BGH đề nghị các giáo viên thực hiện workshop 40 phút cho phụ huynh của lớp mình về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần, để họ hiểu tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần của con em mình
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: TS Hồ Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Huyền
Mã sinh viên: 20010375
Lớp học phần: PSE2006.1
HÀ NỘI, 2022
Trang 2MỤC LỤC:
Câu 1: 1 Câu 2: 5 PHỤ LỤC: 14
Trang 3ĐỀ BÀI:
Câu 1: Bạn hãy xem lại các kỹ năng tham vấn và thử ứng dụng chúng trong quá
trình tương tác với người khác Mô tả cụ thể tình huống, hội thoại, hay các bước bản thân thực hiện các kỹ năng này; nhận xét về việc mình thực hiện các kỹ năng
và rút ra các kinh nghiệm điều chỉnh (nếu có)
Câu 2: Năm nay, sức khỏe tâm thần được trường bạn quan tâm và đặt làm chủ đề
hoạt động tháng của trường BGH đề nghị các giáo viên thực hiện workshop 40 phút cho phụ huynh của lớp mình về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần, để họ hiểu tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần của con em mình, cũng như giúp họ nhận biết cần phải làm gì khi thấy con có dấu hiệu sức khỏe không ổn và giảm định kiến của họ với các rối loạn tâm thần
Hãy xây dựng kịch bản chi tiết và các học liệu cần để tiến hành nhiệm vụ
Trang 4BÀI LÀM:
Câu 1:
Tình huống: Một em học sinh lớp 10 mới vào trường, phụ huynh của học sinh là
bạn thân của giáo viên chủ nhiệm Phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm quan sát
em học sinh Em ấy cảm thấy không thoải mái và như bị cầm tù Em học sinh cảm thấy áp lực, chán học, thường xuyên ngủ không ngon giấc
Các bước thực hiện kỹ năng tham vấn:
- Hỏi thông tin học sinh đến tham vấn
- Giới thiệu bản thân với học sinh
- Cho học sinh biết việc tham vấn này sẽ hoàn toàn được giữ bí mật để học sinh có thể thoải mái chia sẻ về các vấn đề bản thân đang gặp
- Đặt câu hỏi về vấn đề học sinh đang gặp (Kỹ năng đặt câu hỏi)
- Lắng nghe câu chuyện của học sinh (Kỹ năng lắng nghe)
- Đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề học sinh đang gặp phải (Kỹ năng đặt câu hỏi)
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc (Kỹ năng phản hồi)
- Đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề cho học sinh (Kỹ năng giải quyết vấn đề)
Hội thoại:
HS: Em chào cô ạ
TVV: Chào em, mời em ngồi
Em tên là gì, học lớp nào?
HS: Dạ em tên T, học lớp 10a1
TVV: Em đã đến phòng tư vấn tâm lý của trường lần nào chưa?
HS: Dạ chưa ạ, em cũng mới vào trường Em nghe các anh chị lớp trên nói trường mình có phòng tham vấn cho học sinh nên hôm nay em đến gặp cô
TVV: Trước khi bước vào cuộc trò chuyện, cô muốn giới thiệu sơ về cô cũng như phòng tham vấn tâm lý của trường mình Cô tên là Huyền, cô đã đảm nhiệm việc tham vấn học đường ở trường mình được 1 thời gian rồi Toàn bộ nội dung cuộc nói chuyện hôm nay của cô và em sẽ hoàn toàn được bảo mật, nên em cứ yên tâm
Trang 5Vấn đề này sẽ phải nói ra khi nó có liên quan đến tính mạng của em hay của người khác hoặc liên quan đến pháp luật Em có đồng ý không?
HS: Em đồng ý ạ
TVV: Cô rất cảm ơn sự tin tưởng của em đã đến để chia sẻ những khó khăn của mình Và kết của của cuộc nói chuyện ngày hôm nay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bản thân em Cô hy vọng cô và trò chúng ta có thể hợp tác để giải quyết các khóc khăn của em
Vậy giờ mình sẽ bắt đầu Em cứ thoải mái chia sẻ
Dạo gần đây việc học tập của em như thế nào, có khó khăn gì không?
HS: Em chán lắm cô ạ Em mới vừa trốn tiết cô giáo chủ nhiệm để đến đây gặp cô TVV: Sao em lại trốn tiết vậy?
