn thuyếtngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hảingoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen Cuối năm 1917, NguyễnTất Thành từ Anh trở lại Pháp lấy tên là Nguyễn Ái Quốc Day là dip dé Người tìmhiểu sâu về cách mạng tư sản Pháp, về công xã Pari (năm 1871) và về cách mạng xãhội chủ nghĩa tháng Mười Nga Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lại Hội nhữngngười Việt Nam yêu nước trên đất Pháp; hoạt động trong phong trào công nhân Pháp
và tham gia Đảng xã hội Pháp Với tinh thần học tập không biết mệt mỏi và ý chí phấnđâu kiên cường vượt qua những thử thách của cảnh nghèo túng, thiếu thốn trên đấtPháp, Nguyễn Ái Quốc đã tiến những bước dai trong quá trình tìm đường cứu nước -tìm đến đỉnh cao của trí tuệ thời đại là Chủ nghĩa Mác - Lénin
Từ năm 1911 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua hàng chục quốc gia, từ các nước
tư bản phát trién đến các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh Người vừa phải
tìm việc làm dé kiếm sông, vừa tự học tập và tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội củanước sở tại, các nước tư bản chủ nghĩa khác, tham gia hoạt động yêu nước ở nước
ngoài Người hiệu thâu bản chat của chủ nghĩa thực dân, dé quốc và rút ra những nhậnxét rất sâu sắc: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp côngnhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man Vì thế, chủ nghĩa dé quốc ở đâucũng là thù, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn Người
việt: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giông người: giông người bóc
* H6 Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, H 2006, tập 1, tr.112
* Hồ Chí Minh Toàn tap, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 2, tr 296.
20
Trang 24lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một moi tình hữu ái là thật mà thôi: tìnhhitu ái vô sản ”° Từ kết luận này đã đặt cơ sở cho phát triển quan điểm đúng đắn củaNguyễn Ái Quốc về bạn, thù và sớm hình thành tư tưởng kết hợp chủ nghĩa yêu nướcvới chủ nghĩa quốc tế vô sản, về sự đoàn kết cách mạng ở chính quốc với cách mạng
thuộc địa.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảolần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lêninđăng trên báo Nhân đạo ngày 16 và 17/7/1920 là dau ấn, bước ngoặt quan trọng, quyếtđịnh trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc Ngườinhận định: “Bản Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu nhưng đọc đi đọc lạinhiều lan thì tôi hiểu được phan chính”“5, sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng,Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vôsản, con đường độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Lý tưởng cao cảcủa chủ nghĩa cộng sản, của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tiếp thêm sức mạnh, trở thànhnền tảng lý luận để Người vận dung, sáng tạo và phát triển trong điều kiện Việt Nam,biến giác mơ của hàng triệu người Việt Nam mong muốn được tự do, được độc lập
thành hiện thực.
Sau khi tiếp thu những tư tưởng co bản của V.IL.Lênin về van dé dân tộc và van
đề thuộc địa, Nguyễn Ai Quốc bắt đầu nghiên cứu sâu về chủ nghĩa Mác - Lénin, cáchmang tháng Mười Nga và tiến hành hàng loạt các hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mac - Lénin vào Việt Nam.
Tháng 4/1921, tờ La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản) đăng bài “Đông
Dương” đánh dấu điểm bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam củaNguyễn Ái Quốc
Từ năm 1921 đến tháng 2/1923 Nguyễn Ái Quốc viết trên 20 bài đăng trên cácbáo L’Humanité và La vie ouvrière, đây là hai tờ báo có ảnh hưởng lớn trong tầng lớpcông nhân, người lao động Pháp và đặc biệt là có ảnh hưởng đối với các nước hảingoại Và với vai trò là chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ), Nguyễn Ái Quốc đã
có gần 40 bài viết, nhằm làm chuyền biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giaicấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đờisông xã hội, làm chuyên biến mạnh mẽ phong trào yêu nước xích dần đến lập trườngcủa giai cấp công nhân Nguyễn Ái Quốc soạn thảo những bài viết, bài giảng dé tuyên
truyện với lời văn giản dị, nội dung thiệt thực vạch trân bản chat xâu xa, tội ác của
* Hồ Chí Minh 7oàn tdp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 1, tr 34
46 Hồ Chí Minh 7oàn rập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 12, tr 562.
Trang 25thực dân Pháp đôi với nhân dân thuộc địa và nhân dân Việt Nam; nêu lên môi quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc; làm thức tỉnh nhân dân và định hướng hành động cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Việc đưa báo về nước là vô cùng khó khăn, con đường công khai luôn bị thựcdân Pháp kiểm duyệt gắt gao, vì vậy Nguyễn Ai Quốc đã tổ chức một đường dây bimật thông qua những thủy thủ yêu nước, làm việc trên tuyến đường van tải biển Pháp -Đông Dương Qua đường dây này các tờ báo và các tài liệu, truyền đơn được bí mậtđưa về Sài Gòn, Hải Phòng chuyên tới các cơ sở cách mạng và các trí thức yêu nước,các sinh viên tiến bộ Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng tại Quảng Châu,
dé tránh sự phát hiện của thực dân, các tài liệu được chuyền theo đường vòng về nước,
từ Quảng Châu đi Matxcova rồi sang Paris và quay lại Việt Nam hoặc có thé từ QuangChâu chuyền trực tiếp về Việt Nam Những bài báo, tài liệu có giá trị cho cách mạng,đáp ứng được mong mỏi của các tầng lớp nhân dân ở trong nước của Nguyễn Ái Quốc
được chép lại rôi truyên cho nhau xem và bình luận.
