1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Vấn đề con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 và ý nghĩa lịch sử của nó

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 và ý nghĩa lịch sử của nó
Tác giả Cù Ngọc Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 91,93 MB

Nội dung

Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phục được những mặt yếu kém, những quan niệm phiến diện, chưa đầy đủ vàthậm chí sai lầm của triết học tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÙ NGỌC PHƯƠNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HOC

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÙ NGỌC PHƯƠNG

Ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYÊN THẺ NGHĨA

Phản biện độc lập:

Phản biện độc lập 1: PGS.TS NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Phản biện độc lập 2: PGS.TS BANG QUANG ĐỊNH

Phản biện:

Phản biện 1: PGS.TS NGUYEN XUAN TE Phản biện 2: PGS.TS NGUYÊN THỊ THANH THỦY Phản biện 3: PGS.TS PHẠM THỊ KIÊN

THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2024

Trang 3

LOI CAM ON

Đề hoàn thành luận án, tôi nhận được sự hỗ trợ va ủng hộ từ các thầy cô

giáo, các nhà khoa học, các cán bộ tại cơ sở đào tạo, lãnh đạo tại cơ quan công

tác, đồng nghiệp, người thân và gia đình Tôi trân trọng biết ơn tất cả Tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những cơ quan, tô chức, cá nhân sau đây:

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Dai học Khoa học Xã hội va

Nhân Văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Ban chủ nhiệm khoa, nhà khoa học - thầy cô giáo thuộc khoa Triết học; các lãnh đạo và cán bộ phòng Quan lý đào tạo - đơn vi dao tạo Sau đại học đã luôn tạo điều kiện, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận

án, hoàn thiện các thủ tục hành chính theo quy định.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cán bộ hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, động viên, đặt niềm tin vào năng lực nghiên cứu trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực

hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia phản biện luận án

từ cấp bảo vệ chuyên đề cho đến khi tôi hoàn thành luận án với những góp ý và

gợi mở sâu sắc

Tôi xin dành sự yêu thương và lòng biết ơn đến đại gia đình, thân hữu,

bạn bè là động lực giúp tôi quyết tâm hoàn thành Luận án.

Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Cù Ngọc Phương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Thế Nghĩa Các tài liệu được sử

dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bat kỳ công

trình nghiên cứu nào.

Thành phố Hô Chi Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2024

Tác giả

Cù Ngọc Phương

Trang 5

QUY ƯỚC CÁCH GHI TÊN TRIẾT GIA

VÀ HỌC GIÁ NƯỚC NGOÀI TRONG LUẬN ÁN

Trong luận án này, nghiên cứu sinh áp dụng quy ước sau đây về cách phiên âm tên của các triết gia và các học giả nước ngoài:

Thứ nhất, đối với các triết gia kinh điển từ cuối thé kỷ XIX trở về trước: Nghiên cứu sinh sẽ ghi tên theo cách phiên âm của Ban Kinh điển của Nhà xuất bản Sự thật - Chính trị Quốc gia, vì những tên tudi của các triết gia được ghi theo cách phiên âm này đã trở nên phổ biến, nên không gặp khó khăn đối

với người đọc, ví dụ như C Mác, Ph Ăng-ghen, V.I Lê-nin.

Thứ hai, đối với các triết gia và học giả từ dau thé kỷ XX trở về sau: Nghiên cứu sinh sẽ giữ nguyên tên gốc như trong ngôn ngữ ban đầu của họ.

Vi cách phiên âm tên tiếng Việt của những triết gia hay học giả này chưa phố biến rộng rãi nên việc giữ nguyên tên gốc sẽ giúp người đọc dễ dàng tra cứu

và tìm kiếm thông tin, ví dụ như: Jean-Paul Sartre, György Lukacs.

Quy ước này nhằm đảm bảo tính nhất quán trong cách trình bày tên các triết gia và học giả trong toàn bộ luận án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợicho việc đọc hiêu và tra cứu tải liệu của độc giả.

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHAN MỞ ĐẦU 2-5 2 EE92E221271211211271121121111121111211111111 211 1PHAN NỘI DUNG 0.o.eoeocecceccescssessessessessesscsecsessessessesscssesscssessssussssssessesssasasssesecsees 31Chương 1 DIEU KIEN, TIEN DE HÌNH THÀNH VA QUÁ TRÌNH PHATTRIEN QUAN NIỆM VE CON NGƯỜI TRONG TRIET HỌC MAC THỜI

2.1 NỘI DUNG CUA QUAN NIEM VE CON NGƯỜI TRONG TRIET HỌC MAC THỜI

Trang 7

2.2.2 Quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 mang tínhthực tiễn, nhất là thực tiễn cách ANG “115 1122.2.3 Quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 mang tính

nhân bản, nhân văn - - - 1E E123 111111551111 1883111 E SH 1kg 11kg ket 122

Kết luận chương 2 2-22 s+SS‡EE2E19EE2112117112112111112111121111 11.11 1e 129Chương 3 Ý NGHĨA LICH SỬ CUA QUAN NIỆM VE CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC MAC THOT KỲ 1844 - 1848 2-52 s2 szsz 132

3.1 Ý NGHĨA LICH SU CUA QUAN NIEM VE CON NGƯỜI TRONG TRIET HỌC MÁC THỜI KY 1844 - 1848 DOI VỚI TRIET HỌC HIỆN ĐẠI 5-5555 ++s£+sc+<<ss2 132

3.1.1 Ý nghĩa lịch sử của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ

1844 - 1848 đối với triết học mác-xÍt cc: 22vvtttExttirrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 1323.1.2 Ý nghĩa lịch sử của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ

3.2 Ý NGHĨA LICH SU CUA QUAN NIEM VE CON NGƯỜI TRONG TRIET HỌC MAC THỜI KỲ 1844-1848 DOI VOI GIẢI PHONG CON NGƯỜI VA PHAT TRIEN CON NGƯỜI VIỆT NAM HIEN NAY o.c.ccccecscscsececscscscscsscscscscscscsssscssscsesvscsssssasscsvsvsvsseeeees 165

3.2.1 Y nghĩa lịch sử của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ

1844-1848 đối với việc giải phóng con người s- 2 s+csetxerxerxerxerxerxered 1653.2.2 Ý nghĩa lịch sử của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ1844-1848 đối với việc phát triển con người Việt Nam hiện nay 176

Kết luận chương 3 - 2-52 1+ EE2E1221211271711211111112111111 111.1 cty eg 189

KET LUẬN CHUNG - 2-5 S22EE2EEE2121121121111111 111111 11 11 1x re 191DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2© 2E22EE+£E2Evrxezrezr 195

CAC CÔNG TRINH KHOA HỌC DA CÔNG BO LIEN QUAN DEN ĐÈ TÀICUA LUẬN ÁN -5 s21 E1211211211211 211 11211011 11 1 11 111g 204

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề con

người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, cả những ngành

khoa học xã hội và nhân văn lẫn những ngành khoa học tự nhiên Mỗi một lĩnh vực

học thuật nghiên cứu một hay một vài phương diện nào đó của con người Các

ngành khoa học tự nhiên thường tập trung nghiên cứu về phương diện vật lý và

sinh học của con người; trong khi đó các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại

tập trung vào các khía cạnh văn hóa, xã hội, tâm lý và lịch sử của con người Các

ngành khoa học này đã có nhiều bước tiễn đáng kể trong công cuộc khám pha thé

giới con người Tuy nhiên, khi phải đối mặt với câu hỏi thuộc phương diện cơ bản

nhất và sâu xa nhất, liên quan đến tồn tại, bản chất, nhận thức, đạo đức và tư duy

như: Con người là gì, đâu là những đặc trưng làm nên bản chất của con người, đâu

là những giá trị làm nên ý nghĩa của đời sống con người, con người có thực sự tự

do trong việc kiến tạo bản thân mình hay không, con người có vai trò gì trong giới

tự nhiên, trong xã hội loài người và trong chính sự phát triển của mình, v.v thì

không chỉ khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học xã hội và nhân văn cũng không

dễ gì trả lời câu hỏi đó một cách đầy đủ và giàu sức thuyết phục, ngoại trừ triếthọc, nhất là triết học Mác

Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã

khắc phục được những mặt yếu kém, những quan niệm phiến diện, chưa đầy đủ vàthậm chí sai lầm của triết học trước Mác và cùng thời với Mác về vấn đề con người

để tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người, mối quan hệ con

người, tự nhiên - xã hội, vi tri của con người trong tiễn trình phát triển nhân loại, và

sự nghiệp giải phóng con người Chính giá trị khoa học, bản chất cách mạng và ý

nghĩa phương pháp luận trong triết học Mác về con người đã làm nên sức sống chohọc thuyết Mác trong bối cảnh đương đại

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, triết học Mác trải qua

các thời kỳ khác nhau Đặc biệt, thời kỳ hình thành những luận điểm đầu tiên

của triết học Mác - thời kỳ 1844-1848 luôn có ý nghĩa đặc biệt, vì nó mở ra khả năng phát triển và hoàn thiện triết học Mác trong thời kỳ khó khăn nhất - thời

kỳ thê hiện bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử triết học Đây là thời kỳ

Trang 9

thê hiện sự là sự chuyên hướng từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách

mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản Nghiên cứu vẫn

dé con người trong thời kỳ này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối bận

tâm có tính xuất phát điểm của các nhà kinh dién triết học Mác đối với con người

và xã hội, cũng như sự ảnh hưởng của tư tưởng đó đối với toàn bộ công trình saunày của C Mác và Ph Ăng-ghen Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề con người củatriết học Mác trong thời kỳ này giúp chúng ta thấy rõ tư tưởng về giải phóng conngười va phát triển con người là tư tưởng chủ đạo trong tông thé sự hình thành cácquan điểm duy vật về lịch sử, tạo nên những trụ cột quan trọng trong toàn bộ lâu đảicủa chủ nghĩa Mác Có thể nói, lần đầu tiên trong lich sử triết học, bang quan điểmthực tiễn, C Mác và Ph Ăng-ghen đã xem xét các vấn đề về khái niệm, về bản chất

của con người từ hoạt động thực tiễn, từ quan hệ hiện thực của con người.

Bên cạnh đó, từ viễn tượng học thuật, quan niệm của triết học Mác về conngười thời kỳ 1844-1848 đã mang lại cho các nhà triết học phương Tây ngoài mác-

xít kích thước xã hội trong việc nghiên cứu con người và giúp họ một cơ sở lý luận

dé nhận diện than phận con người trong xã hội hiện đại; đồng thời phê phán cácđịnh chế chính trị xã hội đang đẻ nén, áp bức và nô dịch con người dưới mọi hìnhthức khác nhau Do đó, góp phần làm phong phú thêm bức tranh tư tưởng của triết

học hiện đại.

Van dé con người trong triết học Mác được xây dựng vào nửa dau thé kỷXIX, trong bối cảnh của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh Tuy nhiên, ngày nay xãhội của các nước phương Tây đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể Với sự biếnđổi của hoàn cảnh xã hội, việc tái khám phá các giá trị của học thuyết Mác thôngqua một cách tiếp cận mới, cởi mở và khách quan hơn, từ đó vận dụng vào thực

tiễn Việt Nam là một hướng đi có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Về mặt lý luận, nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Mác không chỉ là cơ

sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong việc nhìn nhận, đánh giá conngười trong tổng hòa các quan hệ xã hội hiện thực, mà còn góp phan lý giải tinh

khách quan của sự nghiệp giải phóng con người và phát triển con người ở nước ta hiện nay Về mặt thực tiễn nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học Mác

không chỉ giúp làm sáng tỏ các thách thức xã hội, kinh tế mà chúng ta đang đối mặt

mà còn là cơ sở dé phản chiếu và áp dụng tư tưởng của các nhà kinh điển của triết

học Mác vào những vân đê xã hội đương đại, nhăm giải quyêt những vân đê nảy

Trang 10

sinh trong quá trình phát triển của con người, như vấn đề phát triển kinh tế - xã hội,van đề phát triển văn hóa — giáo dục, van dé phát triển khoa học - công nghệ, v.v

Về mặt chính trị, nghiên cứu van dé con người trong triết học Mác giúp chúng ta xây

dựng và phát triển một nền chính trị nhân đạo, dân chủ công bằng, nhằm bảo vệ

quyên và lợi ích chính đáng của con người va đó cũng là cách chúng ta phát triển vàbảo vệ những giá trị tư tưởng tiễn bộ chủ nghĩa Mác trước những quan điểm sai trái

và thù địch trong thời kỳ hiện nay.

