Do đó,việc nghiên cứu về Huyền quan táng cũng được xem là một đề tài nghiên cứu thiết thực,mang lại cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học về văn hoá tục lệ tang ma của dân tộcTrung Ho
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử văn hoá là nền văn minh của mỗi quốc gia, là một hình thái quan trọng của nhân loại, điều này được thể hiện rõ trong các nền văn minh lâu đời của Trung Hoa Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn hoá có lịch sử lâu đời, đa dạng và phức tạp, dễ gây nhầm lẫn nhất trên thế giới Bên cạnh những những nền văn hoá độc đáo còn 1 được lưu giữ đến ngày nay thì cũng có những nền văn hoá cổ đại đã trở nên cổ xuý không hợp với thời đại đã bị bài trừ Tuy nhiên những nét văn hoá đã bị lên án này lại là những đề tài thảo luận luôn thu hút số lượng lớn độc giả tìm đọc và nghiên cứu Có thể nói, Trung Quốc nổi tiếng bậc nhất với nền văn hoá phong phú và lâu đời, từng thời kỳ, từng khu vực sẽ phát triển những nét văn hoá khác nhau, tiêu biểu như chữ viết, văn học, đạo giáo, ẩm thực, trang phục, bên cạnh đó là những văn hoá đời thường như ma chay, cưới xin Ở bài viết này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vào tục Huyền quan táng- một tục lệ ma chay cổ đại của Trung Quốc.
Các tập tục chôn cất của người dân trên khắp thế giới từ cổ đại đến hiện đại là một biểu hiện hấp dẫn về cá tính văn hóa Là sự kết hợp giữa tôn giáo, lối sống và môi trường tự nhiên, những biểu hiện tôn kính người chết này rất khác nhau Những công trình hoành tráng như Đại kim tự tháp trang trọng hay những ngôi mộ trên bầu trời Tây Tạng, những điều này phản ánh niềm tin sâu sắc nhất của cả một dân tộc và một cá nhân đối với vị trí của họ trong vũ trụ bao la hơn
Nghi thức tang lễ là một nét văn hóa đặc biệt được lưu truyền bởi các dân tộc trên thế giới, điều này cũng không riêng gì với đất nước tỷ dân như Trung Quốc Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, cũng vì vậy tang lễ được xem là một sự kiện rất quan trọng Tuy nhiên với nguồn gốc là một trong bốn nền văn minh cổ nhất thế giới, hiện nay lại là quốc gia có diện tích lãnh thổ vô cùng rộng lớn, vì thế mà nghi thức tang lễ ở Trung Quốc có sự khác biệt rạch ròi giữa các vùng, thậm chí ở các làng cách nhau hàng chục dặm, tập tục về tang lễ cũng khác nhau Điều này được lý giải rõ ràng khi các vùng văn hoá của Trung Quốc trải dài khắp các khu vự
1 “Chinese Dynasty Guide - The Art of Asia - History & Maps”
1 miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống thống có rất nhiều điểm khá biệt giữa các dân tộc, vùng miền, thị trấn, thành phố và tỉnh lị.
Với việc nghiên cứu về Huyền quan táng sẽ có đóng góp không nhỏ vào tiến trình tìm hiểu về văn hoá, cũng như tục ma chay ở Trung Quốc, giúp giới trẻ có một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về nền văn hoá tang ma của mỗi dân tộc Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hoá như hiện nay, vẫn chưa có nguồn tư liệu tiếng Việt chuyên sâu nào về tục lệ Huyền quan táng ở Trung Quốc.
Có thể thấy được rằng: Tang ma ở Trung Quốc là một phần của văn hoá Trung Hoa, nó liên quan mật thiết đến các yếu tố phong tục, tư tưởng, tôn giáo, đời sống, và các khía cạnh khác của xã hội Trung Quốc Do đó, việc nghiên cứu tục lệ ma chay Huyền quan táng là một đề tài nghiên cứu thiết thực, mang lại cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học về đời sống tinh thần và văn hoá trong lịch sử phát triển của đất nước tỷ dân như Trung Quốc.Chính vì những lý do nêu trên, tôi với cương vị là sinh viên hiện đang theo học và nghiên cứu về đất nước Trung Quốc quyết định chọn đề: “ Bước đầu tìm hiểu tục lệ Huyền quan táng ở Trung Quốc”.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chúng tôi trình bày tư liệu nghiên cứu theo các nhóm như sau:
1 Cuốn Lich sử văn minh & các triều đai của Trung Quốc được biên soạn bởi Ts. Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh, là một cuốn sách ngắn gọn xúc tích với nhiều hình ảnh minh hoạ phục vụ cho quá trình nghiên cứu và tìm hiểu văn hoá, đặc biệt cuốn sách có nêu rõ về các nghi thức tang lễ của người Trung Quốc.