Bằng những hoạt động tích cực, Nguyễn Ái Quốc đã gây ảnh hưởng nhất địnhtrong phong trào cộng sản ở Pháp, cũng như ở trong nước; truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam một cách thường xuyên, có hệ thống; là sự mở đầu quan trọngnhằm khơi đậy tinh thần cách mạng của nhân dân theo tư tưởng, quan điểm chủ nghĩaMác - Lênin Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnhthành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bên; phảibên gan, phải hy sinh, phải thong nhất Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc
47 Hồ Chí Minh, Toàn tap, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.304.
22.
Trang 26Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức déthành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
- Về chính trị:
Từ khi khăng định cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng của Chủ
nghĩa Mác — Lênin, Cách mang Thánh Mười Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng san
Pháp, nghiên cứu quy luật hình thành của các đảng cộng sản trên thế giới, Nguyễn ÁiQuốc nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị chu đáo về đường lối chính trị của Đảngkiểu mới theo chủ nghĩa Lênin ở Việt Nam
Tác phẩm Đường Cách mệnh (1927) của Người là sự chuẩn bi tập trung và chuđáo về lý luận chính trị cho Đảng ta, đặt nền tảng tư tưởng cho đường lối chính trị của
cách mạng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa Đường Cách mệnh đã chỉ ra
mục tiêu giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu, trước hết củacach mạng Việt Nam và các nước thuộc dia là giải phóng dân tộc; về sự cần thiết phảiđoàn kết giữa giai cấp vô sản ở chính quốc với giai cấp vô sản thuộc địa, đoàn kết giữacác nước thuộc địa hình thành mặt trận chung chống chủ nghĩa dé quốc; về khả năng
nổ ra và giành thang lợi trước cách mạng vô sản của cách mạng giải phóng dân tộc ởcác nước thuộc địa; cách mạng Việt Nam sau khi giành thắng lợi sẽ đi lên Chủ nghĩa
xã hội Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, phải có lý luận khoa họcdẫn đường và có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn
- VỀ tư tưởng:
Nhận thấy muốn làm cách mạng phải tập hợp lực lượng và sức mạnh của quầnchúng, do đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào ViệtNam nhăm làm chuyên biến nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấpcông nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống
xã hội, làm cho phong trào yêu nước tiên dân đên lập trường của giai cap công nhân.
Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái Quốc là thông qua hoạt độngbáo chí và tuyên truyền Thời gian ở Pháp, Người cho xuất bản và làm chủ nhiệm kiêmchủ bút cho tờ Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15) Người viết khoảng 30bài, tập trung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và truyền bá Chủ nghĩa Mác — Lênin
vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Tháng 6.1925 tại Quảng Châu, Người cho xuất bản báo Thanh niên, cơ quanngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Ngoài ra còn một số các tờ báođịnh kỳ khác như: tờ tuần báo Công nông (xuất bản cuối 1926 — 1928) đối tượng tuyêntruyền chủ yếu là công nhân và nông dân; tờ Lính cách mệnh xuất bản đầu 1927 đến
Trang 271928, lấy binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp ở Đông Dương làm đối tượng tuyên
truyền
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh (1927) vừa
tố cáo tội ác của thực dân vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cáchmạng, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính
quôc.
Ngoài viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếpgiảng bài, thảo luận Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức, phương pháp để vạchtrần tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác — Lênin và động viên
nhân dân giác ngộ làm cách mạng.
