1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài cuối kỳ tư tưởng triết học của phan bội châu đề tài tư tưởng triết học của phan bội châu về giáo dục

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về giáo dục
Tác giả Ninh Văn Doanh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Lan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông
Thể loại Bài cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 318,88 KB

Nội dung

4CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀ GIÁO DỤC CỦA PHAN BỘI CHÂU.... Trong hai mươi năm đó, thực tiễn chính trị - xãh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI CUỐI KỲ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHAN BỘI CHÂU

Đề tài : “ Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về giáo

dục “

GIẢNG VIÊN : PGS.TS LÊ THỊ LAN

SINH VIÊN : Ninh Văn Doanh

MÃ SINH VIÊN : 20032071

LỚP : Chuyên ban Lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông

MÃ HỌC PHẦN : PHI3009

Trang 2

HÀ NỘI , 2023

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI CUỐI KỲ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHAN BỘI CHÂU

Đề tài : “ Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về giáo

dục “

GIẢNG VIÊN : PGS.TS LÊ THỊ LAN

SINH VIÊN : Ninh Văn Doanh

MÃ SINH VIÊN : 20032071

LỚP : Chuyên ban Lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông

Trang 4

MÃ HỌC PHẦN : PHI3009

HÀ NỘI , 2023

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VÀ GIÁO DỤC CỦA PHAN BỘI CHÂU 7

1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội từ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX cho sự hình thành tư tưởng 7

1.1.1 Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 7 1.1.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng 15 CHƯƠNG 2 : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CHÍNH TRỊ .19 2.1 Phan Bội Châu con người và sự nghiệp 19

2.2 Tư tưởng của Phan Bội Châu 20

2.2.1 Tư tưởng của Phan Bội Châu về mục đích giáo dục 20

2.2.2 Tư tưởng của Phan Bội Châu về nội dung giáo dục 22

Trang 5

2.2.3 Quan niệm của Phan Bội Châu về nguyên tắc , Phương pháp và đối tương giáo dục 25 TỔNG KẾT 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

MỞ ĐẦU

1, Lý do chọn đề tài

Theo Hồ Chí Minh , giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việccải tạo con người cũ , xây dựng con người mới Trong tập thơ “Ngục trung nhật ký “ , ở bài Dạ bán ( Nửa đêm ) Người viết : “Thiện , ác nguyên lai vô định tính , đa do giáo dục đính nguyênnhân “ ( nghĩa là : thiện ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu ,phần lớn đề do giáo dục mà nên ) Không những thế , giáo dụccòn góp phần đắc lực vào công cuộ bảo vê và xây dựng đất nước Chính vì vậy , tại nghị quyết Trung Ương VIII khóa XI có nhấnmạnh , giáo dục là quốc sách hàng đầu , đầu tư cho giáo dục làđầu tư phát triển , giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng , của nhànước và của toàn dân , mục tiêu của giáo dục là dân trí cao , đào

Trang 6

tạo nguồn nhân tài , phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng

Giáo dục đào tạo có ý nghĩa quan trọng là chìa khóa, là độnglực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Sự lạc hậu và yếu kém củanền giáo dục, bao giờ cũng phản chiếu một cách biện chứng chính

cơ chế quản lý kinh tế-xã hội của một nhà nước Tuy nhiên, đếnlượt nó giáo dục cũng góp phần tác động trở lại, kìm hãm và ngăncản sự phát triển của xã hội Hiện nay, nước ta đang tham gia vàoquá trình toàn cầu hóa của thế giới, những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của quá trình toàn cầu hóa tác động tới hầu hết các lĩnhvực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục Để khắc phụcnhững tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với nước ta, chúng

ta cần phải đổi mới trên mọi lĩnh vực Trong đó, giáo dục phải có

một cuộc “cách mạng” thực sự, để tiến kịp với các nước trong khu

vực và trên thế giới nhằm thoát khỏi sự lạc hậu, lỗi thời như hiệnnay

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội củathế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng Các nướcChâu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh lần lượt trở thành miếng mồibéo bở của thực dân, đế quốc trên con đường mở rộng thị trường.Nhiều nước đã biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa và làm sân saucủa chúng, đặc biệt là khu vực Châu Á Việt Nam cũng chịu chung

số phận, từ năm 1885 đến năm 1883, sau hơn 20 năm kháng cựthất bại, nước ta trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa

Trang 7

của thực dân Pháp Trong hai mươi năm đó, thực tiễn chính trị - xãhội Việt Nam đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sôi nổi trong tưtưởng của các nhà yêu nước nhằm giải quyết những vấn đề bứcthiết và cấp bách của dân tộc.

