1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần phương pháp nghiên cứu khoa học Đề tài phương pháp cải thiện kĩ năng Đọc hiểu tiếng nhật

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Cải Thiện Kĩ Năng Đọc Hiểu Tiếng Nhật
Tác giả Đỗ Thùy Linh, Nguyễn Đình Bách, Nguyễn Tùng Dương, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Thị Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Liên
Trường học Trường Đại Học Hà Nội
Chuyên ngành Tiếng Nhật
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 517,13 KB

Nội dung

Một bài nghiên cứu về khả năng đọc tiếng Nhật ở Trung Quốc cho thấy: Học sinh Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về việc hiểu được nội dung của những văn bản viết bằng tiếng Nhật do cấu trúc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KHOA TIẾNG NHẬT

Họ tên thành viên trong nhóm:

1 Đỗ Thùy Linh (TN)

2407060156

2 Nguyễn Đình Bách 2407060171

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5

2 Lịch sử nghiên cứu 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Câu hỏi nghiên cứu 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Bố cục – cấu trúc tiểu luận 7

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

1 Biểu đồ 1.1 Thành phần đối tượng khảo sát 10

2 Biểu đồ 1.2 Chiến thuật được sử dụng trong quá trình đọc hiểu 10

3 Biểu đồ 1.3 Thời gian dành ra mỗi ngày để luyện tập thực hành kĩ năng đọc hiểu 11

4 Biểu đồ 1.4 Tài liệu được sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu 11

5 Biểu đồ 1.5 Khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật 12

6 Phân loại câu hỏi QAR 21

7 Hướng dẫn sử dụng QAR 22

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Tên thành viên Chức vụ Công việc

1 Đỗ Thùy Linh Nhóm trưởng -Phân chia công việc, tổng hợp ý kiến

-Hoàn chỉnh form khảo sát, tổng hợp kết quả-Viết nội dung phần Đề xuất phương pháp cải thiện kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật-Chỉnh sửa và hoàn thiện tiểu luận và nội dung thuyết trình

-Viết tiểu kết chương và Kết luận-Thuyết trình

2 Nguyễn ĐÌnh Bách Thành viên -Phụ trách nội dung Phần mở đầu của tiểu

luận-Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu tham khảo-Hỗ trợ hoàn chỉnh tiểu luận và nội dung thuyết trình

3 Nguyễn Tùng

Dương

Thành viên -Phụ trách nội dung phần Tổng quan kĩ năng

đọc hiểu, Khó khăn trong kĩ năng đọc hiểu

và nguyên nhân-Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu tham khảo

4 Nguyễn Quang Huy Thành viên -Phụ trách nội dung Phần mở đầu của tiểu

luận-Hỗ trợ hoàn chỉnh tiểu luận và nội dung thuyết trình

-Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu tham khảo

5 Nguyễn Thu Huyền Thành viên -Phụ trách nội dung phần Tổng quan kĩ năng

đọc hiểu, Khó khăn trong kĩ năng đọc hiểu

và nguyên nhân-Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu tham khảo

6 Nguyễn Thị Kiều

Trinh

Thành viên -Làm Powerpoint thuyết trình

-Thiết kế form khảo sát-Hỗ trợ hoàn chỉnh tiểu luận và nội dung thuyết trình

-Chỉnh sửa tiểu kết chương và Kết luận-Hỗ trợ hiệu đính tiểu luận

-Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu tham khảo

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong thời đại thế giới đang phát triển theo xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường đòi hỏi mạnh mẽ sự thông thương, trao đổi, hợp tác giữa các nước, kéo theo sự cần thiết của việc hội nhập để trở thành công dân toàn cầu của mỗi con người,nhu cầu học ngoại ngữ đang ngày càng được đặt nặng và chiếm vị trí quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia Bên cạnh tiếng Anh-một ngôn ngữ có độ phổ biến thuộc hàng đầu, một số lượng lớn học sinh, sinh viên đã chọn tiếng Nhật làm người bạn đồng hành với mình trên con đường chinh phục thành công, thứ ngôn ngữ của một cường quốc Á châu với hàng loạt thành tựu khoa học