- Về tô chức:
Hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nồi trong phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn
Ái Quốc sớm đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tổ chức xây dựngĐảng Người đánh giá cao sức mạnh tô chức của nhân dân thuộc địa sẽ thành lựclượng khổng lồ chống chủ nghĩa đế quốc Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã
tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước tại đây thành lập nên Hội Việt Nam cách
mạng Thanh niên — một tô chức yêu nước, tiền cộng sản, phù hợp với trình độ củaphong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ
Tham nhuan nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Chủ nghĩa Mác — Lénin,Nguyễn Ái Quốc xác định Đảng Cộng sản phải có lý luận tiên phong dẫn được, phảigiữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kỷ luật tự giác vànghiêm minh, đoàn kết thống nhất, gắn bó với nhân dân
Tin tưởng vào thanh niên - thế hệ trẻ và là tương lai của dân tộc, Nguyễn ÁiQuốc không những tập hợp thanh niên vào một tổ chức ma còn đào tạo họ thànhnhững lớp người kiên trung của Đảng Đó là Đinh Đức Cảnh, Trần Phú, Nguyễn Văn
Cừ, Lê Hồng Phong Bằng những hoạt động tích cực về mọi mặt của Nguyễn ÁiQuốc, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về chất, nhanhchóng vô sản hóa và thành lập các nhóm cộng sản Tuy nhiên, sự ton tại và hoạt độngriêng rẽ của các tổ chức cộng sản này gây khó khăn, bat lợi cho phong trào cách mạngtrong nước Vì thế đi đến thống nhất các tô chức cộng sản dé thành lập một chính dangthống nhất của cách mạng Việt Nam là một sáng tạo của Nguyễn Ai Quốc, thé hiện
công lao, trí tuệ, uy tín và đạo đức cách mạng trong sáng của Người Theo nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phâm của sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác - Lénin với phong trào công nhân Vận dụng sáng tạo quy luật này ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam, Nguyễn Ái
24
Trang 28Quốc khăng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phongtrào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đây chính là sángtạo nổi bật nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Trungthành với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lénin về quy luật ra đời của Dang; đồng thời,trên cơ sở phân tích sâu sắc tính chất xã hội, cơ cấu giai cấp và đặc điểm của phongtrào yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra quy luật đặc thù này Giai cấp công nhânViệt Nam ra đời từ các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, 36 lượng ít, chủyếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền mà chưa phải là công nhân đại công nghiệpnhư ở phương Tây Tuy vậy, giai cấp công nhân Việt Nam cũng là giai cấp đại diệncho phương thức sản xuất tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt dé nhất, có mối liên hệmật thiết với nông dân, là lực lượng lãnh đạo cách mạng Phong trào công nhân diễn ranhưng quy mô còn nhỏ, tổ chức chưa chặt chẽ Bên cạnh đó, phong trào yêu nước ViệtNam diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia Vìvậy, phong trào công nhân và phong trào yêu nước cần phải hỗ trợ nhau đề thu hút lựclượng đông đảo trong xã hội, nhất là nông dân Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa
“chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, cần phải được truyền bá, thâm
thấu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước dé tạo nên sự chuyền biến vềchất, trở thành hành động cách mạng của dân tộc Việt Nam Chính sự sáng tạo củaNguyễn Ái Quốc về quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợpđược lực lượng đông đảo trong nhân dan, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, vớiđội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên những thắng lợi vẻ vang củacách mạng Việt Nam Ngày 6.1.1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam được tô chức tại Hương Cảng (Trung Quốc) Nguyễn ÁiQuốc, với tư cách Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tếCộng san chủ trì Hội nghi® Tại Hội nghị, Nguyễn Ai Quốc đã nêu hai van đề chủ yếutrong chương trình nghị sự gồm: a, việc hợp nhất tất cả các nhóm cộng sản thành một
tổ chức chung, tổ chức này sẽ là một Đảng Cộng sản chân chính; b, kế hoạch thành lập
tổ chức đó: Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu nghiêm túc tự phê bình
va thống nhất, từ nay sẽ gạt bỏ mọi thành kiến, công kích lẫn nhau Đặc biệt, Hội nghị
đã chỉ ra những sai lầm khuyết điểm của An Nam Cộng sản Đảng là điều kiện công
nhận đồng chí chính thức quá khắt khe; điều kiện gia nhập công hội, nông hội, học
sinh hội cũng quá khắt khe Về sai lầm khuyết điểm của Đông Dương Cộng sản Đảng,noi lên là: Điều kiện công nhận đồng chí chính thức và điều kiện kết nạp vào công hộiquá khắt khe; sai lầm về tô chức đảng là có tính chất bè phái, xa quần chúng Sai lầm
đó có hai tác hại đối với trong và ngoài Đảng; làm tan rã Thanh niên và Tân Việt tráivới đường lối Quốc tế Cộng sản Kết quả phê bình và tự phê bình dẫn tới sự thống nhấtthành lập một Đảng Cộng sản, như Nguyễn Ái Quốc viết trong Báo cáo gửi Quốc tế
Trang 29Cộng sản ngày 18.2.1930: “Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủquyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng Đông Dương, tôinói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì Họ đồng ý thống nhất vào một đảng”Cùng với đó, Hội nghị thảo luận 5 nội dung lớn do Nguyễn Ái Quốc đề nghị vàthống nhất Hội nghị thông qua Chánh cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trìnhtóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và Điều lệ van tắt của Công hội, Nông hội, ĐoànThanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Phản đế đồng minh và Hội Cứu tế do Nguyễn Ái Quốckhởi thảo Đó là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Về vấn