Trong hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động nghiên cứu

lý luận của mình, Phan Bội Châu rất coi trọng nền giáo dục nước nhà, giáo dục con người.Tư tưởng về giáo dục của ông là sự

chuyển biến từ cái cũ, cái lạc hậu đến với những tư tưởng tiến bộ Nên em đã lựa chọn đề tài : Tư tưởng Phan Bội Châu về giáo dục

2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là “ Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về giáo dục ”, trong phạm vi nghiên cứu chủ yếu làm rõ “ Tư tưởng triết học về giáo dục của Phan Bội Châu”

3, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của tiểu luận là làm rõ Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về giáo dục Để có thể hoàn thành đươc những mục tiêutrên , em trước hết sẽ làm rõ các điều kiện lịch sử xã hội và tiền đề

lý luận hình thành tư tưởng triết học Phan Bội Châu , tiếp theo là nội dung tư tưởng triết học Phan Bội Châu về giáo dục

4, Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Cách tiếp cận chính trong việc nghiên cứu đối tượng của đề tàidựa trên thế giới quan duy , phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra chúng tôi

đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong việc thu nhập thông tin , chứng nhân luận điểm , diễn giải , luân cứ như :

phương pháp phân tích , phương pháp tổng hơp , so sánh đối

chiếu , phương pháp lịch sử - logic

5, Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu , kết luận , danh mục tài liệu tham khảo

và mục lục , nội dung của tiểu luận gồm 2 chương :

Chương 1: Điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng triết học của Phan Bội Châu

Chương 2 : Tư tưởng triết học Của Phan Bội Châu về giáo dục

Trang 9

CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

VÀ GIÁO DỤC CỦA PHAN BỘI CHÂU

1.1 Điều kiện lịch sử - xã hội từ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX cho sự hình thành tư tưởng

1.1.1 Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Về kinh tế: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tếnước ta căn bản có tính chất tự nhiên với một nền nông nghiệp tựcung tự cấp Thủ công nghiệp tuy có nhiều ngành, đông thợ, phân

bố khắp nơi và kỹ thuật khá tinh xảo nhưng do nền kinh tế sảnxuất hàng hóa chưa phát triển nên chỉ hạn chế ở mức phường bạn,

bó hẹp trong từng phường nhỏ chứ chưa hình thành các xưởng thủcông lớn Thương nghiệp chỉ buôn bán nhỏ làm nhiệm vụ trao đổihàng hóa trong từng vừng, từng mùa Bên cạnh đó, chính sáchthuế khóa nặng nề và nạn hối lộ hoành hành, giặc dã triền miênnên thương nghiệp kém phát triển

Nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc của các hộ tiểu nôngtồn tại trong phạm vi làng xã kìm hãm mọi sự phát triển Nhìnchung, kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn khá đa dạng, phongphú nhưng không vượt ra khỏi phương thức sản xuất truyền thống.Trong khi đó thiên tai, mất mùa, dịch bệnh thường xảy ra liênmiên ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân lao động

Trang 10

Nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhà Nguyễn lập nhiềuđồn điền khẩn hoang và khuyến khích nhân dân khai hoang phụchóa Tuy nhiên, chính sách này không đem lại hiệu quả như mongmuốn Vấn đề ngày càng trở nên cấp bách hơn khi diện tích đất bỏhoang tăng giảm thất thường Bên cạnh đó, do thiếu kết hợp vàquy hoạch, do tác động của môi trường gây lụt lội, đê vỡ liên tụcxảy ra Từ năm 1802 - 1858 cả nước phải chịu 38 lần mưa bão lớngây lụt lội lớn, trong đó có 16 lần vỡ đê Kéo theo nạn mất mùa,đói kém thường xuyên xảy ra khiến cho đời sống nhân dân laođộng càng thêm nghèo túng và bi đát Đến cuối thế kỷ XIX, ViệtNam vẫn là một quốc gia với nền sản xuất công nghiệp chậm tiến