2 Lịch sử văn minh Trung Hoa do Phùng Quốc Siêu chủ biên đã cung cấp nhiều dữ liệu thông tin, cung cấp một cái nhìn bao quát và hệ thống hơn về văn hóa Trung Hoa qua các mốc thời gian tuần tự trong lịch sử hình thành các nền văn hoá Nếu muốn tìm hiểu về Trung Hoa thì cuốn sách này là một trong những cuốn không thể thiếu để mọi người biết được một cách cơ bản và khái quát nhất về lịch sử văn hóa Trung Hoa
3 Cội nguồn văn hoá Trung Hoa, do Đường Đắc Dương chủ biên là một cuốn sách gần như hoàn thiện và đầy đủ nhất viết về văn hoá tục lệ nhân gian Cuốn sách này cũng
2 đã nêu khá rõ ràng về các tục lệ ma chay phát triển qua từng thời kì lịch sử, đã cung cấp được ít nhiều thông tin phục vụ cho bài nghiên cứu của chúng tôi
Mục đích nghiên cứu
Tang ma là hình thức, nghi thức tâm linh không thể thiếu đối với văn hoá phương Đông nói chung và văn hoá Trung Quốc nói riêng Tục lệ ma chay phản ánh hệ thống xã hội, phong tục cũng như quan niệm của con người về một thế giới sau khi chết Khi tìm hiểu về tục lệ tang ma là đang tìm hiểu về cội nguồn của thế giới tâm linh của người xưa cũng như tìm hiểu về sự phát triển trong tư duy, đời sống tinh thần của xã hội loài người. Tuy nhiên tác tục lệ ma chay cổ xưa và chỉ xuất hiện ở các vùng dân tộc thiểu số vẫn còn là một thắc mắc khá lớn Vậy nên, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này mục đích sẽ phần nào lý giải một phần thắc mắc đối với các sinh viên có nhu cầu tìm dọc và nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là Huyền quan táng
Khách thể nghiên cứu là tục lệ
Không gian nghiên cứu được xác định là các dân tộc thiểu số cổ đại ở miền nam Trung Quốc: Tứ Xuyên, Vân Nam, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tây, Phúc Kiến và các tỉnh khác
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, tôi đã tập trung vào các phương pháp phân tích-tổng hợp lý thuyết và phương pháp nghiên cứu tư liệu Với các cách nghiên cứu quen thuộc như: phân tích, tổng hợp, khảo tả và đưa ra giả thuyết khi xây đựng công trình.
Phương pháp phân tích là phương pháp quan trọng khi tìm hiểu các đặc trưng của tục lệ Huyền quan táng
Phương pháp tổng hợp tư liệu được sử dụng các kiến thức từ sách vở và tư liệu thực tế và những mô hình lý thuyết cũng như bài nghiên cứu trước đó trong sách vở, trong các bài nghiên cứu của những học giả đi trước, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, sàn lọc và kế
3 thừa những thông tin hữu ích có liên quan đến đối tượng nghiên cứu để trình bày trong bài viết, góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
Phương pháp giả thuyết được sử dụng để dự báo và dẫn đường cho công trình, có vai trò như một phương pháp nhận thức để dự đoán cũng như bản chất của tục Huyền quan táng.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu của chúng tôi góp thêm luận cứ cho lý thuyết nghiên cứu về tục lệ Huyền quan táng ở các tỉnh phía nam Trung Quốc
Công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi dã góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu cũng như giảng dạy, học tập về văn hoá tín ngưỡng của Trung Quốc.
Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi ngoài các phần dẫn luận, kết luận, mục lục còn có các nội dung như sau
Chương 1: Cơ sở thực tiễn và lý luận Ở chương này chúng tôi tập trung làm rõ các khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng như để người đọc có cái nhìn tổng thể, nắm được những thông tin cơ bản của tục lệ tang ma này
Chương 2: Tục lệ Huyền quan táng ở Trung Quốc
Từ nền tảng cơ sở lý luận của chương trước, chương này chúng tôi tập trung mô tả chi tiết đặc điểm của tục lệ Huyển quan táng, dựa trên tư liệu thu thập được, chúng tôi trình bày một cách chi tiết về Huyền quan táng, từ đó hiểu rõ hơn về tục lệ
Chương 3: Sự tác động và bảo tồn tực lệ Huyền quan táng hiện nay ở Trung Quốc
Từ những đặc điểm có được ở chương trước, chương này chúng tôi sẽ đề cập đến hình hình hiện tại của các cỗ mộ thông qua những quá trình nghiên cứu mới nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
Cơ sở lý luận
1 Khái niệm phong tục tập quán
Theo Thạc sĩ Đinh Thuỳ Dung phong tục được hiểu cơ bản chính là những hoạt động sống của con người, phong tục sẽ được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của con người và phong tục là những thứ đã ổn định thành nề nếp, phong tục sẽ được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện Chúng ta thấy rằng, từ phân tích được nêu trên thì phong tục có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định.
Phong tục được vận dụng linh hoạt và các phong tục đều sẽ không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục thì cũng sẽ không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ giống như là các quan hệ đời thường Khi phong tục được coi là một chuẩn mực ổn định được sử dụng và xuất hiện trong cách xử sự, thì nó trở thành tập quán xã hội mang tính bền vững.
Vì vậy, phong tục còn được hiểu là một bộ phận của văn hoá, đóng vai trò trong việc hình thành nên truyền thống của một địa phương cụ thể hay một quốc gia nói chung, của một dân tộc nhằm mục đích để điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể là những cá nhân trong các quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân của các chủ thể đó Trên thực tế thì không phải mọi phong tục đều sẽ có thể tồn tại mãi mãi với thời gian và khi nó xuất hiện thì sẽ cần phải có sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của các thời kỳ kế tiếp. Thời gian trôi qua dần và chính con người cũng sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp với các quan niệm mới, nền sản xuất mới của địa phương mình.
Phong tục theo Từ điển Bách khoa toàn thư được định nghĩa là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính truyền thống của một dân tộc, địa phương Nó có sự ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của các cá nhân trong cộng đồng Phong tục được tuân thủ theo quy định của luật tục hay hương ước Người vi phạm
5 có thể bị vạ phạt Cùng với sự phát triển của xã hội, một số phong tục không còn phù hợp với thời đại mới thì bị đào thải Trong khi đó, một số phong tục mới khác lại được hình thành.