đề này, trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (18.2.1930), Nguyễn Ái Quốc viết:
“Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tếCộng sản Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm bảy ủy viên chínhthức và bảy ủy viên dự khuyết” Trên tinh thần đó, một Ban Chấp hành Trung ươnglâm thời được thành lập gồm các đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc,Nguyễn Đức Cảnh, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Lê Mao, Phạm Hữu Lầu Trungương cử Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư Kỳ bộTrung Kỳ và Ngô Gia Tự làm Bí thư Kỳ bộ Nam Kỳ Nguyễn Ái Quốc không tham giaBan Chấp hành Trung ương lâm thời vì còn có những nhiệm vụ khác do Quốc tế Cộngsản giao phó Trong Thư gửi các đồng chí đại diện Đảng Cộng sản Pháp bên cạnhQuốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ vẫn đề này: “Tôi không tham gia Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi chưa trở về Đông Dương được, nhất là lúc này,chúng đã ban cho tôi một cái án tử hình vắng mặt” Đến ngày 7.2.1930, Hội nghị hợpnhất các tô chức cộng sản kết thúc “Người rất cảm động, ước mơ của Người đã đượcthực hiện sau bao nhiêu năm phan dau gian khổ Trên các khuôn mặt của các đại biéuthé hiện rõ niềm hân hoan phan khởi Với niềm vui rao rực, các đại biểu chia tayNgười trở về nước báo tin vui cho đồng chí, đồng bào và lao vào thực hiện nhiệm vụ
mà Người đã dan dò kỹ lưỡng”
Dang Cộng sản Việt Nam ra đời thang 2 năm 1930 là bước ngoặt lịch sử vi đại,
cham dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt tổ chức của cách mạng Việt Nam Đồng thời théhiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác — Lênin củaNguyễn Ái Quốc vào việc sáng lập một chính đảng vô sản kiểu mới ở một nước thuộcđịa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảngdẫn đường chỉ lối Trải qua 91 mùa xuân, dù tình hình thế giới có nhiều biến động,cách mạng có những lúc vô cùng khó khăn, đứng trước sự chống phá gay gắt của cácthé lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững bản lĩnh, giữ vững uy tín và
vai trò lãnh đạo cách mạng, được sự tin tưởng ủng hộ của nhân dân, là lực lượng duy
26
Trang 30nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với
Chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Lênin, Người đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đạimới: Cham dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước Tìm thấy đường lối phát triểnđúng đắn cho dân tộc, phù hợp với tiễn bộ của nhân loại và xu thế của thời đại Hồ chí
Mác-Minh đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lénin soi đường cho phong trào yêu nước,
chủ ngĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam vươn lên tam thời đại Trở thành biéutượng sáng ngời trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp
và dé quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước theo con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó, quá trình ra đi tìm đường cứu nước đã hình thành chủ nghĩa yêu
nước Hồ Chí Minh đó là sự tổng hòa của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính;truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến giai cấp công nhân
mà chủ nghĩa Mác — Lénin là đại diện cốt yếu là tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổquốc Tìm ra con đường cứu nước chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thànhtựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắnglợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy nămchâu chan động địa cầu năm 1954; Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miềnNam thống nhất Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của công cuộc
35 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có một “cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vi thế trênthế giới” như ngày hôm nay
3 Kết luận
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc có công lao vô cùng to lớn Người đã tìm ra con đường cách mạngđúng đắn dé giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi ach áp bức của thực dân, phong kiến.Trong quá trình tìm tòi con đường cứu nước, Người đã lựa chọn tiếp thu chủ nghĩaMác - Lê nin, sau đó truyền bá chủ nghĩa Mác — Lênin vào phong trào yêu nước,phong trào công nhân Việt Nam, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đờicủa Đảng Cộng sản Việt Nam Có thé thay rang, sự chudn bị day đủ vé tư tưởng, chínhtrị và t6 chức cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là những đóng góp to lớn,vững chắc và là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong tràocông nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ai Quốc - Người thanh niên
yêu nước chân chính, tài ba, lôi lạc.
Trang 31DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hồ Chí Minh, Biên niên tiếu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, tập 1
2 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 1
3 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 2
28
Trang 32HÀNH TRÌNH TÌM CON ĐƯỜNG MANG LẠI ĐỘC LẬP CHO DÂN TỘC,
TU DO, HẠNH PHÚC CHO NHÂN DÂN CUA HO CHÍ MINH
Th.S Nguyễn Thị Mai Anh”Tóm tat: Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh lich sử, bài viết ghi lại dấu ấn về hànhtrình tìm kiếm và hiện thực hoá con đường mang lại độc lập cho dân tộc và tự do,hạnh phúc cho nhân dân của Hồ Chí Minh Bài viết làm rõ nội dung cốt lỗi xuyên suốt
tư tưởng Hồ Chi Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về quan điểmđộc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Đồng thời khang định những giátrị, ý nghĩa to lớn mà Hồ Chí Minh mang lại cho nhân dân ta, là nén tang tư tưởng déDang ta lãnh dao dat nước, tiép tục giữ vững độc lập dân tộc, dem lại tự do, hạnh
phúc cho nhân dân ta.
