Tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội Châu đã trở thành ngọn cờ tưtưởng tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong suốtnhững thập niên đầu thế ky XX;
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
œ LL) 2
NGUYEN HUYNH BÍCH PHƯƠNG
TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU
VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HOC
THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
œ LL) 2
NGUYÊN HUỲNH BÍCH PHƯƠNG
Ngành: TRIET HOC
Mã số: 9229001
LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HOC
Người hướng dẫn khoa học:
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý
báu của các tập thể và cá nhân
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến PGS.TS Trịnh Doãn Chính, Thầy đã
tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Quý Thầy, Cô Khoa Triết học, Phòng Quản
ly Dao tạo (Bộ phan Sau Đại học) và các Phòng, Ban khác — Trường Đại hoc Khoa
học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Daihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đãluôn luôn động viên dé tôi hoàn thành luận án này
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Huỳnh Bích Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Doãn Chính Kết quả nghiên cứu của luận án là trungthực và chưa được công bố Các tài liệu sử dụng, trích dẫn trong luận án là chính
xác, có nguôn gôc rõ ràng.
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Huỳnh Bích Phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHAN MO ĐẦU 2 2£ 5S SE 2EEEEE21122171121171121121111121111 21.111.111 ce 1
Chuong 1 DIEU KIEN VA TIEN DE HINH THANH, PHAT TRIEN TUTƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI 21
1.1 DIEU KIEN LICH SỬ - XA HOI CUOI THE KY XIX DAU THE KY XX
VOI SU HINH THANH, PHAT TRIEN TU TUONG PHAN BOI CHAU VEGIẢI PHONG CON NGƯỜI 00 0 ccsssesssssssesssessssesseessecssecssecssssssesssssssssssssessseesseee 21
1.1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế ky XIX dau thé ky XX với sự hìnhthành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người 211.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sựhình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người 30
1.2 TIEN ĐÈ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN TƯ TUONG CUAPHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI 5:55¿ 42
1.2.1 Truyền thống văn hóa Việt Nam với sự hình thành, phát triển tư tưởng của
Phan Bội Châu về giải phóng con người -5- 2 5c x+x+£Ee£xerxerxrse set 42
1.2.2 Tỉnh hoa văn hóa nhân loại với sự hình thành, phát triển tư tưởng của PhanBội Châu về giải phóng con người 2: + + E+SE+2E£EE£EE£EEeEEEEEeEEEEErrkrrerrree 53
1.3 NHÂN TO CHU QUAN VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN TƯ
TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI 65
1.3.1 Khái quát về thân thé và sự nghiệp của Phan Bội Châu - - 651.3.2 Pham chat, tai năng một nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn Phan Bội Châu 68
Kết luận chương l 2-2 +2S£+EE£EE£EEE2EEEEEEEEE 2211712112112 211 11.110 xe 75Chương 2 QUA TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN VÀ NOI DUNG CƠBAN TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGUƯỜI 772.1 QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN TU TUONG CUA PHANBOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI -2 ¿- cesses 77
2.1.1 Giai đoạn ảnh hưởng hệ tư tưởng phong kiến đến tư tưởng Phan Bội Châu
(true MAM 0 500 o.-.ồ®”^' 77
2.1.2 Giai đoạn Phan Bội Châu từ bỏ hệ tư tưởng phong kiến dé tiếp thu và truyền
bá những yếu tổ tiến bộ của hệ tư tưởng dân chủ tư sản (từ 1911 — 1924) 86
Trang 62.1.3 Giai đoạn Phan Bội Châu tiếp cận hệ tư tưởng vô sản của chủ nghĩa Mác —
Lênin (từ 1924 trở đỉ) -¿-:-©5s 2x22 2E19211221271211271211211711211 11.11.1111 Exerre 94
2.2 NỘI DUNG CƠ BAN TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI
PHONG CON NGƯỜI -22- 52: ©5£2S<2EEC2EEEEEEE2E1271211221 7112112121 xe 100
2.2.1 Mục tiêu giải phóng con người trong tư tưởng của Phan Bội Châu 100 2.2.2 Nhiệm vụ của giải phóng con người trong tư tưởng của Phan Bội Châu 112 2.2.3 Phương pháp và lực lượng giải phóng con người trong tư tưởng của Phan BOi CHAU 00007 Ả.ỐÀỖốốÔỖ 126
Kết luận chương 2 2-52-5222 2E2EE2EEEE E1 E111 1211211211211 111 11111 c1 cu 139
CHUONG 3 ĐẶC DIEM, GIA TRI, HAN CHE VÀ Ý NGHĨA LICH SỬ TƯ
TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI 142
3.1 DAC DIEM TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG
e9 (909027 -::‹ 142
3.1.1 Yêu nước gan với thương dân, cứu nước gắn với cứu dân — điểm đặc sắc, cốtlõi trong tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người - 1423.1.2 Tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng
0085141100021 145
3.1.3 Sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính nhân loại trong tư tưởng của Phan Bội
Châu về giải phóng con người - ¿+ + +E£SE£SE£EE£EEEEEEEESEEEEEEErkrrkerrerrrred 152
3.2 GIÁ TRI VA HAN CHE TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI
PHONG CON NGƯỜI 0 cssececssssssssssseessssneecesseeeesnneecssnneeessneeeessneeessneeessneeesanes 1563.2.1 Giá trị tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người - 1563.2.2 Hạn chế tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người 164
3.3 Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VẺ GIẢI
PHONG CON NGUƯỜI -555:- 22 vttrhttEkrrrrrrrrrrriirrrrii 179
3.3.1 Y nghĩa lý luận tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người 179
3.3.2 Y nghĩa thực tiễn tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người 186
Kết luận chương 3 2-2 SsSE9SE‡EEEEEEEEEEEEEXEE171 7111111171111 c1 xe 193KET LUẬN CHUNG ¿2-22 SESE2EE2EEEEEEEEEEEE211271211211 7112112121 erre 195
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 2¿©2£2£+2z+£zzzxzvczeee 198DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN QUAN
Trang 7PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có sự biến độnglớn về mọi mặt trong đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội.Thực dân Pháp dã tâm xâm lược Việt Nam, biến nước ta từ một nước phong kiến
độc lập, thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Trong quá trình thực dân Pháp
xâm lược và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở nước ta; một mặt, những
yếu tố của chủ nghĩa tư bản và những thành tựu khoa học, văn hóa tiến bộ mà thựcdân Pháp du nhập, đã góp phần làm cho xã hội Việt Nam có sự phát triển nhất định;nhưng mặt trái của nó đó là sự cai tri, áp bức và bóc lột của chế độ thực dân phong
kiến đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam, là cuộc sống mất độc lập, tự do và sự
cùng khổ của người dân Việt Nam
Những mâu thuẫn cơ bản bao trùm xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn
giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp tư sản Pháp, giữa toàn thể nhân dân và dân tộc Việt Nam với thực dân Phápxâm lược, với chế độ thực dân phong kiến Do vậy, vấn đề giải phóng dân tộc ViệtNam là nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết hàng đầu Giải phóng nhân dân, giải phóngdân tộc đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của lương tri, phẩm giá và là lẽ sống củatoàn thé dân tộc Việt Nam
Chính trong bối cảnh lịch sử đầy biến động và phức tạp ấy, đã xuất hiện cácnhà tư tưởng, các chí sĩ yêu nước Việt Nam nhằm tìm kiếm con đường cứu nước,cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, nô lệ Băng những con đường khác nhau, họ đã đưa
ra những phương thức giải đáp những van đề bức thiết đó và một số người đã đếnrất gần với con đường cách mạng vô sản Nhưng do hạn chế về điều kiện lịch sử vàlập trường giai cấp nên hầu hết các phong trào đấu tranh do họ khởi xướng đều bịthất bại Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh ấy đã để lại những dấu ấn đặc biệttrong lịch sử dân tộc ta giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; đặc biệt nó phảnánh sự phát triển của tư tưởng cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời Một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn này là Phan BộiChâu (1867 - 1940), với một khát khao cháy bỏng “cốt khôi phục Việt Nam, lập nên
một chính phủ độc lập” (Phan Bội Châu, 2000, tập 6, tr.120) — mục đích cao cả nhất
của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc của ông.
Trang 8Theo Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước chân chính, là “bậc
anh hùng, vị thiên sứ, đẳng xả thân vì độc lập, được 20 triệu người tôn sùng” (Hà
Chí Minh, 2011, tập 2, tr.72) Ong được coi là người có tư tưởng tiến bộ nhất trong
số các trí thức Nho học, phân hóa từ giai cấp phong kiến, ý thức được trách nhiệmlịch sử, vươn lên cùng với thời đại, tìm đến một phương thức cách mạng mới, một
con đường cứu nước mới vượt ra ngoài khuôn khổ ý thức hệ truyền thống Mặc dù
chưa giành được thắng lợi trong thực tiễn nhưng những cống hiến của Phan Bội
Châu có ý nghĩa lịch sử to lớn, thúc day phong trào yêu nước phát triển, đặt nền
móng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của cuộc cách mạng
vô sản do Hồ Chí Minh lãnh dao sau này
Là một nhà tư tưởng tiêu biểu cuối thé kỷ XIX đầu thế ky XX, tư tưởng của
Phan Bội Châu được coi là một trong những bộ phận quan trọng trong di sản tư
tưởng dân tộc Việt Nam Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Bội Châu đã délại cho chúng ta nhiều tu tưởng có giá trị, trong đó tiêu biểu và xuyên suốt trongtoàn bộ hệ thống tư tưởng của ông, đó là tư tưởng về giải phóng con người Trong
đó, trên cơ sở của tinh thần dân tộc cao cả và lòng yêu nước thiết tha, Phan BộiChâu đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn tư tưởng văn hóa Đông - Tây với truyềnthống văn hóa dân tộc Việt Nam
Sự hình thành, phát triển tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội Châu
là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với những
biến chuyên của lịch sử - xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ một nhà Nhoyêu nước giàu ý chí, nghị lực và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, tư tưởng của ông
đã trở thành một trong những ngọn cờ tư tưởng tiêu biểu cho phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc ở Việt Nam trong suốt những thập niên đầu thế kỷ XX
Phan Bội Châu đã cống hiến cả cuộc đời mình cho lý tưởng cao quý ấy, ông
đã dùng thơ văn dé cổ động lòng yêu nước, thương noi của lớp lớp đồng bào nhằm
tập hợp lực lượng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, cứu dân cứu nước
dé mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Dé thực hiện được lý tưởng và hoài bão
của mình, ông đã bôn ba những năm tháng gian khổ ở nước ngoài dé tìm kiếm con
đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người Đúng như Giáo sư Trần Văn Giàu
đã nhận xét: “Phan Bội Châu đi vào lịch sử với tư cách là người sáng lập, người lãnh tụ của Duy Tân hội (1904) và Quang Phục hội (1912) Phan Bội Châu lại là
Trang 9người yêu nước đã viết rất nhiều Cụ làm văn van và văn xuôi, tranh luận và thuyết
lý, viết sử và viết bút ký, viết cả về triết học nữa” (Trần Văn Giàu, 2020, tập II,tr.99) Một trong những van đề nổi bật trong toàn bộ tư tưởng phong phú, da dạng
về nội dung và thể loại ấy của Phan Bội Châu, đó là tư tưởng giải phóng con người
Tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội Châu đã trở thành ngọn cờ tưtưởng tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong suốtnhững thập niên đầu thế ky XX; thực sự là một trong những tinh hoa trong lich sử tư
tưởng Việt Nam, có giá trị thiết thực và ý nghĩa lịch sử sâu sắc cả về lý luận giải
phóng con người nói chung và thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc ta nói riêng
Dé xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế hiện nay, chúng ta cần phải kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trịtruyền thống của các thé hệ trước dé lại, rút ra những bài học kinh nghiệm lich sử,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị tưtưởng, tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm đáp ứng yêu cau thực tiễn đất nước đặt rahiện nay Với tinh than ấy, chúng ta cần phải trở về với truyền thống văn hóa củadân tộc, cần phải phát huy tỉnh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường,
khát vọng phát triển phồn vinh đất nước Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tập trung nghiên cứu, xác
định và triển khai xây dựng hệ giá tri quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực conngười gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập 1, tr.145).