so với thế giới phương Tây

Về thủ công nghiệp: Dưới triều Nguyễn thủ công nghiệp giữ vịtrí vô cùng quan trọng, chịu trách nhiệm chế tạo mọi thứ cần dùngcho bộ máy chính quyền phong kiến như đóng thuyền, đúc tiền,đúc súng Thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đãđược chế tạo như máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy

xẻ gỗ chạy bằng sức trâu Mặc dù thủ công nghiệp có bước pháttriển nhưng phương thức sản xuất hầu như không thay đổi Cáclàng thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp, không hình thành cácphường với quy chế riêng nên kìm hãm sự phát triển của thủ côngnghiệp, mặt khác chính sách của nhà nước thiếu khuyến khích cácngành thủ công nghiệp phát triển Nhà nước giữ độc quyền muamột số sản phẩm như: Sa, lụa là, các thợ thủ công vừa phải đóngthuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm

Trang 11

thủ công quý như “dân hai làng Yên Thái, Hồ Khẩu (Hà Nội), hàng năm mỗi người phải nộp 5000 tờ giấy, người già và người tàn tật phải nộp một nửa; dân Bát Tràng (Hà Nội) mỗi năm phải nộp 300 viên gạch lớn; dân làng La Khê (Hà Tây) mỗi năm phải nộp chung cho nhà nước 600 tấn sa các màu ”[42, tr.452] Những tiến bộ

này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội ViệtNam Nền thủ công nghiệp của nước ta mang đậm tính chất thô

sơ, lạc hậu, chậm tiến so với nền công nghiệp của các nướcphương Tây

Về thương nghiệp: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân

nước ngoài suy giảm do chủ trương “bế quan tỏa cảng” của triều

đình nhà Nguyễn Nhà Nguyễn nắm độc quyền ngoại thương chính

sách “bế quan tỏa cảng” hạn chế tới mức thấp nhất mọi quan hệ

với các nước phương Tây, kìm hãm sự phát triển của công thương

nghiệp tại Việt Nam, “bịt mắt toàn thể nhân dân” trước những sự

thay đổi đang diễn ra trên toàn thế giới

Sau khi thực dân pháp xâm lược nước ta , chúng thi hànhnhiều chính sách kinh tế nhằm vơ vét , bóc lột triệt để đối vớinhân dân ta , những chính sách đó tập trung vào ba nội dungchính : Một là , vấn đề bán hàng hóa chúng dùng chính sách độcchiếm thị trường , mua rẻ nông phẩm ( chủ yếu là gạo , tơ tằm )

và bán đắt các sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân , độc quyềnngoại thương Hai là , độc quyền các ngành kinh doanh quantrọng từ khai thác mỏ , giao thông đến làm muối , nấu rượu , độc

Trang 12

quyền ngân hàng và đầu tư vào các ngành có lợi để vơ vét thuộcđịa để xuất khẩu Ba là , lợi dụng quyền thống trị về chính trị duytrì bộ máy quan lieu , cường hào và những luật lệ , chính sách sưuthuế phong kiến để ra sức chiếm đoạt ruộng đất tạo ra các vùngsản xuất hàng xuất khẩu ( cao su , cà phê , gao ) tăng cườngbóc lột tô thuế sưu dịch , làm phá sản nông dân và thơ thủ công ,tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho việc khai thác thuộcđịa của chúng

Kết quả của những chính sách đó là nền kinh tế tự nhiên cổxưa bị phân tán, quá trình lưu thông hàng hóa phát triển với tốc

độ nhanh, tỷ trọng kinh tế tư bản tăng nhanh, nước ta bị kéo vàoquỹ đạo chủ nghĩa tư bản Việc mở mang giao thương buôn bánphát triển kinh tế hàng hóa tạo ra một thị trường thống nhất từBắc chí Nam, mặt khác tạo thêm cơ sở củng cố sự thống nhất củadân tộc được hình thành từ lâu nhưng chưa được vững chắc Nó

phá bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

Tuy nhiên, mục đích chính của thực dân Pháp không nhằm đưanước ta tiếp xúc với thế giới, mà trước hết là Đông Á và Châu Âu,đưa nước ta hòa chung vào cuộc sống hiện đại của thế giới, màngược lại, thực dân Pháp lại tạo ra một hàng rào thuế quan làmcho Việt Nam phụ thuộc vào Pháp và trở thành cái đuôi của tư bảnPháp