Có thé nói, quan niệm của triết học Mác về con người đến nay vẫn còn nguyên

giá trị, là nền tảng tư tưởng cho công cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam - con người phát triển toàn diện, có tri thức, đạo đức, sức khỏe, lý tưởng cao đẹp, làm chủ

bản thân và xã hội, góp phan quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước ta.Chúng ta hoàn toàn tin tưởng răng, với quan điểm của triết học Mác nói chung, triếthọc Mác về con người nói riêng cũng như những quan điểm và chủ trương đúng đắncủa Đảng về chiến lược con người thì tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt

Nam sẽ ngày càng được khơi dậy, nhân lên, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự

phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, việc nghiêncứu vấn đề con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 có ý nghĩa thiết thựcđối với việc nghiên cứu triết học hiện nay, đồng thời có ý nghĩa lý luận và thực tiễnsâu sắc Xuất phát từ tính cấp thiết đó, nghiên cứu sinh lựa chọn “Vấn dé con ngườitrong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên

cứu trong luận án tiến sĩ chuyên ngành triết học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tàiVan dé con người trong triết học Mác là chủ đề nghiên cứu sâu rộng, có nộidung phong phú, mang lại nhiều giá trị lý luận lẫn thực tiễn, đã thu hút sự quantâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với nhiều góc độ tiếp cận và công trình

nghiên cứu khác nhau Căn cứ vào các tài liệu tham khảo hiện nay, tác giả luận án

hệ thống lại, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài này theo ba

hướng như sau:

Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về con người trong triết họcphương Tây có liên quan đến điều kiện, tiền đề hình thành và quá trình phát triển

quan niệm về con người trong triết học Mác

Việc luận chứng về con người ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng phản ánh rõràng lập trường hay trình độ triết học của các triết gia hay của các nhà nghiên cứu

Trang 11

Các công trình nghiên cứu van dé con người trong lịch sử triết học phương Tây từ thời

cô đại đến ngày nay vô cùng đồ sé, không thé tát cạn hết mọi van đề về con người bởi

lẽ đây là vấn đề xuyên suốt của sự phát triển xã hội nói chung, lịch sử triết học nói

riêng Do đó, tác giả luận án giới hạn tổng quan các công trình nghiên cứu về con

người trong triết học phương Tây có liên quan đến điều kiện, tiền đề hình thành vàquá trình phát triển van dé con người trong triết học Mac

Nghiên cứu về con người trong triết học phương Tây có liên quan đến điều kiện,tiền đề hình thành và quá trình phát triển quan niệm về con người trong triết học Mác

là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng Nó giúp làm sáng tỏ cội nguồn tư tưởng và sự kế thừa, phát triển lý luận của Mác trên nền tảng triết học phương Tây Hướng nghiên cứu này góp phan tạo ra một cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về quá

trình hình thành và phát triển tư tưởng của Mác về con người, từ đó giúp hiểu sâu sắc

hơn nội ham va giá tri của quan niệm nay.

Những công trình nghiên cứu vấn đề con người theo hướng này thông thườngđược trình bày dưới dạng lịch sử triết học, các trường phải triết học trước Mác hay cáccông trình nghiên cứu về con người một cách độc lập của các triết gia có ảnh hưởngđến quan niệm của các nhà kinh dién triết học Mác về con người Số lượng các côngtrình này khá nhiều, từ tong quát đến chuyên sâu, nồi bật có các công trình nghiên cứuliên quan đến đề tài luận án như sau:

Một là, sách tham khảo “Con người qua lăng kính triết gia” do Lê Công Sự

biên soạn năm 2012 (NXB Chính trị quốc gia), ở phan hai “quan niệm về con người

trong triết học phương Tây cận đại” đã cho thấy sự đa dạng trong việc tiếp cận vàkhảo lược về con người, từ Ph Bê-cơn, T Hốp-xơ đến L Phoi-ơ-bắc Các triết gia

cận dai này không chỉ xem xét con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội, ma

còn nhấn mạnh vào sức mạnh của lý tính và vai trò của con người trong vũ trụ Mặc

dù các phương pháp tiếp cận và nhận thức về con người khác nhau nhưng điểmchung giữa họ là sự đề cao vai trò của lý tính trong con người Tác giả đã dành raphan cuối cùng trong cuốn sách dé bàn về “Chủ nghĩa duy vật nhân ban của L Phoi-ơ-bắc” - vi đại biểu cuối cùng của triết học cô điển Đức Quan niệm về con ngườicủa L Phoi-ơ-bắc đã được triết học Mác kế thừa phần nào trên tinh thần tư duy phảnbiện sau này Khi bàn về con người, L Phoi-ơ-bắc cho rằng:

Con người là con vật có hình thể vật lý và sinh lý ở trong không gian và thời

gian, nhờ vậy, nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh

Trang 12

vật khác Bản chất của con người là một cái gì đó vẹn toàn giữa hai phươngdiện thể xác và tinh thần (Lê Công Sự, 2012, tr 217).

Hai là, cũng với tác giả Lê Công Sự, công trình “Triét học cổ điển Đức ” được biênsoạn năm 2006 (NXB Thế giới) đã phân tích được một số tiền đề ly luận quan trọngtrong việc hình thành quan niệm về con người của triết học Mác Trong công trìnhnày, tác giả khang định triết học cô điển Đức là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh

tế - xã hội nước Đức thé kỷ XVIII -XIX Triết học cổ điển Đức là sản phẩm tất yếuphan ánh đúng đắn các mâu thuẫn và thực trạng xã hội Đức khi ấy Triết học cổ điểnĐức là tiếng nói trung thành của giai cấp tư sản đang trỗi dậy, phản ánh tâm trạng hoai

nghi, thụ động và bế tắc của đa số trí thức Đức trước sự suy tàn của chế độ phong kiến

và sự thai nghén của chủ nghĩa tư bản Đồng thời, triết học cô điển Đức cũng thé hiệnkhát vọng hướng tới tự do, bình đắng, nhân ái và khai phóng của giai cấp tư sản lúcbấy giờ Chính vi vậy, có thé coi triết học cô điển Đức là nền tảng lý luận cho cách

mạng tư sản sau này ở Pháp, như C Mác đã đánh giá Cuốn sách trình bày khá đầy đủ

những nội dung quan trọng của triết học cô điển Đức, trong đó vấn đề con người đượcthé hiện qua tư tưởng của các đại biểu lớn như: I Can-tơ, G Hê-ghen, L Phoi-ơ-bắc

Ba là, công trình Triết học về con người của tác giả Corazon L Cruz biênsoạn, Lê Dinh Trị chuyển ngữ năm 2018 (NXB Đồng Nai) Công trình này không chỉđơn thuần phân tích con người như một sinh vật sinh học hay một cá thể trong xãhội Thay vào đó, tác giả đã cố gắng khám phá con người như một chủ thê có ý thức,

một cá nhân có khả năng tự suy ngẫm và ý chí tự do Theo tác giả, con người còn là

một “hữu thé thực hữu” - một thực thé có thật và sống động, không chỉ ton tại trongtrí tưởng tượng Bên cạnh đó, những khía cạnh then chốt của nhân sinh như phamgiá, chân lý, tự do, công lý, tình yêu, cái chết đều được tác giả truy tầm và chiêmnghiệm một cách sâu sắc Cả các mối quan hệ của con người — cả với đồng loại và

với thần linh - cũng được khảo sát như những yếu tố quyết định hành trình tồn tại

của mỗi cá nhân Đặc biệt, khi khảo sát con người qua lăng kính của các triết giaphương Tây, tác giả không quên nhắc đến I Can-tơ, G Hê-ghen và những người cóảnh hưởng đến quan điểm của triết học Mác về con người

Đây có thể được xem là một công trình triết học mang tính hệ thống về conngười, là chiếc kính vạn hoa về con người — dành cho những ai muốn tìm hiểu tưtưởng con người một cách khái quát trong triết học phương Tây từ thời cô đại cho

đên nay.

Trang 13

Bon là, công trình Lich sử triết học phương Tây (tap 1) - Từ triết học cô đạiđến triết học cô điển Đức của tác giả Dinh Ngọc Thạch - Doãn Chính (Đồng chủbiên) năm 2018 (NXB Chính trị quốc gia Sự thật) Công trình này có năm phần —

là chuyến hành trình lược khảo tư tưởng triết học từ thời cô đại với sự ra đời củacác của các trường phái đầu tiên và nền văn hóa Hy Lạp đến triết học trung cé Tây

Âu với nền triết học kinh viện, rồi bước sang thời kỳ Phục hưng và cận đại Bêncạnh những nội dung triết học khác, trong công trình này cũng phản chiếu tư tưởng

về con người

Công trình này cũng dành ra phan thir năm dé bàn về triết học cô điển Đức nói

chung, tư tưởng đan xen về con người nói riêng của các cây đại thụ như Can-tơ,

Hê-ghen và đặc biệt là thuyết nhân bản với tính cách là học thuyết nền tảng của bắc Đây là công trình quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử triết học phương Tâytrước Mác nói chung, tư tưởng trước Mác về con người nói riêng

Phoi-ơ-Nam là, công trình Tự tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Tây

trước Mác của tác giả Trần Sỹ Dương (chủ biên) năm 2020 (NXB Quân đội nhân

dân) Tác gia đã khái lược tư tưởng về con người trong triết học phương Tây thời cổ

đại, thời trung cổ, thời Phục hưng, cận đại và trong triết học cô điển Đức Các nhàtriết học, đặc biệt là triết học phương Tây trước Mác, với những lập trường vaphương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra nhiều tư tưởng khác nhau về con người.Điều đó dẫn tới sự phong phú trong tư tưởng về con người cũng như sự đa dạng củacác hệ thống triết học Nhận thức và khám phá những tư tưởng này không chỉ có giátrị trong lý luận mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn, khi chúng ta tìm kiếmhiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và vị trí của mình trong thế giới

Sáu là, công trình Vấn dé tư duy trong triết học Hé-ghen của tác giả NguyễnTrọng Chuan, Đỗ Minh Hop năm 1999 (NXB Chính trị quốc gia) Trong tác phẩmnày, các tác giả đã trình bày vấn đề tư duy như là hạt nhân trung tâm của triết họcHê-ghen Ở đây, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc quan điểm của Hê-ghen

về quá trình tự tha hóa và thoát khỏi sự tha hóa, coi đó là sự tự thân vận động vàphát triển của ý niệm tuyệt đối Tác phẩm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xâydựng những tiền đề lý luận hình thành quan điểm triết học Mác về con người

Bay là, công trình The essence of Christianity của tác giả L Phoi-ơ-bắc (G Eliotdịch) năm 1957 (Nguyên tác xuất bản năm 1841) (NXB Harper & Row, New York)

Trong công trình này, L Phoi-o-bac quan niệm rang tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo,

Trang 14

không phải là sự thể hiện của một thực thê siêu nhiên, mà thực chất là phản ánh vàbiểu hiện của bản chất con người Ông cho rang con người đã dựng nên hình ảnh củathần linh dựa trên các phẩm chat và giá trị cao cả nhất của chính mình L Phoi-ơ-bắcphê phán học thuyết ý niệm trong triết học và tôn giáo, nơi tôn giáo được xem là mộthình thức thoát ly khỏi thực tế Ông kêu gọi một sự quay trở lại với thực tế, nơi conngười tập trung vào thế giới hữu hình và cuộc sống thực tế L Phoi-ơ-bắc đề cao vaitrò của tâm lý học trong việc hiểu biết tôn giáo và con người, nhưng đôi khi quá chútrọng vào yếu tố cá nhân mà bỏ qua các yếu tô xã hội rộng lớn hơn, như quan hệ kinh

tế, chính trị và văn hóa Những hạn chế này đã trở thành điểm xuất phát cho C Mác

và những người khác trong việc phát triển các lý thuyết xã hội và chính trị sau này,

nhất là trong việc thiết lập một hệ thống tư tưởng có tính chất cách mạng hơn

Tam là, công trình Principles of the Philosophy of the Future, của L

Phoi-o-bắc (H Campbell dịch) năm 1843 (NXB W & F.G Cash) Trong công trình này, L.Phoi-o-bac nhấn mạnh vai trò trung tâm của con người trong triết học Đối với ông,chỉ có tự nhiên và con người mới là đối tượng và là mục đích tối hậu của nghiên cứutriết học Ông từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Ph Hê-ghen đề chuyển sang chủ nghĩaduy vật nhân bản L Phoi-ơ-bắc ủng hộ việc hình thành một xã hội nơi đó con ngườiđược tôn vinh với những quyền tự do và tự chủ, thoát khỏi sự rang buộc va kiểmsoát của định chế Kitô giáo hay Dang sáng tạo tối cao L Phoi-ơ-bắc nhấn mạnh sựcần thiết của việc giải phóng con người từ những lý tưởng mang tính chất duy tâm

và tôn giáo, đồng thời hướng tới một xã hội dựa trên nguyên lý duy vật và thực tiễn.Hạn chế của L Phoi-ơ-bắc chỉ nghiên cứu bản chất con người một cach trùu tượng,phi lịch sử, vào tập trung vào bản tính tự nhiên sinh học của con người Ông chưaxem xét con người trong phạm vi các điều kiện xã hội cụ thể của nền văn minh nhânloại, cũng như trong sự phức tạp của các mối quan hệ giai cấp đối kháng Do đó,triết học của Phoi-ơ-bắc vẫn chưa vượt qua được giới hạn của sự trừu tượng hóathuần túy Những hạn chế trong quan điểm con người xã hội của L Phoi-ơ-bắc đượctriết học Mác tiếp nhận và cải biến cho phù hợp với thực tiễn xã hội

