1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công Tác Truyền Thông Đối Ngoại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc.pdf

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Truyền Thông Đối Ngoại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 14,93 MB

Nội dung

Điểm qua lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao:Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thểchế c

Trang 1

I Điểm qua lịch sử thiết lập quan hệ ngoại giao:

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thểchế chính trị và có quá trình gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử, cũng như các cuộc xung đột qua lại Một chính trị gia Việt Nam tóm gọn mối quan hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ Thế kỷ II trước Tây lịch đến nay có thể chia ra 4 thời kỳ cơ bản

- Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", từ lúc nhà Hán thôn tính nước Nam Việt của nhà Triệu (năm 111 trước công nguyên) cho đến thời điểm Ngô Quyền xưng vương (năm 939), chưa kể 20 năm nhà Minh đô hộ Việt Nam (1407-1427)

- Thời kỳ thứ 2 gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1884)

- Thời kỳ thứ 3 quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1884-1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập để thành lập

ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng thời điểm Nhật Bản chính thức đầu hàng Đồng minh (Pháp trước đấy đã bị Nhật thay thế hoàn toàn và Nhật hậu thuẫn hoàng đế nhà Nguyễn lập ra Đế quốc Việt Nam)

- Thời kỳ thứ 4 từ 1945 đến nay Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: + từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60

+ từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80

+ từ đầu thập niên 90 đến nay

II Sơ lược về các hoạt động chính trị - ngoại giao – văn hóa… đã xúc tiến từ đầu thế kỉ XXI đến nay:

a) Về các hoạt động chính trị, ngoại giao

Trang 2

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2001, Tổng bí thư Đảng Cộng sảnViệt Nam thăm Trung Quốc, hai bên ra Tuyên bố chung nhắc lại phương châm 16 chữ, quán triệt mục tiêu và nhiệm vụ mà Tuyên bố chung Trung-Việt tháng 12 năm 2000 đề ra Đảng Cộng sản Việt Nam

và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển; tăng cường hơn nữa tiếp xúc hữu nghị và giao lưu hợp tác dưới nhiều hình thức giữa các ban ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương hai nước Trong chuyến thăm của Tổng bí thư Giang Trạch Dân năm 2002, các nhà lãnh đạo của hai bên đã đạt được nhận thức chung trong trao đổi các vấn đề liên quan, tức là duy trì trao đổi các cuộc gặp cấp cao, mở rộng và đi sâu vào hợp tác kinh tế, lấy tinh thần hợp tác lâu dài giữa hai nước để giáo dục nhân dân hai bên, tiếp tục đàm phán đẩy nhanh công tác phân chia, cắm mốc đường biên giới trên bộ và hiệp định nghề cá, trao đổi những kinh nghiệm lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội và trị đảng trị nước; tăng cường hợp tác, giao lưu trên các mặt ngoại giao, quốc phòng, an ninh và công an v.v Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ tin cậy giữa hai nước Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến điều kiện đi lại còn khó khăn, song hai bên duy trì kênh trao đổi thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt, đạthiệu quả cao Trong 3 năm gần đây, Tổng Bí thư hai Đảng đã 4 lần điện đàm (1-2020, 9-2020, 2-2021, 9-2021) Hàng năm, hai Tổng Bí thư gửi quà và thư chúc mừng nhân dịp Tết cổ truyền của hai dân tộc

và nhân dịp sinh nhật của nhau; gửi thư chúc mừng nhân dịp lễ quan trọng của hai nước Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (5-2021); Thủ tướng Chính phủ hai bên 3 lần điện đàm (6-2021, 1-2022 và 9-2022); Chủ tịch Quốc hộihội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc (6-

Trang 3

2021) Những hoạt động này góp phần định hướng chiến lược, tạo động lực và bảo đảm chính trị cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định.

Hợp tác chính trị Việt Nam-Trung Quốc những năm qua được triển khai hiệu quả nhờ các cơ chế quan trọng, như Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020, hay Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấpcao giữa hai Đảng giai đoạn 2017-2020 và nhiều kế hoạch hợp tác khác đã được ký kết cho giai đoạn 2021-2025

Hai Đảng cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo

lý luận, trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, quản lý đất nước nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực đạt tiến triển thực chất Lãnh đạo hai nước nhất trí tạo điều kiện cho các địa phương, nhất là các địa phương biên giới hai nước phát huy tốt các cơ chế hợp tác, đồng thời tổ chức tốt và nâng cao hiệu ứng xã hội của các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước

Giao lưu nhân dân, đặc biệt là giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đi vào thực chất, giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, vun đắp tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước Haibên đã phối hợp tổ chức ba lần Liên hoan Thanh niên Việt-Trung và

