ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KẾ TOÁN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU THUỘC BỘ MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KỸ NĂNG VIẾT HỌC THUẬT TÊN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH: NGHIÊN CỨU VỀ
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU THUỘC BỘ MÔN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KỸ NĂNG VIẾT HỌC THUẬT
TÊN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC XANH VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Giảng viên giảng dạy : Nguyễn Thị Ngọc Bích
Mã lớp học phần : 24C1ACC50719703
(Chiều thứ 5 – Phòng học N2.504)
Nhóm sinh viên thực hiện :
1 Trương Thị Ngọc Uyên : 31231025300
2 Nguyễn Đinh Thiên Vĩ : 31231025853
3 Liêu Thế Vinh : 31231025260
4 Nguyễn Thị Ánh Vy : 31231022869
5 Võ Tường Vy : 31231025691
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2024
Trang 2ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
hoàn thành
1 Trương Thị Ngọc
Uyên
31231025300 Phụ trách phần 4 - Đạo đức và
tính khả thi
100%
2 Nguyễn Đinh
Thiên Vĩ
31231025853 Phụ trách phần 2 - Tổng quan
các nghiên cứu trước
100%
3 Liêu Thế Vinh 31231025260 Phụ trách phần 1 - Giới thiệu 100%
4 Nguyễn Thị Ánh
Vy
31231022869 Phụ trách phần 2 - Tổng quan
các nghiên cứu trước
100%
5 Võ Tường Vy 31231025691 Phụ trách phần 3 - Phương pháp 100%
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc Bích - giảng viên bộ môn Nghiên cứu khoa học và kỹ năng viết học thuật, đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề cương nghiên cứu
của đề tài “Phát triển bền vững trong kinh doanh: Nghiên cứu về các chiến lược xanh
và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam” Nhờ
vào những kiến thức chuyên môn vững vàng cùng sự tận tâm, nhiệt huyết của cô, nhóm chúng em đã có cơ hội tiếp cận và nắm bắt nhiều kiến thức quý báu, đồng thời phát triển
kỹ năng nghiên cứu và tư duy khoa học một cách hệ thống và bài bản
Trong suốt hành trình học tập và nghiên cứu, cô không chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn mà còn là nguồn động viên to lớn giúp nhóm vượt qua các thử thách và khó khăn Từ những gợi ý phương pháp, cách thức triển khai, đến những nhận xét tận tình và chi tiết, cô đã giúp nhóm chúng em cải thiện và hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách có chiều sâu Sự kiên nhẫn, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như tinh thần của cô là động lực quan trọng giúp nhóm đạt được những kết quả như mong đợi
Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn và hy vọng rằng đề cương nghiên cứu này
sẽ không chỉ là bước tiến trong hành trình học tập của chúng em mà còn là nguồn cảm hứng để chúng em tiếp tục nỗ lực đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và
xã hội
Chúng em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành và kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe, tiếp tục đồng hành và truyền lửa đam mê nghiên cứu đến các thế hệ sinh viên
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Phát triển bền vững trong kinh doanh: Nghiên cứu về các chiến lược xanh và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam”
nhằm tìm hiểu các chiến lược xanh và tác động của chúng đối với sự phát triển bền vững trong kinh doanh, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng do đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, các SMEs đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Nghiên cứu này trước hết tập trung vào việc hệ thống hóa các chiến lược xanh mà các SMEs có thể áp dụng, đồng thời phân tích các yếu tố tài chính, kỹ thuật, và nhận thức ảnh hưởng đến khả năng triển khai các chiến lược này Việc nghiên cứu lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đó cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường do hạn chế về tài chính, công nghệ, và các rào cản từ khung pháp lý chưa hoàn thiện
Kết quả của nghiên cứu giúp làm sáng tỏ những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của các SMEs vào phát triển bền vững Những đề xuất được đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng chiến lược xanh một cách hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện hình ảnh trước người tiêu dùng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nghiên cứu cũng đóng góp vào việc xây dựng một nền tảng kiến thức về kinh doanh bền vững trong bối cảnh Việt Nam, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc điều chỉnh các quy định nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh Đây không chỉ là nguồn tài liệu hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong kinh doanh