Chín là, công trình C Mác và Ph Ăng-ghen cuộc đời và hoạt động của tác giả

Ô-Guy-xtơ Coóc-Nuy biên soạn năm 1976 (NXB Sự thật) Đây là một công trìnhnước ngoài có giá trị đôi với độc giả trong nước và thé giới Cuốn sách này đi sâu

vào nghiên cứu cuộc đời và hoạt động khoa học cũng như hoạt động cách mạng của

các nha sáng lập ra chủ nghĩa Mác Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu thời trẻ của

Trang 15

C Mác và Ph Ăng-ghen đồng thời khảo sát sự phát triển tư tưởng của các ông trong

hoạt động lý luận và thực tiễn quá trình hoạt động của chủ nghĩa Mác Nó được xem

như một cuốn câm nang thu nhỏ toàn bộ tiêu sử của C Mác và Ph Ăng-ghen

Tác giả chú ý phân tích sâu sắc tác phâm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844của C Mác và tác phẩm Gia đình thần thánh năm 1945 của C Mác va Ph Ăng-ghen, coi đó là mốc đầu tiên, quan trọng đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa Mác.Đặc biệt, công trình này dành một phan quan trọng trong tập 1 dé bàn về cơ sở hìnhthành và quá trình phát triển tư tưởng của triết học Mác nói chung, đối với triết học

về con người nói riêng

Tóm lại, nghiên cứu triết học về con người trong lịch sử triết học phương Tây

cũng có thé được xem là hành trình dan thân vào cuộc sống Đây không chỉ là mộthành trình đầy rẫy những khó khăn và thách thức mà còn mang lại cơ hội phát triển

tư duy phản biện, khả năng phân tích sâu sắc, và hiểu biết sâu rộng về thế giớiquan của nhân loại Ở phạm vi hẹp hơn, nghiên cứu các công trình triết họcphương Tây trước Mác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác lập cơ sở hình

thành và quá trình phát triển quan niệm của triết học Mác về con người Trên cơ sở

điều kiện và tiền đề này, tác giả luận án sẽ tiếp tục làm sáng rõ những nền tảng đầutiên cả về lý luận và thực tiễn trong quan niệm của triết học Mác về con người thời

dé thứ nhất, các công trình tập trung nghiên cứu quan niệm về con người trong triếthọc Mác với tư cách là một van đề độc lập; chu đề thứ hai, các công trình nghiêncứu vấn đề con người trong triết học Mác gắn với sự vận dụng dưới nhiều góc độthực tiễn liên quan đến hoàn cảnh xã hội Việt Nam

Chủ dé thứ nhất, các công trình nghiên cứu quan niệm về con người trong triếthọc Mác với tư cách là một van dé độc lập

Các công trình nghiên cứu quan niệm đề con người trong triết học Mác với tư

các là một vấn đề độc lập thường xuất hiện ở các nguồn văn liệu nước ngoài Cac nha

nghiên cứu có cách tiêp cận phản biện, đặt van đê con người của các nhà kinh điện

Trang 16

của triết học Mác trong mối tương quan với các trào lưu tư tưởng khác tạo ra nhữngđối thoại cởi mở Các nhà nghiên cứu chú trọng phân tích vấn đề con người gắn vớibối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị-xã hội cụ thẻ, từ đó thấy được tính thời đại và tính

phô quát trong tư tưởng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Nhiều công trình khôngchỉ dừng lại ở việc trình bày tư tưởng của C Mác hay Ph Ăng-ghen mà còn vận dụng

tư tưởng ấy một cách sáng tạo, linh hoạt để lý giải các vấn đề đương đại và không bịảnh hưởng bởi yếu tố ý thức hệ, do đó, một số học gia nước ngoài có thê tiếp cậnnhững quan niệm của triết học Mác một cách khách quan, độc lập

Tuy nhiên, đặc điểm riêng trong các công trình nghiên cứu này là phần lớn các

nhà nghiên cứu thường chỉ đề cập một khía cạnh hẹp trong quan niệm của triết học

Mác về con người, từ đó các tác giả luận giải chuyên sâu, kết hợp với chính trị học,tâm lý học, xã hội học, tôn giáo học về những vấn đề đang bàn luận, chứ hiếm khibàn luận quan niệm về con người trong triết học Mác một cách tổng quát Theo chủ

đề nghiên cứu này, có thé ké đến một số công trình như sau:

Một là, công trình Karl Marx’s philosophy of man của tác giả John Plamenatz

năm 1975 (NXB Oxford: The Clarendon Press) Đây một công trình có giá trị, cấu

trúc gồm ba phan: Phẩn mới, tac giả trình bày con người với tư cách là thực thé xãhội và thực thé bị tha hóa Phần hai, tác giả đi sâu vào các hình thức của đời sống bịtha hóa Phan ba, tac giả trình bày những van dé nan giải của phái cấp tiến trong xãhội công nghiệp Tác giả so sánh quan niệm con người như là một thực thé xã hội

của triết học Mác với quan niệm của Giôn Lốc-cơ, Tô-mát Hốp-xơ, và đặc biệt là

với Giăng Giắc Rút-xô, tác giả cuốn Bàn về nguồn gốc cua sự bat bình đẳng của conngười, coi tình trạng đồi bại của con người là do xã hội mà ra

Tác giả đã bàn luận khá sâu sắc tư tưởng của C Mác về con người, cụ thé là vềban chất của con người, cỗ gắng làm sáng tỏ những khái niệm không may dễ hiểucủa C Mác như “thực thê loài”, “su sáng tạo nên bản thân mình”, “tính lịch sử” và

“khách thé hóa” của con người Đồng thời ông khang định quan điểm về bản chấtcon người của C Mác giữ vai trò trung tâm trong lý thuyết xã hội của ông.Plamenatz (1975) nhân mạnh rang:

Sự tha hóa của xã hội bao gồm trong nó lao động bị tha hóa và sản phẩm bị tha

hóa, nó được xác định qua việc người ta đã coi người lao động như là một hang

hóa, người ta không hiểu và kiểm soát được hệ thống sản xuất, cũng như toàn

bộ hệ thống xã hội (John Plamenatz, tr 139-40).

Trang 17

Mỗi quan tâm nên tảng của cuốn sách là trình bày những kiến giải của C Mác về

thân phận con người trong xã hội công nghiệp.

Hai là, công trình Marx’s concept of man của tac giả Erich Fromm vào năm

1991 (NXB Continuum, New York) Trong công trình nay, nha phân tâm học Erich

Fromm đã thé hiện sự quan tâm sâu sắc của mình đối với các tác phẩm của Mác thời

kỳ đầu nói chung và tư tưởng của Mác về con người nói riêng Đồng thời, ErichFromm đã chỉ rõ sức ảnh hưởng của các khái niệm trong các tác phâm ấy, cũng như

sự phát triển tư tưởng về sau của Mác Công trình này in lần đầu năm 1961, đính kèm

bản dịch tiếng Anh tác phẩm Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 của Mác đã giúp công chúng Mỹ và các nước nói tiếng Anh tiếp cận được những tư tưởng thời kỳ đầu

của Mác Erich Fromm đã có găng diễn giải thuyết nhân bản của Mác như là một họcthuyết nền tảng và cố gắng lần theo con đường của thuyết nhân bản ấy qua các tácphẩm về sau của ông, cho thấy vấn đề con người giữ một vai trò vô cùng quan trọng

trong toàn bộ tư tưởng của Mác Tuy nhiên, do khoảng cách lịch sử nên Erich Fromm

không phản ánh toàn diện các khía cạnh trong tư tưởng của Mác về con người

Ba la, công trình Marxism and Human Nature của Sean Sayers năm 1998 (NXB

London: Routledge) Công trình này gồm 2 phan: Phdn thứ nhất tac giả bàn về laođộng và bản tính người Phần thứ hai tác giả nói đến các giá trị và sự tiến bộ trong

học thuyết của Mác về con người Mục đích của Sayer trong sách này là trình bày và

bảo vệ một nghiên cứu lịch sử về bản tính người, những điều kiện nảy sinh, phát triển

và hoàn thành cái bản tính ấy, cũng như những hàm ý đạo đức xã hội của nó Sayerscho rang bản tính người vừa mang tính lịch sử vừa mang tính phổ quát Khi cácphương thức sản xuất thay đổi, bản tính người thay đổi theo đó, vì “toàn bộ cái gọi làlịch sử thế giới chang qua chỉ là sự sáng tạo của con người qua lao động của mình”.(Sayers (1998, tr 4) Công trình này có nội dung sâu sắc, rất cần thiết cho những ainghiên cứu về bản tính của con người theo quan niệm của chủ nghĩa Mác

Bốn là, công trình Karl Marx, Anthropologist của Thomas C Patterson năm

2009, (NXB Oxford: Berg) Tác phẩm là một công trình quan trọng của các tác giahiện đại khi nghiên cứu về triết học Mác nói chung

Trong cuốn sách này, giáo sư khoa Nhân học trường Đại học California là

Thomas C Patterson cô găng tách riêng Mác ra khỏi hệ thống chủ nghĩa Mác dé khảo

sát một cách có hệ thống những quan điểm của chính bản thân C Mác về con người

và sức ảnh hưởng của những quan điêm ay đên tư tưởng của ngành nhân học hiện

Trang 18

nay Trong chương | - “Phong trào Khai sáng và nhân hoc” Patterson đưa ra một bức

tranh tổng quát về những nguồn ảnh hưởng chính yếu của phong trào Khai sáng, nhưSác-lơ dd Mông-te-xki-ơ (1689-1755), Giăng Giắc Rút-xô (1717-1778), Da-vit Hi-um

(1711-1776), I-ma-nu-en Can-tơ (1724-1803), Ghê-oóc Vin-hem Phri-drich Hé-ghen

(1770-1831), đến sự phát triển tư tưởng của C Mác và những nguyên lý cơ bản củaông về vấn đề con người, hay vấn đề nhân học Trong chương 2 - “Nhân học củaMác”, tác giả cô gắng phác thảo những nét chính trong quan điểm triết học của Mác

về vấn đề con người, hay nói theo ngôn ngữ của tác giả “nhân học triết học” của C

Mác: Cấu tạo thân xác của con người, tầm quan trọng của sự tông hòa các quan hệ xã

hột, tính da dang và tính lịch sử của các xã hội con người, và tầm quan trọng của thực

tiễn trong hoạt động sản xuất, tái sản xuất và sự biến đổi của các cộng đồng xã hội

Thomas C Patterson cũng cho thấy C Mác khác với Rút-xô, Hê-ghen và các

nhà Khai sáng khác ở chỗ ông không phân biệt đặc tính thân xác vật lý với đặc tính

tinh thần của con người, bởi lẽ thao tác phân biệt ấy sẽ dẫn đến hệ qua là tách conngười ra khỏi vương quốc của giới tự nhiên Mác nhìn thấy sự tương tác biện chứnggiữa sự cấu tạo thân xác của con người với tập hợp các quan hệ xã hội, tạo thành thếgiới đời sống hàng ngày mà cá nhân con người ta sống trong đó Vì thế, bản chất củacon người không những mang tính lịch sử mà còn rất đa dạng Trong chương này,chúng ta có thé nhận thay các văn bản của C Mác được trích dẫn, phân tích và diễngiải chủ yếu là các văn bản thuộc giai đoạn thời kỳ đầu của C Mác Điều đó cho thấy,

về cơ bản tư tưởng của C Mác về con người đã hầu như định hình trong thời kỳ đầu

và các tác phẩm ở thời kỳ sau của ông là sự khai triển nó với những mức độ khác nhaukhi ông tiến hành giải phẫu cơ thé của xã hội tư bản chủ nghĩa