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử tưtưởng của dân tộc Việt Nam một cách hệ thống và sâu sắc hơn, trong đó có tưtưởng về giải phóng con người giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần
tự hào dan tộc, lòng yêu nước thiết tha, góp phần vào việc xây dựng và phát triển
đất nước giàu mạnh và hùng cường Với cách tiếp cận Ấy, việc nghiên cứu nội
dung tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người, từ đó nêu bật những
giá trị, hạn chế va ý nghĩa lý luận, thực tiễn của nó có vai trò quan trọng trong việc
nghiên cứu triết học Cho nên nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Tu fưởng củaPhan Bội về giải phóng con người và ý nghĩa lịch sử cua nớ” làm đề tài luận án
tiên sĩ, ngành Triét hoc của mình.
Trang 102 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Với tư cách là một nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn, tư tưởng của Phan Bội
Châu nói chung, tư tưởng của ông về con người và giải phóng con người nói riêng,
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều mặt, từ nhiềugóc độ khác nhau, với nhiều ý kiến rất phong phú và sâu sắc Có thé khái quát thành
ba hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:
Hướng thứ nhất, những công trình nghiên cứu có liên quan đến cuộc đời,
sự nghiệp và những điều kiện, tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng củaPhan Bội Châu về giải phóng con người
Tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung, tư tưởng về giải phóng con người nóiriêng gắn với cuộc đời và sự nghiệp của ông, là kết quả của sự phản ánh các điềukiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX Vì vậy, đây là chủ đề được đề cập trong nhiều công trình, tác phẩm của các tác
giả viết về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu
Trước hết, đó là tác phẩm Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh của tác giả Tôn
Quang Phiệt, do Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa xuất bản năm 1956 đã đề cập,
nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trong bốicảnh thời đại và điều kiện giai cấp, từ đó, khang định vị trí của hai ông trong lich sửdau tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam Trong đó, tác giả
cũng đã trình bày khái quát nhất tư tưởng của Phan Bội Châu, một nhân vật vĩ đại
có đóng góp khá nhiều cho kho tàng văn học nước nhà, nhất là văn chương yêu
nước chống ngoại xâm và sự nghiệp cách mạng Việt Nam thời bấy giờ
Tác phẩm Phan Bội Châu và một số giai đoạn trong lịch sử chong Pháp cua
nhân dân Việt Nam của Tôn Quang Phiệt do Nxb Văn hóa phát hành năm 1958 đã
phân tích, làm rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, từ đó khẳng
định vai trò, dấu ấn lịch sử của ông trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta chống
thực dân Pháp xâm lược những đầu thế kỷ XX
Trong phần hai, chương IV và chương V, phần Lịch sử Việt Nam 1858 — 1945
của tác phâm Đại cương lịch sử Việt Nam do Trương Hữu Quynh, Dinh Xuân Lâm
và Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2010, các tác giả đã trình
bày một cách hệ thống bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIXđầu thé kỷ XX, từ đó mang lại bức tranh tổng thé sinh động về quá trình hình thành
Trang 11và phát triển tư tưởng Việt Nam, trong đó có tư tưởng của nhà yêu nước, nhà vănhóa Phan Bội Châu Ở mục II, các tác giả đã cho thấy từ hoạt động trong phong tràoyêu nước đã thể hiện lập trường tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu với xu hướngbạo động cách mạng từ Duy Tân hội (1904) đến phong trào Đông du (1905).
Tác giả Vũ Ngọc Khánh với quyền Sao Nam thiên cổ sự Nxb Thuận Hóa,
1998 ghi lại những mốc lịch sử gắn liền với hoạt động cứu nước của Phan Bội Châucùng với những phân tích tác phâm thơ văn yêu nước của ông
Cuốn sách Phan Bội Châu của tác giả Hoài Thanh, Nxb Văn hóa, Hà Nội,
1978 được kết cấu thành năm phần bao gồm năm giai đoạn gắn với quá trình hìnhthành và phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu: Giai đoạn trước khi ra nước ngoài
và những năm đầu ở nước ngoài; giai đoạn phong trào Đông du tan rã; giai đoạnViệt Nam Quang Phục hội và thời gian cầm tù ở Quảng Châu; giai đoạn những nămcuối ở nước ngoài; và giai đoạn từ sau khi bị bắt về nước Trong cuốn sách này,thông qua việc phân tích, bình luận các tác phẩm văn, thơ của Phan Bội Châu theotừng giai đoạn lịch sử, tác giả đã làm rõ những bước chuyên về cuộc đời, sự nghiệp
và nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu.
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, ở Pháp có các công trình chuyên khảonghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu cũng được sự quan tâmcủa các học giả nước ngoài Nhà Việt Nam học, G Buodarel có bai viết Mémoires
de Phan Bội Châu, (France - Asie/Asia XXIII - 4, 1969), Phan Bội Châu et la société Vietnamienne de son temps (France -Asie/Asia XXIII - 4, 1969) Trong Hội
thảo quốc tế về Phan Bội Châu và phong trào Đông du ở Việt Nam được tổ chức tại
AIxen Provence, nhà nghiên cứu Ives le Jariel cũng có bài Phan Bội Châu một cánh
tay chia ra cho những người Công giáo Hay ở Mỹ, cuối thé kỷ XX, nhà Việt Namhọc David G Marn với công trình Phong trào chống thực dân ở Việt Nam từ 1885đến 1925 cũng đã có những nghiên cứu về Phan Bội Châu
Năm 1987, Giáo sư Bernard Dam và trợ lý là tiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến đã có
bài công bố ở Viện nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á, thuộc Đại học Passaw với đề
tài Phan Bội Châu - nhà văn hóa Việt Nam Luận án tiễn sĩ khoa học của nhà ViệtNam học Jorgen Unsselt đã nghiên cứu về Phan Bội Châu với dé tài: Die
Nationalistische und Marxislische Ideologie in Spatwerk von Phan Boi Chau, (1867 — 1940).
Trang 12Đặc biệt, trong những năm 60 — 70 của thế kỷ XX, ở Nga cũng có một số nhàkhoa học nghiên cứu về Phan Bội Châu và cho ra đời các tác phẩm có tính học thuật
cao, như Lịch sử văn học Việt Nam của A Niculin, Nxb Tư tưởng, Matxcova, năm
1971, trong đó, tác giả đã dành han một chương dé ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp vacác tác phẩm văn thơ của Phan Bội Châu
Công trình nghiên cứu Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông của
G Boudarel được Chương Thâu và H6 Song dịch, do Nxb Văn hóa - Thông tin, HàNội, năm 1997 phát hành, đã phân tích một cách sâu sắc bối cảnh lịch sử thế giới,khu vực Đông Nam Á và đặc điểm của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Trong đó,thông qua hoạt động của hai chí sĩ yêu nước tiến bộ là Phan Bội Châu và Phan ChuTrinh, tác giả đã phân tích sự vận động, biến đồi của thực tiễn cách mạng Việt Nam,đồng thời phân tích, đánh giá sự chuyền biến tư tưởng từ quân chủ lên dân chủ củacác chí sĩ yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ Ngoài ra, trong tác phẩm này, tác giảcũng đưa ra những nhận định sâu sắc về cơ sở truyền thống yêu nước của dân tộcViệt Nam; về sự giống nhau và khác nhau giữa Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
trong quan niệm liên quan đến mục đích và phương pháp cách mạng; về mối quan
hệ giữa hai xu hướng bạo động cách mạng và xu hướng cải lương Từ đó, tác giả
công trình khang định rang, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, nửa phong kiến,
nhân dân bị tước đoạt về kinh tế, chà đạp về nhân phẩm, thì việc đánh đồ bọn thực
dân cướp nước và xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu, tay sai bán nước là một tất
yêu Thông qua đó, công trình giúp cho người đọc có thê thấy rõ được nội dung, đặcđiểm, giá trị và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng dân
tộc, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người.
Luận án tiến sĩ sử học với đề tài Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứunước của Chương Thâu, năm 1981, đã đi sâu tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châutrên các lĩnh vực, như: vấn đề thế giới quan, về giải phóng dân tộc, về quân sự, đạo
đức, kinh tế, từ đó, rút ra những bài học lịch sử đối với cách mạng Việt Nam
Ngoài ra, trong tác pham Wghiên cứu Phan Bội Châu do Chương Thâu (chủbiên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, là một công trình đồ sộ tập hợpnhững bài viết tâm huyết của các tác giả theo chuyên đề về Phan Bội Châu trong
gân 50 năm nghiên cứu của tác giả, gôm ba phân: Thân thê và sự nghiệp cứu nước
Trang 13của Phan Bội Châu (Phan 1); Giới thiệu một số tác phẩm của Phan Bội Châu (Phan2); Một số bài chuyên khảo về Phan Bội Châu (Phần 3).
Một tác phẩm khác có tựa đề Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm củaChương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn), Nxb Giáo dục, HàNội, năm 2007, là công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tong hợp
có 60 bài chuyên khảo với ba phan: Người không lồ trong thế giới bề bon (Phan 1);Phan Bội Châu, câu thơ day sóng (Phan 2); Những dấu ấn không mờ (Phan 3) Hau
hết các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu, đánh giá tư tưởng của Phan Bội Châu nói
chung, tư tưởng của ông về con người và van đề giải phóng con người nói riêng
Cuốn sách của Lê Thị Lan với nhan đề 7 tưởng cải cách ở Việt Nam nửacuối thế ky XIX do Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, năm 2002, gồm ba chương, đãtrình bày những điều kiện xuất hiện các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷXIX, một số đóng góp cơ bản trên mặt trận tư tưởng của các nhà canh tân, từ đó nêulên vị trí, vai trò, ý nghĩa của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX trong lịch sử cũngnhư hiện nay Tác phẩm đã phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác
động và ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển tư tưởng duy tân của Phan
Bội Châu.
Năm 2005, tác giả Lê Ngọc Thông đã viết cuốn sách với tựa đề Thé giới quancủa Phan Bội Châu, trong đó tập trung nghiên cứu và đánh giá về những giá trị
trong tư tưởng của Phan Bội Châu trên các bình diện khác nhau.
