1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp cải thiện kĩ năng đối thoại và tương tác cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 12

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG TH THANH LẠNG Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BÁO CÁO

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2.

Họ và tên: HOÀNG THỊ THẢO

Chức vụ: Giáo viên - dạy Toán, Tiếng Việt, HĐTN (Sinh hoạt) lớp 1+ 2; Chủ

nhiệm lớp ghép 1+2.

Đơn vị: Trường Tiểu học Thanh Lạng.

TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2”.

Như chúng ta đã biết: Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việchình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triểnbền vững Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dụcđạo đức, kĩ năng sống cho học sinh…trong những nội dung đó thì giáo dục kĩ nănggiao tiếp cho học sinh chiếm một vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng và hiệu quả của giáo dục Tiểu học Song hiện nay, học sinh dân tộcthiểu số nói chung và tại điểm trường Cà Xen chúng tôi nói riêng các em còn nhútnhát, tự ti, nghe và nói Tiếng Việt rất hạn chế thậm chí các em còn sợ người

Trang 2

Xuất phát từ lý do trên, ngày đầu tiên nhận lớp, tôi băn khoăn trăn trở và đặtcho mình câu hỏi: “Làm thể nào để cải thiện kĩ năng đối thoại và tương tác cho họcsinh lớp 1&2 do tôi chủ nhiệm? Vậy, sau khi ổn định lớp, tôi đã tìm hiểu tình hìnhthực trạng của lớp như sau:

II THỰC TRẠNG LỚP GHÉP 1&2 Ở ĐIỂM CÀ XEN TRƯỜNG TIỂUHỌC THANH LẠNG VÀO ĐẦU NĂM HỌC 2022 - 2023:

- Bản thân tôi là giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệmlớp, luôn nhiệt tình, năng nỗ, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt.

* Khó khăn:

+ Về học sinh:

- Đa phần dùng tiếng mẹ đẻ, chưa hiểu nhiều Tiếng Việt, trong giao tiếp còn

rụt rè, thu mình, không tự tin; nói năng cộc lốc, thụ động trong học tập và sinh hoạtchung Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày, ứng xử có phần còn mang tính“tuỳ tiện ” Nhiều em không muốn đến trường vì ngại giao tiếp cùng cô thầy.

Trang 3

+ Giáo viên: Chú trọng việc dạy kiến thức, đôi khi chỉ tập trung vào các em

nói tốt, việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh còn mang tính chiếu lệ, chưa biết hếttiếng mẹ đẻ của các em.

+ Điều tra khảo sát, thống kê một số kĩ năng của học sinh:

Vào đầu năm học, khi nhận lớp tôi đã tiến hành điều tra khảo sát, thống kê kĩ

năng giao tiếp của học sinh như sau:

+ Nội dung khảo sát:

Trang 4

cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1&2” nhằm nâng cao chất lượng, hình thành nănglực và phẩm chất cho các em

III BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁCCHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2.

1 Tìm hiểu tình hình và nắm thông tin về học sinh của lớp.

Một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hếtgiáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từnghọc sinh Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi đã nắm chắc một số thông tin cầnthiết của học sinh:

Tổng số học sinh của lớp: 07 em Trong đó: HS nữ: 04 em

Dân tộc: 07 em, nữ dân tộc: 04 em Chất lượng giáo dục:

Lớp 1: Bé Xuất sắc: 0 em; bé ngoan: 03 em Lớp 2: Hoàn thành: 04 em

Học sinh thuộc hộ nghèo: 07 em Gia đình đông con: 02 em

Hiểu Tiếng Việt hạn chế, chưa biết cách lắng nghe, thiếu tự tin trong giaotiếp, ngại đến trường có 05 em.

Từ đó, tôi tiến hành vận dụng biện pháp cho từng nhóm đối tượng giúp cácem tự tin trong giao tiếp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện củanhà trường.

Trang 5

2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện:

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần thiết nhất đối với học sinh dân tộcthiểu số Thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt…của giáo viên tạo sự gần gũi,cảm giác an toàn cho học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong giao tiếp,trong học tập, trong cuộc sống Vì tôi hiểu “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức đượctấm lòng” Vì vậy, khi dạy Hoạt động trải nghiệm Bài 16: Lựa chọn trang phục(Tiết 2) tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tổ quốc cần gì?”

(Video trò chơi “Tổ quốc cần”.)

Mặc cho từ nhà tôi đến trường hơi xa song tôi cố gắng đi sớm về trưa để cô vàtrò thường xuyên được trò chuyện cùng học sinh để biết sở thích, ý kiến, suy nghĩcủa học sinh từ đó tạo mối thân thiện giữa GV và HS, giữa HS và HS.

Ví dụ: Trò chuyện về sở thích, ý kiến, suy nghĩ của học sinh.