Năm là, công trình Marx and Human Nature: Refutation of a Legend cua tac gia Norman Geras vào năm 2016 ( NXB New York: Verso) Công trình nay là một

luận cứ súc tích chống lại tư tưởng cho rang C Mác không tin có cái gọi là ban chat

người, cụ thể là sự mơ hồ lẫn lộn trong luận cương thứ sáu trong tác phẩm Luậncương về Phoi-o-bắc (1945) của C Mác Vì thé, qua cuốn sách mỏng này của Geras,

ta thấy ông đã đề cao vị trí quan điểm của C Mác ở thời kỳ đầu về con người trongtoàn bộ hệ thống tư tưởng của C Mác

Ngoài ra, Norman Geras đã khảo sát kỹ lưỡng nội dung của luận cương thứ

sáu này dé chứng minh nó không phải là chứng cứ dé người ta có thé dựa vào đó mà

khang định rang C Mác không coi là có tồn tại bản chất người như cách diễn giải

Trang 19

của Louis Althusser và các môn đệ Ông cũng cho thấy các tác phẩm thời kỳ sau của

C Mác thể hiện rõ vấn đề con người cùng với bản chất của mình Vì mục đích này,ông bắt đầu bằng việc xác định cách sử dụng khái niệm “bản chất người” (human

nature) trong tương quan với thuật ngữ “bản tính tự nhiên của con người” (the nature

of man), thuật ngữ thứ nhất biểu thị một thực tại bất biến, tức một tập hợp tất cả cácđặc điểm thường tồn và phổ biến của con người, và thuật ngữ thứ hai được dùngtheo nghĩa rộng hơn, biểu thị đặc điểm bao trùm của con người trong bối cảnh nhấtđịnh Trên cơ sở xác định nghĩa của thuật ngữ, ông tiến hành phân tích bản /udncương thứ sáu về L Phoi-o-bac của C Mác và cuối cùng là xem xét vị trí của nó

trong toàn bộ các tác phẩm của C Mac.

Sáu là, công trình Marx and anthropology: the concept of “human essence” in

the philosophy of Marx cua tac giả Gyérgy Markus năm 1988 do Axel Honneth &

Hans Joas dịch và giới thiệu, (NXB Modem-Verlag) Công trình này gồm 3 phan.Phan 1: Con người như là thực thé tự nhiên phổ quát Phần 2: Con người như là thựcthé tự nhiên có ý thức và mang tính xã hội Phan 3: Ban chất con người và lịch sử.Tuy công trình này chỉ bàn về một khía cạnh - khái niệm bản tính của con ngườitrong triết học của Mác nhưng đây cũng là một công trình có giá trị trong việc làmsáng tỏ hơn quan tư tưởng về bản tính của con người trong triết học Mác

Bay là, công trình Van dé con người và chủ nghĩa lý luận không có con ngườicủa triết gia Trần Đức Thảo vào năm 2000 (NXB Thành phô Hồ Chí Minh) và côngtrình Sự hình thành con người của triết gia Trần Đức Thảo vào năm 2004 (NXB Daihọc Quốc gia) Như một điểm sáng giữa khu vườn triết học, tư tưởng của Trần ĐứcThảo luôn hướng về con người và đặt con người vào vị trí trung tâm Từ nhận thứcđến hành động, triết học của ông đều xoay quanh việc khám phá và khai mở nhữngchiều sâu của bản thé con người Ông không ngừng tìm tòi, suy ngẫm và công bố

những công trình nghiên cứu sâu sắc về các khía cạnh then chốt của vấn đề con

người Với công trình Sự hình thành con người, Trần Đức Thao đã dét nên một bứctranh toàn cảnh về hành trình kỳ điệu từ con vật trở thành con người

Dinh cao của triết học về con người của ông được thé hiện trong Van dé conngười và chủ nghĩa lý luận không có con người Ở đây, ông trình bày một cách có hệ

thống nguồn cội, quá trình chuyền hóa, sự hình thành các tố chất, ngôn ngữ, ý thức,

phẩm chat đạo đức và nhân cách của con người Ong cũng dé cập đến con người với

tư cách loài và cá nhân, vân đê giai câp và con người giai câp, sự tha hóa và giải tha

Trang 20

hóa con người trong xã hội Dựa trên nền tảng triết học Mác, Trần Đức Thảo đã luậngiải sâu sắc về bản chất giai cấp, con người nhân cách và con người lệ thuộc điềukiện giai cấp Từ đó, ông đưa ra quan điểm về cuộc đấu tranh lý luận và thực tiễnnhằm giải phóng con người khỏi sự tha hóa, phát huy các phẩm chất và tiềm năngvốn có của mỗi cá nhân

Những công trình nói trên hoặc là quan điểm của các nhà mác-xít, hoặc cũng

đã thê hiện sự đánh giá nghiêm túc chủ nghĩa Mác theo cách riêng, thừa nhận các giátrị tích cực trong quan niệm của triết học Mác về con người Có thể nói chính cáchtiếp cận đa chiều của các triết gia, học giả nước ngoài cho thấy tầm quan trọng vàsức ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác nói chung, vấn đề con người trong triết học Mácnói riêng đối với giới trí thức thế giới, thúc day nhiều cuộc tranh luận sâu sắc, gópphần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp do thực tiễn đặt ra

Bên cạnh đó, ở nước Nga ngày nay vẫn tiếp tục nghiên cứu va phát triển van

đề về con người trong triết học Mác Mặc dù chủ nghĩa Mác không còn là hệ tư

tưởng chính thống ở Nga sau sự sụp đồ của Liên bang Xô viết, nhưng nhiều học giả

và triết gia Nga vẫn duy trì sự quan tâm và đam mê đối với di sản tư tưởng của Mác,

đặc biệt là quan điểm của các ông về con người Các nhà mác-xít Nga vận dụng lýluận của triết học Mác về sự tha hóa để phân tích và phê phan các vấn đề của xã hộiNga và thế giới ngày nay, như bat bình dang kinh tế, sự phân hóa giai cấp, và tácđộng tiêu cực của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa đối với đời sống con người

Ở Trung Quốc ngày nay, triết học Mác nói chung va van dé con người nóiriêng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy triết học Nhiều họcgiả Trung Quốc nỗ lực kết hợp quan điểm của triết học Mác về con người với cácgiá trị và tư tưởng truyền thống của Trung Quốc, như Nho giáo và Đạo giáo Họ tìmcách chi ra sự tương đồng và bồ sung lẫn nhau giữa triết học phương Tây và phương

Đông trong việc nhấn mạnh tính nhân văn, đạo đức va sự phát triển toàn diện của

con người Các học giả Trung Quốc đào sâu nghiên cứu các khái niệm nhân họcquan trọng trong triết học Mác như bản chất loài, lao động, thực tiễn, sự tha hóa,v.v Họ phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của các khái niệm này trong bối cảnhđương đại, đồng thời đề xuất những cách hiểu và diễn giải mới

Chủ dé thứ hai, các công trình nghiên cứu van dé con người trong triết học Mácgắn với sự vận dụng dưới nhiều góc độ thực tiên liên quan đến xã hội Việt Nam

Chủ đê nghiên cứu gan kết tư tưởng của triệt học Mác vê con người với thực

Trang 21

tiễn xã hội ở góc độ vùng, địa phương, quốc gia đã trở thành một xu hướng chủ đạotrong các công trình nghiên cứu gần đây ở Việt Nam Điều này cho thấy sự quan tâmlớn của giới học thuật trong việc đưa triết học Mác vào sự vận dụng cụ thể, nhằm

giải quyết các vấn đề thực tiễn của đất nước

Việc vận dụng các khía cạnh khác nhau trong quan niệm của triết học Mác vềcon người gan với nhiều góc độ thực tiễn khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội đã giúp làm phong phú thêm ý nghĩa và giá trị của nó Qua đó, cho thấy van

dé con người trong triết học Mác không chỉ dừng lại ở lý luận thuần túy mà trở nêngần gũi, thiết thực hơn với đời sống con người Việt Nam; góp phần làm sâu sắc

thêm nhận thức về con nguoi trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, từ đó dé xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu

của thời kỳ đôi mới và hội nhập, chứng tỏ tính thời sự và khả năng ứng dụng linhhoạt của triết học Mác vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể Các công trình nghiên cứu

theo chủ đề này đóng vai trò như một cầu nối giữa lý luận và thực tiễn, giúp đưa

triết học Mác đi vào cuộc sống, trở thành công cụ đắc lực dé nhìn nhận va xử lý

các quan hệ xã hội, định hướng phát triển con người trong bối cảnh Việt Namđương đại Ở đây, tác giả điểm qua một số góc độ thực tiễn cơ bản mà các nhànghiên cứu đề cập đến, chăng hạn như các công trình nghiên cứu về tha hóa conngười và giải phóng con người; các công trình công trình nghiên cứu về vấn đềgiáo dục và phát triển con người nói chung; các công trình nghiên cứu về conngười gan với việc phát triển nguồn nhân lực

Một là, công trình Con người và phát triển con người của Hồ Sỹ Quý năm 2007(NXB Giáo Duc) là một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về van đề conngười từ góc nhìn triết học Với cấu trúc gồm 9 chương, chia thành 3 phần, cuốnsách đã thành công trong việc trình bày một cách hệ thống và sâu sắc các khía cạnh

lý luận, phương pháp luận và thực tiễn liên quan đến con người và sự phát triển củacon người Điểm đáng ghi nhận của công trình Con người và phát triển con người là

sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa chiều sâu lịch sử và bề rộng tri thức hiện đại Tác gia

đã khéo léo đan cài những hiểu biết về con người qua các giai đoạn lịch sử vớinhững tri thức mới nhất của nhân loại, tạo nên một bức tranh toàn cảnh, sinh động

về van dé con người

Mặc dù cuốn sách không đi sâu vào việc bàn luận quan niệm con người trongtriết học Mác thời kỳ 1844-1848 và ý nghĩa lich sử của tư tưởng đó, nhưng những

Trang 22

vấn đề mà nó đề cập chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, giúp ngườiđọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn khi tìm hiểu về lĩnh vực nay Có thể nói,công trình Con người và phát triển con người là một công trình nghiên cứu mangtính nền tảng, không chỉ có giá trị học thuật cao mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâusắc Cũng với tác giả Hồ Sỹ Quý, công trình Con người và phát triển con ngườitrong quan niệm của Mác - Ang-ghen năm 2003 (NXB Chính trị quốc gia) cũng làmột công trình có giá trị học thuật sâu sắc trong việc nghiên cứu và làm sáng tỏ quanđiểm của C Mác va Ph Ăng-ghen về van đề con người Có thé nói, công trình Conngười và phát triển con người trong quan niệm của Mác - Ang-ghen là một công

trình có giá trị nền tảng trong lĩnh vực nghiên cứu con người ở Việt Nam Nó không

chỉ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về quan điểm của C Mác va Ph Ang-ghen vềvấn đề con người, mà còn mở ra những hướng nghiên cứu mới, thúc đây sự pháttriển của lĩnh vực này trong tương lai

Mặc dù vậy, việc tác giả chỉ đề cập đến vấn đề con người trong triết học Mác

thời kỳ 1844-1848 một cách sơ lược và chưa phải là một nghiên cứu độc lập cho

thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục khai thác và nghiên cứu sâu hơn về chủ đềnày, tập trung vào giai đoạn này và các giai đoạn khác trong sự phát triển tư tưởngcủa C Mác và Ph Ăng-ghen về vấn đề con người

Hai là, công trình Quan niệm của C Mác và Ph Ang-ghen về con người và sựnghiệp giải phóng con người của tác giả Bùi Bá Linh năm 2003 (NXB Chính trị quốc

gia) Công trình này không chỉ đơn thuần trình bày lại tư tưởng của hai nhà tư tưởng vĩ

đại, mà còn thé hiện sự tái khám phá và làm sáng tỏ những khía cạnh cốt lõi trong quanniệm của họ về bản chất và vận mệnh của con người Với sự nhạy bén và chiều sâu triếthọc, tác giả phân tích và làm nổi bật vấn đề tha hóa bản chất con người - một trong

những trọng tâm tư tưởng của C Mác và Ph Ăng-ghen Thông qua lăng kính của hai

triết gia, tác giả đã khắc họa một bức tranh sinh động về thực trạng con người bị tha hóa

trong xã hội tư bản, đồng thời chỉ ra con đường và sự nghiệp giải phóng con người đích

thực mà C Mác và Ph Ăng-ghen đã vạch ra.