Nhân kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du, năm 2005 đã có nhiều công trìnhcủa các học giả nghiên cứu về Phong trào Đông du và Phan Bội Châu với bài Kỷniệm 100 năm Phong trào Đông du: Phan Bội Châu Cường để của Đỗ Minh Thông,hay bài Những kinh nghiệm rút ra từ Phong trào Đông du của Trần Đức ThanhPhong Tác pham Phong trào Đồng du và Phan Bội Châu của Trung tâm ngôn ngữ
Đông Tây, Nxb Nghệ An, năm 2005 nhằm kỷ niệm 100 năm phong trào Đông du.
Tác phẩm không chỉ trình bày những van đề chung của Phong trào Đông du mà còn
đề cập đến các nhân vật và Di sản văn hóa Đông Du Từ việc nghiên cứu về cuộc đờihoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và những ảnh hưởng của ông đối với phongtrào duy tân, các nhà nghiên cứu đã nhận định Phan Bội Châu là lá cờ đầu trongphong trào duy tân, là một nhà nho tiêu biểu, một sĩ phu tân tiến của nước ta đầu thé
ky XX luôn phan đấu cho công cuộc duy tân với phương pháp bao động cách mạng
Trang 14Ngoài ra, tác phẩm Giai thoại Phan Bội Châu của Nxb Thanh niên, doChương Thâu biên soạn, năm 2017, đã giới thiệu những giai thoại tiêu biểu ở bathời kỳ hoạt động của Phan Bội Châu, thời kỳ trước khi xuất đương, thời kỳ ở nướcngoài và thời kỳ “Ông già Bến Ngự”, Phan Bội Châu bước vào thế giới giai thoạivới những nét riêng, đặc biệt là chủ đề về lòng yêu nước, lòng trung thành với lý
tưởng chiến dau đề giài phóng quê hương là trên hết, trải dai trong các giai đoạn hay
ở bất cứ môi trường nào Đây là nét nổi bật về trí tuệ, tâm hồn, bản chất kiên trung,
khí khái có trong một người con xứ Nghệ như Phan Bội Châu.
Công trình Phong trào yêu nước cách mạng đầu thé kỷ XX nhân vật và sự kiện
do Giáo sư Định Xuân Lâm và Chương Thâu chủ biên, Nxb Lao động, năm 2012
đã giới thiệu nhiều bài phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động yêu nước của
Phan Bội Châu và mối quan hệ giữa Phan Bội Châu với một số nhà cách mạng
đương thời.
Cuốn sách chuyên khảo của tác giả Cao Xuân Long Tw /ưởng triết học cua
Nguyễn An Ninh, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 đãphân tích và trình bày những điều kiện lịch sử — xã hội, tiền dé và quá trình hìnhthành, phát triển tư tưởng triết học của Nguyễn An Ninh; nội dung cơ bản trong tưtưởng triết học của Nguyễn An Ninh; đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sửtrong tư tưởng triết học của Nguyễn An Ninh Trong đó, đặc biệt những điều kiện,tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng triết học của Nguyễn An Ninh có liên quanmật thiết đến sự hình thành, phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX nói chung, tư tưởng của Phan Bội Châu nói riêng
Bên cạnh đó, cuốn sách Phan Bội Châu tự phán của Trung tâm nghiên cứuQuốc học, bản dịch của Phạm Trọng Điểm và Tôn Quang Phiệt, Ban Nghiên cứuVăn — Sử - Địa, Hà Nội (1955) của Nxb Văn học, phát hành năm 2022, đã kể về
cuộc đời sự nghiệp và quá trình hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu từ thuở
han vi đến lúc tráng niên, khi xuất dương và từ khi xuất dương trở về sau với nhữngsuy tư, trăn trở của một người “suốt đời đã mưu tính việc gì cốt nhằm mục đích
giành được thắng lợi trong những phút cuối cùng, dù có thay đôi thủ đoạn, phương
châm cũng không ngần ngại” (Phan Bội Châu, 2022, tr.8)
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, chủ đề nghiên cứu về sự nghiệp cứu
nước của Phan Bội Châu được các nhà khoa học nghiên cứu và công bô trên nhiêu
Trang 15tạp chí chuyên ngành, như bài viết “Bàn thêm về cuốn sách “Phan Bội Châu niênbiểu”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, sô 170, năm 1976; “Quá trình tiếp thu ảnh
Al?
hưởng của Cách mang Tháng Mười của Phan Bội Châu”, Tap chi Triết học, số 4(19), 1977; “Chủ trương xây dựng kinh tế của Phan Bội Châu trong cuộc vận độngcách mạng đầu thế kỷ”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, sô 5, 1978; “Tình hình nghiêncứu Phan Bội Châu từ trước tới nay”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 106, 1978;
“Mấy suy nghĩ tìm hiểu thêm về ly do thất bại của việc thực hiện tư tưởng canh tân
dưới triều Nguyễn”, Tạp chi Khoa hoc Đại học Su phạm Huế, số 3, 1994: “Tìm
hiểu một số quan điểm chỉ phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷXIX”, Tạp chí Triết học, số 4, 1999; “Vé ảnh hưởng của tư tưởng canh tân nửa cuốithé kỷ XIX đối với vua quan triều Nguyễn và tang lớp sĩ phu đương thời”, Tap chíTriết hoc, số 3, 2000
Tóm lại, ở hướng nghiên cứu thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên của
các tác giả ở trong và ngoài nước đã cho thấy một cách nhìn tông thé khá bao quát
về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu trong bối cảnh
lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Qua đó thé
hiện chân dung của một nhà yêu nước, nhà văn hóa, nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn Phan Bội Châu của Việt Nam thời kỳ này.
Hướng thứ hai, những công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình
hình thành, phát triển và nội dung tư tưởng về giải phóng con người của Phan
Bội Châu
Công trình Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thé kỷ XIX đầu thé kỷ XX do
các tác giả Doãn Chính và Trương Văn Chung là đồng chủ biên, tập hợp các báocáo khoa học trong Hội thảo khoa học của Khoa Triết học, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tô chức năm
2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005, bao gồm ba phan: Bối cảnh lịch
sử xã hội và những vấn đề chung về tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷXX; nội dung cơ bản của bước chuyên tư tưởng Việt Nam cuối thé ky XIX đầu thé
kỷ XX qua các nhà tư tưởng tiêu biểu và thực chất, ý nghĩa lịch sử của bước chuyên
tư tưởng chính trị ấy Các tác giả của công trình đã phân tích nội dung tư tưởng củamột số nhà tư tưởng Việt Nam lúc bấy giờ, trong đó có tư tưởng của Phan Bội Châu
ở nhiều khía cạnh khác nhau, như tư tưởng duy tân, dân chủ, giáo dục, phương pháp
Trang 16cách mạng từ lập trường quân chủ sang lập trường dân chủ với xu hướng bạo động
cách mang, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người
Các tác giả Doãn Chính và Phạm Dao Thịnh có cuốn sách Quá trình chuyểnbiến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đâu thế kỷ XX qua các nhân vậttiêu biểu do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007, tập trung trình bày nhữngtiền đề hình thành quá trình chuyền biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thé kyXIX đầu thế kỷ XX; nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX thông qua các nhân vật tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh, Nguyễn An Ninh Từ đó rút ra những giá trị bài học lịch sử đối với côngcuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp Bộ, mã số B2004 - 18b - 06 dotác giả Vũ Văn Gau chủ nhiệm với đề tài 7 trong Việt Nam cuối thé kỷ XIX dau thé
kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu, đã phân tích khá rõ nét những nội dung, đặcđiểm và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Việt Nam giai đoạn này qua chân dung của cácnhà tư tưởng tiêu biểu, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh, Bên cạnh đó, còn có một số van đề liên quan đến tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người, giải phóng con người, giải phóng dân tộc Việt Nam
Cuốn sách Tự ứưởng triết học và chính trị Phan Bội Châu của tác giả NguyễnVăn Hòa do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, đã làm rõ ba nội dung:Điều kiện hình thành và phát triển tư tưởng triết học và chính trị của Phan BộiChâu; tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về vấn đề thế giới quan, thuyết biến
dịch tuần hoàn và học thuyết tiễn hóa Cuối cùng là tư tưởng chính tri của Phan Bội
Châu, tác giả cuốn sách đã trình bày vấn đề con người, quan điểm giáo dục con
người cũng như con đường cứu nước giải phóng con người trong tư tưởng của Phan
Bội Châu Ngoài ra, tác giả cuốn sách còn phân tích và nêu bật sự chuyền biến quantrọng về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam của Phan Bội
Châu và ý nghĩa lịch sử của nó đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
Trong công trình Lich sử triết học phương Đông của tập thé các nhà khoa học
do tác giả Doãn Chính là chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Ha Nội, 2022, ở chương
V Tư tưởng triết học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trình bày và làm
rõ tư tưởng triết học của một số nhà tư tưởng Việt Nam, trong đó có tư tưởng của
Phan Bội Châu nói chung, tư tưởng của ông về giải phóng con người nói riêng.
Trang 17Trong Tap chí Khoa hoc xã hội, số 12 (136), 2009, các tác giả Doãn Chính vàCao Xuân Long có bài “Tư tưởng của Phan Bội Châu về vấn đề nhân cách”, đi sâunghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu về nhân cách với ba mối liên hệ cơ bản củacon người Mort là, khi xem xét con người trong mối quan hệ của với Dang tạo hóa -phẩm cách thứ nhất của con người trong bảng xếp hạng của thế giới tự nhiên “vôthức” và “hữu thức” Hai là, khi xem xét con người trong mối quan hệ giữa với xã
hội, nghĩa thứ hai của nhân cách - đó chính là tư cách của con người Ba là, khi xem
xét con người qua mối quan hệ giữa đối với chính bản thân mình nghĩa thứ ba củanhân cách - đó là cách thức làm người Tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (128), 2009
có bài “Tu tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục”, trình bày rõ quan điểm của Phan
Bội Châu về mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm hoàn
thiện năng lực, phẩm chat cùng những giá trị tốt đẹp của con dé tiến tới giải phóngcon người, đồng thời cho thấy những bài học mang ý nghĩa lịch sử đối với sự
nghiệp giáo dục, dao tạo con người Việt Nam hiện nay.
Công trình Sự truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản Phương Tây vào Việt Nam
dau thé ky XX do tac gia Nguyễn Van Vĩnh chủ nhiệm, Viện Chính tri học, Hoc
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 đã tiếp cận
đến tư tưởng Phan Bội Châu va Phan Chu Trinh dưới góc độ của khoa học chính trivới sự khủng hoảng về tư tưởng chính trị và đường lối cách mạng Việt Nam trongnhững năm đầu thế kỷ XX
Trong tác phẩm Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản
và Châu A: Tư tưởng cua Phan Bội Châu về cách mạng thể giới, cua ShiraishiMasaya của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, gồm 2 tập (tập 1 do NguyễnNhư Diệm dịch, Chương Thâu hiệu đính; tập 2 do Trần Sơn dịch, Chương Thâu
hiệu đính), tác giả không chỉ trình bày, phân tích và làm rõ tư tưởng của Phan Bội
Châu về cách mạng trước tình hình của phong trào cách mạng Việt Nam, thế giới và
khu vực, mà còn nghiên cứu tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu thông qua những
quan điểm của ông về về nhân dân và nhà nước
Tác phâm Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 nămđâu thế kỷ XX của tác giả Trần Thị Hạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bảnnăm 2012, đã tập trung phân tích tiền đề, khuynh hướng tư tưởng dân chủ và
Trang 18phương thức hoạt động cách mạng nhằm cải biến xã hội Việt Nam của các Nho sĩ
duy tân yêu nước trong đó có Phan Bội Châu.