HS: Tại vì cô giáo chủ nhiệm là bạn của mẹ em Mẹ em có qua gặp cô giáo chủ nhiệm để gửi gắm em và xem kết quả học tập của em như thế nào Em cảm thấy không thoải mái khi mà cô cứ giám sát em, xem em như là tù nhân ý Trong đợt thi vừa rồi, môn toán và môn tiếng anh của em không được tốt lắm Mẹ em đã nói em chưa cố gắng Nhưng mà em đã cố gắng hết sức mình rồi, em có nói nhưng mẹ em không nghe Em rất là buồn
TVV: Em đã cố gắng sắp xếp việc học như thế nào?
HS: Em đi học thêm theo lời của bố mẹ, các ngày thức 2, 4, 6 thì em học thêm tiếng anh ở nhà, có gia sư dạy cho em buổi tối Còn các ngày thứ 3, 5, 7 thì em học toán chung với 1 bạn trong lớp, học thêm ở nhà thầy dạy toán trong lớp
Dạo này em cảm thấy chán ăn chán học, thấy cuộc sống không có gì vui Công việc mỗi ngày của em chỉ là học và học Nhiều đêm ngủ em bị giật mình vì cứ nghĩ mình chưa làm bài tập Nỗi ám ảnh cứ miên man trong đầu em Em rất là sợ
TVV: Nỗi ám ảnh của em kéo dài lâu chưa?
HS: Từ khi bước vào cấp 3 đến giờ
TVV: Cô muốn hỏi kết quả học tập ở cấp 2 của em có tốt không?
HS: Em được loại khá thôi cô
Trang 6TVV: Em đã bao giờ chia sẻ với mẹ của mình về những nỗi ám ảnh và lo lắng của mình chưa?
HS: Em có chia sẻ với mẹ nhưng mẹ em cứ khăng khăng với suy nghĩ đó, mẹ em còn bảo học như thế mà nhiều cái gì, con người ta còn học nhiều hơn con rất là nhiều, bây giờ thi đại học rất là khó
Em rất là sợ, bố mẹ đã tốn tiền của công sức cho em học mà em thì lại cảm thấy rất là sợ học, em buồn lắm cô, ba mẹ em cứ mắng em suốt
TVV: Cô rất hiểu cái nỗi khổ của em, đã có rất nhiều bạn tới tâm sự với cô về vấn
đề này Hầu hết thì bố mẹ cũng muốn cho con mình học giỏi, đặt nhiều kì vọng vào con mình nhưng mà đôi khi lại không biết cái việc đó gây cho con mình rất là nhiều áp lực
Vậy ngoài việc học ra em có sở thích hay mối quan tâm nào khác không? HS: Em rất thích đi dã ngoại hoặc đi chơi cùng các bạn trong lớp hoặc là đi tập hát
ở câu lạc bộ trong trường Nhưng bố mẹ em lại không thích em tham gia những hoạt động ấy, chỉ bắt em học, ít khi nào cho em tham gia lắm
TVV: Vậy tất cả các hoạt động ở trường, ở lớp em đều không tham gia luôn?
HS: Không hẳn ạ Em chỉ tham gia các hoạt động chiếm ít thời gian Còn các cuộc
dã ngoại ở ngoài thì bố mẹ em không cho tham gia Cái thời gian đó bố mẹ em chỉ bắt em ở nhà đọc sách hoặc học bài thôi ạ
TVV: Cô đã hiểu vấn đề của em rồi Cô nghĩ là vấn đề này 1 phần là do ở mẹ em Bây giờ cô muốn em về lại lớp, tiếp tục tham gia tiết học của lớp mình, việc trốn tiết như vậy là không nên Rồi cô sẽ gặp cô giáo chủ nhiệm của em để trao đổi thêm Có thể cô sẽ gặp trực tiếp mẹ em để nói cho mẹ em hiểu là việc bắt con học quá nhiều đôi khi là không tốt, nên cân bằng giữa việc học và việc chơi để cho con mình vừa có kiến thức mà vừa trau dồi được các kĩ năng khác thì sẽ có kết quả hơn
Vậy em có muốn chia sẻ thêm gì nữa không?