Ba là, công trình Vấn đề con người và giáo dục con người nhìn từ góc độ triếthọc xã hội của tác giả Nguyễn Thanh năm 2007 (NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh) là

một tác phâm đáng chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu triết học xã hội và giáo dục con

người Cuốn sách gồm ba chương, mỗi chương đều đóng góp vào việc làm sáng tỏ

quan niệm triệt học xã hội mác-xít vê con người và ý nghĩa của nó đôi với giáo dục

Trang 23

con người Việt Nam hiện nay Điểm đặc biệt của công trình này nam ở phương phápluận đặc thù mà tác giả sử dụng, nhờ đó cuốn sách đã mang đến cho độc giả nhữngnội dung mới mẻ và sâu sắc về vấn đề con người, vượt ra khỏi những cách tiếp cận

truyền thống Có thê nói, Van dé con người và giáo duc con người nhìn từ góc độ triết

hoc xã hội là một công trình có giá tri cả về mặt học thuật lẫn thực tiễn Nó không chỉđóng góp vào sự phát triển của triết học xã hội mác-xít, mà còn có ý nghĩa quan trọng

trong việc định hướng công tác giáo dục con người Việt Nam Đây là một tài liệu

tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giáo dục và những ai quan tâm đến vấn đề

con người và giáo dục con người trong bối cảnh hiện nay

Bốn là, công trình Triết học Mác và thời đại của tac giả Phạm Văn Đức, Đặng

Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa (Đồng chủ biên) năm 2009, (NXB Khoa học xã hội).Tác phẩm này không chỉ đơn thuần là một sự tổng hợp các bài viết riêng lẻ, mà cònthé hiện sự kết tinh trí tuệ và nỗ lực của các tác giả trong việc làm sáng tỏ những khía

cạnh cốt lõi của triết học Mác, đặc biệt là học thuyết về con người vả sự nghiệp giải

phóng con người Phần thứ năm của cuốn sách, mang tên “Học thuyết Mác về con

người và giải phóng con người: Giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thời của nó”, đã đi sâu

vào trọng tâm của tư tưởng Mác về bản chất và vận mệnh của con người Các tác giả

đã khéo léo chỉ ra rằng, đối với triết học Mác, sự giải phóng con người không chỉdừng lại ở khía cạnh vật chất, mà còn bao hàm cả sự giải phóng tỉnh thần và sự pháttriển toàn diện của mỗi cá nhân Điều này đã nâng tầm triết học Mác lên thành một

học thuyết nhân văn sâu sắc, với mục tiêu tối cao là đem lại cuộc sống tự do, hạnh

phúc và phát triển đầy đủ tiềm năng cho mọi con người

Mặc dù quan niệm về con người và sự nghiệp giải phóng con người ở Việt Namhiện nay mới chỉ được bàn luận trong khuôn khổ những bai viết riêng lẻ, nhưng tácpham Triét hoc Mac va thoi dai da gop phan quan trong trong viéc hé thống hóa và

làm sâu sắc thêm những hiểu biết về lĩnh vực này Cuốn sách không chỉ có giá trị học

thuật cao, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần định hướng cho côngcuộc xây dựng một xã hội nhân văn, tiễn bộ, nơi mỗi con người được tự do phát triển

và hoàn thiện bản thân.

Năm là, công trình Quan niệm của C Mác về tha hóa và ý nghĩa của quan niệm

đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị ThanhHuyền năm 2010 (NXB Chính trị quốc gia) Công trình này góp phần làm sâu sắcthêm sự hiểu biết về lý thuyết tha hóa của C Mác và ý nghĩa của nó trong bối cảnh

Trang 24

Việt Nam đương đại Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của khái niệm tha

hóa, chỉ ra nguyên nhân, bản chất của sự tha hóa, đồng thời làm sáng tỏ quan niệm sắcsảo của C Mác về bản chất con người Đặc biệt, tác phẩm còn có ý nghĩa thực tiễnsâu sắc khi vận dụng lý thuyết tha hóa của Mác dé phác họa chân dung con người ViệtNam trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa Trên cơ sở

đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục tình trạng tha hóa,hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam

Sau là, công trình Quan niệm của các nhà kinh điển mác-xít về tự do và sự vậndụng ở Việt Nam hiện nay của tác giả Vũ Thị Kiều Phương (Chủ biên) năm 2020,(NXB Khoa học xã hội) Trong công trình này, tác giả đã đưa ra quan niệm về tự domang tầm vóc triết học và giá trị lịch sử sâu sắc Theo đó, tự do được hiểu là sự giảiphóng con người khỏi mọi xiềng xích, áp bức của xã hội cũ để con người được sốngđúng bản chat và sở trường của mình Tự do chỉ có thé dat được thông qua đấu tranh

cách mạng nhằm xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng một xã hội mới công

bằng, bình dang Đặc biệt, các tác gia đã đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằmvận dụng có hiệu quả quan niệm của các nhà kinh điển mác-xít về tự do

Bay là, công trình Van dé xây dựng con người mới của tac giả Phạm Như Cương(Chủ biên) năm 1987, (NXB Khoa học xã hội) Đây là một tác phẩm có giá trị họcthuật và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc nghiên cứu và phát triển con người trongbối cảnh Việt Nam Cuốn sách không chỉ giới thiệu một cách có hệ thống các quan

niệm của C Mác, Ph Ăng-ghen, V.I Lénin và các đồng chí lãnh đạo Dang ta về van

đề con người, mà còn tập hợp những nghiên cứu sâu sắc của nhiều nhà khoa học nồitiếng Điểm đáng ghi nhận của công trình là sự đa dang và phong phú trong các quanđiểm về con người được trình bày Từ “Chủ nghĩa Mác - Lênin và vấn đề con người,xây dựng con người mới” của Trần Côn, “Con người mới là sản phẩm của xã hội mới,

là chủ thể có ý thức xây dựng nên xã hội mới” của Trần Nhâm, đến “Vấn đề con

người trong lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đức Sự mỗi bài viếtđều thé hiện sự am hiểu sâu sắc và góc nhìn riêng biệt của các tác giả về chủ dé conngười Sự đa dạng này không chỉ làm phong phú nội dung của tác phẩm, mà còn giúpđộc giả có cái nhìn toàn diện và đa chiều về vấn đề con người Việc tổng hợp và hệthống hóa các quan niệm và nghiên cứu về con người trong một công trình chung làmột đóng góp quan trọng của công trình Van dé xây dựng con người mới Điều này

không chỉ tạo điêu kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm hiệu vân đê, mà còn thúc

Trang 25

day sự giao lưu, trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, góp phan làm sâu sắc hơn

sự hiểu biết về con người trong bối cảnh Việt Nam

Tám là, công trình Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con

người trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Vũ Thiện Vương năm 2001

(NXB Chính trị quốc gia) Công trình này góp phan tìm hiểu tư tưởng nền tảng của triếthọc Mác - Lênin về con người nói chung Đồng thời làm sáng tỏ những đòi hỏi tất yếu

và cấp thiết đối với quá trình kiến tạo và hun đúc con người Việt Nam trong bối cảnhđất nước trong qua trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời, đề xuất

những giải pháp mang tính hiện thực, nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu và thách thức của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hơn 20 nămqua chắc chắn đã tạo ra những tác động và thay đổi trong việc xây dung con ngườiViệt Nam Đồng thời, bối cảnh Việt Nam và thé giới những năm gan đây xuất hiệnnhiều thách thức mới như cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, đại dịchCovid-19 Những yếu tố này đặt ra các yêu cầu mới cho con người Việt Nam màcác công trình trước đó chưa thể đề cập

Trong những năm gần đây, có các công trình luận án được bảo vệ thành côngbàn về van dé con người gan với những góc độ thực tiễn, có thé ké đến các côngtrình tiêu biểu như: Tác giả Phạm Thị Đoạt (2014) với luận án Phát triển con ngườitoàn diện: từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chi Minh và quan điểm của Đảngcộng Sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới; tac giả Pham Thu Trang (2013) vớiluận án Quan điểm Mác-xít về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhâncách con người Việt Nam; tác giả Ngô Thị Huyền (2018) với luận án: Quan điểm vềcon người trong triết học Mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giải phóng conngười ở Việt Nam hiện nay; tác giả Ngô Thị Nu (2018) với luận án: Vấn dé pháttriển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiệnnay va một số công trình khác

Có thé thấy, mỗi công trình đều có những đóng góp riêng, góp phần làm phongphú thêm nền tảng lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu về con ngườiphát triển con người ở Việt Nam Việc nghiên cứu và tổng hợp các công trình này sẽ

giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu có một cái nhìn toàn diện

và sâu sắc hơn về vấn đề con người, từ đó đưa ra những định hướng và giải phápphù hợp dé thúc đây sự phát triển của xã hội trong tương lai

Trang 26

Ngoài ra, các hội thảo khoa học về chủ nghĩa Mác nói chung và vấn đề conngười trong triết học Mác nói riêng được tô chức trong những năm gan đây đã thé

hiện sự quan tâm và nỗ lực của giới học thuật trong việc nghiên cứu, vận dụng và phát

triển lý luận Mác - Lênin trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Các Mác và thời đại ngày nay” (2018) do các trường đại học

và trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh phối hợp tô chứcnhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh C Mác Hội thảo này đã tạo ra một diễn đàn dé cácnhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trao đôi, thảo luận về tư tưởng của C Mác và

ý nghĩa trong thời đại ngày nay Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản tư tưởng của Các

Mac và ý nghĩa thời đại” (2018) do nhiều cơ quan, tổ chức hang đầu về lý luận chính

trị như Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hộiđồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Báochí và Tuyên truyền phối hợp tô chức Hội thảo này đã thu hút sự tham gia của cácnhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tạo điều kiện dé trao đổi, đánh giá về di sản tưtưởng của C Mác và ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa Hội thảo khoa học quốc gia

“Chủ nghĩa Mác trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” (2023) do Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh tô chức cũng là một sự kiện quan trọng, thể hiện sự quan tâm và nỗ

lực không ngừng của Việt Nam trong việc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác trong

điều kiện mới Hội thảo khoa học “Sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh trong tình hình mới” (2015) do Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trịquân đội nhân dân Việt Nam) và Trường Sĩ quan Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức

đã thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của quân đội trong việc nghiên cứu, vận dụng vàphát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác tuyên truyền,

giáo dục chính trị, tư tưởng trong quân đội.

Những hội thảo này đã tạo ra các diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu,giảng viên, cán bộ lý luận trao đổi, thảo luận, đánh giá và làm rõ hơn giá trị, ý nghĩacủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, các hội thảo cũng đã

đề xuất những giải pháp, định hướng để tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo lýluận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Tuy nhiên, việc nghiên cứu, vận dung lý luận Mác - Lénin cần phải được tiễn

hành thường xuyên, liên tục và sâu sắc hơn nữa để không ngừng làm phong phú vàphát triển kho tàng lý luận này, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đôi mới,

hội nhập và phát triên nước nhà.

Trang 27

Hướng thứ ba, các công trình nghiên cứu vấn dé con người trong triết học

Mac thời kỳ 1844-1848.

Hướng nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học Mác thời kỳ

1844-1848 là một chủ đề quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc tìm hiểu sự phát

triển tư tưởng của triết học Mác về con người Tuy nhiên, các công trình nghiêncứu chuyên sâu về thời kỳ này còn ít so với tầm quan trọng của nó Phần lớn cáchọc giả khi nghiên cứu về C Mác và Ph Ăng-ghen, họ quan tâm nhiều hơn vàogiai đoạn sau trong sự nghiệp của hai ông - khi đã hình thành các học thuyết kinh

tế và chính trị nôi tiếng: hoặc là họ tập trung nghiên cứu góc độ thực tiễn vận dụng

gan với địa phương, quốc gia trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác về

con người như đã phân tích ở trên.