Bài viết “Bước chuyền tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạngsang đấu tranh ôn hòa”, Tap chí triết hoc, năm 2011 của tác giả Đỗ Minh Tứ vaHoàng Thị Thu Huyền đã phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh
hưởng đến bước chuyền tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang
dau tranh ôn hòa và một số biéu hiện cụ thé của đường lối ôn hòa trong tư tưởng PhanBội Châu Và còn nhiều công trình khoa học khai thác ở nhiều vấn đề khác nhau khinghiên cứu những đề tài liên quan đến tư tưởng và quá trình hoạt động của Phan BộiChâu, như: Giảng luận về Phan Bội Châu của Lam Giang, Tân Việt, Sài Gòn, năm1959: “Bàn thêm cuốn sách “Phan Bội Châu niên biểu”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 170, 1976; “Tìm hiểu thêm về tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu”, Tạp chíNghiên cứu lịch sử, số 5, 1978; “Tư tưởng Phan Bội Châu về vai trò của tri thức trong
đời sống con người”, Tap chí Triết học, số 4, 1996; “Tìm hiểu tư tưởng Không giáo của Phan Bội Châu qua “Không đăng học””, Tạp chí Triét học, số 6, 1999,
Tóm lại, ở hướng nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học đã làm rõ những góc
độ khác nhau về đặc điểm, yêu cầu của tình hình lịch sử - xã hội thế giới và ViệtNam cuối thé kỷ XIX đầu thé ky XX, tiền dé lý luận với quá trình hình thành tưtưởng Phan Bội Châu Ngoài ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu khá rõ nét về sựnghiệp hoạt động cách mạng, các tác phẩm cùng những nội dung đa dạng trong tutưởng của Phan Bội Châu về thế giới và con người, chính trị - xã hội, về văn hóa,giáo dục, văn hóa, đạo đức, nhất là những quan điểm duy tân đất nước và conđường giải phóng dân tộc, từ đó rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử mộtcách sâu sắc
Hướng thứ ba, những công trình nghiên cứu có liên quan đến sự nhận định,
đánh giá về đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tướng của PhanBội Châu nói chung, tư tưởng của ông về giải phóng con người nói riêng
Công trình nghiên cứu với những nhận định, đánh giá về tư tưởng, về giá trị trong tư tưởng của Phan Bội Châu Đó là công trình gồm ba tập, Sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thé kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám của Giáo sư TrầnVăn Giàu do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020, tổng kết quá trình phát triểncủa tư tưởng Việt Nam từ Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các
Trang 19nhiệm vụ lịch sử, Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sửđến thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.Đặc biệt, trong chương thứ hai của tập 2, Phan Bội Châu - nhà tư tưởng tiêu biểu ởđâu thế kỷ XX, tác giả đã có nhận định khái quát những nội dung tư tưởng triết học,
tư tưởng chính tri của và quan điểm sử học của Phan Bội Châu Song, nổi bật hơn
cả là quan điểm của Phan Bội Châu về con người, về giáo dục và giải phóng conngười là một trong những nội dung mang đậm ý nghĩa và giá trị nhân văn Ởchương thứ năm của cùng tác phẩm này, với nhan dé Sy chuyển biến của tư tưởngPhan Bội Châu từ sau chiến tranh thé giới thứ nhất, tác giả đã chi ra những biénchuyên trong đường lối, phương pháp cách mạng đề giải phóng dân tộc, giải phóng
con người của Phan Bội Châu.
Nhà nghiên cứu Chương Thâu với công trình Phan Bội Châu - nhà yêu nước,
nhà văn hóa do Nxb Thanh Niên, Hà Nội, năm 2017, gồm ba phan: Phan Boi Chau
-nhà yêu nước, nha văn hóa; Tu tưởng Phan Bội Chau va phần Phụ lục I, Thơ văn
Phan Bội Châu (trích tuyên), Phụ lục II Công trình được tác giả trình bày quá trình
hình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu qua các thời kỳ hoạt động cách
mạng: những nội dung về tư tưởng chính trị, triết học của Phan Bội Châu cùng những
phân tích, đánh giá có giá trị lịch sử, đồng thời khẳng định, Phan Bội Châu là một
trong những người luôn đề cao vị trí, vai trò của con người, đề cao vai trò của nhân
dân Điều này cho thấy sự tiến bộ trong tư tưởng của ông so với quan niệm phong
kiến lỗi thời dé hướng đến xây dựng một nước Việt Nam mới tốt đẹp, hạnh phúc
Một công trình tập hợp các báo cáo trong Hội nghị khoa học nhằm kỷ niệm
130 ngày sinh của Phan Bội Châu do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn — Đại học Quốc gia Hà Nội tô chức có nhan đề Phan Bội Châu - con người và
sự nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997 Nội dung các bài tham luận
đã khai thác những khía cạnh hết sức đa dang trong cuộc đời hoạt động cách mang
của Phan Bội Châu, chang hạn về tư tưởng, về phương pháp cách mạng, về anhhưởng tư tưởng của Phan Bội Châu đối với thế hệ thanh niên yêu nước đương thời.Đặc biệt, các báo cáo đều đã chỉ ra tinh thần đổi mới, ý thức duy tân sâu sắc của
Phan Bội Châu trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình.
Trong cuốn sách Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm, do Chương Thâu vàTrần Ngọc Vương giới thiệu và tuyên chọn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 phát hành
Trang 20mục đích của Cụ là cứu nước ” (tr.54).
Luận án tiến sĩ triết học Tu đưởng cua Phan Bội Châu về con người và ý nghĩa
lịch sử của nó của tác giả Cao Xuân Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, bao gồm 3chương Trong đó, tác giả đã phân tích, làm rõ những điều kiện, tiền đề hình thành,phát triển tư tưởng Phan Bội Châu về con người; phân tích quá trình hình thành,phát triển và nội dung chủ yếu trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người; nêu lêngiá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Phan Bội Châu về con ngườiđối với việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt,tác giả đã phân tích và khang định rang, tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóngcon người là tư tưởng cơ bản, cốt lõi xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của ông,
có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với công cuộc đối mới ở nước ta,đặc biệt là bài học lịch sử về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Cuốn sách Tu tưởng cia Phan Bội Châu về con người của các tác giả Doãn
Chính và Cao Xuân Long do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013, không chỉ
làm rõ những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người;
những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người dưới góc độ
triết học, chính trị - xã hội và giá trị đạo đức, văn hóa, mà còn có những nhận định,đánh giá hết sức sâu sắc, đề từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử về mặt lý luận và thực tiễnđối với xã hội đương thời và hiện nay
Luận án tiến sĩ triết học Bước chuyển tu tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thể
kỷ XIX dau thé ky XX - giá trị và bài hoc lịch sử của tác giả Pham Đào Thịnh,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, đã khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyên tư tưởng
chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của các nhà
tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh, Từ đó, tác giả đã khái quát và rút ra bài hoc lịch sử của bước
Trang 21chuyển tư tưởng đó đối với nhận thức nói chung và công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay nói riêng.
Cuốn sách Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thé kỷ XIX dau thé
ky XX - Giá trị và bài học lịch sử của tác giả Pham Đào Thịnh do Nxb Chính tri
quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2020 đã trình bày những nội dung cơ bản, đặc điểm,
khuynh hướng của bước chuyên tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế ky XX; những giá tri, hạn chế và bài học lịch sử của bước chuyền tư tưởngchính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Luận án tiến sĩ triết học Giá tri nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu của
tác giả Trinh Thi Kim Chi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh, năm 2017, đã làm rõ những nội dung chủ yếu và
những đặc điểm cơ bản của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu; phân
tích, đánh giá ý nghĩa lý luận và và ý nghĩa thực tiễn của giá trị nhân văn trong tư
tưởng Phan Bội Châu; đồng thời luận án cũng chỉ ra những hạn chế có tính lịch sửtrong nội dung các quan điểm thể hiện giá trị nhân văn của ông Từ đó, rút ra nhữngbài học lich sử bồ ích từ giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu đối vớiviệc phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc hiện nay
Luận án tiến sĩ triết học Tu £ưởng dân chủ của Phan Bội Châu với quá trình
dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lại Văn Nam, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Dai học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh,năm 2019, đã trình bày nội dung tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu trong tiếntrình lịch sử tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra một sốbài học đối với quá trình thực hiện dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay
Luận án tiến sĩ triết học Tw tưởng yêu nước của Phan Bội Châu - Đặc điểm và
ý nghĩa lịch sử của tác giả Ngô Huy Hoàng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022, đã trình bàynhững nội dung cơ bản, đặc điểm tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu Đó là các
van đề: Tình yêu quê hương đất nước va lòng căm thù giặc; ý chí quyết tâm giải
phóng dân tộc; lòng tự hào đối với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và giáo dụcnhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa; tình yêu nhân dân tha thiết
và xây dựng cuộc sông âm no, hạnh phúc Trên cơ sở đó, luận án rút ra những giá
Trang 22trị, hạn chế và nêu lên ý nghĩa lịch sử của tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu đốivới công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Ngoài những công trình tiêu biểu nêu trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu
và các bài viết khác được đăng trên các tap chí chuyên ngành, công bố tại các cuộchội thảo khoa học trong và ngoài nước Nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạpchí khoa học chuyên ngành có liên quan đến tư tưởng của Phan Bội Châu về giảiphóng con người., như: “Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người”, Tạp chí
Nghiên cứu con người, số 4 (31), 2007, các tác giả Doãn Chính và Cao Xuân Long
đã trình bày một cách sâu sắc và hệ thống những vấn đề con người trong tư tưởng
Phan Bội Châu, từ đó nêu lên ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trong việc phát
huy nhân tố con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Hay bàiviết “Tư tưởng Phan Bội Châu về giáo dục”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 8, 2019, tác giả Nguyễn Văn Hòa đã thể hiện tư tưởng Phan Bội Châu về giáo
dục yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo, hiểu học góp phần định hướng
những giá tri tích cực hoạt động chính tri trong các phong trào cách mang và ý
nghĩa của tư tưởng nay đối với việc đôi mới giáo dục - dao tạo ở nước ta hiện nay.Hoặc bài “Một số quan điểm tiến bộ trong nhận thức của Phan Bội Châu về giáodục Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 23, 2021 của tác giảĐiêu Thị Vân Anh đã nêu lên giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Phan Bội Châu về
giáo dục đối với sự phát triển của cách mạng và một nền giáo dục tiến bộ Việt
Nam hiện nay.
