1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích những chính sách cai trị của thực dân pháp Ở việt nam và thái Độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi pháp xâm lược liên hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội việt nam hiện nay

27 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Chính Sách Cai Trị Của Thực Dân Pháp Ở Việt Nam Và Thái Độ Chính Trị Của Các Giai Cấp Và Tầng Lớp Sau Khi Pháp Xâm Lược Liên Hệ Thực Tiễn Về Vai Trò Của Giai Cấp Công Nhân Trong Xã Hội Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Văn Vũ, Trương Vũ Luân, Trần Lê Thanh Tùng, Từ Thiên Trúc, Mai Công Ngọc, Nguyễn Trường Thọ, Nguyễn Thị Lan Thuy, Phùng Thị Khánh Linh, Viên Phương Ngọc, Huỳnh Thị Khánh Ly
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Tươi
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Đề tài: Phân tích những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi pháp xâm lược.. Mục đích nghiên cứu: Nhằm trang bị phươ

Trang 1

Đề tài: Phân tích những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi pháp xâm lược Liên hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội

Việt Nam hiện nay.

NHÓM 7 HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG

TP HCM, ngày 12, tháng 10, năm 2022

GVHD: NGUYỄN THỊ TƯƠI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

Trang 3

Mục lục

I Mở đầu 4

II Nội dung 5

2.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam 5

2.1.1 Về kinh tế 6

2.1.2 Chính trị 9

2.1.3 Về văn hóa 10

2.2 Thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi Thực dân Pháp xâm lược 11

2.2.1 Sơ lược đặc điểm của 5 giai cấp ở Việt Nam ta thời Pháp thuộc 11

2.2.2 Thái độ chính trị và khả năng lãnh đạo đất nước của mỗi giai cấp 14

2.3 Thực trạng về vai trò, chất lượng, khó khăn của giai cấp công nhân 15

2.3.1 Vai trò 16

2.3.2 Chất lượng và số lượng 19

2.3.3 Những khó khăn, hạn chế 20

2.3.4 Giải pháp giải quyết khó khăn 23

III Ý nghĩa, kết luận 26

IV Tài liệu tham khảo 27

Trang 4

I Mở đầu

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam đã trải qua 61 năm Pháp thuộc, bắt đầu từ năm 1884 khi Pháp bắt buộc triềuđình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở ĐôngDương Mất chủ quyền, Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hànhchính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ Sau khi đặt áchthống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng hàkhắc và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lộtsức lao động và tận dụng thị trường tiêu thụ Cùng với đó là vô số chính sách đàn áp, bóclột về chính trị, kinh tế, văn hóa Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

Để tìm hiểu rõ hơn về chính sách cai trị của thực dân Pháp và thái độ chính trị của cácgiai cấp, tầng lớp cùng những gì chúng em đã học được ở môn “Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam” nên nhóm chúng em đã chọn đề tài này để cùng nhau tìm hiểu

Mục đích nghiên cứu:

Nhằm trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, khả năng vận dụng vào côngtác thực tiễn, trang bị cho sinh viên về sự hiểu biết toàn diện về tính chất của xã hội ViệtNam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thựcdân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độphong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân, trong

đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu

Trang 5

Đồng thời qua đó giúp sinh viên biết hệ thống lại vấn đề một cách logic, thu nhặt,

xử lý thông tin, vận dụng các kiến thức cơ bản phục vụ việc tự học, tự làm việc của bảnthân, giúp sinh viên trình bày tốt cho các môn học và định hướng việcsắp xếp; quan trong hơn là việc liên hệ được với thực tiễn của đất nước,của thời đại từ đó liên hệ đến bản thân Ngoài ra, cung cấp kiến thức,một thái độ vững vàng về tư tưởng và chống lại các luận điệu sai trái,xuyên tạc

Đối tượng nghiên cứu:

Chính sách cai trị của thực dân Pháp

Thái độ chính trị của các tầng lớp giai cấp trong xã hội

Phạm vi nghiên cứu: cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ngày nay.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận (phương pháp chung)

Phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,…

Nghiên cứu tài liệu

Lý luận: Chính sách thống trị của Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt

Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Trong đó đặc biệt là sự ra đời haigiai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam, họ đều mang thân phận người dân mấtnước, đều bị thực dân bóc lột

Thực tiễn: Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn

thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn chủ yếu và mâuthuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến

II Nội dung

2.1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam

Thực dân Pháp kí với nước ta với 2 bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ước Patonot

1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp công nhận sự thống trị lâu dài của thực

Trang 6

dân Pháp đối với nước ta Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta Thực dân Pháp nhanhchóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộc địavới mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ:

 Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân,thuế chợ,thuế đò…)

 Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đakìm hãm nên kinh tế của nước ta trong vòng lạc hậu

 Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa

Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

và sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918), chúng tiến hành khai thác thuộc địa lầnhai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam

có sự biến đổi rõ rệt: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thịmới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới Nhưng Thực dân Pháp không dunhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta mà vẫn duy trì quan

hệ kinh tế phong kiến Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến đểthu lợi nhuận siêu ngạch Chính vì thế, nền kinh tế của Việt Nam bị kìm hãm trong vònglạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp

Sau khi Thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã khai thác khoáng sảncủa nước ta, bộ máy cai trị được hình thành,chúng xây dựng các nhà máy điện, nước,…

Trang 7

lập các đồn điền, mở mang đường xá để vơ vết tài nguyên và bóc lột sức lao động củangười dân nước ta.

Thưc dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấpnguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp Vào giai đoạnđầu, thực dân Pháp chỉ mới chú trọng vào hai lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp và khaimỏ

 Nông nghiệp: là ngành mà thực dân Pháp chú trọng nhiều nhất, bởi vì đầu tưvốn ít nhưng thu được lợi nhuận cao thông qua việc xuất cảng thóc gạo Năm

1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng quyền khai khẩn đất hoang”cho chúng Ngay sau đó, Pháp tiến hành cướp đoạt đất đai, lập các khu đồn điềnlớn để trồng cao su, thứ cây công nghiệp mà Pháp coi trọng khi đó

 Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại Tuy nhiên Pháp khôngxây nhà máy luyện kim ở Việt Nam, tất cả kim loại khai thác được chở về Pháp.Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp,phương thức hoạt động là tận dụng nguồn nhân công rẻ mạc, sao cho chi phísản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao

 Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụlàm ăn lâu dài, vận chuyển hàng hóa cũng như vật liệu đã khai thác về nước,vừa nhằm mục đích quân sự

 Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của thực dân Pháp,Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Phápcần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác,những hàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của cácnước khác thì Việt Nam vẫn phải mua của Pháp

Tiến hành chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột công nhân rẻ mạc, mởrông thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp, độc quyền về kinh tế để dễ bề vơ vét, độchành về thuế và phát hành giấy bạc, duy trì hình thức bóc lột phong kiến, kìm hãm nền

Trang 8

kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tếPháp.

Đặc biệt chúng độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:

 Về muối: là một thứ nhu yếu phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo Hơnnữa nước ta không có mỏ muối, thế tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được sảnxuất qua phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đihết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thùng rồi đem đi bán Dotình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát dài, bằng phẳng mới có điềukiện để sản xuất muối Những yếu tố này đã khiến cho muối trở nên khan hiếmtrên thị trường Biết được những yếu tố quan trọng này, các nhà làm chính sáchthuế khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp -Vatican nghĩ ngay đến biện phápnắm độc quyền phân phối muối Qua chính sách đánh thuế bất nhân này,chúng đãthu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp -Vatican một khoản tiền khổng lồ có thể

đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương

 Về rượu: Trong thực tế rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sống vănhóa của bất kì xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu Với các quốc gia PhươngĐông, rượu đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóacủa người dân Biết rõ tính quan trọng của rượu trong nếp sống văn hóa của ngườiViệt Nam là như vậy, với chủ trương đánh vào nếp sống văn hóa, cố hữu nắm trọnquyền kiểm soát tất cả các nghành trong sinh hoạt xã hội, thực Dân Pháp bèn quyếtđịnh nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu trong nước, rỗi cưỡng bách nhândân ta hằng năm phải tiêu thụ số lượng rượu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra.Với việc nắm trong tay độc quyền sản xuất rượu trong nước, thực dân Pháp khôngchỉ thu về lợi nhuận hằng năm mà còn có khả năng khống chế và đầu độc nhân dânta