- Tôi kể cho học sinh nghe về 1 sở thích của mình lúc nhỏ và lý do mà tôithích điều đó

Trang 6

+ Hồi còn nhỏ, cô rất thích nghe bà ngoại kể chuyện cổ tích Thích chơi tròchơi “Ô ăn quan”, cô thích các đồ dùng như bút, cặp màu hồng.

+ Còn sở thích của các em là gì? (HS nối tiếp nhau nói về sở thích của mình ? Khi còn nhỏ, em thích gì?

? Em thích chơi với bạn nào? Vì sao em thích? ? Em không thích gì? Vì sao em lại không thích? ? Lớn lên em thích làm gì? Vì sao?

Tôi có thể thực hiện hoạt động này vào bất cứ lúc nào ở bên cạnh học sinh khirảnh Tôi luôn lắng nghe và đáp lại xem học sinh mình muốn gì, nói gì và hướngdẫn học sinh nói cho đúng.

(Hình ảnh GV&HS đang trò chuyện với nhau)

3 Sử dụng trò chơi trong các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức trò chơi học tập giúp thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, làm khôngkhí lớp học thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức tích cực hơn

Trang 7

* Khi tổ chức trò chơi cho các em, tôi đã nắm và thực hiện được các nguyêntắc sau:

+ Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài học + Trò chơi phải đơn giản, dễ làm sao cho bản thân giáo viên và học sinhđều có thể tự làm được.

+ Hệ thống trò chơi trong các giờ học phải thu hút được nhiều đối tượnghọc sinh tham gia.

+ Có luật chơi.

+ Đảm bảo an toàn cho học sinh khi chơi.

Ví dụ: Khi dạy Tiếng việt 1 Bài: b, c; Tiếng việt 2 Bài: Em có xinh không?tôi đã thiết kế trò chơi “Xếp hạt tạo chữ cái”.

+ Trò chơi: Xếp hạt tạo chữ cái

Trang 8

- GV tổ chức cho HS xếp trong thời gian là 5 phút Trong khi HS xếp, GVquan sát, nếu có HS không xếp được thì GV có thể giúp đỡ bằng cách yêu cầu HSđó vẽ chữ cái đó trước, rồi xếp theo chữ vừa vẽ.

- HS nào xếp nhanh và đẹp nhất sẽ được GV khen thưởng.

(Vi deo trò chơi: “Xếp hạt tạo chữ cái”)

- Để động viên khích lệ học sinh, tôi thường đưa ra các câu nhận xét: Cô rất

thích câu trả lời của em; Hôm nay em trả lời rất tốt; Hôm nay em học rất tiến bộ;Cô tin lần sau em sẽ nói rõ ràng hơn; Cô tin lần sau em làm được; Cô cảm thấy tựhào về em

- Thời điểm sử dụng: Sau tiết 1 hoặc trong thời gian củng cố tiết 2 - GV cũng có thể sử dụng đất nặn để HS nặn thành các chữ cái.

Trang 9

(Một số hình ảnh học sinh sử dụng đất nặn để nặn chữ)

+ Trò chơi ngoài giờ lên lớp:

Tôi thường tổ chức trò chơi: Rồng rắn lên mây; Đổ nước vào chai; Kéo co;

Mèo đuổi chuột; Bắt lấy và nói; Nói ra suy nghĩ của mình; Ô ăn quan

Trong khi tổ chức trò chơi, tôi quan tâm đến các em: Hồ Thị Dương, Hồ ThịHuyền, Hồ Văn Phương là những học sinh nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin, ít hiểuTiếng Việt Tôi ưu tiên cho các em đó làm quản trò trong các trò chơi nhằm giúpcác em mạnh dạn tự tin, kích thích sự hứng thú, tạo niềm vui để các em muốn đượcđến trường Tạo sân chơi đoàn kết, thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm vì mình học chưatốt, gia đình mình còn nghèo Từ đó, các em tham gia chơi tích cực, cười, nói, giaolưu, hợp tác và kết quả học tập ngày càng tốt hơn

Trang 10

(Trò chơi: “Ô ăn quan”) (Trò chơi: “ Rồng rắn lên mây”)

Trò chơi là một dạng hoạt động thực hành thú vị, hấp dẫn, nó có thể kíchthích tri giác của HS Các trò chơi cần phong phú, đa dạng để tránh nhàm chán.Do vậy, chúng ta cần áp dụng phương thức “học mà chơi, chơi mà học” tronggiáo dục trẻ em nhằm thu hút được sự hào hứng, thích thú của các em đến lớp,đến trường.