HS: Dạ không cô, em chỉ có nỗi trăn trở đó thôi Em cảm ơn cô rất là nhiều ạ TVV: Vậy mình hẹn nhau lần tới nha
Trang 7Nhận xét:
Về kĩ năng lắng nghe:
- Lắng nghe toàn bộ câu chuyện để hiểu vấn đề của học sinh
- Tập trung chú ý vào học sinh
- Thỉnh thoảng tóm tắt lại câu chuyện của học sinh để học sinh cảm thấy mình đang được lắng nghe
Về kĩ năng đặt câu hỏi:
- Đặt các câu hỏi đúng trọng tâm để hiểu hơn về vấn đề của học sinh
- Đặt các câu hỏi mở thay vì các câu hỏi đóng để học sinh chia sẻ thêm về câu chuyện của mình
Về kĩ năng phản hồi:
- Phản hồi bằng cách tóm tắt những gì học sinh nói
- Sử dụng ngôn ngữ để nói về những cảm xúc mà học sinh đang gặp
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc
Về kĩ năng giải quyết vấn đề:
- Đưa ra hướng giải quyết cho học sinh
- Cùng giải quyết vấn đề với học sinh
Trang 8Câu 2:
KỊCH BẢN WORKSHOP SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ RỐI LOẠN TÂM THẦN
Địa điểm: Lớp 12A1, Trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn
Thời gian dự kiến: 8h – 8h40, ngày 16 tháng 1 năm 2022
8h – 8h5p Giới thiệu thành phần
tham dự
Giới thiệu lí do
Lời đầu tiên, rất cảm ơn sự có mặt của các bậc phụ huynh trong buổi workshop ngày hôm nay của lớp 12A1 Buổi workshop ngày hôm nay có sự tham dự của tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1
và rất vinh dự được chào mừng cô Hà là Hiệu phó nhà trường cũng đến tham gia buổi workshop này
Rất vinh dự vì hôm nay tôi được nhà trường phân công cho nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tham vấn và hỗ trợ bố mẹ
để sát sao hơn với con cái
Nhà trường của chúng ta hàng tháng đều đặc biệt có những chủ đề, những hoạt động để không chỉ các con được hoạt động tập thể mà để cả những bố mẹ ở đây có thể gặp nhau và trao đổi với nhau, chia sẻ với nhau nhiều hơn về cách làm như thế nào để hỗ trợ các con tốt nhất
Và trong tháng này, sức khỏe tâm thần đang là vấn đề nhà trường rất quan tâm
Nhà trường đã đề nghị các giáo viên tổ chức một buổi workshop trong vòng khoảng 40 phút để bố mẹ hiểu rõ hơn thế
Trang 9nào là sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần là như thế nào và khi các con
có dấu hiệu bất ổn thì bố mẹ ở đây cũng
có thể hỗ trợ các bạn ấy một cách hợp lý nhất Và một phần nữa là mong muốn là các bố mẹ sẽ giảm định kiến về rối loạn tâm thần
8h6p – 8h10p Hoạt động cho phụ huynh
Sau đây tôi sẽ đưa ra 6 trường hợp mà tôi
đã phân loại ra 6 kiểu học sinh mà phổ biến nhất đang theo học ở trường mình
Sau khi các phụ huynh xem từng trường hợp, phụ huynh nào cho rằng các con của trường hợp đấy có nguy cơ mắc các chứng bệnh của rối loạn tâm thần thì giơ tay
Nhóm 1: Học sinh nam, lớp 10, học trường chuyên, có học lực giỏi
Nhóm 2: Học sinh nữ, học lớp 12, đang theo học tại trường dân lập
Nhóm 3: Học sinh nam, lớp 11, gia đình
có bố mẹ ly hôn
Nhóm 4: Học sinh nữ, lớp 12, có bố/mẹ đơn thân
Nhóm 5: Một em học sinh có giới tính thứ ba, gia đình bình thường
Nhóm 6: Học sinh có gia đình ổn định, hạnh phúc
Cảm ơn mọi người đã tham gia hoạt động này
Theo tổng hợp của chúng tôi thì tất cả
Học liệu hình ảnh 1
Trang 10các nhóm học sinh trên đều có nguy cơ mắc các rối loạn về sức khỏe tâm thần Chắc mọi người cũng khá bất ngờ về kết quả này, vậy thì sau đây cúng ta sẽ đi sâu hơn vào kiến thức chuyên môn để làm rõ vấn đề này
Trang 118h11p – 8h20p 1, Tìm hiểu về sức khỏe
tâm thần và các trạng thái của sức khỏe tâm thần
Chúng ta đã có những hoạt động với nhau, trò chuyện với nhau và ta đã nghe được rất nhiều keyword “sức khỏe tâm thần” Vậy có phụ huynh nào đưa ra kiến của mình để tôi biết là có vị có biết nhiều
về sức khỏe tâm thần là gì không ạ?