Về chính trị: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn

là một nước phong kiến lạc hậu, đời sống nhân dân hết sức khó

Trang 13

khăn các chính sách của triều Nguyễn lúc bấy giờ tỏ ra bất lựctrước sự biến đổi của thời cuộc Năm 1802 sau khi đánh bại triềuTây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long lập ra nhàNguyễn Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802 - 1819), MinhMạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 -1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế

độ phong kiến Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dưới triềuNguyễn, mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam hầu như không

có sự phát triển nào, trong khi đó tình hình trên thế giới đã cónhiều biển đổi to lớn, mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng lên hàngloạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân, cuối cùng nước ta trở thành đốitượng xâm lược của các nước phương Tây

Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bảnphương Tây, từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân

sự để chiếm Việt Nam Sau khi thực dân Pháp nổ xúng xâm lượcnước ta ở Đà Nẵng gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân

ta Năm 1883, triều đình Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thừanhận sự bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam Xã hội ViệtNam vốn là một nước thuần phong kiến dần dần trở thành thuộcđịa và bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Pháp

Nhằm khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng lớn, thực dânPháp thiết lập và kiện toàn cơ cấu của bộ máy thống trị từ trungương đến địa phương, một bộ máy đàn áp nặng nề Thực dân Phápbóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các

Trang 14

cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu Đi đôi với việcđàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, chúng còn thực

hiện những chính sách hết sức thâm độc, chính sách “chia để trị”

đặt ra ba chế độ chính trị khác nhau tương ứng với ba miền củađất nước (Chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ,

chế độ nửa bảo hộ ở Bắc Kỳ) ; Chính sách “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp đã gây chia rẽ giữa người miền Bắc

với người miền Nam, miền Trung, gây hận thù giữa dân tộc đa sốvới dân tộc thiểu số, dụ dỗ những phần tử phong kiến đầu hàng,duy trì các tổ chức bộ máy quản lý cũ kỹ lạc hậu ở các làng xã và

bộ máy vua quan phong kiến để làm công cụ bóc lột nhân dân ta

Tình hình đó làm cho mâu thuẫn toàn thể dân tộc Việt Namvới tư bản Pháp xâm lược ngày càng gay gắt Để giải quyết mâuthuẫn đó, đòi hỏi phải huy động sự đồng tâm, hiệp lực của mọi lựclượng yêu nước, tiến bộ vùng dậy dùng bạo lực cách mạng đánh

đổ ách thống trị của bọn thực dân Pháp Chính yêu cầu này đã ảnhhưởng và được phản ánh đậm nét trong tiến trình phát triển tưtưởng của các nhà trí thức yêu nước Việt Nam

Về mặt xã hội: Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn được chialàm hai giai cấp lớn đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Trong

đó giai cấp thống trị bao gồm vua quan, thư lại trong hệ thốngchính quyền và giai cấp địa chủ Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộnông dân, thợ thủ công, thương dân, một số dân nghèo thành thị,

Trang 15

lớp người bị lưu đày, nô tỳ cùng gia quyến sống tại các đồn điền.Giai cấp thống trị với nhiều cách thức bóc lột đã làm cho cuộcsống của nhân dân lao động trở lên cùng cực, đói kém, cũng chính

sự áp bức đó nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra “Theo tính toán của các nhà nghiên cứu dưới triều Nguyễn có đến 500 cuộc khở nghĩa lớn nhỏ các loại, riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc, thời Minh Mạng khoảng 250 cuộc”

Sau thực dân Pháp biến nước ta thành thuộc địa của chúng.Việt Nam dưới sự tác động đồng thời của hai phương thức sảnxuất, cùng với việc thực thi những chính sách về kinh tế, chính trị

và văn hóa giáo dục của thực dân Pháp đã làm cơ cấu, vai trò củacác giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa, biến đổi phứctạp, tạo ra một bộ mặt xã hội mới - xã hội thuộc địa nửa phongkiến

Kết cấu xã hội Việt Nam thời kỳ này có sự đan xen lồng ghépgiữa những giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) với nhữnggiai cấp mới, được coi là sản phẩm trực tiếp của chương trình khaithác thuộc địa lần hai (tư sản, tiểu tư sản và công nhân) Mỗi giaicấp trong xã hội Việt Nam thời kỳ này lại có điều kiện hình thành,địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau nên họ lại chiếm những

vị trí khác nhau trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Giai cấp địa chủ ra đời từ trước, nay phản bội quyền lợi củanhân dân, phản bội dân tộc làm tay sai cho đế quốc Tuy nhiên,trong giai cấp này lại phân hóa thành các bộ phận khác nhau Đại