Đối với thoi kỳ 1844-1848, một số công trình nghiên cứu tập trung vào từng tácphẩm riêng biệt của C Mác và Ph Ăng-ghen bàn về vấn đề triết học nói chung, vấn

đề con người nói riêng Việc nghiên cứu từng tác phẩm riêng của hai ông thời kỳ này

là cần thiết, nhưng cũng cần đặt trong mối liên hệ với toàn bộ tiến trình phát triển tưtưởng của C Mác và Ph Ăng-ghen, ít nhất là cả một thời kỳ để có cái nhìn toàn diện

và sâu sắc hơn, nhằm làm rõ hơn quá trình hình thành và phát triển quan niệm về conngười, đặc biệt là sự chuyền biến từ quan niệm về “con người trừu tượng” sang “conngười hiện thực” Bên cạnh đó, việc so sánh tư tưởng của các nhà kinh dién của triếthọc Mac thời kỳ này với các triết gia khác cùng thời như G Hê-ghen hay L Phoi-o-bac dé thay được sự kế thừa và phát triển quan niệm ấy còn chưa được quan tâm đúngmức Nhiều công trình chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản chứ chưa phải là côngtrình chuyên sâu nghiên cứu về quan niệm của C Mác và Ph Ăng-ghen thời kỳ này

Tác giả điểm qua một số công trình nghiên cứu một cách cơ bản quan niệm conngười nói chung hoặc một khía cạnh trong quan niệm về con người trong triết học

Mác nói riêng ở những tác phẩm riêng biệt trong thời kỳ 1844-1848 chăng hạn như:

Tác giả Lê Thị Thanh Hà (2006) với luận văn thạc sĩ Những van dé triết học về conngười trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” của C Mác và Ph Ăng-ghen; tác giảTrương Thi Kim Oanh (2011) với luận văn thạc sĩ Van dé tha hóa lao động trong tácphẩm “Bản thảo kinh tế triết học năm 184”; tác giả Lê Thị Tuyết (2013) với luậnvăn thạc sĩ Vận dụng quan điểm của Các Mác về lao động bị tha hóa trong tác phẩm

“Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” vào việc xây dựng thái độ lao động mới ởnước ta hiện nay; tác giả Nguyễn Thị Thanh Phúc (2020) với luận văn thạc sĩ Van dé

Trang 28

con người trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của C Mác và Ph Ang-ghen; tác giảTran Nhật Minh (2019) với luận văn thạc sĩ Van dé con người trong tác phẩm “Banthảo kinh tế - triết học năm 1844” của C Mác và ý nghĩa lịch sử của nó và một số

công trình khác.

Các công trình trên đây chủ yếu là luận văn thạc sĩ, nghiên cứu quan niệm củatriết học Mác về con người ở cấp độ cơ bản, tập trung vao một số tác phẩm cụ thể

của C Mác và Ph Ang-ghen thời kỳ 1844-1848 như Hệ tw tưởng Đức, Bản thảo

kinh tế - triết học năm 1844, chứ chưa bao quát toàn bộ quan niệm về con người

trong triết học Mác thời kỳ này Nhìn chung, những công trình này đóng vai trò làm sáng tỏ một số khía cạnh trong quan niệm về con người của C Mác và Ph Ăng-

ghen Tuy nhiên, dé có được một bức tranh toàn cảnh và sâu sắc hơn về van đề này,cần có những nghiên cứu chuyên sâu mang tính hệ thống hơn

Ngoài ra, có một số công trình bàn về quan niệm của triết học Mác về con ngườithời kỳ 1844-1848 dưới dạng các bài viết nghiên cứu trong các tạp chí khoa học trongnước và quốc tế Các bài viết này có thé mang lai sự phân tích và diễn giải chuyên sâuhơn quan niệm của triết học Mác về con người; đồng thời có thể đưa ra những gócnhìn mới mẻ về con người thời kỳ 1844-1848 Tất cả những điều đó cho thấy tầmquan trọng và sự quan tâm của giới học thuật đối với quan niệm về con người trongtriết học Mác thời kỳ 1844-1848

Có một số bài viết nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Mác thời kỳ

1844-1848, chăng hạn như: May tưởng lớn về con người trong “Bản thảo kinh tế

triết học 1844” của tác giả Hồ Si Quy đăng trên Tạp chí Triết học; Human issues in

Karl Marx’s economic and philosophical manuscripts of 1844 của tac giả Nguyen

Anh Quoc đăng trên European Journal of Social Sciences Studies; Quan điểm củaC.Mác va Ph.Angghen về con người, giải phóng con người trong “Hệ tu tưởngĐức” và sự vận dụng của Đảng ta của tác giả Cao Thu Hang đăng trên Tạp chí Triếthọc; Hệ tu tưởng Đức - tác phẩm đánh dấu sự ra đời một thế giới quan mới, mộtquan niệm duy vật về lich sử của tac giả Đặng Hữu Toàn đăng trên Tạp chí Triết học và một số tạp chí khác

Tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu và tạp chí khoa học thường tập trung vào một

khía cạnh hẹp hoặc một van đề cụ thé trong quan niệm vé con người cua triét hoc

Mac; đồng thời, su phân tán của các bài viết trên nhiều tạp chí va ấn phâm khác nhau

có thé gây khó khăn cho việc tìm kiếm, tổng hợp và đối chiếu thông tin một cách toàn

Trang 29

diện; chất lượng và giá tri học thuật của các bài viết có thé không đồng đều, tuỳ thuộc

vào uy tín của tạp chí, năng lực của tác giả và quá trình phản biện.

Một điểm sáng trong nghiên cứu triết học thời kỳ 1844-1848 là xuất hiện cáccông trình nghiên cứu vấn đề triết học nói chung Dù những công trình này tậptrung vào các vấn đề triết học tổng quát, nhưng chúng vẫn liên quan mật thiết đếnvan dé con người, đặc biệt là trong các tác phẩm của C Mác va Ph Ăng-ghentrong thời ky nay Chang như công trình Van dé triết học trong tác phẩm của C.Mac, Ph Ang-ghen, V I Lé-nin của tác giả Doãn Chính, Dinh Ngọc Thạch đồng

chủ biên vào năm 2008 (NXB Chính trị quốc gia) Công trình này có 3 phần Ở

phần 1, công trình này bàn về một số chỉ dẫn về phương pháp phân tích các tác phẩm kinh điển Ở phan 2, các tác giả đã phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của

Mac và Ang-ghen Ở phan 3, công trình này bàn về một số tác phẩm tiêu biểu củaLênin Đặc biệt, trong phần 2 của cuốn sách, các tác giả đã phân tích vấn đề triết

học của hầu hết các tác phâm kinh điển ở thời kỳ 1844-1848 Những sự phân tích

sắc sảo này là nguồn tư liệu cho tác giả tham khảo trong quá trình trình bày, đánhgiá tư tưởng của triết học Mác về con người Bên cạnh đó, công trình Gidi thiệumột số tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen (giai đoạn hình thành chủ

nghĩa Mác) của tác giả Ngô Thành Dương năm 2004 (NXB Lý luận chính trị).

Công trình này không chỉ đơn thuần giới thiệu các công trình của Mác vàĂngghen, mà còn là một hành trình triết học, nơi mỗi tác phẩm được trình bày với

sự phân tích ti mỉ va sâu sắc Tác giả cũng nhắn mạnh tầm quan trọng của việc

hiểu rõ bối cảnh và sự phát triển tư tưởng của C Mác và Ph Ăng-ghen dé khôngrơi vào tình trạng sai lầm khi áp dụng những quan điểm này một cách máy móc và

phi lịch sử Đây là công trình không chỉ là một tài liệu có giá trị cho những ai

nghiên cứu về C Mác và Ph Ăng-ghen, mà còn là một lời nhắc nhở về tầm quantrọng của việc nhìn nhận và đánh giá tư tưởng trong bối cảnh lich sử - cụ thé

Tóm lại, đối với các công trình bàn luận về van đề con người trong triết học Mácthời kỳ 1844-1848, vẫn còn khoảng trống trong nghiên cứu Nhiều công trình nghiêncứu van dé con người trong các tác phâm độc lập của C Mác va Ph Ăng-ghen mộtcách cơ bản chứ chưa phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu; một số công trìnhkhác thì ở dưới dạng các bài viết nghiên cứu; ngoài ra thì có các công trình trình baydưới dạng phân tích một nhóm các tác phâm kinh điển của C Mác và Ph Ăng-ghen.Đây sẽ là cơ sở, định hướng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm lap đầy các

Trang 30

khoảng trống này, làm phong phú và sâu sắc quan niệm triết học Mác về con người,đặc biệt là tư tưởng của C Mác và Ph Ăng-ghen về con người trong thời kỳ đầu hìnhthành và phát triển hệ thống triết học của mình

Trên cơ sở tong quan tình hình nghiên cứu như trên, nghiên cứu sinh đánh

giá chung về các hướng nghiên cứu đã công bố có liên quan đến dé tài luận án

như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về con người trong triết học phương Tây cóliên quan đến điều kiện, tiền dé hình thành và quá trình phát triển quan niệm về conngười trong triết học Mác vôn rất phong phú và đa dạng Điều đó cho thấy sự muôn

vẻ trong tư duy triết học và đời sống tư tưởng của nhân loại Các triết gia từ thời kỳ cỗđại đến thời kỳ Khai sáng đã khám phá và đặt ra những câu hỏi sâu sắc về bản chấtcon người, xã hội từ đó mở đường cho cách hiểu về thế giới và vị trí của con ngườitrong thế giới Tiếp nối truyền thống đó, triết học cô điển Đức không chỉ góp phần vàokho tang tri thức nhân loại mà còn xây dựng lại nền tảng của đời sống tinh thần, vănhóa, và chính trị hiện đại với những tư tưởng phong phú và sâu sắc về con người, tự

do, và về quá trình phát triển của lịch sử Triết học Mác là bước tiến vĩ đại trên con

đường nhận thức triết học nói chung, nhận thức về con người nói riêng

Bên cạnh đó, việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến van đề conngười trong triết học phương Tây có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu vấn

đề con người trong triết học Mác vì giúp làm rõ quá trình hình thành và phát triển của

tư tưởng triết học về con người, tạo nền tảng tri thức dé hiểu và đánh giá quan niệmcủa triết học Mác trong mối liên hệ với các tư tưởng đi trước, qua đó chúng ta có thénhận diện những điểm tương đồng và dị biệt giữa tư tưởng của triết học Mác với cáctriết gia khác trong quan niệm về bản chất con người, về mối quan hệ giữa cá nhân và

xã hội, từ đó làm nỗi bật tính độc đáo và giá tri của triết học Mác Đồng thời, việc

nghiên cứu quan niệm con người của các triết gia trước Mác giúp làm rõ quá trình các

nhà kinh điển của triết học Mác tiếp thu, phê phán và phát triển các tư tưởng về conngười của G Hê-ghen, L Phoi-ơ-bắc

Nghiên cứu về con người trong lịch sử triết học phương Tây là một chủ dé lớn,

là mối quan tâm chung của nhân loại nói chung Các công trình nghiên cứu về con

người trong lịch sử triết học phương Tây có ảnh hưởng đến vấn đề con người trong

triết học Mác là điều mà nghiên cứu sinh cần kế thừa, so sánh và đối chiếu dé làm

sáng tỏ mục đích và yêu câu của luận án.