Từ khoá: hành trình, con đường, độc lập, tự do, hạnh phúc, nhân dân, tư tưởng
Hà Chí Minh
Đặt vấn đề
Cách đây 111 năm (1911 — 2022) tại Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêunước Nguyễn Tắt Thành đem trong mình niềm khao khát mãnh liệt tìm một con đườnggiúp dân, giúp nước tránh khỏi lầm than và xiéng xích nô lệ đã lên con tàu La Touche
De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước Trong chặng hành trình 30 năm bôn ba khắpbốn bể, năm châu bao khó khăn, gian khổ, những hi sinh lớn lao của Hồ Chí Minh đãđem lại cho dân tộc ta, cho nhân dân ta một con đường cách mạng đúng đắn, đó là conđường cách mạng vô sản Cùng với quan niệm độc lập phải gan liền với com no, áo
ấm và hạnh phúc của nhân dân, Hồ Chí Minh sớm định hướng xây dựng chế độ xã hộisau khi giành độc lập phải thật sự đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đó là chế độ
xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng
ấy soi đường cho cuộc cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giànhđược những thắng lợi vĩ đại, biến khát vọng mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc chonhân dân của Hồ Chí Minh thành hiện thực Trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đứng trước rất nhiều cơhội và khó khăn, tại Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Kiênđịnh và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đồi mới của Đảng,kiên định các nguyên tắc xây dựng Dang dé xây dựng va bảo vệ vững chắc TỔ quốc
* Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận chính trị, mail: Nguyenmaianh92.hlu@gmail.com, DT:
0968866365
Trang 33Việt Nam xã hội chủ nghĩa” “8 Nghiên cứu về hành trình tìm con đường mang lại độclập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân của Hồ Chí Minh là một lần nữa khang định giá trị,
ý nghĩa to lớn của con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chon cho dan tộc ta, nhân dân ta
đó là mâu thuẫn tư sản với vô sản, đồng thời nảy sinh những mâu thuẫn mới đó là mâuthuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa dé quốc, dẫn tới sự bùng nỗ của phongtrào dau tranh giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh sớm nhận ra nguồn gốc những đaukhổ và áp bức của dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở nước dé quốc đang thống tridân tộc minh Người muốn tìm hiểu những gì ân giấu sau sức mạnh của kẻ thù và họchỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới Vì vậy Người lựa chọn hành trình sang
phương Tây và ngay tại chính quôc đê tìm con đường cứu dân, cứu nước.
Thứ hai, cách mang thang 10 Nga thành công 1917 và sự ra đời của nhà nước
Nga Xô Viết Chính quyền Xô Viết non trẻ đã đánh bại được cuộc chiến tranh canthiệp của 14 nước dé quốc vào Nga và giải quyết xong van đề nội chiến Những sựkiện này đã làm thay đổi tính chất của thời đại và làm sôi động bầu không khí chính trị
ở Châu Âu và có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc Đây là cuộc cáchmạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi Cuộc cách mạng vĩ đại đánh
đồ giai cấp tư sản và phong kiến, lập nên chế độ mới là xã hội chủ nghĩa- đem lý luậnMác vào thực tiễn lịch sử nhân loại Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm ảnh hưởng lớnđến các dân tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sự “/hức tỉnh các dân tộcChâu Á”, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, soi sáng cho con đường giảiphóng cho các dân tộc bị áp bức trên thé giới dau tranh giành độc lập Hồ Chí Minh đã
có nhận xét: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, vàthành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cải hạnh phúc, tự do, bình dang
thật” Bài học của cuộc cách mạng tháng 10 Nga đem lại những giá tri tích cực trongnhận thức và quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội của Nguyên Ai Quoc.
48 Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội 2021,
tập 1, tr.109.
49° Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.304 tr.289.
30
Trang 34Thứ ba, 3/1919 Quốc tế cộng sản ra đời dưới sự chỉ đạo của Lênin, trở thành tổchức quốc tế lãnh đạo phong trào cách mạng thé giới, không chỉ bảo vệ giai cấp côngnhân thế giới mà còn ủng hộ những người lao động ở các nước thuộc địa Sự ra đờicủa Quốc tế cộng sản là cơ sở lãnh đạo tập trung cho phong trào cách mạng thế giới,thúc day sự ra đời của các Đảng cộng sản trên thế giới Sự kiện này có ảnh hưởng sâusắc tới sự hình thành tư tưởng Nguyễn Ái Quốc Năm 1920 Người đã đọc được “Sothảo Luận cương lan thứ nhất về những van dé dân tộc và thuộc địa” của VI Lêninđược Đại hội lần thứ 2 Quốc tế cộng sản thông qua và đăng trên báo Nhân Đạo Từ đó,
Hồ Chí Minh đã xác định con đường đúng đắn dé giải phóng dân tộc đó là con đườngcách mạng vô sản Cũng trong năm 1920 tại đại hội lần thứ 18 của Dang xã hội Pháphọp tại thành phố Tua (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tếthứ 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Những sự kiện đó đánh dấu bướcchuyên biến về nhận thức, về lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trườngdân tộc sang lập trường giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản, đánh dấu sựhình thành những quan điểm, tư tưởng của Nguyễn Ai Quốc Từ đó, Người hoạt động
tích cực trong các phong trào cộng sản, không ngừng nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa
Mác — Lénin và thực tiễn cách mạng thé giới để đem lý luận ấy về cách mạng nước tathông qua phong trào vô sản hoá, đưa con đường cách mạng vô sản vào thực tiễn ở
Việt Nam.