Cũng theo như lý giải của Thạc sĩ Đinh Thuỳ Dung Tập quán được hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó.
Tập quán sẽ có đặc điểm là bất biến, bền vững, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, tập quán khi đã xuất hiện thì sẽ rất khó thay đổi Trong những quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát hoặc tập quán sẽ được hình thành và nó sẽ tồn tại một cách ổn định thông qua nhận thức của các chủ thể trong một quan hệ nhất định và tập quán sẽ được bảo tồn thông qua ý thức của quá trình giáo dục con người có định hướng rõ nét.
1.3 Phong tục tập quán là gì?
Từ hai khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán chính là toàn bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có những sự khác biệt với nhau.
Có thể hiểu đơn giản, phong tục tập quán là hệ thống quy tắc xử sự do những người sống trong xã hội tự đặt ra và được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho nhu cầu tự quản của cộng đồng 2
2 Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Phong tục tập quán trong nghi lễ vòng đời của dân tộc Choang - Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, tr.11.
Theo thông tin được đăng tải trên Lagi.wiki, nghi lễ (chữ Hán:儀禮) là một trong thập tam kinh của Nho giáo, nội dung ghi chép các loại lễ nghi trước thời Tần, trong đó chủ yếu ghi chép lễ nghi của sĩ đại phu Nghi là những phương thức biểu lộ sự cung kính một cách trang nghiêm đối với Tam bảo hay để truy tiến báo ân đối với các đấng cao cả mà mình tôn thờ Lễ là một hình thức sinh họat truyền thống có giá trị tâm linh nhằm đánh dấu những thời điểm quan trọng trong cuộc đời tu tập và sinh hoạt của một Đoàn sinh và Huynh trưởng trong tổ chức Nghi lễ là một pháp môn hay phương tiện dẫn dắt đời sống tinh thần con người Thông qua nghi lễ, những người đang sống ở cõi trần cầu cúng thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho cuộc đời của mỗi con người.
Trong khi đó, A.A Radugin - một nhà văn hóa học Nga đã nói về nghi lễ như sau:
“Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện mối quan hệ hữu hiệu giữa cuộc sống thường ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ tiên, thần thánh, ma quỷ, số phận v.v ). Nghi lễ được truyền lại không chỉ trong tôn giáo mà đi vào cả cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân gian truyền thống Tại đây, nghi lễ là di tích còn sót lại của thần thoại” 3
Theo từ điển bách khoa toàn thư của Trung Quốc “ Tang lễ” 葬礼ở Trung Quốc còn được gọi là cải táng hoặc hậu táng, là một nghi lễ xã hội chính thức đánh dấu cái chết của một người Văn hoá tang lễ là một phức hợp nhiều nét văn hoá đặc trưng khác nhau trong sinh hoạt cộng đồng cho con người sáng tạo ra có liên quan đến cái chết.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những hình thức tang lễ khác nhau Lịch sử tang lễ cũng lâu đời như nền văn minh nhân loại Ví dụ, ở Trung Quốc, trong các ngôi mộ của thời kì cũ, thi thể của người quá cố thường được sắp xếp theo một hình thức nhất định, thi thể được sơn bằng đất son đỏ, tượng trưng cho máu và sự sống, trong mộ có các đồ vật tuỳ táng
5 Quan điểm nhân chủng học về tang lễ
3 Radugin A.A (chủ biên) (2002), Từ điển bách khoa Văn hoá học, (Vũ Đình Phòng dịch), Nxb Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, tr 326.
Theo quan điểm nhân chủng học, tang lễ cho phép người sống tỏ lòng thành kính với người chết theo cách không hủy diệt, tái cân bằng các mối quan hệ xã hội bị phá vỡ bởi cái chết, duy trì sự gắn kết xã hội và ngăn chặn sự sụp đổ xã hội.
6 Phong tục mai táng của người Trung Quốc
Cơ sở thực tiễn
Loại chôn cất quan tài treo này, chứa đầy ý nghĩa văn hóa sâu sắc, có nhiều câu đố mà con người ngày nay không thể giải thích được Ví dụ, làm thế nào con người thời cổ đại gửi quan tài chứa xác chết và đồ tùy táng nặng hàng trăm kilogam vào các hang động trên vách đá cao là một vấn đề "khó lý giải" Và bài tiểu luận này chính là bài nghiên cứu đặc điểm chung cũng như riêng từng vùng dân tộc thiểu số phía Nam về tục lệ tang ma Huyền quan táng.
Tiểu kết chương 1:Ở chương 1, những cơ sở lý luận và sơ sở thực tiễn trình bày là nền tảng để phân tích những vấn đề trong đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận, đã đưa ra một số khái niệm liên quan như: tang lễ, tục lệ Huyền quan táng Dựa vào đó, làm rõ được những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc nghiên cứu những vấn đề ở chương 2 và chương 3
TỤC LỆ HUYỀN QUAN TÁNG Ở TRUNG QUỐC
Lý giải về quan tài treo
Thời gian và nguồn gốc của việc chôn cất quan tài treo là vấn đề khó có thể truy tìm được, chúng ta chỉ biết rằng nó đã tồn tại hàng nghìn năm và gần đây nhất là hàng trăm năm Có nhiều cách giải thích văn hóa cho việc chôn cất quan tài treo Có người cho rằng đặt thi hài trên chỗ cao của vách đá có thể bảo vệ tốt khỏi sự xâm nhập của con người và dã thú, mọi việc đều tiến triển tốt đẹp, và việc treo mộ càng cao thì bạn càng thể hiện sự tôn trọng đối với người chết, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc treo các quan tài lên vách núi để tiết kiệm diện tích canh tác.