 Về thuốc phiện: thuốc phiện được coi như một sản phẩm có tác hại vô cùng nguyhiểm cho những người hút và những người xung quanh Thế nhưng từ khi dân ta

Trang 9

rơi vào ách thống trị của Liên Minh Pháp-Vatican, thuốc phiện lại do chính quyềnchủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối,khuyến khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ rồinắm độc quyền buôn bán sản phẩm nguy hiểm này Nhìn rộng ra nếu quốc gia cóquá nhiều người nghiện hút thuốc phiện như vậy, thì dân nước đó sẽ không còn ýchí đấu tranh, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác Hậu quả là quốc gia

đó sẽ lùi bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào tình cảnh lệ thuộc nước ngoài.Tuy nhiên thiết nghĩ rằng ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí chiến đấu của dân tộcViệt Nam, Liên Minh Pháp- Vatican còn có chính sách độc quyền nhập cảng lậu vàphân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phí cho bộ máy cai trị tại Đông Dương,vừa để trả lương hậu hĩnh cho công chức người Pháp trong bộ máy cai trị này vớimục đích khích lệ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột dân ta và đầu độc nhân dânta

2.1.2 Chính trị

Chúng tiếp tục tiến hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề Mọiquyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền ĐôngDương, thống đốc Nam Kì, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kì, công chức các tỉnh, đến

bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án,…biến vua quan Nam triều thành bù nhìn tay sai

Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta trong biển máu Chúng tiến hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chianước ta thành ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó vào nước Lào,Campuchia để lập ra Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thếgiới Chúng gây chia rẻ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam giữa các tôn giáo, các dân tộcViệt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương Thực dân Pháp thành lập Liên MinhĐông Dương gồm Việt Nam, Lào, Campuchia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành Dùng chính sách chia đểtrị thực dân Pháp chia rẻ 3 nước Đông Dương rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp ở

Trang 10

Việt Nam, Pháp thực hiện chia rẻ giữa ba kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau), chúng chia rẻngười kinh và các dân tộc khác, giữa miền xuôi-miền núi, giữa các tôn giáo Mỗi xứ gồmnhiều tỉnh, đứng đầu các xứ các tỉnh là các quan viên người Pháp, dưới tỉnh là phủ, huyện,châu Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng, xã, do các chức tỉnh của các địaphương cai quản Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dânPháp chi phối.

Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của dân

ta và khủng bố, cấu kết với địa chủ.Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoạicủa chính quyền phong kiến nhà Nguyễn Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trịvới bộ máy đàn áp vô cùng nặng nề, dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máychính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng

2.1.3 Về văn hóa

Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá vănhoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình Mục đích củanhững chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành nhữngđám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vàokhả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thànhcho quyền lợi của đế quốc Ngu dân về giáo dục (chúng xây nhà tù còn nhiều hơn trườnghọc) và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộckhai thác ở Việt Nam

Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt

là thanh niên với mọi thủ đoạn Những thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sứcdung dưỡng Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế

Tệ uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loạirượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước Loại rượu này cónồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá

Trang 11

học Thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt làgiới trẻ Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách côngkhai

Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phốlớn Ở nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói toán,đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề

Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiệnnhững chính sách nô dịch về văn hoá hết sức phản động hòng xô đẩy nhân dân vào vòngngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần Những truyền thống tốt đẹp,tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm Nền văn hoá dân tộc đã bị chà đạp một cách thôbạo Tuy nhiên thực dân Pháp không thể ngăn cản được những trào lưu văn hoá dân tộctiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian này

→ Các tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân nhằm biến nhân dân ta phụ thuộc Pháp vào mọi mặt Xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, xã hội ngày càng đi xuống Giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân Tuy nhiên, cũng làm xuất hiện các giai cấp mới ngoài các giai cấp cơ bản là nông dân, địa chủ phong kiến còn xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Riêng trong nội bộ địa chủ Việt lúc này cũng có sự phân hóa: một bộ phận bán nước theo giặc và một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