ấn tượng và nền văn hóa đặc sắc

Để làm chủ một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, người đọc cần thực hành thành thạo các kĩ năng đọc viết, nghe hiểu, đọc hiểu Đó là một quá trình không mấy dễ dàng, nhất làkhi tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất thế giới (theo FSI - Viện Dịch vụ Đối ngoại) Điều này được thể hiện rất rõ, ngay chỉ khi bàn riêng đến

kỹ năng đọc hiểu đã có thể liệt kê ra hàng loạt khó khăn: hệ thống chữ viết đa dạng, khối lượng chữ Kanji khổng lồ khó nhớ tên nhớ mặt, ngữ pháp ngược, Bởi lẽ đó, những phương pháp cải thiện kĩ năng đọc hiểu phù hợp và hiệu quả là một điều hết sức thiết yếu đối với người học tiếng Nhật

2 Lịch sử nghiên cứu

- Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Yokohama-Takahashi, S (2018).

Nghiên cứu này khảo sát 300 sinh viên quốc tế đang học tiếng Nhật Các sinh viên được hỏi về những khó khăn họ gặp phải trong quá trình học, với đặc biệt nhấn mạnh vào kỹ năng đọc hiểu 70% sinh viên cho rằng đọc hiểu là khó khăn lớn nhất Họ cho biết sự phức tạp của Kanji, sự đa dạng trong ngữ nghĩa và cách sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau là những yếu tố chính gây khó khăn

- Khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản Japan Foundation (2019) Cuộc khảo sát này thực hiện trên 2,000 người học tiếng Nhật từ nhiều quốc gia khác nhau Họ được yêu cầu đánh giá mức độ khó khăn trong các kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm nghe, nói, đọc, và viết Hơn 60% người tham gia cho biết họ gặp khó khăn trong việc đọc

và hiểu các tài liệu học thuật bằng tiếng Nhật Các yếu tố như từ vựng phong phú và ngữ cảnh được nêu ra là lý do chính

- Nghiên cứu tại Đại học Tokyo-Yamamoto, T (2020)

Nghiên cứu này so sánh điểm số của sinh viên quốc tế và sinh viên bản địa trong các bài kiểm tra đọc hiểu Khoảng 400 sinh viên đã tham gia khảo sát.Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình của sinh viên quốc tế thấp hơn 20% so với sinh viên bản địa, cho thấy rõ

Trang 6

rệt sự khác biệt về khả năng đọc hiểu Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên quốc tế thường gặp khó khăn trong việc hiểu ngữ nghĩa của các văn bản phức tạp.

- Bài nghiên cứu “Enhancing Japanese Reading Comprehension Skills among Students:

An Instructional Model Perspective”(Mingming Liu , Jiraporn Chano, Menglan Luo) Tạm dịch: Cải thiện kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật cho sinh viên: Dưới góc nhìn giảng dạy kiểu mẫu Một bài nghiên cứu về khả năng đọc tiếng Nhật ở Trung Quốc cho thấy: Học sinh Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về việc hiểu được nội dung của những văn bản viết bằng tiếng Nhật do cấu trúc và hệ thống chữ viết của 2 ngôn ngữ. Bài viết đã đi sâu vào các yếu tố khác làm cho việc đọc hiểu khó khăn hơn: + Văn hoá: nhiều văn bản có yếu tố văn hoá, cho nên học sinh nước ngoài có thể không hiểu được hết nội dung của bài viết đó +Tiếp xúc hạn chế: Tùy thuộc vào nền tảng của mình, học sinh có thể có ít cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật, khiến họ khó làm quen với các sắc thái của ngôn ngữ này + Từvựng: Nhiều từ trong tiếng Nhật có nhiều nghĩa và có thể thay đổi cách sử dụng dựa trên ngữ cảnh, có thể gây nhầm lẫn cho người học Bài nghiên cứu trên đã cho thấy thực trạng về việc đọc hiểu văn bản trong tiếng Nhật của một nhóm học sinh tại Trung Quốc, mặc dù có gia tăng về số lượng học sinh học tiếng Nhật, nhưng cùng với đó là nhiều vấn đề về kĩ năng đọc hiểu Ngoài ra bài nghiên cứu cũng đưa