1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam
Trước khi Pháp xâm lược, nước ta đang trong thời kỳ phong kiến bảo thủ, lạc hậu,đời sống nhân dân bap bênh, cực khổ Năm 1858, khi thực dân Pháp nỗ súng tại bánđảo Sơn Trà, Đà Nẵng đánh dấu sự mở đầu xâm lược Việt Nam, biến nước ta thànhnước nửa thuộc địa, nửa phong kiến Sự phân hóa về cơ cấu giai cấp trong lòng xã hội
Việt Nam trở nên rõ rệt Đó là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp tại Việt Nam Bên cạnh những giai cấp cũ, trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêmnhững giai tầng mới đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, và tầng lớp tiêu tư sản ởthành thị Sự ra đời giai cấp mới là công nhân và phong trào đấu tranh của công nhân
đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện dấu hiệu mới củamột thời đại mới sắp ra đời
Ngoài những mâu thuẫn giai cấp ké trên thì xuất hiện mâu thuẫn dân tộc giữatoàn thé dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt Dưới ach thống tri tanbạo của chế độ thực dân, phong kiến, nhân dân trong tình cảnh lầm than “một cô haitròng” bị áp bức, chà đạp một cách dã man, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh chốnggiặc Cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến liêntục nổ ra Tiêu biéu như các phong trào của Nguyễn Trung Trực, Đặng Như Mai, Phan
Trang 35Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Phạm Bành và Đinh CôngTráng, Hoàng Hoa Thám với khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế Các cuộc khởinghĩa trong đó có những cuộc dưới ngọn cờ “Cần Vương” tức là phò vua cứu nước,tuy đều rất anh đũng nhưng nhanh chóng bị thực dân đàn áp nặng nề Điều đó chứng tỏgiai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã trở nên lỗi thời, bất lực trước nhiệm vụ
lịch sử của dân tộc.
Sang đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của những trào lưu dân chủ tư sản du nhậpvào Việt Nam, một số phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nỗ ramạnh mẽ Tiêu biểu như phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu và phong trào Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền, phong trào đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ Các phong trào yêunước theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi song bị thất bại Nguyên nhânchính cũng là do giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, hệ tư tưởng tư sản được dunhập vào Việt Nam thông qua lăng kính của các sĩ phu còn mang nặng cốt cách phongkiến nên không khỏi những hạn chế nhất định, chưa có đường lối và phương pháp cáchmạng đúng đắn
Sự thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước cho thấy sự khủng hoảng vềđường lối cứu nước, Nguyễn Tất Thành nhận định tình cảnh “cách mạng Việt Namnhư chim trong đêm toi, không có đường ra” Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nướccủa các vị tiền bối cách mạng nhưng bằng sự hiểu biết và tư duy sắc bén, đầu óc phêphán tinh tường Nguyễn Tat Thanh đã không tán thành, không đi theo các phươngpháp, khuynh hướng cứu nước của các vi đó Điều mà Hồ Chí Minh sớm nhận thứcđược và nó dẫn Người đi đúng hướng là: cần phải có con đường mới phù hợp với quyluật phát triển của lịch sử Nung nau quyết tâm ra đi tìm con đường đó, người thanhniên Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu chặng hành trìh 30 năm bôn ba tìm con đường cứudân cứu nước vào ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng
2 Hành trình Hồ Chí Minh tìm con đường mang lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân
2.1 Quá trình khảo cứu và lựa chọn con đường cách mạng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
2.1.1 Quyết định ra di tìm con đường cứu nước, cứu dân
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại vùng quê Nam Đàn, Nghệ An
-vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng Cùng với việc sớm đượctiếp xúc và hiểu được tâm tư nguyện vọng của với nhiều nhà Nho cấp tiến qua nhữngbuổi được hau trà những cuộc đàm đạo cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc và các nhà Nho
32
Trang 36yêu nước khác Cậu bé Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu được tình cảnh nước mat,nhà tan, chứng sự khổ cực của nhân dân, Người hiểu rõ nỗi nhục của một dân tộcthuộc địa: “một dan tộc phải sống kiếp ngựa trâu vì dân tộc đó mat độc lập”.
Trong những năm học tại Vĩnh, tại Kinh đô Huế Nguyễn Tất Thành sớm đượctiếp cận với các loại sách báo tiễn bộ ở các trường lớp Trong quá trình theo cha đi cáctỉnh, Nguyễn Tat Thành lại được tiếp cận và học hỏi nhiều hơn nữa Khi ở Phan thiết,thông qua tủ sách Tân Thư của cụ Nguyễn Thông ở Ngoạ Du Sào, Nguyễn Tắt thànhlần đầu tiên được biết đến những tác phẩm của Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousso),Môngtexkiơ (Moutesquieu) Vốn đã có tinh thần yêu nước, sớm thấu hiểu tình cảnhnước nhà, thương xót nỗi khổ mà nhân dân phải chịu, lại càng sớm có tư tưởng và chíhướng hành động cụ thể Cùng với sự tò mò về bí mật đăng sau những khâu hiệu “Tự
do — bình dang — bác ái” mà Người được biết những năm chac tuổi mười ba, chính lànhững động lực để sau này Nguyễn Tất Thành lựa chọn con đường sang các nước
phương Tây.