19 cuộc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc, cùng nhiều hoạt động hữu nghị nhân dân quy mô lớn khác, như Liên hoan Nhân dân biên giới Việt-Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, Giao lưu hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc góp phần củng cố nền tảng hữu nghị vững chắc, cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh

Sự tin cậy về chính trị còn giúp Việt Nam và Trung Quốc có thể phối hợp, hợp tác chặt chẽ tại các cơ chế, diễn đàn đa phương như

Trang 4

Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Hợp tác Á - Âu lần thứ nhất (ASEM), Mekong-Lan Thương Việt Nam đánh giá cao

sự ủng hộ, hợp tác tích cực của Trung Quốc trong thời gian Việt Nam đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến do Trung Quốc đề xướng có lợi cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực; sẵn sàng cùng Trung Quốc và các nước tăng cường trao đổi, đưa ra các chương trình hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI), góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới

Đặc biệt, việc củng cố tin cậy chính trị đã góp phần thúc đẩy mở rộng điểm tương đồng, xử lý thỏa đáng các khác biệt giữa hai nước Hiện nay, hai nước còn có bất đồng và nhận thức khác nhau đối với vấn đề trên biển Lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về việc kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Ðông Năm 2011, hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ, các cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao hai nước và 3 cơ chế đàm phán Nhóm công tác cấp chuyên viên Việt Nam - Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc

bộ, Nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển.b) Về các hoạt động kinh tế, thương mại

Kể từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Ðến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt

Trang 5

Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ tám, thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và làthị trường nhập khẩu lớn thứ chín của Trung Quốc trên thế giới.Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung vẫn tăng 24,6%, đạt 165,9 tỷ USD (theo

số liệu của Trung Quốc là hơn 230 tỷ USD, tăng 19,7%) Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021 Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam duy trì tăng trưởng qua các năm Tổng vốn lũy kế đến cuối năm 2021 đạt 21,3 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với mức 10,5 tỷ USD của thời điểm cuối năm 2016 Xét theo tiêu chí năm, trong hai năm 2019 và 2020, Trung Quốc là nhà đầu

tư lớn thứ 4; năm 2021 vươn lên là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, tăng 7 bậc so với năm 2015

c) Về các hoạt động giáo dục, văn hóa

Mối quan hệ lịch sử đặc biệt Việt - Trung có nhiều bước phát triển vượt bậc kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay Từ năm

2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Đến nay, theo một số báo cáo, Trung Quốc có thể là nguồn tài trợ nước ngoài đứng thứ 2 tại Việt Nam (bao gồm cả tài trợ và cho vay) Năm 2009, kim ngạch thưong mại hai chiều đạt khoảng 22,5 tỷ đôla Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc ở Việt Nam tính tổng cộng đến tháng 12-2009 đạt khoảng 2,7 tỷ USD Trung Quốccũng là nước có khách du lịch đứng đầu trong số khách quốc tế đến Việt Nam du lịch

Có thể thấy, mối quan hệ này một mặt đã đưa lại lợi ích cho cả hai bên, song mặt khác cũng chính nó đang tạo cho Trung Quốc vị thế chủđộng trong việc mở rộng hơn nữa sức mạnh mềm văn hóa tại Việt Nam

Trang 6

Khuyếch trương sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng

Trong hàng nghìn năm nay, văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là văn hóa Nho gia luôn có ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

và có sức hấp dẫn trên nhiều phương diện Nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Trung Quốc như sự giải thích quan hệ giữa con người với tự nhiên, thư pháp Trung Quốc, hội họa, võ công Trung Quốc, thậm chí cả ẩm thực và trang phục truyền thống…, đã có mặt từlâu trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam Nhận thức được lợi thế về văn hóa của mình, Trung Quốc đã đưa hợp tác văn hóatrở thành một phần quan trọng trong quan hệ giao lưu văn hóa với ViệtNam Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã tổ chức các hoạt động vănhóa ở Việt Nam nhằm thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước Thông qua con đường chính thức, Trung Quốc đã ký với Việt Nam nhiều Hiệp định, kế hoạch và chương trình hợp tác văn hóa Trong đó nêu rõ các nguyên tắc bình đẳng, khuyến khích giao lưu, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh, thư viện, bảo tàng; đồng thời khuyến khích các hoạt động hợp tác và giao lưu trên các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hợp đồng xuất bản các tác phẩm ưu tú, cử cán bộ thăm viếng trao đổi lẫn nhau v.v