Trang 5MỤC LỤC
1 Giới thiệu: 6
1.1 Bối cảnh: 6
1.2 Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa: 6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: 7
1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 7
2 Tổng quan các nghiên cứu trước: 8
2.1 Bài nghiên cứu số 1: “An Empirical Study of Determinants Influencing Environmental Protection Investment by Small and Medium Enterprises in Vietnam” (Trần T M., 2024) 8
2.2 Bài nghiên cứu số 2: “Protecting the Environment for the Sake Of Sustainable Development from the Perspective of Implementing Social Responsibilities of Vietnamese Enterprises” (Dương, Văn Anh Thi, Pushkareva, Lyudmila., 2020) 9
2.3 Bài nghiên cứu số 3: “Đầu Tư Xanh Cho Phát Triển Bền Vững: Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam” (Vũ T T Thủy, Đỗ H Dung., 2021) 10
2.4 Bài nghiên cứu số 4: "Sustainable Development and Green Strategies in Vietnamese SMEs" (Nguyen et al., 2024) 11
2.5 Bài nghiên cứu số 5: "Impact of Environmental Policies on SMEs in Emerging Markets" (Le, 2016; Marriott, 2020) 12
2.6 Bài nghiên cứu số 6: "Adoption of Green Technology by SMEs and Its Community Perception" (Nguyen, 2022; Marriott, 2020) 12
3 Phương pháp: 13
4 Đạo đức và tính khả thi: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
Trang 6ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1 Giới thiệu:
1.1 Bối cảnh:
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng do
sự phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng và cùng với đó là các tác động ngày càng rõ
rệt từ biến đổi khí hậu Vì vậy, nghiên cứu về phát triển bền vững trong kinh doanh là
rất quan trọng và cần thiết để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường, vừa tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và chú trọng quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu Ngày nay, các nghiên cứu về phát triển bền vững trong kinh doanh đang được chú trọng và đầu tư mạnh mẽ với các chủ đề chính như
mô hình kinh doanh bền vững, chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), đo lường chỉ số bền vững (ESG), áp dụng công nghệ xanh… Mặc dù các nghiên cứu trước
đã có nhiều sự tiến bộ, nhưng lĩnh vực này vẫn đang còn đối mặt với không ít khó khăn như vấn đề thiếu dữ liệu, sự khác biệt về quan điểm giữa các ngành, khu vực và việc thống nhất các tiêu chí bền vững
1.2 Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa:
Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và những biến đổi khí hậu tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái, cũng như nền kinh tế Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm một phần lớn trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh
tế Dù vậy, đa số SMEs vẫn chưa chú trọng hoặc không có khả năng trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Thực tế cho thấy, các chiến lược kinh doanh truyền thống của SMEs tại Việt Nam thường tập trung vào lợi ích kinh tế ngắn hạn mà phớt lờ các tác động về môi trường Hậu quả là việc sử dụng tài nguyên không bền vững, xả thải các chất gây ô nhiễm, áp dụng công nghệ lạc hậu… đã góp phần làm trầm trọng thêm các vấn đề môi
trường của đất nước Vậy nên việc nghiên cứu về các chiến lược xanh và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng
cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, được cụ thể hóa như sau:
- Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của kinh doanh bền
vững bằng cách cung cấp những hiểu biết sâu hơn về cách SMEs có thể áp dụng các chiến lược xanh trong điều kiện đặc thù của Việt Nam Điều này giúp làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường cho SMEs, từ đó phát
Trang 7triển các khung lý thuyết phù hợp để đánh giá và thúc đẩy phát triển bền vững ở cấp độ doanh nghiệp
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu giúp xác định những chiến lược xanh khả thi, hiệu
quả, phù hợp với nguồn lực và điều kiện của SMEs; đồng thời, đề xuất các giải pháp để khắc phục các rào cản khi áp dụng các chiến lược này Các khuyến nghị từ nghiên cứu có thể giúp các SMEs tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp những
cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích SMEs áp dụng các biện pháp xanh, cũng như thúc đẩy hợp tác công - tư để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Từ những bối cảnh, vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng các chiến lược xanh của SMEs, bao gồm các yếu tố về tài chính, công nghệ, nhận thức và chính sách?