Trang 31

Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu vấn đề con người trong triết họcMác có thể nhận thấy rằng trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về quan niệm con người trong triết học Mác Các công trình

nghiên cứu này không chỉ tập trung vào việc làm rõ nội dung quan niệm của chính

triết học Mác, mà còn đặt nó trong mối tương quan với các hệ thống tư tưởng khác

dé thay được sự khác biệt trong cách tiếp cận và giải quyết van đề con người củatriết học Mác Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá các công trình nghiên cứu của cáchọc giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể kế thừa một cách có chọn lọc nhữngthành tựu lý luận, phương pháp luận, đồng thời phát hiện ra những vấn đề còn bỏngỏ, những hạn chế cần khắc phục để từ đó đề ra những hướng nghiên cứu mới,sáng tạo hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Thứ ba, có thé thay các công trình nghiên cứu về quan niệm con người trongtriết học Mác, đặc biệt là các công trình của các tác gia nước ngoài, đã thể hiện sứcảnh hưởng mạnh mẽ, mang tam vóc nhân loại của di sản triết học Mác về conngười Quan niệm về con người trong triết học Mác không chỉ dừng lại ở bình diện

triết học mà còn có tác động rộng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội

học, chính trị học, kinh tế học, văn hóa học, nhân học Nói cách khác, các nhànghiên cứu trên thế giới đã khám phá và phát triển những khía cạnh khác nhau củaquan niệm này, từ đó tạo nên một bức tranh phong phú và đa dạng về con ngườitrong triết học Mác Các học giả nước ngoải một mặt tôn trọng, dựa trên nền tảng

tư tưởng nguyên thủy của Mác, mặt khác lại bé sung, tham chi phan bién Mac.Tinh than tư duy phan biện này tránh được sự máy móc, làm cho quan niệm củatriết học Mác về con người nói chung trở thành một hệ thống mở, luôn sẵn sàngtiếp nhận cái mới phù hợp với thực tiễn Nhiều công trình không chỉ dừng lại ở tam

lý luận thuần túy mà còn nỗ lực vận dụng tư tưởng của triết học Mác vảo thực tiễnđời sống, đặc biệt là trong phê phán các vấn nạn của chủ nghĩa tư bản và xây dựngcác phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội

Tuy nhiên, đối với các công trình nước ngoài nghiên cứu quan niệm con ngườitrong triết học Mác với tư cách là một công trình độc lập, vẫn có điểm hạn chế làcác công trình này có xu hướng diễn giải quan niệm của triết học Mác mang nhiềusắc thai cá nhân Trong khi dé cao quan điểm của chính minh, họ có thé vô tìnhlàm sai lệch, bóp méo tư tưởng nguyên thủy của triết học Mác Chang hạn, một số

người có thé chỉ nhắn mạnh khía cạnh duy vật lịch sử nhưng lai phot lờ yếu tô biện

Trang 32

chứng, nhân văn, nhân bản trong triết học Mác Một số nhà nghiên cứu khác lại cánhân hóa quan niệm triết học Mác về con người có thể khiến người ta quên mấtrằng triết học Mác là một thê thống nhất chứ không đơn thuần là tập hợp rời rạc

của các ý tưởng đan xen Hơn nữa, tư tưởng của triết học Mác trải qua quá trình

phát triển lâu dài, vì thế cần xem xét nó theo lịch đại và xuyên suốt Ngoài ra,

thông thường các nhà nghiên cứu ở nước ngoài không bàn toàn bộ quan niệm của

triết học Mác về con người mà chỉ bàn về nội dung hay khía cạnh hẹp nào đó trongquan niệm của C Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung về con người và dành

mỗi bận tâm vào việc đánh giá nội dung tư tưởng trên cơ sở so sánh các tư tưởng,

quan niệm khác.

Do đó, chính vì những thành tựu và một vài những đặc điểm trong nghiên cứu

đó, nghiên cứu sinh cần bám sát văn bản gốc và đặt tư tưởng của triết học Mác vềcon người trong một tiến trình tư tưởng và trong bối cảnh lịch sử cụ thê để xem xét

tư tưởng ay Đồng thời nỗ lực triển khai nội dung quan niệm ay một cach trọn ven

như mục dich luận án đã đề ra

Thứ tư, chủ đề nỗi bật trong các công trình nghiên cứu gần đây ở Việt Nam là

sự kết nối chặt chẽ giữa tư tưởng triết học Mác về con người với thực tiễn xã hội ởnhiều góc độ như vùng, địa phương và quốc gia Điều này phản ánh sự quan tâm sâusắc của giới học thuật trong nước trong việc vận dụng triết học Mác vào giải quyếtcác vấn đề cụ thể của đất nước Việc áp dụng những khía cạnh đa dạng trong quanđiểm của triết học Mác về con người gắn với các lĩnh vực thực tiễn như kinh tế,

chính tri, văn hóa, xã hội đã làm phong phú thêm ý nghĩa va giá tri của nó Nhờ đó,

vấn đề con người trong triết học Mác không còn là lý thuyết thuần túy mà trở nêngan gũi và thiết thực hơn với cuộc sống của người dân Việt Nam

Có thể nói, những đóng góp to lớn từ các công trình nghiên cứu là cơ sở quan

trọng để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn nhằm phát triển con người một cách

toàn diện, hài hòa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hội nhập quốc tế Đặc biệt, việc nghiên cứu và vận dụng quan niệm của triếthọc Mác về con người còn góp phần tăng cường khả năng con người nhận thức lạichính minh, phản tư về các hệ giá trị nền tảng bên trong bản thé của mình Điều này

có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh các giá trị truyền thống đang có nguy cơ bị xói mòntrước sự tác động của các xu hướng toàn cầu hóa, thương mại hóa Qua đó, việcquay trở lại với hệ thống lý luận Mác, nghiên cứu một cách có hệ thống và phát triển

Trang 33

phù hợp với hoàn cảnh mới chính là cơ sở để con người tự hoàn thiện mình, giữvững các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho sự phát triển bền vững

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học Mác

ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn Kết quả

nghiên cứu không chỉ làm phong phú, sâu sắc thêm nội hàm lý luận Mác về conngười, mà còn cung cấp nhiều luận cứ khoa học, giải pháp thiết thực dé giải quyết cácvan đề về con người trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, trong bốicảnh Việt Nam đang day mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện dai hóa và hội nhập

quốc tế, với nhiều cơ hội và thách thức mới, viéc tiép tuc nghién ctru, van dung va

phát triển sáng tao ly luận Mác về con người là hết sức cần thiết Các nghiên cứu

trong tương lai cần tiếp tục đi sâu làm rõ những van dé mới nảy sinh, đề xuất các giảipháp đột phá, thiết thực hơn nữa dé phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tuy nhiên có thể thấy, do đặc điểm và đối tượng nghiên cứu nên các công trình

nghiên cứu quan niệm về con người trong triết học Mác gắn với những góc độ thựctiễn sẽ chú trọng va đi vào chuyên sâu các van đề thực tiễn gan với nội dung nghiêncứu Khi đó, lý luận về con người lúc này trở thành tiền đề cơ bản, khái quát Thế

nên khi nghiên cứu và thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sẽ nỗ lực phân tích chuyên

sâu van đề nghiên cứu gắn với giá trị, ý nghĩa lịch sử

Đối với nghiên cứu sinh, những công trình này đóng vai trò là nguồn tư liệuphong phú và quý báu, là cơ sở lý luận và thực tiễn để kế thừa, phát triển nội dungluận án một cách sáng tạo, hiệu quả Thông qua các công trình tiêu biểu, nghiên cứusinh có thé tiếp cận van đề một cách hệ thống, đa chiều, đồng thời học hỏi phươngpháp, cách thức trình bày vấn đề khoa học, hợp lý Từ đó, nghiên cứu sinh có thểphát triển những luận điểm của đề tài một cách mới mẻ, đóng góp thiết thực vào việc

làm giàu lý luận Mác nói chung và vấn đề con người nói riêng trong điều kiện mới

Thứ năm, vẫn còn nhiều khoảng trống đối với các công trình nghiên cứu van đềcon người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 Nhiều công trình tập trung nghiêncứu quan niệm về con người trong các tác phẩm riêng biệt của C Mác va Ph Ăng-ghen ở mức độ luận văn thạc sĩ chứ chưa thực sự chuyên sâu Một sỐ nghiên cứu khác

trình bày ở dạng bài báo khoa học Tuy các bài báo nghiên cứu khoa học khá mới mẻ

và có giá trị nhưng do tính chất và dung lượng nghiên cứu nên cũng chưa phải là mộtcông trình nghiên cứu chuyên sâu Bên cạnh đó có những công trình phân tích chi tiết

Trang 34

một loạt các tác phẩm kinh điển của triết học Mác Đây thực sự là các công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về triết học nói chung, đóng góp nhiều giá trị cho việc nghiêncứu triết học ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, đối với vấn đề con người thời kỳ 1844-

1848 thì các công trình này không nghiên cứu vấn đề con người cụ thể của một giaiđoạn, một thời ky mà thông qua nghiên cứu hàng loạt các tác phẩm kinh điển, do đóphan nào van đề con người nằm dan xen trong số những công trình ay

Tóm lại, có thể nói chính những khoảng trống trong nghiên cứu quan niệm vềcon người của triết học Mác thời kỳ 1844-1848 sẽ mở ra cánh cửa cho các nỗ lựcnghiên cứu trong tương lai Từ nền tảng của những khoảng trống và những công

trình nghiên cứu hiện có, nghiên cứu sinh kỳ vọng trong tương lai sẽ có những

nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn sẽ góp phần kiến tạo nên một bức tranh triếthọc hoàn chỉnh và đầy đủ hơn về vấn đề con người trong tư tưởng của C Mác và Ph.Ăng-ghen trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển hệ thống triết

học của hai ông Đây sẽ là một đóng góp quan trọng không chỉ cho việc làm phong

phú thêm kho tàng tri thức triết học nhân loại, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn

trong việc vận dụng những hiểu biết sâu sắc về con người vào quá trình phát triển xã

hội và giải phóng tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân

Từ việc khảo sát các công trình nêu trên có thể thấy vấn đề con người trongtriết học Mác và ý nghĩa lịch sử vốn đã được nhiều người nghiên cứu và đã đạtđược những kết quả to lớn về mặt khoa học Tổng thể các công trình nghiên cứu đãcho thấy các hướng nghiên cứu dù rộng hay hẹp thì vấn đề con người trong triết họcMác vẫn là một vấn đề phức tạp và vô cùng quan trọng Mục đích cuối cùng của cáccông trình dù là sự phát triển mới về mặt lý luận hay đóng góp mới trong thực tiễn thìvấn đề con người vẫn không ngừng được tiếp tục tư duy, nghiên cứu ở các hướng

nghiên cứu mới.

Trong thời gian vừa qua, với những thành tựu nhất định trong công cuộc đổi

mới đất nước, vấn đề nghiên cứu phát triển con người Việt Nam quả thực đã đượcquan tâm và đạt được nhiều kết quả mới Xã hội Việt Nam đang chứng kiến nhiềubiến đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện Do đó, trong điều kiện hiện nay, VIỆCtìm hiểu một lần nữa vấn đề con người trong triết học Mác thông qua sự phân tích,

hệ thống hóa các công trình và bài viết tiêu biéu thời kỳ đó có ý nghĩa khoa học và

thực tiễn thiết thực Khi thực hiện đề tài luận án này, thành quả nghiên cứu của cáccông trình đi trước sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và luận giải dé những thành

Trang 35

quả có giá trị ay được tiếp tục phát triển một cách có hệ thống

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án: Làm sáng tỏ những điều kiện và tiền đề hình thành vàquá trình phát triển của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ 1844 -

1848 Thông qua việc phân tích sâu sắc các nội dung và đặc điểm của quan niệmnày, luận án không chỉ nhằm đánh giá ý nghĩa lịch sử quan trọng của quan niệm đóđối với triết học hiện dai mà còn làm nổi bật ý nghĩa của nó trong sự nghiệp giảiphóng và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ của luận án: Dé đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện ba

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận ánĐối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vẫn đề con người trong triết học

tích một số vấn đề cơ bản về con người trong triết học Mác như: Về khái niệm, bản

chất con người, về sự tha hóa con người và giải phóng con người; từ đó làm rõ ýnghĩa lịch sử của đối tượng nghiên cứu như trên

5 Cơ sở lý luận và phương nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận:

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin vé con

người, quan điểm mác-xít về lịch sử triết học nói chung; quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam về con người va phát trién con người.