Tóm lại, ở hướng nghiên cứu thứ ba, các nhà khoa học, từ những góc độ,
những cách tiếp cận khác nhau, đã phân tích, chứng minh bằng những dữ liệu cụ thé
để đưa ra những nhận định, đánh giá khá sâu sắc về đặc điểm, giá trị, hạn ché,
khuynh hướng và ý nghĩa lich sử to lớn, cũng như những bài hoc được rút ra từ tư
tưởng của Phan Bội Châu nói chung, tư tưởng của ông về giải phóng dân tộc, giảiphóng con người nói riêng Khi tìm hiểu, nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấyrằng, các công trình nêu trên chủ yếu tập trung khai thác tư tưởng của Phan BộiChâu nói chung, mà chưa đi sâu phân tích tư tưởng của ông về giải phóng conngười Đáng chú ý là những phân tích, đánh giá về tư tưởng giải phóng con ngườicủa Phan Bội Châu thường được lồng ghép, đan xen vào trong những vấn đề khácnhau, mà chưa thành một chủ đề cụ thé nhất định Đây sẽ là những vấn đề, những
Trang 23nội dung mà nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu dé trình bay, phân tích và làm
rõ trong luận án của mình.
Mặc dù các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận, khai thác từng mặt, từngkhía cạnh và nội dung tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội Châu, đồngthời nêu lên những giá trị, hạn chế, rút ra những bài học và ý nghĩa lịch sử của tưtưởng đó từ những cách tiếp cận đa chiều hết sức phong phú và đa dạng Song,nghiên cứu sinh nhận thấy hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ, mang tính hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng conngười, như các vấn đề về mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp và lực lượng giải phóngcon người Đặc biệt, cần làm rõ hơn những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tưtưởng giải phóng con người của Phan Bội Châu, nhất là lý luận giải phóng con
người nói chung, lý luận giải phóng con người và dân tộc Việt Nam nói riêng; đặc
biệt, thực tiễn phát triển đất nước trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Vì vậy, nghiên
cứu sinh đã lựa chọn đề tài Tw tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người
và ý nghĩa lịch sử của nó làm đề tài Luận án tiễn sĩ, ngành Triết học, với mongmuốn góp một phần vào việc làm sâu sắc hơn, hệ thống hơn tư tưởng của Phan BộiChâu về giải phóng con người
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận án:
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Trên cơ sở làm rõ nội dung, đặc điểm cơbản tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người, luận án chỉ ra giá tri, hạnchế và rút ra ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng của Phan Bội Bội Châu về giải phóngcon người cả về lý luận và thực tiễn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Đề đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:Thứ nhát, trình bay, làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội thé giới và Việt Nam cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với những tiền đề hình thành, phát triển tư tưởngcủa Phan Bội Châu về giải phóng con người
Thứ hai, trình bày, phân tích quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơbản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người, từ đó khái quát lên
đặc điêm chủ yêu của tư tưởng về giải phóng con người của ông.
Trang 244.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội Châu trong
phạm vi không gian và thời gian là quá trình hoạt động cách mạng của ông ở trong
nước và ở nước ngoài, từ khi thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam (năm 1904), phong trào Đông du (năm 1905) và Việt Nam Quang Phục hội (tháng 6 năm 1912),
đến khi ông được Nguyễn Ái Quốc (đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách
Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý trong chuyến công tác từ Liên Xô về
Trung Quốc (tháng 12 năm 1924) Trong cuộc gặp gỡ này, Phan Bội Châu dự định sẽcải t6 lại Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kip cải
tô thì ông bị thực dân Pháp bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925 tại Thượng Hải, giải vềnước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắngmặt, và bị giam lỏng ở Huế cho đến cuối đời
Tài liệu chính để nghiên cứu tư tưởng về giải phóng con người của Phan Bội
Châu là bộ sách: Phan Bội Châu, Toàn ráp (10 tập), Nxb Thuận Hóa - Trung tâm
Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2000.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1 Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và giải phóng con người.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp xuyên suốt của việc nghiên cứu đề tài luận án, đó là phươngpháp biện chứng duy vật; ngoài ra, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương phápkhác như: phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, thống nhất giữa lịch
sử và lôgíc, thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch, phương pháp khái quát hóa, trừu
Trang 25tượng hóa, hệ thống hóa, phương pháp kết hợp kết quả nghiên cứu trong khoa học
lịch sử với khoa học chính tri,
Cụ thé là:
Phương pháp thống nhất giữa lịch sử và lôgíc được tác giả luận án sử dụng
để trình bày và phân tích các điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuốithế ky XIX đầu thé kỷ XX, tiền dé lý luận hình thành, phát triển tư tưởng của PhanBội Châu về giải phóng con người, dé từ đó thấy được tính tất yếu, tính quy luật
của sự ra đời các tư tưởng giải phóng con người của các nhà yêu nước, các nha tư
tưởng, trong đó có chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu Đặc biệt, tác giả luận án sử
dụng phương pháp này để phân tích các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởngcủa Phan Bội Châu về giải phóng con người, nhất là phân tích, làm rõ sự chuyểnbiến tư tưởng của ông về mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp và lực lượng giải
phóng con người.
Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, thống nhất giữa giữa quynạp và diễn dịch, phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa, kết hợpkết quả nghiên cứu trong khoa học lịch sử với khoa học chính trị, được tác giả luận
án sử dụng để khái quát nội dung tư tưởng về giải phóng con người của Phan BộiChâu thành các đặc điểm, chỉ ra những giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử cả về
lý luận lẫn thực tiễn tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người đối với tiễntrình cách mạng Việt Nam và quá trình xây dựng, phát triển đất nước ta hiện nay
6 Cái mới của luận án
Một là, trên cơ sở phân tích, làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và ViệtNam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những tiền đề hình thành, phát triển tư tưởngcủa Phan Bội Châu về giải phóng con người, qua các giai đoạn hình thành, pháttriển, luận án tập trung phân tích một cách hệ thông những nội dung cơ bản tư tưởngcủa Phan Bội Châu về giải phóng con người, đó là: Mục tiêu, nhiệm vụ, phương
pháp và lực lượng giải phóng con người.
Hai là, trên cơ sở phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu về
giải phóng con người, luận án đã khái quát thành những đặc điểm cơ bản, chỉ ra
những giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng ấy đối với tiến trìnhcách mạng Việt Nam và quá trình xây dựng, phát triển đất nước, nhất là đối với sựnghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Trang 267 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1 Ý nghĩa lý luận của luận án:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản và đặcđiểm chủ yếu của tư tưởng Phan Bội Châu về giải phóng con người Trên cơ sở đó,rút ra những giá trị, hạn chế trong tư tưởng của ông về giải phóng con người và nêulên ý nghĩa lịch sử của tư tưởng ấy đối với tiến trình cách mạng Việt Nam và quátrình xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Phan Bội Châu về giảiphóng con người mà luận án rút ra thông qua việc làm rõ nội dung, đặc điểm trong
tư tưởng giải phóng con người của ông, sẽ là những bài học có ý nghĩa thực tiễn
thiết thực, bổ ích trong xây dựng, cổ vũ, động viên và phát huy sức mạnh con ngườiViệt Nam trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, cũng như có ýnghĩa quan trọng trong việc kế thừa, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của dântộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Kết quả nghiên cứu củaluận án có thé được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng day, học tập
và nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
8 Kết cấu của luận ánNgoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án
bao gồm 3 chương và được chia thành § tiết
Trang 27PHAN NOI DUNG
Chuong 1
DIEU KIEN VA TIEN DE HINH THANH, PHAT TRIEN
TU TƯỞNG CUA PHAN BOI CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI
Van đề độc lập của mỗi dân tộc và van dé tự do, hạnh phúc cho nhân dân luôn
là mối quan tâm và mong muốn hang đầu của toàn thé nhân loại, nhất là ở những
quốc gia, dân tộc đang bị trói buộc trong vòng nô lệ bởi chủ nghĩa đế quốc và thực
dân thì sự khát khao, mong muốn ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Ước mơ
và lý tưởng cao đẹp ấy đã thôi thúc các nhà hoạt động cách mạng đi tìm những
phương pháp, cách thức giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân thoát khỏi mọi sự hà
khắc, khốn cùng của ách ngoại bang dé tiến tới giải phóng con người Đây cũng chính
là nỗi trăn trở, suy tư, day đứt của hầu hết chi sĩ yêu nước Việt Nam cuối thé kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, trong đó có Phan Bội Châu Là một bậc chí sĩ lớn, suốt đời vì nước vì
dân, tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người cũng không nằm ngoàiquỹ đạo đó, nó được ra đời, trước hết, là sản phâm tat yêu của đặc điểm và yêu cầucủa lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1 ĐIÊU KIỆN LICH SỬ - XÃ HOI CUOI THE KỶ XIX ĐẦU THE KỶ
XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHAT TRIEN TƯ TƯỞNG CUA PHAN BOI
CHAU VE GIẢI PHONG CON NGƯỜI
1.1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
sự hình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người
Bắt kỳ một tư tưởng, một học thuyết nào cũng đều chịu sự quy định bởi nhữngquy luật mang tính tất yếu, khách quan, phổ biến của sự phát triển xã hội loài người.Chính vì vậy, tư tưởng, lý luận là sản phâm của thời đại và mang trong mình hơi thở
của thời đại đó Về vấn đề này, C Mác đã từng nói: “Các triết gia không mọc lên
như nắm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòngsữa tinh tế nhất, quý giá vô hình tập trung lại trong những tư tưởng triết học” (C.Mac va Ph Ăngghen, 1995, tập 1, tr.156) Những biến động của lịch sử - xã hội thégiới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chínhsách xâm lược của các nước chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,giành độc lập đã ảnh hưởng to lớn đối với tư tưởng Việt Nam thời kỳ này, trong đó
Trang 28có tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung, tư tưởng của ông về giải phóng con
người nói riêng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những thành tựu khoa học mới lần lượt
được ra đời với hàng loạt những phát minh được áp dụng vào thực tiễn đã góp
phần to lớn trong việc thúc đây sự phát triển của nền sản xuất xã hội và lực lượngsản xuất Đó là phát minh ra học thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin tronglĩnh vực sinh học (năm 1859), là phát minh ra vắc xin của Louis Pasteur trong lĩnh
vực y học (năm 1863), là việc tìm ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
của Dmitri Ivanovich Mendeleev trong lĩnh vực hóa học (năm 1869) và thuyếttương đối của Albert Einstein trong lĩnh vực vật lý học (năm 1905) Trong lĩnhvực kỹ thuật, nổi bật là phát minh ra cảm ứng điện từ của Michael Faraday (năm
1831), tia rơnghen của Wilhlem Conrad Rontgen (năm 1844), điện báo của Samuel Morse (năm 1838), phát minh ra bóng đèn điện và xây dựng nhà máy phát điện của Thomas Edison (năm 1869),
Với việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản
xuất xã hội, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, chủ nghĩa tư bản
chuyền từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, và từ chủ nghĩa tưbản độc quyền chuyền sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (tức chủ nghĩa dé
quốc), tạo nên sự biến đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Những
thay đối này đã tạo ra tác động, ảnh hưởng mang tính hệ thống, ảnh hưởng sâu rộng
đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Cùng với đó, chính sáchxâm lược và hiểu chiến của chủ nghĩa dé quốc đối với các dân tộc thuộc địa; sự ápbức, bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản và những người lao động ởcác nước tư bản ngày càng nặng né hơn Bối cảnh đó làm cho con người ngày càng
bị tha hóa trầm trọng, cho nên vấn đề quyền con người và giải phóng con người đãtrở nên cấp bách Chính điều kiện lịch sử - xã hội đó đã tác động và ảnh hưởng sâusắc đến quá trình hình thành, phát triển tư tưởng về giải phóng con người của PhanBội Châu Có thể nói, Phan Bội Châu đã sớm nhận ra vai trò của khoa học - kỹthuật đối với đời sống xã hội, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, thay đổi tínhchất của lao động, tư duy của bản thân con người về thế giới xung quanh, bài trừquan niệm mé tín, di đoan, đồng thời xây dựng niềm tin và thế giới quan khoa học,tiếp thu những luồng tư tưởng và thành tựu khoa học của loài người Phan Bội Châu
Trang 29nhận xét: “ Thử xem điện học phát minh mà ông “thần Lôi” đã không dám hồng
hách, địa học phát minh mà phong thủy long hồ đã không dám múa men; sinh lýhọc phát minh mà thần rắn quỷ trâu đã cùng đường trốn tránh” (Phan Bội Châu,
2000, tập 7, tr.87).