1 Lịch sử hình thành và phát triển của Huyền quan táng.
Từ "quan tài treo" xuất phát từ câu "nơi ở của những người bất tử trên mặt đất, có hàng ngàn quan tài treo trên vách đá" (trích trong Tập 47 của Thái bình ngọc lan, được biên soạn bởi Lý Phương, Lý Mục, Từ Xuân )
Năm 1946, khi các học giả Trung Quốc kiểm tra các ngôi mộ quan tài treo ở huyện Công ở tỉnh Tứ Xuyên, họ bắt đầu sử dụng từ này như một tên riêng.
Quan tài treo một trong những hình thức chôn cất cổ xưa, đặc trưng bằng cách đặt quan tài của người quá cố trên một vách đá không thể tiếp cận Các thời đại chủ yếu là từ thời đại đồ đồng đến thời kỳ đồ sắt sớm Nó đã được tìm thấy ở Trung Quốc, Bán đảo Ấn Độ và Philippines
1.2 Nguồn gốc về quan tài treo.
Theo từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến của Trung Quốc thì Quan tài treo là một trong những nghi thức mai táng truyền thống của người Bạch Phố và người Nam Đảo, còn được gọi là mộ vách đá (người Nam Đảo hình thành bởi sự di cư và hợp nhất của người Bách Nguyệt cổ đại từ Quảng Đông và Phúc Kiến) Phần lớn các ngôi mộ được tìm thấy ở Tây Nam Trung Quốc: Quý Châu, Vân Nam, miền nam Tứ Xuyên và các khu
11 vực khác, Đông Nam Á và Quần đảo Thái Bình Dương đều có những dấu vết cho thấy sự xuất hiện của quan tài treo Trong số đó, thì quan tài treo ở núi Vũ Di ở tỉnh Phúc Kiến, núi Long Hổ ở tỉnh Giang Tây và quan tài treo ở miền nam Tứ Xuyên là nổi tiếng nhất. Trong hàng nghìn năm, người Bách Nguyệt đã bắt đầu những cuộc di cư kéo dài, vì vậy cũng có sự phân tách tộc người, những chiếc quan tài treo cũng xuất hiện ở nhiều nơi. Theo thông tin được cập nhật năm 2021 được đăng tải trên Tứ Xuyên Nhật Báo, những chiếc quan tài treo ở núi Vũ Di được hình thành khoảng 3.800 năm trước, những chiếc quan tài treo ở núi Long Hổ, Giang Tây được cho của người Bách Nguyệt cổ đại được xây đựng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn 2.600 năm, Còn các quen tài ở vách đá núi Vu Sơn, Trùng Khánh khoảng 1600 năm trước Ngược lại, quan tài treo ở Nghi Tân, Tứ Xuyên là những cổ quan tài có niên lại trẻ nhất Có nhiều thông tin cho rằng chủ nhân của chiếc quan tài treo cổ ở huyện Công, Nghi Tân là của tộc một người Bạch Nguyệt đã chuyển từ Phúc Kiến đến đây sau hàng nghìn năm.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán đã thu thập và thông qua công nghệ DNA ty thể từ phần còn lại của quan tài treo, trích xuất thành công 7 mẫu và so sánh chúng với dữ liệu ty thể của hơn 4.500 người hiện đại từ 55 quần thể Trình tự gen của những mẫu DNA này rất giống với đặc điểm của người Bạch Phố và người Nam Đảo, có nguồn gốc là người Bách Nguyệt cổ đại
Bắc sử mục Liêu sử của Lý Diên Thọ viết vào thời nhà Đường có đề cập đến phong tục tang lễ của người Liêu: "Người chết được chôn trong quan tài thẳng đứng." Sau khi chết, họ được chôn cất trong tư thế thẳng đứng, tức là chôn cất trong quan tài treo Nhiều học giả đã sử dụng cách chôn cất quan tài treo của Liêu để xác định họ là có nguồn gốc của người Bách Nguyệt và người Man rợ ở cổ đại.
Cũng có những nghiên cứu về hình thức tang lễ của người Bồ là Huyền quan táng. Tuy nhiên sau nhiều quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng, quan tài treo là phong tục của người Liêu chứ không phải là phong tục của người Bồ và thuyết treo quan tài của người Bồ xuất hiện lần đầu sau thời nhà Minh "Quan tài treo của người Bồ” ở phía nam của Tứ Xuyên và Vân Nam, chỉ xuất hiện trong các tài liệu lịch sử trong biên niên sử địa phương của triều đại nhà Thanh Ở khắp Diêm Tân, Vân Nam có rất nhiều
12 vách đá treo quan tài của các thủ lĩnh và các thế hệ người Bồ nhưng không còn rõ tên. Tuy nhiên, trong các tài liệu lịch sử trước đó, không có mối liên hệ nào giữa "quan tài treo" và "người Bồ" Dù nhiên, những tài liệu nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng, nguồn gốc những cỗ quan tài treo đều thuộc sở hữu của người Bồ, từ đây mới phát triển ra các vùng lân cận.
Hình 2: Những chiếc quan tài treo trong hang động ở Quý Châu, tây nam Trung Quốc
2 Truyền thuyết về người Bồ.
Người Bo là một dân tộc thiểu số sống dọc theo biên giới của các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay Ở đó, họ đã tạo ra một nền văn hóa rực rỡ từ 3.000 năm trước Tổ tiên của người Bồ đã giúp Tây Chu lật đổ nhà cầm quyền Yin vào cuối triều đại nhà Thương Các chuyên gia nghi ngờ rằng họ đã biến mất sau khi triều đại nhà Minh tiếp quản khu vực này và tàn sát toàn bộ bộ tộc Bồ Tuy nhiên, không ai biết chính xác họ là ai, họ đến từ đâu và chuyện gì đã thực sự xảy ra Đây vẫn là một chủ đề thảo luận sôi nổi ở Trung Quốc.