ra mô hình giảng dạy truyền thống về ngôn ngữ nước ngoài tại Trung Quốc, và một mô hình mới có tên là “Communicative language approach”, một mô hình giảng dạy mới với mục tiêu là giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ một cách thực tế hơn nhờ việc sử ngôn ngữ trong các bối cảnh thực tế chứ không đơn thuần là bám vào sách vở

- Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật bằng hệ thống “Eyecamera” Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt trong đọc hiểu (ĐàoThị Nga My)

Nghiên cứu này sử dụng hệ thống eye camera để tìm hiểu về những chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng Nhật Qua so sánh cách đọc văn bản của ba nhóm đối tượng là người Việt Nam học tiếng Nhật, người nước ngoài khác học tiếng Nhật và người bản ngữ tiếng Nhật, nghiên cứu tìm hiểu về những đặc trưng trong việc sử dụng các chiếnlược đọc hiểu của người Việt Nam, đồng thời so sánh sự tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu với kết quả đọc hiểu để tìm ra cách sử dụng chiến lược hiệu quả

Từ kết quả khảo sát, nhận thấy rằng những sinh viên có xu hướng kết hợp nhiều chiến lược đọc hiểu để nỗ lực hiểu nội dung bài đọc thường có kết quả đọc hiểu tốt hơn những sinh viên chỉ đơn thuần sử dụng chuyển di từ tiếng mẹ đẻ (âm Hán – Việt) Kiến thức về

âm Hán Việt là một lợi thế của người Việt Nam khi học tiếng Nhật, Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào âm Hán Việt cũng chưa đủ mà người học cần kết hợp nhiều chiến lược khác nhaumới đạt kết quả tốt

- Khảo sát khó khăn trong quá trình làm bài đọc hiểu N3: Đề xuất phương pháp làm bài đọc hiểu N3 hiệu quả (tác giả Nguyễn Thị Kim Anh, người hướng dẫn Nguyễn Thị Lan Anh) Nghiên cứu điều tra những khó khăn thường gặp của sinh viên năm 2 khoa tiếng Nhật

Trang 7

trường Đại học Hà Nội trong quá trình giải quyết bài đọc kì thi năng lực tiếng Nhật, tổng hợp các nghiên cứu trước đó, đưa ra giải pháp mới nâng cao kĩ năng đọc hiểu.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Điều tra thực trạng học tập và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu của người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Hà Nội nói riêng

- Đề xuất những phương pháp cải thiện việc học tập và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Nhật

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật trường Đại học HàNội nói riêng học tập và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu như thế nào?

- Có những khó khăn gì đã phát sinh trong quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu của người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Hà Nội nói riêng? Nguyên nhân cho những khó khăn đó là gì?

- Có những giải pháp và kiến nghị gì nhằm cải thiện kĩ năng đọc hiểu của người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội nói riêng?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp cải thiện kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật

-Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Trường Đại học Hà Nội

Phạm vi thời gian: 18/10/2024-23/10/2024

6 Phương pháp nghiên cứu

-Khảo sát thực tiễn: thực hiện bằng biểu mẫu Google Form

-Thống kê số liệu: phân tích và tổng hợp những số liệu trong biểu mẫu

-Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu liên quan tới đề tài

-Thực nghiệm: dựa trên trải nghiệm tự thực hành của cá nhân để đánh giá

7 Bố cục-cấu trúc tiểu luận

Bài tiểu luận gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về kĩ năng đọc hiểu

Chương 2: Thực trạng và khảo sát

Chương 3: Các phương pháp cải thiện kĩ năng đọc hiểu

Trang 8

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đọc hiểu, trong đó định nghĩa của PISA được sử dụng phổ biến trên thế giới PISA 2018 định nghĩa đọc hiểu (reading literacy) là:

“hiểu, sử dụng, phản ánh, đánh giá và kết nối với văn bản để đạt được những mục tiêu cụ thể, phát triển hiểu biết và tiềm năng của bản thân và tham gia vào xã hội” [3, tr.8] So vớiđịnh nghĩa từ PISA 2009 (và được sử dụng trong PISA 2012, 2015) thì định nghĩa này bổ sung thêm điểm mới ở mục tiêu “đánh giá văn bản”. Khái niệm “năng lực đọc hiểu” của PISA bao gồm việc giải mã từ ngữ cho đến nhận diện từ ngữ, ngữ pháp ở tầng bậc cao hơn

“Hiểu”: ở đây là hiểu câu chữ và ý nghĩa của văn bản văn bản

“Sử dụng”: là người đọc tương tác và có thể tự rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm từ văn bản

“Phản ánh”: nghĩa là người đọc không chỉ giải mã được văn bản mà còn phải kết nối được với hiểu biết của bản thân để đưa ra những ý kiến mới

“Đánh giá”: nghĩa là người đọc phải dùng lí lẽ để lí giải được quan điểm của mình đối với các vấn đề đặt ra

Đọc hiểu là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong việc học ngôn ngữ nói chung và trong việc học tiếng Nhật nói riêng Ngoài việc tiếp nhận tri thức, người đọc cần có khả năng phân tích và lí giải, đồng thời rút ra kết luận về thông điệp được người viết truyền tải

2 So sánh đọc hiểu với những kỹ năng còn lại

2.1 Phức tạp về chữ viết:

Tiếng Nhật sử dụng ba hệ thống chữ viết: Kanji, hiragana và katakana Đọc hiểu đòi hỏi người học phải nhận biết và hiểu các ký tự kanji, vốn có nhiều cách đọc và nghĩa khác nhau Đây là thách thức lớn hơn so với việc nghe hay nói

2.2 Ngữ pháp và từ vựng phức tạp

Trong đọc hiểu, người học cần nắm vững ngữ pháp ở mức độ cao hơn để có thể hiểu chính xác ngữ cảnh Câu văn viết thường mang tính trang trọng và cấu trúc phức tạp hơn so với lời nói

2.3 Thiếu sự tương tác

Không giống như kỹ năng nghe hoặc nói, việc đọc là một quá trình tĩnh, không có

sự tương tác trực tiếp Điều này đòi hỏi khả năng tự giải quyết vấn đề và suy luận mà không có sự hỗ trợ ngay lập tức từ người khác

2.4 Tốc độ

Trang 9

Trong giao tiếp nói, tốc độ phản hồi và hiểu biết thường được yêu cầu ngay lập tức Ngược lại, kỹ năng đọc cho phép người học có thời gian để suy ngẫm và tra cứu từ điển nếu cần, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc người đọc phải tự nắm vững hơn.

2.5 Lượng thông tin lớn

Đọc hiểu liên quan đến việc xử lý một lượng lớn thông tin cùng một lúc, đặc biệt khi đọc các bài viết dài hay các tài liệu chuyên môn Với kĩ năng nói và nghe, lượng thông tin thường được chia thành các phần nhỏ hơn

3 Tiểu kết chương

Như vậy, kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng cơ bản và thiết yếu đối với người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Nhật nói riêng, nhằm phân tích và lí giải các văn bản trong bài tập, bài thi và trong đời sống hàng ngày, từ đó chắt lọc ra những thông tin cần thiết Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và gây trở ngại cho một số lượng không nhỏngười học ngoại ngữ So với các kĩ năng còn lại, đọc hiểu có khá nhiều điểm khó hơn trêncác phương diện hệ thống chữ viết, ngữ pháp, từ vựng, tương tác, tốc độ phản hồi và hiểu biết, khối lượng thông tin Chương 1 đưa ra một góc nhìn khái quát về kỹ năng đọc hiểu

và tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao nhận thức trong quá trình học tập và rèn luyện