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học — kỹ thuật, cuộc cách mạngcông nghiệp bắt đầu từ nền công nghiệp dệt ở Anh, từ những năm 60 của thé kỷXVIII đến những năm 50 của thế ky XIX đã nhanh chóng lan rộng đến các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ, đánh dấu một bước chuyên từ nền sản xuất giản đơn công
trường thủ công sang nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại, làm dẫn đến sự phâncông lao động xã hội, phân ngành trong sản xuất, một số ngành sản xuất cùngnhững trung tâm và thành thị mới xuất hiện Điều này đã tác động một cách toàndiện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội phương Tây lúc bấy giờ, báo hiệu sự rađời của một thời đại kinh tế mới
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời đã phá vỡ quan hệ sản xuấtphong kiến, giải phóng loài người thoát khỏi “đêm trường trung cổ”, làm cho trongvòng chưa đầy một thế kỷ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải vật
chất không lồ bằng tất cả các thế hệ trước đó gộp lại Sự ra đời của quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và chạy theogiá trị thặng dư đã tác động mạnh mẽ, ành hưởng sâu sắc và làm thay đổi mọi mặt
của đời sống xã hội Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất do các thành tựu
của khoa học — kỹ thuật mang lại, dẫn đến phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
đời, đã làm xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ
sản xuất cũ, mà biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giaicấp tư sản, trong đó giai cấp vô sản thì đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, tiêubiểu cho một phương thức sản xuất mới, còn giai cấp tư sản thì đại điện cho quan hệ
sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Đềcập đến vấn đề này, Phan Bội Châu cho rằng:
“Từ thế kỷ XVIII trở lại đây, bên Âu châu mới đề xướng lên một cuộc kinh
tế cách mạng Bao nhiêu công việc làm ăn của giai cấp lao động đều bị máymóc cướp sạch sành sanh; mà những đồ máy móc ấy lại đều tập trung vàotrong tay những nhà sẵn vốn Cái vốn đó tức là tư bản” (Phan Bội Châu,
2000, tập 7, tr.133).
Trang 30Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất đại công nghiệp đã làmthay đổi vị trí, vai trò của các quốc gia trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa dé quốc,tạo ra sự phát triển không đồng đều về khả năng và địa vị của chủ nghĩa tư bản, đặcbiệt là trong công nghiệp và thương nghiệp, là cơ sở của những tranh chấp về thịtrường, thuộc địa và những xung đột, mâu thuẫn gay gắt của các nước dé quốc Ở các
nước tư ban chủ nghĩa các tô chức lũng đoạn năm giữ quyền thống trị bắt đầu ra sức
thúc day quá trình xâm chiếm thuộc địa dé thao túng thị trường hàng hóa, nguồnnguyên liệu và nhân công rẻ, xây dựng căn cứ có ý nghĩa chiến lược về quân sự trongcác cuộc tranh chấp hay chiến tranh Từ mục đích bóc lột, thống lĩnh thế giới về mặttài chính và chia lại thuộc địa của chủ nghĩa dé quốc, nhiều quốc gia phương Đông đãtrở thành mục tiêu mà các nước đề quốc, đặc biệt là thực dan Pháp hướng đến
Sau những tốn thất chiến tranh nặng nề năm 1870 - 1871, Pháp đã tiến hànhnhiều cuộc xâm lược thuộc địa ở cả châu Á và châu Phi nhằm vực dậy nên kinh tế
thị trường và tăng sức cạnh tranh với các nước tư bản khác Những tác động của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm biến đôi rất lớn đến đời sống kinh tế,
chính tri, xã hội, ở các nước thuộc địa Pháp, trong đó có Việt Nam với những tac
động sâu sắc đến tư tưởng Việt Nam đương thời Phan Bội Châu từng cho nhữngthay đổi lớn ấy như yếu tố bên ngoài làm thay đổi tầm nhìn, tư duy, nhận thức củacác nhà tư tưởng thời bấy giờ theo cách ví von răng, “đầu óc mắt tai mình mới bắt
đầu biến đổi” và “làm vang bong cho tâm não” (Phan Bội Châu, 2000, tập 6, tr.26)
Về chính trị - xã hội, nền dan chủ mà giai cap tư sản xây dựng có ý nghĩa to
lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến và có ảnh hưởng sâu
sắc đến vấn đề chính trị thế giới lúc bấy giờ Tuy nhiên, do các cuộc chiến tranhxâm lược có liên kết của các nước dé quốc trong mưu đồ mở rộng thuộc địa ở châu
Á, châu Phi và Mỹ - Latinh cùng với những mâu thuẫn đối kháng không thể điều
hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong lòng xã hội tư bản đã làm nền dânchủ tư sản bộc lộ rõ bản chất phản dân chủ của nó vào cuối thế ky XIX
Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận tối đa và lam giàu, trước sự bóc lột sức laođộng của các nước tư bản phương Tây, cuộc sống của giai cấp công nhân ngày càngtrở nên ban cùng, khốn khổ Tuy là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mớitiến bộ, song, họ lại là những người bị bóc lột cùng cực, thời gian lao động bị kéodài trung bình 14 - 16 giờ/ngày với cường độ lao động cao, mà đồng lương thu được
Trang 31quá ít ỏi Trong nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, Phan Bội Châu đã viết về sự khó
khăn của những người công nhân, những người lao động luôn bị nhà tư bản ra tay chèn ép, làm việc thì nhiều, tiền công thì rẻ mạt, nhưng lợi nhuận do họ tạo ra được
“thời tất cả tóm vào trong túi nhà tư bản, rót hết giọt máu mủ nhà lao động để làm
no béo sung sướng cho nhà tư bản Mà người lao động thì cơm thừa canh lạnh, ăn
it làm nhiều, áo đói tơi hàn, vào luồn ra cúi” (Phan Bội Châu, 2000, tập 7, tr.133)
Song, cũng trong cuộc sống ban cùng, khốn khổ ấy, cùng với sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản, những người công nhân - giai cấp vô sản cũng ngày càng lớn mạnh,khẳng định được vi trí, vai trò của mình trong kết cấu giai cấp — xã hội và bước lên
vũ đài chính trị trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.Cuộc đấu tranh này đã trở thành phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh
mẽ và rộng khắp Lúc đầu họ giương cao khẩu hiệu “Sống có việc làm hay chếttrong đấu tranh”, sau đó giương cao khẩu hiệu “Cộng hòa hay là chết” Phong trào
đấu tranh sôi sục của công nhân diễn ra từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị,
từ tự phát đến ngày càng tự giác hơn Đó là: phong trào đấu tranh của công nhân
nhà máy dệt thành phố Lyon ở Pháp năm 1831 — 1834; phong trào Hiến chương ở
Anh được xem là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính quầnchúng và có hình thức chính trị” (V.I Lénin, 2005, tập 38, tr.365), là phong trao đấu
tranh đã có Cương lĩnh, chương trình hành động; cuộc khởi nghĩa của công nhân
thành phố Xilédi ở Đức năm 1844 đã xuất hiện một tổ chức vô sản cách mạng
“Đồng minh những người chính nghĩa” Có thé nói, trong phong trào công nhân ở
Tây Âu thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ở Pháp
là cuộc đấu tranh tiêu biểu được đề cập trong Lời nói dau, Ngày 18 tháng sương mùcủa Lui Bônnapactơ: “Nước Pháp, hơn bat cứ nước nào hết, là nơi mà những cuộcđấu tranh lịch sử bao gid cũng đạt đến kết cục triệt để, và do đó là nơi mà các hình
thức chính trị luôn luôn thay đổi” (C Mác và Ph Angghen, 1995, tập 21, tr.373).
Ngoài ra, chính sự áp bức, bóc lột nhằm khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đềquốc đã làm nảy sinh mâu thuẫn trong lòng phương thức sản xuất phong kiến, buộccác dân tộc thuộc địa phải vận hành theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
“bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây” (C Mác và Ph Ăngghen,
1995, tập 4, tr.602), làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với
bọn thực dân, dé quốc ngày càng trở nên gay gắt Dé bảo vệ nền độc lập dân tộc,
Trang 32tỉnh thần dân tộc thức tỉnh, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, Phi
và Mỹ Latinh buộc phải đứng lên để tự giải phóng ra mình ra khỏi ách thống trịthực dân, dé quốc với những hình thức và phương pháp cách mạng khác nhau
Từ những thay đổi trong co cau xã hội phương Tây thời kỳ đầu thế kỷ XX,những biến đồi của tình hình chính tri thế giới và từ trong phong trào đấu tranh, giaicấp công nhân đã thực sự trưởng thành, đòi hỏi cần phải có một hệ tư tưởng mới soiđường, chỉ lối cho họ có thé thay đổi hiện thực xã hội lúc bấy giờ Thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga là một dấu son lịch sử chói lọi, mở ra một thời
đại mới của con đường cách mạng vô sản, đưa giai cấp công nhân bước lên vũ đàichính tri với sự lãnh đạo của Dang Cộng sản Ban Sơ thảo lần thứ nhất Luận Cương
về vấn dé dân tộc và van dé thuộc địa của V.I Lénin (năm 1920) đã chỉ ra phươnghướng đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Kết cục là, phongtrào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông xích lại gần hơn với phong trào
cách mạng vô sản ở các nước phương Tây trong cuộc đấu tranh chung chống lại chủ
nghĩa thực dân, dé quốc và cũng từ đó, nhiều đảng cộng sản trên thé giới cũng đã
được ra đời Phan Bội Châu nhận định rằng, “phong triều thời đại bấy giờ đã
khuynh hướng về thế giới cách mệnh” (Phan Bội Châu, 2000, tập 6, tr.261) Những
sự kiện ấy đã nhanh chóng lan rộng, tác động đến tư tưởng chính trị của nhiều nướctrên thé giới, trong đó có Việt Nam và đặc biệt ảnh hưởng đến nhà tư tưởng PhanBội Châu trong việc thể hiện giá trị nhân văn về quyền con người, sự tự do, bìnhdang và về van đề con người, giải phóng con người của các dân tộc bị áp bức
Sự tiến bộ của các thành tựu khoa học, kỹ thuật, văn minh phương Tây đã tácđộng đến đời sống xã hội của các quốc gia phương Đông, như Nhật Bản, Trung
Quốc, Thái Lan, , thôi thúc các dân tộc đi theo khuynh hướng canh tân, cách
người Nhật xem điêu này là nôi nhục nên muôn “tôn quân, diệt di (di tức là Âu,
Trang 33Mỹ), phản Mạc” (Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang, 1998, tập 2, tr.143) nhằm lật đỗ
Mạc phủ và tôn vua đề thống nhất quốc gia Trước tình thế đó, kết cục là chế độ
Mac phủ đã tan ra.