Tôi có thể chốt lại vấn đề như thế này:
Sức khỏe tâm thần là trạng thái sức khỏe
về tâm lý xã hội của chúng ta, nó ảnh hưởng tới cảm xúc, suy nghĩ và từ đó ảnh hướng đến hành vi Vì thế việc để ý sức khỏe tâm thần của con mình là gốc
rễ vô cùng quan trọng, một khi các con
có những dấu hiệu về mặt sức khỏe tâm thần thì nó sẽ ảnh hưởng tất cả đến mặt cảm xúc của bạn ý Tiếp theo về suy nghĩ của bạn ý cũng sẽ thay đổi, đến khi
nó biểu hiện ra ngoài hành vi mà cha mẹ không có đủ sự tinh tế để nắm bắt và thấu hiểu sự thay đổi từ gốc rễ mà để đến khi nó biểu hiện ra quá nhiều thì việc hỗ trợ cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn Sức khỏe tâm thần nó còn quyết định việc giúp chúng ta đương đầu với căng thẳng, giúp chúng ta duy trì mối quan hệ với những người trong cuộc sống của chúng ta
Tôi muốn kết nối kiến thức này với các quý phụ huynh thông qua những việc liên quan đến các em học sinh Ví dụ như việc duy trì các mối quan hệ với người khác, điển hình là nó sẽ ảnh hưởng đến việc các bạn ấy sẽ cư xử, xây dựng mối quan hệ bạn bè như thế nào
Mời một vài phụ huynh trả lời
Mời một vài phụ
Trang 12Có vị phụ huynh nào ở đây biết sức khỏe
tâm thần của chúng ta có mấy trạng thái
không ạ?
Tôi xin được tổng kết lại các ý kiến từ
các vị phụ huynh như sau: Sức khỏe tâm
thần có 4 trạng thái, bao gồm:
Trạng thái khỏe mạnh, ở trạng thái này,
các con có thể tự trợ giúp chính mình Ở
trạng thái này, tôi nghĩ là các vị phụ
huynh vẫn có thể để ý để có thể nuôi
dưỡng “cái cây” đó tốt hơn, “chăm bón”
niềm vui của các bạn hàng ngày
Trạng thái phản ứng, khi mà các bạn ấy
gặp một tình huống gây stress, thì ở
trạng thái này các bạn sẽ có dấu hiệu nó
mới chỉ phản ứng ra bên ngoài Ví dụ
như các bạn ấy sẽ có kết quả học tập sa
sút, dễ bị mất ngủ, thay đổi trạng thái
cảm xúc một cách “chóng mặt”
Trạng thái tổn thương, ở giai đoạn này,
khi gặp những tình huống gây stress kèm
theo nhiều yếu tố mà nó không được giải
quyết sẽ dẫn đến trạng thái tổn thương
Trạng thái bệnh lí, đây là trạng thái của
cùng của sức khỏe tâm thần Ở trạng thái
bệnh lí này, tôi nghĩ phụ huynh nên tìm
các chuyên gia về tâm lý để cùng hỗ trợ
và giúp con vượt qua được các vấn đề
đó
huynh trả lời
Học liệu hình ảnh 2
Trang 138h21p – 8h26p 2, Dấu hiệu nhận biết
trạng thái sức khỏe tâm thần
Các vị phụ huynh ở đây cũng đã hiểu được sức khỏe tâm thần là gì và các trạng thái của sức khỏe tâm thần Vậy thì
để có thể đi sâu vào phần này, tôi có thể mời một vài vị phụ huynh ở đây có thể chia sẻ các cái dấu hiệu để có thể nhận biết được sức khỏe tâm thần của con mình có những cái bất tường thông qua những tiêu chí gì không ạ?