Điểm đặc biệt của tuôi trẻ Nguyễn Tất Thành là sự suy ngẫm sâu sắc về Tổ quốc
và thời cuộc Từ thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước cho thấy sự khủnghoảng về đường lối cứu nước, Nguyễn Tất Thành nhận định tình cảnh cách mạng ViệtNam dường như trong đêm tối, không có đường ra Tuy rất khâm phục tinh thần yêunước của các vị tiền bối cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng HoaThám nhưng Người sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo các phươngpháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó Người từ chối Đông du vì cảm thấy răng:không thé dựa vào nước ngoài dé giải phóng tổ quốc, điều đó chang khác nào “đuổi hổcửa trước, rước beo cửa sau” Phong trào Duy tân của cụ Phan Châu Trinh “chăngkhác nào xin giặc rủ lòng thương ”; phong trào của Hoàng Hoa Tham “mang nặng cốtcách phong kiến” Điều mà Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người điđúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”,
ở nước dé quốc đang thống trị dân tộc mình Người muốn tìm hiểu những gì ân giấusau sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới Vì vậy, ngày5/6/1911 Người rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình sang Pháp và các nước, saukhi xem xét họ làm như thế nào sẽ về cứu đồng bào
2.2.2 Chặng đường bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
và lựa chọn con đường cách mạng vô sản
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tat Thành bôn ba khắp các châulục dé tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thé giới Với lòng yêu nước nồng nàn vàkhát vọng cháy bỏng để tìm con đường mang lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc chonhân dân, Người thanh niên Nguyễn Tất thành luôn kiên trì chịu đựng mọi khó khăn,
Trang 37gian khổ, vừa lao động nặng nhọc kiếm song, vừa miệt mài nghiên cứu, xem xét tinh
hình các nước, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập, tham giacác cuộc diễn thuyét của nhiêu nhà chính tri và triệt hoc
Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp vì theo nhận thức củaNgười lúc bấy giờ Đảng xã hội Pháp là Đảng duy nhất ở pháp còn giữ đúng phương
châm của đại cách mạng Pháp “tự do, bình đăng, bác ái” và tỏ rõ sự ủng hộ, quan tâm
tới các dân tộc thuộc địa Năm 1919, các nước đồng minh thắng trận trong chiếntranh thế giới thứ nhất đã tô chức Hội nghị Hòa Bình ở Vecxay, Pháp (còn gọi là Hộinghị Vexay) Bị hap dẫn bởi luận thuyết 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn xơn, muốn
sử dụng pháp lí tư sản để đấu tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị
Vexay bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” Bản yêu sách với hai nội dung chính
là: đòi hỏi quyền bình đắng về mặt pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đốivới người Châu Âu và đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu như tự do ngôn luận,báo chí, lập hội, hội họp Yêu sách không được Hội nghị chấp nhận, Nguyễn ÁiQuốc sớm nhận ra và khăng định tư tưởng: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ
có thé trông cậy vào minh, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình ”.”0
Trong quá trình bôn ba, Hồ Chí Minh chú ý tìm hiểu, khảo sát các cuộc cáchmạng trên thế giới, tiêu biểu là 3 cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ
1776, cách mạng tư sản Pháp 1789, cách mạng tháng 10 Nga 1917 Người nghiên cứu
đường lỗi, mục tiêu, tính chất, phương pháp của các cuộc cách mạng này và rút ranhiều bài học kinh nghiệm quý giá Tuy nhiên, cái mà Hồ Chí Minh quan tâm nhiều
nhất, đó là thành quả cách mạng cuối cùng thuộc về ai và phục vụ lợi ích cho ai? Trên
phương diện đó, Người rút ra kết luận: cách mạng tư sản là cách mạng “không đếnnơi” Người cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cáchmệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bic thuộc địa”°! Với mục tiêu không chỉ
giành độc lập cho dân tộc mà còn là tự do, hạnh phúc của nhân dân, Nguyễn TấtThành đã bỏ qua cuộc cách mạng tư sản này vì nó chưa thể đem lại quyền lợi cho số
đông người lao động.
Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, mở ra mở ra một thời đại mớitrong lịch sử loài người, thức tỉnh các dân tộc châu Á, soi sáng cho con đường giảiphóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới Nhà nước Nga XôViết đã hiện thực hoá
mô hình chủ nghĩa xã hội thành hiện thực, lần đầu tiên trên thế giới người dân lao
động được lên năm chính quyên cách mạng, một mô hình nhà nước nhân đạo, quan
50 Trần Dân Tiên: Những mau chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.3 1.
51 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.296.
34
Trang 38tâm tới con người, xoá bỏ mọi á bức, bất công Thắng lợi vĩ đại của nước Nga doLéNin và Đảng cộng sản lãnh dao và mô hình nhà nước Nga XôViết đã ảnh hưởng sâusắc tới Nguyễn Ái Quốc trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.Trong tác phẩm 1927, “Đường Cách mệnh, Người cho rằng: “7rong thé giới bây giờchỉ có cách mạng tháng Mười Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dânchúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình dang thật”.°2
Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ (hảo lân thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc dia của VI Lénin, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy ở đó con đường cứunước, giải phóng dân tộc đó là cách mạng vô sản Trong bai Con đường dân tôi đếnchủ nghĩa Lênin, Người kề lại “Luận cương của Lénin làm tôi rất cảm động, phankhởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc Ngồi một mình trongbuông mà tôi nói to lên như đang nói trước quan chúng đông đảo: “Hoi đông bào bịdoa day dau khổ! Đây là cái can thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
ching ta! "33 Từ đó, cách mạng Việt Nam đặt trong quỹ đạo của cách mang vô sản, có
hệ tư tưởng vô sản — hệ tư tưởng Mác- LéNin làm học thuyết dẫn đường Năm 1927,Nguyễn Ái Quốc khang định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lé-nin” *4Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lậpcho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được
ấp ủ bấy lâu nay ở Người Năm 1920, tại Đại hội lần thứ 1§ Đảng xã hội Pháp họp tạithành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lậpĐảng Cộng sản Pháp, trở thành người Việt Nam cộng sản đầu tiên Đây chính là mốcđánh dấu sự chuyền biến về chất trong tư tưởng của Nguyễn Ai Quốc, từ chủ nghĩayêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêunước đến người cộng sản
Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tham gia tíchcực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dành thời gian nghiên cứu về chủnghĩa Mác — Lénin, thường xuyên sử dụng báo chí dé lên án chủ nghĩa thực dân Pháp,thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêu nước củanhân dân các dân tộc thuộc dia Bằng tỉnh thần yêu nước chân chính cùng vốn học vấnchắc chắn, năng lực trí tuệ sắc xảo và đầu óc phê phán tinh tường Nguyễn Ai Quốc đãvượt qua mọi khó khăn, gian khổ đề lĩnh hội được những tri thức của thời đại, tìm racon đường chân chính để giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh sớm rút ra nhận định:
* Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.304.