2.2 Thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi Thực dân Pháp xâm lược

Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tồn tại 5 giai cấp và địa vị khác nhau, mỗi giai cấp cónhững đặc điểm riêng và từ đó hình thành nên thái độ chính trị riêng

Trang 12

2.2.1 Sơ lược đặc điểm của 5 giai cấp ở Việt Nam ta thời Pháp thuộc

1) Giai cấp địa chủ phong kiến: giai cấp này đã tồn tại hơn nghìn năm trong thời kì

Pháp thuộc, thực dân Pháp vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độthuộc địa, tuy nhiên do chính sách kinh tế và chính trị phản động giai cấp địa chủ càngphân hóa thành hai bộ phận khá rõ rệt đó là địa chủ yêu nước và địa chủ phản động

 Địa chủ yêu nước thì nêu cao tinh thần yêu nước, khởi xướng các phong tràoyêu nước đứng lên chống Pháp

 Địa chủ phản động cấu kết với Pháp vì lợi ích cá nhân, áp bức bóc lột nông dân,làm tay sai đắc lực cho Pháp

2) Giai cấp nông dân: chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số)

đồng thời họ bị phong kiến, thực dân áp bức bóc lột rất nặng nề Ruộng đất của nông dân

bị bọn thực dân chiếm đoạt, chính sách độc quyền kinh tế mua rẻ bán đắt, tô cao thuếnặng, chế độ cho vay nặng lãi điển hình là tác phẩm Tức Nước Vỡ Bờ ( Trích “Tắt đèn”)tác giả Ngô Tất Tố một tác phẩm tiêu biểu vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của xãhội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh khó khăn rõ nhất

là nhân vật chị Dậu hoàn cảnh gia đình nghèo khổ chồng thì bệnh nặng còn bị tra tấn đánhđập chịu rất nhiều thuế sưu, nhà không còn của cải đáng giá Phải bán đứa con gái, 1 conchó, 2 gánh khoai để nộp thuế suất sưu cho em chồng (là người đã mất) Những chínhsách vô lý đến trần trụi của thực dân Pháp đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa,không lối thoát Một số ít bán sức lao động làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồnđiền hoặc bắt đi làm công cho các thuộc địa khác của đế quốc Pháp, còn số đông phảigánh chịu sực bóc lột nặng nề ngay trên chính mảnh đất mà trước đây là sở hữu của họ.Vừa bị mất nước và mất ruộng nên nông dân có mâu thuẫn gây gắt với bọn thực dân vàphong kiến đặc biệt sâu sắc nhất là với chính bọn tay sai và bọn phản động, những conngười cùng chung một dòng máu nhưng bị thoa hóa đạo đức, nhân cách Nhưng bởitruyền thống lâu đời kiên cường, bất khuất của giai cấp nông dân nên họ đã luôn luôn đấutranh và không từ bỏ con đường giành lại tự do độc lập

Trang 13

3) Giai cấp công nhân: là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của

Pháp, những người công nhân trước đây chính là những người nông dân nhưng bởi vì mấtđất mất ruộng, trong tay chẳng còn nơi để cấy cày nên họ phải đi bán sức lao động củamình Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện chophương thức sản xuất mới tiến bộ có ý thức tổ chức kĩ luật cao, có tinh thần cách mạngtriệt để lại mang bản chất quốc tế Họ là động lực cách mạng mạnh mẽ khi liên minh đượcvới giai cấp nông dân và giai cấp tiểu tư sản trở thành cơ sở khối đại đoàn kết dân tộctrong các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lựclượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinhsống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấpcông nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng như :

 Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt

 Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

 Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc

 Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặcbiệt là Cách mạng tháng Mười Nga

Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Namsớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất

4) Giai cấp tư sản: giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân.

Được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của pháp trước chiến tranh thế giớithứ nhất tư sản Việt Nam chỉ mới là một tầng lớp nhỏ bé sau chiến tranh tư sản Việt Nam

đã hình thành giai cấp rõ rệt ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn áp cạnh tranh rấtgay gắt nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chínhtrị yếu đuối Trong quá trình phát triển giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phậngồm: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w