Ở đây tôi cũng có chia ra những phương diện để có thể nhận biết các trạng thái sức khỏe tâm thần của con Có các yếu
tố như về cảm xúc, về giấc ngủ, về sức khỏe thể chất hay về hiệu suất công việc như là một ngày con đi học con có vui vẻ
để nạp được những kiến thức mà con yêu thích hay không, cái tương tác xã hội của con Ví dụ như khi ta đến đón con mà thấy con mình ngồi một góc, tách biệt với các bạn khác thì ta có thể thấy đó có thể là dấu hiệu mà ta cần phải quan tâm
Và yếu tố cuối cùng để có thể nhận biết được trạng thái sức khỏe tâm thần là việc
sử dụng chất Ví dụ như một bạn bắt đầu
sử dụng cà phê vào lúc 10 giờ tối để kéo dài thời gian học Đấy cũng là một dấu hiệu mà ta cần quan tâm đến
Hiện nay các bạn ấy đã lớp 12 rồi, có nhiều cái mỗi quan hệ yêu đương, trên tình bạn Rồi khi phải kết thúc mối quan
hệ ấy, bạn ấy cảm thấy buồn và có dấu hiệu là hay đi uống rượu thì đó cũng là dấu hiệu cần để ý
Mời một vài phụ huynh trả lời
Trang 14Vậy thì các bậc phụ huynh ngồi đây cũng đã có được những tri thức cho riêng mình về sức khỏe tâm thần để có thể nhận biết và hỗ trợ các bạn ở những cái bước gốc rễ, sau đấy nếu như cần những
sự hỗ trợ của các vị chuyên gia thì ta đều
có thể tìm đến các nhà tham vấn để giúp đỡ
8h27p – 8h30p 3, Rối loạn tâm thần Để tiếp theo chương trình thì ta cũng đi
tìm hiểu về rối loạn tâm thần
Vậy rối loạn tâm thần theo các bậc phụ huynh ở đây là gì ạ? Nó có giống với việc rối loạn tiêu hóa hay rối loạn giấc ngủ không ạ?
Rối loạn tâm thần là rối loạn chức năng tâm lý cá nhân và nó sẽ đi cùng với sự căng thẳng và sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của mỗi cá nhân
Ví dụ như khi các con có dấu hiệu của rối loạn tâm thần, các con vui buồn, thay đổi cảm xúc quá nhanh cũng làm ảnh hưởng đến các hoạt động tương tác xã hội
Vậy để hình thành lên một cái rối loạn tâm thần thì cái trung tâm gây nên rối loạn tâm thần là sự kiện gây stress Và khi đã có sự kiện gây stress rồi thì nó cũng chịu sự ảnh hưởng từ gen di truyền cũng như môi trường nuôi dưỡng mà bạn
ấy đang sinh sống Tiếp theo, ở trong cá nhân bạn ấy có phải là một người có tính
dễ bị tổn thương không? Ví dụ, trong một sự kiện gây stress như thế, với một
Học liệu hình ảnh 3
Trang 15bạn lí trí hơn, tính dễ tổn thương của bạn
ấy thấp thì ta chưa thể xếp vào loại rối loạn tâm thần được
8h31p – 8h38p 4, Các hiểu lầm về rối
loạn tâm thần
Có rất nhiều định kiến về rối loạn tâm thần mà đa số rất nhiều người đang mắc sai lầm
Định kiến đầu tiên đó là việc suy nghĩ Rối loạn tâm thần không thể chữa trị được Thì nghiên cứu đã cho thấy rằng tình trạng của những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể được cải thiện
và nhiều người có thể hồi phục hoàn toàn được Thế nên là có thể hoàn toàn tin tưởng vào nền y học bây giờ Có thể là quá trình cải thiện của mỗi người là khác nhau, có người sẽ dài hơn, có người người sẽ chỉ cần thời gian ngắn, tùy vào trạng thái của mỗi bạn
Tiếp theo là định kiến cho rằng người mắc rối loạn tâm thần là những người yếu đuối, ít nói và hay xấu hổ Thì theo các nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ chặt chẽ giữa các đặc điểm tính cách và rối loạn tâm thần Không phải những bạn cứ yếu đuối, ít nói và xấu hổ
là những bạn mắc rối loạn tâm thần Có thể đấy chỉ là phong cách của bạn
Định kiến thứ ba mà nhiều người hay hiểu lầm là Phụ nữ thường có khả năng mắc rối loạn tâm thần cao hơn đàn ông
Nhìn chung, phụ nữ và đàn ông đều có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như nhau Tuy nhiên, phụ nữ có tỉ lệ mắc một
Học liệu hình ảnh 4