- Áp dụng các chiến lược xanh có tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh
và năng lực cạnh tranh của SMEs tại Việt Nam?
- Những giải pháp và chính sách nào có thể hỗ trợ và khuyến khích SMEs chuyển đổi sang các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường một cách hiệu quả hơn?
1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trang 82 Tổng quan các nghiên cứu trước:
2.1 Bài nghiên cứu số 1: “An Empirical Study of Determinants Influencing Environmental Protection Investment by Small and Medium Enterprises in Vietnam” (Nguyen, Ngo 2023)
a Kết nối bài nghiên cứu với các lý thuyết liên quan: Nghiên cứu của Trần
T.M., (2024) đã đề cập đến lý thuyết đại lý-chủ sở hữu Theo đó, việc đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ đơn thuần là một nghĩa vụ xã hội mà còn là một chiến lược kinh doanh thông minh Bằng cách này, người quản lý không chỉ đảm bảo lợi ích lâu dài cho cổ đông mà còn góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
b Phân tích nghiên cứu:
- Đánh giá bài nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến CEI và phát triển bền vững trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Việt Nam Các yếu tố như lợi nhuận, khoản vay và số lượng lao động ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư bảo vệ môi trường của SMEs Trong đó phụ thuộc nhiều nhất là vào vốn vay ngân hàng Tài sản cố định và sự cạnh tranh càng lớn sẽ khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ e ngại đầu tư hơn vì thiếu khả năng quản lý và hiểu biết về thị trường Các yếu tố còn lại: kinh nghiệm, giáo dục, lại hình doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến số tiền đầu tư
- Các đóng góp của bài nghiên cứu: Với phương pháp nghiên cứu định lượng
giúp bài viết trở nên trực quan, sinh động hơn Đồng thời, với dữ liệu thu thập từ 3 vùng địa lý Việt Nam giúp bài nghiên cứu có chiều sâu hơn Nghiên cứu này bổ sung vào cuộc tranh luận đang diễn ra về đầu tư bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (CEI) Bài nghiên cứu đã nêu rõ những yếu tố thúc đẩy, cản trở và trung lập trong việc định hướng đầu tư của các doanh nghiệp Bài viết khuyến nghị cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để giúp họ có đủ khả năng đầu
tư vào lĩnh vực này
- Lỗ hổng kiến thức của bài nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ cuộc
điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2021, chỉ phản ánh tình hình trong một năm nhất định Việc thiếu dữ liệu liên tục qua nhiều năm có thể hạn chế khả năng phản ánh các xu hướng thay đổi theo thời gian trong quyết định đầu tư bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Nghiên cứu không đưa các yếu tố như ngành nghề kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp vào mô hình phân tích Điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua sự khác biệt trong đầu tư bảo vệ môi trường giữa các ngành, vì các ngành khác nhau có những yêu
Trang 9· c Giả thiết nghiên cứu: Các yếu tố như lợi nhuận, khoản vay và số lượng lao
động sẽ tỷ lệ thuận với đầu tư vào bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (CEI)
2.2 Bài nghiên cứu số 2: “Protecting the Environment for the Sake Of Sustainable Development from the Perspective of Implementing Social Responsibilities of Vietnamese Enterprises” (Pushkareva, Duong 2020)
a Kết nối bài nghiên cứu với các lý thuyết liên quan: Nghiên cứu của Dương,
Văn Anh Thi, Pushkareva, Lyudmila., 2020 có sự kết nối với Lý thuyết trách nhiệm xã hội (CSR) Theo đó nó nhấn mạnh rằng doanh nghiệp không chỉ cần hoàn thành các trách
nhiệm với xã hội mà còn phải nâng cao trách nhiệm xã hội của mình Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo cho người lao động có điều kiện phục hồi và phát triển sức lao động, nâng cao kỹ năng chuyên môn và chăm sóc sức khỏe toàn diện Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam cần chủ động trong việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
b Phân tích nghiên cứu:
- Đánh giá bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu làm rõ vai trò của trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp (CSR) trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam Tác giả phân tích hai quan điểm về CSR, khẳng định doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường bên cạnh cổ đông Qua đó chỉ ra các lợi ích như tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao uy tín khi thực hiện tốt CSR Bài viết cũng đề xuất giải pháp như đầu tư công nghệ xử lý chất thải và nâng cao nhận thức CSR, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập
- Các đóng góp của bài nghiên cứu: Nghiên cứu làm nổi bật tầm quan trọng
ngày càng tăng của CSR tại Việt Nam, nơi mà khái niệm này vẫn còn tương đối mới Bên cạnh đó, nó còn củng cố ý tưởng rằng các doanh nghiệp phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm môi trường và xã hội để đạt được phát triển bền vững, ủng hộ các khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn để thực thi các tiêu chuẩn CSR và môi trường, nâng cao tính minh bạch trong việc giám sát hành vi của doanh nghiệp Bằng cách đầu tư vào công nghệ hiện đại và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, các công ty có thể giảm chi phí vận hành, tăng năng suất và nâng cao hình ảnh thương hiệu Đây là một đóng góp quan trọng vì nó liên kết CSR với lợi nhuận, cho thấy rằng các thực hành có trách nhiệm không chỉ là đạo đức mà còn có lợi về mặt kinh tế
- Lỗ hổng kiến thức của bài nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu dựa trên các khái
niệm và ví dụ minh họa, nhưng thiếu sự hỗ trợ từ dữ liệu định lượng để chứng minh các phát hiện và đề xuất Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn hoặc SMEs
ở khu vực thành thị và các khu công nghiệp lớn Nghiên cứu có so sánh một số thực hành
Trang 10CSR tại các quốc gia khác, nhưng chưa cung cấp phân tích chi tiết về sự khác biệt và tương đồng giữa Việt Nam và các nước khác về CSR và phát triển bền vững Nghiên cứu cần đưa ra các bước cụ thể và thực tế hơn để các doanh nghiệp có thể áp dụng
c Giả thiết nghiên cứu: Các chính sách và khung pháp lý mạnh mẽ hơn về CSR
sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm xã hội và môi trường
2.3 Bài nghiên cứu số 3: “Đầu Tư Xanh Cho Phát Triển Bền Vững: Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam” (Vu, Do 2021)
a Kết nối bài nghiên cứu với các lý thuyết liên quan: Bài nghiên cứu của Vũ T
T Thủy, Đỗ H Dung., 2021 sử dụng Lý thuyết đầu tư xanh để làm nổi bật những lợi ích
dài hạn mà hoạt động này đem lại Theo đó, đầu tư xanh không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy giá trị của đất đai và tài sản Việc phát triển các sáng kiến xanh giúp xây dựng một hệ sinh thái bền vững, làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên tự nhiên Đây sẽ là bước chuyển đổi quan trọng từ nền kinh tế phát thải cacbon cao sang một nền công nghiệp thân thiện với môi trường
b Phân tích nghiên cứu:
- Đánh giá bài nghiên cứu: Nghiên cứu nhấn mạnh rằng đầu tư xanh là một phần
không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững Tại Việt Nam, đầu tư xanh được coi là một chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước qua việc cung cấp nguồn vốn xanh để hỗ trợ các dự án giảm phát thải và bảo vệ môi trường Ngoài ra, khảo sát cho thấy doanh nghiệp Việt Nam nhận thức tốt về môi trường, với 87% doanh nghiệp biết về các quy định môi trường Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định môi trường trong hoạt động sản xuất, và nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong xử lý chi phí môi trường cao Do đó, chính phủ cần xây dựng khung pháp lý phù hợp, tạo điều kiện để xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư xanh và tăng cường chi tiêu cho các lĩnh vực thúc đẩy xanh hóa nền kinh tế
- Các đóng góp của bài nghiên cứu: Nghiên cứu đã làm sáng tỏ các rào cản
chính khiến đầu tư xanh chưa phát triển mạnh tại Việt Nam, bao gồm khó khăn về tài chính, thiếu hỗ trợ từ chính sách và sự phức tạp trong các quy định về bảo vệ môi trường Nghiên cứu đã làm nổi bật sự quan trọng của việc phát triển các công cụ tài chính xanh như tín dụng xanh, trái phiếu xanh, và quỹ đầu tư xanh Đồng thời khuyến nghị ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần tham gia nhiều hơn trong việc tài trợ cho các dự án xanh Bên cạnh đó, nó còn đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về