Nhận thức được sự lạc hậu của chế độ phong kiến cùng với họa xâm lăng của
đế quốc phương Tây, sau thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống lực lượng thủ cựutrong nước, Nhật Bản đã kịp thời cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa trên nhiềulĩnh vực Tuy còn lưu giữ nhiều tàn tích phong kiến, song có những chủ trương phù
hợp thúc đây nền sản xuất xã hội phát triển, Năm 1868, Mutsuhitô lên ngôi, lấy
niên hiệu là Thiên hoàng Minh trị, dời đô từ Kyôtô đến Êđô Dưới thời Minh trị,quyền lực và ý chí tập trung về Thiên hoàng và với khâu hiệu “phú quốc, cườngbinh”, chính sách duy tân, triều đình đã an được lòng dân, tháo gỡ nỗi lo Nhật Bảntrở thành thuộc địa phương Tây Thiên hoàng còn tiến hành xóa bỏ những tập tụclạc hậu, tiếp thu những tiến bộ của phương Tây, khuyến khích phát triển các ngànhkinh tế, mở rộng giao lưu, tư do buôn bán, chế độ tiền tệ được thiết lập thống nhất,xây dựng hệ thống giao thông, phát triển ngành cơ khí đóng tàu, y học, hóa học,
giáo dục, nghệ thuat,
Về chính trị, Nhật Bản đã tiễn hành cải cách theo hướng dân chủ, hoạt độngcủa vương triều phải tuân theo quy định của pháp luật; các chính sách phải phù hợpvới nguyện vọng của đông đảo quần chúng; quản lý xã hội phải tuân thủ pháp luật
và được pháp luật bảo đảm Đối chiếu với tình cảnh của đất nước, Phan Bội Châu
không khỏi chạnh lòng khi so sánh trong Hadi ngoại huyết thư:
“Kia xem Nhật Bản người ta:
Vua dân như thế một nhà kính yêu
Chữ bình đăng đặt đầu chính phủ,Bay lâu nay dân chủ cộng hòa” (Phan Bội Châu, 2000, tập 2, tr.153)Theo nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, để bảo vệ độc lập của mình, Nhật Bảncần phải tiến đến văn minh, không đạt đến trình độ phát trên văn minh thì không thể
có độc lập: “Lý do duy nhất dé người dân Nhật Bản tiến đến văn minh là dé bảo vệđộc lập đất nước” (Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, 1998, tr.316) Trong thờigian này, Nhật Bản chủ trương đưa một bộ phận trí thức tiễn bộ ra nước ngoài họctập tiếp thu những thành tựu khoa học — kỹ thuật hiện đại, đồng thời mời chuyêngia nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực Theo chủ trương đó, trong khoảng thời
Trang 34gian ngắn, các sĩ phu Nhật Bản hăng hái lên đường sang phương Tây học tập, dịch
sách Âu, Mỹ, nghiên cứu và ứng dung kỹ thuật — công nghệ và Chính phủ mở cửađón thầy Tây phương về dạy học cho dân về xây dựng đường xe lửa và đóng tàu, về
y học và hóa học, về giáo dục, âm nhạc và điêu khắc, (Nguyễn Hiến Lê, ThiênGiang, 1998, tập 2, tr.143) Trong thời gian này, nhiều ấn bản tiếng Anh và Pháp
được dịch sang tiếng Nhật với đa dạng các loại sách về lý luận kinh tế, chính trị,
pháp luật, tiêu thuyết, văn học Đặc biệt, tư tưởng dân chủ, dân quyền của nhà triết
hoc Khai sáng Pháp Jean Jacques Rousseau (1712 — 1778), được truyền bá rộng rãi
trong xã hội Với chủ trương tiếp thu văn hóa, khoa học — kỹ thuật tiên tiến phươngTây thông qua việc đầu tư cho giáo dục và cải cách tư tưởng, từ một nước phongkiến châu Á, Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành nước tư bản chủ nghĩa, tạo nên
sự ảnh hưởng to lớn đối với tư tưởng của những nhà hoạt động cách mạng về phong
trào canh tân ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Phan Bội Châu nhận định rằng, sự phát triển vượt bậc này của Nhật Bản là: “Do
từ lúc đầu họ biết cho người đi du học nước ngoài để mở mang dân trí, bồi đưỡng
nhân tài” (Phan Bội Châu, 2000, tập 2, tr.254) Phan Bội Châu đã ca ngợi sự thành
công của Nhật Bản trong tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo, rằng: “Nước Nhật duy tân
40 năm, mà văn minh đã tiến đến cực điểm” (Phan Bội Châu, 2000, tập 3, tr.66) và
một câu hỏi lớn được đặt ra cho dân tộc: “Nước ta sau vài chục năm hoặc một vài kỷ
(mỗi kỷ 12 năm) nữa thì sẽ thời kỳ hèn yếu qua đi, thời kỳ lớn mạnh sẽ đến chăng?”
(Phan Bội Châu, 2000, tập 3, tr.66) Phong trào duy tân Nhật Bản thành công nhanh
chóng trở thành tam gương, cé vũ cho phong trào duy tân của các dân tộc khác, nhất
là các dân tộc thuộc địa da vàng đang bị thực dân đô hộ Từ những thành công đáng
ghi nhận trong cuộc cải cách của Nhật Bản và nhận định điều kiện lịch sử - xã hội có
những điểm tương đồng nên ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, An Độ đã xuất hiệnphong trào du học sinh sang Nhật đề học tập và nghiên cứu.
Chính sự ngưỡng mộ và khâm phục về thành tựu mà Nhật Bản đạt được từ
duy tân đưới thời Minh Trị, Phan Bội Châu đã có những chuyền biến sâu sắc về con
đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi sự xâm lược, thống trịcủa ngoại bang, mong muốn đời sống người dân được thay đổi, sung túc như bao
người dân nước khác được sông trong cảnh hòa bình.
Trang 35Ở Thái Lan, Vuong triều Rama V và Vuong triều Rama VI đã thực hiện nhiềuchủ trương, chính sách quan trọng, mở cửa về kinh tế - xã hội để thực hiện côngcuộc cải cách đất nước theo xu hướng tư bản chủ nghĩa Trước hết, chế độ lao dịchđược xóa bỏ, sức lao động được giải phóng, nông nghiệp được day mạnh phát triển,tiến hành xuất khẩu lúa gạo Tiếp sau đó, việc thực hiện chính sách mở cửa đã giúpviệc giao thương, hợp tác với các nước tư bản, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, pháttriển công nghiệp, được thuận lợi hơn Ngoài ra, đề giữ được nên độc lập dân tộc,
các nhà cầm quyền Thái Lan rất khéo léo trong việc thực hiện đường lối ngoại giao
“ngọn tre” mềm dẻo, linh hoạt nhằm cải thiện tình hình đất nước trước âm mưu xâm
lược của chủ nghĩa thực dân.
Bên cạnh những biến động về chính trị - tư tưởng ở Nhật Bản và Thái Lan,những vấn đề về chính trị - tư tưởng của Trung Quốc cũng ảnh hưởng sâu sắc đếnphong trào cách mạng và hoạt động tư tưởng ở Việt Nam Cuối thời Mãn Thanh, tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội có những biến động sâu sắc từ chính sách khai thácthuộc địa của thực dân, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, người nhân chịu cảnh
“một cô hai tròng”, nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu bởi phương thức sản xuất
phong kiến lại thêm, chính sách bảo thủ cùng với cùng với tư tưởng còn nhiều hạnchế nên Triều đình Mãn Thanh đã không theo kịp sự phát triển của thời đại Từ hiệnthực xã hội, nhiều nhà tư tưởng Trung Quốc đã đề xuất duy tân, lật đồ Triều đạiphong kiến Mãn Thanh, xây dựng một xã hội bình đăng, không có áp bức, bóc lộtngười Tư tưởng duy tân, dân chủ phương Tây được truyền bá từ Nhật Bản qua Trung
Quốc và từ sách vở Trung Quốc, bang con đường trí thức tân học do hau hết các chí
sĩ yêu nước - sĩ phu nho học vào Việt Nam làm day lên phong trào chống thực dânPháp của quần chúng nhân dân lúc bấy giờ Tư tưởng tân thư được ấy được thẻ hiệnphong phú, da dang qua nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng tiêu biểu và có sức ảnh
hưởng lớn đến tư tưởng của Phan Bội Châu lúc này Tất cả những kết quả đạt được từ
cuộc duy tân cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc, là nguồn động viên to lớn cho các
dân tộc đang bị áp bức, bóc lột trên thế giới Họ như đã tìm được nguồn sáng của tự
do, độc lập trên con đường giải phóng cho dân tộc mình, đồng thời khăng định về khảnăng, chủ nghĩa xã hội đang dần trở thành hiện thực
Đặc biệt, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công báo hiệu một kỷ nguyên mới trong sự phát triên của xã hội loài người, đã tác động mạnh mẽ đên các nhà tư
Trang 36ay là chu nghĩa xã hội vậy” (Phan Bội Chau, 2000, tập 7, tr.132).