Phòng Văn hóa của Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa với những cán bộ giỏi tiếng Việt phụ trách quan hệ hợp tác trực tiếp với các bộ ngành, các trường đại học ở Việt Nam Nhiều đoàn văn hoá thuộc các lĩnh vực khác nhau của Trung Quốc đã sang Việt Nam biểu diễn

Bên cạnh đó, thông qua hợp tác văn hóa giữa các địa phương, nhất

là các tỉnh biên giới, các trường đại học, viện nghiên cứu, Trung Quốc đang ngày càng khuyếch trương sức hấp dẫn của nền văn hóa đa dạng của mình

Trang 7

Trong mười năm trở lại đây, Trung Quốc đã phối hợp với Việt Nam, tổ chức một số cuộc hội thảo lớn: Hội thảo “Chủ nghĩa xã hội - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” (Hà Nội, tháng 11 - 2000); Hội thảo "Xây dựng đảng cầm quyền - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" (Hà Nội, tháng 2-2004), Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiến về nông nghiệp, nông thôn, nông dân: Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” (Nha Trang tháng 11-2008).

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, một số Viện Khoa học

Xã hội các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Thượng Hải v.v đã ký các Hiệp định hợp tác với Viện Khoa học xã hội Việt Nam…, tạo điều kiện cho hàng trăm nhà khoa học của hai bên có điều kiện đi nghiên cứu khảo sát hoặc trao đổi khoa học Cùng với hợp tác văn hóa, gia tăng hợp tác giáo dục cũng là một trọng tâm trong việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam Ngành giáo dục Trung Quốc đã tiến hành những cuộc hội đàm và ký kết các văn bản thoả thuận về giao lưu và hợp tác giáo dục với Việt Nam Theo đó, tổng số lưu học sinh Việt Nam được hưởng học bổng lưu học tại Trung Quốc mỗi năm đến 130 người PhíaViệt Nam, mỗi năm học cũng dành cho phía Trung Quốc 15 suất học bổng cho lưu học sinh Trung Quốc sang Việt Nam tiến tu và nghiên cứu

Tính đến nay, có hơn 30 trường đại học của Việt Nam có quan hệ giao lưu hợp tác với hơn 40 trường đại học và học viện của Trung Quốc Ngoài ra, bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều thanh niên Việt Nam đã sang Trung Quốc du học tự phí và nhiều người trong số

đó do có thành tích học tập tốt nên đã nhận được học bổng của các trường đại học Trung Quốc Theo thống kê chưa đầy đủ, số thanh niên Việt Nam lưu học tại Trung Quốc khoảng 10.000 người

Trang 8

Gây dựng “ấn tượng Trung Hoa”

Đối với Việt Nam, Trung Quốc không chỉ xây dựng vị thế của mình trên cơ sở chính trị, kinh tế mà ở một mức độ lớn hơn còn bắt nguồn từ ấn tượng văn hoá Trung Quốc trong lòng mỗi người dân ViệtNam

Trung Quốc đã nỗ lực gây dựng “ấn tượng Trung Hoa” thông qua nhiều hoạt động viện trợ, tài trợ văn hóa Trong những năm qua, TrungQuốc đã ưu tiên cung cấp học bổng cho các nước Tiểu vùng sông Mêkông trong đó có Việt Nam; Uỷ ban tiếng Hán đối ngoại Nhà n¬ước Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tài trợ tổ chức cuộc “Nhịp cầu Hán ngữ” tại Việt Nam; Tổ chức triển lãm sách, tranh ảnh, thư pháp, triển lãm tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch

Hồ Chí Minh bằng thư pháp tặng Việt Nam khoản tiền 150 triệu NDT

để xây dựng Cung văn hoá Việt – Trung tại thủ đô Hà Nội; giúp đỡ xây dựng Trung tâm Hán ngữ ở Lào Cai (tài trợ thiết bị máy móc, giảng viên tình nguyện); xúc tiến thành lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam; tích cực chuẩn bị cho “Năm Hữu nghị Việt – Trung” diễn ratrong năm 2010

Chủ động mở rộng những sắc thái văn hóa mang tính phổ quátCùng với văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại của Trung Quốc cũng ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của người dân Việt Nam Nắm bắt được lợi thế trên, Trung Quốc tiếp tục tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam Việc quảng bá này được tập trung và có hiệu quả nhất trong việc xuất khẩu phim nhựa và phim truyền hình Hiện, làn sóng phim truyền hình Trung Quốc với chủ đề lịch sử hấp dẫn hay những vấn đề nổi cộm của

xã hội đương đại đang lan rộng và chiếm thời lượng thường xuyên trên Đài Truyền hình Trung ương và các tỉnh thành tại Việt Nam Theo