Trang 16

bộ phận của giai cấp này đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàngthực dân Pháp làm tay sai đắc lực cho chúng quay lưng lại đàn áp,

bóc lột nhân dân ta ngày càng thậm tệ hơn “Sự kết cấu giữa hai lực lượng thực dân và phong kiến đã tạo một lực cản hết sức lớn đối với sự phát triển của xã hội, nó kìm hãm các yếu tố mới”

Bộ phận còn lại có thái độ bất hợp tác với thực dân Pháp, quaylưng với thực tế, bi quan với thời cuộc nhưng là để chờ thời, chemắt kẻ địch Đây là lớp người có tinh thần yêu nước, chịu chung sốphận với nỗi nhục của nhân dân, nhưng họ bất lực Họ có ít nhiềukhả năng đứng về phía nhân dân để chống đế quốc, tán thành độclập dân tộc

Tầng lớp sĩ phu, mặc dù bị tác động bởi chính sách giáo dụccủa thực dân Pháp, nhưng gần cuối thế kỷ XIX họ vẫn đứng vào

hàng đầu trong “tứ dân” Từ sau khi khởi nghĩa Hương Sơn thất bại

(1896) cho đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 1918), tầng lớp sĩ phu có sự phân hóa rõ nét Một số tỏ ra bế tắc,chán nản quay về với cuộc sống điền viên, vừa giữ trọng được

-“danh”, vừa giữ trọng được “mệnh” Một số lấy chiêu bài “tùy thời” để ngụy biện cho hành động khuất phục, cúi đầu, ôm chân

liếm gót thực dân Nhưng trái lại, đứng trước cảnh nước mất nhàtan, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ một lòng nêu cao tinh thầnyêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, xứng đáng với truyềnthống quật cường của dân tộc và chính họ đóng vai trò lãnh đạophong trào yêu nước trong giai đoạn quá độ từ sau phong trào

Trang 17

Cần Vương thất bại cho đến khi xuất hiện phong trào cách mạng

do giai cấp vô sản lãnh đạo

Nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội, chiếmkhoảng 90% dân số cả nước Dưới ảnh hưởng của cuộc khai thácthuộc địa của thực dân Pháp và những biến đổi của quá trình kinh

tế - xã hội, nông dân ngày càng bị bần cùng hóa vì sưu cao thuếnặng Họ bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề vàgánh chịu mọi thảm họa của chế độ thực dân phong kiến, đời sốngcủa họ ngày càng túng quẫn, điêu đứng Thực dân Pháp cùng với

bè lũ quan lại bù nhìn dùng mọi chính sách hà khắc nhằm xiếtchặt ách thống trị, cướp đoạt ruộng đất, tăng thuế cũ, đặt thuếmới, đàn áp dã man những người chống đối

Nông dân phải sống trong cảnh lầm than khổ cực, một cổ haitròng và hai tầng áp bức Họ là một lực lượng hùng hậu mangtrong mình truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc và lànhân tố chính của cuộc cách mạng Nhưng họ không có khả nănglãnh đạo, bởi vì họ không đại diện cho một phương thức sản xuấttiên tiến Lực lượng hùng hậu này chỉ trở thành quân đội chủ lựcđông đảo của cách mạng và tìm ra ánh sáng soi đường cho mình

đi đến thắng lợi khi được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Bên cạnh các giai cấp tiêu biểu cho xã hội Việt Nam truyềnthống, những giai cấp mới được nảy sinh từ phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa như giai cấp vô sản và giai cấp tư sản cũng dầndần được hình thành, phát triển Đến cuối những năm 20 của thế

Trang 18

kỷ XX, các giai cấp mới đó mới tích lũy đủ về lượng, từng bướctrưởng thành bước lên vũ đài chính trị giành quyền lãnh đạo cáchmạng Việt Nam.