Trang 36

Phương pháp nghiên cứu:

Thứ nhất, phương pháp thong nhất giữa logic và lịch sử: Được sử dụng như mộtphương pháp luận trong nghiên cứu đảm bảo lĩnh hội những tinh thần cơ bản trong tư

tưởng của triết học Mác thời kỳ 1844-1848 về con người, đồng thời đánh giá những giá

trị của nó đối với bối cảnh lịch sử cụ thể và những giá trị giai đoạn hiện nay

Thứ hai, phương pháp văn bản học, nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinhđiển của chủ nghĩa Mác thời kỳ 1844-1848 về con người và các nguồn văn liệu khác

có liên quan đến nội dung và ý nghĩa của luận án

Thứ ba, phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng

trong tất cả các chương và phần của luận án Phương pháp phân tích nhằm phân tích

các tác phâm kinh điển của triết học Mác thời kỳ 1844-1848, cũng như từ nguồn vănliệu và các đánh giá liên quan Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong viết kếtluận các luận điểm chính, tiểu tiết và tiết và các chương

Thứ tư, phương pháp quy nạp, diễn dịch: Được sử dụng trong thao tác viết,

triển khai các nội dung, luận điểm trong luận án

Thứ năm, phương pháp so sánh và doi chiếu giúp so sánh van đề con ngườitrong triết học Mác với các nhà triết học và nhà tư tưởng khác trong thời kỳ trước,cùng thời và sau Mác; đánh giá tiến bộ, sự khác biệt và tương đồng giữa các quan

điểm có liên quan

Thứ sáu, phương pháp hệ thống cấu trúc cho phép nghiên cứu van dé con

người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848 như một hệ thống tư tưởng, trong đó

các khái niệm, quan điểm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; từ đó làm nỗi bật ýnghĩa lịch sử của van đề con người thời kỳ nay

Thứ bảy, phương pháp tiếp cận liên ngành giúp xây dựng một cái nhìn toàndiện hơn vấn đề con người trong bối cảnh lịch sử cụ thể, có ảnh hưởng bởi các yếu

tố xã hội, văn hóa, và lịch sử; đồng thời giúp làm sáng tỏ mối liên hệ mật thiết của

vấn đề con người với các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội châu Âu thời kỳ đó và ýnghĩa lich sử đối với xã hội sau này

Có thể nói các phương pháp được sử dụng linh hoạt ở từng nội dung, phù hợp

với mục đích, yêu cầu cụ thể của các chương trong luận án

6 Đóng góp mới của luận án

Một là, luận án trình bày được cơ sở hình thành và quá trình phát triển quan

niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848, đặc biệt là phân tích được

Trang 37

vai trò của nhân tô chủ quan trong việc hình thành quan niệm về con người cũng nhưchỉ ra được quá trình phát triển quan niệm này thời kỳ 1844-1848 Đồng thời, luận ánphân tích có hệ thống, toàn diện nội dung và đặc điểm vấn đề con người theo quanđiểm của triết học Mác thời kỳ 1844-1848 Đặc biệt, nói về đặc điểm của quan niệm

về con người thời kỳ này là khá ít công trình trước đây công bó

Hai là, tác giả đã luận giải ý nghĩa lịch sử quan niệm về con người trong triếthọc Mác thời kỳ 1844-1848 đối với triết học mác-xít và triết học ngoài mác-xít;đồng thời phân tích nghĩa lịch sử quan niệm về con người thời kỳ này đối với việc

giải phóng con người và phát triển con người Việt Nam hiện nay Trong đó, luận giải ý nghĩa của quan niệm về con người trong triết học Mác thời kỳ này đối với triết học ngoài mác-xít là điều khá mới mẻ trong nghiên cứu triết học về con người.

7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày một cách có hệ thống nội dung cơbản van dé con người trong triết học Mác về thời kỳ 1844-1848 Trên cơ sở đó,luận án làm sáng tỏ những nét đặc trưng riêng biệt trong quan niệm của triết học

Mác ở thời kỳ này so với các thời kỳ trước và sau đó Ngoài ra, luận án còn làm

nổi bật ý nghĩa quan trọng của triết học Mác về con người thời kỳ này đối vớitriết học mác-xít, triết học hiện đại ngoài mác-xít và đối với việc giải phóng conngười, phát triển con người Việt Nam hiện nay Những vấn đề lý luận được đặt ra

va giải quyết trong luận án phần nảo tạo động lực cho các nghiên cứu sinh, họcviên cao học sự phản biện và đào sâu hơn nữa quan niệm của triết học Mác vềcon người, góp phần tạo nên bức tranh phong phú trong việc nghiên cứu triết học

Mác ở Việt Nam hiện nay.

Về ý nghĩa thực tiễn: Từ việc phân tích nội dung và đặc điểm trong quan niệmcủa triết học Mác về con người thời kỳ 1844-1848, ý nghĩa lịch sử mà luận án đưa ra

sé gop phan làm luận cứ khoa hoc cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách nhăm

phát triển con người Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án có thé làmtài liệu tham khảo phục vụ trong giảng dạy, nghiên cứu lịch sử triết học phương Tâynói chung, triết học Mác về con người nói riêng

8 Kết cau luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận ángồm 3 chương 6 tiết và 15 tiểu tiết

Trang 38

PHAN NOI DUNG

Chương 1

DIEU KIỆN, TIEN DE HÌNH THÀNH

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN QUAN NIEM VE CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC MÁC THỜI KỲ 1844-1848

1.1 DIEU KIỆN HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VE CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC THỜI KỲ 1844-1848

1.1.1 Điều kiện kinh tế và chính trị - xã hội hình thành quan niệm về conngười trong triết học Mác thời kỳ 1844-1848

Thực tiễn xã hội luôn là cơ sở, điểm xuất phát và động lực cho sự ra đời vàphát triển của các học thuyết triết học nói chung và triết học Mác nói riêng, trong đó

có quan niệm của triết học Mác về con người Chang phải ngẫu nhiên mà C Mác(K Marx) đã từng nhận định: “Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinhthần của thời đại mình” (Mác & Ăng-ghen, 2004a, tr 175); và “các triết gia khôngmọc lên như nắm từ trái đất; họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình”(Mác & Ăng-ghen, 2004a, tr 15), cho nên vấn đề con người trong triết học Mác, lẽ

cố nhiên, cũng được hình thành trong những điều kiện lịch sử - xã hội giữa thế kỷthứ XIX Sự hình thành và phát triển của triết học Mác về con người là sản phẩm tất

yếu của quá trình tiến hóa tư tưởng triết hoc và tiễn bộ của khoa học nói chung, diễn

ra trong bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội đặc thù của thé kỷ XIX, khi mà cuộc dautranh giai cấp giữa tư sản và vô sản đang diễn ra vô cùng quyết liệt

Thứ nhất, điều kiện kinh tế ở châu Âu từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ

XIX có tác động đến hình thành quan niệm về con người của triết học Mác

thời kỳ 1844-1848

Dé phân tích va lý giải tiền đề kinh tế ở châu Âu từ thé ky XVIII đến đầu thé kỷ

XIX đối với việc hình thành quan niệm về con người trong triết học Mác, chúng ta

cần xem xét những biến đổi kinh tế quan trọng trong giai đoạn này và anh hưởng củachúng lên quan niệm về con người của triết học Mác

Quá trình chuyền đổi từ nền sản xuất thủ công đến đại công nghiệp cơ khí củachủ nghĩa tư bản ở Tay Âu từ thé kỷ XVI đến XVIII là một tất yếu lich sử, bắt nguồn

từ sự manh nha và dần hoàn thiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Chínhnhững tiến triển trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất này đã định hình nên

điều kiện vật chất cần thiết, tạo đà cho bước phát triển nhảy vọt về sau của phương

Trang 39

thức sản xuất tư bản Những phát kiến địa lý lớn đầu thế kỷ XVI cùng với việc mở racon đường hàng hải mới, đã tạo nên nhu cầu buôn bán mới với thị trường thế giới,chuẩn bị điều kiện thị trường cần thiết cho nền sản xuất đại cơ khí của chủ nghĩa tư

ban Sự tích lũy tư bản ban đầu đã tạo ra tiền vốn và sức lao động làm thuê dé xây

dựng nền đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa Sự phát triển mạnh mẽ của côngtrường thủ công khiến việc phân công trong nội bộ công trường ngày càng rõ rệt, công

cụ lao động không ngừng được cải tiến và chuyên môn hóa, đã tạo những điều kiện kỹthuật cần thiết cho đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa Từ những năm 1860, Anh

là quốc gia đầu tiên có điều kiện chuyền đổi từ công trường thủ công sang đại công

nghiệp cơ khí Chính cuộc cách mạng công nghiệp này đã dẫn đến những thay đổi

quan trọng và căn bản trong sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nước Pháp tuy vẫn còn tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến nhưng cũng đãphát triển nhanh chóng trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa Vào giữa thế ky

XIX, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã hoàn thành ở Pháp Tương tự vậy, vào những

năm 30 của thé kỷ XIX, nước Đức cũng thực hiện cách mang công nghiệp của mình

Tuy những cuộc cách mang nay xảy ra muộn hơn nước Anh, nhưng sử dụng được

kinh nghiệm và những thành quả của cách mạng ở nước Anh nên đã phát triển tươngđối nhanh Béc-lin (Berlin) trở thành trung tâm công thương nghiệp của Đức Sựhình thành các chế độ công xưởng và các trung tâm công nghiệp đã biến những quan

hệ giai cấp vốn phức tạp và khác biệt trong xã hội thành sự đối lập giữa hai giai cấp

lớn là tư sản và vô sản, gây ra những biến đổi căn bản trong quan hệ sản xuất xã hội.Chế độ lao động làm thuê được củng cố va phát triển Cuối cùng đã xác lập phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Một số nước khác như Hà Lan, Bắc Mỹ, Tiệp Khắc,

Áo, Hungary, Y đều có những bước tiến trong phát triển kinh tế công nghiệp Giaicấp tư sản là giai cấp đầu tiên chứng tỏ được năng lực của mình

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dựa trên nền tảng của những tiến bộ khoahọc và công nghệ đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự chuyền biến và tiến bộ củatoàn bộ châu Âu Sự ra đời của các trung tâm công nghiệp với quy mô lớn, tập trungnhiều xí nghiệp chế tạo hiện đại đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa Không chỉ dừng lại ở khía cạnh công nghệ hay năng suất,

cuộc cách mạng công nghiệp còn mang ý nghĩa là một bước ngoặt lịch sử trong quan

hệ sản xuất, tạo tiền đề cho những thay đổi căn ban trong cơ cấu xã hội và sự vận

động của các phong trao cách mạng của quân chúng Theo quan niệm của C Mác và

Trang 40

Ph Ang-ghen (K Marx và F Engels), trong thời kỳ này quan hệ sản xuất thay đổinhanh hơn bat kỳ thời đại nào trước đó Mặc du chủ nghĩa tư bản đã thúc đây sự pháttriển vượt bậc của lực lượng sản xuất và tao ra bước tiễn đáng kế trong tiến trình lịch

sử, song nó vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa tính chất xã hội

hóa cao của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệusản xuất Trái lại, chính sách thống tri của giai cap tư sản đã dẫn đến sự tha hóa conngười, day mâu thuẫn lợi ích đối kháng giữa các giai cấp đến mức tram trọng và batkhả dung hòa Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, những

mâu thuẫn và xung đột này ngày càng trở nên gay gắt, phơi bày bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Điều này làm cho phâm giá của con người cũng trở

thành một giá trị trao đổi Trong tác phẩm Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh,

Ph Ăng-ghen đã từng chỉ ra sự lao động khổ sai của giai cấp công nhân, khi ngày laođộng thường kéo dài từ mười hai đến mười sáu tiếng đồng hồ nhưng tiền lương

không đủ nuôi sống bản thân và gia đình Điều kiện làm việc rất khắc nghiệt, môi

trường luôn nóng ẩm, những căn phòng chật hẹp luôn đầy bụi bặm Lao động trẻ em

và phụ nữ được sử dụng vảo quá trình lao động cực nhọc, khắc nghiệt, trong khi đó,

tiền lương rẻ mạt

Ở các nước tư bản châu Âu cũng có tình trạng tương tự, cuộc sống của ngườilao động rất đáng thương Các nhà tư bản, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, đã áp đặtchính sách hạ thấp lương, kéo đài thời gian làm việc và tăng cường độ lao động dé bóclột tối đa hóa giá trị lao động của công nhân Một số lớn nữ công nhân và lao động trẻ

em được bồ sung vào đội quân lao động làm thuê khiến cho giá trị sức lao động càng

hạ thấp Những chi phí cho công nhân bị rút xuống hầu như chi đủ dé duy trì sự sốngcủa họ mà thôi Ngoài ra, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng nghìn công

nhân bị mắt việc làm, trở thành một thảm họa khủng khiếp Đối với những công nhân

có việc làm, là điều may mắn vì không bị chết đói, một số khác, do ban cùng mà di

đến chỗ cướp bóc

Sự ban cùng hóa giai cấp công nhân dưới chính sách bóc lột của giai cấp tư

sản đã làm “tha hóa” lao động Công nhân làm thuê bị tước đoạt phẩm giá và khả

năng sáng tạo trong lao động Đây là hệ quả tất yếu của chế độ chiếm hữu tư nhân

tư bản về tư liệu sản xuất, dựa trên nguyên lý khai thác tối đa lợi nhuận, khôngquan tâm đến phẩm giá và điều kiện sống của người lao động Có thé nói nếu

không vì miéng cơm manh áo hàng ngày, không vì sự tôn tại của thê xác, “không

Ngày đăng: 24/11/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w