Trang 9

thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, trong năm 2009, có 592 lượt phim truyền hình Trung Quốc được các đài truyền hình trên cả nước phát sóng Trong đó có nhiều bộ phim được phát sóng lại liên tục theo yêu cầu người xem như: Tể tướng Lưu gù, Anh hùng Thủy Hử, Tiếu ngạo giang hồ, Tây du kí, Thời đại hoàng kim, Triều đại hoàng kim, Anh hùng xạ điêu, Tình yêu và thù hận… Nhiều bộ phim ăn khách và đoạt giải cao của Trung Quốc được công chiếu rộng rãi tại các rạp của Việt Nam như Họa bì, Xích bích, Kungfu Gấu trúc, Hoa Mộc Lan, Chiến binh và tình sói thu hút được nhiều khán giả Việc gia tăng truyền bá truyền thông này đã làm gia tăng sự tiếp nhận tự nguyện cácsản phẩm văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam

Bên cạnh đó, Hội giao lưu Văn hóa đối ngoại Quảng Tây xuất bản tạp chí Hoa sen bằng hai thứ tiếng Trung, Việt phát hành tại các tỉnh biên giới thuộc hai nước nhằm quảng bá sâu hơn hình ảnh của Trung Quốc đối với Việt Nam

Nhờ tăng cường quảng bá du lịch, khách Việt Nam sang du lịch Trung Quốc cũng ngày một tăng Những năm gần đây, mỗi năm đạt khoảng 2 vạn lượt người

Ngoài ra, việc quảng bá mạnh mẽ về ẩm thực và sức lan rộng của các nhà hàng Trung Quốc tại các thành phố lớn và các tỉnh giáp biên hiện đang là những địa điểm thu hút lượng thực khách lớn là người Việt Nam

Có thể thấy, dựa vào những lợi thế có sẵn từ vị trí địa lí, lịch sử tương đồng cũng như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Trung Quốc đang từng bước định hình tại Việt Nam những sắc thái văn hóa mang tính phổ quát thông qua sự phổ biến một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông những nét đặc thù về lối sống, tập quán và hình ảnh Trung Quốc

III Điểm qua về các tin tức đối ngoại nổi bật giữa 2 nước:

Trang 10

Một số tin tức đối ngoại nổi bật giữa Việt Nam và

1.Các cuộc đàm phán, hợp tác trên các lĩnh vực

 Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Trang 11

Việt Nam –Trung Quốc luôn duy trì mối quan hệ hợp tác song phương về kinh

tế, thương mại

Báo VTC News

Bài viết đưa ra những dấu ấn trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Trung Quốc duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương Qua đó nâng quan hệ kinh tế - thương mại song phương lên tầm cao mới

Trang 12

Báo điện tử Dangcongsan.vn Kì hợp lần thứ 11 Ủy ban Hợp tác kinh tế

thương mại Việt Nam -Trung Quốc ( 25/10/2022)

Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức

Kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc theo hình thức trực tuyến Kỳ họp lần này, Hai Bên nhất trí đánh giá, mặc dù đại dịch COVID-19 và nhiều biến động địa - chính trị trên thếgiới đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, thương mại toàn cầu, quan hệhợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển, đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận

 Hợp tác giáo dục

Tiếp tục khuyến khích và đẩy mạnh giao lưu, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực: trao đổi thông tin, trao đổi giảng viên,

Trang 13

sinh viên, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học hai nước.

Trang moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 14

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký Bản thỏa thuận hợp tác giáo dục với Bộ trưởng

Trần Bảo SinhChiều ngày 12/09/2016, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Trần Bảo Sinh đã ký kết “Thoả thuận về Hợp tác giáo dục giữa Bộ GD&ĐT Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2016-2020”

 Hợp tác văn hóa, du lịch.

Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác về Văn hóa và

Du lịch

Trang 15

Báo Vietnamtourism.gov.vnTại buổi hội đàm, hai bên đánh giá, trao đổi thống nhất những kết quả trong hợptác giao lưu giữa hai nước trong hơn một năm qua Theo đó, năm 2018 là năm

có nhiều dấu ấn trong quan hệ hợp tác văn hóa và du lịch Việt – Trung Tại buổi hội đàm, lãnh đạo hai Bộ đã thảo luận về phương hướng thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch trong thời gian tới Hai bên sẽ thúc đẩy mạnh mẽ, thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2021”, “Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Văn hóa

và Du lịch Trung Quốc”

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy

và Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc Lý Quần đã tham dự và cắt băng khai mạc triển lãm Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hà Nội)

Ngày đăng: 25/11/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w