4 Tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm “Học điđôi với hành”.

Học từ trải nghiệm với phương châm “Bạn và tôi” để tạo mối thân thiệntrong nhóm thường mang lại cảm xúc sâu sắc cho cá nhân mỗi người, nhữngkinh nghiệm mà học sinh có được từ trải nghiệm bao giờ cũng sâu sắc và đượclưu giữ lâu hơn trong trí nhớ Hoạt động trải nghiệm các em cảm thấy hòađồng, tự tin xây dựng tinh thần tập thể

Ví dụ khi dạy Chủ đề: “Tổ chức học sinh lựa chọn, sử dụng một số đồdùng cá nhân, sản phẩm ăn uống” Tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động trải

Trang 11

nghiệm “Phiên chợ bản em - 0 đồng” Trong hoạt động trải nghiệm, tôi đã mờiphụ huynh cùng tham gia với các con nhằm tạo mối thân thiện, hòa đồng cùngvới thầy cô.

(Hoạt động trải nghiệm: “Phiên chợ bản em – 0 đồng”)

Trong quá trình tổ chức tôi sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu nhẹ nhàng, rõ ràng,niềm nở.

Ví dụ: Trong quá trình giới thiệu các sản phẩm có em Hồ Thị Huyền: Từ “củsắn”, học sinh gọi là Củ Tàu, Bắp ngô học sinh gọi là Lây, Bóng đèn em gọi là Ócbóng tôi đã tận tụy trong việc giảng giải, tránh dùng những lời nói vô tình, xúcphạm đến các em kể cả khi các em trả lời chưa chính xác Tôi còn khéo léo nhờ bạnkhác hoặc phụ huynh giúp đỡ những bạn đang gặp khó khăn, tránh nhắc lại những

Trang 12

nguyên nhân hay lý do hoàn cảnh vì điều đó làm mất dần sự tự tin, lâu ngày các emsẻ nhút nhát và thụ động.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức bằng nhiều hình thức: Đa dạng, phongphú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, số lượng và đốitượng

Ví dụ: Nhân dịp 22/12, tôi chủ động đề xuất, phối hợp với các đoàn thể trongNhà trường tổ chức thăm viếng hang Lèn Hà để học sinh được thực hành, giao lưu vớimọi người, ngoài ra tôi còn tập cho học sinh biết lao động vừa sức của mình.

(Hình ảnh GV và HS đang dâng hoa Video HS đang chơi cùng chú bộ đội

tại hang Lèn Hà)

Ngoài ra, mỗi tháng 1 lần tôi phối hợp với Liên đội, các đoàn thể trong nhàtrường tổ chức cho các em ra khu vực trung tâm để cùng giao lưu với học sinhtrung tâm, hằng năm trường chúng tôi tổ chức cho học sinh giao lưu Tiềng Việt vớitrường TH&THCS Lâm Hóa.

Trang 14

Hình ảnh HS giao lưu Tiếng Việt Hình ảnh HS giao lưu Tiếng Việt với trường Lâm Hoá với học sinh trung tâm

Qua các Hoạt động trải nghiệm thực sự đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong giáodục và rèn luyện học sinh Giúp cho các em được tham gia thực hành vận dụngnhững nội dung kiến thức đã được trang bị vào thực tế cuộc sống, thực hiệnphương châm giáo dục “học đi đôi với hành” Thông qua hoạt động, học sinh mạnhdạn tự tin hơn, các em học tập và trò chuyện với nhau bằng Tiếng việt rõ ràng, lưuloát từ đó các em hứng thú tìm tòi, khám phá cái hay, cái mới trong các hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo

IV HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG “BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐITHOẠI VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2.

- Qua thời gian áp dụng biện pháp nêu trên, bản thân tôi nhận thấy HS cóchiều hướng tiến bộ tích cực, ý thức tự giác của các em được nâng cao dần; các emtham gia các hoạt động, phong trào nhiệt tình, mạnh dạn, tự tin, sôi nổi.

Cụ thể :

+ Mạnh dạn, tự tin, diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình trước đám đông.

+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước Trong giờ rachơi, trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, nói leo, các em gọibạn, xưng hô khá thân mật.

+ Biết chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô, người lớn; biết dùng từ ngữ phù hợpkhi giao tiếp; biết vâng, dạ, ạ, thưa, cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết

+ Trong giao tiếp với bạn bè đã hoà nhã hơn rất nhiều, không còn xưng hô

Trang 15

mày - tao mà biết dùng từ bạn - mình lịch sự, gần gũi

+ Có ý thức tự giác, tự quản trong học tập, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, vuichơi chung, …

+ Tham gia lao động vệ sinh trường lớp sạch đẹp; trồng, giữ gìn và chăm sóccây xanh; lao động công ích ; …

Cụ thể : Kết quả khảo sát ngày 20 tháng 3 năm 2023

* Nội dung khảo sát:

Chứng kiến sự thay đổi của học sinh từng ngày thông qua không khí học tập:Hào hứng, sôi nổi, mạnh dạn, tự tin…tôi thấy có thêm động lực để phát huy nhữnggì mình đã và đang làm.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Trang 16

HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN

Lê Phạm Hùng Hoàng Thị Thảo

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w