Chương 2 Thực trạng và khảo sát

1 Thực trạng và khảo sát

1.1 Thực trạng học tiếng Nhật tại Việt Nam

Khảo sát năm 2018 của Japan Foundation-Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản cho ra kết quả: có khoảng 18.600 cơ quan dạy tiếng Nhật, với khoảng 3.850.000 người học tại

142 quốc gia trên toàn thế giới Trong đó, Việt Nam có 818 cơ quan (đứng thứ 7 thế giới) với khoảng 174.500 học viên (đứng thứ 6 thế giới)

Có thể thấy rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia Đông Nam Á có lượng học viên tiếng Nhật đông đảo nhất Đây là một số liệu đáng kinh ngạc vì chỉ sau 3 năm (2015 – 2018), lượng học viên tại Việt Nam đã tăng từ 64.863 người vào 2015 lên

174.500 người vào năm 2018

Số liệu này hứa hẹn sẽ có chiều hướng đi lên vì mối giao hảo đang ngày càng thắt chặt giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, cùng với nỗ lực của các nhà quản lý giáo dục cũng như các chuyên gia tiếng Nhật của hai nước Nhờ việc khởi động các đề án giáo dục tại các cấp học, ngày càng có nhiều trường học đưa tiếng Nhật vào chương trình đào tạo chuyên sâu, như một môn học chính thức

Dường như nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật, tốc độ tăng trưởng số lượng người học tiếng Nhật và các cơ quan đào tạo tiếng Nhật ngày càng mạnh

mẽ Chính ông Ando Toshiki – Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam đã khẳng định: “Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một siêu cường quốc tế về đào tạo

và học tiếng Nhật”

Trang 10

Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Nhật, người học không khỏi có những vướng mắc, bất cập, trong đó có một số lượng lớn học viên gặp trở ngại đối với kĩ năng đọc hiểu.

1.2 Khảo sát đối với sinh viên khoa Nhật Trường Đại học Hà Nội

Hiện nay, việc tiếng Nhật được đưa vào chương trình giáo dục Đại học đang ngày càng phổ biến với số lượng sinh viên theo học có chiều hướng gia tăng tích cực Nhằm điều tra tình hình học tập tiếng Nhật của sinh viên, cung cấp thông tin cho bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành làm khảo sát về quá trình học và luyện tập

kỹ năng đọc hiểu của các sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật trường Đại học Hà Nội

a Đối tượng, phạm vi khảo sát

1 Biểu đồ 1.1 Thành phần đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là sinh viên theo học khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nộitrong độ tuổi từ 18 đến 22 Khảo sát được thực hiện trên 14 đối tượng, trong đó chủ yếu làsinh viên năm nhất và năm ba

Từ biểu đồ 1.1, có 50% (7 người) là sinh viên năm nhất chiếm đa số, 36.7% (5người) là sinh viên năm 3, còn lại là sinh viên năm hai

b Chiến thuật được sử dụng trong quá trình đọc hiểu

Trang 11

2 Biểu đồ 1.2 Chiến thuật được sử dụng trong quá trình đọc hiểu

Phần đa các sinh viên sử dụng chiến thuật kết hợp tra cứu trong quá trình đọc hiểu

và chiến thuật nắm bắt ý nhanh Chiến thuật dự đoán là chiến thuật được sử dụng ít hơn cả

c Thời gian dành ra cho việc luyện tập đọc hiểu mỗi ngày

3 Biểu đồ 1.3 Thời gian dành ra mỗi ngày để luyện tập thực hành kĩ năng đọc hiểu

Đa số các đối tượng khảo sát đều chỉ luyện tập kĩ năng đọc hiểu trong khoảng thời gian từ nửa tiếng đến 1 tiếng Chưa có bất kì một cá nhân được khảo sát nào dành ra đượcquá 1 tiếng để luyện tập kĩ năng đọc hiểu Đây là một con số khá hạn chế