3 Hộ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.12, tr.562
* Hồ Chi Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.289.
Trang 39“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đườngcách mạng vô san’ Việc xác định con đường đúng đắn dé giải phóng dân tộc tronggiai đoạn này là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
va cũng là bước ngoặt mở ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, cham dứtthời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước như chìm trong đêm tối ở nước ta
2.2 Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là tư trồng xuyên suốt, là khátvọng lớn nhất của Hồ Chí Minh
Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khát vọng đem lại độclập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Đó là kết tỉnh khát vọng hàng ngànđợi của cha ông ta cùng với những giá trị văn hoá phương Đông về một xã hội hoàmục, hoà đồng Trong quá trình tìm đường cứu dân, cứu nước, ngoài mục tiêu giảiphóng dân tộc thì điều mà Hồ Chí Minh quan tâm là sau khi cuộc cách mạng ấy thànhcông thì chính quyền ấy thuộc về tay ai và phục vụ lợi ích cho ai? Với ý tưởng đó khitim thay con đường cách mang vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã gắn lién hai mục tiêu củacách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Đó cũng là nội dụng cốtlõi, xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chi Minh
Con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ai Quốc lựa chọn không chỉ đem lạiđộc lập, tự do cho dân tộc mà còn có khả năng đảm bảo nền độc lập thực sự, đem lại
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Nguyễn Ái Quốc không coi giải phóng dân tộc đó làmục tiêu cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo -cách mạng xã hội chủ nghĩa “7iến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tat yếu ở
Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô
san” Theo Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản
Mac du còn tàn du của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xã hội không con áp bức, bóc lội,
xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnhphúc, quyển lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ vớinhau.Đây cũng là quan điểm phù hợp với quy luật cách mạng không ngừng của chủ
nghĩa Mác- Lénin và mục tiêu của con đường cach mạng vô sản Chủ nghĩa xã hội là
xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam Vì vậy cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới có được thăng lợi hoàn toàn và triệt đê.
Ngay từ năm 1927, trong tác phim Đường Kách Mệnh, Người đã chỉ rõ: “Chung
ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi
36
Trang 40thì quyên giao cho dân chúng số nhiều, chớ dé trong tay một bọn ít người Thế mớikhỏi hy sinh nhiều lan, thé dân chúng mới được hạnh phic”.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thông qua Cương lĩnh chính trịđầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với những nội dung quan trọng về con đường
vô sản ở Việt Nam Trong Cương lĩnh, Đảng ta đã xác định con đường của cách mạng
Việt Nam là: “Lam tu sản dân quyển cách mạng và thổ dia cách mạng để di tới xã hộicộng san”, tức là thực hiện cách mang dân tộc dân chủ dé thực hiện mục tiêu độc lậpdân tộc và người cày có ruộng và từng bước đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về trực tiếp lãnh đạo cách mang, tại Hội nghịTrung ương 8, Người nhắn mạnh “Trong lúc này, quyên lợi dân tộc giải phóng caohơn hết thảy”°7 Những quan điểm và đường lối đúng đắn, sáng tạo nêu cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc được đưa ra và thông qua trong Hội nghị Trung Ương 8 có ý nghĩa
quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.Tháng 8/1945, chớp đúng thời cơ cách mạng, Hồ Chí Minh phát động Tổng khởinghĩa giành chính quyền trong cả nước giành thắng lợi
Sự chỉ đạo đúng đắn của Hồ Chí Minh mang lại thành công vĩ đại của Cáchmạng tháng 8, lật đỗ phong kiến va ach thống trị của thực dân, khai sinh ra nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minhkhai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng
nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân
CÓ vai tro quyét định moi công việc của đất nước
Hồ Chi Minh khang định “NƯỚC TA LA NƯỚC DAN CHU”
Bao nhiéu loi ich déu vi dan
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra
Tóm lại, quyền hành va lực lượng đều ở nơi dan’,
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Người cho rằng độc lập và tự do có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: độc lập là điều
kiện cần dé có tự do, tự do chỉ thực sự khi có độc lập Độc lập - tự do - hạnh phúc làgiá trị thiêng liêng mà Hồ Chí Minh theo đuôi, và người thực hiện hóa lý tưởng nàyngay trong thực tiễn cách mạng, ngay khi bắt tay vào xây dựng chính quyền, thật sự là
SỐ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.292.
aul Hộ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.3, tr.230.
58 Hỗ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.6, tr.232.