Người Bồ khác với các dân tộc khác ở phong tục mai táng Thường được đẽo quan tài từ những khúc gỗ cứng bền, quan tài treo của họ không sơn Những chiếc quan tài treo gần đây nhất được làm cách đây khoảng 400 năm vào giữa và sau thời kỳ nhà Minh
(1368-1644), trong khi nhiều chiếc quan tài sớm nhất có niên đại 1.000 năm vào thời nhà Tống (960-1279) Cho đến nay, chiếc quan tài được tìm thấy ở khu vực Tam Hiệp, có niên đại khoảng 2.500 năm vào thời Xuân Thu (770 TCN - 476 TCN).
Quan tài treo là hình thức chôn cất phổ biến nhất ở Tây Nam Trung Quốc cổ đại Tuy nhiên, tập tục này đã kết thúc với sự biến mất bí ẩn của người Bồ Những người đến sau biết họ từ những chiếc quan tài treo cổ và những bức tranh họ để lại như những âm vang mờ nhạt trên vách đá Nền văn hóa phồn hoa cổ xưa của họ như của người Maya không còn nữa.
Du khách đến Matangba không khỏi thắc mắc: Tại sao người Bo lại chôn người chết trong quan tài treo? Họ đã làm điều đó như thế nào? Và tại sao người Bo lại biến mất? Trong quá trình nghiên cứu thu hoạch được những thông tin như sau:
Giả mã những cỗ quan tài treo của dân tộc thiểu số cổ đại ở miền Nam Trung Quốc
1 Một số địa diểm có sự xuất hiện của quan tài treo
Theo tài liệu và điều tra thực địa, phong tục mai táng này tồn tại ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Chiếc Giang, Giang Tây và các tỉnh khác Chúng cũng phân bố ở phía bắc Sơn Tây, chủ yếu ở khu vực núi Vũ Di của tỉnh Phúc Kiến và quận Công, huyện Quân Liên ở ngã ba Tứ Xuyên, huyện Trấn Hùng ở Vân Nam và một số quận, huyện khác Bên cạnh đó, một số lượng lớn di vật quan tài treo cổ từ thời Chiến Quốc đến nhà Tần và nhà Hán đã được phát hiện.
Cùng với việc chôn cất quan tài treo ở quận Công, còn có những bức tranh trên vách đá Trên núi ở phía bắc Thái Nguyên, Sơn Tây cũng có quan tài treo, nằm trên ngọn núi đối diện với Đại học Bắc Trung Quốc, trên núi có một con đường dẫn đến Hồ chứa nước thứ hai của sông Fen Đi bộ dọc theo Con đường hướng tới Hồ chứa nước thứ hai, có thể nhìn thấy những chiếc quan tài treo trên vách đá.
Những chiếc quan tài treo được tìm thấy ở nhiều nơi có đồ dùng chôn cất và niên đại khác nhau Hầu hết các quan tài hình thuyền ở khu vực núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến đều được khai quật từ gỗ nguyên tấm, thuộc thời Xuân Thu và Chiến Quốc Các đồ vật chôn cất của Quan tài treo Baiya ở khu vực này bao gồm khay gỗ hình con rùa, mảnh cây gai dầu, lụa, vải bông và chiếu tre Hầu hết các quan tài hình chữ nhật ở Tứ Xuyên đều được khai quật từ gỗ nguyên tấm, trên đó có các nắp dốc bằng xương cá, thuộc về các triều đại nhà Nguyên và nhà Minh Đồ vật trong quan tài treo chủ yếu là quần áo có trang trí phức tạp và chữ Trung Quốc được viết trên đũa tre.
Hình 3: Quan tài treo ở núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Hình 4: Quan tài treo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Nguồn: Can Stock Photo/avanbel.
Những ngôi mộ cổ trên vách đá từ thời nhà Tống đến nhà Minh của người Bồ- dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Trung quốc thời xưa, đã trở thành di tích văn hóa trọng điểm quốc gia vào năm 1988 Quan tài treo của người Bồ ở Nghi Tân, Tứ Xuyên tổng cộng có
265 chiếc được bảo tồn, đây là nơi tập trung nhiều nhất các phần mộ quan tài treo Chiều cao của quan tài thường từ 10 đến 50 mét so với bề mặt và cao nhất là 100 mét Có hai cách đặt quan tài: một là phương pháp đóng cọc gỗ, tức là trên vách đá khoan hai đến ba lỗ, cắm cọc gỗ vào để đỡ quan tài; hai là phương pháp khoan lỗ, đó là là khoét các lỗ ngang hoặc dọc trên vách đá để chứa Quan tài Thứ ba là sử dụng các hang động tự nhiên và khe nứt giữa các vách đá để chứa quan tài Gỗ quan tài có đầu to đuôi nhỏ, hơn nữa phần lớn là gỗ nguyên tấm.