d Tài liệu được sử dụng trong quá trình luyện tập đọc hiểu

Trang 12

4 Biểu đồ 1.4 Tài liệu được sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

Phần lớn sinh viên sử dụng bài tập trong sách và do giáo viên cung cấp làm tài liệuluyện tập chính, một số khác sử dụng các phương tiện giải trí, trong đó phổ biến nhất là truyện tranh Nhật Bản (manga)

e Những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kĩ năng đọc hiểu

5 Biểu đồ 1.5 Khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật

Đại đa số sinh viên được khảo sát (85.7%) đều đồng ý rằng khối lượng từ vựng khổng lồ là trở ngại phổ biến trong quá trình đọc hiểu tiếng Nhật 57.1% gặp khó khan vớicấu trúc câu lồng ghép phức tạp, số phần trăm sinh viên gặp trở ngại với việc nhận diện mặt chữ và ngữ pháp ngược bằng nhau (35.7%), 64.3% có tốc độ đọc văn bản hạn chế, 28.6% gặp vấn đề với chữ Hán

Trang 13

2 Phân tích các yếu tố tác động lên kĩ năng đọc hiểu

Trong quá trình đọc hiểu tiếng Nhật, có rất nhiều các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kĩ năng đọc hiểu Theo nghiên cứu của Heilman (1967) có các yếu tố ảnh hưởng sau đây:

- Phạm vi tập trung, mức năng lượng

- Các mối quan tâm;

- Các vấn đề về cảm xúc liên quan/ không liên quan tới việc đọc;

- Khả năng ( nhận thức);

- Trải nghiệm đọc từ trước: đọc, cách triển khai vấn đề, ảnh hưởng của chủ đề

và quan điểm của tác giả lên bản thân người đọc;

- Cách cư xử với bản thân, trường học, giáo viên và gia đình;

- Độ chín chắn: lượng kiến thức nền và tuổi tác

2.1 Các yếu tố văn hóa xã hội tác động lên khả năng đọc sơ cấp 

Theo Tiến sĩ Nell Duke, một chuyên gia giáo dục đời đầu tại Đại học Michigan,

“văn hóa là một trong những yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến sự phát triển của việc đọc” Văn hóa Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ và cách sử dụng từ. 

Trước hết, về loại hình ngôn ngữ, tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ niêm kết hay còn gọi là ngôn ngữ chắp dính với những đặc trưng chính sau đây: Sử dụng phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau; hình vị trong ngôn ngữ niêm kết có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ; chính tố có thể hoạt động độc lập; mỗi phụ tố chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại. 

a Chữ viết

Tiếng Nhật sử dụng hệ thống chữ viết pha trộn âm tiết vô cùng phức tạp gồm hệ thống chữ ghi âm tiết là (Hiragana và Katakana) Tiếp đó là chữ Hán (Kanji) để thể hiện các thân từ, các chữ ghi âm tiết Hiragana để thể hiện các từ ngữ pháp và các vĩ tố ngữ pháp, các chữ ghi âm tiết Katakana vào mục đích đặc biệt như viết các từ ngoại lai. 

b Ngữ pháp

Thực tế, tiếng Nhật, một ngôn ngữ đa âm tiết, khác với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn âm tiết Ví dụ, từ "tôi" (I) trong tiếng Việt khi nói có thể tương đương với từ trong tiếng Nhật gồm bốn âm tiết: “oa-ta-cư-xi”, hoặc từ “ăn” (eat) trong tiếng Việt, từ tương đương trong tiếng Nhật gồm bốn âm tiết: “ta-bê-ma-xừ”, v.v Động từ trong tiếng Nhật cũng khác; chúng phải được chia theo thì và phong cách Ví dụ, từ tương đương với "ăn" trong tiếng Nhật ở thì hiện tại là "たべる" (thân mật), "たべます" (trang trọng), và

"không ăn" là “たべない" (thân mật) Nói ngắn gọn, động từ tiếng Nhật thường được

Ngày đăng: 25/11/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w