Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩ
Trang 1TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 6
(CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
1.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ: 2
1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng: 4
1.3 Sử dụng sơ đồ tư duy sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học: 7
1.4 Sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học bài ôn tập, tổng kết: 8
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 13
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 14
Trang 31
1 Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn lớp 6 (Chân trời sáng tạo)
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Môn Ngữ văn thực tế là một môn học khó bởi dung lượng kiến thức nhiều, tâm lí thực dụng nặng nề nên nhiều em thấy học văn là một công việc mệt mỏi, khó khăn Vì vậy, bộ sách mới Chân trời sáng tạo cũng đã tinh giảm một số kiến thức tự chọn, tập trung vào những nội dung cốt lõi, gần gũi với các em Thực tế cho thấy một thời gian dài, hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thức vừa gây nhàm chán cho người học Do đó, trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ đã đặt ra yêu cầu kết hợp thêm nhiều phương án dạy và học sáng tạo khác như tổ chức trò chơi,
sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm, để tăng cường sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề … bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic Với việc
vẽ sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của
Trang 42
mình Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin,
tổ chức các ý tưởng
Dạy học với sơ đồ tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,…) Ngoài ra, có thể dùng phần mềm MindMap để thiết kế sơ đồ tư duy và đó cũng
là một trong những cách để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy - học Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy - học toán Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và tìm tòi Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong quá trình dạy học, tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn lớp 6 (CTST)”
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong môn Ngữ văn lớp 6
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường Tiểu học…
3 Mục đích nghiên cứu
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu môn học đã đề ra, tạo không khí hứng thú trong giờ học, giúp học sinh yêu thích say mê môn học
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy
Trang 53
thông qua câu hỏi gợi ý Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu
* Ví dụ :
Sau khi các em học xong bài “Thực hành tiếng Việt: từ đơn, từ phức, từ láy,
từ ghép” (trang 27 Ngữ văn 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo), trước khi tìm
hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến từ và cấu tạo từ, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập SĐTD để củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở
tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào? Từ
được chia làm mấy loại?
+ Giáo viên ghi cụm từ khóa lên bảng: “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”
+ Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình
+ Học sinh thuyết trình kiến thức qua sơ đồ tư duy đã vẽ
+ Cả lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét Giáo viên kết luận, cho điểm
Trang 64
HÌNH 1:SƠ ĐỒ MINH HỌA CHO BÀI “TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT”
1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng:
- Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy - học bài mới sẽ giúp học sinh từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoa học, có hệ thống, lôgic Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâm thể hiện trọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt bởi câu hỏi của giáo viên, các em tự khám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các ý lớn, nhỏ) một cách liền mạch, có hệ thống Khi học sinh rút ra kết luận giáo viên giúp các em vẽ nhánh chính, phụ và ghi bài trên sơ đồ một cách ngắn gọn đến khi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thức của bài học được cô đọng và trình bày một cách sinh động, khoa học, sáng tạo và hoàn thiện Với cách làm này khi bài học kết thúc học sinh đã có ngay một sơ đồ tư duy để hệ thống hóa bài học một
cách nhanh nhất Sơ đồ tư duy ấy không chỉ cung cấp cho các em “bức tranh tổng
thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em dễ dàng nhận ra mạch
logic kiến thức của bài học Việc kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tổ chức
Trang 75
dạy - học bài mới với việc sử dụng nó để cô đọng kiến thức thay cho việc ghi bảng vừa tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên lớp, lại vừa có tác dụng hình thành cho học sinh thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy Đây cũng là việc làm rất cần thiết góp phần rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em, nhất là những bài học nhằm giới thiệu, cung cấp kiến thức Do đó, giáo viên có thể dùng nó như phần nội dung ghi bảng để học sinh ghi chép Tuy nhiên, ta cần linh hoạt sử dụng
ở những tiết dạy, bài dạy cho phép chứ không nên lạm dụng sơ đồ tư duy để khỏi phải ghi bảng ở tất cả các tiết dạy Mặt khác, việc sử dụng kết hợp này càng thuận lợi hơn khi ta sử dụng phần mềm Mind Map và soạn giảng bằng bài giảng điện
tử Giáo viên nên đánh số thứ tự vào các khâu lên lớp (tìm hiểu bài, bài học, luyện tập), các ý chính trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học để học sinh thuận tiện trong việc theo dõi, ghi chép vào vở Giáo viên cũng cần dành ít phút cuối tiết học, cho học sinh quan sát sơ đồ tư duy và thuyết trình - “đọc hiểu” lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài học
* Ví dụ: Học bài “Thực hành tiếng Việt Cụm danh từ” (trang 96 Ngữ văn
6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
- Giáo viên ghi từ khóa “Cụm danh từ”
- Cho học sinh đọc, phân tích ví dụ trong sách giáo khoa
- Qua việc tìm hiểu ví dụ giáo viên chốt kiến thức theo từng phần cho học
sinh nắm được Cụm danh từ là gì? Đặc điểm của Cụm danh từ?
- Giáo viên giúp các em vẽ nhánh chính, nhánh phụ và ghi bài trên sơ đồ tư duy
Trang 8VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 6
(CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Trang 92 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3 Hiệu quả của các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 10Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng
Sử dụng sơ đồ tư duy sau
mỗi bài học, mỗi phần của
bài học
01
Sử dụng sơ đồ tư duy trong
việc kiểm tra bài cũ
02
03
Các giải pháp
Sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học bài ôn tập, tổng kết
04
Trang 11Chương trình GDPT 2018
đặt ra yêu cầu kết hợp thêm nhiều phương án dạy và học sáng tạo khác như tổ chức trò chơi, sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm, để tăng cường sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh
Dạy học với sơ đồ tư duy
có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế
Sơ đồ tư duy
là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề … bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
Trang 121 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các
em lập SĐTD thông qua câu hỏi sau: Từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào? Từ được chia làm mấy loại?
Ví dụ: Bài “Thực hành tiếng Việt: từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép”
Giáo viên ghi cụm từ khóa lên bảng: “Từ” Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình
Trang 132 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng
Lợi ích
• DDể cô đọng kiến thức thay cho việc ghi bảng, tiết kiệm thời gian trên lớp, có tác dụng hình thành cho học sinh thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy
Cách tiến hành
• Khi học sinh rút ra kết luận giáo viên giúp các em vẽ nhánh chính, phụ và ghi bài trên sơ đồ một cách ngắn gọn đến khi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thức của bài học được cô đọng và trình bày một cách sinh động, khoa học, sáng tạo và hoàn thiện.
• Có thể sử dụng phần mềm Mind Map và soạn giảng bằng bài giảng điện tử.
Trang 142 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng
Ví dụ: Bài “Thực hành tiếng Việt Cụm danh từ”
• Giáo viên ghi từ khóa “Cụm danh từ”.
• Cho học sinh đọc, phân tích ví dụ trong sách giáo khoa.
• Qua việc tìm hiểu ví dụ giáo viên chốt kiến thức theo từng phần cho học sinh nắm được Cụm danh từ là gì? Đặc điểm của Cụm danh từ?
• Giáo viên giúp các em vẽ nhánh chính, nhánh phụ và ghi bài trên SDTD
• Học sinh có thể vẽ theo mô hình sơ đồ tư duy trên bảng hoặc trên cơ sở kiến thức đã hệ thống tự vẽ sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình.
Trang 152 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng
Ví dụ: Bài “Thực hành tiếng Việt Cụm danh từ”