Giai cấp tư sản Việt Nam là giai cấp hình thành sau giai cấpcông nhân Giai cấp tư sản Việt Nam trước chiến tranh thế giới thứnhất mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé, kinh doanh lẻ tẻ trong một sốngành, chủ yếu là các ngành dịch vụ Sau chiến tranh, nhân đàlàm ăn thuận lợi trong chiến tranh và do sự cạnh tranh của tư bảnPháp có phần được nới lỏng, tư sản Việt Nam đẩy mạnh các hoạtđộng kinh doanh muốn vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nềnkinh tế Trên đà phát triển từ một tầng lớp mới trong xã hội, họ đãtrở thành một giai cấp trong xã hội và bắt đầu bước lên vũ đàichính trị, góp phần vào phong trào đấu tranh của dân tộc

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời lần thứ nhất, bị tư bảnPháp và tư bản Hoa Kiều bóc lột Họ là sản phẩm trực tiếp của quátrình thực dân Pháp xâm lược và khai thác thuộc địa ở ĐôngDương, là sản phẩm của nền kinh tế thuộc địa - tư bản Pháp.Nhưng lúc này giai cấp công nhân Việt Nam chưa đủ độ trưởngthành để đảm nhận sứ mệnh mà lịch sử giao phó, họ còn là giaicấp đấu tranh, biểu tình với hình thức tự phát và nhỏ lẻ Sở dĩ nhưvậy, vì giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời, nhưng còn ở giaiđoạn chưa tìm ra ánh sáng chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,chưa thấy rõ được sự khác biệt của giai cấp mình, chưa thấy đượcrằng mình có quyền lợi khác với những giai cấp khác, chưa thấy

Trang 19

được sứ mệnh vẻ vang của mình và đặc biệt chưa thấy được bảnchất bóc lột của nhà tư bản.

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam dưới sự tác động của phươngthức tư bản chủ nghĩa tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam cũng bắt đầuxuất hiện và từng bước trưởng thành Họ bao gồm các thị dân, thợthủ công và giới học sinh, sinh viên, trí thức sống chủ yếu ở thànhthị Cùng với quá trình mở rộng các thành phần kinh tế tư bản chủnghĩa, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông và phân hóa thành haithái cực một bộ phận giàu có trở thành các nhà tư bản kinh doanhtrong các ngành nghề khác nhau và có địa vị trong xã hội; một bộphận khác bị bần cùng hóa, bị phá sản có xu hướng gia nhập vàohàng ngũ giai cấp công nhân Trí thức, học sinh, sinh viên là bộphận năng động nhất trong tầng lớp tiểu tư sản Họ là người tiếpthu và truyền bá những tư tưởng tiến bộ đến với nhân dân laođộng

Như vậy ở thời kỳ này, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam cónhiều biến động phức tạp nhưng chưa đạt đến độ làm thay đổi cănbản cơ cấu xã hội cổ truyền Mặc dù, các lực lượng xã hội mới củaphương thức sản xuất mới đã xuất hiện, nhưng lực lượng xã hộimới này chỉ là thiểu số và nắm trong tay số lượng cơ sở kinh tế rấtnhỏ bé Trong xã hội Việt Nam nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt

là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược,mâu thuẫn giữa nhân dân lao động Việt Nam mà chủ yếu là nôngdân với địa chủ phong kiến Hai mâu thuẫn này đặt ra hai nhiệm

Trang 20

vụ cơ bản và quan trọng mà cách mạng Việt Nam cần phải giảiquyết Đó là đấu tranh dân tộc chống đế quốc, đấu tranh dân chủchống phong kiến Từ những điều kiện lịch sử - xã hội đó đặt ranhững yêu cầu cấp bách, đòi hỏi các nhà tư tưởng yêu nước ViệtNam cần phải tìm ra một phương hướng giải phóng con người, giảiphóng dân tộc và phát triển đất nước.

1.1.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng

Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt độngcủa các tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo Gia Long rất đề caoNho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng

Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở kinh thành Huế để dạy chocác quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học,

có hạnh ra làm quan Cũng trong năm này, Gia Long cũng banhành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhânviên giáo giới và chương trình học chế, tái lập lại các khoa thi ởcác trấn Ở mỗi trấn có một quan Đốc học, một phó Đốc học hayTrợ giáo Cứ tháng 10 hàng năm, triều đình mở một kỳ thi Theothông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địaphương Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân,trúng thấp gọi là tú tài Năm sau, ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ

Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì đượctiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ

Trong dân chúng việc học tập có tính chất tự do hơn Bất kỳngười nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w