Hình 5: Quan tài treo của người Bồ ở Nghi Tân, Tứ Xuyên Trung Quốc
Nguồn: Tứ Xuyên Nhật Báo- 四川日报
Hình 6: Quan tài treo ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Nguồn: Alexander P Bell/Shutterstock.com
Khu vực núi Long Hổ ở thành phố Ưng Đàm, tỉnh Giang Tây có 99 đỉnh núi và 24 tảng đá, được bao phủ bởi các hang động khác nhau, nơi đây được khai quật và tìm thấy hơn 100 chiếc quan tài treo với chiều cao cách mặt đất là từ 20- 50 mét Trên vách đá lớn, rải rác khắp nơi là hang động, nhìn từ các con sông hoặc mặt đất, mơ hồ có thể nhìn thấy
19 lỗ thủng hoặc vết đóng cọc gỗ, hoặc vết ván gỗ bịt kín Bởi vì những hang động này không thể tiếp cận được và không ai có thể bước vào, những gì ẩn giấu trong đó đã là một bí ẩn trong nhiều thế kỷ Mãi đến cuối những năm 1970, các nhà khảo cổ Giang Tây mới sử dụng những chiếc giỏ treo và thang để vào hang nhằm giải mã bí ẩn này Sau khi các công nhân kiểm tra đá vào hang, họ đã nghiên cứu một cách khoa học những chiếc quan tài treo cổ và khai quật một số lượng lớn di vật Khu du lịch Tiên Thuỷ Nham trên núi Long Hổ có một nhóm ngôi mộ cổ trên vách đá, trên vách đá có những chiếc quan tài bằng ngọc treo lơ lửng trên không, thần bí khó lường, được biết đến như một cảnh tượng vĩ đại trong lịch sử văn hóa thế giới Có hàng trăm ngôi mộ trên vách đá ở núi Long Hổ, tất cả đều được khảm trên vách đá, toàn bộ nhóm ngôi mộ trên vách đá được kết nối chặt chẽ với nhau như một bức tranh cuộn khổng lồ, rất thần thoại
:Hình 7: Quan tài treo ở núi Long Hổ, Giang Tây, Trung Quốc
Quan tài treo ở huyện Thạch Môn, trực thuộc thành phố Trường Đức, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là hình thức mộ táng trên vách đá duy nhất được phát hiện ở miền bắc Trung Quốc, phía Bắc sông Dương Tử có giá trị rất lớn đối với nghiên cứu khảo cổ học Nhìn chung các ngôi một trên vách đá ở khu vực này không cao ngất như ở một số địa phương khác, mà chỉ cao 10 đến 20 mét, tất cả đều dốc đứng bằng phẳng, mặt trên tường bao phủ cây cối xanh tươi bụi rậm, bằng gỗ Quan tài treo trên tường đá được chôn sâu trong hang, cũng có quan tài lộ ra ngoài tường đá, dùng cọc gỗ chống đỡ, dùng xích sắt treo, không chỉ có một quan tài treo đơn độc mà còn có hai quan tài đặt cạnh nhau Độ cao của các
20 quan có sự khác nhau về chiều cao cách mặt đất, nhưng tất cả chúng đều có thể được nhìn thấy rất rõ ràng Hầu hết các quan tài treo được đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát như vách đá, hang động.
Hình 8:Quan tài treo ở huyện Thạch Môn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc Thái Châu vốn là quê hương của người Bách Nguyệt, người Bách Nguyệt ở giữa núi và sông, họ rất quen thuộc với nước, giỏi sử dụng thuyền và quen sống trên mặt nước Tục treo quan tài nói chung lan truyền dọc theo các tuyến đường thủy Sông Thạch Phong, nhánh lớn nhất của sông Tiêu Giang, Chiếc Giang Trước thời nhà Minh, có nhiều tuyến đường thủy rộng rãi và một bến cảng thịnh vượng gần đó Từ Thạch Phong nhìn lên bức tường đá sẽ thấy một số hang động cao mà chỉ có loài chim mới có thể bay tới Trong lịch sử, quan tài đã được đặt trong các hang động tuỳ vào cao thấp ở khu vực này, từ thời cổ đại cho đến những năm 1970.
2 Khai quật và nghiên cứu.
2.1 Nguyên nhân an táng các quan tài trên vách núi
Trong nền văn hoá châu Á, đặc biệt là đất nước Trung Quốc nghĩa vụ đối với gia đình, hay lòng hiếu thảo, đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của họ.
Có nhiều bằng chứng về việc thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn năm trước, ví dụ như quan tài treo của người Bách Nguyệt cổ đại Trong lịch sử, các gia đình người Trung Quốc đã chọn chôn cất người thân đã khuất của họ ở gần gia đình, để họ có thể dễ dàng chăm sóc hài cốt và bày tỏ lòng kính trọng Bằng cách này, họ cũng chăm sóc cho giá trị tinh thần
21 của người đã khuất và cả những người còn sống Họ mong muốn người đã khuất có mộ tinh thần mãn nguyện và hạnh phúc, hạn chế khả năng linh hồn của người đã khuất quay trở lại ám ảnh người sống Tuy nhiên, người Bồ thì khác Họ đặt những người thân yêu đã chết của họ ở những nơi khó tiếp cận nhưng Một số học giả đưa ra giả thuyết rằng vị trí càng cao thì người ta càng thể hiện sự tôn trọng và nghĩa vụ, và điều này khiến người chết rất hài lòng Nếu người sống có thể làm cho linh hồn tổ tiên của họ rất hạnh phúc, thì các linh hồn sẽ ban phước lành cho người sống.
Trong nhiều thập kỷ, các học giả đã cố gắng ghép các manh mối lại với nhau để xác định lý do tại sao người Bồ thực hiện nghi lễ tang lễ này và làm thế nào họ có thể đặt quan tài ở những nơi khó tiếp cận như vậy.