Như vậy, chính điều kiện lịch sử - xã hội trên thế giới đã làm xuất hiện những
mâu thuẫn của thời cuộc Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản;
mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc
thuộc địa với bọn thực dân, dé quốc xâm lược; mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân ởcác nước thuộc dia và phụ thuộc với giai cấp tư sản bản xứ, Chính trong bối cảnhlịch sử - xã hội ấy đã xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nơi trên thếgiới Những sự kiện lịch sử - xã hội sinh động diễn ra trên thế giới lúc này đã thu hút
sự quan tâm sâu sắc, thôi thúc những người yêu nước, những nhà tư tưởng, nhà hoạtđộng cách mạng Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu đã lĩnh hội, tiếp thu, quyết chí
đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
1.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
sự hình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người
Tư tưởng của Phan Bội Châu về giải phóng con người không chỉ phản ánhđiều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà còn phản ánhsâu sắc xã hội Việt Nam dưới sự đàn áp, cai trị của chế độ thực dân nửa phong kiến
lúc bay giờ Đồng thời, nó còn thé hiện khát vọng độc lập dân tộc, quyền sống tự
do, bình đăng của cả một dân tộc bị áp bức
Vè chính trị, từ khi thực dan Pháp xâm lược đất nước ta đến đầu thé ky XX,
chính sách xâm lược và cai trị của chúng làm cho Việt Nam trở thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến Cùng với sự tác động và ảnh hưởng của tình hình thếgiới, sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai cho chúng, đời sống của
nhân dân ta càng thêm bội phần khó khăn, khốn khổ, cùng cực Dưới chiêu bài
“khai sáng”, thực dân Pháp đã tiến hành chính sách xâm lược thâm độc, nô dịch tan
ác đối với dân tộc ta, nhân dân, đất nước ta Thực dân Pháp đã thiết lập một bộ máycai trị và duy trì chế độ thực dân phong kiến ở nước ta từ trung ương đến địa
phương, đông thời đê phục vụ cho công cuộc “bảo hộ” và “khai hoá văn minh”,
Trang 37Pháp, Hồ Chí Minh đã cực lực lên án bản chất đen tối của bọn thực dân, đế quốc:
“Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi châm ngôn “chia dé trị” của nó.Chính vì thế mà An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng
máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung
một tiếng nói đã bị chia năm xẻ bay” (Hồ Chí Minh, 2011, tập 2, tr.116)
Ngoài ra, thực dân Pháp còn dã tâm thực hiện chính sách “dùng người Viét trị
người Việt”, tăng cường bắt dân ta đi phu, đi lính và tham gia vào lực lượng vũtrang của chúng ở các nơi trên thế giới, chúng lập nên “nhà tù nhiều hơn trườnghọc” dé bat bd, giam cầm, đàn áp đã man những người dân yêu nước Với âm mưuthâm độc, dùng người Việt thảm sát người Việt ngay trên chính mảnh đất quêhương của mình, tòa án thực dân đã kết án hàng vạn người với nhiều mức án từ khổsai cho đến chung thân, tử hình chỉ trong vòng mười năm (1902 — 1912) Chứngkiến hiện thực đau lòng này, Phan Bội Châu viết: “ khi có việc thì lấy người Việtgiết người Việt Đánh đập roi vọt thế nào cũng phải cúi đầu theo lệnh, không dám
chống cự Quyền tự do trời ban cho đều bị cướp đoạt hết Tất cả những quyền lợi
chính tri đều không được ngó vào, nói đến” (Phan Bội Châu, 2000, tập 2, tr.89-90)
Đề đảm bảo quyền lực của bộ máy cai trị, thực dân Pháp thu hẹp quyền lựccủa vua và triều đình nhà Nguyễn bằng cách, vẫn duy trì bộ máy quan lại của triềuđình Huế nhưng chỉ đóng vai trò bù nhìn Ngay cả việc Vua Hàm Nghỉ lên ngôi mớitròn một năm, là vị vua tuổi nhỏ, không hề gây ảnh hưởng đến quyền cai trị củathực dân Pháp nhưng chúng vẫn theo bắt cho bằng được, đày đi biệt xứ và giamcầm mãi trên đất Alger, Nam châu Phi mà không được giao liên người ngoài, đặc
biệt những tin tức hay lời thăm hỏi của người Việt Theo Phan Bội Châu, chúng đày
một ông vua có đức mà không hề có tội cầm tù nơi đất khách và cố lưu lại sinhmệnh của vua dé thu phí cung dưỡng hằng năm mấy vạn đồng vàng, kỳ thực việccung dưỡng thé nào thì người dân Việt Nam không thé rõ Còn Vua Thành Thái ở
Trang 38Việt Nam, chúng cho phép giữ danh hiệu Hoàng dé để vua xưng hô, nhưng giặc
Pháp lại cho binh lính canh giữ nghiêm ngặt Thực dân Pháp tiến hành chủ trương
“cải lương hương chính” cho cả ba kỳ với những biện pháp khác nhau, thâm nhập
và làm thay đổi bộ máy làng xã, vốn là tô chức truyền thống trong đời sống xã hộiViệt Nam, nhằm xây dựng bộ máy quan lại trở thành một công cụ đắc lực phục vụcho lợi ích của chính quyền thực dân, đồng thời thực hiện chính sách ngu dân, chia
rẽ dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn dé bóc lột nhân dân Việt Nam,khai thác tài nguyên khoáng sản, thi hành chính sách bắt phu, bắt lính hay đi, lấpsông, khai thác mỏ, ở những nơi điều kiện vô cùng khó khăn trong cảnh đói rét,bệnh tật, chết chóc Chúng còn có chính sách vay nặng lãi bằng cách cho các nhà
buôn, công ty và nông dân Việt Nam vay thông qua “Hội Nông tín hỗ trợ bản xứ”
theo hình thức tập thể nông dân vay để bảo lãnh cho nhau hay bọn địa chủ đi vay vàcho nông dân vay lại với lãi suất cắt cô Đặc biệt, chúng đã đặt ra hàng trăm thứ tôthuế vô lý khác nhau, đẻ nặng lên người dân Việt Nam Phan Bội Châu đã tố cáo âmmưu ấy trong Hai ngoại huyết thw, rang:
“Mỗi năm một thuế, mỗi phần tăng
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ
Kia như thuế chợ, thuế đò,Thuế đỉnh, thuế thổ, thuế chồ mà đi
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Mau kia đã hết, thịt rồi cũng tan!” (Phan Bội Châu, 2000, tập 2, tr.147)Người dân Việt Nam vừa phải chịu mọi thứ thuế cũ từ thời phong kiến cùng với
việc đặt thêm nhiều thuế mới của thực dân Pháp, gồm cả thuế đinh, thuế thân, ngay
cả người chết cũng không được miễn thuế mà người sống phải đóng thay và từnglàng phải nộp đủ mức thuế đã ấn định “Trên chiếc lưng cao su của người An Nam,nhà nước tha hồ kéo dài các mức thuế co dãn” (Trương Hữu Quýnh, 2002, tr.583).Không dừng lại, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc người dânViệt Nam bằng thuốc phiện, rượu cồn hay báo chí phản động, đồng thời sử dụng quân
Trang 39đội, cảnh sát và nhà tù để đàn áp sự đấu tranh của nhân dân Đối lập với tình cảnh ấy
là sự bạc nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn đã nhẫn tâm, thờ ơ trước nỗithong khổ của nhân dân, mặc cho sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp:
“Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan, Ngoài ra dân đói, dân hàn mặc dân!
Hỏi đến kẻ phùng quân du mị,
Hỏi đến người kiều mỹ cung phi,
Còn dân khốn khổ trăm bề,Cam như tai mắt chang nghe thấy nào!
Thuế dân, dân nộp xác roi,Tiền kho, thóc dun, sẵn ngồi ăn không!” (Phan Bội Châu, 2000, tập 2, tr.152)Tất cả những chính sách cai trị của thực dan Pháp đã cho thấy rằng, người dan
Việt Nam đã bị mắt độc lập, chủ quyền, các giá tri về quyền con người, quyền tự
do, dan chủ bị chà đạp Trong điều kiện bối cảnh lịch sử - xã hội có nhiều biến độngphức tạp, diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị,
đến văn hóa tinh thần, nên giải phóng dân tộc trở thành vấn đề vô cùng bức bách
cần phải giải quyết dé tiến tới giải phóng con người
Về kinh tế, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (năm 1858), nền kinh tếViệt Nam chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, tự cấp tự túc trong khuôn khổ của phươngthức sản xuất truyền thống của các hộ gia đình tiểu nông trong phạm vi làng xã Mặc
dù triều đình nhà Nguyễn khuyến khích nhân dân khai hoang phục hóa và lập đồnđiền khẩn hoang dé giải quyết những khó khăn về tình hình ruộng đất nhưng nhữngchính sách lúc này vẫn tỏ ra không hiệu quả Thủ công nghiệp có nhiều ngành, phân
bố rộng khắp nhưng vẫn giới hạn trong từng phường nhỏ hẹp Thương nghiệp chủyếu buôn bán nhỏ, trao đổi theo thời vụ trong vùng, miền Những vấn đề thiên tai,dịch bệnh, mat mùa lại thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nhiều đến đời sốngngười dân Khi đánh giá về tình hình đất nước khó khăn, lạc hậu, nhân dân bị bancùng, khốn khó, triều đình, vua quan thì bạc nhược, ăn chơi phé phỡn, Phan Bội Châu
viết: “Nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ, ué oải một thân bệnh, tôn quân quyền,
ức dân quyên, trọng hư văn, khinh võ sĩ, trộm cướp trình mò ở sân, mà vợ con say hát
Trang 40trong nhà, chủ nhân nằm dài trên giường luôn luôn ngáp dài mỏi mệt Than ôi! Nguy
ngập lắm thay!” (Phan Bội Chau, 2000, tập 2, tr.107)
Thực dân Pháp chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nền kinh tế quẻ quặt,
khép kín, phụ thuộc vào chúng nhằm phục vụ cho mưu đồ vơ vét tài nguyên,khoáng sản của đất nước ta, bóc lột tàn nhẫn nhân dân ta để mang lại lợi nhuận chochúng Chúng mua rẻ nông phẩm, gạo, tơ tằm là chủ yếu và bán các sản phẩm côngnghiệp cho người dân với giá đắt đỏ dé thu lợi nhuận cao và nắm độc quyền trongcác ngành xuất kinh doanh chủ lực khai thác mỏ, giao thông đường bộ, đường sắt,làm muối, nấu rượu Với chính sách sưu cao thuế nặng, chúng ngang nhiên chiếmđoạt ruộng đất của các tang lớp nhân dân, nhất là nông dân để xây dựng các đồnđiền, thuê nhân công rẻ mạt, tăng cường bóc lột sức lao động của họ và khai thácmọi thứ có thé dé bù đắp thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục nền kinh tế chính
quốc, củng có vị trí của nước Pháp trong hệ thống các quốc gia tư bản chủ nghĩa
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã chiém đoạt ruộng đất của nôngdân băng nhiều hình thức khác nhau với quy mô lớn ở khắp cả ba miền Việt Nam
Ở Bắc Ky và Trung Kỳ, thực dan Pháp chiếm đoạt ruộng đất của người dân ké cả cảnương rẫy của các dân tộc ít người đề lập nên các đồn điền, nhất là đồn điền cao su,
cà phê, chẻ, thầu dầu, hồ tiêu, là những thứ mang lại giá trị hàng hóa cao Còn ởNam Kỳ, chúng cho người đào mương, vét sông, thu hút một số lượng đông đảonông dân đến canh tác, sau đó chiếm đoạt sản phẩm của họ bằng các thủ đoạn xảoquyệt thu mua với giá rẻ buộc người nông dân phải chấp nhận chứ không thé nào
khác Quá trình khai thác thuộc địa như vậy đã đem lại một túi tiền khổng lồ, một
lợi ích to lớn cho bọn thực dân, dé quốc.
Có thé thấy, thời điểm này, trên thế giới, với quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa, nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ ngày càng được mở rộng, nền kinh tế phongkiến dần bị thu hẹp Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực dân Pháp chỉ tập trung thay đổicách thức sản xuất và đầu tư một số ngành có thể thu được lợi nhuận cao như cao
su, ca phê, chè, thầu dau, hồ tiêu, đồng thời khai thác tối đa nguồn tài nguyên vànhân công rẻ mạt, không sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nôngnghiệp nên năng suất lao động vẫn còn thấp và bị phụ thuộc Và như vậy, chúng vanduy tri phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hau, làm cho nền nông nghiệp
nước ta van nghẻo nan, trì trệ, đời sông nhân dân cảng thêm đói khô, cùng cực.