Qua những cuộc khai quật, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc lựa chọn địa điểm chôn cất quan tài treo phải gần núi, sông và việc sử dụng những cỗ quan tài hình thuyền phản ánh rằng việc chôn cất quan tài treo có nguồn gốc từ các dân tộc thủy sinh Những ghi chép trên cho thấy môi trường địa lý và đời sống kinh tế của người Bách Nguyệt cổ đại có quan hệ mật thiết với sông, hồ và biển Theo các tài liệu lịch sử và dữ liệu khảo cổ học, các kiểu chôn cất quan tài treo ở Phúc Kiến, Giang Tây và các vùng đông nam khác thì các tộc người Bách Nguyệt cổ đại sinh sống giữa các thung lũng, giữa những khóm tre, và đã quen với miền sông nước, nơi đây cũng thuận tiện cho thuận tiện cho việc đi thuyền Đất sâu và nguy hiểm." Đời sống kinh tế của người Bách Nguyệt thời cổ đại là
Bí ẩn qua các thời đại
Từ những tư liệu lịch sử mà người Bồ và người Khương để lại, chúng ta có thể thấy mục đích ban đầu của họ khi thực hiện chôn cất quan tài treo là Người Bo tin rằng sau khi chết, cơ thể không thể chạm đất, nếu không linh hồn không thể lên trời; người Khương cũng tin rằng treo người chết trong quan tài treo trên vách đá có thể khiến thi thể treo lơ lửng trong không trung, linh hồn có thể bay trời lên mà không đi xuống đất, thu được thần lực, để bảo vệ con cháu.
Về vấn đề này, cũng có một số người mê tín, cho rằng quan tài treo cổ đã trường sinh bất tử hàng nghìn năm, chính là do linh hồn của người đã khuất thăng lên tiên giới nên thi thể được thần thánh che chở, và quan tài nghìn năm được bảo quản kỳ diệu Ngoài ra còn có một số truyền thuyết mê tín: thi thể trong quan tài treo cổ thu nạp linh khí của trời đất, tinh hoa của mặt trời và mặt trăng, sau hàng nghìn năm tu luyện, hóa thành yêu ma, vì bảo vệ thi thể, con quỷ xác chết sử dụng năng lượng quỷ để bảo vệ quan tài.
Những truyền thuyết mê tín dị đoan này đương nhiên không đáng tin, và bí ẩn về sự trường sinh bất lão ngàn năm của chiếc quan tài treo cổ lại càng gây tranh cãi: có người nói trong quan tài treo cổ có gia vị lạ, có người nói bức tường đá nơi quan tài treo nằm có chức năng chống ẩm kỳ diệu .Tuy nhiên, qua nghiên cứu khoa học và phân tích chuyên sâu của mọi người, những tuyên bố này là không đáng tin cậy.
Các cuộc nghiên cứu đã nghe được một truyền thuyết kể rằng hàng trăm năm trước, gia đình một người dân ở những địa phận có xuất hiện quan tài treo có xuất thân rất hùng mạnh và giàu có Họ được bảo: “Nếu bạn treo quan tài của mình trên vách đá, bất chấp mưa gió, con cháu của bạn sẽ ngày càng thịnh vượng Vì vậy, họ đã làm Họ treo quan tài của họ trên vách đá Nhưng những chiếc quan tài đã bị thổi bay, và tài sản của gia đình này cũng bị cuốn theo - Quan tài treo bí ẩn của Trung Quốc (2008) Tất nhiên, đây là những truyền thuyết dân gian phổ biến ở các cộng đồng nông thôn trong hàng trăm năm, không có bằng chứng trực tiếp nào liên quan đến người Bồ, văn hóa của họ hoặc khả năng có con cháu của họ Đối với điều đó, chúng tôi chuyển sang nghiên cứu khảo cổ học. Một tài liệu được đăng ở pathsunwritten, khi các nhà nghiên cứu hỏi sâu hơn về cuộc sống của người dân Họ khẳng định họ vẫn đang thờ cúng tổ tiên của mình- nhưỡng người được chôn cất trong quan
31 tài treo Những người dân biết đây đôi khi chỉ là truyền thuyết về tổ tiên của họ, nhưng các thế hệ đã lặp đi lặp lại công việc này.@Một số gia đình ở Tứ Xuyên rất cởi mở về việc người Bồ là tổ tiên của họ.
Có thể thấy được tục lệ Huyền quan táng mang nhiều bí ẩn khó có thể lý giải Đối với có bộ tộc cổ xưa, chết vẫn là sống, là một văn hoá linh thiên gắn với đời sống tinh thần.Chết không chỉ là kết thúc một sinh mạng mà theo sau đó còn là sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên Vì theo những giả thuyết được đưa ra thì mọi cột mốc của con người đều gắn liền với thiên nhiên.
SỰ TÁC ĐỘNG VÀ BẢO TỒN TỤC LỆ HUYỀN QUAN TÁNG Ở TRUNG QUỐC
Phá hoại và phục hồi
Một nền văn hóa đã biến mất: Có thể có nhiều lý do về bản chất tâm linh và thực tế cho việc treo quan tài trên vách đá Phần lớn nền văn hóa này dường như phát sinh nhanh chóng và nhanh chóng kết thúc sau khi người Bo biến mất khoảng 400 năm trước Kể từ đó, nhiều quan tài dễ tiếp cận hơn đã bị cướp và phá hoại Nhưng nhiều trong số chúng vẫn còn nguyên vẹn, được giấu trong các hang động, kẽ hở và được đồn đại là chứa một lượng lớn của cải
Người dân địa phương cũng chia sẽ rằng, những cổ quan tài treo trước đây cao hơn nhiều so với bây giờ Do lòng sông bị bồi lắng và nâng cao, hiện nay có thể lên bằng bậc thang nên thiệt hại cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt vào những năm 1960 - 1970, nhiều quan tài đã bị phá hủy dùng làm củi đun, sự việc này cũng được nhiều người chứng kiến, theo đó xương và bát sứ vỡ trong quan tài được khẩn trương bảo quản Hiện nay những chiếc quan tài treo cổ là di tích văn hóa quan trọng cần được bảo vệ và chỉ định những người có trách nhiệm bảo quảng chúng cũng như không được phép làm hư hại thêm Đồng thời, tuyên bố kế hoạch khôi phục địa điểm treo quan tài, làm sạch môi
32 trường xung quanh và xây dựng lại ngôi làng cổ Boren Thông qua nghiên cứu khảo cổ,khám phá những bí ẩn của thời đại.
Bảo tồn di tích của nền văn minh của người Bồ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc
Theo nguồn thông tin được đăng tải ở china.org.cn việc cải tạo quan tài treo gần đây ở
Tứ Xuyên bắt đầu vào tháng 9 năm 2002 Đây là lần thứ ba công việc bảo trì quy mô lớn được thực hiện tại địa điểm này kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 Hai dự án trước đó là vào năm 1974 và 1985 Sau hơn hai tháng làm việc cật lực, việc cải tạo quan tài treo của người Bo ở Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc đã hoàn thành Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay nhằm ổn định và bảo tồn quan tài treo ở Trung Quốc 43 chiếc đã được khôi phục và 16 chiếc quan tài chưa từng được biết đến trước đây đã được tìm thấy Không giống như các công việc bảo tồn trước đây chỉ tập trung vào việc củng cố các cọc gỗ, lần này các chuyên gia cũng tự mình làm việc với các quan tài Ngoài ra, họ còn trám các vết nứt trên đá, nơi cần thiết để ổn định đá vôi của các vách đá.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, một nhóm thực địa bao gồm chủ yếu là các chuyên gia văn hóa và bảo tàng và các kỹ thuật viên đã đến Matangba Vào ngày 24 tháng 9, họ đã kiểm tra chiếc quan tài đầu tiên được treo cách mặt đất khoảng 20 mét Dựa vào nghiên cứu, họ đã cho rằng đây là hài cốt của một trong những người Bồ đã sống cách đây khoảng 400 năm Bộ xương là của một người cao lớn Trong quan tài, họ tìm thấy cát và phù sa nhưng không có đồ chôn cất, điều này cho thấy khả năng bị trộm Chiếc quan tài nặng khoảng 200 kg, dài khoảng 2 mét và rộng 0,7 mét, được cắt ra từ một khúc gỗ duy nhất Cả thân và nắp quan tài đều được nạm đinh.
Các thành viên của nhóm nghiên cứu đã tuân theo các quy trình nghiêm ngặt trong việc làm sạch, đo lường, phân loại và ghi lại từng quan tài Dầu tùng được sử dụng rộng rãi để bảo quản gỗ cổ, sau đó hài cốt được nhẹ nhàng đặt trở lại và quan tài được đưa trở lại vị trí mà nó đã ở trong suốt nhiều thế kỷ. Đến ngày thứ hai, năm chiếc quan tài đã được mở ra Một số di tích văn hóa quý giá đã được đưa ra ánh sáng Chúng bao gồm hai chiếc bát sứ màu xanh và trắng, một con dao
33 sắt nổi tiếng vì sự đơn giản khiêm tốn của nó, một con dao khác nhỏ hơn và hai mũi giáo sắt Các chuyên gia đã xác định niên đại của chúng là từ thời nhà Minh.
Theo tài liệu cũ thì chỉ có 29 chiếc quan tài nhưng lần này đã tìm thấy thêm 16 chiếc nữa Đây là những thứ khó tìm thấy nhất chủ yếu nằm trong hang động, ẩn sau cỏ và bụi rậm Trong khi kiểm tra quan tài, người ta cũng tìm thấy một số đồ dệt bằng lụa và vải lanh Chiếc quan tài duy nhất được tìm thấy trên một mỏm đá không được khảm đá như những chiếc khác Nắp và thân quan tài được nối với nhau bằng các chốt gỗ.Tranh vẽ trên vách đá cũng được tìm thấy Đây là những điều có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu đời sống, công việc, chính trị, quân sự và văn hóa của người Bồ.
Nhìn chung, phong tục nghi lễ tang ma Huyền quan táng là một văn hoá cần bảo tồn và gìn giữ Tuy phong tục này vẫn còn nhiều điều chưa thể lý giải nhưng nó cũng là một phần của văn hoá.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mỗi công dân nói chung và mỗi sinh viên nói riêng cần mở rộng tầm hiểu biết về nền văn hóa các nước trên thế giới Đặc biệt là tìm hiểu về đất nước tỉ dân như Trung Quốc sẽ luôn có nhiều đề tài hấp dẫn khiến chúng ta muốn tìm hiểu và nghiên cứu.
Với đề tài ‘Bước đầu tìm hiểu tục lệ Huyền quan táng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc’ của chúng tôi đã cung cấp một lượng kiến thức vừa đủ để làm tiền đề nghiên cứu sâu và kĩ càng hơn Cũng như phục vụ cho công tác giảng day.
Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước. Những du khách tìm đến Trung Quốc đặc biệt là các tỉnh thành với nhiều điều lý thú chưa thể lý gải để được sống hòa mình và thưởng thức nhiều nét đẹp hoang sơ Những chiếc quan tài sẫm màu được đặt trên cọc Năm tháng đổi thay, nắng mưa khiến quan tài phủ đầy bụi bặm, bạc màu nhưng chiếc quan tài treo như “mọc” trên vách đá vẫn mang đến cho người nhìn một ấn tượng thị giác cực kỳ chấn động.